chu

Đông y minh phú - niềm tin của mọi nhà
Hiển thị các bài đăng có nhãn BTNB - VẦN H. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BTNB - VẦN H. Hiển thị tất cả bài đăng

206 BTNB - VẦN H


Bài 10 : HOÀNG KỲ KIẾN TRUNG THANG
(suy nhược cơ thể)
Thành phần và phân lượng: Quế chi 3-4g, Sinh khương 3-4g, Đại táo 3-
4g, Thược dược 6g, Cam thảo 2-3g, Hoàng kỳ 3-4g, A giao 20g (không có A giao cũng được)
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Phương pháp bào chế: Sắc chung tất cả các vị thuốc thực vật, sau đó bỏ bã rồi trộn 20g A giao, sau đó tiếp tục đun sôi thêm 5 phút nữa. Uống lúc nước còn ấm.
Công dụng: Trị các chứng thể chất suy nhược, suy nhược sau khi bị ốm nặng hoặc đổ mồ hôi trộm ở những người thể chất yếu và dễ mệt mỏi.
Giải thích:
Theo sách Kim Quỹ Yếu Lược: Bài thuốc này vốn là bài Tiểu kiến trung thang có thêm Hoàng kỳ.
Theo những tài liệu tham khảo như Thực tế trị liệu, Thực tế ứng dụng, Các bài thuốc đơn giản, bài thuốc này còn có tác dụng:
1. Trị các chứng trẻ con gầy yếu, đái đêm, khóc đêm, viêm phúc mạc mạn tính nhẹ, đổ mồ hôi trộm, đau bụng và viêm tai giữa mạn tính ở những người có thể trạng yếu dễ mệt mỏi.
2. Dùng để trị cho những đứa trẻ suy nhược, những người suy nhược sau khi ốm nặng, trĩ rò và các dạng trĩ khác, viêm tai giữa mạn tính, viêm xương mạn tính (Karies), loét mạn tính và các chứng viêm có mủ khác.
3. Dùng cho những người thể chất yếu dễ mệt mỏi, thành bụng mỏng, cơ thẳng bụng co thắt, đổ mồ hôi trộm và để cải thiện thể trạng suy yếu.
 

Bài 11 : HOÀNG CẦM THANG
(ỉa chảy ,viêm đại tràng)Thành phần và phân lượng: Hoàng cầm 4,0g, Thược dược 3,0g, Cam thảo 3,0g, Đại táo 4,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng để trị các chứng ỉa chảy, viêm vị tràng có kèm theo các triệu chứng như cảm thấy lạnh, sốt, đau bụng, tức ở vùng hõm thượng vị, v.v...
Giải thích:
Theo sách Thương hàn luận: Thuốc này dùng để trị ỉa lỏng cấp tính và đau bụng thì dùng Hoàng cầm thang, còn những người có mửa thì phải dùng Hoàng cầm gia bán hạ sinh khương thang.
Các tài liệu tham khảo khác như Chẩn liệu y điển, Liệu pháp ứng dụng, Cổ phương dược nang, v.v... đều cho biết: Bài thuốc này dùng trị viêm đường tiêu hóa sau cảm sốt, ǎn uống không tiêu, bụng đầy trướng, ỉa lỏng bụng quặn đau, cơ thể nóng trong, miệng khát, không muốn ǎn.

Bài 14: HOÀNG LIÊN GII ĐC THANG
(giải độc)
 Thành phần và phân lượng: Hoàng liên 1,5-2g, Hoàng bá 1,5-3g,
Hoàng cầm 3,0g, Sơn chi tử 2-3g.
Cách dùng và lượng dùng:
1 . Tán: mỗi lần uống 1,5-2 gam, ngày uống 3 lần.
2 . Thang.
Công dụng: Dùng để trị các chứng đổ máu cam, mất ngủ, thần kinh, viêm dạ dày, sau lậu, bệnh về huyết đạo kinh, chóng mặt, tim đập nhanh ở những người thể lực tương đối tốt, mặt đỏ do sung huyết, người bồi hồi.
Giải thích:
Theo Chẩn liệu y điển, Thực tế trị liệu, Bách khoa về thuốc dân gian, v.v... bài thuốc trên dùng cho người có thể lực tốt (thường to béo) bị tǎng huyết áp với triệu chứng mặt đỏ, trống ngực dồn dập, tâm trạng hoảng hốt bồi hồi không yên, mất ngủ.
Ngoài ra dùng điều trị:
- Trường hợp bị xung huyết và những trường hợp viêm nhiễm do thực nhiệt ở vùng tamtiêu hoặc tạp bệnh mạn tính gây thực nhiệt.
- Xuất huyết đường hô hập, đường tiêu hóa, đường tiết niệu.
- Phụ nữ rối loạn thời kỳ tiền mãn kinh.
- Dị giác do bỏng, đỏ mũi.
- Trúng độc thuốc.
 

Bài 15: HOÀNG LIÊN THANG
(dạ dày, viêm miệng)
Thành phần và phân lượng: Hoàng liên 3,0g, Cam thảo 3,0g,
Can khương 1-3g, Nhân sâm 2-3g, Quế chi 3,0g, Đại táo 3,0g, Bán hạ 5-6g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị viêm dạ dày cấp tính, viêm trong miệng ở những người có cảm giác đầy tức trong dạ dày, thức ǎn không tiêu.
Giải thích:
Theo sách Thương hàn luận và những tài liệu tham khảo khác như Chẩn liệu y điển, Thực tế ứng dụng, Bách khoa thuốc dân gian, ... bài thuốc này dùng điều trị cho những bệnh nhân bị trên nhiệt giữa hàn (tức là phần ngực thì nhiệt còn phần dạ dày thì hàn) do lạnh mà dẫn tới nôn mửa, đau bụng, không muốn ǎn, miệng hôi dẫn tới lưỡi có rêu vàng tức là triệu chứng phức hợp của viêm dạ dày cấp. Ngoài ra bệnh nhân còn có cảm giác thượng vị bị đầy tức, quanh rốn đau tức khó chịu, đại tiện khi lỏng khi táo bón.
Bài thuốc này còn được dùng khi viêm dạ dày ruột do ngộ độc thức ǎn, viêm dạ dày có sốt, đau bụng dữ dội do thừa toan.
Với bệnh nhân có những triệu chứng trên mà bí đại tiện thì thêm Đại hoàng, những người có đi ỉa lỏng thì thêm Phục linh.
  


Bài 17: HÓA THỰC DƯỠNG TỲ THANG
(dạ dày)
Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 4,0g, Truật 4,0g, Phục linh 4,0g,
Bán hạ 4,0g, Trần bì 2,0g, Đại táo 2,0g, Thần khúc 2,0g, Mạch nha 2,0gg, Sơn tra tử 2,0g, Súc sa 1,5g, Can sinh khương 1,0g, Cam thảo 1,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Có công dụng đối với các chứng viêm dạ dày, mất trương lực dạ dày, sa dạ dày, ǎn không tiêu, không muốn ǎn, đau dạ dày, nôn mửa ở những người bụng dạ yếu không muốn ǎn, vùng thượng vị đầy tức, dễ mệt mỏi, tay chân dễ bị lạnh do thiếu máu.
Giải thích:
Theo sách Chứng trị đại hoàng : Đây là bài Lục quân tử thang có thêm các vị Súc sa, Thần khúc, Mạch nha, Sơn tra tử, dùng trị chứng không muốn ǎn ở những người thể chất yếu.
Tất cả các tài liệu tham khảo đều viết rằng đây là bài Lục quân tử thang có thêm 1,5g Súc sa, Thần khúc, Mạch nha, Sơn tra tử mỗi thứ 2g.
Thực tế chẩn liệu cho rằng đây là bài thuốc dùng cho người bị mất trương lực dạ dày với những triệu chứng giống như trong bài Bình vị tán nhưng tình trạng bệnh nặng hơn, mặt thiếu sắc, mạch yếu, thành bụng mỏng và rão, sau khi ǎn thì cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, đầu đau, chóng mặt.
Thuốc dùng trị bệnh sa dạ dày với những triệu chứng như thể chất yếu, thành bụng mềm, da nhũn và xanh xao, dạ dày có cảm giác nặng nề, không muốn ǎn, đầu đau, chóng mặt chân tay mỏi.
Bài này dùng trị chứng giãn dạ dày ở những người có triệu chứng toàn thân bị suy nhược, thiếu máu, da mỏng và nhũn, chân tay dễ bị lạnh, mạch yếu, vùng dưới tim đầy tức, không muốn ǎn.
 
Bài 18: HOẮC HƯƠNG CHÌNH KHÍ TÁN
(cảm)
Thành phần và phân lượng: Bạch truật 3,0g, Bán hạ 3,0g, Phục linh 3,0g,
Hậu phác 2,0g, Trần bì 2,0g, Cát cánh 1,5g, Bạch chỉ 1-1,5g, Tử tô diệp 1,0g, Hoắc hương 1,0g, Đại phúc bì 1,0g, Đại táo 1-2g, Can sinh khương 1,0g, Cam thảo 1,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Chữa cảm mạo mùa hè, kém ǎn do nóng, ỉa chảy, mệt mỏi toàn thân.
Giải thích:
Theo sách Hòa tễ cục phương: Bài thuốc này thuộc loại thuốc tiêu đạo làm thông các cơ quan trong cơ thể, dùng để trị cả nội thương lẫn ngoại thương và có hiệu quả phát tán. Thuốc này được dùng nhiều vào mùa hè khi bên trong thì bị lạnh, bên ngoài cảm thử thấp, trong bụng thức ǎn thức uống không tiêu, do đó dẫn tới đau đầu, đi tả, nôn mửa, vùng dưới tim đầy tức, bụng đau, người sốt nhưng không ra mồ hôi. Thuốc có tác dụng làm tiêu tán thử thấp, làm tiêu hóa thức ǎn thức uống.
Thuốc được sử dụng cho những người thể chất còn tương đối khá bị trúng thử, bị viêm chảy ruột dạ dày vào mùa hè, đau bụng do thần kinh ở những người phụ nữ trước hoặc sau khi đẻ, dùng để chữa ho, đau mắt, đau rǎng, đau họng do thức ǎn không tiêu ở trẻ em, và người ta thêm nhiều ý dĩ nhân để chữa mụn cơm.
Bài 13: HOÀNG LIÊN A GIAO THANG
(ngứa, da khô)
Thành phần và phân lượng : Hoàng liên 3-4g, Thược dược 2-2g,5, Hoàng cầm 2,0g, A giao 3,0g, lòng đỏ trứng 1 quả.
Cách dùng và lượng dùng : Thang.
Theo Giải thích các bài thuốc và tập Những bài thuốc đông y thì cách dùng cụ thể như sau:
* 1: Cho ba vị, trừ A giao và lòng đỏ trứng, vào 600 ml nước đun lấy 300ml, bỏ bã rồi cho A giao vào đun cho tan, để hơi nguội rồi cho vào 1 lòng đỏ trứng quấy đều và chia uống làm 3 lần.
* 2: Bỏ các vị Hoàng liên, Hoàng cầm, Thược dược vào 240 phần nước đun lấy 80 phần, bỏ bã rồi cho A giao vào đun cho tan, để nguội một chút rồi cho lòng đỏ trứng vào khuấy đều; chia uống làm 3 lần.
Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng đổ máu cam, mất ngủ, da khô và ngứa ở những người bị lạnh, chóng mặt có chiều hướng bị mất ngủ.
Giải thích:
Theo sách Thương hàn luận, đây là bài Tả tâm thang có thêm vị dùng trị các bệnh có triệu chứng sốt, suy nhược, tức ngực, chóng mặt, tâm phiền khó ngủ, các dạng xuất huyết, ngứa ngoài da, ỉa chảy mà dùng Tả tâm thang vẫn không thuyên giảm.
Sách Phương hàm loại tụ viết: Thuốc dùng để trị cho những người thổ huyết, khái huyết, tâm phiền khó ngủ, hoặc dùng trị ỉa ra máu, ỉa lỏng do cảm không dừng, bị đậu mùa rồi ỉa chảy và mất ngủ, thì rất hiệu nghiệm.
Các tài liệu tham khảo khác cho biết bài thuốc này còn trị bệnh phát ban hoặc có nhọt ác tính ở đầu và mặt, cơ thể suy nhược, tiểu tiên lượng ít, nước tiểu đỏ.
Bài 36: HƯƠNG THANH PHÁ ĐỊCH HOÀN

(mất tiếng)

Thành phần và phân lượng: Liên kiều 2,5g, Cát cánh 2,5g, Cam thảo
2,5g, Đại hoàng 1,0g, Súc sa 1,0g, Xuyên khung 1,0g, Kha tử 1,0g, A tiên dược 2,0g, Bạc hà diệp 4,0g (không có Đại hoàng cũng được).
Cách dùng và lượng dùng:
1. Tán: mỗi lần uống từ 2-3g, ngày uống nhiều lần.
- Cách dùng khác: Nghiền nhỏ các vị thuốc trên, dùng lòng trắng trứng nhào và viên thành các viên nhỏ, mỗi lần uống 1 viên. Nằm ngửa ngậm cho tan rồi nuốt dần.
2. Thang.
Công dụng:
Đây là bài thuốc của Vạn bệnh hồi xuân, "trị cho những người mất tiếng vì ca hát, quát tháo". Nó còn có tác dụng đối với những người ngày thường họng xấu, dễ bị mất tiếng. Nên ngậm thuốc trong miệng rồi nuốt dần dần. Bài thuốc này có cả Đại hoàng, nhưng có thể bỏ Đại hoàng và vẫn làm thành thuốc viên cho bệnh nhân sử dụng. Bài thuốc này dùng cho những người bị cảm, họng cảm thấy khó chịu cũng tốt.

Bài 39: HẠNH TÔ TÁN

(ho)

Thành phần và phân lượng: Tử tô diệp 3,0g, Ngũ vị tử 2,0g, Đại phúc bì

2,0g, Ô mai 2,0g, Hạnh nhân 2,0g, Trần bì 1,0g, Cát cánh 1,0g, Ma hoàng 1,0g, Tang bạch bì 1,0g, A giao 1,0g, Cam thảo 1,0g, Tử uyển 1,0g (về A giao, có thể dùng gelatin, keo hoặc keo súc vật loại tốt cũng được).

Cách dùng và lượng dùng: (về nguyên tắc là) thang.

Công dụng: Trị ho và đờm.

Giải thích:

Theo sách Trực chỉ phương: Hạnh tô ẩm trị các chứng máu dồn lên mặt, ho đờm, phù thũng. Giã nát các vị thuốc sống rồi cứ 3 tiền cho vào 5 lát gừng để sắc uống.

Bài 62: HƯƠNG SA BÌNH VỊ TÁN

(không muốn ǎn, giãn dạ dày)

Thành phần và phân lượng: Truật 4-6g, Hậu phác 3-4g, Trần bì 3-4,5g,

Cam thảo 1-1,5g, Súc sa 1,5-2g, Hương phụ tử 2-4g, Sinh khương 2-3g, Đại táo 2-3g, Hoắc hương 1g (không có Hoắc hương cũng được).

Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Công dụng: Trị các chứng không muốn ǎn, giãn dạ dày ở những người có chiều hướng bị đầy bụng.

Giải thích:

Đây là bài Bình vị tán thêm Hương phụ tử, Súc sa, Hoắc hương. Bài thuốc này được coi là của sách Vạn bệnh hồi xuân, nhưng trong sách đó thì bài thuốc này không có Hậu phác và Đại táo, mà lại có Chỉ thực và Mộc hương, cho nên không rõ xuất xứ của bài thuốc này ở đâu. Có thể coi đây là bài Bình vị tán được dùng để kích thích tiêu hóa giống như bài Gia vị bình vị tán, đôi khi bài thuốc này cũng còn có tác dụng điều tiết thực dục.

Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc dùng cho những người ǎn xong không tiêu, thức ǎn đọng lại ở vùng thượng vị, hoặc sau khi ǎn bụng bị sôi, đi ỉa và khó chịu. Người ta nói bài thuốc này chủ trị cho những người bị đau ngực và đau bụng dữ dội, nhưng qua thử nghiệm, thuốc không có hiệu nghiệm đối với những người đau bụng. Bài thuốc này thêm Hương phụ tử và Sa nhân để dùng cho những người bụng trên bị tức, thức ǎn không tiêu hoặc tim đập mạnh. Như vậy, đã trở thành bài Hương sa bình vị tán. Thời sau giải thích là Hương phụ tử và Súc sa làm tiêu những thức ǎn không tiêu.

Theo Hội đông y:

Hương sa bình vị tán có tác dụng điều chỉnh các chức nǎng của vị tràng, vì như vậy, người ta cho rằng phải chǎng thuốc sẽ khiến cho người ta lại muốn ǎn uống trở lại. Hiện nay, khi vấn đề người già ngày càng trở thành vấn đề phổ biến thì bài thuốc này lại có cơ hội được sử dụng nhiều.

 

Bài 63: HƯƠNG SA LỤC QUÂN TỬ THANG

(viêm dạ dày bụng trên dễ bị đầy tức)

 Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 3-4g, Truật 3-4g, Phục linh 3-4g, Bán hạ 3-4g, Trần bì 2,0g, Hương phụ tử 2,0g, Đại táo 1,5-2g, Sinh khương 1,5-2g, Cam thảo 1,0g, Súc sa 1-2g, Hoắc hương 1-2g.

Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Công dụng:

Dùng trị các chứng viêm dạ dày, mất trương lực dạ dày, sa dạ dày, tiêu hóa kém, đau dạ dày và nôn ở những người bụng dạ yếu không muốn ǎn, bụng trên dễ bị đầy tức, chân tay dễ bị lạnh do thiếu máu.

Giải thích:

Theo sách Nội khoa trích dụng: Đây là bài thuốc gần giống các bài thuốc Nhân sâm thang, Tứ quân tử thang, Lục quân tử thang và Hương sa lục quân tử thang, và sự cấu thành bài thuốc này như sau:

 

(1) Theo Tiết hóa thập lục chủng, (2): Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược; (3): Theo sách Hòa tễ cục phương, (4): Theo sách Hòa tễ cục phương, (5): Theo sách Hội khoa trích dụng.

Nếu những bài thuốc trên lấy Nhân sâm thang (2) là cơ bản thì mục tiêu sử dụng của nó là dùng cho những người do chứng lạnh sắc mặt bị kém, vị tràng yếu bị nôn hoặc đi ngoài, (3) ngoài các chứng bệnh nói trên, bài thuốc còn trị chứng đầy bụng ǎn vào không tiêu, (4) dùng cho những người bị ứ nước trong dạ dày và không muốn ǎn, (5) dùng cho những người bụng trên bị tức nặng và bị chứng khí uất.

Theo các tài liệu tham khảo: Dùng cho những người có các triệu chứng chân tay lạnh, vị tràng yếu, nước đọng lại trong dạ dày, nhất là vùng bụng trên đầy tức, người cảm thấy bức bối khó chịu, ǎn không tiêu, đầy bụng. Thuốc còn được dùng để trị các chứng viêm dạ dày ruột mạn tính, dạ dày yếu, sau khi ốm dậy không muốn ǎn, nôn mửa, viêm phúc mạc mạn tính, ốm nghén, cảm mạo ở những đứa trẻ gầy yếu, suy nhược thần kinh, loét dạ dày (sau khi cầm máu), v.v...

Bài này được ứng dụng làm bài thuốc dưỡng sinh đối với những người già gầy yếu, hư nhược, ǎn xong là buồn ngủ, đầu nặng, chân tay mỏi.

  


Bài 64: HƯƠNG SA DƯỠNG  Vị THANG

(dạ dày yếu viêm vị tràng )

  Thành phần và phân lượng: Bạch truật 3,0g, Phục linh 3,0g, Thương

truật 2,0g, Hậu phác 2,0g, Trần bì 2,0g, Hương phụ tử 2,0g, Bạch đậu khấu 2,0g (cũng có thể thay bằng Tiểu đậu khấu), Nhân sâm 2,0g, Mộc hương 1,5g, Súc sa nhân 1,5g, Cam thảo 1,5g, Đại táo 1,5g, Can sinh khương 1,0g.

Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Công dụng: Dùng cho những người dạ dày yếu, mất trương lực dạ dày, viêm vị tràng mạn tính.

Giải thích:

Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Bài thuốc này kết hợp bài Bình vị tán và Tứ quân tử thang có thêm các vị Hương phụ tử, Súc sa, Mộc hương và Bạch đậu khấu, dùng trị chứng không muốn ǎn ở những người vị tràng yếu.

Theo tài liệu tham khảo "Giải thích các bài thuốc quan trọng hậu thế": Những người vị tràng hư nhược mà triệu chứng chủ yếu là không muốn ǎn, thì bài thuốc này một mặt giúp tǎng cường khí lực cho vị tràng, mặt khác tiêu hóa và bài tiết những đồ ǎn thức uống đọng trong dạ dày, do đó giúp đẩy mạnh chức nǎng của vị tràng và kích thích ǎn uống.

Trong Y liệu chúng phương quy củ có viết: "Bài thuốc này kết hợp giữa bài Bình vị tán với bài Tứ quân tử thang có thêm Sa nhân, Hương phụ tử, Bạch đậu khấu và Mộc hương. Do đó thuốc có thác dụng loại trừ thấp đờm, bổ tì vị, thúc đẩy tiêu hóa. Thuốc được dùng trong các trường hợp có triệu chứng đầy bụng, mát lạnh ngực, ngại ǎn, tì vị hư lãnh và bất hòa, đặc biệt là trong dạ dày có hàn đàm. Khi bị những bệnh khác khiến ngực lạnh và không muốn ǎn thì ngừng uống thuốc trị bệnh đó mà dùng bài thuốc này để kích thích tiêu hóa, sau đó lại tiếp tục cho dùng thuốc bệnh. Tuy nhiên, khi uống thuốc này vẫn không giúp làm ngực ấm lên được thì cho dùng thuốc Hoàn loại chỉ truật".

Trong Ngưu sơn phương khảo có ghi rằng: "Bài thuốc này có tác dụng đối với những người tì vị bất hoà, không muốn ǎn uống, ǎn uống không biết ngon, tức bụng khó chịu, hoặc ngày đêm đi tả tới 5-6 lần, ngực lạnh, họng khô, hoặc là những người già ngực và bụng đau, hoàn toàn không muốn ǎn, mạch bình và nếu uống các thuốc khác vào là bị nôn".

 

Bài 65: HẬU PHÁC SINH KHƯƠNG BÁN HẠ
NHÂN SÂM CAM THẢO THANG

(chứng viêm chảy dạ dày ruột)

  Thành phần và phân lượng: Hậu phác 3,0g, Sinh khương 2-3g, Bán hạ

4,0g, Nhân sâm 1,5-2g, Cam thảo 2-2,5g.

Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Công dụng: Trị chứng viêm chảy dạ dày ruột.

Giải thích:

Theo sách Thương hàn luận: Bài Hậu phác sinh khương bán hạ cam thảo nhân sâm thang thông thường được gọi là Hậu phác sinh khương bán hạ nhân sâm cam thảo thang.

Thuốc được dùng trong trường hợp sau khi phẫu thuật bụng ǎn vào bị nôn ra.

Theo Thực tế ứng dụng:

a. Thuốc dùng khi sự vận động của dạ dày và tiết dịch vị rất kém, hơi và nước đọng lại

trong bụng khiến cho vùng thượng vị và bụng cǎng lên và đau, thức ǎn không tiêu được, ǎn vào là bị nôn và không thông đại tiện;

b. Dùng khi bị sa dạ dày, giãn dạ dày, cổ tràng (ruột phình chướng do hơi), viêm chảy dạ

dày ruột cấp tính, thổ tả cấp tính thường dễ xảy ra sau khi phát hãn, sau khi ỉa chảy, sau khi phẫu thuật bụng, v.v...

c. Thuốc cũng được ứng dụng trong các trường hợp sau khi bị tràn máu não, trong

trường hợp khó tiêu sau khi cắt dạ dày

  


Bài 66: HƯƠNG TÔ TÁN

(cảm, vị tràng kém)

 Thành phần và phân lượng: Hương phụ tử 3,5-6g, Tử tô diệp 1-2g, Trần bì 2-3g, Cam thảo 1-1,5g, Can sinh khương 1-2g.

Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g.

2. Thang.

Công dụng:

Dùng trong giai đoạn đầu cảm do phong tà ở những người vị tràng yếu, thần kinh nhạy cảm.

Giải thích:

Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài thuốc được dùng gấp khi những người bụng dạ lúc nào cũng yếu, vùng thượng vị bị đầy tức, tinh thần không thoải mái cảm thấy đau đầu, sốt ởn lạnh, có triệu chứng của cảm mạo. Bài thuốc này là loại thuốc bổ tì vị có hương thơm, nhưng có lẽ có tác dụng đối với cả những bệnh trạng thần kinh khác. Bài thuốc này có thể dùng dưới dạng bột thô đem sắc uống mỗi ngày 3 lần, hoặc dùng bột mịn cho thêm muối ǎn vào sắc uống cũng được.

Bài thuốc này không được dùng khi bị cảm ra mồ hôi hoặc người quá yếu.

Theo Kỳ hiệu lương phương: Bài thuốc này còn có tên là Hương tô ẩm, dùng để trị thương hàn bốn mùa, đau đầu, sốt ớn lạnh, thuốc uống làm một lần, cho thuốc vào 2 gáo nước, 5 lát gừng tươi, 3 củ hành tươi sắc lấy 1 gáo để uống, những người đầu đau nhiều thì cho thêm Xuyên khung và Bạch chỉ gọi là Khung chỉ hương tô ẩm.

Theo Giải thích bài thuốc:

Bài thuốc này dùng trị bệnh cảm mạo dạng nhẹ, nếu sử dụng Cát cǎn thang thì quá mạnh. Thuốc này hiếm khi được dùng cho những bệnh có sốt bệnh trạng nặng mà người ta thường gọi là ôn dịch thương hàn. Thuốc có tác dụng phát tán khí uất cho nên dùng rất có hiệu quả đối với những người vừa bị cảm mạo vừa bị khí uất. Mạch nhìn chung là trầm tế yếu. Những triệu chứng của bệnh biểu hiện qua các hiện tượng ngực và bụng đầy tức, nếu bị nặng thì bụng đau, đầu óc cảm thấy nặng nề, ngại hoạt động, đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, ù tai, chân tay mỏi mệt, tất cả những hiện tượng đó là do khí huyết không lưu thông gây ra. Nếu dùng thuốc này để chữa cảm mạo cho những người ngày thường bị ợ chua, nôn mửa thì nhất định có hiệu nghiệm. Phụ nữ bị các chứng bệnh về huyết đạo dùng các thuốc chữa về huyết không có hiệu quả thì phần nhiều dùng thuốc này có hiệu quả.


Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương


ĐÔNG Y MINH PHÚ - Trang nghiên cứu - Trao đổi - Học tập Kinh nghiệm về Y học Cổ truyền - Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo - Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh

Cảm ơn các bạn đã xem

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Google search

Introducing Minh Phu Traditional Medicine clinic - 108 - 19/5 Street - Duyen Hai town - Tra Vinh province - Viet Nam - Mobile phone 84969985148 - Email . luongyhanhatkhanh@gmail.com

Google map - ĐT : 0969985148