chu

Đông y minh phú - niềm tin của mọi nhà

LOÉT DẠ DÀY



LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
(Ulcère Gastrique, Duodenal - Gastroduodenal Ulcer)

Đại Cương
- Là một bệnh phổ biến thường xảy ra cho nam giới nhiều hơn là nữ giới , nhất là từ 20 - 60 tuổi (5o /oo vào năm 1977 tại Pháp) .
- Người dân thành thị bị nhiều hơn là ở thôn quê.
- Sách ‘ Nội Khoa Toàn Thư ghi : loét dạ dày và loét tá tràng tên gọi khác nhau nhưng nguồn gốc gây bệnh và chữa trị giống nhau 
Bệnh Danh
- Một vài sách giáo khoa của YHHĐ (Harrison) còn gọi là bệnh loét Cruveilhier .
- Các sách kinh điển của YHCT gọi chung là Vị Quản Thống . Vị Thống . Can Vị Khí Thống
- Qua đầu thế kỉ 20 . Các sách giáo khoa YHCT
Mới ghi rõ bệnh danh 
Vị Thập Nhị Chỉ Tràng Hội Dương 
胃及十二指腸潰瘍 ]



Phân Loại
YHHĐ với những phương tiện cận lâm sàng tối tân [ Chụp X quang , nội soi ...] đã phân định rõ được các thể loét ở dạ dày tá tràng 
[Theo Bệnh Học Nội Khoa của Đại Học Y Dược TP/HCM ]
1 . Loét Tâm Vị : Đau vùng Thượng Vị dữ dội . Lan lên ngực . Thường đau liền sau khi ăn .
2 . Loét bờ cong lớn 
Đau vùng Thượng Vị . Lan ra hạ sườn trái 
[ thường gặp nơi người già - lớn tuổi ]
3 . Loét mặt trước  
Đau lan cả vùng Thượng Vị . 
Thường muốn ói thức ăn hoặc dịch vị .
4 . Loét mặt sau 
Đau vùng Thượng Vị lan ra sau lưng . Có lúc chỉ đau cột sống . Cơn đau có chu kỳ .
5 . Loét ống Môn Vị 
Đau vùng Thượng Vị dữ dội . Xảy ra từ 2 - 4 giờ sau khi ăn . Kèm theo ói thức ăn hoặc dịch vị 
6 . Loét Hành tá tràng 
Ợ chua nhiều . Có chu kỳ . Ấn vùng trên rốn và bên phải . Trong cơn đau bệnh nhân rất đau .

Nguyên Nhân Gây Bệnh
1 . Theo YHHĐ 
- Do thức ăn 
Chua , cay , rượu , thuốc lá ...
- Do một số loại thuốc 
Aspirin , Corticoide , Reserpine , Phenyl Butazone...
- Ảnh hưởng của thần kinh 
Lo lắng , sợ sệt 

2 . Theo YHCT 
- Do tình chí bị kích thích . Làm cho Can khí bị uất kết . Mất khả năng sơ tiết , làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của Tỳ Vị 
- Do ăn uống thất thường làm Tỳ Vị bị tổn thương . Mất khả năng kiện vận . Hàn tà nhân đó xâm nhập vào gây ra khí trệ . Huyết ứ .
Triệu Chứng Lâm Sàng Của Loét Dạ dày Tá Tràng

    Theo Y Học Hiện Đại 
Biểu hiện rõ nhất là cơn đau 
- Điểm đau rõ trên đường rốn , mõm ức , lệch sang phải độ 2cm , cảm giác nặng bụng , nóng buốt 
- Ăn uống hoặc uống loại thuốc kiềm làm giảm được đau . Tư thế nằm ngồi cũng làm tăng hoặc giảm đau 
- Xuất hiện đau sớm , thường xảy ra 1 - 2 giờ sau khi ăn . Cũng có khi đau vào khuya , khoảng 1 - 2 giờ sáng .
- Cơn đau nối tiếp trong nhiều ngày , trung bình từ 20 - 30 ngày hoặc nhiều hơn nữa nhưng ít khi ngắn dưới 10 ngày .
- Mang tính chất mùa , xuất hiện và biến đi không có báo hiệu Giữa các đợt đau , người bệnh ăn uống bình thường , có khi tưởng đã khỏi hẳn vì ăn uống quá mức hoặc ẩu mà củng không thấy đau . Cho đến khi bước vào mùa Xuân hoặc Thu , cơn đau trở lại. Hiện tượng trên lập đi lập lại nhiều trên nhiều năm , có tính chu kỳ .
Đối với loét dạ dày tá tràng mạn tính .
- Cơn đau có thay đổi : Đợt đau kéo dài hơn . Thời gian đau trong ngày không rõ nữa . Khoảng nghỉ đau trong năm cũng ngắn lại hoặc mất đi . Người bệnh đau âm ỉ . liên tục . Giữa các cơn đau và cơn đau có vẻ nhẹ hơn và mất nhạy cảm dần với thuốc .
Theo sách “ Bách Khoa Thư Bệnh Học “ thì triệu chứng lâm sàng của loét dạ dày rất nghèo . Chỉ có nội soi và X quang mới xác định được .
   Theo YHCT
Dựa vào biện chứng YHCT .
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại chính là 
Can Khí Phạm Vị  -   Tỳ Vị hư hàn

I  .  CAN KHÍ PHẠM VỊ
Cũng gọi là Can Vị bất hoà . Can khắc Tỳ . 
Can mộc khắc Tỳ thổ  . Trên lâm sàng có thể gặp dưới 3 dạng sau

A  .  KHÍ TRỆ ( UẤT )
- Chứng  
Đau vùng thượng vị từng cơn , đau lan ra 2 bên sườn , xuyên ra sau lưng , bụng đầy trướng ấn vào thấy đau , ợ hơi , ợ chua , chất lưỡi đỏ , rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng , mạch Huyền 

- Điều trị  
Pháp 
- Hòa Can lý khí . Sơ Can giải uất . Sơ Can hòa Vị
Phương
Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán 
( Cảnh Nhạc Toàn Thư )  
Sài Hồ 8g . Bạch thược 12g . Chích Thảo 4g . Chỉ Xác 8g . Hương Phụ 8g . Xuyên Khung 8g . Sắc ngày uống 1 thang .
- Đây là bài Tứ Nghịch Tán của sách Thương Hàn Luận thêm Xuyên Khung , Hương Phụ (Trần Bì) . 
Sài Hồ sơ Can , lý khí , thêm Hương Phụ để tăng tác dụng của Sài Hồ , phối hợp 
Thêm Chỉ Xác (thực) để thăng thanh giáng trọc , Thược dược ích âm hòa lý , phối hợp với Chỉ Xác có tác dụng sơ thông khí trệ , Chích Thảo điều hòa trung khí , cùng với Thược Dược có tác dụng thư cân , hòa Can , Xuyên Khung để hành khí , giúp tăng tác dụng giải uất của Sài Hồ và Hương Phụ) 
Tả Kim Hoàn Phức Phương ( Thiên Gia Diệu Phương . Q Hạ) 
Xuyên Luyện 4g , Xích Thược 10g , Ngô Thù 2g , Bạch Thược 10g , Bán Hạ 10g , Mộc Hương 10g , Đại Hoàng ( chế) 6g , Ngọa Lăng Tử 30g .
Thêm Thất Tiếu Tán (Bồ Hoàng + Ngũ Linh Chi) 12g , bọc vào bịch vải , sắc chung với thuốc trên.
Tam Hương Thang Gia Vị 
( Thiên Gia Diệu Phương . Q. Hạ) 
Hương phụ 25g . Mộc hương 5g . Hương phụ . Trần bì . Phật thủ đều 15g . Tam tiên 45g . Lai phục tử 40 - 50g . Binh lang phiến . Cam thảo đều 10g .
Sắc uống .
TD : Sơ Can . lý khí . Hoà Vị . Tiêu thực .
Trị dạ dày tá tràng viêm loét mạn tính .
Vị Thống Tán 
(Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương)
Bạch truật (sao) . Bạch thược (sao) đều 30g . Cam thảo (thuỷ chích) 6g . Triết bối mẫu 30g . Hương phụ (chế) 20g . Chỉ xác (sao) . Sa nhân đều 15g . Xuyên luyện tử . Thực diêm đều 30g . Phượng nhãn y 9g . Tán bột . Mỗi lần dùng 1 thìa thuốc 4 - 6g . uống ngày 2 lần .
TD : Nhu Can . kiện Tỳ . lý khí . Chỉ thống . Trị dạ dày loét . Đau 
Nhị Bạch Kiện Vị Thang
Bạch truật 10g . Bạch thược . Bách hợp . Bồ công anh đều 15g . Sơn dược 12g . Phục linh 10g . Trần bì 6g . Uất kim 10g . Sa sâm 12g . Cam thảo 6g .
Sắc uống .
TD : Ích khí . kiện Vị . điều Can . lý trệ . Trị dạ dày tá tràng loét 
Bình Can Hoà Vị Ẩm 
Đại giả thạch 15g . Tuyền phúc hoa (cho vào bao) 9g , Bán hạ (chế) , Xuyên hoàng liên đều 3g . Ngô thù du 1g . Đan sâm 15g . Thanh mộc hương 6g . Mạch nhan 9g . Cam thảo 2,5g . Sắc uống 
TD : Bình Can . Giáng nghịch . Sơ Can . Lý khí . Kiện Tỳ hoà Vị 
Trị dạ dày đau thể Can khí phạm Vị 
Phục Phương Thược Dược Cam Thảo Thang 
Bạch thược 12g . Cam thảo 4 ,5g . Đảng sâm . Xuyên luyện tử . Ô dược đều 12g . Phật thủ 6g . Ngô thù du . Hoàng liên đều 3g (có thể dùng Khổ sâm 6g thay Hoàng liên) . Sắc uống .
TD : Hàn nhiệt bình điều . Nhu Can . Hoà Vị . Lý khí , chỉ thống . Trị dạ dày đau . Dạ dày viêm mạn .
(Thược dược . Cam thảo nhu Can . Hoãn cấp . Chỉ thống . Đảng sâm bổ ích cho trung khí đang bị hư yếu . Xuyên luyện tử . Ô dược một vị hàn . Một vị ôn để điều lý hàn nhiệt . Chỉ thống . Ngô thù du . Hoàng liên tức là bài Tả Kim Hoàn để trị can uất . Uất hoả . Hông sườn đau . Nôn chua 
Tô Ngạnh Hoà Trung Thang
Tô ngạnh 15g . Bạch khấu nhân 4,5g . Phật thủ . Hương phụ đều 9g . Đại phúc bì 12g . Thần khúc . Mạch nha (sao) . Hương duyên bì đều 9g . Cam thảo 6g . Sắc uống .
TD : Thư Can , hoà Vị , lý khí , chỉ thống . Trị dạ dày đau (Can Vị bất hoà) , ăn xong bụng trướng đau .

Lý Khí An Vị Thang
Bạch thược (tẩm rượu) 15g . Hương phụ (tẩm rượu) . Đan sâm 12g . Bạch đàn hương 7g . Cam thảo (chích) 4g . Sinh khương 3 lát . Đại táo 3 trái . Sắc uống .
TD : Lý khí , hoạt huyết , hoãn cấp chỉ thống . Trị dạ dày đau thể khí trệ .
CHÂM CỨU
- Sách CCTL Học
Kiến Lý + Triển Cơ (đều tả) + Công Tôn + Tỳ Du (đều bổ)
- Sách YHCTD Tộc  
Dùng Atropin , Novocain , Vitamin B12 , chích vào các huyệt Trung Quản + Thiên Xu + Can Du + Tỳ Du + Vị Du + Túc Tam Lý + Tam Âm Giao và châm Thái Xung
THỂ HỎA UẤT
- Chứng : Vùng Thượng Vị đau nhiều , đau rát , ấn vào đau , miệng khô , đắng , ợ chua , chất lưỡi đỏ , rêu lưỡi vàng , mạch Huyền Sác .
- Điều trị : Sơ Can , tiết nhiệt ( Thanh Can , hòa Vị )
DƯỢC
Sách Chứng Nhân Mạch Trị dùng bài
Thanh Can Ẩm
Sinh Địa 12g . Trạch Tả 8g . Sơn Thù 8g . Đan Bì 8g . Phục Linh 8g .
Đương Quy 8g . Hoài sơn 12g . Chi Tử 8g . Sài Hồ 12g .
Bạch Thược 12g . Đại Táo 12g .

- Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng các bài
Sài Hồ Thang gia giảm
Sài Hồ 12g . Đại Hoàng 6g . Hoàng Cầm 10g . Bạch Thược 10g . Bán Hạ 10g . Chỉ Thực 6g . Sinh Khương 12g . Đại Táo 4 quả ,
Bình Vị Tán Gia Vị
Thương Truật (sao) 10g, Hậu Phác 10g, Bồ Hoàng (sống) 10g, Trần Bì 10g, Ngũ Linh Chi 10g, Cam Thảo 8g, Ngọa Lăng Tử 16g, Mộc Hương 10g, Ý Dĩ mễ 16g, Đan Sâm 16g, Sơn Dược 16g, Quy vĩ 12g, Tử Thảo 12g.
Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị 
Bạch Thược 30g, Địa Du 30g, Cam Thảo 16g, Hoàng Liên 6g. Đây là bài Thược Dược Cam Thảo Thang (TH Luận) thêm Địa Du + Hoàng Liên .

Thanh Uất Nhị Trần Thang
Bán Hạ 6g , Cam Thảo 2g , Phục Linh 12g , Hương Phụ 2g , Quất Bì 8g , Hoàng Liên 3g . Chỉ Thực 4g . Thần Khúc 12g . Bạch Thược 12g . Chi Tử 12g . Thương Truật 8g . Xuyên Khung 2g . Thược Dược 8g
Tuyền Phúc Hoa Giả Thạch Thang
Đại Giả Thạch 12g . Phục Linh 12g . Tuyền Phúc Hoa 6g . Trần Bì 8g . Bạch Thược 12g . Sa Sâm 8g . Bán Hạ (chế) 8g .
Dưỡng Vị Hòa Trung Thang
Sa Sâm 10g . Bồ Công Anh 12g . Mạch Môn10g . Bán Hạ (chế) 4g . Thạch Hộc 12g . Bạch Tàn Hoa 4g . Cam Thảo 4g . Bạch Thược 10g . Trần Bì 4g . Cốc Nha 16g .
Kiêm Tỳ Ích Vị Thang
Hoàng kỳ . Phục linh . Ô tặc cốt đều 15g . Bạch truật . Uất kim . Diên hồ sách, Cam thảo đều 10g . Sắc uống.
TD : Kiện Tỳ , hoà Vị , hành khí , giải uất , ích khí , dưỡng âm .
Trị dạ dày tá tràng loét.
Thanh Tâm Dương Vị Thang 
(Tống Hỷ An Phương)
Sa sâm (Bắc) . Ngọc trúc . Thạch hộc đều 15g . Sinh địa . Thông thảo đều 9g . Biển đậu . Liên tử đều 15g . Chi tử (sao đen) đều 9g . Phục linh 15g . Hoạt thạch 12g . Cam thảo . Trúc diệp đều 6g . Đăng tâm 1,5g . Sắc uống .
TD : Giáng Tâm hoả . Phục Vị âm .
Trị dạ dày viêm co rút thể mạn tính
Đã trị 100 ca . Uống 20 thang . Khỏi hoàn toàn 95 , theo dõi 1 năm không thấy bị lại 80% , sau một năm có 15% bị tái phát , lại dùng bài trên trị khỏi 

CHÂM CỨU
- Sách CCTL Học : Nội Quan + Hãm Cốc + Lệ Đoài (đều tả).
- Sách YHCTDT : Nội Quan + Hiệp Cốc + Nội Đình (đều tả)
- Nội Quan + Túc Tam Lý + Can Du + Tỳ Du + Vị Du +Thận Du + Tam Tiêu Du + Đại Trường Du + Hành Gian + Kiên Trung .
- Sách Thường Dụng Tân Y Liệu Pháp Thủ Sách : Vị lạc châm sâu 0,7 - 1 thốn . kích thích mạnh , rút kim nhanh.
- Sách CCHT Điển: Thủ Tam Lý + Trung Quản + Túc Tam Lý


C - THỂ HUYẾT Ứ
- Chứng  
Đau dữ dội ở một vị trí nhất định ở vùng Thượng Vị
ấn vào đau tăng .
Trên lâm sàng , có thể chia làm 2 loại :
1 . Thực chứng 
Ói ra máu , ỉa ra phân đen , môi đỏ , lưỡi đỏ , rêu lưỡi vàng , mạch Huyền sác .
2 . Hư chứng  
Sắc mặt xanh nhạt , người mệt mỏi , tay chân lạnh , môi nhạt , chất lưỡi bệu , có điểm ứ huyết , rêu lưỡi nhuận , mạch Hư , Đợi hoặc Tế , Sáp.
Điều trị 
Thực chứng  
Thông lạc . Hoạt huyết hoặc lương huyết . Chỉ huyết .
Hư chứng: Bổ huyết . Chỉ huyết .
Xử phương
Thượng Hải dùng Cách Hạ Trục Ứ Thang 
(Y Lâm Cải Thác) gia giảm 
Ngũ Linh Chi 12g . Ô Dược 8g . Đương Quy 12g . Huyền Hồ 4g . Xuyên Khung 12g . Cam Thảo 12g . Đào Nhân 12g . Hương Phụ 6g . Đan Bì 8g . Hồng Hoa 12g . Xích Thược 8g . Chỉ Xác 6g . Sắc uống.
(Đương Quy + Xuyên Khung +Đào Nhân + Hồng Hoa + Đan Bì + Xích Thược để hoạt huyết . Ngũ Linh Chi + Huyền (Diên) Hồ để hóa ứ . Hương Phụ + Chỉ Xác + Ô Dược để lý khí . Cam Thảo dùng lượng cao để hoãn bớt tính mạnh của các vị thuốc) 

Giải bài thuốc
Trong bài dùng xuyên khung, đương quy, đào nhân, ngũ linh chi để hóa ứ trị đau; cùng với hương phụ, huyền hồ xích thược, cam thảo để lý khí, điều hòa bên trong, tăng cường tác dụng giảm đau.

Nếu xuất huyết bỏ xuyên khung, hồng hoa đào nhân
gia Bồ hoàng . Tam thất . 
Sau khi xuất huyết, tinh thần mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt
Gia sâm . Hoàng kỳ . Bạch truật

Bệnh đau dạ dày đã hệ thống các triệu chứng như trên.
Nếu do bệnh tà gây trở ngại đình trệ thì thuộc bệnh cấp.
Nếu do can khí uất trệ, tỳ vị hư yếu thì thuộc bệnh mãn, bệnh cấp thì điều trị nhanh khỏi nếu không khỏi sẽ chuyển thành mãn tính.
Bệnh đau lâu không khỏi, bất luận thuộc loại nào đều dẫn đến hư, hàn nhiệt xuất hiện phức tạp, cần linh hoạt trong điều trị


T. Đô dùng Thất Tiếu Tán 
(Cục Phương) 
Ngũ Linh Chi 240g . Bồ Hoàng 160g . Tán bột . Mỗi lần dùng 8 - 12g , dùng bao vải bọc thuốc rồi sắc với nước , phân làm 2 lần uống , hoặc hòa với giấm uống
(Ngũ Linh Chi tán huyết , Bồ Hoàng hành huyết) 

Phương đơn giản (NKHT. Đô)
Đương Quy 12g + Đan Sâm 12g + Nhũ Hương 12g + Một Dược 12g
Sắc chia 3 lần uống
Diên Hồ Sách 8g + Ô Tặc Cốt 16g + Bạch Cập 20g + Địa Du 32g .
Sắc chia 3 lần uống 
- Cam Thược Thang Gia Vị :
Tửu Bạch Thược 6g . Đan Sâm 2g . Tửu Hương Phụ 10g . Bạch Đàn Hương 8g . Chích Thảo 6g . Thêm Sinh Khương 3 lát . Táo 3 trái . Sắc uống

Bài Hội Dương Tán 
Ô Tặc Cốt 60g . Nguyên Hồ 30g . Cam Thảo (sống ) 30g . Đản Hoàng Phấn 100g . Bối Mẫu 30g . Bạch Cập 60g . Tán bột, trộn với đường . Ngày uống 3 lần , mỗi lần 4g , uống lúc đói , trước bữa ăn.
[Uống 1 đợt có tác dụng ổn định bịnh 3 - 6 tháng.
 //2 -------//-------- 8 tháng đến 1 năm .//3 đợt đa số khỏi hẳn]

Tô Ngạnh Thược Cam Thang 
(Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương)
Tô ngạnh 9g . Bạch thược 15g . Xuyên luyện tử 9g . Cam thảo (chích) 9 - 30g . Hương phụ (chế) 6g . Đương quy (toàn bộ) 9g . Xuyên bối mẫu 8g . Tuyền phúc hoa 9g . Ngọa lăng tử 15g . Bán hạ 9g . Sắc uống .
TD : Lý khí hoãn cấp , hóa đờm giáng nghịch  
Hoạt huyết thông lạc 
Trị dạ dày tá tràng loét 

Thúc Hiệu Tam Bạch Vị Thống Thang
Bạch phàn (sống) 10g . Bạch bách hợp . Bạch thược đều 30g . Ngũ linh chi . Đan sâm . Ô dược . Cam thảo đều 12g . Sắc uống.
TD : Hoãn cấp chỉ thống , tiêu đờm , hoạt huyết . Trị dạ dày đau nơi người trung niên ( bất kể là hàn nhiệt hoặc hư thực ) .
( Bạch phàn là vị thuốc đặc hiệu trị dạ dày đau ( trong nữ khoa dù nội ngoại đều dùng được) . Bạch phàn có tác dụng khứ đờm , thu liễm , tiêu viêm , chỉ huyết , có khả năng giáng thấp trọc ở Vị trường . Qua nhiều năm theo dõi , thấy có tác dụng tốt) 


CHÂM CỨU
- Sách CCTL Học : Cách Du + Tam Âm Giao (đều Tả) + Chương Môn (cứu) .
XUẤT HUYẾT DẠ DÀY
( Vị Xuất Huyết - Hematémèse – Hematemesis )
Là chứng trạng xuất huyết ở niêm mạc dạ dày dẫn đến ói ra máu , tiêu ra máu (phân đen) . Có những trường hợp nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp máu ra nhiều quá không cầm kịp , có thể dẫn đến tử vong .
Triệu chứng
Cơn đau đột ngột . Dữ dội ở vùng thượng vị . Sau cơn đau như dao đâm là cơn đau liên tục . Khó thở . Đau khắp bụng . Đi lại . Nằm ngồi đều thấy đau ở bụng . Bụng cứng như gỗ , cứng toàn bụng . Cơn đau dữ dội làm cho người bịnh ngất đi . Tái xanh . Toát mồ hôi rồi lịm đi .
- Tỉnh lại thấy nóng ở cổ . 
Có mùi tanh máu ở cổ . Ói ra máu tươi . Hoặc bầm đen , chỉ có máu không thôi hoặc lẫn ít nhiều thức ăn ... Tiếp đó các ngày sau có ỉa ra phân đen .
- Hoặc sau cơn đau . Ngất nhẹ rồi qua được cơn đau nhưng chân tay rã rời . Mệt mỏi . Muốn nằm . Mặt xanh ... 2 - 3 giờ sau đi ngoài ra phân có máu bầm đen hoặc đen hẳn như hắc ín . Mùi tanh máu Nguyên nhân . Thường do 3 nguyên nhân chính
- Chỗ mụn nhọt lở loét ở bao tử . Tá tràng ngày càng lớn thêm . Mạch máu căng lên , nhân cơ hội như tức giận qúa hoặc phẫn nộ kích thích làm mạch máu qúa căng gây xung huyết và mạch máu gần chỗ mụn nhọt lở loét bị vỡ . Máu tràn vào bao tử .
Ngoài nguyên nhân tức giận , sợ hãi hoặc u uất qúa hoặc thần kinh bị kích thích đột ngột cũng gây nên xuất huyết bao tử .
- Bịnh nhân đang bị lở loét bao tử . Nếu uống phải rượu mạnh , một số loại thuốc như Aspirin , Corticoide , Chlopheriamin ... làm dạ dày bị xuất huyết . Có khi các thức ăn kích thích (cà phê , tiêu ...) hoặc khó tiêu làm cho chỗ mụn nhọt , lở loét bị kích thích , cọ xát , gây nên xuất huyết .
- Bịnh dạ dày lở loét lâu ngày . vận động mạnh . Đụng tới bụng hoặc khiêng nhấc vật nặng ... cũng có thể gây xuất huyết .
Bảng Phân Biệt Chứng Ói Ra Máu (dạ dày Xuất Huyết) và Ho Ra Máu (Khái Huyết - do Phổi)

ÓI RA MÁU
Phải cố sức trong cơn nôn mửa Sau một cơn ho thấy khạc ra máu.
- Máu đỏ . Màu hơi đen . Không có không khí trong máu và thường lẫn lộn với thức ăn chưa tiêu hóa .

HO RA MÁU
Máu đỏ thuần . Có bọt . Có không khí .
Ngày kế tiếp đi cầu ra phân có mầu đen . Những ngày kế tiếp trong chất đàm khạc ra vẫn còn thấy máu.

Điều trị 
- Nguyên Tắc Chung:
- Không nên di chuyển nhiều . Không để cho người bịnh tự đi lại vì bịnh nhân sẽ choáng , chóng mặt và ngã xuống , có khi chết ngay nếu không phát hiện kịp thời 
- Phải cho người bịnh nằm nghỉ tuyệt đối trên giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi trong trường hợp nhẹ, và nằm thẳng, đầu thấp trong trường hợp nặng.
- Thuốc cầm máu bất cứ loại nào đều phải dùng.
- Không nên để người bịnh đói quá vì dạ dày tăng co bóp và tiết dịch dễ gây chảy máu . Nên cho người bịnh ăn ít , cứ 3 giờ cho ăn một lần những thức ăn nhẹ và dễ tiêu như bột trẻ em quấy đặc , khoai tây nghiền nhỏ , thịt băm ... Nên cho uống nhiều chất lỏng như sữa , nước trà đường .

- Trong những ngày sau, nên thông khoan để cho người bịnh đi cầu.
- Nên chườm đá ở vùng thượng vị.
- Rửa dạ dày bằng nước lạnh có tác dụng làm giảm co bóp . Giảm tiết dịch . Làm hạ huyết áp tại chỗ . Vì vậy có thể cầm máu được .

- Cần theo dõi thường xuyên . 
Đo huyết áp . Đếm mạch để biết máu còn chảy hay đã ngưng . 
( Nếu huyết áp vẫn còn thấp hoặc ngày càng tụt là dấu hiệu máu vẫn còn chảy bên trong).


DƯỢC

Theo (Thức Ăn Trị Bệnh Của Nhật Bản)
- Muối 6 - 8gr . Hòa loãng với nước cho uống từ từ . Trước hết , lấy ít nước sôi để dễ hòa tan muối , sau đó pha thêm  nước lạnh để làm giảm nhiệt độ trong bao tử , tuy nhiên , lúc cần kíp , cứ uống ngay . Nước muối có tác dụng làm máu đông lại , vì vậy , khi uống xong , thấy trong người thoải mái thì cứ uống tiếp , không cần để ý nhiều ít [ Nên biết là sau khi ói ra máu , một phần nước trong cơ thể thấm vào máu để bổ sung cho máu ] vì vậy YHHĐ trị bệnh ói ra máu , trước hết không phải là dùng thuốc cầm máu mà chỉ dùng nước muối ( nước biển ) truyền vào cơ thể . Nên lưu ý là khi cắt tiết gà , vịt , lúc đầu không thấy đông đặc nhưng khi cho vào ít muối thì trong chốc lát máu sẽ đông lại .
Đó là công dụng của muối làm đông đặc máu 

Hàn gắn vết thương 
- Củ hoặc rễ Sen (Ngẫu Tiết) , có tác dụng làm mát và cầm máu , bổ máu . Lấy thật nhiều củ Sen , mài , lọc lấy nước dùng làm thuốc uống sống . Nước củ Sen không những có thể thay thế số nước thiếu trong cơ thể mà còn có tác dụng cầm máu . Nên uống lạnh vì dạ dày lúc xuất huyết thì hỏa vượng , nóng như đốt , vì vậy , không nên uống nóng . Hơn nữa , mạch máu khi gặp chất lạnh thì co rút lại , trái lại khi gặp nóng qúa thì dãn ra , xung huyết lên .
Khi mài rễ củ Sen , khônng nên bỏ các chỗ có mắt , vì chính các mắt Sen là thuốc cầm máu tốt . Có thể đun sôi làm nước uống thay nước trà hàng ngày . Nước củ Sen có vị chát , sít , làm mạch máu co rút . Nước củ Sen mài để lâu có mầu đỏ hoặc nấu lên cũng thấy mầu đỏ , nước mầu đỏ đó có tác dụng bổ huyết , vì thế , không phải chỉ uống khi có xuất huyết mà có thể uống lâu dài để bổ huyết 

Theo sách ‘Tân Tân Hữu Vị Đàm’
- Khi thổ huyết , hỏa khí đang vượng , huyết nhiệt , do đó cần phải uống thêm 1 ít loại thuốc thanh , lương  
Nước Rễ Tranh + Mía Lau vì Rễ Tranh có tác dụng lương huyết , còn Mía Lau thì thanh nhiệt.
- Sách Phụ Nhân Lương Phương dùng bài Tứ Sinh Hoàn 
Hà Diệp (Lá Sen tươi) 320g , Tiên ( Tươi ) Trắc Bá 40g , Tiên (Tươi ) Ngải Diệp 12g , Tiên (Tươi) Sinh địa 340g .
Nguyên là thuốc hoàn . Hiện nay hay dùng tươi , giã các vị thuốc vắt lấy nước (trấp) , uống mát hoặc uống ấm hoặc sắc thành thang uống (Sinh Địa lương huyết, dưỡng âm , Trắc Bá , Hà Diệp thu liễm , chỉ huyết) . Ba vị này đều có tính hàn lương , phối hợp với Ngải Diệp tính ôn , hòa huyết, tán ứ theo nghĩa ‘ phản tá’.

- Viện Trung Y Thượng Hải dùng 
Ngó Sen 1280g, Sinh Địa tươi (bỏ vỏ) 160g , Qủa Lê tươi 640g . Giã nát , vắt lấy nước uống .
Hoặc dùng : Tiên Ngẫu Tiết 40g , Tiên Đại Kế 20g , Tiên Mao Căn 40g , Tiên Tiểu Kế 20g .
Giã vắt lấy nước uống .
Các vị này đều có tác dụng cầm máu nhưng được ứng dụng theo cách dùng chất tân (mới) tiên (tươi) của các vị thuốc .
- Hoặc dùng bài Huyết Kiến Ninh (Trung Y Thượng Hải) : Đại Kế Thảo Căn (rễ) và Bạch Cập . Liều lượng bằng nhau , tán bột , mỗi lần dùng 4g , ngày 2 - 3 lần .


- Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’ 
dùng bài Tam Bạch Tử Hoàng Hợp Tễ :
Bạch Mao Căn 30g . Bạch Cập Phấn 12g . Tử Chu Thảo 30g . Đại Hoàng Phấn 1g . Thêm Vân Nam Bạch Dược 1g , hợp với bột Đại Hoàng và Bạch Cập , chia làm 2 lần uống . Dùng Bạch Mao Căn và Tử Chu Thảo sắc lấy nước để uống thuốc bột .

- Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng 
1 - Trị Thổ Huyết Phương  
Đại Sinh Địa 32g . Mao Căn 12g . Hắc Chi Tử 8g . Tây Thảo Căn 8g . Mạch Môn 12g . Thiên Môn 12g . Trắc Bá Diệp 12g . Cam Thảo 4g . Ngẫu Tiết 20ml . Sắc uống xong , hòa nước Ngó Sen vào uống .

2 - Tam Hắc Thần Hiệu Tán  
Đơn Bì (Tro) 16g . Bồ Hoàng (Tro) 4g . Tửu Sinh Địa 24g . Hắc Chi Tử 16g . Xuyên Bối Mẫu 12g . Sắc xong . Hòa với nước cốt Ngó Sen (Ngẫu Tiết Trấp) và Đồng tiện, mỗi thứ 20 ml , uống.

Y ÁN CHẢY MÁU CẤP ĐƯỜNG TIÊU HÓA
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương)
“ Ngô X... 56 tuổi , nông dân , tiền sử bị loét hành tá tràng , có hẹp môn vị không hoàn toàn , bụng đau , ăn vào lạo ói ra rồi chảy máu . Chất nôn ra là thức ăn vụn nát , mầu cà phê và máu cục , nhiều ngày qua chưa đi cầu được ... Phòng cấp cứu khám , theo dõi điều trị không có kết qủa ... Lúc khám , người bịnh nhăn nhó , đau , khai có các chứng trên . Chất lưỡi vàng đục , dầy , dính , mạch Huyền .
Chẩn đoán : Huyết lạc nội thương , đường tuần hoàn rối loạn .
Điều trị : Chỉ Huyết , tiêu ứ .
Xử phương : Dùng bài Tam Tử Bạch Hoàng Hợp Tễ (Bạch Mao Căn 30g , Tử Chu Thảo 30g , Bạch Cập Phấn 12g , Đại Hoàng 6 phân , Vân Nam Bạch Dược 1g , thêm Đại Giả Thạch 30g . Chia 2 lần uống ... Ngày hôm sau đi ngoài ra khá nhiều phân đen , bụng đỡ đau . Cho dùng tiếp 2 thang nữa , sau đó phân chuyển mầu vàng , các chứng giảm nhiều , có thể ăn chế độ nửa lỏng cho xuất viện về nhà nghỉ dưỡng sức”


腸胃篇第三十一

黃帝問於伯高曰:予願聞六腑傳穀者,腸胃之小大長短,受穀之多少,奈何?伯高曰:請盡言之!穀所從出入淺深遠近長短之度,唇至齒長九分;口廣二寸半;齒以後至會厭,深三寸半,大容五合;舌重十兩,長七寸,廣二寸半;咽門重十兩,廣二寸半,至胃長一尺六寸;胃紆曲屈伸之,長二尺六寸,大一尺五寸,徑五寸,大容三斗五升;小腸後附脊,左環廻周疊積,其注於廻腸者,外附於臍,上廻運環十六曲,大二寸半,徑八分分之少半,長三丈三尺;廻腸當臍左環,廻周葉積而下,廻運環反十六曲,大四寸,徑一寸寸之少半,長二丈一尺;廣腸傳脊以受廻腸,左環葉脊上下辟,大八寸,徑二寸寸之大半,長二尺八寸。腸胃所入至所出,長六丈四寸四分,廻曲環反三十二曲也。

ĐÂY LÀ BÀI THAM KHẢO VÀ NGHIÊN CỨU
Xin kết thúc phần Tỳ và Vị
Nhà thuốc chúng tôi biên tập
22/09/2016
ĐÔNG Y MINH PHÚ

Không có nhận xét nào:

ĐÔNG Y MINH PHÚ - Trang nghiên cứu - Trao đổi - Học tập Kinh nghiệm về Y học Cổ truyền - Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo - Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh

Cảm ơn các bạn đã xem

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Google search

Introducing Minh Phu Traditional Medicine clinic - 108 - 19/5 Street - Duyen Hai town - Tra Vinh province - Viet Nam - Mobile phone 84969985148 - Email . luongyhanhatkhanh@gmail.com

Google map - ĐT : 0969985148