chu

Đông y minh phú - niềm tin của mọi nhà

CHỈ SỐ PARA



BÀI THAM KHẢO KIẾN THỨC Y HỌC



Para là một chỉ số thường gặp trong quá trình theo dõi thai kỳ của mẹ. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều mẹ bầu chưa thực sự hiểu rõ chỉ số Para là gì. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về chỉ số này qua bài viết dưới đây nhé.
Chỉ số Para trong sản khoa là gì ?
Khi nhìn vào một bản kết quả khám thai của các sản phụ, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chỉ số Para. Para là một chỉ số dùng để đánh giá về tiền sử sản khoa của các sản phụ. Trong y khoa, Para là viết tắt của từ “parity”. Parity là thuật ngữ được dùng cho số lượng những lần sinh thành công trước đó. Chỉ số này sẽ cho biết số lần sinh con, số lần sẩy thai và số con hiện còn sống của thai phụ.
Tầm quan trọng của chỉ số Para
Chỉ số Para là một chỉ số vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong sản khoa. Khi nhìn vào chỉ số Para, bác sĩ sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình sức khỏe sinh sản cũng như tiền sử sản khoa của người mẹ. Từ đó, bác sĩ sẽ có những phương pháp chăm sóc thai nhi phù hợp dành cho mỗi bà mẹ. Đồng thời bác sĩ đưa đến sự bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho sản phụ và thai nhi.
Chỉ số Para còn là căn cứ giúp bác sĩ có những cách xử trí chính xác trong trường hợp có các vấn đề phát sinh trong quá trình mang thai. c biệt đối với những thai phụ có tiền sử sẩy thai cao, chỉ số Para sẽ giúp bác sĩ chú ý đến những thai phụ ấy. Từ đó có những biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các nguy cơ có thể xảy ra.


Tuy đã biết được chỉ số Para là gì nhưng nhiều bà mẹ chưa hiểu ý nghĩa chỉ số Para. Chỉ số Para là một dãy số gồm 4 số được ghi vào hồ sơ bệnh án của
thai phụ sau khi ghi nhận thông tin từ các thai phụ. 4 số của chỉ số Para có ý nghĩa lần lượt như sau:
Số thứ nhất là số lần thai phụ sinh con đủ tháng
Số thứ hai là số lần thai phụ sinh con thiếu tháng
Số thứ ba là số lần thai phụ sảy thai tự nhiên hoặc phá thai
Số thứ tư là số con hiện sống của thai phụ



Một số ví dụ về các chỉ số Para thường gặp trong thực tế

0000 : Chỉ số cho biết người mẹ mang thai lần đầu
0101 : Thai phụ chưa sinh con đủ tháng lần nào, đã 1 lần sinh con thiếu tháng. Thai phụ này chưa từng sảy thai và hiện có 1 người con còn sống.
1001 : Thai phụ đã sinh con đủ tháng 1 lần, chưa từng sinh thiếu tháng và sảy thai. Thai phụ hiện có 1 người con.
1011 : Thai phụ đã 1 lần sinh con đủ tháng, chưa từng sinh con thiếu tháng, từng sảy thai 1 lần và có 1 con hiện tại.
2012 : Thai phụ đã sinh con đủ tháng 2 lần, không sinh con thiếu tháng. Thai phụ đã từng có 1 lần sảy hoặc phá thai và hiện có 2 người con.

Một số ví dụ về các chỉ số Para thường gặp trong thực tế
Những chỉ số cần lưu ý khác
Ngoài chỉ số Para, trong sản khoa còn có nhiều thuật ngữ khác khiến các thai phụ bối rối. Các ý nghĩa của kí hiệu thường gặp trong hồ sơ khám thai sau sẽ giúp các bà mẹ dễ dàng hơn trong việc theo dõi sức khỏe và tình trạng mang thai của bản thân.
Bên cạnh chỉ số Para, trong sản khoa còn xuất hiện nhiều thuật ngữ khiến các thai phụ bối rối. Các ý nghĩa của kí hiệu trong hồ sơ khám thai sau sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi sức khỏe bản thân.
  • TT (+) : tim thai bình thường
  • TT (-)  : không nghe thấy tim thai.
  • BCTC : chiều cao của tử cung, cho biết sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là căn cứ để xác định tuổi thai.
  • Rh : Yếu tố cho biết tình trạng protein có trong tế bào máu.
  • Thai phụ có yếu tố này được ký hiệu là Rh+ , nếu không có sẽ là Rh-  .
  • Nếu kết quả là Rh+ có nghĩa là tình trạng người mẹ bình thường . Nếu kết quả là Rh- thì thai phụ cần được sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ.
  • Bởi trong quá trình chuyển dạ nó có thể khiến bé gặp nguy hiểm.
  • AFP (Alpha Fetoprotein): Đây là xét nghiệm thường được thực hiện trong từ 16 – 18 tuần mang thai. Kết quả sẽ giúp phát hiện và thông báo nguy cơ về các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nếu nồng độ AFP thấp hơn 0.74 MOM thì thai nhi có nguy cơ mắc bệnh down là rất cao.
  • Alb : ký hiệu của chất albumin , xuất hiện trong kết quả xét nghiệm nước tiểu. Chỉ số Alb sẽ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề trong thời gian mang thai như chứng tiểu đường hay nhiễm độc.
  • HA : chỉ số huyết áp , chỉ số huyết áp trung bình của thai phụ sẽ nằm ở khoảng 120/70mmHg.
  • Hb : ký hiệu của chất hemoglobin, thường có trong kết quả xét nghiệm máu. Nếu lượng hemoglobin trong máu ở mức thấp dưới 12g/dl thai phụ sẽ có thể bị thiếu máu.
  • HbsAg : ký hiệu trong kết quả xét nghiệm gan dựa trên kết quả thử máu.
  • Ngôi : là kết quả thường thấy trong kết quả siêu âm thai ở tháng cuối thai kỳ. Điều này giúp bác sĩ biết được tư thế của thai nhi trong tử cung. Nếu kết quả là “ngôi đầu”, nghĩa là ngôi thai hoàn toàn bình thường và rất tốt cho việc sinh nở. Ngược lại, một số vị trí như ngôi ngang, ngôi mặt có thể gây ra nhiều khó khăn khi sinh thường. Bác sĩ cần có cách xử lý phù hợp khi sinh.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp thai phụ hiểu được chỉ số Para là gì cũng như ý nghĩa quan trọng của nó trong việc theo dõi quá trình mang thai của bản thân. Từ đó mẹ có thể có được sự hiểu biết nhất định trong việc theo dõi, chăm sóc cho sức khỏe mẹ và thai nhi một cách tốt nhất.

Siêu âm với tần suất thường xuyên
ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào ?

Nếu tiếp xúc ở mức độ hợp lý về thời gian và cường độ thì sóng siêu âm rất an toàn với thai nhi, tuy nhiên nếu lạm dụng với cường độ thường xuyên thì sẽ có những tác động đến phôi thai là tế bào non thì nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai là rất cao.
Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển, các bà bầu lạm dụng siêu âm có thể gây tổn thương đến não bộ của thai nhi. Theo đó, não bé trai có nguy cơ tổn thương cao hơn, nguy cơ để lại dị tật lâu hơn so với bé gái.
Ngoài ra, các nhà khoa học Australia cũng đã nghiên cứu 2.834 phụ nữ có thai và sinh con, kết quả cho thấy, ở những thai phụ lạm dụng siêu âm, cân nặng lúc sinh ở trẻ nhẹ hơn so với nhóm ít siêu âm.


Không nên siêu âm màu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Nhiều chuyên gia sản phụ khoa khuyên rằng, các bà bầu không nên lạm dụng siêu âm. Ngoài ra, nếu chưa đến thời gian siêu âm tầm soát theo quy định thì chỉ siêu âm khi có chỉ định y khoa, tức là chỉ khi có vấn đề nghi ngờ; hạn chế thấp nhất tổng thời gian phơi sáng (thời gian siêu âm) bằng cách chọn bác sĩ sản khoa tại phòng khám sản khoa uy tín có kỹ năng và hiểu biết.
Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên siêu âm màu do việc chiếu liên tục của máy siêu âm trong vòng 1 phút sẽ làm tăng thân nhiệt của người mẹ lên khoảng 1-5 độ C, dễ gây những tổn thương nguy hiểm ở não và thành mạch máu của thai nhi. Điều này dẫn đến những tác động xấu đến sức khỏe thai nhi.

Lịch siêu âm phù hợp

– Thai 3 tháng đầu: Khi phát hiện chậm kinh 7 đến 10 ngày bạn nên đi khám thai và siêu âm thai để đánh giá tình trạng sức khỏe, xác định thai trong tử cung và được bác sĩ kê đơn thuốc vitamin. Bên cạnh đó, cần khám thai, siêu âm hình thái thai và làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh lúc thai 12-14 tuần.

– 3 tháng giữa thai kì: Khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 22 tuần; tiến hành tiêm phòng uốn ván; làm các xét nghiệm cơ bản theo chỉ định của bác sĩ; thực hiện kiểm tra tăng đường huyết lúc thai 24-28 tuần nếu có chỉ định.

– 3 tháng cuối thai kì : Khám thai định kỳ theo hẹn của bác sĩ; khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 32 tuần; làm xét nghiệm nước tiểu mỗi lần đến khám.
Để có một thai kì khỏe mạnh và thai nhi phát triển khỏe mạnh cần phải lưu ý khám thai và siêu âm thai định kì tại phòng khám uy tín để được bác sĩ tư vấn cụ thể và chuẩn xác về việc siêu âm và khám thai bao nhiêu lần là hợp lý. Chúc bạn có một thai kì khỏe mạnh.

Ý nghĩa của các ký hiệu
trong kết quả siêu âm thai

GS : Túi thai
- GS là viết tắt của Gestational Sac, có nghĩa là túi thai. Việc dựa vào chỉ số GS trong siêu âm thai giúp biết được chiều dài đường kính túi thai. Từ đó, đưa ra đánh giá về tốc độ phát triển của thai nhi trong giai đoạn đầu, khoảng từ tuần 4 đến tuần 9. Đơn vị đo được ghi trên giấy siêu âm là mm.

·

TTD  

Đường kính ngang bụng


BPD  

Đường kính lưỡng đỉnh


APTD:

Đường kính trước và sau bụng

[đường kính lớn nhất đo ngang qua xương thái dương theo chiều ngang]

OFD 

Đường kính xương chẩm [đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất - Từ trán ra sau gáy hộp sọ của thai nhi]

CER 

Đường kính tiểu não

THD 

Đường kính ngực


AC    

Chu vi vòng bụng


HC   

Chu vi đầu


CRL

Chiều dài đầu mông


FL  

Chiều dài xương đùi


HUM

chiều dài xương cánh tay

Ulna 

chiều dài xương trụ


Tibia 

chiều dài xương chày


Radius

chiều dài xương quay


Fibula

chiều dài xương mác


AF   

nước ối


AFI  

chỉ số nước ối


BD

khoảng cách hai hốc mắt


BCTC

chiều cao tử cung.


EFW

cân nặng thai nhi


GA

tuổi thai


EDD

ngày sinh ước đoán


Ngôi mông

mông em bé ở dưới


Ngôi đầu

em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).


TT(+)

tim thai nghe thấy.


TT(-)

tim thai không nghe thấy.


Para 0000

người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so)


VDRL

thử nghiệm tìm giang mai.


HIV

(-): xét nghiệm AIDS âm tính.


CCPT

xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.


CCTT

xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.


CCPS

xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau.


CCTS

xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau.




2 . Bảng đo chỉ số thai nhi tham khảo

TẠP CHÍ Y KHOA - SƯU TẦM

Không có nhận xét nào:

ĐÔNG Y MINH PHÚ - Trang nghiên cứu - Trao đổi - Học tập Kinh nghiệm về Y học Cổ truyền - Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo - Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh

Cảm ơn các bạn đã xem

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Google search

Introducing Minh Phu Traditional Medicine clinic - 108 - 19/5 Street - Duyen Hai town - Tra Vinh province - Viet Nam - Mobile phone 84969985148 - Email . luongyhanhatkhanh@gmail.com

Google map - ĐT : 0969985148