chu

Đông y minh phú - niềm tin của mọi nhà

HÀNH HOẢ




"Nội Kinh Tố vấn" 
Có người hỏi Đức Thiên Sư 
Vì sao không nói Thuốc và cách chữa 
Mà chỉ thấy bàn về Sinh - Khắc 

Ngài trả lời rằng :  Trời là Dương  -  Đất là Âm 
Âm    hợp với   Dương    sinh ra   NGŨ HÀNH  
Vận động theo những qui luật mà con người và vạn vật phải chịu sự chi phối đồng thời bắt buộc phải tuân theo . Dù muốn hay không ..
Do đó hiểu được sự sinh khắc thì sẽ hiểu được sự tồn vong . 
Được mất . Thêm chỗ thiếu . Bớt chỗ thừa ... 
Tóm lại nếu không hiểu . 
Không biết về những qui luật của 
Âm - Dương - Ngũ hành - Sinh khắc 
Thì sẽ lâm vào sự khốn khổ vô biên . 
Bệnh mà không biết tại sao bị bệnh thì liền sau đó là Thuốc chạy theo chứng “ nhức đầu thì bán thuốc nhức đầu “ và Chứng chạy theo thuốc “ Uống không hết nghe ở đâu có thuốc hay hơn thì tìm tới ” . 
Có muốn thoát ra cũng không biết bắt đầu từ đâu , từ chỗ nào  
Cho nên bắt buộc người học Y ĐẠO phải hiểu được 
SINH + KHẮC sau đó mới áp dụng vào điều trị 

HÀNH HỎA
Hỏa sinh Thổ do đó  TÂM  là mẹ của  TỲ
“ Kim quĩ chân ngôn luận”
Nam phương sắc đỏ . Thông vào với tạng Tâm . Khai khiếu lên tai . Tạng tinh ở Tâm Về vị là vị đắng (khổ) và thuộc về hỏa . Thuộc về lục súc là dê . Thuộc về ngũ cốc là thử ( hạt kê ) . Thuộc về bốn mùa ( là mùa hạ ) . Trên ứng với sao Huỳnh .  Thuộc về âm là cung chủy . Thuộc về số là số 7 . Thuộc về mùi là mùi hắc . Do đó  biết là thường sinh bệnh ở mạch . Bệnh phát sinh ở cả 5 Tạng .
南方赤色,入通于心,开窍于耳,藏精于心,故病在五藏,其味苦,其类火,其畜羊,其谷黍,其应四时,上为荧惑星,是以知病之在脉也,其音徵,其数七,其臭焦。

PHẦN DƯƠNG CỦA TẠNG TÂM
Dương là những gì có thể hiểu . Có thể cảm nhận . Nhưng không thể nhìn thấy .
- Trong cõi huyền vi ứng với sao  Huỳnh Hoặc ‘Hỏa tinh’ chủ về  ánh sáng và sự nóng bức  ... ( Nắng nóng gay gắt )
Trong không gian là hơi Nóng 
Tại thời gian là buổi Trưa 
Tiết khí thuộc mùa Hạ 
Phương hướng là hướng Nam 
Tại địa là hành Hỏa 
Tại cơ thể người là Huyết mạch 
Tại ngũ tạng là Tạng Tâm 
Thông ra lưỡi . Khai khiếu lên tai . Tới năm tạng . 
Hướng ra toàn thân . Biểu lý với tiểu trường . 
Chủ Thần minh [ sự sáng suốt ]

SINH THỔ - KHẮC KIM
PHẦN ÂM CỦA TẠNG TÂM
Sắc Đỏ  .  Vị Đắng  .  Mùi Hắc   Số 7 .  
Âm thanh thuộc cung Chủy ‘ Mừng ’  
Tương đồng với lục súc là con Dê  
Tương thông với ngũ cốc là hạt Kê  
Biểu hiện ở lưỡi  
Vinh nhuận ở Mặt  
Chủ về Huyết mạch  
Tương thông với Tâm bào ...
Có thể nhận biết . Có thể nhìn thấy . Có thể can thiệp



HỎA  SINH  THỔ
+  Hỏa
-  Thổ
+ Trong không gian là nhiệt khí “ Thái dương” . Khí nóng làm cho nước hóa hơi bốc lên gặp hàn khí “ Thái âm ”  sẽ ngưng tụ sinh ra Thấp khí ‘ ẩm ướt ’
- Trong không gian là Khí thấp và sự ẩm ướt sinh ra đầy đủ nhất là khi “ Thái âm xuất hiện ” ( Tỳ thuộc thái âm )
Như vậy trong ngũ hành Hậu thiên khi Thái dương khí hợp với Thái âm khí sẽ sinh ra Thấp khí ( Cái ẩm ướt này tại ĐỊA thuộc hành Thổ . Tại cơ thể người thuộc Nhục [ Thịt ] . Tại ngũ tạng thuộc tạng Tỳ ) . Trong kỳ kinh - Bát mạch tên gọi Túc Thái âm Tỳ kinh 

Tiết khí là mùa hạ
-   Tiết khí là Trưởng hạ .

Mùa hạ  là sự tiếp nối của mùa xuân “ mùa của yêu thương ” 
Xuân khí là thời gian Giao tình của vạn vật . 
Mùa hạ sẽ đơm hoa kết trái và hoàn thành sự sinh sản nối tiếp vào tiết  TRƯỞNG HẠ   
( Hạ cũng có nghĩa là sinh sản) 
 
+  Thời gian là buổi Trưa   
-   Thời gian là buổi chiều  
Buổi trưa mạch Hồng hoạt  là thuận 
Buổi chiều mạch Hoãn thì tốt
 
Tại địa là hành Hỏa
-  Tại địa là hành Thổ
Hỏa sinh thổ nhưng phải có các điều kiện “ như phải có nước để hóa hơi . Phải kết hợp với Thái âm để ngưng tụ .. Vậy Thủy khắc hỏa nhưng không phải là triệt tiêu . Tại địa thì Lửa muốn cháy được phải có vật chất và sinh khí . Tại tạng hỏa sinh thổ chính là đưa máu đỏ đến nuôi dưỡng các tạng phủ ”

Tại cơ thể là Huyết mạch
-  Tại cơ thể là Thịt 
Huyết mạch nuôi dưỡng thịt và thịt chứa đựng huyết mạch . 
Huyết mạch đầy thì Thịt săn chắc  
Huyết mạch hư thì Thịt nhão 

Tại ngũ tạng thuộc tạng Tâm
-  Tại ngũ tạng thuộc tạng Tỳ

Tạng tâm chủ về hoạt hóa Huyết  . Chủ vị Thần minh . Tâm hòa vạn sự An .
Tạng tỳ chủ về vận hóa Nước ‘ tinh chất’ . Đào thải chất cặn bã . Chủ nhiếp huyết . Làm cho tứ chi linh hoạt . Tỳ hòa bất ưu Tư .



* . TỲ Ố THẤP ƯA TÁO  
Tỳ là lý . Tỳ thuộc tạng . Thuộc âm . Do đó  hợp’  với Thái dương . Vậy nhiệt khí sẽ làm tăng tiêu hóa tại Tỳ ‘ Thái dương hợp Thái âm’ . Nước hóa hơi nên nên tỳ sẽ khô ráo .

* . VỊ GHÉT TÁO ƯA THẤP
Vị là biểu .  Vị thuộc phủ . Thuộc dương  . Do đó  hợp’  với Thái âm . Vậy hàn khí sẽ ngưng tụ và sinh ra ẩm ướt . “ phủ vị thích mát và nhuận” chính là vì tương thích với Thái âm .
Sắc đỏ thì tốt                Sắc đen không hay
-  Sắc vàng thì nhuận      -  Sắc xanh thì nguy
Vị đắng thì  thì đúng   -  Vị mặn thì sai
-  Vị ngọt thì thuận         -  Vị chua thì nghịch
Mùi hắc nhưng không khó chịu
-  Mùi thơm nhưng không phải hương hoa 
( Thơm của đồ ăn )
Thông ra lưỡi . Nhìn lưỡi biết bệnh . Khai khiếu lên tai . Tâm hỏa thịnh thường thấy tai ù và nghe có tiếng mạch đập . Vinh nhuận ở sắc mặt . Tươi sáng , hồng hào .
-  Thông ra miệng . Vinh nhuận ở môi .
Nhìn miệng biết bệnh ‘ màu của răng , miệng nổi đẹn , lưỡi dơ ...’
Nhìn môi biết tỳ ‘ môi thâm đen , môi khô nứt nẻ , môi nhợt , môi sáng bóng . môi hồng ...’
Nghe âm thanh biết tình ý ‘ ngọt như mía lùi , chua như giấm , đắng như dây thần thông , nghe âm u như mùa thu cũ ...’
+ Tương đồng với lục súc ( sáu con vật nuôi ) là con Dê . 
Thịt dê tính đại nhiệt người có bệnh về 
Mạch máu thì không nên dùng 
-  Tương đồng với lục súc là con Bò . 
Nếu có bệnh về thịt thì phải kiêng 
( bị thương , lở loét , sau phẫu thuật ...)
+ Tương thông với ngũ cốc là hạt Kê . 
Hạt kê giàu dinh dưỡng và giúp tăng tính đàn hồi của mạch máu , tính mát . Người có bệnh về mạch máu nên ăn cháo kê ...
- Tương thông với ngũ cốc là hạt Ngô . Ngô nhiều dinh dưỡng và nhiệt lượng rất cao ( calorie 96% )  . Vì thế ở các vùng núi cao không khí lạnh lẽo người ta thường dùng làm lương thực .


+ Tâm chủ Huyết mạch 
Theo nguyên lý : Thông tắc bất thống   Thống tắc bất thông . 
Tắc thì đau ( Cục máu đông gây nghẽn mạch . 
Dị trùng gây nghẽn mạch . Sang chấn gây nghẽn v.v ...)

Cao huyết áp là do khí bất túc   (Khí thăng . Khí trệ . Khí uất )  
Thấp huyết áp là do huyết bất túc 
(Huyết hư . Huyết thiểu . Huyết nhược . Huyết dị hình ) 

Chủ Thần minh Nội tư duy . Tâm hòa vạn sự an 
Thái quá sẽ thành phong hỷ ( cười nói huyên thuyên ) . 
Bất cập sẽ bất an 
( tâm khí hư , hồi hộp , lo lắng , sợ hãi , đánh trống ngực ) . 
Sang chấn tâm lý sẽ thành tâm thần phân liệt .

Tỳ chủ tứ chi : Tỳ hư tay chân yếu , thịt nhão như nước  
Tỳ phong tay chân vọp bẻ , chuột rút , vặn mình uốn éo  
Tỳ uất tay chân mỏi , đau các khớp cổ tay , cổ chân và ngón  
Tỳ hàn tay chân lạnh . Tỳ thấp nhiệt ngứa lòng bàn tay , bàn chân
 
Tỳ chủ huyết ( thống nhiếp huyết ) Rong kinh . 
Xuất huyết nội  . Xuất huyết dạng thấp . Chảy máu cam . 
Phần nhiều có liên quan đến tỳ khí hư  . Tê trong lòng bàn tay do tỳ khí hư . Tê ngoài lòng bàn tay mà ngón nhẫn và ngón út tê nhiều do tỳ huyết hư .

Tỳ chủ tư ( lo lắng nghĩ ngợi , ưu tư)
Ưu tư khác với buồn . Một vấn đề phải giải quyết và giải quyết chưa xong nên phải đắn đo , suy nghĩ , cân nhắc , lo lắng , băn khoăn ... Chính là    .

Tóm lại Hỏa sinh Thổ . Tâm sinh Tỳ . 
Cho nên mọi trạng thái của tâm sẽ ảnh hưởng đến tỳ ....

Khi  ĐỌC BỆNH  ở miệng thì việc đầu tiên của người Thầy thuốc là quan sát   i   Tiếp theo là  Răng  và sau cùng mới xem  Lưỡi   Môi và Răng chỉ để tham khảo .
Lưỡi mới chính là để chẩn đoán .





Nhìn môi biết  Tỳ ... Nếu là môi son thì sao ?
Nhìn răng biết Thận ... Gặp răng sứ thì sao ?
Chỉ có Lưỡi là không có  Son  và  Sứ  ...
TÂM  khai khiếu ra  Lưỡi !  Do đó nhìn lưỡi biết tâm . Tâm có hai nghĩa .  Một là tinh thần . Một là chức năng .
Tâm là tim    Tâm là những gì có liên quan trong lồng ngực . Do Tâm bào có biểu lý với Tam tiêu  nên đều thể hiện bệnh ở lưỡi

- Nội tâm là  TIM  chủ huyết mạch . Chủ về cảm tính . ‘ suy nghĩ trong tâm , thiên về xúc động ’  . Dễ bị lung lạc xu hướng khi tim suy yếu . “ Tâm quí ” ....

- Ngoại tâm là  TÂM BÀO   chủ về khí mạch . Chủ về lý trí . 
Đắn đo , cân nhắc . Ngăn chặn tà khí . Liên kết với các tạng phủ có liên quan để tạo thành sức mạnh toàn thân  ...
Tạng Tâm Bào  Là một màng bao Tim còn gọi là   Thủ Tâm chủ  . Tâm Bào có nhiệm vụ chính đó là  bảo vệ Tim . Ngăn cản tà khí xâm nhập vào Tim . Đồng thời chấp hành “ mệnh lệnh ” của Tâm . Các biểu hiện bệnh lý không khác gì Tạng Tâm . Tâm bào khí có màu tím 

Phủ Tam Tiêu 
Tạng Tâm bào có quan hệ biểu - lý với Phủ Tam Tiêu .
Theo y văn cổ thì Tam tiêu là một dòng kênh dẫn nước từ Thượng tiêu xuống hạ tiêu “ bắt đầu vào từ miệng và đi ra ở hậu môn ”
Tam Tiêu được chia làm 3 phần : Thượng tiêu , Trung tiêu và Hạ tiêu . Tam Tiêu có chức năng duy trì thân nhiệt . Làm nhừ Thủy Cốc . Thải bỏ cặn bã thực ra khỏi cơ thể . Tam Tiêu là đường đi của Khí và Thủy đạo “ đường dẫn nước ”. Tam tiêu bị ách tắc ở đâu thì sinh phù ở đấy
+ Thượng tiêu là màng mỡ bao bọc , chằng giữ liên kết ở khu vực Tâm và Phế .
+ Trung tiêu là màng mỡ bao bọc chằng giữ liên kết ở khu vực Can . Đởm . Tỳ . Vị và tuyến Tụy .
+ Hạ tiêu là màng mỡ bao bọc chằng giữ liên kết ở khu vực Thận . Bàng quang . Đại tràng . Tiểu tràng và bộ máy sinh dục 



Biến chứng bệnh của Tam tiêu xuất hiện phần lớn có liên quan với công năng chuyển hóa chất lỏng . Nuôi dưỡng và bài tiết .
Đường kinh của Tâm Bào   Kinh thủ quyết âm tâm bào ” đi qua những vùng Ngực . Sườn . Hõm nách . Dọc bờ trong cánh tay giữa 2 đường kinh Tâm và kinh Phế xuống cơ hoành và bụng liên hệ với 3 tầng . Thượng Tiêu , Trung Tiêu và Hạ Tiêu .

Xem lưỡi
Vị giác là một trong mấy nhiệm vụ chính của Lưỡi , một bộ phận mềm mềm , không xương , nằm trong miệng .
Lưỡi do các sợi cơ cấu tạo thành và gồm có hai phần ‘ Thân lưỡi ở phía trước , lắt léo cử động lên xuống , qua lại được . Cuống lưỡi nằm ở phía sau , gắn với xương móng và vòm miệng ’ .
Mặt trên của lưỡi có những chồi nhỏ với các nụ nếm rải rác ở giữa các rãnh của lưỡi.
Lưỡi có bốn chức năng quan trọng mà trong tiếng Việt đều bắt đầu bằng chữ  N : Nếm . Nói . Nhai . Nuốt . Lưỡi giữ thức ăn ở gần răng để được nhai nghiền nát rồi lưỡi đưa đẩy thức ăn nhuyễn về thực quản để nuốt xuống dạ dày .
Nhai và nuốt là hai giai đoạn sơ khởi nhưng rất quan trọng của sự tiêu hóa .
Lưỡi hành động phối hợp với môi , răng và vòm miệng để tạo ra tiếng nói . Chỉ thiếu mươi chiếc răng cửa , có cặp môi chẻ hoặc cụt một phần lưỡi là tiếng nói đã phì phò , ngọng nghịu.
Lưỡi giúp con người nếm để phân biệt , thưởng thức các vị khác nhau trong thực phẩm, nước uống cũng như dược phẩm hoặc các chất khác .  Ðó là Vị Giác .  Một trong năm giác quan của cơ thể . “ Chuyên gia ” nếm nằm trên lưỡi . Có tên Nụ hoặc Chồi Nếm (Bud taste).
Tâm khai khiếu ở lưỡi
Tâm khí thông với lưỡi . ‘TÂM HÒA’  
Lưỡi sẽ tự có thể  phân biệt được ngũ vị . Trên thực tế , tâm khí  đủ không chỉ giúp lưỡi có thể phân biệt  được rõ ràng năm loại vị , mà đầu lưỡi còn chuyển động linh hoạt hơn , việc nói năng sẽ lưu loát hơn . Thông thường , lưỡi có màu hồng nhuận biểu thị sự đầy đủ khí huyết ở tâm .
Tim chủ về huyết mạch . Các mạch máu trên lưỡi cũng rất dày đặc và lưỡi cũng rất linh hoạt trong việc phản ánh trạng thái của tim . Tâm dương không đủ . lưỡi sẽ phù , hoặc có màu tím thẫm .
  Tâm âm      không đủ . lưỡi sẽ có màu đỏ sắc . Khi tâm huyết suy , lưỡi có màu nhạt , ảm đạm .

Tâm huyết bị tắc  
Lưỡi sẽ có màu tím, hoặc mọc mụn…
Xem Lưỡi gồm ba phần
- Chất lưỡi    và   dạng lưỡi
- Màu lưỡi     -     Rêu lưỡi
- Vị trí cảm nhận vị giác 




Chất lưỡi
Nếu chất lưỡi đỏ nhuận    Là khí huyết vượng
Chất lưỡi trắng nhạt         Là khí huyết hư suy 
Rêu lưỡi trắng mỏng         Nhuận là vị khí vượng 
Lưỡi trơn không rêu         Là vị khí suy bại hoặc 
                                             Vị âm tổn thương nặng 
Trong bệnh  của ngoại cảm  
Sự dày mỏng của rêu lưỡi có thể phản ánh sự nông sâu của tà khí .
Rêu lưỡi mỏng thường là thời kỳ đầu của bệnh tật .
Rêu lưỡi dày  thì bệnh tà nhập lý , bệnh vị tương đối sâu hơn 
lưỡi sẫm     là nhiệt nhập vào huyết , bệnh vị đã sâu hơn.
Rêu lưỡi vàng 
 thường là nhiệt    
Rêu lưỡi trắng thường là hàn  
Rêu lưỡi nhày bẩn  thường là thc tích  đàm trọc 
‘ nước dơ tích tụ trong dạ dày ’ 
Chất lưỡi đốm ứ  thường là biểu hiện huyết ứ . Trong bệnh nhiệt cấp tính . Giống như mất ngủ kéo dài lại được kê đơn kháng sinh
Rêu lưỡi từ Trắng  chuyển Vàng , rồi Đen thường là bệnh tà từ biểu vào    Từ nhẹ biến nặng do hàn hóa nhiệt .
Rêu lưỡi  từ nhuận chuyển đến ráo thường là nhiệt thịnh mà tân dịch hao tổn dần .
Rêu lưỡi  từ dày biến thành mỏng . Từ ráo thành nhuận luôn là bệnh tà lùi dần  .  Biểu hiện tân dịch phục hồi .




THIỆT CHẨN TRONG CHẨN ĐOÁN
Trên lâm sàng để chẩn đoán bệnh người ta dựa vào
Chất lưỡi và xem rêu lưỡi 
- Xem chất lưỡi còn gọi là xem Thân lưỡi  
Bao gồm xem màu Sắc lưỡi . Hình lưỡi  và xem Trạng thái lưỡi 
- Xem rêu lưỡi  Xem màu sắc rêu lưỡi và xem chất rêu lưỡi ’ .
Lưỡi trắng nhạt là  hàn .
- Lưỡi đỏ là nhiệt chứng .
- Lưỡi xanh tím hư hàn chứng .
- Lưỡi xanh đen cực nhiệt .
- Lưỡi mập to hư nhiệt .
- Lưỡi nhỏ , mỏng là khí huyết hư . Âm hư . Nhiệt chứng .
lưỡi nõn nà do hư hàn .


- Lưỡi có vết nứt là âm huyết bất túc . Nhiệt thịnh thương cân .


- Lưỡi mềm nhũn . Run rẩy . Co cuốn do khí huyết hư . Nhiệt thịnh . Thương âm động phong .


- L
ưỡi đơ cứng (sốt cao thương âm , đàm trọc nội trở) .
- Lưỡi xiên lệch là trúng phong . Đàm trọc trở lạc .
- Rêu trắng là biểu chứng hàn .


- Rêu vàng lý chứng nhiệt .
- Rêu xám đen lý chứng cực nhiệt . Hoặc cực hàn . ướt nhuận  tân dịch chưa tổn thương . Có thấp tà lưỡi khô ráo . 
- Rêu mỏng là hư chứng . Tà khí nhẹ .
- Rêu vữa là thực nhiệt chứng .
- Rêu nhày . hàn thấp hoặc thấp nhiệt .
Lưỡi bóng láng . Vị khí âm suy kiệt . Rêu ít . âm hư  . Rêu lưỡi bong tróc . Khí âm bất túc
Lưỡi được phân chia như sau
- Đầu lưỡi thuộc Tâm
- Cuống lưỡi thuộc Thận.
- Giữa lưỡi thuộc Tỳ
- 2 bên rìa lưỡi thuộc Can


Thí dụ :
- Thấy đầu lưỡi lở dộp . Có thể nghĩ đến hỏa của tâm vượng .
Cuống lưỡi sưng . Cuống lưỡi lở là dấu hiệu hỏa của thận vượng
Giữa lưỡi xám đen là dấu hiệu thủy của Tỳ suy .

Màu sắc và chất lưỡi
 Xem lưỡi . Thường tập trung vào chất lưỡi và rêu lưỡi .
 + Lưỡi bình thường
 - Chất lưỡi hồng nhạt do màng lưới các mạch máu vận chuyển trong lớp cơ và trong lớp dưới niêm mạc lưỡi làm cho lưỡi đỏ hồng .
- Rêu lưỡi trắng mỏng . Do lớp nhú dạng chỉ với lớp thượng bì bị sừng hóa . Thêm những vi khuẩn xen lẫn với thức ăn vụn nát . Những mảnh tế bào bị hủy hoại và nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra . Tạo thành chất lưỡi trắng mỏng .
+ Các biến đổi
1 . Màu sắc
- Trắng bệch : liên hệ đến hiện tượng thiếu máu . Mao mạch máu bị co lại . Huyết dịch giảm sút . Dòng máu lưu thông kém , gây phù ... Thường có liên hệ với hàn chứng , hư chứng , dương khí suy nhược   khí huyết không đủ .

- Xanh tím : liên hệ ứ máu tĩnh mạch hoặc thiếu oxy trong hồng cầu . Nếu do nhiệt . Chất lưỡi xanh tím nhiều , lưỡi khô , ít tân dịch . Nếu do hàn , chất lưỡi xanh tím nhưng ướt tươi . Nếu ứ huyết thì có kèm theo các vết ban hoặc điểm ứ huyết .


ĐỎ : Thuộc nhiệt . 
Do thực nhiệt hoặc hư nhiệt gây nên . Nếu đỏ tím là do nhiệt tà quá thịnh . Đã vào phần dinh huyết và huyết , ở bệnh nhân mãn tính là do âm hư hỏa vượng . Tân dịch bị giảm nhiều .
- Khô ráo : do nước bọt bài tiết ra bị giảm sút. YHHĐ cho là do hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh hoặc do hoạt động của hệ Đối giao cảm yếu làm cho tình trạng tiết nước miếng bị giảm sút gây ra chất lưỡi khô ráo . YHCT cho là do nhiệt tà quá thịnh , đốt cháy làm khô tân dịch .
 - Có vết nứt : do các nhú dạng chỉ của lưỡi chỗ thì dính , chỗ thì tách rời nhau , gây ra kẽ nứt . Cũng có khi do niêm mạc lưỡi co rút lại gây ra nứt . Thường gặp trong các chứng bệnh nhiệt thịnh đã vào phần lý , dinh , huyết
2 . Về hình dáng
- Phù nề : Thuộc Thực chứng , nhiệt chứng . Nếu phù 2 bên thường do hư hàn hoặc do đàm thấp kết lại tràn lên .
- Sưng tụ màu trắng nhạt : do Tỳ và Thận dương hư , chất lưỡi hồng đỏ , do thấp nhiệt bên trong , nhiệt độc mạnh .

3 . Về cử động của lưỡi
- Cứng không chuyển động được : do bệnh nhiệt , hôn mê , sốt cao làm tổn thương tân dịch , trúng phong .
- Lệch        : do trúng phong
- Run         : do Tâm Tỳ khí huyết hư
- Rụt ngắn : dấu hiệu bệnh nguy hiểm
- Lưỡi thè ra ngoài : do Tâm Tỳ có nhiệt hoặc bệnh bẩm sinh phát dục kém ở trẻ em .

+ Xem rêu lưỡi


 - Màu sắc
1 . Rêu trắng         : thuộc về hàn chứng và biểu chứng .
2 . Rêu lưỡi vàng : thuộc nhiệt chứng, lý chứng 
Do lưỡi bị viêm tại chỗ , phản ứng tiết dịch 
do có sự tác động của cầu khuẩn vàng
xuất hiện ở lưỡi tạo nên .
3 . Rêu lưỡi đen : thường là bệnh nặng . Nếu đen mà khô là do nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch . Do vi khuẩn sinh sôi nẩy nở làm sừng hóa tế bào . Thường gặp trong chứng sốt cao gây mất nước , bệnh viêm nhiễm lâu ngày dùng kháng sinh lâu ngày làm tối loạn chức năng tiêu hóa ở bao tử và ruột ...

* . Tính chất

4 . Rêu lưỡi dầy : Tà khí đã vào trong hoặc tích trệ ở trong . Đang bệnh , ăn uống kém hoặc chỉ uống chất lỏng khiến tác động cọ sát kém , hoặc do sốt cao mất nước , nước miếng tiết ra bị giảm sút .
5 . Rêu lưỡi mỏng : hay gặp ở bệnh còn ở biểu , ngoại cảm . Rêu lưỡi từ mỏng biến sang dầy là bệnh nặng lên , từ biểu đi vào lý .
6 . Rêu lưỡi ướt : biểu hiện tân dịch chưa bị tổn thương , rêu lưỡi ướt trơn là do thủy thấp ứ lại bên trong. 
7 . Rêu lưỡi khô : biểu hiện tân dịch bị hao tổn . Ngoài ra , nếu
thấp tà tụ lại bên trong không sinh ra tân dịch cũng gây khô lưỡi 

Biểu Hiện Lâm Sàng Giữa Lưỡi Và Bệnh

- Chất lưỡi đỏ sẫm hoặc xanh tím
 . Rêu lưỡi vàng dầy hoặc xám tro  bệnh nặng .
 - Nơi người bị bỏng , diện tích bỏng càng rộng , mức bỏng càng rộng thì chất lưỡi chuyển sang đỏ hồng càng nhanh càng rõ ...
bỏng mà kèm nhiễm khuẩn máu thì lưỡi đỏ sẫm và khô ráo 
- Chất lưỡi trắng bệch : gặp ở bệnh mãn tính . Bệnh tiến triển chậm , kéo dài.
 - Rêu lưỡi vàng : hay gặp ở bệnh nhiễm khuẩn máu do tụ cầu và liên cầu , do đó có thể chẩn đoán là chứng thực nhiệt .
- Lưỡi sáng bóng  không rêu : bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh.
- Lưỡi đỏ
  sáng bóng : gặp ở giai đoạn cuối của Ung thư .
- Lưỡi đỏ sáng bóng lại thêm vết loét ở mặt lưỡi : nguy kịch sắp chết.
- Lưỡi âm hư (chất lưỡi đỏ sẫm
 , thân lưỡi hao sút , lưỡi khô có vết nứt , có trường hợp sáng bóng , có trường hợp hai bên đầu lưỡi nổi gai đỏ . Giai đoạn cuối của bệnh ‘Thường sáng bóng như gương toàn lưỡi Bệnh cảm nhiễm nặng . Bệnh có khối u ác tính . Cường tuyến giáp trạng Bướu cổ lồi mắt Bệnh tổn thương ở gan , phổi  .
- Viêm ruột thừa cấp : rêu lưỡi nhờn
 . (Trên thực tế lâm sàng, có thể dựa dựa trên quan sát lưỡi để đánh giá mức phát triển của bệnh ruột dư viêm cấp)
+ Qua điều trị, nếu rêu lưỡi dầy, nhờn chuyển sang trắng mỏng là triệu chứng tốt, bệnh thuyên giảm, chiều hướng thuận lợi.
+ Qua điều trị : dù các triệu chứng có lui bớt nhưng rêu lưỡi vẫn thấy nhờn như cũ, không có gì thay đổi cả thường là bệnh không biến chuyển hoặc có khi bệnh bên trong đang trên đà phát triển.
- Gan viêm nặng : lưỡi đỏ sẫm, khô, ít ướt, rêu lưỡi dầy nhờn hoặc khô ráo, vàng hoặc đen. Viêm càng nặng, tiến triển càng xấu, càng thấy trạng thái lưỡi rõ ràng đậm nét hơn. Có trường hợp chỉ thấy lưỡi láng bóng
 , không rêu .
 - Xơ gan : Dù trước kia có chất lưỡi hồng nhạt . Rêu lưỡi trắng mỏng nhưng bỗng thấy chuyển sang màu đỏ sẫm mà sáng bóng thường là nặng.
Ung thư gan : Rêu lưỡi có  2 vùng xanh   Bầm tím .
- Bệnh nhồi máu cơ tim : lưỡi trở nên bầm tím từng phần , các tĩnh mạch dưới lưỡi biến đổi trạng thái dãn tĩnh mạch 
Thường quan sát thấy lưỡi bị trắng, sau 4 - 5 ngày lớp màng trắng đó sít lại và trở nên đen .
- Ung thư thực quản : lưỡi trở nên bầm tím và 67% trường hợp do tế bào bị tróc ra nên dễ phát hiện được những thay đổi bệnh lý .
- Tiêu cầu thận viêm : trên lưỡi xuất hiện 1 lớp đen xám.
- Cũng theo tác giả : Những bệnh thường làm lưỡi thay đổi là bệnh tim . Bao tử viêm . Loét . Phổi viêm . Bướu cổ . Lồi mắt . Đái tháo đường . Viêm ruột thừa cấp .
Hỏa sinh Thổ
Mộc là mẹ của Hỏa - Hỏa là mẹ của Thổ - Thổ là mẹ  của Kim .
Dân gian thường nói ‘ Con hư tại mẹ . Cháu hư tại bà ’



           ** *  Hư thì Bổ mẹ
** *  Thực thì Tả con
TỲ THỰC THÌ  TẢ TỲ  “ TẢ CON 

- Như thế nào là Tỳ thực ? ăn không tiêu . ăn xong bị đầy bụng . Ăn vào khó chịu . Đau bụng , đầy bụng , buồn nôn , nhức đầu , toát mồ hôi , tay chân rũ mỏi ...
Theo sách Nội Kinh
- Phân lỏng , loãng , khi đi khi ngừng rồi lại đi . 
Số lần đi thưa , gọi là  Tiết . 
Phân lỏng , loãng , đi xổ ra như dội nước hoặc nước chảy  
gọi là  Tả  . 
Trong Tiết có Tả , trong Tả có Tiết , vì vậy thường được gọi chung là  TIẾT TẢ  

Hải Thượng Lãn Ông  
Trong sách ‘ Bách Bịnh Cơ Yếu ’ phân ra 10 loại TẢ : Thấp tả . Nhiệt tả . Tả do tạng hàn . Phong tả . Thử tả . Thực tả . Hỏa tả . Tả do thất tình nội thương.

Tiêu biểu trong phép  Tả tỳ thực  có ba bài cơ bản .
1 . Trúng thực thuộc hàn
Bệnh danh 
YHHĐ : Rối loạn tiêu hóa  -  Nhiễm trùng đường ruột
YHCT  : Càn hoắc loạn theo y văn cổ .
Do ăn phải thức ăn , nước uống mất vệ sinh hoặc ôi thiu ...
- Triệu chứng điển hình là Đau bụng từng cơn . Buồn nôn mắc ói . Nhức đầu xây xẩm . Toát mồ hôi . Tay chân lạnh . Mặt mũi tím tái .. ( Thượng thổ , Hạ tả ) sau mỗi cơn đau  thì sẽ tả ra nước xối xả . Phát ra âm thanh lụp bụp , rẹt rẹt , phè phè ...
Thường có triệu chứng sốt kèm theo .  Ngày nay nên nhập viện để truyền dịch và dùng kháng sinh hoặc có thể phối hợp Đông - Tây 

Bài thuốc cơ bản

Hoắc hương chính khí tán
[Hòa tể cục phương ]
Thành phần
Hoắc hương 12g . Cát cánh 8g  . Phục linh  12g . Bạch truật 12g
Hậu phác ( Khương chế) 8g . Tô diệp 8g . Bán hạ chế 8g .
Bạch chỉ 8g . Đại phúc bì 12g . Trần bì 8g . Chích thảo 4g
Cách chế và dùng : Tán bột mịn , mỗi lần uống 6 - 12g với nước Gừng và Đại táo . ( khẩn cấp thay bằng nước đường nóng )

Có thể dùng thuốc thang .
Tác dụng : Giải biểu . Hòa trung . Lý khí hóa thấp .
Giải thích bài thuốc
  • Hoắc hương tác dụng phương hương hóa thấp . Lý khí hòa trung kiêm giải biểu là  chủ dược .
  • Tô diệp . Bạch chỉ giải biểu tán hàn hóa thấp .
  • Hậu phác . Đại phúc bì trừ thấp tiêu trệ .
  • Bán hạ khúc . Trần bì lý khí hòa vị . Giáng nghịch chỉ ẩu .
  • Cát cánh tuyên phế thông lợi thấp trệ .
  • Linh . Truật . Thảo . Táo ích khí kiện tỳ giúp vận hóa lợi thấp
Tác dụng lâm sàng
- Trên lâm sàng thường dùng chữa bệnh viêm đường ruột cấp có triệu chứng biểu hàn nội thấp. Trường hợp làm thuốc thang sắc uống . Nếu chứng biểu nặng gia Tô diệp để sơ tán biểu phong . Trường hợp thực tích bụng đầy tức gia thêm Táo . Gừng . Thần khúc . Kê nội kim để tiêu thực . Nếu thấp nặng . Mộc thông . Trạch tả để lợi thấp .

2 . Trúng thực thuộc nhiệt
Bệnh danh : YHHĐ  . Nhiễm trùng đường ruột .
Bệnh danh : YHCT
Theo y văn cổ gọi là Tả - Lỵ . Tiêu chảy do nhiệt . Trước thì tiêu chảy ‘ Tả ’ .  Sau chuyển thành Kiết ‘ Lỵ ’ .
- Rượu bia nhiều . Thức ăn cay , nóng ... Quá nhiều chất ngọt công nghiệp “ Bánh , mứt , kẹo . Trái cây chưa chín mùi . Đồ sống sượng . Thức ăn nhiều dầu , mỡ ”
- Triệu chứng . Bụng đau ngầm ngầm . Thỉnh thoảng có cơn đau quặn . Khát nước . Đau lưng . Mệt mỏi ... Tiều vàng , tiểu ít . Phân lỏng , mùi rất tanh , hôi . Khi chảy nhiều dẫn đên mất nước và chuyển thành  Kiết  .  Phân hết nước nên chỉ còn đàm nhớt và làm cho  Nóng . Rát  hậu môn và sau cùng là mót rặn thì gọi là  Lỵ   Đặc trưng của tiêu chảy nhiệt là không phát âm thanh . Chỉ nghe xòa một cái ... là tuôn ra ...

Bài thuốc cơ bản
CÁT CĂN HOÀNG CẦM HOÀNG LIÊN THANG
( Thương hàn luận )
Thành phần
Cát căn 20g . Hoàng cầm 12g .  Hoàng liên 8g .  Chích thảo 4g
Cách dùng : Sắc nước uống .
Tác dụng : Giải biểu, thanh nhiệt.
Giải thích bài thuốc
Cát căn có tác dụng giải biểu . Vừa có tác dụng kiện tỳ khí . Chữa lỵ . Tiêu chảy .
-  Hoàng cầm . Hoàng liên thanh nhiệt ở đại tràng .
-  Vị đắng  . Tính hàn có tác dụng táo thấp trị cả lỵ và tiêu chảy .
Cam thảo kiện tỳ hòa trung . Điều hòa các vị thuốc .
Các vị thuốc hợp thành bài thuốc chữa Tả lỵ cấp có sốt .

Ứng dụng lâm sàng

Bài thuốc thường dùng chữa chứng tả lỵ mới mắc còn biểu chứng .
- Trường hợp bệnh nhân nôn gia Bán hạ . Gừng tươi cầm nôn có kiêm thực tích ( nặng bụng ) gia Sơn tra . Thần khúc . Mạch nha để tiêu tích . Bụng đau gia Mộc hương để hành khí chỉ thống . Cũng có thể dùng bài thuốc chữa chứng tả lỵ , sốt mà không có biểu chứng .

- Đối với viêm ruột cấp , sốt , tiêu chảy , khát , rêu lưỡi vàng , mạch sác  gia Kim ngân hoa . Xa tiền tử . Râu ngô . Trạch tả để tăng tác dụng thanh nhiệt trừ thấp.
- Đối với chứng lỵ cấp , bụng đau , phân có máu mũi , mót rặn , sốt , rêu lưỡi vàng , mạch sác gia Kim ngân hoa , Lá mơ lông , Chỉ xác để điều khí thanh nhiệt.
Chú ý
Không dùng đối với chứng tả lỵ thuộc chứng hư .

3 . Trường vị bất hòa
Bệnh danh
Theo YHHĐ . Viêm sung huyết hang vị dạ dày . Viêm đại tràng co thắt . Thừa toan .
Theo YHCT . Trường vị bất hòa “ Dạ dày và ruột không hợp tác”
Điều hòa trường vị  là những bài thuốc trị bệnh tại Trường  V do rối loạn chức năng gây nên bụng đầy đau , hàn nhiệt lẫn lộn , nôn , buồn nôn , sôi bụng , tiết tả . Thường dùng các loại thuốc vừa hàn vừa nhiệt và cay đắng để điều chỉnh cơ năng trường vị . Bụng đầy tức sau khi ăn . Cảm giác bí bách rất khó chịu . Mỗi khi ợ hoặc trung tiện được thì dễ chịu . Lúc nào cũng chỉ mong muốn xổ được một cái cho nhẹ bụng .

Bài thuốc cơ bản

BÁN HẠ TẢ TÂM THANG
( Thương hàn luận )
Thành phần:
Bán hạ 8g . Can khương 8g . Hoàng cầm 10g . Đảng sâm  12g
Hoàng liên 6g . Chích thảo 6g . Đại táo 4 quả
Cách dùng  . sắc nước uống .
Tác dụng . Hòa vị, giáng nghịch, khai kết trừ bi .
Giải thích bài thuốc
Bán hạ để điều hòa tiêu tích , giáng nghịch , chỉ ẩu là chủ dược.
Can khương hợp với Bán hạ tân khai tán kết.
Hoàng liên . Hoàng cầm khổ giáng tiết tả .
Đảng sâm bổ khí . Đại táo . Cam thảo kiện tỳ điều hòa các vị thuốc
Tóm lại trong bài thuốc có các vị thuốc hàn nhiệt cùng dùng để điều hòa âm dương , cay đắng cùng dùng để điều hòa thăng giáng , BỔ    TẢ  điều chỉnh hư thực , làm cho vị khí điều hòa chức năng hồi phục , thì các chứng đầy , nôn , tả sẽ khỏi .

Ứng dụng lâm sàng

Bài thuốc chủ trị hội chứng vị khí bất hòa gây nên vùng thượng vị đầy . Hạ vị tức , nôn khan , sôi bụng , tiêu chảy , rêu lưỡi vàng mỏng , nhớt , mạch huyền tế sác .
Trường hợp thấp nhiệt tích ở trung tiêu nôn và đầy tức bụng bỏ Đảng sâm , Can khương , Đại táo , Cam thảo gia Chỉ thực , Sinh khương để giáng nghịch chỉ ẩu ( cầm nôn ) tiêu mãn .
Trên lâm sàng bài thuốc dùng để chữa chứng viêm ruột cấp , sốt , nôn , bụng sôi , tiêu chảy , người mệt mỏi , bụng đầy , rêu lưỡi vàng , mạch huyền tế , sác . Nếu cơ thể khỏe mạnh bỏ Đảng sâm , Can khương . Nếu bụng đau nôn nhiều hợp Tả kim hoàn để thanh nhiệt hòa vị cầm nôn , giảm đau . Nếu có tích thực “ Nặng bụng ” bỏ Đảng sâm . Chích thảo gia Chỉ thực ‘ khi dùng chỉ thực hay chỉ xác sẽ tăng huyết áp giả ở tứ chi , đừng sợ hãi , sau đó sẽ giảm lại bình thường ’ .  Đại hoàng  ‘ cần thận trọng , một số người tỳ , vị yếu sẽ bị đau bụng ’  .

Bài Bán hạ tả tâm thang  là bài thuốc chính điều hòa trường vị chủ trị các chứng hàn nhiệt thác tạp . Thăng giáng mất điều hòa , sinh ra nôn . Đau bụng . Tiêu chảy .  Thượng vị đầy . Hạ vị tức mỗi khi ăn xong . Buồn ngủ . Ngáp hơi hới ... Nếu không nằm được một lát thì cả buổi ngầy ngật ...

TỲ HƯ THÌ BỔ TÂM   BỔ MẸ )
- Như thế nào là Tỳ hư ! Tỳ hư ăn , uống kém . Tay chân mỏi . Làm công việc mau mệt . Không khát nước . Da xạm màu hay vàng xỉn . Hay đau lưng không rõ nguyên nhân . Ngủ không ngon giấc . Tóc rụng nhiều . Môi không tươi ... ( Nếu bệnh nặng tăng dần thì môi trên có màu xanh đen giống như mọc râu . Gò má sẽ nám từng mảng và phân thường khô . Nhưng lâu lâu lại bị tiêu chảy ) Ngủ chập chờn . Ngủ mau thức ... Hay bị xây xẩm ...

HỎA SINH THỔ

TÂM SINH TỲ

Nhưng hỏa muốn sinh thổ phải hội đủ điều kiện .
Tại tạng .   Tâm hòa vạn sự an 
Chúng ta biết Phần âm của tâm : Màu đỏ . Vị đắng . Mùi hắc ...
- Khi có sự sai lệch thì cần cân nhắc . 
Thí dụ phần dương của tâm không đầy đủ 
[ Tâm khí hư . Mệt hồi hộp . Đánh trống ngực . Hay giật mình . Run sợ ... y văn cổ gọi là tâm quý . Tâm quý do Tâm khí hư tổn . Có chứng trạng hồi hộp không yên , sắc mặt trắng bệch , ngực đầy thiểu khí , mệt mỏi yếu sức , môi miệng nhợt , chân tay không ấm , thậm chí hay ngáp hoặc thở dài , tự ra mồ hôi , biếng nói , mạch Nhược vô lực ] . 
Tâm quý do Tâm dương không mạnh . 
Có chứng trạng hồi hộp đoản hơi . 
Thiểu khí vô lực . 
Tiếng nói khẽ hụt hơi . 
Trong ngực bĩ đầy . 
Ban đêm nặng hơn . 
Sợ lạnh ưa ấm . 
Thậm chí tay chân Quyết ( co quắp ) . 
Tiểu tiện trong dài .
Đại tiện không thành khuôn . 
Mạch Trầm Vi hoặc Trầm Hoãn . Chất lưỡi nhạt . 
Rêu lưỡi ướt nhuận 
- Thì các loại thức ăn có vị đắng như
Khổ qua , rau đắng v.v... phải kiêng . 
Nếu không kiêng thì sẽ bị đầy bụng . Buồn nôn . Mắc ói ... 
Do khí của tâm không chyển vào tỳ được . [ âm thịnh - dương suy ] Khi có chứng trạng  Tỳ hư  thì nhất định phải có cả Tâm hư  . Vậy người thầy thuốc phải cân nhắc xem phần nào của tâm bị sai lệch nhiều theo nguyên tắc  CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG

Phải luôn nhớ rằng sự vận hành của ngũ tạng 
Tương ứng với ngũ hành 
và sự khí hóa của nó là nhờ vào hai khí âm dương  
Khí dương của tạng này sẽ chuyển vào khí âm của tạng kia . 
Khi hai khí âm dương giao hòa thì dương khí sẽ mạnh lên và đồng thời lại chuyển tiếp . Người khỏe mạnh là người có sự cân bằng âm dương Ngày  lao động miệt mài mà  Đêm  không ngủ thì mất cân bằng .
Ngày là khí Dương . Đêm là khí Âm
Khi ta ngủ khí âm của dinh huyết ‘ ’ mới đi ra ngoài làm cho mát da , mượt tóc . 
Khí dương của vệ khí ‘ Biểu ’ sẽ vào trong giữ cho tạng phủ vận hành .


Bài thuốc cơ bản
QUI TỲ THANG
( Tế sinh phương)
Thành phần
Nhân sâm ( Đảng sâm) 12g  .   Toan táo nhân sao 12g   Phục thần 12g  . Viễn chí  6g . Hoàng kỳ 12g  . Mộc hương 4g . Bạch truật 12g  . Long nhãn nhục 12g  . Đương qui 12g . Chích thảo 6g  . Sinh khương 3 lát  . Đại táo 12g
Cách dùng  . Sắc nước uống . Có thể hòa với mật làm thành hoàn , mỗi lần uống 8  - 12g .
Tác dụng   Kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.
Giải thích bài thuốc
Bài này gồm 2 bài "Tứ quân tử thang" và " Đương qui bổ huyết thang" gia Long nhãn nhục . Toan táo nhân . Viễn chí . Mộc hương . Đại táo là 1 bài thuốc thường dùng để trị chứng tâm tỳ hư tổn . Trong bài
  • Sâm Linh Truật Thảo ( Tứ quân) bổ khí kiện tỳ để sinh huyết là chủ dược.
  • Đương qui . Hoàng kỳ bổ khí sinh huyết .
  • Long nhãn . Táo nhân . Viễn chí dưỡng tâm an thần.
  • Mộc hương lý khí ôn tỳ .
  • Sinh khương . Đại táo điều hòa vinh vệ .
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng ích khí kiện tỳ bổ huyết dưỡng tâm.
Ứng dụng lâm sàng
- Bài thuốc này chủ yếu trị các bệnh suy nhược có hội chứng bệnh lý  Tâm Tỳ  lưỡng hư . Khí Huyết  bất túc ( không bổ sung cho nhau ) sinh ra các triệu chứng mất ngủ , chán ăn , hay quên , tim hồi hộp , cơ thể mỏi mệt , sắc mặt vàng bủng , môi lưỡi nhợt , mạch yếu thường gặp trong các chứng suy nhược cơ thể , suy nhược thần kinh .
- Trường hợp xuất huyết trong bệnh loét dạ dày tá tràng có hội chứng khí huyết bất túc có thể dùng bài này để chữa . Bỏ các vị Mộc hương . Viễn chí ... Gia . A giao . Địa du . Trắc bá diệp . Hoa hòe để tăng cường tác dụng chỉ huyết.
- Trường hợp phụ nữ kinh kéo dài hoặc sanh nhiều cơ thể suy nhược hoặc sau khi mắc bệnh lâu . Thời kỳ hồi phục ăn ngủ không ngon . Cơ thể hư nhược đều có thể dùng bài này để chữa có kết quả tốt .

PHỤ PHƯƠNG

DƯỠNG VINH QUY TỲ THANG
( Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)
Thành phần
Thục địa 24g . Táo nhân 8g . Phục linh 6g . Ngưu tất 8g .
Mạch môn ( sao với gạo) 8g . Bạch truật 12g . Bạch thược 6g
Ngũ vị tử 6 - 8g . Nhục quế  4g
Tác dụng   Chữa tất cả các chứng lao thương phát sốt ho , thổ huyết , hâm hấp sốt , biếng ăn , mỏi mệt , mạch thốn , hồng xích , nhược . Đây là bài thuốc chủ yếu chữa khí huyết hư tổn.



VẬY VAI TRÒ CÙA BÀ NHƯ THẾ NÀO !
Hành mộc
Nói vui là bà sinh ra là để trông cháu . Can chủ cân cho nên tất cả những gì có liên quan đến cân như cơ tim , màng tim ,  vách ngăn , van , ống mạch , thành dạ dày ,  ống thực quản ... Đều do Chức năng  TẠNG CAN QUẢN LÝ   .

                                  HỎA
Hành mộc
      
                                  THỔ

Chức năng của  Gan     chủ  về  chuyển hóa
Chức năng của  Tim     chủ  về  hoạt hóa
Chức năng của  Tỳ        chủ  về tiêu hóa  

Gan chuyển hóa năng lượng cho Tim  và Tim cung cấp năng lượng cho Tỳ . Tâm khí hư cung cấp năng lượng cho Tỳ không đủ dẫn đến tình trạng ngưng trệ tại tỳ . Do chuyển hóa năng lượng vào tâm bị ngăn trở nên chức năng chuyển hóa của gan bị kết lại gây ra uất . Làm cho ngực tức , sườn đau . Gọi là hung hiếp thống . 
Do khí hóa vào tâm không được nên tràn vào tỳ làm cho dịch mật tăng cao bất thường . Hổng tràng sẽ co thắt lại để chặn bớt nước chua ( dịch axit )   . Hiện tượng đầy hơi , ợ chua , nóng rát sẽ xuất hiện ( Can khí phạm vị )  . Can khí uất lâu ngày làm cho động mạch bị chèn ép . Máu khó lưu thông nên lực đẩy của tim tăng lên nghe rất rõ mà người ta hay gọi là Trống ngực  [ tiếng trống trong ngực ] . 
Huyết áp tâm thu tăng cao . Nếu kéo dài mà không được khai uất . Giải kết sẽ làm thiếu máu cơ tim , mạch vành tim và suy tim ..

1 . Chuyển hóa ở  Tỳ  là chuyển hóa sơ bộ  .
Sau khi hấp thu các dưỡng chất từ đồ ăn , thức uống bằng sự thẩm thấp của các lông ruột . Tinh chất được đưa vào máu rồi thăng lên Phế . Khi nhận đủ dưỡng khí máu sẽ biến thành màu đỏ và chuyển đến gan .

2 . Chuyển hóa ở  Gan  là chuyển hóa từng phần .
Sau khi nhận máu đỏ gan sẽ chuyển hóa các loại đường thành năng lượng ( gluxit ) . Chuyển hóa các loại đạm và vitamin thành dưỡng chất bổ sung ... Đem đến các cung cấp cho các tế bào . Phần còn thừa không tiêu thụ hết sẽ biến đổi thành mỡ dự trữ  ( lipit ) . Vì vậy để tránh thừa cân cần sinh hoạt điều độ .

3 . Chuyển hóa ở  Thận  là chuyển hóa toàn phần .
Khi nhận đủ dưỡng chất và năng lượng từ gan thì Chức năng thận sẽ chuyển hóa toàn bộ tất cả những gì mà chúng ta dung nạp trong ngày . Khi Thái dương hợp Thái âm ( đêm về ) . Trong trạng thái tĩnh ( ngủ ) Chức năng Thận sẽ bắt đầu quá trình chuyển hóa theo một chu kỳ tóm tắt như sau : Thận sinh Tinh - Tinh sinh Tủy - Tủy sinh Huyết Vì thế mà những người mất ngủ thì máu mới sinh ra không đủ . Người liêu xiêu . Tóc bạc sớm

1. Biệu hiện của lưỡi cảnh báo bệnh ung thư
- Cảm giác đau lưỡi:
Cảm giác đau lưỡi có thể cảnh báo tình trạng ung thư miệng lưỡi khi đã vào giai đoạn khá nặng vì thông thường các giai đoạn trước không gây đau. Cụ thể hơn, bạn sẽ thấy đau ở lưỡi khi nhai , nuốt . Nếu u ác tính phát triển lớn hơn thì cơn đau này có thể lan sang tai.


- Có cục u trên lưỡi
Nếu lưỡi có biểu hiện ung thư, phía cạnh lưỡi phần tiếp xúc với răng có thể phát triển các khối u màu đỏ hoặc màu trắng, lở loét gây khó khăn cho việc ăn uống.
- Lưỡi có màu nâu
Nếu lưỡi bỗng dưng xuất hiện một đốm nâu và càng ngày càng có biểu hiện tối màu hơn thì bạn cần phải đi khám ngay lập tức vì tình trạng này tuy không cảnh báo ung thư lưỡi nhưng nó là biểu hiện giai đoạn sớm của bệnh ung thư da.
- Lưỡi có nốt đỏ
Lưỡi có nốt đỏ hay vết loét có thể là do cảm lạnh, sốt. Những vết loét bình thường sẽ lành lại và biến mất trong vòng 1 tuần đến 10 ngày. Nhưng nếu kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng .
2 . Biểu hiện của lưỡi cảnh báo các bệnh khác
- Bề mặt lưỡi có nếp nhăn:
Các nếp nhăn dài trên bề mặt lưỡi là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục - ‘ bệnh giang mai ’ -  . Bởi vậy , nếu bạn có biểu hiện này cộng thêm việc quan hệ tình dục không lành mạnh thì nhiều phần trăm bạn đã mắc căn bệnh khó chịu này .
- Lưỡi có màu trắng
Khi lưỡi xuất hiện một lớp phủ màu trắng dày , có thể lưỡi của bạn bị nhiễm trùng, sưng tấy , hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng , nhiễm nấm candida (hay còn gọi là nấm men).


- Cảm thấy lưỡi nóng rát .
Hiện tượng này thường xuất hiện phổ biến ở phụ nữ mãn kinh . Nguyên nhân của nó là do nhiễm khuẩn , khô miệng hoặc thiếu dinh dưỡng .
- Cần đi khám bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có được những lời khuyên trong cách khắc phục bệnh.
- Lưỡi màu đỏ
Lưỡi đang hồng chuyển sang đỏ có thể là do thiếu hụt vitamin , sốt nóng và bệnh Kawasaki . Thiếu vitamin bao gồm thiếu sắt , vitamin B12 và B3.
- Lưỡi đen hoặc vàng
Lưỡi có những màu sắc lạ lùng trên là do vi khuẩn và nấm men hình thành trên bề mặt lưỡi . Uống cà phê, hút thuốc nhiều và vệ sinh răng miệng không tốt sẽ gây ra tình trạng trên .
- Lưỡi có màu tím
Đây là dấu hiệu phản ánh tình trạng viêm phế quản mãn tính , nồng độ Cholesterol cao và ăn nhiều thực phẩm lạnh . Cách khắc phục là ăn các thực phẩm có tính nóng như gừng , tỏi để mang lại cho lưỡi màu sắc hồng 
Kết thúc phần sơ lược về hành Hỏa
ĐÔNG Y MINH PHÚ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Huyền Tẫn Phát Vi - Lê Hác Trác
Khôn hoá Thái Chân
Học thuyết tạng tượng - viện y duợc cổ  Truyền việt nam
Nội kinh Tố Vấn

Không có nhận xét nào:

ĐÔNG Y MINH PHÚ - Trang nghiên cứu - Trao đổi - Học tập Kinh nghiệm về Y học Cổ truyền - Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo - Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh

Cảm ơn các bạn đã xem

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Google search

Introducing Minh Phu Traditional Medicine clinic - 108 - 19/5 Street - Duyen Hai town - Tra Vinh province - Viet Nam - Mobile phone 84969985148 - Email . luongyhanhatkhanh@gmail.com

Google map - ĐT : 0969985148