chu

Đông y minh phú - niềm tin của mọi nhà

HUYỆT THIÊN TÔNG

CỨNG CỔ GÁY

Cứng cổ (Stiffness of the neck)
Huyệt Thiên Tông là nơi hội tụ khí huyết, đem lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe con người. Hoạt động vận dụng các lợi ích của huyệt vị trong chữa các bệnh đau, nhức bả vai, cánh tay đã được minh chứng về hiệu quả và trở nên phổ biến. Vậy, vị trí, tác dụng và cách thức sử dụng huyệt vị này trong trị bệnh thế nào ?


HỘI TÔNG ( Huìzòng - Roé Tsong). 
Huyệt thứ 7 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 7). 
Tên gọi: Hội ( có nghĩa là gặp nhau hay nối với nhau); 
Tông ( có nghĩa là dòng phái, hội tụ lại, đổ về). 
Khí của Tam tiêu chảy từ Chi cấu cùng đổ về hội tụ lại ở huyệt này trước khi chảy đến huyệt kế tiếp là Tam dương lạc. Do đó mà có tên là Hội tông.
HỘI TÔNG
( Huyệt Khích)
Vị trí 
- Ở sau cổ tay 3 tấc, cách chỗ lõm 1 tấc (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
- Lấy ở sát bờ ngoài xương trụ, mặt sau cẳng tay, trên huyệt Dương trì 3 tấc, cách Ngoại quan 1 khoát ngón tay về phía ngón út.
Giải phẫu: Dưới da là khe giữa cơ trụ sau và cơ ruỗi riêng ngón tay trỏ, bờ ngoài xương trụ. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tíết đoạn thần kinh C7.
Tác dụng     :
 - Toàn thân : 
Điếc tai, động kinh.
Cách châm cứu: Châm 0,5 - 0,8 tấc. Cứu 5 - 15 phút.

 



Lược dịch : Dr Hưng , Dr Caite Halley
1 . Châm huyệt chính cân và chính tông có thể ngay lập tức giúp xoay cổ tự do.
2 . Châm hoa cốt nhất huyệt cũng có tác dụng điều trị.
3 . Châm thượng bạch huyệt và trung bạch huyệt hiệu quả trong việc điều trị .
- Huyệt tốt nhất để điều trị cứng cổ là huyệt chính cân và chính tông. Trong trường hợp nặng, chích máu huyệt ủy trung là tốt nhất. 
Hoa cốt nhất huyệt cũng được sử dụng để điều trị .
Vì nó nằm ở lòng bàn chân nên châm huyệt này rất đau , có thể chọn chính cân và chính tông để thay thế.
- Chúng tôi đã giới thiệu ba nhóm huyệt dùng để điều trị ở phía trên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sử dụng tất cả các huyệt từ ba nhóm đó. Chúng tôi chỉ cần sử dụng một trong ba nhóm trên để điều trị .Tất cả chúng đều hiệu quả cho việc điều trị .
- Thông thường, chúng tôi sẽ giới thiệu một trong những huyệt hiệu quả nhất cho lần điều trị đầu tiên.
+ Trong các huyệt của 14 kinh, huyệt hiệu quả nhất là huyệt Thừa Tương. 
Lựa chọn huyệt này dựa trên nguyên tắc 
“lấy cốt trị cốt, lấy cân trị cân, lấy nhục trị nhục, lấy mạch trị mạch, lấy bì trị bì”, dương dẫn âm, âm dẫn dương.
+ Sử dụng huyệt Hậu Khê và Thúc Cốt của các kinh Thái dương tay và chân cũng rất tốt cho chứng cứng cổ.
+ Cả hai huyệt này đều là Du huyệt , Du huyệt chủ trị phong thấp, đau khớp. (Tỉnh huyệt chủ trị dưới tâm đầy ,
Huỳnh (vinh) huyệt chủ trị sốt, Du huyệt chủ trị phong thấp, đau khớp, Kinh huyệt chủ trị suyễn, ho, 
Hợp huyệt chủ trị khí nghịch, tiết tả). Nó cũng liên quan đến hành mộc của ngũ hành. Do đó chúng cũng rất hiệu quả trong điều trị bệnh ở cân. Tuy nhiên, chúng khác nhau trong ứng dụng lâm sàng. Như đã nêu trong 
Chương 26 của Linh khu 
" không thể cúi ngửa được, châm kinh túc Thái Dương , dùng huyệt thúc cốt, nếu không thể ngó ngoái lại phía sau thì châm kinh thủ Thái dương, dùng huyệt hậu khê."
- Nên ưu tiên chọn huyệt chính cân và chính tông trước. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc điều trị thì hậu khê và Thúc cốt có thể được chọn thay thế . Thừa Tương có thể đóng vai trò là huyệt dẫn cho một trong hai nhóm trên. Lý do của việc lựa chọn hai huyệt trên là chúng liên hệ với kinh bàng quang và do đó chúng có hiệu quả đối với chứng cứng cổ

 Huyệt Thiên Tông là huyệt gì ?
  • Ý nghĩa tên gọi
  • Thiên có nghĩa là trời, chỉ phần ở trên cao. Tông là gốc. Huyệt vị nằm tại vùng giáp ranh của gốc bả vai nên được gọi là Thiên Tông.
  • Xuất xứ  : Thuộc Giáp Ất Kinh.
  • Huyệt Thiên Tông là huyệt thứ 11 của kinh Tiểu Trường. Đồng thời, huyệt vị này cũng được biết là nơi hội tụ khí huyết của Tiểu tràng kinh thân trên, nhờ vậy đem lại nhiều lợi ích tích cực trong giải tà ở Thái Dương kinh và tuyên thông khí trệ ở sườn ngực.
  • Vị trí huyệt Thiên Tông ở đâu? Cách xác định chính xác?
  • Huyệt Thiên Tông nằm tại chính giữa phía dưới của bờ gai xương bả vai, dưới huyệt là cơ dưới vai. Huyệt vị này khi kết hợp với huyệt Nhu Du, Kiên Trinh sẽ tạo thành hình tam giác. Ngoài ra, với vị trí đặc biệt như vậy, da vùng huyệt chịu sự chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

Huyệt Thiên Tông được đánh giá là một trong những huyệt vị mang lại nhiều tác động tích cực đến sức khỏe. Để vận dụng một cách hiệu quả những lợi ích này thì việc xác định chính xác vị trí huyệt vị chính là bước đầu tiên và cũng là bước bắt buộc phải thực hiện. Theo đó, dưới đây là hướng dẫn giúp xác định vị trí huyệt Thiên Tông đơn giản, chuẩn xác

Cách 1 : Xác định vị trí xương hình tam giác tại bả vai, thực hiện lần từ trên xuống thì điểm lõm nhất chính là huyệt Thiên Tông.
Cách 2 : Điểm giao nhau giữa đường kéo ngang qua mỏm gai đốt sống lưng và đường kéo dày nhất của gai sống vai

Huyệt Thiên Tông có tác dụng gì  ?
Như đã đề cập, huyệt Thiên Tông giúp giải tà ở Thái Dương kinh và tuyên thông khí trệ. Do đó, huyệt vị này thường được sử dụng phổ biến trong chủ trị đau bả vai và cánh tay.
Với người cao tuổi hoặc những người thường xuyên mang, vác vật nặng làm tăng tốc độ thoái hóa khớp bả vai, cánh tay thì có thể tiến hành châm cứu, bấm huyệt Thiên Tông. Điều này giúp tăng khả năng phục hồi cấu tạo xương khớp cũng như hỗ trợ giảm đau nhanh chóng. 
Bên cạnh đó, hoạt động chữa trị này được đánh giá có độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng, có thể thực hiện trong thời gian dài. Thực tế cũng cho thấy, việc ứng dụng các lợi ích của huyệt Thiên Tông trong giảm đau vai, cánh tay đang được nhiều người tin tưởng và thực hiện khá phổ biến

Hướng dẫn cách bấm huyệt và lưu ý kèm theo
Huyệt Thiên Tông chỉ đem lại hiệu quả điều trị tích cực với các bệnh xương khớp chi trên nếu được thực hiện đúng phương pháp. Hiện tại, có hai hình thức phổ biến tác động vào huyệt vị này là châm cứu và bấm huyệt, cụ thể như sau

Cách thức bấm huyệt Thiên Tông
Người thực hiện xác định chính xác vị trí huyệt vị theo những cách thức đã được nêu.
Thực hiện day, bấm huyệt với một lực vừa phải trong khoảng 1 – 2 phút.
Chuẩn bị kim châm chuyên dụng và xác định chính xác vị trí huyệt vị.
Thực hiện châm thẳng hoặc xiên ra 4 phía, sâu khoảng 0,5 – 1 thốn. Thời gian cứu khoảng 3 –  5 tráng, ôn cứu 5 – 10 phút.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh. Trong đó, nên bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, các loại đồ ăn thực phẩm giàu kẽm, sắt… giúp xương chắc khỏe.
Xây dựng thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể có thời gian phục hồi thể trạng. 
Tránh mang vác vật nặng, duy trì một tư thế trong thời gian dài khiến các khớp chịu áp lực lớn, dễ gây ra chấn thương và thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra mạnh.
Luôn giữ cơ thể trong trạng thái thoải mái và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho hoạt động tập luyện thể dục thể thao giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt. Lưu ý, người bị đau khớp nên ưu tiên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
Không sử dụng các chất kích thích có hại trong thời gian trị bệnh như rượu, bia, thuốc lá…
Trong trường hợp khởi phát các vấn đề bất thường, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành kiểm tra để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Cách thức châm cứu huyệt Thiên Tông 
Lưu ý, việc bấm huyệt, châm cứu sai cách có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường. Do vậy, tốt nhất người bệnh nên nhờ đến sự giúp đỡ từ phía chuyên gia nhằm xây dựng cho mình phác đồ điều trị phù hợp, vừa đem lại hiệu quả cao, vừa đảm bảo tính an toàn.
Bên cạnh đó, người dùng còn phải lưu ý một số vấn đề sau:
Trên đây là các thông tin chi tiết về huyệt Thiên Tông và các vấn đề liên quan. Mặc dù hoạt động châm cứu, bấm huyệt được đánh giá có độ an toàn cao tuy nhiên người dùng cũng không được chủ quan. Chỉ nên thực hiện phương pháp này sau khi đã tham khảo ý kiến chuyên gia và tuân thủ đúng các lưu ý khi sử dụng

Tên gọi, đặc tính huyệt Thiên Tông
Tên gọi : Thiên Tông.

Giải nghĩa : Thiên nghĩa là trời, chỉ phần ở trên cao. Tông là gốc. Huyệt vị nằm tại vùng giáp ranh của gốc bả vai vì vậy được gọi là Thiên Tông (theo Trung Y Cương Mục).

Xuất xứ  :  Thuộc Giáp Ất Kinh
Đặc tính :  Huyệt thứ 11 trong kinh Tiểu Trường
Huyệt vị là nơi hội tụ khí huyết của Tiểu tràng kinh thân trên, do đó có tác dụng hiệu quả trong giải tà ở Thái Dương kinh và tuyên thông khí trệ ở sườn ngực.

    Vị trí huyệt Thiên Tông

    Vị trí : Huyệt nằm dưới hố giữa xương gai bả vai hoặc kéo đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 4 tại chỗ kéo đường dày nhất của gai sống vai.

    Hình ảnh huyệt Thiên Tông

    Cách xác định huyệt: Có 2 cách xác định đơn giản nhưng cực kỳ chuẩn xác như sau
    Cách 1 : 
    Xác định vị trí xương hình tam giác tại bả vai, sau đó thực hiện lần từ trên xuống thì điểm lõm nhất chính là huyệt Thiên Tông.
    Cách 2 : 
    Xác định điểm giao nhau giữa đường kéo ngang qua mỏm gai đốt sống lưng và đường kéo dày nhất của vùng gai sống vai.

    Giải phẫu:Ở phía dưới huyệt là cơ dưới vai, xương bả vai.
    Thần kinh vận động cơ là nhánh dây trên vai.
    Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
    Tác dụng và cách phối huyệt trị bệnh

    Tác dụng : 
    Trị các chứng bệnh đau nhức xương khớp, tê mỏi vùng vai, đau vai gáy , tê bì cánh tay.
    Cách phối huyệt trị bệnh được lưu lại trong 
    sách y học cổ truyền như sau : 
    Phối với Ngũ Lý [Đại trường . 13] trị tay đau [Tư Sinh Kinh]
    Phối với huyệt Kiên Liêu [Tam tiêu.14] , huyệt Nhu Du [Tr.10], huyệt Nhu Hội [Tam tiêu .13] trị vai sưng , tê đau thần kinh vai [Trung Quốc Châm Cứu Học]
    Phối với huyệt Bỉnh Phong [Tiểu trường .12] huyệt Cao Hoang Du (Bàng quang.43), huyệt Kiên Ngoại Du (Tiểu trường.14) trị vùng vai sưng đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
    Phối với huyệt Dương Lăng Tuyền (Đ.34), huyệt Kiên Liêu (Tam tiêu.14), huyệt Kiên Ngung (Đại trường.15) và huyệt Kiên Tỉnh (Đ.21) trị viêm ở quanh khớp vai (Châm Cứu Học Thượng Hải).
    Phối với huyệt Chiên Trung (Nh.17), huyệt Nhũ Căn (Vị 18) và huyệt Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị tuyến vú viêm, thiếu sưa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
    Hướng dẫn cách tác động lên huyệt để trị bệnh

    Cũng giống như các huyệt vị khác, trong y học có 2 cách tác động huyệt Thiên Tông để trị bệnh như sau:

    Cách bấm huyệt  
    Người thực hiện bấm huyệt tiến hành xác định chính xác vị trí huyệt vị.
    Sau đó dùng ngón tay cái day, bấm huyệt với một lực vừa phải trong khoảng 1 – 2 phút.

    Cách châm cứu huyệt Thiên Tông  
    Chuẩn bị kim châm chuyên dụng sau đó xác định chính xác vị trí huyệt Thiên Tông.
    Tiến hành châm thẳng hoặc xiên ra 4 phía, sâu khoảng 0,5 – 1 thốn, cứu khoảng 3 – 5 tráng, ôn cứu trong khoảng 5 – 10 phút.
    Một số ứng dụng huyệt trong y học

    Huyệt thường được ứng dụng trong chữa các bệnh liên quan đến hệ cơ xương khớp quanh vùng bả vai, cổ, gáy. Hướng dẫn các cách tác động lên huyệt Thiên Tông để trị bệnh vùng vai gáy và cánh tay như sau
    Xoa bóp các huyệt trị đau quanh khớp vai

    Đau quanh khớp vai giai đoạn đầu chỉ đau âm ỉ, ê ẩm, mỏi hoặc đau vừa phải xung quanh khớp. Các triệu chứng ảnh hưởng ít thậm chí không ảnh hưởng tới hoạt động của khớp.


    Bấm huyệt Thiên Tông giúp giảm triệu chứng đau nhức quanh khớp vai hiệu quả

    Giai đoạn nặng hơn đau tăng ở 1 bên vai hoặc cả 2 bên, rõ rệt nhất vào ban đêm, có khi đau lan xuống cánh tay hoặc lên cổ. Nếu điều trị kịp thời, đúng cách các triệu chứng bệnh sẽ giảm và khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, điều trị sai cách khiến động sẽ bị hạn chế như: tay không giơ lên được, không giơ ngang ra được, không đưa ra phía sau như thường được.

    Để ngăn ngừa tình trạng đau gia tăng ảnh hưởng đến khả năng vận động khớp bả vai, người bệnh có thể thực hiện bấm lần lượt các huyệt vị dưới đây  

    Thiên Tông 
    Nằm tại vị trí chính giữa xương bả vai, ngang với mỏm gai sau đốt sống lưng 4.
    Kiên Tỉnh 
    Vị trí cánh tay giơ ngang huyệt, tại chỗ lõm trên vai.

    Nếu người bệnh đau từng cơn kéo dài không dám vận động, ngoài 2 huyệt Thiên Tông và Kiên Tỉnh nên tác động thêm các 

    Huyệt ở vùng xa như  
    Hợp Cốc  
    Nằm ở vị trí khép ngón cái vào ngón trỏ huyệt ở đỉnh mô cơ vùng hộ khẩu
    Khúc Trì  
    Khi gấp cẳng tay vào cánh tay, bàn tay để trên ngực cho nổi rõ nếp gấp khuỷu, huyệt nằm ở đầu ngoài nếp gấp khuỷu phía cẳng tay.

    Người bệnh cần thực hiện day ấn với lực vừa đủ trong khoảng 1 phút tại vị trí mỗi huyệt. Có thể thực hiện 2 lần mỗi ngày hoặc ấn huyệt ngay khi xuất hiện cơn đau giúp giảm nhanh triệu chứng.
    Châm cứu Thiên Tông huyệt trị đau vai gáy do khí huyết ứ trệ

    Bệnh nhân đau vai gáy do khí huyết ứ trệ có thể áp dụng cách châm cứu các huyệt đạo sau


    Châm cứu là cách trị bệnh đau nhức vai gáy do khí huyết ứ trệ hiệu quả 
    Huyệt Phong Trì
    Nằm gần chân tóc, phía sau tai, thuộc vị trí lõm của bờ ngoài cơ thang và cơ ức đòn chũm.
    Huyệt Thiên Trụ: Nằm ở vị trí sau gáy, dưới khu vực u lồi chẩm mé ngoài, cách ngang huyệt á môn 1,3 thốn.
    Huyệt Kiên Tỉnh 
    Nằm ở điểm cao nhất của phần đầu xương đòn trên vai trái, cách cổ khoảng 3 thốn.
    Huyệt Thiên Tông: Khi châm có thể châm thẳng hoặc xiên qua 4 phía, sâu 0,1 – 0,5 thốn, thời gian ôn cứu từ 5 – 10 phút.
    Huyệt Dương Trì 
    Vị trí ở phần hằn cổ tay, nằm ngay tại lõm khớp cổ tay.
    Huyệt Dương Lăng Tuyền: Nằm ở phần đầu gối, tại vị trí lõm ở phía trước và bên dưới của đầu xương mác.

    Đối với cách tác động huyệt trị bệnh này, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ/ thầy thuốc có chuyên môn thực hiện. Đồng thời cần kiên trì áp dụng hàng ngày mới mang lại hiệu quả giảm đau nhức nhanh chóng.
    Bấm huyệt Thiên Tông điều trị đau mỏi cánh tay

    Tê nhức đau mỏi cánh tay đặc biệt là khi giơ cao hoặc cầm nắm vật nặng là tình trạng rất nguy hiểm. Triệu chứng ban đầu chỉ gây khó chịu, sau đó giảm hoạt động vùng cánh tay, nếu để lâu ngày có nguy cơ gây tê liệt.


    Cánh tay đau mỏi giảm nhanh chóng nếu bấm huyệt hàng ngày
    Để giảm triệu chứng nhức mỏi, giúp cánh tay hoạt động như bình thường và ngăn ngừa biến chứng, người bệnh nên thực hiện bấm

    Huyệt Thiên Tông như sau 
    Để người bệnh nằm sấp, hai tay dang ngang, sau đó người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước và hai bàn tay ôm hai bên sườn người bệnh.
    Sau đó dùng đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thiên Tông.
    Bên cạnh đó cần kết hợp ấn lên các huyệt Khúc Viên và Phách Hộ trên xương vai, giúp làm tăng hiệu quả giảm tê nhức, đau mỏi.
    Lưu ý khi tác động lên huyệt Thiên Tông để trị bệnh

    Một số lưu ý khi tác động lên huyệt trị bệnh như sau:Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể có thời gian phục hồi thể trạng.
    Khi điều trị bệnh xương khớp vùng vai gáy cần tránh mang vác vật nặng, duy trì một tư thế trong thời gian dài khiến các khớp chịu áp lực lớn làm thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
    Người bệnh cần kiên trì bấm huyệt hoặc châm cứu trong thời gian dài để mang lại hiệu quả tốt nhất.

    Huyệt Thiên Tông có tác động rất lớn đến cơ xương khớp vùng bả vai và cánh tay. Vì vậy khi đau nhức ở khu vực này bạn có thể tìm hiểu và áp dụng cách tác động huyệt để trị bệnh.
    Tìm hiểu thêm
    SƯU TẦM 

Không có nhận xét nào:

ĐÔNG Y MINH PHÚ - Trang nghiên cứu - Trao đổi - Học tập Kinh nghiệm về Y học Cổ truyền - Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo - Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh

Cảm ơn các bạn đã xem

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Google search

Introducing Minh Phu Traditional Medicine clinic - 108 - 19/5 Street - Duyen Hai town - Tra Vinh province - Viet Nam - Mobile phone 84969985148 - Email . luongyhanhatkhanh@gmail.com

Google map - ĐT : 0969985148