chu

Đông y minh phú - niềm tin của mọi nhà

ĐÔNG Y VIỆT NAM

TÍNH NĂNG CỦA DƯỢC VẬT
Tính năng của được vật là tính vị và công năng của được vật (tức là tác dụng dược lý của được vật). Mỗi loại được vật đều có đầy đủ tính năng nhất định. Quy nạp lại, chủ yếu có khí (tính), vị, thăng, giáng, phù, trầm và quy kinh. Dùng tính vị để nói rõ công dụng của được vật là đặc điểm vận dụng của Trung được.
1 . TỨ KHÍ NGŨ VỊ
Tứ khí ngũ vị là tính năng cơ bản của được vật.
Tứ khí là 4 loại được tính bất đồng  
HÀN - NHIỆT - ÔN - LƯƠNG
Bốn loại dược tính bất đồng này đều có thể phản ánh theo tác dụng của dược vật gây ra trong cơ thể mà biểu hiện ra và được mọi người nhận thức ra. Ví dụ thuốc có khả năng trị liệu nhiệt chứng thì biết rằng nó có đầy đủ tính chất hàn lương, thuốc có khả năng trị liệu hàn chứng thì biết rằng nó có đầy đủ tính chất ôn nhiệt. Hàn và lương, ôn và nhiệt, chỉ là sự khác biệt về mức độ như vi hàn là tương đương với lương, đại ôn tương đương với nhiệt. Ngoài ra, còn có 1 loại dược vật tính bình, khí thiên thắng của nó không rõ ràng, tính chất bình hòa, nên gọi là Tính bình, nhưng thực chất vẫn có thiên ôn, thiên lương khác nhau . Nói chung, thuốc hàn tính và lưỡng tính, đều có các tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, giải độc dưỡng âm, thuốc nhiệt tính và ôn tính phần nhiều có tác dụng khu hàn, trợ dương, ôn trung thông lạc. Hàn và lương là thuốc mang tính âm, nhiệt và ôn đều là thuốc mang tính dương. Thuốc hàn lương thường dùng cho dương chứng, nhiệt chứng, có thuốc ôn nhiệt thường dùng cho âm chứng, hàn chứng Thuốc tính bình đều có thể phối dụng trong nhiệt chứng và hàn chứng.
Ngũ vị là !
TÂN - TOAN - CAM - KHỔ - HÀM
Điều này do dùng vị giác nếm thấy được
Ngũ vị chẳng những có thể dùng vị giác mà phân biệt, lại còn do dùng thuốc lâu ngày tổng kết từ thực tiễn . Nói chung, tác dụng của ngũ vị là : 

Vị Tân phần lớn có tác dụng phát tán và hành khí hoạt huyết 
Sinh khương . Bạc hà đều có thể phát tán biểu tà .  Trần bì . Sa nhân có thể hành khí chỉ thống . Đương quy  . Xuyên khung lại có thể hoạt huyết , hóa ứ .

Vị Cam có tác dụng bổ dưỡng và hòa hoãn
Như Nhân sâm . Hoàng kỳ , có thể bổ khí . Thục địa . Mạch đông có thể dưỡng âm . Cam thảo . Di đường . Đại táo có thể cam hoãn hoà trung .
Vị Toan có tác dụng thu liễm cố sáp 
Như Kha tử . ô mai có thể trị cửu lỵ , thoát giang . Ngũ vị tử . Kim anh tử , có thể chỉ hư hãn, trị di tinh… 

Vị Khổ có tác dụng táo thấp và tả hạ 
Như Hoàng liên . Hoàng bá có thể táo thấp mà tả hỏa . Đại hoàng tả thực nhiệt mà thông đại tiện  .  Thương truật táo thấp kiện Tì .

Vị Hàm có tác dụng nhuyễn kiên nhuận hạ 
Như Mẫu lệ nhuyễn kiên tán kết , có thể trị đàm hạch loa lịch . Mang tiêu thông tiện , nhuận táo , tả hạ .

Ngoài ra còn có loại thuốc đạm mà không có vị
Nói chung gọi là vị đạm , có tác dụng thẩm tiết lợi khiếu  
Như Phục linh . Thông thảo .  Hoạt thạch , có thể thẩm thấp lợi tiểu tiện . 

Vị vậy !

Cái gọi là Ngũ vị trong thực tế là có 6 vị . 

Sáu vị này , nếu quy nạp vào Âm - Dương thì 

Tân - Toan - Đạm thuộc Dương 
Cam - Khổ - Hàm thuộc Âm
Tứ khíNgũ vị có mối liên hệ không thể cắt rời nhau , bởi vì mỗi loại dược vật đều có cả hai mặt TínhVị .
Vì vậy !
Tính vị của dược vật là đan xen phức tạp, như 
Thuốc ôn Tính
Tân ôn . Cam ôn . Hàm ôn . Toan ôn . Khổ ôn . 
Vị cam thì có
Cam ôn . Cam hàn . Cam lương . Cam nhiệt . Cam bình . 
Tính vị dược vật khác nhau cũng làm cho hiệu dụng của dược vật phức tạp. 
Ngoài điều đó ra  
1 loại dược vật còn có thể có trên hai loại vị 

Như Đương quy cam tân . Thược dược toan khổ . Vì vậy , phạm vi tác dụng của nó cũng mở rộng tương ứng. Điều này thể hiện rõ mỗi vị thuốc có nhiều loại tác dụng , cùng là giữa các vị thuốc thấy rõ trong cái chung có cái riêng và trong cái riêng có cái chung , nên cần phải nắm cho vững tính cộng đồng và tính cá biệt 

là tác dụng nói chung và tác dụng đặc thù , ứng dụng cho linh hoạt thì mới đạt được tác dụng trị liệu .


II . THĂNG GIÁNG PHÙ TRẢM

Thăng giáng phù trầm là chỉ được vật sau khi vào cơ thể, sinh ra các tác dụng Thượng thăng - Hạ giáng , phát tán , tiết lợi khác nhau . Trị bệnh ở lâm sàng chính là lợi dụng tác dụng này của thuốc để điều hòa bệnh thế thiên về hạ hãm hay thượng nghịch và trừ khử tà ở biểu hoặc tả ở Lý . Phàm các thuốc thăng phù đều chủ thượng hành mà hướng ra ngoài, có đầy đủ các tác dụng thăng dương, phát biểu , khư phong , tán hàn , ôn lý , thuộc Dương . Trong lâm sàng, thường dùng để trị bệnh Dương khí hạ hãm cùng là bệnh ở trên, ở biểu. Thuốc trầm giáng đều chủ hạ hành mà hướng vào trong, có đầy đủ các tác dụng tiềm dương, giáng nghịch, thu liễm, thanh nhiệt, lợi thủy, thông tiện, thuộc Âm. Trong lâm sàng, thường dùng để trị tà khí thượng nghịch cùng là bệnh ở dưới, ở lý.


Thăng, giáng, phù, trầm chủ yếu là dựa vào khí vị hậu bạc và chất thuốc khinh trọng. Hậu là để chỉ khí vị nồng hậu, hùng liệt, bạc là để chỉ khí vị khinh thanh đạm bạc 

Nói chung, thuốc thăng phù phần nhiều là tân, cam, ôn nhiệt. Thuốc trầm giáng phần nhiều là khổ, toan, hàm hàn lương. Chất nhẹ thì thăng , chất nặng thì giáng. Khí Là dương mà thượng thăng, do hậu bạc không giống nhau mà có sự khác nhau về phát tán và ôn lý . Vị là âm mà hạ hành , cũng do hậu bạc khác nhau cho nên có sự khác nhau về khả năng thông hoặc tiết.


1 -  Khí bạc thì phát tán  

Phát tán là phát hãn thi dương thuốc phần nhiều là tân ôn, cam bình, vi khổ bình chủ thăng. Như Ma hoàng , Kinh giới , Sài hồ , Thăng Cát căn...


2 - Khí hậu thì ôn lý 

Ôn lý tức là tán hàn ôn lý th phần nhiều là tân cam ôn nhiệt, chủ phủ. Như Ph Can khương, Nhục quế, Ngô thù du...


3 - Vị hậu thì tiết  

Tiết tức là thanh hỏa tiết hạ, nhiều là thuốc khổ hàn, hàm hàn, chủ trầm. Nhu hoàng, Mang tiêu, Hoàng liên, Hoàng bá...


4 - Vị bạc thì thông  

Thông tức là thông giáng hạ . Phần nhiều là thuốc cam đạm hàn, cam toan binh hàn, chủ giáng. Như Phục linh, Trạch tả, Thông thắc tiểu đậu, Xuyên sơn giáp...


Thuốc bằng hoa, lá và chất nhẹ như Cúc hoa . Hà diệp  và Mã bột phần nhiều có thể thăng phù . Thuốc bằng hạt quả và chất nặng như Tô tử . Chỉ thực và Giả thạch nhiều có thể trầm giáng , đó là quy luật nói chung cũng có ngoại lệ, chiếm số rất ít, như Toàn phúc hoa nhưng tính lại hạ giáng, Ngưu bàng tử là hạ lại có công năng sơ tán phong nhiệt, lợi yết (hầu họng ) tán kết .


Tính năng thăng giáng phù trầm của được vật, mỗi vị còn tuỳ theo cách bào chế hoặc sự phối ngũ mà có sự biến hóa . Có một số vị thuốc, trải qua "tửu sao tắc thăng, khương trấp sao tắc tán, thố sao tắc thu liễm, diễm thủy sao tắc hạ hành". Như thuốc thăng phù đưa vào bài gồm các vị trầm giáng, có thể hạ giáng theo, thuốc trầm giáng đưa vào bài gồm các vị thăng phù, có thể thượng thăng theo. Như vậy, có nghĩa là trong các điều kiện nhất định thì được tính thăng, giáng, phù, trầm có thể hỗ tương chuyển hóa, và cũng không thể nhất thành bất biến. Cho nên khi dùng thuốc trong lâm sàng, trừ việc phải nắm vững nguyên tắc nói chung còn phải biết cách biến hóa ở trong thuốc thì mới đạt tới được mục đích vận dụng thuốc chính xác được.


III . QUY KIΝΗ

Trải qua quá trình lâu dài về thực tiễn lâm sàng, người xưa đã nhận biết được một số được vật đối với bệnh tật của một số tạng phủ, kinh lạc có đầy đủ tác dụng trị liệu đặc thù. Ví dụ Sinh thạch cao thanh nhiệt, Thạch họ dưỡng âm, cả hai đều có tác dụng chủ yếu vào Vị cho nê đều quy kinh Vị. 


Cần coi trọng sự quy kinh của dược liệu nhưng cũng không nên cố chấp như y gia cổ đại nói : "Bất tư kinh lạc nhi dụng dược , kỳ thất dã phiếm , tất vô tìệp hiệu, chấp kinh lạc nhi dụng dược, kỳ thất dã nệ (không  biết kinh lạc mà dùng thuốc thì sự sai lầm sẽ ở chỗ phù phiếm, ắt không khỏi nhanh, cố chấp kinh lạc mà dùng thuốc thì sự sai lầm sẽ ở chỗ câu nệ ). Điều đó chứng tỏ rằng trong khi dùng thuốc ở lâm sàng vừa cần phải có tính nguyên tắc lại vừa phải có tính linh hoạt.


Ngoài ra, do bệnh biến của các Tạng phủ kinh lạc có thể tương hỗ ảnh hưởng. Vì vậy, khi dùng thuốc ở lâm sàng , có khi không đơn thuần chỉ dùng vị thuốc quy về riêng một kinh nào đó . Như bệnh Phế mà lại thấy Tì hư , mỗi khi dùng thuốc bổ Tì , nếu Tì kiện vận có thể đẩy mạnh bệnh Phế mau khỏi . Cho nên, cần biết rõ sự quy kinh của mỗi vị thuốc lại phải nắm vững quan hệ tương hỗ giữa các Tạng Phủ kinh lạc với nhau để chỉ đạo việc dùng thuốc trong lâm sàng.


IV . BÀO CHẾ TRUNG DƯỢC

Bào chế tức là gia công. Phần lớn các vị thuốc đều là thuốc sống. Có vị thuốc có tính độc hoặc tính chất kịch liệt, không thể uống trực tiếp. Có vị thuốc dễ biến chất, không cất giữ lâu được, có vị thuốc cần trừ bỏ tạp chất hoặc bộ phận không thích dụng, có loại do khí vị không tốt cho việc phục dụng. Và lại cùng 1 vị thuốc, do sống chín không giống nhau thì tác dụng có khác nhau. Vì vậy, cần phải thông qua bào chế, tiến hành xử lý thích đáng mới có thể cung cấp cho ứng dụng lâm sàng.

Mục đích chủ yếu của bào chế là thông qua phương pháp gia công để tiêu trừ hoặc giảm thấp độc tính và tính mãnh liệt của dược vật, tăng thêm hiệu lực của vị thuốc hoặc cải biến tính năng vốn có của dược vật , thanh trừ tạp chất cùng là tiện cho việc chế tễ, việc phục dụng và tàng trữ.

Phương pháp bào chế đại thể chia làm 3 loại: 
Hoả chế - Thủy chế và Thủy hỏa hợp chế.

1 - PHÉP HOẢ CHẾ

Là đem thuốc đặt trực tiếp hoặc gián tiếp vào lửa , nhằm làm cho nó khô , giòn hoặc vàng sém hoặc hóa than, 


Bao gồm các phương pháp chủ yếu :
Nung  - Đốt -  Lùi - Sao - Chích

NUNG

Là đem dược vật đặt trực tiếp vào lửa cho đỏ lên hoặc đặt dược vật lên trên nổi chịu lửa, chất lửa nung chung quanh. Phép này thường dùng cho khoáng vật hoặc mai, vỏ các động vật như Từ thạch . Mẫu lệ  v.v... Sau khi nung, tính năng của dược vật thường thay đổi , như Long cốt , Mẫu lệ sau khi nung có thể chuyển tác dụng tiềm tiến thành tác dụng thu liễm.


BÀO

Là cho thuốc vào nồi kim loại, dùng nhiệt cao sa đốt, làm cho dược vật bốn bề vàng sém, như bào khương chẳng hạn. Phép này có thể làm tăng thêm tác dụng ô lý của được vật, cũng có thể làm giảm bớt độc tính của dược vật.


LÙI

Bọc thuốc vào giấy ướt hoặc tẩm hồ, vùi vào tro nóng vừa độ, rồi gia nhiệt thêm, cho tới lúc giấy ướt hoặc lớp hồ bọc cháy đen làm độ, như gừng tươi lùi, nhục đã khấu lùi... Phép này có thể làm giảm bớt tính kích thích của dược vật. tạp chất cùng là tiện cho việc chế tễ, việc phục dụng và tàng trữ.

PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ CHIA LÀM BA LOẠI

HOẢ CH
THUỶ CH
THUỶ HOẢ HỢP CHẾ

SAO !

Đem được vật cho vào chảo sao, nhưng do mục đích khác nhau, cho nên mức độ gia nhiệt cũng có khác nhau, nói chung có thể giảm nhẹ tính đắng lạnh của được vật, như các loại sao chi tử sao chỉ xác. Nếu muốn làm mạnh thêm tác dụng thu sáp chỉ huyết của được vật thì sao cháy thành than như các loại kinh giới thán, địa du Thán. Còn đăng tâm thán, huyết du thán thì cần dùng mật mà nung thành than.


CHÍCH !

Chích và sao không khác nhau mấy, phương pháp của nó là dùng một lượng nước mật nhất định, nhào với thuốc, rồi đun nhỏ lửa sao cho vàng, gọi là vi mật chích. Như cam thảo sau khi mật chích, có thể làm mạnh thêm ác dụng ôn trung bổ ích , khoản đông hoa sau khi mật chích, có thể làm mạnh thêm tác dụng nhuận phế chỉ khái , hoàng kỳ sau khi mật chích, có thể làm mạnh thêm tác dụng bổ khí mà giảm bớt tác dụng hành khí tẩu biểu .


2 - PHÉP THUỶ CHẾ

Là để làm cho dược vật sạch sẽ mềm , tiện cho việc gia công thái phiến hoặc giúp cho việc n giảm bớt độc tính và tính mãnh liệt của dược vật. Nói ang gồm có phiếu, tẩy, thủy phi:


PHIẾU

là đem ngâm thuốc vào nước một thời gian, tác dụng chẳng những làm cho thuốc sạch sẽ, mà còn giảm mùi vị hoặc sự tanh hôi của thuốc như nhục thung dung chẳng hạn.


TẨY
Dùng nước, rượu, dấm hoặc nước muối để ngâm tẩm hoặc rửa rồi mới dùng. Nói chung , có thể khiến cho các tổ chức cứng rắn trở nên mềm nhuyễn, tiện cho việc cắt lát, như binh lang, hoặc là trừ bỏ tạp chất giảm bớt độc tính, như bán hạ  hoặc đẩy mạnh các thành phần hữu hiệu của thuốc dễ hòa tan trong khi sắc, để tăng thêm công hiệu, như đại hoàng rửa rượu, nguyên hồ chế dấm dẫn thuốc vào thận như tri bá sao muối.

THUỶ PHI 

Đem dược vật cứng rắn tán thành bột, rồi cho thêm nước vào bát đựng, nghiền đi, nghiền lại, cho tới lúc bột thuốc nửa chìm nửa nổi mới dừng tay, sau đó gạn lấy bột phơi khô để dùng . Phép này có thể làm cho thuốc được nghiền thành bột cực mịn, uống trong sẽ dễ hấp thu . Dùng ngoài thì giảm kích thích, như hoạt thạch, chu sa chẳng hạn


3 - THU
Chưng HOẢ HỢP CHẾ

Là đem dược vật đồ lên để tăng mạnh tác dụng bổ ich, như thục địa, thủ ô. Có một số loại dược vật sau khi chưng có thể hòa hoãn dược tính như Thục Đại hoàng


NẤU
là đem dược vật cho vào nồi, cho thêm nước hoa liệu vào để nấu chung, để giảm bớt độc tính, như chế thảo ô chẳng hạn.

PHÉP DÙNG ĐÔNG DƯỢC
1 . PHỐI NGŨ
Phối ngủ, có ý nghĩa trọng yếu trong việc dùng thuốc trên lâm sàng, do bệnh tình phức tạp và thay đổi nhiều, có nhiều bệnh tương kiêm, hàn nhiệt lẫn lộn hoặc hư thực cùng thấy, cho nên chỉ dùng thuốc đơn vị thì không đú kiên cố toàn diện mà cần đem nhiều vị phối hợp thích đáng với nhau, lợi dụng sự hợp đồng tương hỗ giữa các vị thuốc hoặc chống đối nhau, lấy sở trường bổ sở đoản, chiếu cố toàn diện cho thích ứng với nhu cầu trị bệnh và phát huy được đầy đủ tác dụng của thuốc.

Phép phối ngũ thường dùng
1 - Dùng công năng giống nhau hoặc không giống nhau của dược vật phối ngũ lẫn nhau, làm cho sinh ra tác dụng hiệp đồng để đề cao liệu hiệu. Đại hoàng phối hợp với Mang tiêu thì tác dụng tả hạ sẽ càng mạnh, lại như Hoàng kỳ phối với Phục linh thì tác dụng bổ hư ích khí và lợi thủy tiêu thũng càng mạnh.

2 - Dùng 1 loại thuốc ức chế hoặc chế ước tính năng của loại thuốc khác để sinh ra tác dụng chống đối lại để cả biến tính năng hoặc giảm bớt độc tính và phó tác dụng phát huy được liệu hiệu cao hơn. Như Sinh khương phối với Bán hạ, chẳng những chế được độc của Bán hạ mà còn tăng mạnh tác dụng trừ đờm của Bán hạ. Lại như Hoàng liên phối với Nhục quế (một hàn, một nhiệt) có thể này sinh ra một tác dụng chữa mất ngủ mà vốn cả hai vị thuốc không có.

3 - Phối ngũ của được vật lại không bài trừ việc sử dụng thuốc đơn vị, khi xét bệnh tình đòi hỏi, có thể gia thêm lượng thuốc để phát huy tác dụng chuyên nhất, như Độc sâm thang để cứu thoát chứng.

II . CÁM KY

Phép cấm kỵ trong dùng thuốc. Chủ yếu, bao gồm tương phản, tương uý và nhâm thần cấm kỵ (cấm dùng cho ngu có mang). Phần có ý tứ là chống lại, Ủy có ý tứ là sợ


1 - Thập bát phán
Bản thảo minh ngôn thập bát phản
Bối, Lâu, Bán, Liễm, Cập: công Ô
Toại, Kích, Tảo, Nguyên, câu chiến Thảo
Chư sâm, Tân, Dược bạn Lê lô.

(Ô đầu phản Bối mẫu, Qua lâu, Bán lục, Bạch Bạch cập, Cam thảo phản Cam toại, Đại kích, Hà Nguyên hoa. Lê lô phản Nhân sâm, Sa sâm, Dar Nguyên sâm, Tế tân, Thược dược).


2 - THẬP CỬU UÝ
Lưu hoàng nguyên thị hỏa trung tinh
Phác tiêu nhất kiến tiện tương tranh
Thủy ngân mạc dữ Phê sương kiến
Lang độc tối phạ Mật đà tăng
Ba đậu tính liệt tối vị thượng
Thiên dữ Khiên ngưu bất thuận tình
Đinh hương mạc dữ Uất kim kiến
Nha tiêu nan hợp Kinh Tam lăng
Xuyên ô, Thảo ô bất thuận Tê
Nhân sâm tối phạ Ngũ linh chi
Quan quế thiện năng điều lãnh khí
Nhược phùng Thạch chi tiện tương khi
Đại phàm tụ hợp khán thuận nghịch
Bào hồng chích tẩm mạc tương y.

Trên đây là cấm kỵ trong khi dùng thuốc, dùng để tham khảo khi dùng thuốc, nhưng không tuyệt đối như trên. Trong các phốn phương của người xưa cũng có một số bài phản úy đồng dụng. Như dùng Cam thảo tâm Cam toại, tán mạt uống trong chưa bụng nước, có thể nâng cao hiệu quả chữa bệnh của Cam toại. Đảng sâm đồng dụng với Ngũ kinh chỉ có thể bổ Tì Vị, chấm dứt đau nhức.


3 - Cấm kỵ khi có thai (Nhâm thần cấm kỵ):

Trong thời gian có thai, nguyên nhân của việc cần thiết phải chú ý là bởi có 1 số vị thuốc có tác dụng hoạt thai, my thai, dẫn đến hậu quả sảy thai, cho nên khi chữa phải chú ý đến các vị thuốc cấm dùng khi có thai. Do tính nguy hại đối với người có thai của các vị thuốc không giống nhau, nên chia ra thuốc cấm dùng và thuốc dùng thận trọng (cấm dụng và thận dụng).

Thuốc cấm dùng, nói chung, không nên dùng, bởi vì loaị thuốc này độc tính mạnh hoặc dược tính mãnh liệt, như Ba đậu, Thủy điệt, Mang tùng, Đại kích, Nguyên hoa, hương, Tam lăng, Nga truật. Các thuốc thận dụng ph nhiều có tác dụng phá khí, phá huyết, hoặc cay nóng, ho lợi, trầm giáng, như Đào nhân, Hồng hoa, Đại hoàng, thực, Phụ tử, Can khương, Nhục quế, Ngưu tất, Giả thạch Đan bì, Mao căn, Dĩ mễ.
Chữa bệnh cho phụ nữ có mang, cần thấy chủ ch của bệnh, vừa cần mau chóng tiêu trừ bệnh tà lại vừa chiếu cố bảo vệ thai, lại có thể có lợi cho sức khoẻ cuả mẹ lẫn con.

Đối với thuốc thận dụng, nếu quả bệnh tình cần thì cần căn cứ nguyên tắc "hữu cố vô vẫn, diệc vô và (có lý lẽ không chết thì cũng không chết được) mà chước sử dụng, nói chung là không để chết thai vậ


III . TẾ LƯỢNG

Lượng thuốc dùng nhiều hay ít, phải căn cứ vào tính chất của thuốc, tễ hình không giống nhau, bệnh tình nặng hay nhẹ, quan hệ của sự phối ngũ, cũng là tình chất bệnh nhân khoẻ yếu mà quyết định.


1- Quan hệ giữa tính năng được vật, tễ hình và lượng Chuốc:

Thuốc chia ra loại có độc hoặc không độc hoặc mãnh iệt và hòa hoãn không giống nhau. Phàm thuốc có độc, mãnh liệt, lượng dùng nên ít và bắt đầu dùng tễ lượng nhỏ, rồi tăng dần lên, để tránh trúng độc hoặc hao thương chính khí. Lại như thuốc nhẹ, hoa, lá, lượng dùng không nên quá lớn. Loại thuốc chất nặng như kim thạch, vỏ động vật lượng dùng nên nặng. Thuốc phương hương tẩu tán ên dùng lượng nhẹ, thuốc vị hậu, béo lượng dùng nên nặng. Ngoài ra, tễ hình khác nhau, lượng dùng cũng khá hau, nói chung, lượng dùng cho thang tễ nên nặng hơn lượng dùng cho hoàn tễ, thuốc đơn vị lượng dùng nên nặng hơn phức phương.


2 - Quan hệ giữa bệnh tình với lượng thuốc

Bệnh nhẹ, bệnh mạn tính, lượng thuốc bất tất phải quá nặng ,  bệnh nặng, bệnh cấp tính, lượng thuốc phải tăng thêm cho thích đáng. Bởi vì bệnh nhẹ thuốc nặng, sức thuốc thái quá sẽ phản thương chính khí. Bệnh nặng thuốc nhẹ, sức thuốc không đủ chất và lượng, dần dần sai lạc cả bệnh cơ. Lại có 1 số vị thuốc, tác dụng của lượng  và lượng nhẹ có khác nhau. Như Hồng hoa dùng ít thì có thể dưỡng huyết, ngược lại dùng nhiều thì phá huyết, Hoàng liên dùng ít thì kiện Vị, dùng nhiều lại hóa táo bại 


3 - Quan hệ giữa thể chất, giới tính, tuổi tác với lượng thuốc

Tuổi tác nhiều hay ít, thể chất mạnh hay yếu, giới tính ác nhau, việc quyết định lượng thuốc dùng có khác au. Như trẻ em và người cao tuổi, lượng thuốc dùng nên hơn người tráng niên, bệnh nhân khoẻ mạnh, có thể ng thuốc lượng nặng hơn người yếu ớt, phụ nữ, nói ang, lượng thuốc dùng nên ít hơn nam giới. Nhưng chủ - vẫn nên lấy các mặt toàn diện của bệnh tình mà tính n suy nghĩ.

Nói chung, trẻ em từ 6 đến 13 tuổi, lượng thuốc dùng g một nửa người lớn, từ 3 đến 6 tuổi, bằng 1 phần 3. dưới 3 tuổi bằng 1 phần tư. Hài nhi còn đang bú lượng  càng phải ít (thuốc độc và mãnh liệt càng nên c giảm).


TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI 1998
Dịch giả HÀ VĂN CẦU

Không có nhận xét nào:

ĐÔNG Y MINH PHÚ - Trang nghiên cứu - Trao đổi - Học tập Kinh nghiệm về Y học Cổ truyền - Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo - Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh

Cảm ơn các bạn đã xem

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Google search

Introducing Minh Phu Traditional Medicine clinic - 108 - 19/5 Street - Duyen Hai town - Tra Vinh province - Viet Nam - Mobile phone 84969985148 - Email . luongyhanhatkhanh@gmail.com

Google map - ĐT : 0969985148