chu

Đông y minh phú - niềm tin của mọi nhà
Hiển thị các bài đăng có nhãn LÂM THẠCH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LÂM THẠCH. Hiển thị tất cả bài đăng

SỎI THẬN

KIẾN THỨC PHỔ THÔNG

SỎI THẬN CÓ MẤY LOẠI
Sỏi thận là gì ? 
Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận. Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, tuổi mắc bệnh thường từ 30 - 55, đôi khi có thể gặp ở trẻ em. 
Theo tác giả Glenn. H. Pneminger tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận trên thế giới vào khoảng 3% dân số. 
2 . Các loại sỏi thận thường gặp Dựa vào thành phần của sỏi, sỏi thận được phân loại thành 6 loại thường gặp là sỏi canxi, oxalat, phosphat, acid uric, struvit, cystin. Mỗi loại có nguyên nhân và cơ chế hình thành khác nhau, qua đó mỗi loại cũng có những cách phòng chống tái phát sỏi khác nhau. 



1 . SỎI CALCI 
Sỏi canxi là loại thường gặp nhất trong các loại sỏi, chiếm tỷ lệ 80 – 90 % các trường hợp. Bình thường, sỏi canxi cứng, có nhiều hình dạng, kích thước, mật độ khác nhau. ***sỏi calci Sỏi thận san hô Nguyên nhân chính là do tình trạng nước tiểu quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Những nguyên nhân làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu là 

• Cường tuyến giáp cận giáp.
• Gãy xương lớn và bất động lâu ngày 
• Dùng nhiều Vitamin D và Corticoid 
• Di căn của ung thư qua xương , gây phá hủy xương 
• Một số tình trạng làm giảm Citrat niệu . 
Citrat niệu có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi . Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ kali máu thì thường citrat niệu giảm . Khi giảm nồng độ citrat trong nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi tạo điều kiện kết tinh sỏi . Ngoài ra còn có rất nhiều trường hợp có tăng nồng độ canxi trong nước tiểu mà không tìm thấy nguyên nhân ( chiếm khoảng 40 - 60% tổng trường hợp ) . Ngoài ra cũng có thể có nồng độ calci trong nước tiểu cao nhưng nồng độ Calci trong máu vẫn bình thường . Nồng độ calci cao trong nước tiểu không phải là yếu tố quyết định để kết thành sỏi niệu , mà nó chỉ là yếu tố thuận lợi . Làm sao để dự phòng tái phát đối với sỏi canxi ? 
- Giảm oxalat Nếu bạn đã bị sỏi canxi oxalate , bạn có thể muốn tránh những thực phẩm này để giúp giảm lượng oxalate trong nước tiểu 
• Các loại hạt và sản phẩm hạt 
• Đậu phộng , đó là cây họ đậu , không phải hạt và có hàm lượng oxalate cao 
• Cây đại hoàng 
• Rau bina 
• Cám lúa mì - Giảm natri Cơ hội phát triển sỏi thận của bạn tăng lên khi bạn ăn nhiều natri . 
Natri là một phần của muối . Natri có trong nhiều loại thực phẩm đóng hộp , đóng gói và thức ăn nhanh . Nó cũng có trong nhiều gia vị , gia vị và thịt . 
- Hạn chế protein động vật Ăn protein động vật có thể làm tăng cơ hội phát triển sỏi thận . Một chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể nói với bạn để hạn chế ăn protein động vật , bao gồm 
• Thịt bò , thịt gà và thịt lợn , đặc biệt là thịt nội tạng 
• Trứng 
• Cá và động vật có vỏ 
• Sữa , phô mai và các sản phẩm từ sữa khác 
Mặc dù bạn có thể cần hạn chế lượng protein động vật bạn ăn mỗi ngày, nhưng bạn vẫn cần đảm bảo có đủ protein. Cân nhắc thay thế một số protein thịt và động vật mà bạn thường ăn bằng đậu, đậu Hà Lan khô và đậu lăng, những thực phẩm có nguồn gốc thực vật có nhiều protein và ít oxalate. 
- Nhận đủ canxi từ thực phẩm Canxi nghe có vẻ là nguyên nhân gây sỏi canxi , nhưng thực tế không phải vậy . Với lượng phù hợp, canxi có thể ngăn chặn các chất khác trong đường tiêu hóa có thể gây sỏi . Nói chuyện với một chuyên gia chăm sóc sức khỏe về việc bạn nên ăn bao nhiêu canxi để giúp ngăn ngừa nhiều sỏi canxi oxalate và hỗ trợ xương chắc khỏe . Có thể tốt nhất để có được canxi từ các loại thực phẩm ít oxalate , thực vật như nước ép tăng cường canxi , ngũ cốc , bánh mì , một số loại rau và một số loại đậu 
***
2 . SỎI OXALATE 
Đây là loại sỏi chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới như nước ta Khi nước tiểu bão hòa về oxalate , do ăn thức ăn chứa oxalate hoặc trong trường hợp ngộ độc vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng này hoặc ở người bị viêm ruột , cắt một phần ruột non , ngoài ra có thể do di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường gây loạn dưỡng oxalat . Các phân tử này sẽ đi qua đường tiêu hóa và được bài tiết ra ngoài như một chất thải . 
Khi đi qua ruột , oxalate có thể kết hợp với canxi tạo thành hợp chất canxi oxalate và được bài tiết trong chất thải. Khi có quá nhiều oxalate trong thận thì có thể dẫn đến bệnh sỏi thận . Oxalat thường kết hợp với canxi để tạo thành sỏi oxalat calci . Những loại rau có hàm lượng oxalat cao bao gồm cần tây , rau diếp , tỏi tây , củ cải , rau cải , khoai lang , đậu xanh , nho , mận , đậu tương , bí , ớt , cà tím , … 

calcium Mỗi loại sỏi sẽ có phương pháp điều trị và phòng ngừa khác nhau 

3 . SỎI PHOTPHAT 
Loại sỏi phosphat thường gặp là loại amoni – magné – phosphat , chiếm khoảng 5 - 15% trường hợp . Loại sỏi này có kích thước to , hình san hô , cản quang , hình thành do nhiễm khuẩn, đặc biệt là do lọai vi khuẩn proteus. Vi khuẩn protéus có men urease làm phân hủy ure thành amoniaque , do đó nước tiểu sẽ bị kiềm hóa , nếu pH nước tiểu trên 7,0 thì phosphat sẽ kết tủa . 

4 . SỎI ACID URIC 
Acid uric dễ tan trong môi trường kiềm và dễ kết tinh trong môi trường acid, khi pH nước tiểu dưới 6 . Sự tăng nồng độ uric trong máu , ngoài việc lắng đọng ở các tổ chức sụn , túi nhầy , da cơ… thì nồng độ uric tại thận cũng tăng cao. Lắng đọng uric tại thận là nguyên nhân chính gây nên sỏi uric . Sỏi acid uric dễ xuất hiện khi chuyển hóa chất purine tăng trong cơ thể . Các nguyên nhân có thể làm tăng chuyển hoá purine 
• Sử dụng nhiều thức ăn có chứa nhiều chất purine như lòng heo , lòng bò , thịt cá khô , nấm . 
• Bệnh gout 
• Phân hủy các khối ung thư khi dùng thuốc hóa trị liệu Khi Lượng Acid uric được bài tiết quá nhiều trong nước tiểu . Nước tiểu bị cô đặc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hình thành sỏi . 


5 . SỎI STRUVIT
Nguồn gốc là nhiễm khuẩn tiết niệu. Vi khuẩn tiết ra men urease làm phân hủy urê, tạo thành amoniac (NH4OH) . Amoniac bị phân hủy tạo thành amonium NH4+ và OH - gây kiềm hóa nước tiểu . 
Struvit ( MgNH4PO4.6H2O ) được tạo thành và trong điều kiện nước tiểu kiềm hóa thì khó hòa tan và tạo sỏi . 

6 . CYSTIN 
Do rối loạn vận chuyển cystin ở ống thận và ở niêm mạc ruột, nguyên nhân do di truyền gen lặn nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể thứ 14 . 
Sỏi cystin thường đi với một bệnh cảnh bệnh lý ống thận di truyền ( đa niệu , hạ K+ máu). 
Loại sỏi thận này tương đối ít gặp ở nước ta. 


TIẾN TRIỂN CỦA SỎI THẬN 
Sau khi sỏi thận được hình thành, nếu kích thước nhỏ, sỏi có thể đi theo đường nước tiểu và được tống ra ngoài . Nhưng nếu kích thước lớn , sỏi bị vướng lại ở một vị trí nào đó trên đường tiết niệu sẽ gây ra các cơn đau sỏi thận như đau quặn thận , đau hông lưng , tiểu ra máu, tiểu gắt buốt … Khi có các biểu hiện trên nếu không giải quyết sớm , tắc nghẽn kéo dài và nhiễm trùng sẽ làm hư hại nhu mô thận , gây suy thận. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm cho các bạn các những kiến thức hữu ích về các loại sỏi thận thường gặp . Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.


Thạch lâm
1 . Cơn đau quặn thận
- Thuốc uống : Mộc hương 20g
Ô dược 20g
- Châm cứu : Châm tả 
Điện châm : thận du , bát liêu, tam âm giao, túc tam lý 
2 . Thể khí trệ
- Phép chữa : Hành khí, lợi niệu, thông lâm, bài thạch
- Bài thuốc : Thạch vi tán . Thạch vĩ 10g . Đông quỳ tử 08g
Cù mạch 08g . Hoạt thạch 12g . Xa tiền 12g
Gia: Kim tiền thảo, kê nội kim để tăng bài thạch.
Bụng eo lưng đau gia : Bạch thược, cam thảo để hoãn cấp chỉ thống
Đái máu gia : Ngẫu tiết, sinh địa để lương huyết chỉ huyết.
Nếu sốt gia : Bồ công anh, đại hoàng, hoàng bá để thanh nhiệt tả hỏa.
3. Thể thấp nhiệt
- Phép chữa : Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm, bài thạch.
- Bài thuốc : Bát chính tán gia giảm
Mộc thông 10g . Chi tử 08g . Xa tiền 12g . Cam thảo 08g
Biển súc 12g . Cù mạch 12g . Đại hoàng 06g
Cỏ Bấc đèn 16g . Hoạt thạch 12g
Gia ô dược, hậu phác để hành khí, hoạt huyết, 
Chi thống Gia kim tiền thảo, kê nội kim để tăng bài thạch.
4. Thể thận hư thủy ứ
Phép chữa: Bổ thận, hóa ứ, hành khí, lợi niệu thông lâm, bài thạch.
Bài thuốc : Thạch vi tán gia giảm phụ tử, nhục quế, bổ cốt chỉ nếu thận dương hư. Gia nữ trinh tử, hạn liên thảo, kỷ tử, thục địa nếu thận âm hư.
Hoặc dùng bài
Phúc bồn tử 40g . Thục địa 16g . Thỏ ty tử 12g
Hà thủ ô 20g . Bạch giới tử 12g . Tang phiêu tiêu 12g
Bổ cốt chỉ 12g . Bạch chỉ 12g . Quy bản 12g
Hoàng tinh 12g . Ngưu tất 12g . Bạch mao căn 12g
Thương truật 20g . Sinh hoàng kỳ 40g
Ngoài các phương thuốc cổ phương trên có thể dùng đối pháp lập phương tùy theo từng chứng trạng và người bệnh để gia giảm cho hiệu quả và theo kinh nghiệm của mỗi người.

BÀI THUỐC CHUNG CHỮA SỎI THẬN
Xuất thân nghề giáo nhưng “rẽ ngang” theo nghiệp y dược, lương y Phan Tấn Tô (71 tuổi), Phó Chủ tịch Hội Đông y Thừa Thiên - Huế sẽ hướng dẫn độc giả tự sưu tầm dược liệu bào chế bài thuốc chữa trị bệnh sỏi thận từ “cây nhà lá vườn”.
Lương y Tô cho hay nguyên nhân của bệnh sỏi thận do ăn nhiều thực phẩm cay, nóng dẫn đến thấp nhiệt, dồn ứ chất độc.
Các tạp chất trong nước tiểu kết tủa hình thành nên sỏi. Y học hiện đại có khá nhiều loại thuốc chữa bệnh sỏi thận.
Nhưng thuốc đông y vẫn giữ vai trò khá quan trọng trong việc chữa trị chứng bệnh này với tính ưu việt vừa chi phí thấp, vừa không để lại tác dụng phụ.

RAU MÒ OM
Có một số bài thuốc chỉ dùng “độc vị” để chữa bệnh sỏi thận như rễ đu đủ, dứa dại, chuối hột. Nhưng theo ông Tô, muốn chữa khỏi bệnh này, cần phải biết kết hợp “sức mạnh tổng lực” của các vị dược liệu để bào chế thuốc, nhằm đánh tan được khối sỏi, đưa sỏi ra ngoài cơ thể qua đường tiểu hoặc đại tiện.

CHUỐI HỘT
Bài thuốc ông Tô giới thiệu được bào chế từ 5 vị dược liệu căn bản với liều lượng cụ thể 

BÀI THUỐC DÂN GIAN
Kim tiền thảo                                                 35g
Kê nội kim (màng mề gà loại tốt)                 12g
Hải kim sa (còn gọi dây bòng bong)             12g
Xa tiền tử (hạt mã đề)                                    12g
Ngưu tất (cây cỏ xước)   
                               30g 

Kim tiền thảo và màng mề gà có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi ở thận, bào mòn giúp dễ tiêu sạn, tán sỏi.


 Sở dĩ sử dụng lớp màng của mề gà bào chế thuốc bởi gà có thể ăn được sỏi nên mề của nó sẽ giúp dễ tiêu sạn trong cơ thể người. 
Dây bòng bong và hạt mã đề có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu và tăng lực. Riêng cây cỏ xước đảm nhận nhiệm vụ “tống tiễn” sỏi ra ngoài cơ thể, chống viêm thận.

Thức bào chế bài thuốc này khá đơn giản
Kim tiền thảo phải rửa thật sạch, phơi khô, sau đó loại bỏ tạp chất. Tương tự, màng mề gà cũng rửa sạch, phơi khô hoặc sao giòn rồi tán mịn. Những dược liệu còn lại cũng sơ chế bằng cách làm khô. 
Để tận dụng hết chất thuốc, mỗi thang như vậy có thể sắc lấy nước uống hai lần. Lần một, cho tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa ngập (chừng 1,5l) rồi đun cô cạn đến khi còn một chén là được. Mỗi ngày uống một lần vào buổi chiều.


Trong lần sắc thứ hai, đổ 0,5 lít sau đó đun sôi cô cạn còn hai chén, uống thành hai lần vào buổi sáng và buổi trưa. Chú ý khi sắc thuốc, màng mề gà và hạt mã đề phải được bọc vào túi vải.


Khi sắc thuốc xong, cần uống liền lúc nước thuốc còn ấm. Khi đun, thời gian đầu cho lửa lớn, càng về sau càng giảm lửa lại.
Bằng kinh nghiệm nhiều năm, lương y Tô cho hay, thông thường bệnh nhân uống khoảng 10 thang thuốc là có thể đẩy được khối sỏi ra ngoài. 


Chú ý cần uống thuốc điều độ sau khi ăn cơm no. Trong quá trình trị liệu, cần chú ý bồi bổ cơ thể bởi thuốc tác động đến can thận, làm giảm thể lực.


Ưu việt của bài thuốc này theo lời của ông Tô là rất dễ tìm, cách thức bào chế đơn giản. Chỉ riêng màng mề gà hơi khó tìm, nhưng có thể mua ở các tiệm thuốc Nam. 
Ông còn khuyên thêm, người bị sỏi thận nên chú ý uống nhiều nước, tối thiểu 3 lít mỗi ngày; tránh ăn những thức ăn giàu canxi như: ốc, tôm, cua; hoặc những thức ăn dễ gây sỏi niệu như lòng heo, cá khô, mắm. 
(Theo SKĐS)
 

SỎI BÀNG QUANG



KIẾN THỨC PHỔ THÔNG




SỎI BÀNG QUANG  -  VIÊM BÀNG QUANG
Sỏi bàng quang là gì?
Sỏi bàng quang xuất hiện khi nước tiểu lắng đọng tại bàng quang, là những khoáng chất đọng lại và kết tinh thành những viên sỏi.
Sỏi bàng quang là một loại sỏi xuất hiện trong bàng quang. Đó chính là những mảng khoáng chất cứng trong nước tiểu lắng đọng lại khi tiểu không hết. Sau đó dần dần những khoáng chất này sẽ kết tinh thành những viên sỏi trú ngụ tại bàng quang của chúng ta.




Sỏi bàng quang thường có hình tròn, vỏ ngoài xù xì, gai góc. Sỏi có thể xuất hiện ở thận, niệu quản và rơi xuống bàng quang.
Có nhiều trường hợp trong bàng quang chỉ xuất hiện một viên sỏi sẽ phát triển lớn dần nhưng cũng có nhiều trường hợp xuất hiện rất nhiều những viên sỏi khác loại cùng tồn tại trong bàng quang. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, bệnh sỏi bàng quang sẽ dẫn đến viêm loét bàng quang và sẽ gây biến chứng viêm bàng quang cấp.
Những dấu hiệu sỏi bàng quang thường gặp ở người bệnh
Dấu hiệu sỏi bàng quang ở nữ giới
Bệnh nhân sẽ không xuất hiện triệu chứng nếu sỏi trong bàng quang nhỏ có thể tự tiêu và theo nước tiểu ra ngoài. Nhưng khi sỏi lớn dần, bệnh nhân có thể xuất hiện một số dấu hiệu sỏi bàng quang như


. Đái ngắt ngừng
· Đái rắt
Đi tiểu thành nhiều lần, mỗi lần rất ít, tiểu nhiều vào ban đêm.
· Đau ở vùng bụng dưới
· Nước tiểu bị vẩn đục , có váng hoặc có màu bất thường
· Xuất hiện máu trong nước tiểu và có mùi .
Dấu hiệu sỏi bàng quang ở nam giới
· Đi tiểu ra máu
· Đau lưng, đau mạn sườn
· Tiểu nhiều lần trong ngày đặc biệt vào ban đêm , tiểu rắt
· Nước tiểu bị vẩn đục , có váng hoặc có màu bất thường

Nước tiểu của người mắc bệnh sỏi bàng quang thường có màu vàng đậm hơn, có mùi lạ và rất khó chịu
Nguyên nhân mắc bệnh sỏi bàng quang
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới sự hình thành của sỏi trong bàng quang như

SỎI BÀNG QUANG

* Phì đại tuyến tiền liệt
Trường hợp này thường xuất hiện ở nam giới, khi tuyến tiền liệt to lên sẽ gây chèn ép và làm nước tiểu không thể đi ra ngoài, ứ đọng tại bàng quang.
 
* Sa bàng quang
Trường hợp này xuất hiện chủ yếu ở nữ giới, thành bàng quang quá yếu và sa xuống âm đạo, gây chèn ép và ngăn chặn dòng nước tiểu ra ngoài, gây ra tình trạng ứ đọng nước tiểu tại bàng quang.
 
* Hội chứng bàng quang thần kinh
Khi mắc phải hội chứng này, bàng quang sẽ bị mất chức năng do tổn thương của một phần hệ thống thần kinh . 
-  Điều này dẫn tới tình trạng nước tiểu bị ứ đọng  
-  Điều kiện thuận lợi dẫn tới sự hình thành của sỏi bàng quang.
 
* Viêm bàng quang
Viêm bàng quang xuất hiện khi bàng quang bị nhiễm khuẩn đặc biệt là vi khuẩn E.coli , hay do một số bức xạ điều trị bệnh lý ở khu vực xương chậu dẫn đến viêm bàng quang. Đây là điều kiện thuận lợi hình thành sỏi trong bàng quang.
 
* Một số dụng cụ y tế
Sử dụng một số loại dụng cụ y tế như ống thông tiểu, dụng cụ tránh thai cũng có thể gây sỏi bàng quang.
 
* Sỏi thận
Một số loại sỏi hình thành trong thận có kích nhỏ đôi khi sẽ rơi xuống bàng quang hình thành sỏi bàng quang, hoặc sỏi niệu đạo có thể rơi xuống hình thành sỏi.
Nguy cơ mắc bệnh sỏi bàng quang
Đối tượng mắc bệnh sỏi bàng quang
Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng với những người không tiểu hết, nước tiểu còn đọng lại tại bàng quang. Tuy nhiên bệnh dễ gặp ở nam giới ở độ tuổi 50 hơn ở phụ nữ.
Những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi bàng quang
Ngoài những nguyên nhân chính gây sỏi bàng quang, thì vẫn còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như

* Tuổi tác và giới tính
Dễ gặp ở nam giới hơn nữ giới, và mức độ mắc bệnh tăng theo độ tuổi.
 
* Tổn thương tủy 
Bệnh nhân bị tổn thương cột sống nghiêm trọng, mất điều khiển vùng cơ chậu sẽ không thể hoàn toàn làm rỗng bàng quang của họ
 
* Tắc nghẽn bàng quang
Nguyên nhân phổ biến như phì đại tuyến tiền liệt
 
Phẫu thuật bàng quang 
Sỏi có thể hình thành sau một cuộc phẫu thuật nào đó, ví dụ như phẫu thuật điều trị bệnh Tiểu không tự chủ
Biến chứng của bệnh sỏi bàng quang
Bệnh sỏi bàng quang nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm mãn tính và để lại một số biến chứng nguy hiểm như

* Rối loạn chức năng bàng quang mãn tính
* Nhiễm trùng đường tiểu
* Ung thư bàng quang

Nên làm gì khi xuất hiện dấu hiện sỏi bàng quang?
Khi phát hiên có dấu hiệu sỏi bàng quang, điều đầu tiên người bệnh cần làm là tới bệnh viện để thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và từ vấn cách điều trị phù hợp.
Đi khám để được chẩn đoán ngay khi có dấu hiệu sỏi bàng quang
Để xác định chính xác căn bệnh này, bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm như

* Khám bụng dưới 
Để xác định được những vị trí bất thường của bàng quang hay trên tuyến tiền liệt
* Xét nghiệm nước tiểu
xác định được các vi khuẩn, khoáng chất có trong nước tiểu

THẬN Ứ NƯỚC


* Chụp X  -  Quang  
* Chụp cắt lớp vi tính  
Thấy được hình ảnh của các nội tạng trong cơ thể
 
* Siêu âm 
Có thể xác định được hình ảnh của sỏi bàng quang
Điều trị theo chỉ định của bác sĩ khi có dấu hiệu sỏi bàng quang
Nếu kích thước sỏi còn nhỏ ( <10mm ) có thể cân nhắc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý để hồi phục.


Một số loại thuốc hay được sử dụng như 
Thuốc giãn cơ trơn, thuốc kháng sinh, thuốc tán sỏi, thuốc giảm đau,.. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu kích thước sỏi lớn ( >10mm hoặc <10mm nhưng không thể tự trôi ra ngoài theo đường tiểu), người bệnh sẽ phải can thiệp ngoại khoa để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể.
 

* Tán sỏi nội soi ngược dòng 
Đây là phương pháp làm sạch sỏi theo “đường tự nhiên”. 
Cụ thể là bác sĩ sẽ đưa ống nội soi ngược theo lỗ tiểu lên niệu đạo, tiếp cận với bàng quang nơi chứa sỏi và sử dụng nguồn năng lượng từ tia laser hoặc sóng âm để bắn vỡ sỏi, sau đó hút bỏ ra ngoài. Tán sỏi nội soi ngược dòng có ưu điểm là không có vết mổ nên không lo sẹo, người bệnh ít đau sau tán, thời gian phục hồi nhanh. Khoảng 3 – 6 tiếng sau tán, bệnh nhân có thể ăn nhẹ và ra viện sau 24 tiếng nếu sức khỏe không có bất thường.
 
* Mổ bàng quang lấy sỏi 
nếu kích thước sỏi quá lớn, điều trị bằng các phương pháp trên không hiệu quả bác sĩ có thể mổ trực tiếp và gắp viên sỏi ra.
Phòng ngừa bệnh sỏi bàng quang hiệu quả nhất

HÌNH ẢNH MÔ PHỎNG SA BÀNG QUANG

· Nên đi  Khám sức khỏe định kỳ  để theo dõi sức khỏe cũng như chẩn đoán được các bệnh một cách nhanh nhất và chính xác nhất.
· Uống đủ lượng nước cần cho cơ thể, một ngày 2 - 3 lít nước tùy thuộc vào cơ thể từng người.
· Kiểm soát tốt chế độ ăn uống và tiêu thụ các loại thực phẩm
· Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều cafein
· Không nên ăn quá mặn, trung bình nên ăn 6g muối/ngày
· Cần rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin về dấu hiệu sỏi bàng quang. Hi vọng qua những thông tin trên, bạn có thể phát hiện sớm, điều trị kịp thời và ngăn chặn hiệu quả căn bệnh này.
Hiện nay, trong điều trị sỏi bàng quang một số kỹ thuật can thiệp như tán sỏi ngược dòng, nội soi tán sỏi qua da, mổ hở lấy sỏi có thể được áp dụng nhằm sớm loại bỏ sỏi, tránh biến chứng. Tuy nhiên, không phải ai bị sỏi bàng quang cũng cần phẫu thuật bởi những phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến như chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương bàng quang, niệu đạo…. 

Hơn nữa không khắc phục triệt để căn nguyên gây bệnh nên sỏi dễ tái phát sau can thiệp


Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh chỉ nên tiến hành mổ sỏi bàng quang khi sỏi kích thước lớn không thể tự đào thải ra ngoài theo nước tiểu dù đã điều trị nội khoa tích cực, sỏi gây nhiều đau đớn hoặc sỏi ở những vị trí chít hẹp dễ gây tắc nghẽn, nhiễm trùng đường tiết niệu, thận ứ nước, giãn thận…

Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu  ?

Theo y văn yhct Việt Nam  
Sỏi tiết niệu là một trong ba chứng lâm (cát sỏi lâm, huyết lâm, khí lâm) là do thận khí hư, do ăn uống… Đầu tiên là do bàng quang khí hóa thất thường, có tà nhiệt xâm phạm, nhiệt tà chưng cất tạo thành sa (cát) thạch (sỏi). Có sa thạch ở bàng quang càng làm cho khí hóa bàng quang bất lợi gây khí trệ, huyết ứ.

Theo Trung Tạng Kinh 
Do dương hư, khí hư, tà nhiệt xâm nhập thành sỏi. Nếu thủy mạnh, hỏa mạnh, thủy bị thiêu đốt thành cặn sỏi hoặc thành đờm sinh sỏi.

Theo Đan Khê Tâm Pháp  
Chứng lâm (sỏi tiết niệu) sinh ra là do thận hư sinh ra nhiệt, thủy hỏa bất giao mà sinh sỏi, có triệu chứng muốn tiểu tiện mà không đi được hoặc tiểu tiện không ngừng.

Theo Cảnh Nhạc Toàn Thư  
Sa lâm là tiểu tiện buốt, tiểu khó, lúc dễ, lúc khó hoặc tiểu ra máu có sỏi có cát.

MỘT SỐ BÀI THUỐC YHCT THÔNG DỤNG

Thành phần bài thuốc  
Thương truật 12g  . Hoàng bá 12g  . Ngưu tất 16g  . Hoạt thạch 16g . Hoàng kỳ 12g  . Sa tiền 6g  . Kim tiền thảo 20g . 
Sắc uống ngày một thang. 
Uống từ 15  -  20 thang

Chú ý chế độ ăn uống sao cho phù hợp với sỏi để chống sinh sỏi bằng điều chỉnh PH nước tiểu
+ Uống thường xuyên râu ngô, sa tiền, sắc uống để hỗ trợ điều trị

+ Tẩy giun và thay đổi món ăn trong ngày
+ Điều trị sỏi tiết niệu bằng YHCT 
Có hiệu quả nhưng phải theo dõi chức năng của thận để kết hợp với điều trị YHHĐ

TTND BS. Trần Văn Bản
Nguyên Chủ tịch Trung ương Hội đông y Việt Nam

Chữa sỏi bàng quang không cần mổ 
Bằng công thức 7 vị thuốc Nam

Thông thường, sỏi bàng quang kích thước nhỏ hoàn toàn có thể tự đào thải ra ngoài mà chưa cần đến phẫu thuật. Điều quan trọng là áp dụng đúng chế độ ăn uống, sinh hoạt cùng những giải pháp hỗ trợ từ thuốc hoặc thảo dược.

Từ xưa trong dân gian đã lưu truyền rộng rãi 
Bài thuốc quý gồm 7 vị thảo dược gồm 
 
Kim tiền thảo , Râu mèo , Xa tiền tử , Râu ngô , Nhọ nồi , Bán chi liên , Hoàng bá 
Giúp chữa sỏi bàng quang , sỏi tiết niệu rất công hiệu .

- Dựa trên cơ sở đó kết hợp với nhiều kết quả nghiên cứu hiện đại được đăng tải trên NCBI 
- Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (National Center for
- Biotechnology Information) , các nhà khoa học đã làm sáng tỏ được rằng , 7 vị thảo dược này có khả năng tác động toàn diện lên hệ thống đường tiết niệu để giải quyết 4 mục tiêu quan trọng trong điều trị sỏi bàng quang bao gồm
- Lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu để bào mòn, giảm kích thước sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”, tăng đào thải cặn lắng trên đường tiết niệu.
- Kiềm hóa nước tiểu, giảm nồng độ các chất khoáng tạo sỏi như canxi, oxalat, acid uric… từ đó tăng hòa tan sỏi, ức chế sỏi mới hình thành, phòng sỏi tái phát sau phẫu thuật.
- Giãn cơ trơn tiết niệu giúp sỏi di chuyển dễ dàng hơn qua niệu đạo để trục xuất theo nước tiểu ra ngoài.
- Giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn mạnh giúp phòng ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu do sỏi và cải thiện triệu chứng đau, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần…

Dẫu mang lại nhiều lợi ích nhưng phải đến gần đây, lần đầu tiên các nhà khoa học nước ta mới bào chế thành công dạng viên uống hỗ trợ chứa đầy đủ 7 thành phần thảo dược trên và đã được Cục An toàn thực phẩm 
– Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sự ra đời của sản phẩm này sẽ giúp người bị sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo) có thêm một lựa chọn mới để giúp nhanh bài trừ sỏi, giảm triệu chứng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

ĐÔNG Y MINH PHÚ - Trang nghiên cứu - Trao đổi - Học tập Kinh nghiệm về Y học Cổ truyền - Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo - Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh

Cảm ơn các bạn đã xem

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Google search

Introducing Minh Phu Traditional Medicine clinic - 108 - 19/5 Street - Duyen Hai town - Tra Vinh province - Viet Nam - Mobile phone 84969985148 - Email . luongyhanhatkhanh@gmail.com

Google map - ĐT : 0969985148