chu

Đông y minh phú - niềm tin của mọi nhà

TIÊN HỌC DƯỢC




CỔ NHÂN DẠY 

TIÊN HỌC KỲ DƯỢC  –  HẬU HỌC KỲ Y

ĐẠI CƯƠNG

LÀ ÁNH SÁNG DẪN ĐƯỜNG 
CỦA NGƯỜI THỰC HÀNH Y ĐẠO
Có nghĩa là : Muốn thực hành Y ĐẠO , thì trước hết phải học và nắm thật vững những vị thuốc chủ yếu trong tất cả những vị thuốc để làm căn bản ứng dụng.
Dược Tính  : Hàn . Nhiệt. Ôn . Bình .
Dược vị      : Cam . Tân . Toan. khổ
Dược kinh  : Âm + Dương
Ngũ hành   : Tương sinh + Tương khắc
Công năng :  Chủ trị + Thời gian tác động học 
                  + Bộ phận dùng
                     Kiêng kỵ + Độc tính

Tiên học kỳ dược 
Có nghĩa là 
HIỂU & SỬ DỤNG THÀNH THẠO 
   MỘT SỐ VỊ THUỐC & BÀI THUỐC 
Quan trọng trong tất cả các vị thuốc và bài thuốc
    Ví như phụ tử là vị thuốc độc bảng A 
Nhưng lại dùng rất hiệu quả trong điều trị cấp cứu Dương thoát . Dương hư . Nếu như không thành thạo, không hiểu rõ thì không dám sử dụng hoặc là sẽ sử dụng không đúng và đủ liều lượng . Dược tính được đưa lên hàng đầu khi học thuốc . Vì biết được vị thuốc ấy hàn hay nhiệt, ôn hay bình là đã phải bỏ ra một quá trình dài để tìm hiểu và áp dụng . Có câu Hàn gặp hàn tắc tử. Nhiệt gặp nhiệt tắc cuồng. Nếu biết vị thuốc mà mình định sử dụng là nhiệt như nhục quế chẳng hạn . Thì rõ ràng không thể dùng cho bệnh nội nhiệt được . Vị thuốc hàn như mồng tơi, rau má thì không thể dùng cho người hư hàn, sợ lạnh ... Cũng giống như Thiết chẩn : Chỉ cần nắm vững bốn mạch . Phù . Trầm . Trì . Sác. Thì đã tránh được rất nhiều sai lầm trong chữa trị . Nhiều người hay mắc sai lầm khi tham khảo vị thuốc trong sách vở thấy ghi là thanh nhiệt, giải độc mát gan là đem vào áp dụng ngay. Cho nên hay bị xảy ra hai

vấn đề mà rất thường gặp . Một uống thang đầu khỏe, thang thứ hai khó chịu bệnh trở lại . Hai càng uống càng nóng . Uống thuốc mát mà đái vàng khè, nhức đầu, khó ngủ....Vì sao lại thế ? Là vì không hiểu rõ về thuốc . 
Thử phân tích một vị thuốc trọng yếu của 
Đông y ta sẽ thấy ngay 

HOÀNG LIÊN
Dược tính     : hàn 
Dược vị        : khổ 
Dược kinh    : Âm
Ngũ hành     : Hỏa 

Tương sinh : Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ. Hoàng cầm, Long cốt, Lý thạch làm sứ cho Hoàng liên 
(Bản Thảo Kinh Tập Chú).
Tương khắc : Thủy khắc hỏa, Hỏa khắc kim . Hoàng liên ghét Cúc hoa, Huyền sâm, Bạch tiễn bì, Nguyên hoa (Bản Thảo Kinh Tập Chú)
+ Ghét Bạch cương tàm 
+ Sợ Ngưu tất (Độc Bản Thảo)

Công năng : Tả hỏa, táo thấp, giải độc, sát trùng 
                    (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). 

Chủ trị : Trị Tâm hỏa thịnh ( thực nhiệt ), phiền táo, miệng lở, nôn mửa do Vị nhiệt, kiết lỵ do thấp nhiệt, tiêu chảy, mắt đỏ, mắt sưng đau, lở loét do nhiệt độc, thấp chẩn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Thời gian tác động học : bắt đầu có tác dụng sau khoảng 30 phút và thời gian có tác dụng nhiều ngày
Kiêng kỵ : Huyết hư ( huyết áp thấp, thiếu máu), khí hư ( mệt mỏi ) , tỳ vị suy nhược. Gây ra hồi hộp mất ngủ mà kèm theo phiền nhiệt táo khát, sau khi sinh nở mất ngủ, huyết hư phát sốt, tiêu chảy, bụng đau, trẻ con lên đậu, dương hư gây tiêu chảy, người lớn tuổi bị tiêu chảy do Tỳ Vị hư hàn, người âm hư tiêu chảy vào buổi sáng, chân âm bất túc, nội nhiệt phiền táo, đều cấm dùng Hoàng liên, nên cẩn thận vì nó mát quá
- Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển
- Kỵ thịt heo   (Dược Tỉnh Luận).
- Sợ Ngưu tất  (Độc Bản Thảo).

Độc tính : Không có độc .
Bộ phận dùng làm thuốc : Rễ củ

Tổng hợp các phân tích trên ta có một kết luận như sau :
Hoàng Liên 
+ Tính lạnh 
+ Vị đắng 
+ vào kinh âm 
+ Hành hỏa vì thế sẽ là Tả thực hỏa
+ Vào tim, tăng bài tiết mật
+ Chìm xuống 
+ Sinh khô nóng .
Người âm hư hỏa vượng 
LÀ HƯ HỎA không phải 
THỰC HỎA  cho nên mới có thang chịu thang trở 
( người xưa gọi là nuôi bệnh ăn tiền, hoặc là lang băm do không phân biệt được thực hỏa hay hư hỏa ).

ĐẮNG THÌ VÀO TIM - TẢ TÂM HOẢ ( làm mát tim )
Nhưng nếu tim hồi hộp là tâm hư ( yếu ) 
Đã hư mà còn bị đập ( Tả ) 
Thì càng hư thêm và cảm giác lo lắng sợ hãi sẽ xuất hiện .
Tăng bài tiết mật ( lợi mật ) nếu nhiều thì thành tràn túi mật .
Mắt có sắc vàng, lòng bàn tay ửng màu vàng, nước tiểu vàng tươi .

THUỘC ÂM MÀ ÂM THÌ CHÌM XUỐNG
Đóng băng, tối tăm, lạnh lẽo .
Dùng không đúng liều lượng hoặc sai bệnh thì sẽ thấy bủn rủn, chân đi không vững, tinh thần trầm lắng, ớn lạnh .

HÀNH HOẢ 
( táo thấp ) dùng kéo dài sẽ bị khô và nóng bứt rứt .
Người thầy thuốc chân chính ( Lương y ) khi nghe người bệnh nói hiện tượng uống thang đầu thì khỏe nhưng thang sau thì khó chịu hoặc là hồi hộp tim đập nhanh, có thể tăng huyết áp kèm theo.
Thì đó chính là tình trạng của chứng
CAN THẬNÂM HƯ
sinh ra các triệu chứng hỗn tạp làm cho người thầy
thuốc dễ bị sai sót. Lưu ý Can thận âm hư khác với âm hư hỏa
vượng ( sẽ phân tích ở phần chẩn đoán ...).
 
TIÊN HỌC KỲ DƯỢC
Đây là lời nhắc nhở của Tiền nhân về việc
Học Dược . Giữa muôn vàn các vị thuốc - Cái tương đồng - Cái
bất đồng - Cái hợp lý - Cái vô lý . 
Hãy chọn lấy một tính chất ưu việt nhất  . Có tính tổng thể , 
ít tác dụng phụ và đạt kết quả điều trị cao nhất . 
( Thí dụ bài lục vị - Bát vị v.v ... Là một trong những bài thuốc đã áp dụng cả ngàn năm ) 


KỲ DƯỢC !! 
-  LÀ MỘT BÀI THUỐC HAY  
-  MỘT VỊ THUỐC TỐT ... 
CÓ TÍNH VƯỢT TRỘI TRONG CHỮA BỆNH 

Nếu không người ta sẽ bị rơi vào tình trạng đuổi hình bắt bóng . Nghe sách của ông A bảo hay. Lại nghe sách của ông B bảo Chưa hay và thêm dân gian đồn thổi ...Chữa ung thư, tiểu đường . v.v...Để nắm bắt những bài thuốc mới, những vị thuốc mới xuất hiện theo bệnh chứng đương đại và chắt lọc tinh hoa của nhân loại . Chúng ta cần qui nạp vào bảng phân tích của âm dương, ngũ hành . Thì sẽ tránh được tình trạng bán tín , bán nghi ... ( Nửa tin, nửa ngờ)
Ví dụ : trong nhân dân truyền tụng vị thuốc bạch hoa xà thiệt thảo có thể chữa ung thư ...
BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO
Chúng ta qui nạp như sau 

Dược tính    .    Lương hơi hàn
Dược vị        ..   Cam đạm
Qui kinh      ...   Thuộc âm ( tâm, can ...)
Ngũ hành     ....  Thuộc hành thổ
Tương sinh  .....  Thổ sinh kim. 
Thí dụ hoàng liên thuộc hành hỏa vậy hỏa là mẹ của thổ thì sẽ giúp nhau. Nhưng lại khắc với kim là con của thổ ( uống liều cao hoặc kéo dài sẽ bị nặng ngực khó thở 
( Tỳ hàn phế mất Túc giáng ) . 
Vì thế nếu dùng hoàng liên kết hợp với bạch hoa ... Thì sẽ rất mát và tính giải độc kháng viêm rất cao nhưng phải thêm vị thuốc ôn tỳ để giảm bớt tác dụng phụ ) Cương + Táo . Vì đây là tình trạng xung đột giữa các vị thuốc, cần được làm sáng tỏ. 
Nếu không ĐUỐI GÀ LẠI BỊ VỠ ĐỒ. 
Đây cũng là điều rất đáng tiếc trong điều trị 

Tương khắc : Mộc khắc thổ, Thổ khắc thủy. Nhưng thủy lại
sinh mộc . Trong trường hợp này THỦY + MỘC phối hợp sẽ
đè bẹp Thổ ( mất tác dụng của thuốc ) . 
Bệnh nặng thêm và rất nguy hiểm ( cần nắm vững )

Công năng : Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, khử ứ 
                    (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển ).
+ Thanh nhiệt, giải hỏa độc, tiêu ung (Trung Dược Học).
+ Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung, kháng nham, lợi thấp 
                    (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược)
+ Tiêu thũng, giải độc, khu phong, chỉ thống, tiêu viêm 
                    (Quảng Đông Trung Dược).
Chủ trị : Trị các loại sưng đau do ung thư 
(UNG  là mụt nhọt Sưng - Nóng - Đỏ - Đau 
và có lở loét ở ngoài da, hoặc trong thành cơ trơn của dạ dày, ruột, thực quản, khí quản và phổi . 
THƯ  là mụt nhọt mọc ngầm trong thịt và các tạng phủ, không nóng, bị bao bọc bởi các màng nhầy. 
UNG THƯ của y học hiện đại là sự tăng sinh tế bào do đột biến ADN tạo thành khối u ) . Các loại nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiểu, viêm hạnh nhân, viêm họng, thanh quản, viêm ruột thừa, viêm phế quản cấp mãn tính, viêm gan thể vàng da hoặc không vàng da cấp tính, Rắn độc cắn, sưng nhọt lở đau, tổn thương do té ngã
Quảng Tây Trung Dược Chí). 
+ Trị rắn cắn, ung thư manh trường, kiết lỵ 
(Quảng Đông Trung Dược).
Liều dùng Dùng  . khô từ 20 - 40g 
Ngoài dùng tươi gĩa nát đắp lên nơi đau.
Lưu ý : tất cả các vị thuốc khi dùng hoặc trích dẫn cần ghi rõ
nguồn để tránh phiền phức ( nói có sách, mách có chứng )
Kiêng kỵ : không dùng cho phụ nữ có thai . tiêu chảy do hàn 
Độc tố : Không có độc 
Như vậy ta được một tập hợp như sau : 
Tên bạch hoa ( hoa màu trắng ) 
Xà thiệt ( lá hình lưỡi rắn ) 
Thảo (cỏ ) 
Cỏ có hoa màu trắng lá hình lưỡi rắn
Tính mát 
Vị ngọt nhạt (vị ngọt vào tỳ )
Thuộc âm     ( vào tạng ) . 
Hành thổ      (chữa trị bệnh ở tỳ ) Sinh kim có tác động lên phế.
Công dụng : Thanh nhiệt. Giải độc . Kháng viêm. Tiêu ung.
Trừ thấp ( lợi niệu ) . 
Không độc . Như vậy chúng ta có thể áp
dụng vào chữa trị mà không bị mơ hồ .
Chủ trị : Tính mát mà qui kinh lại thuộc âm (Tạng thuộc âm – phủ thuộc dương ) do đó chắc chắn nó sẽ phải vào Tạng ( vào trong ) vận hành của nó sẽ bắt đầu từ tỳ. 
Công năng của nó là Thanh nhiệt, kháng viêm, giải độc thì như vậy là nó tiêu viêm giải độc tại Tỳ (lở loét, sung huyết niêm mạc ...) và sau đó tiêu viêm lên Phế ( thổ sinh kim ) ho, hen tằng hắng, viêm khí quản ... 
Trong ngũ hành 
Thổ khắc thủy, mà Thủy (thận ) là mẹ của Mộc ( can ) cho nên nói giải độc ở gan là còn phải xem xét lại . Nếu dùng kéo dài sẽ suy thận và đau cứng lưng 
KẾT LUẬN 
Vị thuốc bạch hoa xà thiệt thảo . Kháng viêm tại Tỳ . Tiêu ung nhọt lở loét đại tràng và vị ( nếu quá liều sẽ bị chảy máu đường ruột do tính chất tiêu ung ( tẩy, xổ đối với ruột có loét) nếu tay chân lạnh, huyết áp thấp ( huyết hư ) thì phải giảm liều và gia vị ôn để cân đối . Tim hồi hộp, tay chân mỏi, người không có sức ( tâm hỏa hư – suy nhược ) chắc chắn là không nên dùng. Nếu kiên quyết dùng mà không có sự hỗ trợ hợp lý của các vị thuốc khác thì bệnh nhân sẽ phải suy kiệt do tính chất tả tâm hỏa ( lấy năng lượng của tim) đem xuống và thải ra ngoài (thanh nhiệt, tiêu ung, lợi tiểu ) ...Thổ khắc thủy nên đái nhiều mất nước và điện giải sẽ suy thận .
UỐNG LIỀU CAO VÀ KÉO DÀI 
MÀ TÁ DƯỢC KHÔNG HỢP LÝ 
SẼ DẪN ĐẾN SUY NHƯỢC. 
SUY TIM. SUY THẬN. 
VẬY THÌ DÙNG NHƯ THẾ NÀO ?
 
TIÊN HỌC KỲ DƯỢC
Người xưa đem màu sắc - Mùi vị - Tính chất của cây cỏ qui nạp vào Ngũ hành – Âm dương để dễ phân biệt . 
Tuy chỉ là Thuyết tương đối song hiệu quả rất cao và cho đến bây giờ vẫn được công nhận là đúng. Ngày nay người ta dựa hẳn vào sự phân tích của máy móc nên đã đánh mất phần cảm nhận của Người Thầy Thuốc Và Cái Hồn của Vị Thuốc .

Phương 
+  Công - Bổ cùng dùng  
+  Ôn     - Lương Hợp nhất 

Thí dụ : Bài Lục Vị Địa Hoàng Thang
Thục địa  + Sơn thù + Sơn dược   là Tam Bổ 
Phục linh + Đan bì   + Trạch tả     là Tam Tả
- Chóng mặt, hoa mắt, ù tai do Tinh huyết hư ( cơ thể suy nhược). Tăng thục địa 32g + Hoài sơn 16g + Sơn thủ 16g
Giảm Đan bì + Trạch tả = 6g, phục linh 8g
- Can hàn phạm vị : Đau rát, nóng xót, ợ chua. Nhức đỉnh đầu, đau trong hốc mắt. Tăng sơn thù 16g + Thục địa 12g +
Hoài sơn 12g. Giảm đơn bì, trạch tả, phục linh còn 8g. 
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, tiểu đục . Đại tiện lỏng . Gầy ốm . Da xanh, mặt nám . Tăng Hoài sơn 32g . phục linh 12g Giảm Thục địa còn 8g . ( Thục địa sao khô có mùi thơm 12g rất tốt cho bệnh suy nhược dễ bị tiêu chảy ), sơn thù 12g, đan bì 8g, trạch tả 6g. 
- Huyết nhiệt . Huyết nhiệt vọng hành ( nhức đầu . Nhức đầu Nhức nửa bên đầu . Rân dầu . Bứt rứt không yên) tăng đan bì
12g. giảm sơn thù còn 6g. Hoài sơn 12g . Thục địa 12g . 
Trạch tả 8g. Phục linh 6g . 
( nếu đổi Thục địa thành Sinh địa thì đúng với bản gốc )
- Khó ngủ . Ợ ra nước trong . Ói ra đàm nhớt . Miệng lạt . Tăng phục linh lên 12g. Thục địa 12g. Sơn thù 12g. Hoài sơn 12g Đơn bì 6g. Trạch tả 6g. Gia bạch truật 12g. Đảng sâm 12g - Tiểu gắt. Tiểu khai, hôi . Cao mỡ máu . Tiểu đường . 
Rối loạn chuyển hóa Dùng Trạch tả 12g. Đơn bì 12g. Hoài sơn 16g. Sơn thù 6g.  Phục linh 12g. Thục địa 16g.

Phương Âm – Dương hợp nhất
BÁT BẢO THANG
- Xuyên khung + Thục địa + Bạch thược + Đương qui . 
Đây là bài Tử vật thang. 
Bổ huyết + Bổ âm. 
Thuộc Âm . Thuộc doanh . Thuộc lý . 
Nhân sâm + Phục linh + Bạch truật + Cam thảo . 
Đây là bài Tứ quân Từ thang. 
Thuộc dương.  Thuộc vệ . Thuộc biểu.

Một thí dụ nữa. 
BÀI MỘT THANG HAI VỊ
Đủ cả Âm + Dương + Khí + Huyết. 
Đương Qui 16g + Hoàng kỳ 12g. 
Vì sao Qui lại cao hơn Kỳ. 
Vì hoàng kỳ tính ôn và Đương qui cũng tính ôn . Cái ôn của kỳ là cái ôn của phần biểu, đi ra ngoài. Nếu cao quá sẽ bị toát mồ hôi. Cái ôn của Qui là cái ôn của phần lý đi vào trong, đi xuống ( nhuận hạ ) Nếu Qui + Kỳ bằng nhau thì sự cộng hưởng sẽ quân bình và Đương qui không thể đi xuống và làm trơn ruột được ( nhuận trường) 

Một thí dụ tiếp theo Phá qui luật để dẫn đến thành công

BỔ TRUNG ÍCH KHÍ
Gồm có Thăng ma + Sài hồ + Hoàng kỳ + Trần bì + Đảng sâm 
Cam thảo + Đương qui + Bạch truật
Bài thuốc này đúng với tên của nó là bổ trung, ích khí. 
Như vậy có nghĩa là sẽ rất nóng. 
Thế nhưng trong những trường hợp quá nóng . 
Do Hư nhiệt thì nó lại làm cho người ta có cảm giác mát mẻ dễ chịu . ha...ha ...nếu Thực nhiệt là chết nghe con . 
Đang nói về Dược nên không bàn chuyện Y ... Có thể nói bài thuốc này trị Hư nhiệt . Giả nhiệt rất hay... 
Sau nhiều năm nghiên cứu và tìm cách lý giải cho thật thấu đáo 
Nhà thuốc minh phú mới tìm ra chỗ hay của 
bài thuốc này chính là 

THĂNG ĐỀ  +  DƯƠNG CỬ 
( Nâng vật nặng ,  Đưa lên ) 
Có nghĩa là chủ trị khí hư hạ hãm 
Sức yếu “ khí hư ” bị giữ lại ở dưới “hạ hãm ". 
Như sa trực tràng, sa hậu môn, sa dạ dày, sa tử cung....
khi bị hạ hãm ở tỳ, vị sẽ chuyển thành
tích trệ. gây viêm, loét ở hạ vị. 
Thực tích sinh nhiệt . Nhiệt tích sinh Vi trùng, vi trùng tích sinh viêm ... khi tích trệ ở tử cung thì sẽ gây viêm loét niêm mạc Tử cung .... ) 
Ví như cái cánh cửa miệng cống nó bị uốn cong không thể kéo lên được các chất Đàm trọc ( nước dơ ) lắng đọng lại nên gây ra bế tắc, uất bón, nê trệ ( tiêu ra đàm nhớt). 
Trong các tài liệu chỉ thấy nói CAM ÔN TRỪ ĐẠI NHIỆT mà không có sách nào phân tích . Bài bổ trung này giống như chúng ta kéo cánh cửa miệng cống lên và mọi bế tắc sẽ được giải tỏa . Tất cả các ứ trệ tự nó tiêu trừ thì viêm sẽ hết . 
Nhiệt tự thanh. ha.. ha ... hay quá ta 
Tiên Học Kỳ Dược

Tóm lại học dược lý Đông y 
Là phải học và nắm vững kiến thức cơ bản 
CỦA TRIẾT HỌC ĐÔNG PHƯƠNG 
bao gồm tất cả 
-  NHÂN SINH QUAN  
-  VŨ TRỤ QUAN  
-  NHỊ NGUYÊN LÝ 
Mà nòng cốt là học thuyết ngũ hành. 
Học thuyết ngũ hành là Sự 

TƯƠNG QUAN  VÀ  ĐỐI LẬP 

[ thuyết tương đối ] để cùng phát triển và cùng tồn tại . 
Được chi phối bởi lý nhị nguyên 
Ví dụ : 
Sáng   và    Tối . 
Âm     và    Dương 
Nếu không có Sáng thì không thể biết Tối . 
Nếu không có Dương thì không thể biết Âm 
Đã có Sáng thì nhất định phải có Tối ...
và sự tác động này lên nhân sinh quan rất lớn . 
Sáng kéo dài quá mức 
Thời tiết khô hạn, cây cỏ, con người xác xơ ....
Thí dụ nữa về sự biến đổi của ngũ hành lên vạn vật. 
Trái ớt vị cay, tính ôn, màu đỏ ... Thuộc hành hỏa. Nhưng lúc mới hình thành thì lại có màu hơi xanh, rồi xanh đậm thuộc hành mộc biến đổi theo sự phát triển . 
Vì sao người ta lấy màu đỏ làm biểu trưng cho hỏa .

Do từ khi hình thành, phát triển cho đến khi hoàn thiện và bắt
đầu biến đổi thì màu đỏ là màu Trưởng thành của hành hỏa .

NÊN NHỚ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA NGŨ HÀNH LÀ TƯƠNG
QUAN VÀ ĐỐI LẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ CÙNG TỒN TẠI
BỊ LỆ THUỘC . BỊ CHI PHỐI BỞI LÝ NHỊ NGUYÊN

Nếu nắm vững điều này người ta có thể cho cây ra hoa sớm.
Cho trái nghịch mùa....
Thầy thuốc đông y sẽ vận dụng phương pháp này vào tất cả các bài thuốc NỀN TẢNG . 
Trong bài lục vị thể hiện rất rõ. 
Tăng Dương + quế, phụ. 
Tăng Âm      + tri , bá 
Bổ Thủy Tăng thục địa . Bổ tỳ tăng hoài sơn, phục linh....Như vậy muốn mát gan thì không cần phải vị đắng, chua nhiều khó uống. Mà bình thủy . Bổ kim là đủ. 
Mộc sinh hỏa nên can dương vượng sẽ rất nóng và bao giờ nó cũng đi thẳng lên đỉnh đầu . Kim khắc mộc giống như khúc gỗ Can đang lồng lộn lao tới thì bị một tảng đá Kim chắn giữa đường vậy . 
Tại sao không bổ thủy mà lại bình thủy . 
Thủy là mẹ của mộc ( thủy sinh mộc Nếu mẹ quá giàu thì con cái dễ hư hỏng. Theo chúng bạn đua đòi rách việc . Cho nên chỉ củng cố thủy mà không bổ thủy . Kim sinh thủy, khắc mộc nên vừa phải chi viện cho Thủy, vừa kháng cự với mộc . Nếu chúng ta có bổ dư một tí củng không sảy ra tác dụng phụ.
LƯU Ý . những vấn đề diễn giải trên đây nếu khó hiểu thì hãy 
TỌA THIỀN TRI KIẾN 
Sẽ tham ngộ rất nhanh . 
Cách hai là lấy việc xử việc . 
Người đời hay nói là bệnh dạy Nghề - Thuốc dạy thầy . 
Kết luận . 
Tiên học kỳ được 
nếu chỉ học tính chất, công năng, chủ trị thì chưa đủ . Mà phải học qui luật vận động . Cơ chế hình thành . Tác động qua lại của các vị thuốc . 
Mà trung tâm là 
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
NHỊ NGUYÊN LÝ
HỌC THUYẾT ÂM  –  DƯƠNG.
Trong phần đại cương này chỉ là gợi mở một số vấn đề. Phần còn lại do người học được tự kiến giải . Nên nhớ rằng không phải chỉ vài ba năm là hiểu hết. Có những điều có khi cả đời mới sáng tỏ . 
Như bài thuốc nổi tiếng Độc hoạt ký sinh thang tại sao người xưa lại khử bạch truật .. mãi tới khi tóc đã bạc Tôi mới lý giải được ..

Thư giãn một tí nhé
Cũng như câu Nghèo cho sạch. Rách cho thơm mà nghiền
ngẫm từ khi còn hai bàn tay trắng cho đến lúc xây được cái nhà
mới vỡ lẽ thì ra là như thế ...

Mới đầu cứ tưởng ông bà mình khuyên đừng tham lam, trộm cắp. Nhưng sự thật thì lại tế nhị hơn rất nhiều 
- Nhà nghèo làm lụng vất vả, về tới nhà ăn xong lăn ra ngủ 
Chén đũa dơ bẩn , quần áo hôi hám , nhà cửa nhếch nhác
- Nhà khó, quần áo rách rưới, ở dơ cả tháng không giặt
- Thứ nhất không dám mời người lạ ăn một bát cơm . 
  Uống một ly nước . Vì tự ti mặc cảm 
Thì bao giờ có cơ hội đây !
Với tấm lòng chân thành, không quị lụy... 
Sẽ cảm động lòng người và có thể    
Một Người Nào Đó 
sẻ tạo cho ta cơ hội đổi đời hoặc là chỉ cho ta biết 
Phải Làm Gì  
để vượt lên chính mình . 

Thứ hai là quần áo tuy lam lũ nhưng sạch sẽ, không hôi hám . 
Mới có cơ hội đứng gần hoặc đi chung đường ...
Và có thể Một 
Người Nào Đó  - Một Ngày Nào Đó  
Chỉ cho ta một cái gì đó ... mà chúng ta có thể từ đó vươn lên 

Chén đũa dơ dáy, bẩn thỉu, tanh ói thì ai dám ăn . ly bình thấy ớn thì ai dám uống . Đứng gần hôi không chịu nổi thì ai dám lại gần . Không dám ăn. Không dám uống . Không dám đứng gần thì làm sao có cơ hội để mà nắm bắt . Để mà vươn lên thoát nghèo . Tại sao nghèo . Vì hoàn cảnh khó khăn . Vì thiếu vốn . Vì không có cơ hội . Vì không biết làm ăn .v..v . 
Hay vì lười . Thiếu ý chí ...



Vì thế Nghèo Cho Sạch - Rách Cho Thơm

Vậy thì cần : 
Phải biết mỉm cười, không câu nệ  
Vứt bỏ tị hiềm, đứng thẳng lên  
Còn như khúm núm hay quì lụy 
Chỉ tổ làm cho tủi ông bà. 
Lại thêm ở bẩn cùng hôi hám  
Cơ hội nào đây để đổi đời 
Có những điều tưởng như bình thường, lại rất đỗi phi thường. Có những thứ cao sang thì lại trở nên trớt quớt ...


ĐÔNG Y MINH PHÚ
ĐT    . 0969985148
MST . 2100112196
Lương y Hà Nhật Khánh

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Dược học cổ truyền - GS Bác sỹ Trần Văn Kỳ
Nội Kinh Tố Vấn - 81Nan Kinh
Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Sổ tay các vị thuốc dùng trong y học dân tộc Hà Văn Cầu
Y Học Căn Bản - Khôn Hoá Thái Chân
Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam Gs Đỗ Tất Lợi

Không có nhận xét nào:

ĐÔNG Y MINH PHÚ - Trang nghiên cứu - Trao đổi - Học tập Kinh nghiệm về Y học Cổ truyền - Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo - Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh

Cảm ơn các bạn đã xem

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Google search

Introducing Minh Phu Traditional Medicine clinic - 108 - 19/5 Street - Duyen Hai town - Tra Vinh province - Viet Nam - Mobile phone 84969985148 - Email . luongyhanhatkhanh@gmail.com

Google map - ĐT : 0969985148