chu

Đông y minh phú - niềm tin của mọi nhà

NHI KHOA

THAI GIÁO
Khám và chữa bệnh trẻ em . Trẻ em châu á nói chung .  Đều có một quá trình sinh trưởng giống nhau
Riêng trẻ em việt nam còn có thêm một vấn đề nữa là mất cân bằng dinh dưỡng và các yếu tố tự nhiên … Như là cho ăn thừa đạm …Không cho chơi đùa ngoài nắng gió … Làm cho trẻ suy giảm sức đề kháng rất dễ bị nhiễm những bệnh thông thường lẽ ra không đáng có …


- Theo truyền thống của người Đông nam á . Khi có mang thì phải kiêng chạy nhẩy , leo trèo , chửi tục , nói bậy . Những việc này nên làm vì Cổ nhân nói : Nhân chi sơ tính bản thiện – Tính tương cận , tập tương viễn . Bởi vì NHÂN TÍNH của con người là Thiện nhưng do tập nhiễm lâu dần mà sinh ra những thói xấu … Vậy căn bản khi có thai thì hãy luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp , nhân ái , khoan dung và độ lượng . Tại sao khi có thai người ta lại hay buồn nôn khi ngửi mùi thịt cá và thích ăn các loại trái cây có vị chua . Theo các nghiên cứu ban đầu thì khi thai vựng ( thụ thai ) cơ thể tự tiết ra một số kháng thể nhằm chống lại sự xâm nhập của các vật thể lạ có thể gây ra đột biến  GEN  hoặc làm trở ngại quá trình phát triển của thai kỳ . Vật thể lạ nói ở đây là các loại nhiễm sắc thể có trong tế bào động vật . Gần như số đông phụ nữ khi có mang đều rất thèm chua và ăn rất chua . Yếu tố này là dùng vị chua ( chất cường toan ) tự nhiên để tăng cường sức chống đỡ với môi trường , khí hậu , thời tiết , dịch bệnh . Tiêu diệt các loài vi khuẩn và ký sinh trùng … Và thanh lọc cơ thể tạo ra một vùng an toàn ngăn chặn mọi sự xâm nhập của vi trùng và các tế bào lạ . Nói về VÔ VI thì đây là ý muốn của ơn trên nhằm bảo hộ cho một thai nhi đang hình thành . Cho nên người mang thai phải gián tiếp trai giới .

Trong cõi súc sinh  
Có ba cái đặc trưng là : 
- Ngu si đần độn 
- Nóng nảy hung dữ  
- Không có nhân tính 

Khi mới có mang phải kiêng Thực nhục để thai nhi không bị tập nhiễm bởi huyết nhục của súc sinh . Đồng thời cũng là để Nhân tính của thai nhi được phát triển toàn diện về mọi mặt . 
Nhất là tính Toàn thiện . Toàn mỹ .
Bệnh trong giai đoạn này gọi là ốm nghén . Triệu chứng là Buồn nôn . Tức ngực . Ho dai dẳng do thai nhi mọc tóc . Mắc đái và đái nhiều do thai lớn dần ép xuống bàng quang . Đau lưng , đau thần kinh tọa do căng cơ chèn ép . Nhức đầu , xây xẩm…..

 Bài Thuốc Chủ Yếu Là
AN THAI VẠN TOÀN ẨM GIA GIẢM

BÀI 01 - AN THAI ẨM //  HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG 
Chủ trị : Thai động không yên . Đau bụng . Đau lưng . Buồn nôn . Ăn uống kém
Thành phần : Nhân sâm 04g . Chích cam thảo 04g . Bạch truật 04g . Đương qui 04g . Sinh địa 04g . Bạch thược 04g . Hoàng cầm 04g . Sa nhân 02g . Sinh khương 3 lát . Trần bì 04g . Tô tử 04g ...
Sắc uống ngày 01 thang



BÀI 02 - AN THAI ẨM  // CUNG ĐÌNH HIỀN
Chủ trị : Phụ nữ khí huyết hư yếu . Kinh nguyệt không đều . Chậm có con . Vô sinh ..
Thành phần : Thục địa 04g . Đương quy thân 04g . Bạch truật 08g . Bạch thược 04g . Hoàng cầm 06g . Sa nhân 08g . Tô ngạnh 03g . Trần bì 04g . Cam thảo 02g . 
Ghi chú : uống trước bữa ăn 01 giờ

BÀI 03 - AN THAI ÔN KHÍ THANG // SA ĐỒ MỤC TÔ
Chủ trị : Có thai mà bị té ngã - Tử cung ra máu 
A giao nướng 12g  .  Đương qui 12g . Bạch thược 10g . Hoàng cầm 08g . Ngải diệp 10g . Sa nhân 08g . Tô ngạnh 08g . Cam thảo 04g . 
Sắc uống 1 ngày 1 thang
2 - SƠ SINH
- Thông thường sau khi chào đời khoảng 3 tuần tuổi thì trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn . RỐN ĐỂ LÀM GÌ  ?  Nếu có bệnh thì thường chỉ là cảm lạnh và nhiễm trùng cuống rốn . Ngày xưa có phần khó khăn khi chăm sóc cuống rốn . Còn bây giờ chỉ cần nhờ điều dưỡng . Từ một đến ba tháng gọi là TIỂU SƠ SINH khi thấy trẻ tự nhiên ấm đầu , ỉa lỏng phân nát có hạt như hạt cải rồi thấy cái mông nó ne qua một bên là Tới lúc biết lật  và ỉa phân lỏng này gọi là đi tướt . Giai đoạn này chỉ có thể áp dụng Vọng chẩn . Cần quan sát kỹ để phát hiện sớm những triệu chứng khác ẩn theo . Phòng bệnh là giữ ấm và người mẹ tránh các thức ăn có thể làm bé tiêu chảy nặng thêm …
EM BÉ MỚI SINH GỌI LÀ TIỂU SƠ SINH
Trong giai đoạn Tiểu sơ sinh có một chứng LẠ đó là KHÓC DẠ ĐỀ không phải bệnh mà nó làm cho cả Cha mẹ , ông bà , người thân rất mệt mỏi và bất an . Cứ chiều xuống là nó khóc  . Ẵm lên thì nín , đặt xuống lại khóc . Tiếng khóc nỉ non , thảm thiết , lúc to lúc nhỏ . Lúc giống như tiếng mèo kêu ... Làm não lòng người Trần thế . Rất lạ kỳ khi mặt trời lên là nó ngủ ngon lành . Cứ như chuyện khóc cả đêm của nó chỉ là chuyện cổ tích ..

KHÓC DẠ ĐỀ LÀ GÌ  ?
Dạ  =  Đêm  +  Đề = Khóc
Theo đông y : Hiện tượng trẻ khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi , gọi là chứng “ TIỂU NHI DẠ ĐỀ ” . Mỗi khi đêm đến là trẻ bắt đầu khóc . Trăn trở , khó chịu , ngủ không yên . Hoặc trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình tỉnh dậy , khóc thét . Phần nhiều trẻ khóc từng đợt . Lúc khóc lúc ngừng . Cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm . Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ .

Theo y học hiện đại
Hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi là do tăng nhu động ruột . Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau . Nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó làm nhu động ruột tăng lên , không đều . Gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc , hết cơn thì thôi . Thời gian khóc thường từ 5 phút đến 15 phút , có khi kéo dài vài chục phút . Có thể lặp lại hàng đêm . Ban ngày trẻ vẫn ăn và ngủ tốt . Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm . Khi trẻ hơn 6 tháng . Nhu động ruột trở nên hoàn chỉnh , trẻ sẽ trở lại bình thường 
THEO CÁC BÁC SĨ  
Hiện tượng khóc về đêm có thể xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ . Tuy nhiên chỉ có một số là KHÓC DẠ ĐỀ THẬT SỰ . Hầu hết là khóc do mắc bệnh lý như Còi xương . Suy dinh dưỡng từ trong thai . Lồng ruột ... Tiêu hóa bất lương 



1 - NẾU LÀ KHÓC DO BỆNH LÝ  
  
A - TỲ VỊ HƯ HÀN  ( Bụng lạnh , rối loạn tiêu hóa )
Nhớ đọc kỹ nội dung này . Bởi vì trẻ sơ sinh chưa biết nói . Những chi tiết dù đơn giản nhỏ bé nhưng đều được chắt lọc qua rất nhiều năm tháng . Nghiên cứu . Thực nghiệm . Đúc kết bằng kinh nghiệm . Học tập của các bậc tiền nhân ...
- BIỂU HIỆN Trẻ khóc đêm . Tiếng khóc yếu . Khi khóc hay ưỡn người . Trán vã mồ hôi . Da dẻ thường xanh nhợt . Thường ngày người uể oải . Biếng ăn . Mệt mỏi . Ngủ lơ mơ . Miệng và hơi thở lạnh . Bụng lạnh . Đau . Chán ăn . Đại tiện lỏng ... Hay bị tiêu lỏng . Tiểu tiện trong , dài . Chất lưỡi nhạt . Rêu lưỡi trắng , mỏng . Cần xử dụng những loại thuốc có tác dụng  ÔN TRUNG - KIỆN TỲ - TÁN HÀN - CHỈ THỐNG “ Làm ấm bên trong . Tăng cường tiêu hóa . Trừ hàn . Ngừng đau bụng ”
- Gừng tươi 5g . Đường phèn 15g . Gừng rửa sạch . Gọt bỏ vỏ . Thái chỉ . Cho vào cốc sứ , đổ nước sôi vào hãm ( ngâm )  khoảng 5 phút  .  Sau đó cho đường phèn vào quấy đều . Chia ra cho trẻ uống làm nhiều lần trong ngày và trước khi đi ngủ .
- Bạch truật sao 6g . Đảng sâm 8g . Phục linh 6g . Cam thảo 3g  .  Một miếng gừng mỏng . Đổ một bát nước nấu sôi độ 20 – 30 phút . Cho trẻ uống thay nước trong ngày . 
Hãy luôn nhớ rằng :  Em bé còn quá nhỏ nên không thể uống thuốc bằng muổng cà phê mà  Phải tính bằng giọt .
Nếu trẻ 1 tháng tuổi uống vài giọt ... Ba tháng uống 10 giọt ... Ngày uống 3 – 4 lần
Cách đếm giọt như sau : Lấy một cái muổng cà phê nhỏ nhúng nước cho ướt . Lấy một cái muổng khác múc đầy và nhiễu xuống rồi đếm sau đó ước lượng . Cách thứ 2 . Lấy một chai thuốc có thể nhỏ giọt rửa thật sạch . Cho thuốc vào 
Lưu ý : Nếu thuốc còn nóng mà không xác định được nhiệt độ . Thì nhiễu một vài giọt vào cổ tay của người bảo mẫu . Nếu thấy dễ chịu là được ...
Vì sao lại thế . Trẻ trong độ tuổi này đang được kháng thể của người mẹ bảo vệ nên không thể có nhiễm trùng ruột . Chỉ có bú chậm tiêu do sữa mẹ có nhiều chất lạ do ăn không kiêng ( gọi là thương thực ) và thứ hai thường thấy là hở rún bị hàn tà xâm nhập . Gây đau bụng . Cho nên chữa trị chính là  QUẢN MẪU  ( người mẹ ăn uống hợp lý .  Bế ẵm tránh hở rún ) . Can thiệp chỉ là tạm thời . Bằng một vài cách thông thường như : Chườm nóng ... Lấy khăn nhỏ loại lau miệng hơ hoặc áp vào nắp nồi cho nóng . Rồi chà lên cổ tay chờ cho độ nóng vừa phải thì áp vào vùng rốn của trẻ đợi vài phút , làm lại vài lần ... Lấy một tép tỏi bóp nát thoa một chút vào rún hay là dầu gừng  v.v ... Lưu ý một chút thôi nhé .

NGƯỜI MẸ CẦN KIÊNG NHỮNG GÌ
Thứ nhất :  TANH   . Ví dụ súp cua rất dễ bị tiêu chảy ... 
Thứ hai   :  CHUA   . Sữa chua quá nhiều thành thừa toan
Thứ ba    :  LẠNH   . Các loại rau ,củ, quả có tính hàn ...

Theo nguyên tắc       MẸ ĂN GÌ THÌ CON ĂN NẤY
Lưu ý . Đây là giai đoạn  Tiểu sơ sinh 
Nếu chúng ta làm tốt  được giai đoạn này thì em bé rất mạnh khỏe . Sổ sữa . Mau lớn . Linh lợi .
– LÝ THỰC NHIỆT ( Nhiệt tích ở tạng tâm )
Triệu chứng biểu hiện .
Trẻ khóc về đêm  . Tiếng khóc to . Mặt đỏ . Môi hồng . Miệng và hơi thở nóng . Thường ngày hay quấy khóc không yên . Đại tiện táo . Tiểu tiện sẻn đỏ . Đầu lưỡi đỏ . Rêu lưỡi vàng mỏng . Cần làm mát tạng tâm và giải nhiệt . Lưu ý đây là thanh lý nhiệt ( Làm mát ở bên trong ) Không dùng phương pháp thoái nhiệt giáng hỏa . Vì nhiệt tích ở tạng tâm là do Tâm không nạp tỳ ( có nghĩa là hỏa sinh thổ nhưng không gặp nhau . Giống như mẹ bận công việc chưa cho con bú nên bị tức sữa . Cho bú rồi thì sự khó chịu hết ngay  ) Chỉ cần chức năng tỳ hoàn thiện . Nhị tiện thông thì tự nhiên nhiệt tích sẽ khỏi . Dùng các loại thuốc thanh nhiệt  nhẹ nhàng . Ngọt dịu, dễ uống . Thí dụ các loại thuốc thành phẩm như : Dưỡng khang bửu ... Nhi cam lộ v.v... Người mẹ cần ăn dặm thêm canh rau như bí đao ... Nhớ là không quá hàn , quá lạnh ...

C - DẠNG LO SỢ BẤT AN  ( Khóc đêm do sợ hãi )

- BIỂU HIỆN : Trẻ khóc đêm . Đêm ngủ hay bất chợt tỉnh dậy khóc thét . Thường ngày tính tình nhút nhát , hay khiếp sợ . Chất lưỡi hồng nhạt . Rêu lưỡi trắng mỏng
    Điều trị . Dưỡng tâm an thần
-  Hột sen tươi 20 hột  Để cả tim . sắc lấy nước chia thành 2 lần cho thêm chút đường phèn cho dễ uống .
-  Xác ve sầu (Đông y gọi là thiền y . Thuyền thoái ...) khoảng 4g . Bỏ đầu và chân sắc lấy nước cho trẻ uống làm nhiều lần trong ngày 
- Một số cách dùng thuốc đắp bên ngoài .
Lá trầu xanh hơ trên bếp cho ấm rồi ấp vào rốn trẻ , sau đó bế trẻ vào lòng áp bụng con vào bụng mẹ để hơi ấm truyền qua . Một lát sau trẻ đỡ khóc và ngủ yên . Phương pháp này rất hiệu quả với chứng tỳ vị hư hàn .
-  Nếu thấy trẻ tự nhiên khóc thét . Bụng ưỡn ra . Mặt đổi sắc . Đi tiêu phân có lẫn máu tươi ... Thì phải khẩn trương đưa trẻ nhập viện . Chưa biết như thế nào ? Theo quan sát ban đầu có thể là bị lồng ruột .


D - KHÓC DẠ ĐỀ  ( Khóc đêm )
Khóc dạ đề không được Tây y thừa nhận . Một số người thiếu kiến thức cũng a dua theo cho là mê tín , dị đoan ... Vì thế cho nên một số gia đình trẻ do chưa có kinh nghiệm cuộc sống thường rất tốn kém . Khi mới có em bé đầu lòng ... Trong cuộc sống này tất cả vạn vật đều phải vận hành theo qui luật của Âm – Dương . Ngũ hành sinh khắc . Cơ chế sinh học của con người có những điểm tương đồng với ngoại cảnh theo tầng , lớp khác nhau . Nên có người cảm nhận được hoặc thấy được từ Thiên nhiên . Ngược lại thì có người không cảm thấy gì cả ... Khi ngũ hành giãn nở hết mức thì trở nên vô hình . Khi co lại cùng cực thì trở thành hữu hình . Vậy khi ngũ hành đang Co - Giãn ở một chừng mực nào đó . Thì sẽ thể hiện mơ hồ như có ... Như không . Cho nên bảo có cũng được . Nói không cũng chẳng sai ... Thí dụ : Hành thủy khi co lại hết mức thì gọi là  BĂNG . Khi giãn nở ở mức trung bình thì gọi là  NƯỚC . Khi giãn nỡ ở mức độ cao thì gọi là  MÂY . Khi giãn nở đến cùng cực thì gọi là HƠI ... 
KHI ĐANG LÀ MÂY THÌ KHÔNG CÓ HÌNH DẠNG NHẤT ĐỊNH . MƠ HỒ . NHƯ CÓ , NHƯ KHÔNG ... . 
Chúng ta cần nhận thức kỹ phần này . 
Để vận dụng linh hoạt và hợp lý . 

KHÓC DẠ ĐỀ - ĐẶT CÂU HỎI
Tại sao trẻ bị khóc dạ đề
- Tại sao nó không khóc vào ban ngày ? Nếu như chúng ta nói là do tăng nhu động ruột hay là do rối loạn tiêu hóa mà nó lại xảy ra vào buổi tối ? Đây là một chứng thường chỉ xuất hiện ở một số vùng miền mà cuộc sống còn có những hạn chế ... Khí hậu , thời tiết nóng ẩm v.v...
- Qua nhiều năm  THEO DÕI - NGHIÊN CỨU - CHỮA TRỊ
- Đông y Minh phú thấy chỉ có rất ít trường hợp là DẠ ĐỀ THẬT SỰ .  Còn lại là các nguyên nhân khác . Trong đó có một nguyên nhân chủ yếu là SUY DINH DƯỠNG TỪ TRONG THAI ' thiếu canxi , thiếu sắt ....' 
- Tăng nhu động ruột . Rối loạn tiêu hóa . Có đến quá nửa là do đầu núm vú của người mẹ bị nhiễm khuẩn . Có khi sữa bị biến đổi chất . Do công việc nặng nhọc lao động suốt ngày . Áo nịt ngực đẫm mồ hôi . Trước khi cho con bú lại không vệ sinh lau rửa sạch sẽ và nặn bỏ chút sữa ngoài đầu vú ....

DẠ ĐỀ CÓ NGUỒN GỐC TỪ TÂM LINH
Khi sinh ra đứa trẻ cảm nhận được từ trong vô thức của quá khứ một cái gì đó . Giống như sự đau thương ly biệt hoặc do lời nguyền từ tiền kiếp . Nên tiếng khóc của nó rất bi thương mỗi khi đêm về . Vạn vật chuyển dần từ Dương vào Âm . Âm trùng Âm ... xuất hiện . Khi ẵm nó lên áp vào ngực của người mẹ nó sẽ từ từ nín khóc . Do nó cảm thấy được an ủi . Được chia sẻ ... Khi bình minh vầng dương tỏa chiếu . Ánh sáng chan hòa thì nó sẽ trở lại bình thường ...
- Cách chữa : Buổi tối không nên để đèn hiu hắt mà nên chọn màu ánh sáng ấm áp phù hợp . Hãy quan tâm tới màu sơn tường và cách trang trí nhà cửa ...
- Thứ hai nhờ người cao tuổi có uy tín và đạo đức đỡ đầu ...
- Thứ ba nhờ các vị chức sắc tôn giáo chính thống giúp đỡ
Đông y Minh phú làm theo truyền thống tôn giáo của mình

DẠ ĐỀ CÓ NGUỒN GỐC TỪ TÂM THẦN
- Tâm thần kinh của trẻ khi sinh ra bị một số khiếm khuyết do di truyền . Do suy dinh dưỡng từ trong thai . Nên hay giật mình . Hoảng hốt co rúm lại hoặc khóc thét lên ....
- Cách chữa : Phòng ngủ của bé phải có màu sắc ấm áp và thân thiện . Khô thoáng . Không ẩm ướt . Không gió lùa .
- Tránh để bé nhìn thấy các biểu tượng thờ cúng có hình thù dữ dằn . Gương phản chiếu lấp lóa ... Không cho tiếp xúc với những người có dáng vẻ kỳ lạ  .  Có giọng nói oang oang như quát nạt .
- Cho người mẹ uống bài thập toàn đại bổ
- Qui tỳ nhãn táo thang vv …
- Theo nguyên tắc mẹ ăn gì con ăn nấy  … Cho nên cách ăn và uống của người mẹ có ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ . Thuốc cho bé uống theo phương pháp ôn trung kiện tỳ dưỡng tâm … 
- Nhớ phải tính bằng giọt  .  Theo kinh nghiệm thực tế thì chúng tôi dùng Bổ tâm ninh thần của nhà thuốc ... cho trẻ tiểu sơ sinh là khoảng 10 giọt ( nam 07 , nữ 09 )


1. CÁCH XEM MẠCH
Xem mạch bộ Thốn khẩu của trẻ em chưa thể phân chia ra 3 bộ (Thốn, Quan, Xích) mà xem từng bộ một được. Ta phải đặt dọc một ngón tay cái hay một ngón tay trỏ của ta lên trên bộ Thốn khẩu của trẻ em mà xem tổng quát trên dưới thông suốt cả 3 bộ rồi nghe sức mạch và đếm số mạch đi lại “thế nào, bao lần” mà định bệnh Nói chung : Mạch đến 7 chí hay 8 chí: thuần dương bình thường vô bệnh. Mạch đến 5 chí hay 6 chí là Trì. Mạch đến 11 chí hay 12 chí là Sác. Đó là nhận rõ: mạch Bình thường và Trì Sác . Ngoài ra lúc bệnh:
+ 3 chí: Thoát (hao mất đi, dương thoát, âm thoát, cơ nhục thoát, khí thoát, huyết thoát).
+ 3  - 5 chí  : Hư (khí huyết hư nhược).
+ 7  - 8 chí  : Bệnh nhẹ
+ 9  - 10 chí: Bệnh nặng.
+ 11- 12 chí: Nguy (chí mạch đến, có đi mới đến).
Đó là nói số mạch tức (đi và đến). Sau đây nói trong số mạch tức ấy là tên mạch gì và mạch ấy bệnh gì!

2. MẠCH BỆNH

- Phù hoãn       : Bệnh thương phong.
- Phù hồng       : Vị nhiệt, phong nhiều.
- Hồng khẩn    : Thương hàn.
- Hồng             : đau bụng giun
- Hồng mà Trì : Trong tim, trong bụng buồn bực đầy trướng.
- Sác xúc   : Sài kinh.
- Trầm Trì : Hư hàn.
- Trầm hoãn :   Ăn bú không tiêu, đầy bụng, đau bụng.
- Trầm sáp   :    Khí lạnh ngưng trong bụng.
- Trầm Sác   :    Lạnh trong xương
- Trầm Tế     :    Đau bụng.
- Tế thực  : Bụng có tích.
- Tế          : Cam tích khiến hao mòn gầy ốm.
- Khẩn mà Huyền  : Kinh giản thuộc phong.
- Khẩn Sác             : Kinh phong, chân tay co giật.
- Khẩn Huyền Lao Thực : Đại tiện bí (Lao : rắn chắc hơn Thực, như Cách) .
- Khẩn ở Nhân Nghinh : Thương hàn.
- Khẩn ở Khí khẩu : Thương thực.
- Hư mà Nhu : Khí nghịch lên khiến kinh sợ, mất tinh thần.
- Huyền Trường : Phong ở Cách, cũng là bệnh sợ người lạ, 
   sợ tiếng động , sợ vật lạ , phát kinh . Gọi là bệnh Khách ngỗ .
- Huyền Khẩn   :  Khí trong bụng không Thông hoà.
- Hoạt               :  Cảm sương, cảm lạnh, cảm thấp.
- Khổng khâu   :  Bệnh lỵ phân có máu.

Lương y Hà Nhật Khánh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Điều Trị Nhi Khoa  - GS Bs Trần Văn Kỳ
Nhi Khoa - Lê Đức Thiếp 
Nhi Khoa yhct - Sách đào Tạo Đại Học NXB y học 1997

ĐẮP THUỐC TRỊ ĐÁI DẦM Ở TRẺ EM

Thứ năm - 04/06/2020 08:05

- Đái dầm là chứng thuộc phạm vi Chứng Di Niệu Của Đông y

Thường gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, cũng có khi gặp ở người lớn. Nguyên nhân gây đái dầm là do thận khí hư hàn không ước thúc được bàng quang, do phế khí, tỳ khí hư nhược, cũng có khi do thói quen xấu của trẻ em.


Để trị chứng đái dầm ở trẻ em, Đông y có một phương pháp đơn giản, rẻ tiền, dễ làm mà hiệu quả - đó là cách đắp thuốc vào rốn, người xưa gọi là “Phu tề liệu pháp”.


Theo quan niệm của Đông y, rốn là nguồn gốc của tiên thiên (thứ vật chất cơ bản của sự sống được bẩm thụ từ cha mẹ), có quan hệ mật thiết với ngũ tạng, lục phủ và tất cả các kinh mạch trong nhân thể. Sách thuốc cổ viết: “Tề thông bách mạch, vi thập nhị kinh chi hải, chủ huyết”. Bởi vậy, khi dùng thuốc đắp vào rốn có thể đạt được mục đích điều hòa cân bằng âm dương, khứ tà phù chính, khôi phục sức khỏe cho cơ thể.

Điều duy nhất cần lưu ý là: nếu trẻ bị dị ứng tại chỗ do thuốc đắp thì phải bỏ thuốc ra, rửa sạch rốn bằng nước muối ấm và chuyển dùng phương pháp khác.


Bài 1: Tang phiêu tiêu
khiếm thực, lưu hoàng, ngũ bội tử, lượng vừa đủ. Tất cả sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 5g trộn với nước thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng băng dính hoặc vải gạc, 2 ngày thay thuốc một lần, 5 lần là một liệu trình. Công dụng: tang phiêu tiêu bổ thận trợ dương, cố tinh sáp niệu; khiếm thực ích thận sáp niệu; lưu hoàng bổ hỏa tráng dương, ôn ấm hạ tiêu hư lãnh. Bài thuốc dùng tốt cho trẻ đái dầm do thận dương bất túc.




Tang phiêu tiêu bổ thận, cố tinh kết hợp với 1 số vị thuốc khác trị đái dầm ở trẻ em.

Bài 2: Sinh khương 30g
phá cố chỉ 12g, phụ tử chế 6g. Phụ tử và phá cố chỉ tán bột, sau đó cho sinh khương vào giã nát thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng vải gạc hoặc băng dính, vài ngày thay thuốc một lần. Công dụng: ôn thận sáp niệu, đạt hiệu quả từ 80-90%.
 
Bài 3: Đinh hương
Nhục quế, phá cố chỉ, ngũ bội tử, lượng bằng nhau. Tất cả sấy khô, tán bột, mỗi lần lấy 6g hòa với rượu trắng thành dạng cao rồi đắp vào rốn, mỗi ngày thay thuốc một lần.
 
Bài 4: Phúc bồn tử 6g
Kim anh tử 6g, ngũ vị tử 6g, thỏ ty tử 6g, sơn thù 6g, tang phiêu tiêu 6g, đinh hương 3g, nhục quế 3g. Tất cả tán vụn, rây kỹ, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy 2g đổ vào rốn rồi nhỏ 1-2 giọt rượu trắng lên trên. Sau đó tiếp tục dùng bột thuốc hòa với nước ấm thành dạng cao đắp lên, cố định bằng băng dính, 3 ngày thay thuốc một lần. Công dụng: ôn thận sáp niệu, dùng rất tốt cho trẻ bị đái dầm do thể chất hư nhược.

Bài 5: Ích trí nhân 3g
Đinh hương 5 cái, đại hồi 1 cái, nhục quế 3g, sinh khương vừa đủ. Giã sinh khương lấy nước cốt, các vị khác tán thành bột, trộn đều với nước sinh khương rồi nặn thành một cái bánh. Hàng ngày dùng bánh thuốc hơ nóng rồi chườm vào rốn, khi nguội hơ lại cho ấm rồi chườm tiếp trong 30 phút, mỗi ngày 1 lần.



Vị thuốc ích trí nhân.
Bài 6: Hành trắng cả rễ
3 nhánh (dài chừng 5cm), lưu hoàng 30g. hai thứ cùng giã nát thành dạng cao rồi đắp lên rốn, cố định bằng băng dính trong 8 giờ rồi bỏ ra. Công dụng: hành ôn kinh tán hàn, thông khí bàng quang; lưu hoàng ôn bổ mệnh môn hỏa, cả hai phối hợp với nhau có tác dụng sáp niệu, trị đái dầm.

Bài 7: Lưu hoàng 30g
Hành tây 120, hà thủ ô 30g. Hà thủ ô và lưu hoàng tán thành bột, hành tây giã nát, trộn tất cả với dấm gạo thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng băng dính, mỗi ngày thay thuốc một lần, 5 lần là một liệu trình.

Bài 8: Phục thần 20g
Ngũ bội tử 20g. Hai vị tán thành bột, rây kỹ. Khi dùng, lấy một lượng bột vừa đủ rải lên một miếng băng dính có kích thước 4,5 x 4,5 cm rồi dán vào rốn, sau 1 đêm thì bỏ ra. Công dụng: phục thần lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ an thần; ngũ bội tử sáp niệu, hai vị hợp dụng: một lợi thủy, một sáp niệu, tương phản tương thành tạo nên công năng trị liệu đái dầm.

Bài 9: Bạch truật 20g
Bạch thược 20g, bạch phàn 20g, lưu hoàng 20g, cam thảo 20g. Tất cả tán thành bột, mỗi lần lấy 10g hòa với nước thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng băng dính, 3 ngày thay thuốc một lần.

Tác giả bài viết: ThS. BS. Hoàng Khánh Toàn

Không có nhận xét nào:

ĐÔNG Y MINH PHÚ - Trang nghiên cứu - Trao đổi - Học tập Kinh nghiệm về Y học Cổ truyền - Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo - Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh

Cảm ơn các bạn đã xem

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Google search

Introducing Minh Phu Traditional Medicine clinic - 108 - 19/5 Street - Duyen Hai town - Tra Vinh province - Viet Nam - Mobile phone 84969985148 - Email . luongyhanhatkhanh@gmail.com

Google map - ĐT : 0969985148