chu

Đông y minh phú - niềm tin của mọi nhà

VỊ THỐNG

BỆNH LÝ CỦA TỲ VỊ


BỆNH LÝ CỦA TỲ VÀ VỊ
(Gastralgia- Gastralgie)


KHÁI QUÁT CHUNG
- Dạ dày đau là cách gọi chung các chứng đau ở vùng Thượng vị . Trung tiêu . Dạ dày đau là triệu chứng chủ yếu của khá nhiều bệnh chứng của Dạ dày [ Dạ dày . Tá tràng . Viêm loét . Dạ dày sa . Ung thư Dạ dày . Rối loạn thần kinh chi phối Dạ dày ... ]
Bệnh Danh
- Vị Quản Thống    [Đan Khê Tâm Pháp ]
- Tâm Hạ Thống    [Y Học Chính Truyền]
- Vị Thống             [Châm Cứu Học Giảng Nghĩa]
Nguyên Nhân
1 - DO BỆNH TÀ PHẠM VỊ
- Do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào Vị
- Hoặc do ăn uống các thức ăn sống lạnh , hàn tích ở trong làm cho Vị đau .
- Hoặc do Tỳ Vị đang bị hư hàn lại bị hàn tà xâm nhập gây ra đau 
- Hoặc do ăn uống không điều độ . No đói thất thường . Ăn nhiều thức ăn béo , ngọt sinh ra thấp nhiệt ở trong gây đau .
- Hoặc do thức ăn uống đình trệ không tiêu hóa được gây đau .
- Cũng có thể do giun gây đau .
2 - DO CAN KHÍ PHẠM VỊ
Do lo nghĩ uất ức làm tổn thương Can [ Nộ khí thương Can
- Can khí không sơ tiết được , phạm đến Vị , làm cho Can Vị không điều hòa , khí cơ bị uất trệ gây ra đau .
Hoặc do khí bị uất hóa thành Hỏa , hỏa uất làm tổn thương phần âm , dịch vị bị khô gây ra đau ( Đau ngày càng tăng hoặc đau liên miên)
3 - DO TỲ VỊ HƯ HÀN
Do lao động qúa sức . No đói thất thường khiến Tỳ Vị bị tổn thương . Tỳ dương bất túc nên hàn phát sinh gây đau .
Tuy phân ra làm 3 loại như trên nhưng các sách giáo khoa đều thống nhất nguyên nhân chủ yếu là do không thông
( Thống tắc bất thông - Đau là do không thông )
4 - Ứ HUYẾT NGƯNG TRỆ VỊ LẠC
Đau vùng thượng vị . Đau một điểm không di chuyển . Đau như kim đâm . Không thích ấn nắn . ấn vào thì đau . Có khi ói ra máu . ỉa ra phân đen . Lưỡi tím . Mạch Tế Sáp Sáp

1 - CAN KHÍ PHẠM VỊ
A - CHỨNG 
Bụng trên đầy trướng , vùng Thượng vị đau xuyên ra 2 bên hông , ợ hơi , ợ chua , táo bón , rêu lưỡi trắng mỏng , mạch Trầm Huyền 
B - BIỆN CHỨNG  
Bụng trên đầy trướng , ợ hơi , ợ chua , đại tiện bón là do Vị khí không thăng giáng được , nghịch lên trên .
- Bụng đau do Can và Tỳ bất hòa gây ra vì Can chủ sơ tiết , khi tình chí không được thư thái , Can khí bị uất kết , phạm ( khắc ) Vị thổ
- Hông và sườn liên hệ đến Can kinh ( Can kinh vận hành qua đó ) . Bệnh thuộc về khí . Khí thường động . Do đó hai bên hông sườn bị đau
Mạch Huyền là mạch của Can .
Như vậy Dạ dày đau ở đây là do Can khí bị uất kết . Can khí phạm Vị gây ra .


PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
- Sơ Can lý khí . Hòa Vị . Chỉ thống
- Đều dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán ( Cảnh Nhạc Toàn Thư ) Sài Hồ 8g . Bạch thược 12g . Chích thảo 4g . Chỉ xác 8g . Hương phụ 8g . Xuyên khung 8g . Sắc ngày uống 1 thang.
- Đây là bài Tứ nghịch tán của sách Thương Hàn Luận thêm Xuyên khung , Hương phụ . Trần Bì . Sài Hồ sơ Can . lý khí . Thêm Hương phụ để tăng tác dụng của Sài Hồ . Phối hợp thêm Chỉ xác để thăng thanh giáng trọc . Thược dược ích âm hòa lý . Hợp với Chỉ xác có tác dụng sơ thông khí trệ . Chích thảo điều hòa trung khí . Cùng với Thược Dược có tác dụng thư cân . Hòa Can . Xuyên khung để hành khí . Giúp tăng tác dụng giải uất của Sài Hồ và Hương phụ
- Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương ‘ dùng
Tam Hương Thang Gia Vị : Hương phụ 26g . Tam tiên 46g . Mộc hương 6g . Lai phục tử 40g . Hoắc hương 16g . Binh lang phiến 10g . Trần bì 16g . Cam thảo 10g . Phật thủ 16g . Sắc uống .
Ghi chú : Bài này chú trọng lý khí để thuận khí cơ . Hành khí có thể họat huyết , họat huyết có thể giảm đau . Khí huyết thông điều , chứng trướng đau sẽ hết . 
- Bài thuốc tuy dùng liều cao để lý khí nhưng thực tế lâm sàng đã chứng minh thuốc không làm hao khí , xử dụng không có hại . Tuy nhiên , bài này không phải là thuốc bổ khí , vì vậy đúng bệnh rồi thì phải ngừng
không được dùng lâu dài
Mộc Hương Khoan Trung Tán ( Chứng Trị Chuẩn Thằng ) : Thanh bì 160g , Hậu phác ( chế ) 600g , Trần bì 160g , Hương phụ ( sao ) 120g , Đinh hương 160g , Mộc hương 120g , Bạch đậu khấu 80g , Sa nhân 120g . Tán bột ,
Ngày 3 lần , mỗi lần 4g với nước muối .
- Cứu Thống An Tâm Thang (Biện Chứng Lục) : Bạch thược 40g , Quán chúng 18g , Cam thảo 4g , Nhũ hương 4g , Sài hồ 8g , Một dược 4g , Chi tử (sao) 12g , Thương truật 12g . Sắc uống.
CHÂM CỨU
- Châm Cứu Học Thượng Hải : Nội Quan , Túc Tam Lý , Thái Xung , Trung quản . ( Nội Quan thông với Âm Duy mạch trị bịnh ở Vị và Tâm , hợp với Túc Tam Lý trị nước chua ở bao tử và bịnh ở Dạ dày , khí trệ ở Can . Vị . Thái Xung để bình Can Khí ) .
- Châm Cứu Học Giảng Nghĩa : Trung Quản , Kỳ Môn , Nội Quan , Túc Tam Lý , Dương Lăng Tuyền .
( Trung Quản , Túc Tam Lý để sơ thông Vị khí , thăng thanh giáng trọc , Nội Quan mở uất kết ở ngực , Vị Quản , phối hợp với Kỳ Môn , Dương Lăng Tuyền để bình Can và Đởm khí ) .
- Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học : Vị Du , Tam Tiêu Du , hoặc Can Du , Vị Du , Trung Quản , Túc Tam Lý .
- Thái Ất Thần Châm Cứu : Trung Quản , Chương Môn , Cự Khuyết (châm xiên xuống dưới) , Thiên xu (cứu) , Túc Tam Lý , Nội Quan , Công Tôn .
2 - TỲ VỊ HƯ HÀN
A Chứng : Đau âm ỉ , ói ra nước trong . Thích nóng . Tay chân lạnh . Đại tiện lỏng . lưỡi nhạt . Rêu lưỡi trắng . Mạch Trầm Tế vô lực hoặc trầm hoạt
B - Biện chứng
- Do trung dương bất túc . Tỳ hàn . Vị yếu . Dương khí không vận chuyển được Hàn khí tích trệ nghịch lên vì vậy Đau âm ỉ mà ói ra nước trong . Tỳ Vị dương hư . Bên trong lạnh do đó thích chườm nóng .
. Dương khí không vận hành do đó tay chân lạnh , ỉa lỏng.
. Lưỡi nhạt , rêu lưỡi trắng , mạch Tế Nhược . Không lực là dấu hiệu hư hàn ở trung tiêu .
C Điều trị
- Ôn trung tán hàn
- Ôn trung kiện Vị
- Nội Khoa (Trung Y Học Thượng Hải) dùng bài “ Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang Gia Vị ” . Quế chi 12g . Mộc hương 4g . Thược dược 24g . Đại táo 2 trái . Hoàng kỳ 24g . Bào khương 8g . Chích thảo 4g . Sắc xong . Cho ít Mạch Nha vào , quấy đều uống .
(Đây là bài Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang thêm Mộc Hương , thay Sinh khương bằng Bào khương . Quế chi tán biểu . Thược dược bình Can . Bào khương . Hoàng kỳ . Chích thảo để ôn trung kiện Tỳ . Mộc Hương lý khí giảm đau . Đại táo điều hòa vinh vệ ) .
- Sách ‘ Nội Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa ’ dùng bài ‘ Hương Sa Lục Quân Tử Thang ‘( Hoà Tễ Cục Phương) : Đảng sâm 12g . Chích thảo 4g . Phục linh 12g . Bán hạ 8g . Bạch truật 12g . Trần bì 8g .
(Đây là bài Tứ Quân Tử Thang thêm Bán hạ và Trần bì . Sâm để bổ khí . Bạch truật kiện Tỳ , vận thấp . Cam thảo giúp Sâm để ích khí hòa trung . Bán hạ táo thấp , hóa đàm , hòa vị . Trần bì lý khí hóa đàm) .
- Sách ‘ Thiên Gia Diệu Phương ’ dùng bài Lương Phụ Hoàn Gia giảm : Cao Lương Khương (sao rượu) 6 - 16g . Hương phụ ( Sao giấm) 10 - 16g . Thanh bì 10g . Uất kim 10 - 18g . Sa nhân 10g . Sắc uống .
- Ôn Vị Chỉ Thống Thang : Quế chi 6g . Nguyên hồ 10g . Ngô thù 6g . Bào khương 6g . Vân linh 10g . Đương quy 10g . Bạch thược 10g . Bạch truật 12g , Đinh hương 4g . Thêm Hồng Táo 3 trái , sắc uống .
- Sách Nghiệm Phương Đại Toàn dùng bài Kiện Tỳ Thang : Ngọa lăng tử 30g . Đảng sâm 12g . Bạch truật 10g . Chích thảo 6g . Bạch thược 10g . Trần bì 6g . Xuyên luyện 4g . Bán hạ 10g . Phục linh 12g . Ngô Thù 4g . Sắc uống .


CHÂM CỨU
- Sách Châm Cứu Học Giảng Nghĩa : Châm bổ và cứu Tỳ Du . Vị Du . Trung Quản . Chương Môn . Nội Quan . Túc Tam Lý .
Phân tích : Dùng Vị du + Trung Quản và Tỳ Du + Chương Môn là phối hợp Du + Mộ huyệt , chuyên trị thể tạng và khí không đủ , thêm Nội Quan , Túc Tam Lý để điều hòa Vị khí và chặn cơn đau .
- Châm Cứu Học Thượng Hải : Nội Quan , Túc Tam Lý , Trung Quản , cứu Tỳ du , Vị Du .
( Trung Quản + Nội Quan + Túc Tam Lý là 3 huyệt có tác dụng đặc hiệu trị bệnh tiêu hóa (chủ yếu do Vị khí mất điều hòa) , cứu Tỳ Du , Vị Du để ôn bổ Tỳ Vị) .
3 - ĂN UỐNG KHÔNG ĐIỀU ĐỘ TÀ PHẠM VỊ
A Chứng         
- Vùng Thượng Vị đau , ợ ra mùi thức ăn , ói mửa , ói được thì đỡ đau , lưỡi và rêu trắng bẩn , mạch Họat mà Thực .
B . Biện chứng  
- Thức ăn đình trệ ở Vị không tiêu hóa được làm cho Dạ dày đau, đầy trướng , thức ăn tích lại trọc khí không chuyển đi được , Vị khí không thăng giáng được gây ra ói , thức ăn không tiêu được nên ợ ra mùi thức ăn .
C . Điều trị
- Bài Bảo Hòa Hoàn ( Đan Khê Tâm Pháp ) : Sơn tra 240g , Lục khúc 80g , Bán hạ 120g, Thái phục tử 120g , Trần bì 40g , Phục linh 40g , Liên kiều 80g . Tán bột , làm hoàn , ngày uống 12 - 24g .
( Sơn tra + Lục khúc + Thái phục tử đều giúp tiêu hóa , tiêu tích thực (Sơn tra tiêu chất thịt , chất nhờn . Lục khúc tiêu ngũ cốc , tích trệ . Thái phục tử tiêu chất bột ) Trần bì + Bán hạ + Phục linh hòa Vị . Liên kiều tán thực trệ tích dẫn đến uất nhiệt) .
- Sách Nghiệm Phương Đại Toàn dùng bài Điều Vị Thang : Đảng sâm 16g . Quảng mộc hương 10g . Bạch truật 10g . Đại phúc bì 10g . Hậu phác 10g . Chỉ xác 10g . Xuyên luyện tử 10g . Tất bát 10g . Sắc uống .
- Sách Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học dùng : Đương quy 12g . Ma nhân 12g . Bạch truật 8g . Kê nội kim 12g . Hòang kỳ 8g . Can khương 4g Đảng sâm 12g . Úc lý nhân 12g . Qua lâu nhân 20g . Trần bì 4g . Mạch nha 16g . Sắc uống .
4 - Ứ HUYẾT NGƯNG TRỆ VỊ LẠC Ứ TRỞ
A . Chứng  
- Đau vùng thượng vị , đau 1 điểm không di chuyển , đau như kim đâm , không thích ấn nắn , ấn vào thì đau , có khi ói ra máu , ỉa ra phân đen , lưỡi tím , mạch Tế Sáp Sáp
B Biện Chứng 
- Đau lâu ngày , bịnh chắc chắn nhập vào lạc mạch
lạc mạch bị tổn thương gây ra ói ra máu , phân đen , huyết ứ lại gây nên đau cố định 1 chỗ , không thích ấn nắn , lưỡi thâm tím .
Mạch Sáp là biểu hiện huyết ứ
C . Điều trị
- Hóa ứ, thông lạc
- Hoạt huyết, hóa trệ
- Nội Khoa Học Thượng Hải dùng bài Cách Hạ Trục Ứ Thang
(Y Lâm Cải Thác) gia giảm : Ngũ linh chi 12g . Ô dược 8g . Đương quy 12g . Huyền hồ 4g . Xuyên khung 12g . Cam thảo 12g . Đào nhân 12g . Hương phụ 6g . Đơn bì 8g . Hồng hoa 12g . Xích thược 8g . Chỉ xác 6g . Sắc uống.
Phân Tích : Đương quy . Xuyên khung . Đào nhân . Hồng hoa . Đơn bì . Xích thược để hoạt huyết . Ngũ linh chi . Huyền (Diên) hồ để hóa ứ . Hương phụ . Chỉ xác . Ô dược để lý khí . Cam thảo dùng lượng cao để hoãn bớt tính mạnh (tuấn dược) của các vị thuốc .
Ngoài 4 nguyên nhân và thể loại chính
- Can Khí Phạm Vị
- Tỳ Vị Hư Hàn
- Ăn Uống Không Điều Độ
- Ứ Huyết Tích Trệ
Nội Khoa Trung Y Thành Đô còn nêu ra 2 thể loại nữa là
5 - VỊ ÂM BẤT TÚC
A - Chứng  
- Dạ dày đau lâu ngày , đau liên miên , phiền nhiệt , đói mà không ăn được , miệng và họng khô , lưỡi hồng , ít nước miếng . Mạch Hư , Tế , Sác
B - Biện chứng 
Vị âm bất túc nên Vị lạc không được nuôi dưỡng gây ra đau liên miên . Âm hư sinh nội nhiệt gây ra phiền nhiệt , đói , miệng và họng khô , đại tiện bón . VỊ không được nhu dưỡng . VỊ khí bị thụ thương , do đó đói mà không ăn được , lưỡi hồng , Tân dịch ít + Mạch Hư Tế Sác là dấu hiệu VỊ âm bất túc .
C - Điều trị : Dưỡng Âm , Ích Vị
- Dùng phương
Nhân Sâm Ô Mai Thang (Ôn Bệnh Điều Biện) : Nhân sâm , Cam thảo (Chích), Liên tử (sao) . Mộc qua . Ô mai . Sơn dược. Sắc uống.
Phương đơn giản (NKH T. Đô) : Bạch thược 32g + Cam thảo 12g. Sắc uống.
6 - HÀN THƯƠNG VỊ DƯƠNG
A - Chứng 
- Dạ dày đột nhiên đau , đau như dùi đâm , đau phát sốt hoặc đau xiên lên ngực , sườn , hông , đầu và cơ thể đau , ớn lạnh , phát sốt , rêu lưỡi trắng , mạch Khẩn .
B Biện chứng 
- Hàn tà xâm nhập , Vị dương không tuyên thông , gây ra đau , đầu và mình đau , sợ lạnh , sốt , rêu lưỡi trắng là hàn tà còn ở bên ngoài biểu , mạch Khẩn thuộc Hàn .
C - Điều trị 
- Ôn Vị chỉ thống , Hòa giải biểu lý .
Dùng phương
Sài Hồ Quế Chi Thang thêm Ngô thù + Lương khương + Hương phụ . Sài Hồ Quế Chi Thang (Thương Hàn Luận) : Quế chi (bỏ vỏ) 6g , Bán hạ 10g , Hoàng cầm 6g , Thược dược 6g , Nhân sâm 6g , Sài hồ 16g , Chích thảo 4g , Đại táo 6 trái , Sinh khương 6g . Sắc uống .
- Sách : “ Bịnh Tỳ Vị ” dùng :
Củ Riềng già ( thái mỏng phơi khô ) 80g . Hương phụ ( sao hết lông , giã dập) 40g . Dây cườm thảo 10g . Tán bột . Ngày uống 20g với nước nóng .
Phương đơn giản
- Lương Khương 8g + Hương phụ 8g + Sinh khương 1 ít . Sắc uống
- Hồ Tiêu ( Phấn) + Nhục Quế (Phấn) . Ngày uống 2- 4g
- Chỉ Thực 8g + Quế Tử 8g . Sắc uống Châm Cứu Học Thượng Hải : Nội quan + Túc tam lý + Trung quản + Cách du + Tam âm giao + Công tôn .
Châm Cứu Trị Liệu Học : Cách du + Tam âm giao (đều châm tả)
+ Chương môn (Cứu)

VỊ QUẢN THỐNG
  Còn gọi là  Vị Quản Thống, Vị Thống.
- Thường gặp trong các bệnh Dạ dày  viêm cấp hoặc  mạn, Dạ dày  loét, Dạ dày  co thắt, Dạ dày  đau dạng thần kinh...

 

Loại

Can Khí Phạm Vị

Hàn Tà

Hư Hàn

Huyết Ứ
Trệ
Thực Trệ

Chứng

Bụng đầy trướng, đau, đau lan ra 2 bên sườn, ợ hơi, táo bón, mạch Huyền   

Dạ dày   đột nhiên đau, sợ lạnh, thích nóng, không khát, thích uống nước  nóng, mạch Khẩn.    

Vùng Dạ dày  đau âm ỉ, ói ra nước  trong, thích xoa bóp, chân tay mát, tiêu lỏng, chất lưỡi trắng, mạch Nhu Nhược hoặc  Trầm Tế.   

Vùng Dạ dày  đau cố định, đau như kim đâm, phân đen, ói ra máu tím đen, chất lưỡi tím đen, ỉa phân đen kèm tiêu chảy…
mạch Tế Sác. 

Bụng đầy trướng, ợ hơi, ợ chua, ói ra thức ăn không tiêu, sau khi ói thì đỡ đau, táo bón, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt. 

Điều Trị

Sơ Can, Lý khí, Hòa Vị.

Tán hàn,

Chỉ thống. 

Ôn  trung,

Tán hàn.

Hóa Ứ ,

Thông lạc.

Tiêu thực,

Đạo trệ.

Phương Dược

Sài Hồ Sơ Can Tán [5]

Lương Phụ Hoàn.[4]

Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang [3] thêm Bào khương, Mẫu lệ, Mộc hương. 

Cách Hạ Trục Ứ Thang [2]

Bảo Hòa Hoàn [1] thêm Chỉ thực, Sa nhân, Tân lang .

Gia Giảm

+ Đau nhiều  thêm

Huyền hồ, Mộc hương .

+ Ợ hơi nhiều :

thêm

Trầm hương, Tuyền phúc hoa.

+ Kèm thực trệ :

thêm

Chỉ thực,

Kê nội kim, Thần khúc.

+Ăn kém, ợ hăng : thêm Chỉ thực, Thần khúc.

+ Ói  ra đờm dãi, nước  trong : thêm

Bán hạ,

Hậu phác, Phục linh, Trần bì. 

+ Xuất huyết nhiều:  bỏ

Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung,

thêm

Bồ hoàng  (sao),

Sâm tam thất.

*Địa du thán, Kinh giới , 

+ Thực tích uất lại hóa nhiệt :

 thêm

Mang tiêu.

Châm Cứu

Nội quan (Tb.6),

Túc tam lý (Vi.36),

Trung quản (Nh.12),

Thái xung

( C.3). 

Nội quan (Tb.6),

Trung quản

(Nh.12),

Túc tam lý

(Vi.36),

Lương khâu (Vi.34)

Lương môn

( Vi.21).

Tỳ du (Bq.20),

Vị du (Bq.21),

Chương môn ( C.13).

Trung quản

(Nh.12),

Túc tam lý

(Vi.36).

Nội quan

(Tb.6),

Túc tam lý

(Vi.36),

Trung quản

(Nh.12),

Cách du

(Bq.17),

Tam âm giao (Ty.6),

Công tôn (Ty.4)

Nội quan

(Tb.5),

Trung quản

(Nh.12),

Túc tam lý

(Vi.36),

Thiên xu

( Vi.25),

Nội đình (Vi.44)





Sau xuất huyết nội tiêu hoá . mặt trắng xanh, người mệt , đi không vững …
Thêm Nhân sâm ,Hoàng kỳ , Bạch truật 

 

          

  + Ghi Chú :

[1] Bảo Hòa Hoàn ( Đan Khê Tâm Pháp ) : Bán hạ 12g, Liên kiều 80g, Lục khúc 80g, Phục linh 120g, Sơn tra 240g, Lai phục tử 40g, Trần bì 40g.

[2] Cách Hạ Trục Ứ Thang ( Y Lâm Cải Thác) : Cam thảo 12g, Chỉ xác 6g, Đan bì 8g, Đào nhân  12g, Đương quy 12g, Hồng hoa 12g, Huyền hồ 4g, Hương phụ 6g, Ngũ linh chi 12g, Ô dược 8g, Xích thược 8g, Xuyên khung 8g.

[3] Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang ( Kim Quỹ Yếu Lược) : Bạch thược 16g, Chích thảo 8g, Di đường 40g, Hoàng kỳ 12g, Quế chi 8g.

[4] Lương Phụ Hoàn ( Lương Phương Tập Dịch ) : Cao lương khương, Hương phụ. Lượng bằng nhau.

[5] Sài Hồ Sơ Can Tán ( Cảnh Nhạc Toàn Thư) : Bạch thược 6g, Chỉ xác 6g, Chích thảo 2g, Hương phụ 6g, Sài hồ 8g, Trần bì 8g, Xuyên khung 6g. 


NGOẠI KHOA
Sách “ Tân Hữu Vị Đàm “ của Trần Nhân Tôn giới thiệu 2 phương pháp chườm nóng sau:
- Đại hồi 40g , giã nát . Tiểu hồi 20g , Muối 1 bát (100g) . Cho vào nồi , sao nóng , rồi đựng vào túi vải , chườm vào vùng thượng vị
( Dạ dày ) và lưng ( D8 - D12 ) .
- Đại hồi 40g , Tiểu hồi 40g , Mộc hương 20g , Hoa tiêu 20g . Tán bột thêm 100g muối . Đem sao lên cho nóng , bọc vào vải , chườm vào vùng đau .
Hai phương pháp này rất phù hợp với chứng đau do Can khí uất và Tỳ Vị hư hàn.
Lưu ý : Hồi hương và muối hột càng cháy đen khí càng mạnh . Mỗi bịch thuốc như trên có thể dùng để chườm 5 lần rồi mới bỏ đi .


LÁ MƠ TAM THỂ
THUỐC NAM ( Để tham khảo)
- Lá Bồ công anh khô 20g , Lá khôi 16g , Lá khổ sâm 10g . Sắc 300ml , nấu sôi trong vòng 15 phút , thêm vào ít đường . Chia làm 3 lần uống . Uống liên tục 10 ngày , nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi (Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam) .
- Riềng (Xào )20g , Tiêu sọ 8g , Muối tiêu hoặc muối rang 4g . Tán bột. Ngày uống 2 lần , mỗi lần 4g (293 Bài Thuốc Gia Truyền) .
- Củ Bồ Bồ 40g , củ Sả già , củ Cỏ Cú , mỗi thứ 10g . Đậu đỏ , xanh , vàng , đen , mỗi thứ 100 hột , rang lên . Dạ dày heo 1 cái sấy dòn . Tất cả phơi sơ , tán thành bột , cho vào lọ để dành dùng dần . Ngày uống 2 - 3 lần ,
mỗi lần 4g (293 Bài Thuốc Gia Truyền)

BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH

Bệnh án Vị Quản Thống do Can Khí Phạm Vị
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương)
Trần XX nữ , 35 tuổi .... Mấy năn nay , người bệnh có tiền sử đau Dạ dày , đã nhiều lần chụp X quang nhưng không thấy vết loét . Chẩn đoán là rối loạn thần kinh Dạ dày .
Lúc lên cơn đau thì như dao cắt , mặt xanh nhạt , 2 tay ôm bụng , rên rỉ không ngừng , mạch Huyền mạnh mà Tế , chất lưỡi đỏ , rêu lưỡi vàng trắng đục .
Đã dùng các phép trị Vị âm bất túc , Can Vị bất hòa , không có hiệu qủa , vẫn kêu đau bụng chạy lên xuống ở Dạ dày .
Đã uống thuốc giảm đau nhưng không hết , cho ăn một ít cháo thấy đau giảm dần , nhưng sau đó nửa giờ lại đau như trước .
Chẩn đoán Khí âm đều hư .
Can dương hóa phong phạm vào Vị lạc gây ra bịnh 
Điều trị : Dưỡng âm tiềm dương , bình Can tức phong
Dùng phương : Dùng bài Tam Giáp Phục Mạch Thang gia giảm : Quy bản 26g , Sinh Địa 20g , Miết giáp 26g , A Giao 16g , Mẫu Lệ 26g , Mạch Môn 16g , Trúc nhự 26g , Sa Sâm 16g , Phật thủ 6g , Cam thảo 6g , Bạch thược 20g , Hải Đế bá 26g . Sắc uống ngày 1 thang .
Uống hết 3 thang thì chứng đau giảm nhiều , việc đau chạy lên xuống gần như hết , nhịp mạch hòa hoãn , rêu lưỡi cũng đỡ đục dần
- Dùng tiếp bài Lục Quân Tử Thang (Đảng Sâm, Bạch Truật , Phục Linh , Cam thảo , Trần Bì , Bán Hạ ) bỏ Bạch Truật , phối hợp với bài Mạch Môn Đông Thang (Mạch Môn , Bán Hạ , Nhân sâm , Cam thảo ,Gạo tẻ , Đại táo ) bỏ táo đi . Điều trị 10 ngày nữa mọi chứng đều hết.
Bệnh án Dạ Dày Đau Do Can Khí Phạm Vị
(Trích trong “ Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn” )
-Vương X , 38 tuổi , nhập viện này 4 . 5 . 76 . Dạ dày bị đau đã 7 - 8 năm .Thường đau lâm râm lan đến sườn trái , bụng trên hơi trướng , sau lưng có 1 điểm hơi lạnh . Đã chữa nhiều thuốc Đông , Tây nhưng không hết .
Chẩn đoán : Dạ dày đau do Can Khí Phạm Vị
Dùng phương : Dùng bài Tam Nguyên Hòa Vị Thang gia giảm : Bán Hạ chế 5g , Xuyên luyện tử sao 5g , Trần bì 6g , Diên hồ sao 6g , Bạch linh 10g , Sa nhân 8g , Mộc hương 4g , Tuyền phúc hoa (bọc vào vải) 10g , Phật thủ phiến 8g , Kê nội kim (nướng) 8g , Đài xanh cây mơ 8g , Tân giáng 2g , Cọng hành xanh 8 cọng , Cốc Nha (sao) 8g . Sắc uống .
( Đây là bài Tam Nguyên Hòa Vị Thang , bỏ Chích thảo , thêm Mộc Hương , Phật Thủ , Sa nhân , Kê Nội Kim , Cốc Nha , Đài Mơ)
ngày uống 1 thang , liền 5 ngày.
Khám lại : Đau và trướng đã giảm bớt , ăn uống được khá hơn , sau lưng vẫn còn 1 điểm hơi lạnh . Dùng phương trên bỏ Tuyền Phúc Hoa , Tân Giáng , Hành , thêm Xuyên Quế chi 4g . Uống 5 thang .
Khám lại: Các chứng trạng hoàn toàn khỏi . Cho dùng tiếp Hương sa Lục Quân Tử Thang (10 - 15 thang để củng cố) .
Bệnh án Dạ dày đau do Trung Tiêu Hư Hàn
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương )
Hách X , nữ , 32 tuổi , khám ngày 1. 3 . 1976 . Đã 4 ngày nay ói ra các chất giống thịt nát , đau ở Dạ dày đã 3 tháng . Ba tháng nay , cứ sau bữa ăn chiều thì ói , về đêm càng nặng , ói ra nước chua , nước chua ra nhiều qúa làm ê răng . Dạ dày đau trướng , lan đến vai lưng , chườm ấm thấy dễ chịu . Bốn ngày gần đây , ói ra chất giống như Thịt nát , mỗi lần 6 - 7 miếng màu hồng nhạt .
Chụp X quang : 2 phổi bình thường , Dạ dày có hình móc câu , nhu động chậm , trong Dạ dày thấy rõ nước ứ đọng, niêm mạc Dạ dày thô , mờ , có
thay đổi như cánh tuyết, hành tá tràng không có gì đặc biệt.
Chẩn đoán Trung tiêu hư hàn . Mất khả năng kiện vận 
Đàm ẩm thực tích ( Dạ dày bị viêm) 
Điều trị : Ôn Trung . Tán Hàn . Kiện Tỳ . Hóa âm . Thanh đạo . Khai kết
Dùng phương Kiện Trung Tán Kết Thang gia giảm
- Đảng sâm 40g . Phục linh 40g . Bạch truật 28g . Sơn tra ( sống ) 60g . Nhục quế 12g . Đại hoàng 12g . Cam thảo 4g . Tô tử 8g . Táo 2 quả . Gừng 3 lát . Chỉ xác 12g . Qua lâu nhân 40g . Xuyên phác 12g . Ngọa lăng tử 40g . Đại giả thạch 40g . Sắc uống ngày 1 thang.
Uống 6 thang . lại ói ra hơn 10 cục ngưng kết của niêm dịch , đỡ ói chua , ăn uống được nhiều hơn , đầu lưỡi đỏ , rêu mỏng trắng , mạch trầm . Đó là khí dương ở trung tiêu hồi phục dần , đờm ẩm thực tích đã bớt nhiều . Tuy nhiên chính khí còn suy , tà khí chưa hết .
Dùng bài trên , bỏ Nhục Quế , Sơn Tra , Ngọa Lăng Tử , thêm Hoài Sơn 40g , Đương quy 20g , Sa nhân 8g . Uống thêm 3 thang , các chứng khỏi hẳn .
***

Hang Vị Viêm
Vị Quản Thống do ứ huyết
( Trích trong “ Thiên Gia Diệu Phương” )
Phù X , nam , 37 tuổi . Đau vùng Dạ dày , nửa năm gần đây càng nặng . Đã dùng nhiều thuốc tây nhưng không bớt . Chụp X quang thấy Hang vị bị viêm . Đau vùng Thượng vị bên phải , vùng Dạ dày cảm thấy như có vật gì dội lên , táo bón , không ợ hơi , ợ chua , chất lưỡi đỏ , mạch Tế Huyền .


Chẩn đoán Bệnh Dạ dày lâu ngày nhập vào lạc . kèm theo ứ huyết . Viêm sung huyết hang vị dạ dày .

Điều trị : Điều khí . hóa ứ . Chỉ thống
Dùng phương : LÝ KHÍ HÓA Ứ PHƯƠNG
- Quảng mộc hương 8g . Đương quy 12g . Hương phụ (chế) 12g . Xích thược 12g . Nguyên hồ sách 12g . Bạch thược 12g . Chích thảo 6g . Kim linh tử 10g . Thanh bì . Trần bì đều 8g . Sắc uống ngày 1 thang .
Uống 7 thang . Vùng Dạ dày đỡ đau nhưng vẫn còn cảm thất vật dội lên , đại tiện đã nhuận , chất lưỡi đỏ , mạch vẫn Huyền Tế . Dùng bài trên , thêm Hồng hoa 6g , uống thêm 7 thang . Sau khi uống cảm thất vật dội lên giảm đi , trung tiện tăng lên , dễ chịu hơn trước , đại tiện bình thường , ngủ tốt , lưỡi đỏ , mạch Tế còn Huyền . Dùng bài trên , thêm Đan sâm 16g .
Uống tiếp 7 thang nữa bịnh khỏi .
Cho thêm 7 thang bài thuốc sau để củng cố kết qủa : Mộc hương 8g . Toàn phúc ngạnh 12g . Hương phụ (chế) 12g . Đương quy 12g . Đan sâm 16g . Chích thảo 6g . Trần bì 12g . Kê nội kim (nướng) 12g . Xích thược 12g . Bạch thược 12g . Thanh bì 16g .
Hang Vị viêm thuộc phạm trù “ Vị Quản Thống” của YHCT biện chứng chính là đau ở Dạ dày lâu ngày , đau 1 chỗ nhất định . Chứng này không những là khí trệ gây ra đau mà đã phát triển thành ứ tắc phần lạc của Vị ... Trong bài dùng Mộc hương . Hương phụ . Trần bì đều cay . Thơm nên có tác dụng lý khí , Đương quy . Hồng hoa đều cay , nhu , hòa huyết , làm cho khí cơ thông suốt , tiêu trừ ứ huyết , giảm các chứng trạng , hết đau .
***

Bệnh án Dạ Dày Đau Do Khí Trệ
( Danh Y Trình Thiện Ân - Trung Y Học Viện Trường Xuân )
Lý X , nam , 45 tuổi , vùng Dạ dày đau tức , lúc nặng , lúc nhẹ , đã hơn 4 năm . Gần 1 tháng nay bịnh nặng lên , vùng Dạ dày đau nhiều , miệng họng khô ráo , khát nhưng không muốn uống , ăn nhiều thì đau tăng , ăn xong thì bụng trướng . Ăn thức ăn cay , nóng thì đau nhiều , chóng mặt , hai mắt khô , nhìn vật thấy mờ , ngũ tâm phiền nhiệt , sắc mặt vàng úa , lưỡi hồng không có rêu , mạch Tế sác . Chứng này Dạ dày đau lâu ngày , Vị âm bị tổn thương , không được nhu dưỡng , khí trệ lại gây ra đau .
Dùng bài Bách Hợp - Ô Dược Thang gia giảm
Bách hợp 40g . Ô dược 16g . Xuyên luyện tử 20g . Lệ chi hạch 16g. Thêm Bạch thược , Cam thảo , Mạch môn , Sinh địa , Ngọc trúc đều 16g , Sa sâm 20g , Mạch nha (sống) 30g . Sắc uống 3 thang , Dạ dày bớt đau , các chứng đều giảm , chỉ còn táo bón , ngũ tâm phiền nhiệt . Dùng bài trên , thêm Hồ hoàng liên , Ngân sài hồ , Địa cốt bì đều 16g
Uống tiếp 3 thang nữa khỏi hẳn
- Bách hợp nhuận Phế dưỡng âm , giáng khí , Xuyên luyện tử sơ Can hành khí , Ô dược lý khí, giảm đau , Lệ chi hạch ( hạt Vải ) trị vị hàn khí trệ gây đau .

Ai là người có bầu
Chứng : Đau vùng Thượng vị liên miên . ói nhiều . Mệt mỏi . Thích xoa bóp và chườm nóng . Bụng đầy ói ra nước trong . Sợ lạnh . Tay chân lạnh . Đại tiện phân nát hoặc bón . Rêu lưỡi trắng . Chất lưỡi nhạt . Mạch Hư Tế .
Điều trị : Ôn trung . Kiện tỳ (ôn bổ Tỳ Vị . Hòa Vị . Kiện Trung )
Xử phương
Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang Gia Vị
Quế chi 12g . Mộc hương 4g . Thược dược 24g . Đại táo 2 trái . Hoàng Kỳ 24g . Bào khương 8g . Chích thảo 4g . Sắc xong . Cho ít Mạch Nha vào . quấy đều uống . ( Đây là bài Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang ( KQYL) thêm Mộc Hương . Thay Sinh Khương bằng Bào khương . Quế chi tán biểu . Thược Dược bình Can . Bào Khương . Hoàng Kỳ . Chích Thảo để ôn trung kiện Tỳ . Mộc Hương lý khí giảm đau . Đại táo điều hòa vinh vệ ) .
Bài Đinh Thù Lý Trung Thang ( Thương Hàn Toàn Sinh Tập ) :
Đinh Hương . Quan Quế . Can Khương . Phụ Tử . Ngô Thù Du . Cam Thảo . Bạch Truật . Sa Nhân . Nhân Sâm . Trần bì .
Sắc uống với ít Mộc Hương đã mài .
- Ôn Vị Chỉ Thống Thang ( Thiên Gia Diệu Phương . Q Thương) : Quế chi 5g . Bạch thược 9g . Ngô thù du 6g . Đinh hương 3g . Phục linh 9g . Sa nhân . Bào khương đều 5g . Nguyên hồ 9g . Bạch truật 12g . Hồng táo 3 trái . Sắc uống .
TD : Ôn trung . Tán hàn . lý khí . chỉ thống .
Trị dạ dày viêm mạn ( Tỳ Vị hư hàn ) .


Phương đơn giản
Xuyên Tiêu 4g . Lương Khương 12g . Cam Thảo 8g . Sắc .
Chia làm 3 lần uống.
Xuyên tiêu 4g . Can Khương 8g . Đinh Hương 4g . Sắc uống.
Trị Vị Hội Dương Phương :
Sơn Dược 40g . Phục Linh 20g . Cam Thảo 8g . Bạch Thược 16g . Ô Tặc Cốt 12g . Ý Dĩ Nhân 20g . Ngọa Lăng Tử 16g . Bối Mẫu 4g . A Giao 16g . Tiên Hạc Thảo 16g 

Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng các bài
1. Hộ Vệ Ích Khí Thang : Hoàng Kỳ (Sống) 12g . Bạch Thược 10g . Tây Đảng Sâm 10g . Quy Thân 10g . Bạch Truật (Sao) 10g . Quế Chi 6g . Trần Bì 6g . Chích Thảo 6g . Thêm Sinh Khương 3 lát . Đạo táo 3 quả . Sắc uống .
( Đây là bài Bổ Trung Ích Khí Thang bỏ Thăng Ma . Sài Hồ thêm Quế Chi . Bạch Thược) 

2 . Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang ( KQY Lược) :
Hoàng Kỳ 16 - 30g . Quế Chi 6 - 10g . Mạch Nha 30g . Đại Táo 5 - 7 trái . Bạch Thược 10 - 18g, Chích Thảo 6 - 10g . Sinh Khương 10g .
Sắc thuốc xong . quấy Mạch Nha vào uống

Bài Hội Dương Tán
Hoàng Kỳ 4g . Xuyên Luyện Tử 4g . Nguyên Hồ 8g . Đảng Sâm 4g . Ngọa Lăng Tử 4g . Bạch Cập 2g . Tam Thất 2g . Bạch Thược 4g . Bối Mẫu 4g . Cam Thảo 2g. Tán bột, ngày uống 3 lần mỗi lần 6g với nước nóng.
- Kỳ Nhũ Linh Du Thang
Hoàng kỳ (chích) 12 - 18g . Đảng sâm (sao) 9g . Cam thảo (chích) 15g . Phục linh 12g . Nhũ hương 4,5g . Đại thanh diệp 15g . Bồ hoàng (tro) 9g . Địa du (tro) 12g . Vân Nam Bạch Dược 1,2g (chia làm 4 lần . hoà vào thuốc . 3 giờ uống một lần) . Sắc uống.
TD : Chỉ thống . Chỉ huyết . Đại bổ khí huyết .
Trị dạ dày tá tràng loét . Xuất huyết.
CHÂM CỨU
- CHÂM CỨU HỌC THƯỢNG HẢI
Trung Quản + Quan Nguyên + Túc Tam Lý (Đều Cứu) + Vị Du (Tả)
- CHÂM CỨU HỌC THÀNH ĐÔ
Cứu Can Du + Cách Du + Tỳ Du + Thiên Xu + Quan Nguyên + Bất Dung + Thừa Mãn + Thông Cốc + Túc Tam Lý
Phương đơn giản

- Sách Tân Tân Hữu Vị Đàm giới thiệu
1 . Ô Tặc Cốt - Hạnh Nhân Tán : Bột Ô Tặc Cốt 120g . Bột Hạnh Nhân 40g . Trộn đều , lúc sáng sớm dùng 12 - 16g , hòa với nước sôi thành dạng hồ đặc , ăn trước khi ăn sáng 10 - 20 phút

2 . Cam Thảo Ô Tặc Cốt Tán : Bột Cam thảo 260g . Bột Ô Tặc Cốt 140g . Trộn đều dùng Cam Thảo 80g . Sắc với 2 chén (400ml) nước , còn gần 1 chén (180ml) , lọc lấy nước trong , chia làm 3 lần 1 ngày . Mỗi lần dùng 12g thuốcbột , uống với nước sắc Cam Thảo . Ngày 3 lần

3 . Dạ dày heo , sấy khô , tán nhuyễn . Mỗi sáng sớm , dùng khoảng 4 - 6 g uống với nước nóng 

- Sách Thực phẩm trị bệnh của Nhật Bản 
Gừng sống 4g . Dạ dày heo 16g . Gừng sống cho vào trong dạ dày heo , đổ ngập nước , nấu thật nhừ , Ăn - rất hiệu qủa .
Trái Vải lúc đau ăn 5 - 6 trái vải khô , thấy dễ chịu ngay . Nếu đau quá , lấy 10 trái vải khô , 1 lát gừng sống , ít đường , nấu chung , lấy nước uống .
- Sách NCTVTVN [ cây thuốc vị thuốc việt nam ]
Giới thiệu 1 số bài thuốc theo kinh nghiệm của nhân dân trong các tạp chí y học thực hành 

1 - Mai Mực 40g . Cam Thảo 24g . Thổ Bối Mẫu 12g . Tán bột , ngày uống 2 lần , mỗi lần 10g 

2 - Lá Loét Mồm 16g . Mật Ong 2,5 kg . Lá Loét Mồm cho vào thùng , đổ 30 lít nước nấu đặc lại còn 6 lít . Cho Mật Ong vào quậy đều , đóng vào lọ . Ngày uống 2 lần , mỗi lần 300ml sau bữa ăn 

3 - Rau Má 16g . Lá Khôi 16g . Chỉ Xác (sao) 12g . Khổ Sâm 12g . Thanh Bì 12g . Củ Gấu (sao) 12g . Ngải Cứu 8g . Bồ Công Anh 12g .
Sắc uống trước cơn đau

4 - Mật ong 10g . Cam Thảo 10g, Trần Bì 6g, Nước 400ml. Sắc Cam Thảo và Trần Bì trước với nước , cô cạn còn 200ml , bỏ bã , lọc nước , thêm đường hoặc mật ong vào chia làm 2 lần uống.
- Theo giáo sư Khamian (Ấn Độ) thì những người bị loét dạ dày được điều trị bằng chuối xanh đã cho kết qủa khả quan . Chuối Xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhầy lót bên trong dạ dày . không những làm cho màng nhầy dầy lên đúng mức mà còn làm cho lớp màng dầy lên đến mức có thể hàn gắn nhanh chóng bất cứ chỗ loét nào hiện có .
- Kinh nghiệm dân gian dùng mật ong trộn với bột Nghệ . Ngày uống 3 lần . Mỗi lần 2 thìa canh (20ml) có hiệu qủa khá tốt trên lâm sàng .
Kinh nghiệm điều trị của Nhật Bản (Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’)

Bán Hạ Tả Tâm Thang 
Bài thuốc tiêu biểu dùng cho loét dạ dày tá tràng . Có thể dùng dài ngày sau khi tình trạng người bệnh được cải thiện , nhằm mục đích phòng và tránh tái phát 

Thanh Nhiệt Giải Uất Thang 
Thích hợp cho loét dạ dày tá tràng do căng thẳng và mất cân bằng hệ thần kinh thực vật nơi người thể lực trung bình 
An Trung Tán  
thích hợp với chứng trạng ngược với bài
Thanh Nhiệt Giải Uất Thang

Sài Hồ Quế Chi Thang 
Dùng để phòng và trị loét dạ dày tá tràng , tốt trong trường hợp căng thẳng 

Hoàng Liên Giải Độc Thang 
Rất tốt đối với loét dạ dày tá tràng kèm mất một lượng máu lớn hoặc ra máu sau khi uống rượu 

Khung Quy Giao Ngải Thang 
Dùng trong loét , lủng dạ dày tá tràng kèm mất máu nhiều 

Quy Tỳ Thang  
Dùng trong xuất huyết tiêu hoá tiềm tàng , khó phát hiện 

Cam Liên Chi Tử Thang  
Thích hợp dạ dày đau xuất hiện đột ngột và đau nặng
Giải Hãm Thục Tiêu Thang dùng trong dạ dày và ruột đau mạn (Đây là bài Đại Kiến Trung Thang thêm Phụ tử , Nghạnh mễ).
Nhân Sâm Thang hợp với Lục Quân Tử Thang có tác dụng cho những trường hợp loét , cũng như phục hồi sau phẫu thuật cắt bỏ 75% dạ dày , gây suy kiệt Pepsin .
Trong những trường hợp này cả hai loại loét đều khỏi một cách dễ dàng.
CHÂM CỨU TRỊ DẠ DÀY LOÉT
Theo ‘ Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu trị Liệu ’
1 - Châm huyệt Ấn Đường xiên 0,3 - 0,5 thốn , nâng , vê kim , đầu mũi thấy căng , nặng là được . Lưu kim 30 phút , cứ 10 phút lại vê kim một lần . 10 lần là một liệu trình , nghỉ 5 - 7 ngày lại tiếp tục .
2 - Người bệnh nằm sấp hay nằm nghiêng , ngón chân duỗi thẳng xuống , châm huyệt Căn Kiện (chính giữa chỗ lõm ở gân gót) , châm xiên hướng lên trên , sâu 0,5 – 1 thốn , đắc khí rồi thì lưu kim 5 - 15 phút . Mỗi ngày châm 1 lần .
3 - Lấy huyệt ở hai bên mé ngoài khoảng xương sườn số 6 đến 12 , cách 1,5 - 2cm , đè xuống nơi nào đau rõ nhất là huyệ t. Nếu trong khoảng xương sườn số 6 - 12 đè xuống không có điểm đau thì phải tìm ngược từ xương sườn số 6 trở lên để tìm điểm ấn đau . Châm bổ , lưu kim 10 - 20 phút . Cũng có thể dùng phép bổ ‘Thiêu Sơn Hoả’ Mười lần là một đợt điều trị . Kim châm vào rồi đầu kim hướng mé trong xương sống , châm theo góc xiên 750 , còn độ sâu thì tùy người bệnh béo hoặc gầy . Người bình thường sâu 3 - 4 cm. Vê kim xen kẽ với rung kim , kích thích mạnh liên tục .
4- Từ mép trên của xương chậu lần xuống 3 – 4cm , đè thấy điểm đau là huyệt.
Cách châm : Châm bổ , lưu kim 10 – 20 phút , cũng có thể dùng phép bổ ‘Thiêu Sơn Hỏa’. Mười lần là một đợt điều trị. Bình thường châm kim sâu 3 - 4cm , xoay vê kim đi kèm rung kim thay đổi xen kẽ , kích thích mạnh liên tục .
5 - Châm huyệt Túc Tam Lý sâu 0,5 thốn . Khi đắc khí , dẫn khí truyền cảm giác về phía bụng . Lưu kim 30 phút , mỗi ngày châm một lần , 12 lần là một đợt điều trị 

Bệnh án Dạ DàyTá Tràng Viêm Loét
“ Thạch X...nam 50 tuổi, bị bệnh dạ dày hơn 10 năm , do tinh thần bị uất ức , hay uống rượu , ăn uống không đều gây ra bệnh . Mới phát đau dạ dày , phiền muộn , ợ chua , ợ hơi, đau nhiều . Việc ăn uống thì lúc thích lúc không . Chụp X . Quang thấy có vết lõm ... Chẩn đoán là Dạ dày viêm mạn.
Hiện nay : tinh thần không thoải mái , sắc mặt không tươi , lưỡi hồng nhạt , rêu lưỡi bệu , mạch Huyền Tế , hơi Trầm 

Dùng bài An Vị Tán 
Thương Truật 20g . Nguyên Hồ 20g . Bạch Cập 30g . Hậu Phác 20g . Bán Hạ (chế ) 20g . Sơn Dược 30g . Trần Bì20g . Tam Thất 20g . Trân Châu 4g . Mộc Hương 20g . Thêm Ô Tặc Cốt 12g Và Ngọa Lăng Tử 12g .
Đổi dạng tán thành thuốc thang sắc uống 
Ngày 1 thang . Uống hết 2 thang , các chứng trạng bớt . Dùng bài thuốc trên uống đến 1 tháng , cảm thấy dễ chịu . Chụp X . Quang kiểm tra dạ dày thấy rằng trừ vùng loét của dạ dày có sức giảm bớt , bên ngoài vẫn còn viêm , thấy có đường ngoằn nghèo như rắn bò .
Dùng bài trên cho uống tiếp tháng nữa , khỏi hẳn .
Theo dõi 5 năm không thấy tái phát.
Bệnh án Loét Dạ dày
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương . Q . Thượng)
“ Lý X , nam , 45 tuổi , cán bộ , bị đau dạ dày đã gần 5 năm khi đói và lúc no đều đau , thường hay ợ nước chua , đại tiện ra phân mầu nâu tím , đôi khi ra phân đen . Xét nghiệm thường thấy có máu . Qua xét nghiệm và khám , chẩn đoán là loét dạ dày  

Chẩn đoán là Tỳ thấp Vị nhiệt
Nhiệt làm tổn thương huyết lạc .
Điều trị        : Táo thấp hóa nhiệt . Dưỡng huyết kiện Tỳ . Lý khí
Xử phương : cho dùng bài Bình Vị Tán Gia Vị: Bồ Hoàng (sống) 10g, Hậu Phác 10g . Sơn Dược 16g . Thương Truật (sao) 10g . Trần Bì 10g . Ý Dĩ Mễ 16g . Ngũ Linh Chi 10g . Cam Thảo 8g . Tử Thảo 12g . Đoạn Ngọa Lăng 16g . Đan Sâm 16g . Quy Vĩ 12g . Quảng Mộc Hương 10g . Sắc uống ngày 1 thang .
Uống được 3 tuần . Các chứng đều hết . ăn tốt hơn . Thử phân không thấy có máu nữa .
Sau đó cho dùng bài thuốc hoàn sau :
Đương Quy 120g . Sa Uyển Tử 120g . Thục Địa 120g . Quảng Hương 100g . Ô Tặc Cốt 120g . Cam Thảo 100g . Huyền Hồ 90g . Đảng Sâm 120g . Câu Kỷ 120g . Bạch Truật 100g . Đan Sâm 160g . Sa Nhân 70g . Phục Linh 160g . Tán bột . Trộn với 1600g mật . làm hoàn . Mỗi lần 10 - 16g , ngày 2 lần , uống với nước gừng vào 2 buổi sáng tối .
Uống hết 1 đợt . Theo dõi hơn 2 năm không thấy tái phát .
Bệnh án Tá Tràng Loét
“ Lưu X, nam, 52 tuổi, tiền sử bị loét tá tràng và dạ dày bị viêm . Gần 2 tháng nay . Vùng thượng vị đau . Ăn nhiều thì bụng trướng . Về đêm đau hơn . Ợ hơi . Miệng khô . Ngủ hay mơ . Tiêu tiểu khó . Chất lưỡi hồng . Rêu lưỡi trắng nhạt . Mạch Tế Huyền .
Chẩn đoán   :  Tá Tràng loét do Can Khí Phạm Vị
Điều trị        :  Sơ Can Hòa Vị . lý khí . Chỉ thống .
Xử phương  :  Dùng bài Vị Quản Thống Phương :
Bạch giới tử 6g . Xuyên Mộc hương 4g . Qua lâu nhân 18g . Đương quy vĩ 6g . Đan sâm 10g . Xuyên luyện tử 10g . Chế Bán hạ 6g . Một dược 6g . Sa nhân 2,8g . Sắc uống ngày 1 thang . Uống 6 thang . Khỏi hẳn .
Bài thuốc này là sự kết hợp giữa 2 bài
Qua Lâu Giới Bạch Thang của sách Kim Quỹ Yếu Lược và bài Đan Sâm Ẩm của sách Y Tông Kim Giám . Cùng có tác dụng tuyên dương . Tán kết . Thông ứ chỉ thống . lý khí sơ Can .
Trong bài : Qua Lâu + Bán Hạ làm hết đau , đầy , Đan Sâm hoạt huyết thông lạc , Sa nhân hành khí , điều trung , ích Tỳ , tiêu thực , Mộc Hương hóa khí , khai uất , hòa Vị , kiện TỲ , Quy Vĩ thay huyết cũ , Xuyên Luyện Tử sơ Can.
BỆNH ÁN DẠ DÀY TÁ TRÀNG LOÉT
“ Vương X , nam , 40 tuổi , bị đau dạ dày đã hơn 1 năm , mỗi lần ăn xong khoảng 2 tiếng sau là phát đau , thường ói ra nước chua , ợ hơi , người gầy ốm . Chụp X . Quang chẩn đoán là bờ cong nhỏ dạ dày và Tá Tràng bị loét ..
Cho dùng Hội Dương Tán
Nhau thai nhi 1 cái . Ô tặc cốt 120g .Triết Bối mẫu 120g . Địa cốt bì 120g . Nhau thai nhi , rửa sạch máu , sấy khô , tán bột , trộn với các vị thuốc kia thật nhuyễn . Ngày uống 3 lần mỗi lần 10g với nước ấm 
Uống hơn 2 tháng - chứng đau đã hết .
Dùng bài thuốc trên hơn 1 tháng nữa , các vết loét đều khỏi .
Trong bài dùng Ô tặc cốt thu liễm , chỉ huyết , chế toan (ức chế chất chua), giảm đau . Triết bối mẫu thanh nhiệt , tán kết , trị nhọt lở sưng đau . Địa cốt bì trị ói ra máu , bịnh ở phần trên hoành cách mô , thanh hư nhiệt , trị mụn nhọt . Nhau thai nhi đại bổ khí huyết . Cam thảo bổ trung ích khí , giảm đau.
BỆNH ÁN DẠ DÀY TÁ TRÀNG VIÊM LOÉT
“ Phòng X , nam , 44 tuổi , đến khám ngày 6/10/1970 , bị đau boa tử đã hơn 10 năm . Lúc bụng đói thì đau , ăn vào thì dễ chịu , thích ấm , thích xoa bóp , xót xa , ợ chua , đại tiện lúc đầu khó , về sau phân nát , hay thở dài , dạ dày trướng nước , lưỡi hồng nhạt , rêu lưỡi trắng nhạt , mạch Trầm , Tế . X . Quang chẩn đoán là Dạ dày Tá Tràng loét .
Dùng bài Kiến Trung Điều Vị Thang Gia Giảm :
Đảng sâm 16g . Giáng hương 16g . Công đinh hương 8g . Bạch truật 16g . Cam thảo 10g . Khương bán hạ 10g . Thêm Trần bì 10g . Phật thủ 10g . Phục linh 20g . Sinh khương 10g .
Uống 3 thang dạ dày hết đau.
Dùng nguyên bài trên trị liệu trên 1 tháng , chụp hình lại , bệnh khỏi .
Sâm . Truật ích khí bổ trung . Bán Hạ giáng khí , hòa trung , Cam thảo để hoãn trung , giảm đau . Đinh Hương tán hàn . Giáng nghịch . Giáng Hương cầm máu . hết đau . Tiêu thủng . Sinh cơ .
ĐÂY LÀ BÀI THAM KHẢO VÀ NGHIÊN CỨU 
Viện Trung Y Thượng Hải
Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’
Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’
Theo sách ‘Tân Tân Hữu Vị Đàm’

Tham Khảo : Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm và điều trị cơ bản . Trong chữa trị cần vận dụng linh hoạt . Cần nắm bắt  chính xác các bệnh của thời xưa ăn uống kham khổ mà sinh ra bệnh với các bệnh ngày nay ăn uống thừa mứa mà sinh bệnh ...

Nhà Thuốc Đông Y Minh Phú
20/09/2016

平人絕穀篇第三十二

黃帝曰:願聞人之不食七日而死,何也?伯高曰:臣請言其故。胃大一尺五寸,徑五寸,長二尺六寸,橫屈受水穀三斗五升,其中之穀,常留二斗,水一斗五升而滿。上焦泄氣,出其精微,慓悍滑疾。下焦下溉諸腸。小腸大二寸半,徑八分分之少半,長三丈二尺,受穀二斗四升,水六升三合合之大半。廻腸大四寸,徑一寸寸之少半,長二丈一尺,受穀一斗,水七升半。廣腸大八寸,徑二寸寸之大半,長二尺八寸,受穀九升三合八分合之一。腸胃之長凡五丈八尺四寸,受水穀九斗二升一合合之大半。此腸胃所受水穀之數也。平人則不然。胃滿則腸虛,腸滿則胃虛,更虛更滿,故氣得上下,五臟安定,血脈和則精神乃居,故神者水穀之精氣也。故腸胃之中,常留穀二斗,水一斗五升。故平人日再後,後二升半,一日中五升。七日,五七三斗五升,而留水穀盡矣。故平人不食飲七日而死者,水穀精氣津液皆盡故也。


BỆNH LÝ CỦA TỲ VÀ VỊ
PHỤ LỤC

QUAN ĐIỂM KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y 

TRONG BỆNH DẠ DÀY
- TÁ TRÀNG LOÉT
- Loét dạ dày tá tràng là danh từ mới xuất hiện . 
Không thấy có trong các sách kinh điển . Tuy cách diễn tả có hơi khác , nhưng nội dung có một số điểm tương ứng . 
Vì vậy trong phần này , chúng tôi tạm đưa ra sự so sánh giữa 2 nền 
Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ HIỆN ĐẠI 
Để tiện việc nghiên cứu và tham khảo
( Có thể tham khảo thêm tạp chí Đông Y số 159/ 1979 trang 10 )
1 - Thể Khí Trệ so với YHHĐ có thể là giai đoạn đầu của loét có kèm theo viêm niêm mạc dạ dày . Tăng cường tính của thành dạ dày , gây tăng áp lực trong dạ dày , sinh ra ợ hơi , đau , đầy trướng vùng Thượng Vị , chóng mặt .
2 - Thể Hỏa Uất so với YHHĐ có thể là giai đoạn tăng tiết dịch theo sinh lý bịnh : Lo lắng . Tức giận ... Làm sung huyết niêm mạc dạ dày . Làm cho chất chua tăng . Các chất dịch vị tăng kèm theo Acid Chlohydric tăng . Kích thích lên dây thần kinh gây đau.
3 - Thể Huyết Ứ so với YHHĐ có thể là giai đoạn đau nhất :
Phù nề trong ổ loét , dạ dày tăng co bóp , lôi kéo dây thần kinh gây đau . Hoặc do các chất hóa học của dịch vị và chất độc của tế bào bị loét , hủy hoại kích thích lên dây thần kinh gây đau .
Cũng có thể tương ứng với thể Dạ dày tá tràng bị loét có biến chứng chảy máu , gây ra ói ra máu , ỉa ra máu ...
4 - Thể Tỳ Vị Hư Hàn , so với YHHĐ có thể là loại dạ dày đau nơi người bị suy nhược , niêm mạc dạ dày bị teo , làm cho độ chua trong dịch vị giảm lượng Acid Chlohyric không đủ để diệt vi khuẩn kèm theo giảm men tiêu hóa (pepsin) , độ co bóp của thành dạ dày giảm làm cho thức ăn khó tiêu hóa , dễ lên men và gây chướng hơi.
Việc phân chia và so sánh này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chọn dùng thuốc trong điều trị để thích hợp.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nội kinh Tố Vấn - Linh Khu
Điều trị  nội khoa đông y Gs Bác sỹ Trần văn Kỳ 
Cẩm Nang Mạch học Thực Hành - Ly Ts Nguyễn Hữu Khai
Khôn Hoá Thái Chân - Lê Hữu Trác
Y Học Cổ Truyền 
1. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Bệnh học Nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 99-104.
2. Bệnh viện Bạch Mai (2017), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh Nội khoa” Cẩm nang nghiệp vụ của bác sĩ lâm sàng. Nhà xuất bản Y học năm 2017.
3. Bộ Y tế (2013) - Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu.
4. Bộ Y tế (2017) – Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Cấy chỉ và Laser châm chuyên ngành Châm cứu.
5. ACG Clinical Guideline (2017). Treatment of Helicobacter pylori Infection. Am J Gastroenterol; 112:212–238.


Không có nhận xét nào:

ĐÔNG Y MINH PHÚ - Trang nghiên cứu - Trao đổi - Học tập Kinh nghiệm về Y học Cổ truyền - Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo - Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh

Cảm ơn các bạn đã xem

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Google search

Introducing Minh Phu Traditional Medicine clinic - 108 - 19/5 Street - Duyen Hai town - Tra Vinh province - Viet Nam - Mobile phone 84969985148 - Email . luongyhanhatkhanh@gmail.com

Google map - ĐT : 0969985148