chu

Đông y minh phú - niềm tin của mọi nhà

MEN GAN 01

DÙNG ĐỂ KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN 
Tổng hợp những xét nghiệm dùng để đánh giá, kiểm tra chức năng gan cần thiết phải thực hiện. 
 










CHỈ SỐ GGT LÀ GÌ  !
- Chỉ số GGT (hay còn gọi là Gamma GT) là chỉ số men trong tế bào thành của ống mật. Chỉ số GGT mức bình thường vào khoảng dưới 60 UI/L (nam 11- 50 UI/L, nữ 07- 32 UI/L). 
- Chỉ số GGT, AST, ALT bao nhiêu là cao? 
1 . Viêm gan 
Viêm gan cấp do virus (A, B, C, E, D…) hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến. 
CHỈ SỐ AST (SGOT)
 ALT (SGPT), GGT tăng cao từ 1 - 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 - 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng. Nhiều trường hợp viêm gan cấp tính hoặc viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến có khi lên tới 5.000UI/L. Viêm gan cấp tính, viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan thường có lượng men tăng đột biến 
2 . Bia rượu 
Lượng men gan trong máu do gan bị tổn thương bởi rượu, chỉ số AST thường tăng cao từ 2 - 10 lần trong khi đó chỉ số ALT tăng ít. 
 

- Thuốc hỗ trợ cải thiện 
Thuốc hỗ trợ cải thiện một bệnh nào đó cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc hỗ trợ cải thiện lao. Trong trường hợp này men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT có thể tăng cao đến 3.000UI/L. 

3 .  Suy gan cấp hay sốc gan 
Một trong các chỉ số AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT của người bệnh có thể tăng đến 5.000 UI/L. 
4 . Trong vàng da tắc mật 
Các chỉ số AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT tăng cao nhưng thường dưới 500 UI/L. 
5 . Xét nghiệm men gan 
 GGT tăng cao thì đó có thể là tình trạng viêm gan, u bướu ở gan, ống dẫn mật, xơ gan… Chỉ số GGT cũng tăng trong trường hợp suy tim hoặc dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc giảm đau chống viêm… 
- Ngoài ra GGT cũng còn là men gan chỉ điểm cho việc tổn thương gan có liên quan đến việc lạm dụng rượu bia vượt mức cho phép. 
ALT  [GPT  ] và AST [GOT]
ALT  [SGPT] là từ viết tắt của Alanin Amino Transferase, một loại enzyme được tìm thấy chủ yếu trong thận, cơ bắp và tim của người. Chúng có vai trò trong quá trình chuyển hóa, biến đổi thức ăn thành năng lượng. Trong cơ thể người chỉ số ALT trong máu thường thấp trong khoảng  20 - 40 UI/L cho đến khi gan có dấu hiệu xấu đi thì chỉ số men gan Alt tăng lên nhanh chóng. Việc xét nghiệm đo nồng độ ALT cho thấy những thông tin về gan hoặc những vấn đề khác rất quan trọng. 

AST [SGOT]là từ viết tắt của Aspartate Transaminase, một loại enzyme giúp chuyển hóa Alanine, một axit amin hiện diện trong cơ tim, cơ bắp và gan, ngoài ra còn nằm ở thận, phổi, bạch cầu và hồng cầu. Ở người khỏe mạnh, nồng độ AST trong máu thường thấp. Nhưng khi gan bị tổn thương thì AST được giải phóng vào máu nhiều hơn, làm cho chỉ số men gan trong máu tăng cao và gây tổn thương cho gan. 
ALT và AST 
là 2 xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện tổn thương gan. Nó thường được chỉ định kết hợp với các xét nghiệm khác để kiểm tra chức năng gan hoặc giúp chẩn đoán bệnh gan. AST và ALT được coi là hai trong số các xét nghiệm quan trọng nhất để phát hiện tổn thương gan, mặc dù ALT tăng cao hơn AST. 

Đôi khi CHỈ SỐ AST được so sánh trực tiếp ALT và được tính toán một tỷ lệ AST / ALT. Tỷ lệ này có thể được sử dụng để phân biệt giữa các nguyên nhân khác nhau gây ra tổn thương gan. Giá trị ALT và AST thường được so sánh với kết quả của các xét nghiệm khác như alkaline phosphatase (ALP), protein toàn phần, và bilirubin để giúp xác định hình thức của bệnh gan hiện tại. 

 ALT và AST thường được sử dụng để theo dõi điều trị của người có bệnh gan, để xem diễn tiến bệnh với điều trị , 

ALT và AST có thể được chỉ định một mình hoặc cùng với các xét nghiệm khác cho các mục đích chẩn đoán. 


ALP 
 Alkaline phosphatase ( ALP) là một enzyme hydrolase có chức năng loại bỏ các nhóm phosphat của nhiều hợp chất như nucleotide, protein, và alkaloid. Quá trình loại bỏ nhóm phosphat được gọi là khử phospho. Vai trò quan trọng chính của việc 

ĐỊNH LƯỢNG ALP 
Trong lâm sàng là để kiểm tra khả năng bị bệnh xương hoặc gan. Khoảng 95% lượng ALP toàn phần huyết thanh là có nguồn gốc từ xương và gan với tỷ lệ bằng nhau ở người trưởng thành. ALP thường được sử dụng để theo dõi chuyển hoá xương ở bệnh nhân suy thận, bởi vì nó là một trong ít các chỉ dấu xương không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi chức năng thận. Isoenzyme ALP của xương sẽ đặc hiệu hơn cho bệnh về xương . Ở nước ngoài, đã có nhiều nghiên cứu về sự thay đổi của ALP của xương, trong đó sử dụng các phương pháp miễn dịch hoặc phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao để định lượng ALP của xương. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do điều kiện về máy móc và hoá chất, chưa thể định lượng ALP của xương được. 
Giá trị tham chiếu của xét nghiệm ALP huyết thanh khác nhau ở người lớn và trẻ em: 
- Nam: 80 - 300U/L 
- Nữ   : 64 - 300U/L 
- Trẻ em dưới 15        tuổi  : < 640U/l 
- Trẻ em          15 - 17 tuổi  : < 480U/l 

GGT 
GGT có tên khoa học Gamma Glutamyltransferase đây là một loại men gan kết hợp cùng với hai loại nữa viết tắt là SGOT và SGPT đóng vai trò trong mọi chức năng của gan. Khi ba loại men gan này tăng cao, trong đó có GGT thì đồng nghĩa với việc gan đã bị tổn thương, thông thường nhất là viêm gan, u bướu ở gan, xơ gan,… 
- Xét nghiệm GGT cao có nguy hiểm không ? cần thực hiện một số xét nghiệm liên quan để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác và có phương pháp điều trị hợp lý nhất. Các nguyên nhân gây tăng nồng độ GGT huyết thanh gồm có: 

- Bệnh lý gan mật: Mọi tổn thương tế bào gan, đặc biệt là trong hội chứng ứ mật ( Cholestasis). Do hiện tượng cảm ứng tổng hợp enzym, GGT tăng rõ trong ứ mật, rất nhạy và sớm. - Cảm ứng tổng hợp enzym (Hepatic enzym induction): Do rượu (Alcohol), nhiều loại thuốc (chống trầm cảm, chống động kinh (phenytoin sodium), thuốc ngủ(barbiturates), chống tăng huyết áp, chống tiểu đường, chống thống phong, chống đau thắt, ngừa thai uống,...) và do sự ứ mật như đã nêu trên. 
GGT còn được dùng trong phát hiện 
và theo dõi nghiện rượu mạn, cai rượu. 
- Nguyên nhân khác, thứ phát do ảnh hưởng trên gan: nhồi máu cơ tim, suy tim, sung huyết, tiểu đường, viêm tụy cấp... Xét nghiệm GGT còn có vai trò quan trọng trong việc xác định nguyên nhân gây tăng ALP. Cả ALP và GGT đều tăng trong bệnh ống mật và các bệnh về gan, nhưng chỉ có ALP tăng trong các bệnh về xương. Do đó, tăng ALP ở những người có mức GGT bình thường thì việc tăng ALP có nguyên nhân phần lớn là do bệnh về xương. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi ở Việt Nam chưa có phương tiện máy móc để định lượng isoenzym ALP của xương. 

Total Protein 

 XÉT NGHIỆM PROTEIN 
 Là một trong những thành phần của một chu trình chuyển hóa toàn diện,là một thành phần thường được chỉ định trong bộ các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Protein toàn phần cũng có thể được chỉ định để cung cấp thông tin tổng quát về tình trạng dinh dưỡng của bạn, chẳng hạn như khi bạn đã trải qua mất một trọng lượng gần đây. Nó có thể được chỉ định cùng với một số xét nghiệm khác để cung cấp thông tin nếu bạn có các triệu chứng cho thấy bạn có bệnh gan hoặc bệnh thận hoặc để điều tra nguyên nhân gây bất thường sự phân bố chất lỏng trong mô (phù). 

Kết quả của xét nghiệm protein toàn phần sẽ cung cấp thông tin cho bác sĩ của bạn về tình trạng sức khỏe chung của bạn, liên quan đến dinh dưỡng của bạn hoặc các bệnh liên quan đến các cơ quan lớn, chẳng hạn như thận và gan. Tuy nhiên, nếu kết quả bất thường, các thử nghiệm khác thường được yêu cầu làm thêm để giúp chẩn đoán căn bệnh gây ảnh hưởng đến mức độ protein trong máu. Protein toàn phần thấp có thể nghi ngờ một rối loạn gan, rối loạn thận, hoặc rối loạn của sự tiêu hóa,hấp thu Protein,trong đó protein không được tiêu hóa hoặc hấp thụ đúng cách. Mức độ thấp có thể được nhìn thấy trong suy dinh dưỡng trầm trọng và các nguyên nhân gây kém hấp thu, chẳng hạn như bệnh Celiac, bệnh viêm ruột . Protein toàn phần cao có thể được nhìn thấy ở tình trạng viêm mãn tính hoặc nhiễm trùng như viêm gan siêu vi hoặc HIV. Protein cao có thể được gây ra bởi chứng rối loạn tủy xương như đa u tủy. Một số phòng thí nghiệm cũng báo cáo tỷ lệ tính toán của các Albumin/ Globulin, gọi là tỷ lệ A / G . 
- Thông thường, Albumin có nhiều hơn một chút hơn so với Globulin, tỷ lệ A /G bình thường khoảng 1 – 1,5 . Tùy trạng thái bệnh mà nó gây ảnh hưởng đến những thay đổi tương đối lượng Albumin và Globulin theo những cách khác nhau, điều này có thể cung cấp một đầu mối với bác sĩ của bạn về nguyên nhân của sự thay đổi nồng độ protein. Tỷ lệ A/ G thấp có thể phản ánh sự sản xuất quá mức Globulin, chẳng hạn như đa u tủy, bệnh tự miễn dịch, hoặc làm giảm sản xuất Albumin, chẳng hạn như xơ gan, hoặc làm mất các albumin trong lưu thông, như bệnh thận (hội chứng thận hư ). Tỷ lệ A/ G cao cho thấy không sản xuất đủ nhu cầu của globulin miễn dịch có thể được nhìn thấy trong một số thiếu sót di truyền và trong một số bệnh bạch cầu. Kiểm tra cụ thể hơn, chẳng hạn như Albumin,

KIỂM TRA
MEN GAN CAO 
và điện di protein huyết thanh phải được thực hiện để có một chẩn đoán chính xác. Albumin Albumin ( viết tắt là ALB) đây là một thành phần protein quan trọng nhất của huyết thanh, chiếm tới 58-74% lượng protein toàn phần. Albumin góp một vai trò quan trọng trong việc duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương, đồng thời liên kết và vận chuyển các chất có phân tử lượng nhỏ như bilirubin, acid béo, hormon steroid, và các hoạt chất thuốc trong máu khi người bệnh đang điều trị. Albumin được sản xuất trong gan và cực kỳ nhạy cảm với những tổn thương ở gan. Nồng độ Albumin sẽ bị giảm khi gan bị hư hỏng ở những người có bệnh thận gây ra hội chứng thận hư hoặc một người bị suy dinh dưỡng hay xuất hiện viêm nhiễm, hoặc bị sốc. 

NỒNG ĐỘ
ALBUMIN 
có thể tăng cao khi bị mất nước. Đây là một sự gia tăng tương đối và xảy ra khi khối lượng huyết tương giảm. Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh. Bệnh phẩm được chứa trong ống nghiệm khô. Không nhất thiết cần yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm. 
- Giá trị bình thường 
• 0 - 4 tháng   tuổi : 2,0 -  4,5 g/dL.
• 4 tháng - 16 tuổi : 3,2 -  5,2 g/dL. 
• Người lớn (> 16 tuổi): 3,5 - 4,8 g/dL hay (35 - 48 g/L). 
- Tăng nồng độ albumin máu Các nguyên nhân chính thường gặp là: • Tình trạng mất nước. 
• Viêm tụy cấp 
• Giảm nồng độ albumin máu Nguyên nhân chính thường gặp là: 
- Do gan giảm tổng hợp albumin: 
• Bệnh gan cấp và mạn (Vd: nghiện rượu, xơ gan, viêm gan). 
• Giảm hấp thu và suy dinh dưỡng. 
• Đói ăn, suy dinh dưỡng thể thiếu calo-protein. 
• Bệnh amyloidosis. 
• Các bệnh lý mạn tính. 
• Bệnh đái tháo đường 
• Giảm nồng độ hormon tăng trưởng. 
• Suy chức năng tuyến giáp. 
• Suy thượng thận. 
• Tình trạng không có albumin trong máu do di truyền. 
• Phản ứng pha cấp, tình trạng viêm và các bệnh lý mạn tính: 
• Các nhiễm trùng vi khuẩn (Vd: viêm túi mật cấp). 
• Bệnh lý gammaglobulin đơn dòng clon và các bệnh lý u tân sinh khác. 
• Các nhiễm ký sinh trùng. 
• Bệnh lý ổ loét dạ dày-tá tràng 
• Tình trạng bất động dài ngày. 
• Bệnh thấp. 
• Bệnh da nặng. 
• Bệnh lý ung thư (Vd: bệnh Hodgkin, bệnh lơxêmi). 
- Tăng mất albumin qua bề mặt cơ thể: 
• Bỏng. 
• Bệnh ruột liên quan với tình trạng tăng mẫn cảm với các chất được ăn vào (Vd: tăng mẫn cảm với gluten, bệnh Crohn, viêm đại tràng loét). 
• Dò (đường tiêu hóa hoặc bạch mạch). 
• Chảy máu. 
• Bệnh thận gây mất protein qua cầu thận. 
• Mất protein qua đường tiêu hóa. 
• Bồi phụ tình trạng mất nước quá nhanh hoặc tăng gánh dịch. 
• Chọc hút dịch màng phổi hoặc dịch cổ chướng nhiều lần. 
• Chấn thương và vết thương dập nát. 
- Tăng dị hóa protein: 
• Sốt cao. 
• Bệnh Cushing. 
• Tiền sản giật. 
• Rối loạn chức năng tuyến giáp. 
- Tăng gánh thể tích huyết tương: 
• Suy tim ứ huyết. 
• Dùng thuốc viên ngừa thai. 
• Có thai. Globulin Gammaglobulin cấu thành nên một nhóm các protein có nguồn gốc từ máu (do tể bào lumpho tổng hợp) ngược lại các protein huyết tương khác thường do gan tổng hợp. - Các gamaglobulin có cất cả các đặt tính cơ bản về khả năng phản ứng đối với khác nguyên đặc hiệu do đó chúng có các đặc tính miễn dịch. Vì vậy các gamaglobulin có tên gọi là globulin miễn dịch (immunoglobulin hay Ig) Giá trị bình thường: 
• Người lớn: 639 - 1349 mg/dl hay 6.39 - 13.49 g/l 
• Trẻ sơ sinh: 640 - 1250 mg/dl hay 6.40 - 12.50 g/l 
- Ý nghĩa xét nghiệm 
• Đã u tủy xương dòng IgG 
• Bệnh lý nhiễm trùng 
• Bệnh gan 
• U lympho
Bệnh xơ kết rải rác (multiple, sclerosis) 
• Giang mai thần kinh 
• Bệnh do ký sinh trùng 
• Thấp tim bệnh sarcoidose 
• Hội chứng sjoygren 
• Suy dinh dưỡng nặng 
• Bệnh lupus ban đỏ hệ thống 
• Không có gamaglobulin máu 
• Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) 
• Các nhiễm trùng do vi khuẩn 
• Thiếu hụt miễn dịch thể dịch 
• Bệnh đa u tủy xương loại IgA 
• Bệnh Lơxemi • Bất sản tủy dạng lympho (Lymphoid aplasia) 
• Tiền sản giật

1. Men gan là gì?
Gan là bộ phận hết sức quan trọng đối với cơ thể chúng ta, đây là
một nội tạng lớn nhất trong cơ thể có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn
đến sức khỏe của chúng ta. Ngoài làm nhiệm vụ chuyển hóa thức
ăn, gan còn có nhiệm vụ thanh lọc và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Trong gan có một số hệ thống enzym rất hoàn chỉnh giúp thực hiện các hoạt động tổng hợp và chuyển hóa các chất protid, lipd, gluxit. Một số enzym là AST, ALT, GGT,… Các enzym này được gọi chung là men gan. Men gan có 4 loại là:

 Alanine transaminase (ALT)
·   Aspartate transamine (AST)
·   Phosphatasee kiềm (ALP)
·   Gamma  –  glutamyl transpeptidase (GGT)

2. Men gan cao là gì?

Men gan cao (nhiều người thường gọi là tăng men gan) là một dấu hiệu của tình trạng gan đang bị viêm hoặc tế bào gan đang bị tổn thương. Lúc này, men gan bị rò rỉ vào máu và có thể chẩn đoán qua xét nghiệm máu.

Trong đó 2 loại men ALT và AST có trong tế bào gan. Chỉ khi gan bị viêm hay tổn thương, chúng mới bị rò rỉ vào máu khiến chỉ số men gan tăng cao. Hai loại men còn lại thì ALP có trong các màng tế bào gan và GGT có trong thành tế bào của ống mật. 

3 . Nguyên nhân tăng men gan
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc men gan tăng cao nhưng trong đó viêm gan là nguyên nhân chính. Nồng độ của men gan tăng thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Tuy nhiên, đó mới là những gợi ý thông thường nhất bởi trong thực tế có những trường hợp viêm gan rất nặng nhưng nồng độ men gan trong máu tăng rất ít. Trong một số trường hợp khác, việc gia tăng nồng độ men gan lại không liên quan gì đến gan.

Một số nguyên nhân hay gặp làm tăng nồng độ men gan bao gồm những nguyên nhân tại gan và nguyên nhân ngoài gan như:

Viêm gan cấp: do bất kể nguyên nhân gì đều làm men gan tăng đặc biệt là tăng rất cao, gấp 7-8 lần trở lên. Trong viêm gan cấp tính do siêu vi, có khi men gan tăng gấp từ 10 – 20 lần.

Viêm gan mạn tính ở giai đoạn hoạt động, viêm gan dẫn đến xơ gan do rượu, chất độc, ung thư gan cũng làm men gan tăng mạnh.

Uống quá nhiều rượu bia hay các loại nước có cồn cũng làm tăng men gan. Trong những trường hợp này thì chỉ số AST thường tăng 2 – 10 lần, còn ALT chỉ tăng ở mức bình thường hoặc tăng nhẹ.
Tắc đường mật do giun, sỏi; viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp…Các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu… trong giai đoạn toàn phát cũng làm tăng men gan. Các nguyên nhân này thường làm cho đường dẫn mật phù nề hoặc tắc nghẽn dịch mật khó lưu thông tác động đến tế bào gan và vì vậy làm cho men gan gia tăng.

Do dùng một số loại thuốc không tốt cho gan, thậm chí gây độc cho gan như một số thuốc chống vi khuẩn lao (INH, rifamixin…), thuốc thuộc nhóm fluoquinolon (ciprofloxacin), acetaminophen (paracetamol, tydol, efferalgan…). Khi ngộ độc do thuốc cũng có thể làm men gan gia tăng.

Ngoài ra còn rất nhiều bệnh mạn tính khác hay do chế độ ăn uống không điều độ, tập thể lực quá mạnh cũng làm thay đổi men gan so với bình thường


 ĐÔNG Y MINH PHÚ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://medlatec.vn/tin-tuc/cac-xet-nghiem-chuc-nang-gan

Không có nhận xét nào:

ĐÔNG Y MINH PHÚ - Trang nghiên cứu - Trao đổi - Học tập Kinh nghiệm về Y học Cổ truyền - Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo - Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh

Cảm ơn các bạn đã xem

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Google search

Introducing Minh Phu Traditional Medicine clinic - 108 - 19/5 Street - Duyen Hai town - Tra Vinh province - Viet Nam - Mobile phone 84969985148 - Email . luongyhanhatkhanh@gmail.com

Google map - ĐT : 0969985148