chu

Đông y minh phú - niềm tin của mọi nhà

TỲ VỊ CĂN BẢN

NỘI THƯƠNG DO ẨM THỰC MÀ SINH
Khái quát

- Thông thường thì người ta có cả hàng trăm thứ bệnh 
( bách bệnh ) . Còn gọi là Tạp bệnh . 
Nhưng không phải bệnh nào chúng ta cũng có thể chữa 
Vì sao ?
Vì ngoài hai nhóm bệnh là Ngoại Cảm  -  Nội Thương 
Thì còn một số bệnh bất đắc dĩ do hoàn cảnh sinh ra . Như Tai nạn . Chiến tranh . Bệnh dịch ... 
VÀ NHÓM BỆNH SAU CÙNG
Mà người xưa qui vào nhóm Bệnh  Nghiệp Căn 
[ bệnh không rõ nguyên nhân . Có nguồn gốc từ tâm linh ]  
Đông y Minh Phú chỉ chọn một nhóm bệnh theo Triết lý nghiên cứu và Chẩn trị của mình 
HOẢ SINH THỔ

LẤY TỲ VỊ LÀM CĂN BẢN
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU TRỊ 
Tỳ vị       thuộc về      Hậu Thiên
Tỳ vị       chủ về         Nuôi Dưỡng 

- Vì thế trong quá trình Vận hóa - Dinh dưỡng - Phát triển . Có thể xảy ra những  Biến Đổi Bất Túc  dẫn đến Nội thương .
  Ăn uống kém . Cơ thể suy nhược . Mệt mỏi . Hụt hơi ... 
  Bổ tỳ khí
Thủy ẩm đình tụ sinh ra Đàm thấp . Chậm tiêu . Bụng đầy trướng . Ngực tức . Ngứa cổ mắc ho , mắc rặn . Buồn nôn ... 
  Bổ khí  +  Hóa đàm  là biện pháp can thiệp tạm thời 

-  Điều hòa Âm - Dương 
-  Cân bằng Trạng thái 
- Thanh nhiệt - An thần  - Chỉ thống 
   Là xuyên suốt - Thường qui 

TỲ  +  VỊ    LÀ BIỂU  LÝ CỦA NHAU

+ Tỳ   Thuộc    Tạng   -  Thuộc Âm       -  Thuộc lý                      
-  Hành Thổ   -  Âm thổ
+ Vị   Thuộc     Phủ    - Thuộc Dương   -  Thuộc biểu ( quan hệ)  
-  Hành Thổ   -  Dương Thổ .

腸胃篇第三十一

黃帝問於伯高曰:予願聞六腑傳穀者,腸胃之小大長短,受穀之多少,奈何?伯高曰:請盡言之!穀所從出入淺深遠近長短之度,唇至齒長九分;口廣二寸半;齒以後至會厭,深三寸半,大容五合;舌重十兩,長七寸,廣二寸半;咽門重十兩,廣二寸半,至胃長一尺六寸;胃紆曲屈伸之,長二尺六寸,大一尺五寸,徑五寸,大容三斗五升;小腸後附脊,左環廻周疊積,其注於廻腸者,外附於臍,上廻運環十六曲,大二寸半,徑八分分之少半,長三丈三尺;廻腸當臍左環,廻周葉積而下,廻運環反十六曲,大四寸,徑一寸寸之少半,長二丈一尺;廣腸傳脊以受廻腸,左環葉脊上下辟,大八寸,徑二寸寸之大半,長二尺八寸。腸胃所入至所出,長六丈四寸四分,廻曲環反三十二曲也。

Tố vấn viết 
Tỳ Vị được ví như một ông quan trông coi quản lý lương thực . Tất cả vị khí tinh ba của ngũ tạng đều từ đó mà có . Thiên Linh Lan bí điển luận viết “ Tỳ Vị giã , thương lẫm chi quan , ngũ vị xuất yên ”

Sinh lý Tạng Tỳ và phủ vị
Cơ sở Hậu thiên - Bát quái
Theo Y học cổ truyền phương Đông 
Tạng Tỳ ứng với quẻ Khôn . Quẻ Khôn có tượng là  Đất 


Vạn vật đều được đất nuôi dưỡng , do đó Tỳ cũng có chức năng nuôi dưỡng các tạng phủ , khí quan khác trong nhân thể .

Y học cổ truyền Đông phương cho rằng Phủ Vị ứng với quẻ Cấn và được giải thích như sau : Quẻ Cấn là núi 
艮 為 山 CẤN VI SƠN

Ta biết rằng đất thì bằng phng . Núi thì cao sừng sững . Nhưng núi là do đất biến động mà thành . 
Có nghĩa là tạng Tỳ và phủ Vị có mối liên quan với nhau .
Quẻ Cấn là nơi vạn vật hoàn thành . Kết thúc mọi việc , như đóng lại bằng bức tường cao như núi , bảo vệ cho đất . Ý nói phủ Vị là nơi kết thúc và hoàn thành mọi vật . Do đó nếu Tỳ nuôi dưỡng vạn vật thì Vị là hoàn thành mọi vật . Tỳ Vị có cùng một chức năng . Nuôi dưỡng là làm cho nó sống được và tồn tại ... Hoàn thành là cung cấp cái mà cơ thể cần để lớn lên và phát triển ...
Cũng theo cách giải thích trên thì núi là bức tường cao bảo vệ cho đất . Do đó , phủ Vị đóng vai trò che chở cho tạng Tỳ . Suy rộng ra là ngoại tà xâm nhập gây bệnh cho Tỳ trước hết phải qua phủ Vị. 

Bệnh từ miệng mà vào ... ]

Tố vấn viết
“ Tỳ chủ vi Vị , hành kỳ tân dịch ” và được Trình Hạnh Hiên giải thích là đồ ăn uống vào Vị nhờ Tỳ khí hấp thụ giúp sức cho Vị làm việc . Tinh hoa ở lại . Cặn bã ra ngoài .
Chức năng tạng Tỳ
- Thiên Âm dương ứng tượng đại luận viết :
“ Kỳ tại Thiên vi  Thấp . Tại Địa vi  Thổ . Tại Thể vi Nhục . Tại Tạng vi Tỳ . Tại Sắc vi Hoàng . Tại Thanh vi Ca . Tại Biến động vi Uế . Tại Khiếu vi  Khẩu . Tại Vị vi  Cam . Tại Chí vi  ” 

Trung ương  sinh Thấp ! ' Giữa Trời sinh ra ẩm ướt ' 
Thấp sinh Thổ . Thổ sinh Cam . Cam sinh Tỳ . Tỳ sinh Nhục . Nhục sinh Phế . Tỳ chủ về  Miệng 
Theo lẽ đó  
Trong không gian là Thấp khí   [ Trong không gian là hơi ẩm ]  
Tại đất là Hành Thổ            [ Ẩm thấp khí hoá với ánh sáng và                                                          nhiệt độ kết  lại thành đất ]
Tại vị Là Cam         [ ngọt ]
Tại sắc là hoàng      [ màu vàng ] 
Tại tạng là Tỳ          [ Tụy tạng và lách ]
Tại cơ thể là Nhục   [ bắp thịt 
Tại âm là Âm Cung . Phát ra là Tiếng hát 
Nếu có biến động Là uế ( nôn ói )  
Tại khiếu Là Miệng ( khai khiếu ra miệng )  
Tại chí Là Tư ( nghĩ ngợi) . 
Tư quá thì Thương Tỳ ( lo nghĩ hại Tỳ ) . 
Nộ sẽ thắng Tư . 
Thấp quá thì Thương Nhục ( ẩm ướt gây thối rữa ) . 
Phong sẽ thắng Thấp ( gió thổi sẽ làm khô đất ) . 
Cam quá thì Thương Nhục ( ngọt quá hại thịt ) . 
Toan sẽ thắng Cam ( chua sẽ thắng ngọt ) .

阴阳应象大论篇第五

黄帝曰:阴阳者,天地之道也,万物之纲纪,变化之父母,生杀之本始,神明之府也。治病必求于本。故积阳为天,积阴为地。阴静阳躁,阳生阴长,阳杀阴藏。阳化气,阴成形。寒极生热,热极生寒。寒气生浊,热气生清。清气在下,则生飧泄;浊气在上,则生(月真)胀。此阴阳反作,病之逆从也。

故清阳为天,浊阴为地;地气上为云,天气下为雨;雨出地气,云出天气。故清阳出上窍,浊阴出下窍;清阳发腠理,浊阴走五藏;清阳实四支,浊阴归六府。

水为阴,火为阳,阳为气,阴为味。味归形,形归气,气归精,精归化,精食气,形食味,化生精,气生形。味伤形,气伤精,精化为气,气伤于味。

阴味出下窍,阳气出上窍。味厚者为阴,薄为阴之阳。气厚者为阳,薄为阳之阴。味厚则泄,薄则通。气薄则发泄,厚则发热。壮火之气衰,少火之气壮。壮火食气,气食少火。壮火散气,少火生气。

气味辛甘发散为阳,酸苦涌泄为阴。阴胜则阳病,阳胜则阴病。阳胜则热,阴胜则寒。重寒则热,重热则寒。寒伤形,热伤气。气伤痛,形伤肿。故先痛而后肿者,气伤形也;先肿而后痛者,形伤气也。

风胜则动,热胜则肿,燥胜则干,寒胜则浮,湿胜则濡写。

天有四时五行,以生长收藏,以生寒暑燥湿风。人有五藏,化五气,以生喜怒悲忧恐。故喜怒伤气,寒暑伤形。暴怒伤阴,暴喜伤阳。厥气上行,满脉去形。喜怒不节,寒暑过度,生乃不固。故重阴必阳,重阳必阴。

故曰:冬伤于寒,春必温病;春伤于风,夏生飧泄;夏伤于暑,秋必痎疟;秋伤于湿,冬生咳嗽。

帝曰:余闻上古圣人,论理人形,列别藏府,端络经脉,会通六合,各从其经,气穴所发各有处名,谿谷属骨皆有所起,分部逆从,各有条理,四时阴阳,尽有经纪,外内之应,皆有表里,其信然乎?

岐伯对曰:东方生风,风生木,木生酸,酸生肝,肝生筋,筋生心,肝主目。其在天为玄,在人为道,在地为化。化生五味,道生智,玄生神,神在天为风,在地为木,在体为筋,在藏为肝,在色为苍,在音为角,在声为呼,在变动为握,在窍为目,在味为酸,在志为怒。怒伤肝,悲胜怒;风伤筋,燥胜风;酸伤筋,辛胜酸。

南方生热,热生火,火生苦,苦生心,心生血,血生脾,心主舌。其在天为热,在地为火,在体为脉,在藏为心,在色为赤,在音为徵,在声为笑,在变动为忧,在窍为舌,在味为苦,在志为喜。喜伤心,恐胜喜;热伤气,寒胜热,苦伤气,咸胜苦。

中央生湿,湿生土,土生甘,甘生脾,脾生肉,肉生肺,脾主口。其在天为湿,在地为土,在体为肉,在藏为脾,在色为黄,在音为宫,在声为歌,在变动为哕,在窍为口,在味为甘,在志为思。思伤脾,怒胜思;湿伤肉,风胜湿;甘伤肉,酸胜甘。

西方生燥,燥生金,金生辛,辛生肺,肺生皮毛,皮毛生肾,肺主鼻。其在天为燥,在地为金,在体为皮毛,在藏为肺,在色为白,在音为商,在声为哭,在变动为咳,在窍为鼻,在味为辛,在志为忧。忧伤肺,喜胜忧;热伤皮毛,寒胜热;辛伤皮毛,苦胜辛。

北方生寒,寒生水,水生咸,咸生肾,肾生骨髓,髓生肝,肾主耳。其在天为寒,在地为水,在体为骨,在藏为肾,在色为黑,在音为羽,在声为呻,在变动为栗,在窍为耳,在味为咸,在志为恐。恐伤肾,思胜恐;寒伤血,燥胜寒;咸伤血,甘胜咸。

故曰:天地者,万物之上下也;阴阳者,血气之男女也;左右者,阴阳之道路也;水火者,阴阳之徵兆也;阴阳者,万物之能始也。故曰:阴在内,阳之守也;阳在外,阴之使也。

帝曰:法阴阳奈何?岐伯曰:阳胜则身热,腠理闭,喘粗为之仰,汗不出而热,齿干以烦冤,腹满,死,能冬不能夏。阴胜则身寒,汗出,身常清,数栗而寒,寒则厥,厥则腹满,死,能夏不能冬。此阴阳更胜之变,病之形能也。

帝曰:调此二者奈何?岐伯曰:能知七损八益,则二者可调,不知用此,则早衰之节也。年四十,而阴气自半也,起居衰矣。年五十,体重,耳目不聪明矣。年六十,阴痿,气大衰,九窍不利,下虚上实,涕泣俱出矣。故曰:知之则强,不知则老,故同出而名异耳。智者察同,愚者察异,愚者不足,智者有余,有余则耳目聪明,身体轻强,老者复壮,壮者益治。是以圣人为无为之事,乐恬憺之能,从欲快志于虚无之守,故寿命无穷,与天地终,此圣人之治身也。

天不足西北,故西北方阴也,而人右耳目不如左明也。地不满东南,故东南方阳也,而人左手足不如右强也。帝曰:何以然?岐伯曰:东方阳也,阳者其精并于上,并于上,则上明而下虚,故使耳目聪明,而手足不便也。西方阴也,阴者其精并于下,并于下,则下盛而上虚,故其耳目不聪明,而手足便也。故俱感于邪,其在上则右甚,在下则左甚,此天地阴阳所不能全也,故邪居之。

故天有精,地有形,天有八纪,地有五里,故能为万物之父母。清阳上天,浊阴归地,是故天地之动静,神明为之纲纪,故能以生长收藏,终而复始。惟贤人上配天以养头,下象地以养足,中傍人事以养五藏。天气通于肺,地气通于嗌,风气通于肝,雷气通于心,谷气通于脾,雨气通于肾。六经为川,肠胃为海,九窍为水注之气。以天地为之阴阳,阳之汗,以天地之雨名之;阳之气,以天地之疾风名之。暴气象雷,逆气象阳。故治不法天之纪,不用地之理,则灾害至矣。

故邪风之至,疾如风雨,故善治者治皮毛,其次治肌肤,其次治筋脉,其次治六府,其次治五藏。治五藏者,半死半生也。故天之邪气,感则害人五藏;水谷之寒热,感则害于六府;地之湿气,感则害皮肉筋脉。

故善用针者,从阴引阳,从阳引阴,以右治左,以左治右,以我知彼,以表知里,以观过与不及之理,见微得过,用之不殆。善诊者,察色按脉,先别阴阳;审清浊,而知部分;视喘息,听音声,而知所苦;观权衡规矩,而知病所主。按尺寸,观浮沉滑涩,而知病所生;以治无过,以诊则不失矣。

故曰:病之始起也,可刺而已;其盛,可待衰而已。故因其轻而扬之,因其重而减之,因其衰而彰之。形不足者,温之以气;精不足者,补之以味。其高者,因而越之;其下者,引而竭之;中满者,写之于内;其有邪者,渍形以为汗;其在皮者,汗而发之;其慓悍者,按而收之;其实者,散而写之。审其阴阳,以别柔刚,阳病治阴,阴病治阳,定其血气,各守其乡,血实宜决之,气虚宜掣引之。

TỲ NĂNG  Ố  THẤP   ƯA   TÁO

Vì sao lại thế ? Trong không gian ( trung ương ) Thấp khí làm đông kết các loại vật chất do hai lực Âm - Dương sinh ra ( Bụi vũ trụ ) Ví dụ như các vụ nổ ... các vụ va chạm v.v... sinh ra tro bụi
( Thấp sinh thổ ) Nhưng nếu ẩm ướt quá thì lại bị tan rã . Tỳ ưa táo nhưng không phải là sự khô kiệt . Đất mà khô cằn sẽ trở thành đất chết . Theo suy nghĩ của tôi Thì THỦY - THỔ tương đồng . Vạn vật sẽ tương sinh . Vị là cái bể chứa và làm chín nhừ đồ ăn thức uống . Tính của Vị là phải chứa đựng , phải giáng xuống . Đẩy chất cặn bã ra ngoài . Vị thích nhuận . Thích mát . 



Thiên Hải luận Linh khu viết : “Vị thủy cốc chi hải , chủ hư thực chủ nạp , chủ giáng” . Thức ăn vào vị . Tinh khí quy vào can . Khí dư thừa quy về Can . Chất đục quy về Tâm . Chất tinh dư thừa quy về mạch . Mạch lưu hành theo kinh . Kinh lưu hành về Phế . Phế là nơi hội tụ của trăm mạch … Kinh mạch biệt luận . 

Tố vấn viết 
“ Thực khí nhập Vị . Tán tinh vu Can . Dâm khí vu cân . Trọc khí qui Tâm . Dâm tinh vu mạch . Mạch khí lưu kinh . Kinh khí quy vu Phế . Phế triều bách mạch …”. Thức uống vào Vị . Tinh khí quy về Tỳ . Tỳ tán tinh lên Phế . Ý nói mọi đồ ăn thức uống sau khi qua giai đoạn tiêu hóa của Vị sẽ được Tỳ vận hành về các tạng phủ và kinh mạch
Thiên Ngọc bản . 
Linh khu nhấn mạnh : “ Sự cung cấp tinh khí từ ăn uống lúc đầu phải qua giai đoạn chín nhừ của Vị ” .
Nói tóm lại . 
Qua các đoạn kinh văn nói trên cũng như dựa vào cơ sở  
Hậu thiên bát quái ta có 1 khái niệm về Tỳ Vị như sau : 
   Tỳ Vị  có chức năng nuôi dưỡng làm trưởng thành các tạng phủ và cơ thể . Do đó mà Tỳ được xem như là Hậu thiên ( Nguồn sống của vạn vật – Mẹ của muôn loài ) khi so sánh với Thận là Tiên thiên (Có chức năng sinh ra các tạng phủ và cơ thể) . Trong đó . Vị với hình dáng uốn khúc co duỗi . Dài 2 xích 6 thốn to 1 xích 5 thốn . Có công năng là thu nạp đồ ăn thức uống và tiêu hóa chúng dưới sự điều hành của tạng Tỳ để rồi phân bố tinh khí về cho các tạng mà ở đây sự vận hóa tinh khí của thủy cốc phải theo hướng > Vị chủ giáng  

- Tỳ chủ thăng  
Còn riêng chức năng Tỳ . Ngoài việc vận hóa thủy cốc . Tỳ còn tàng chức Doanh (tinh khí của ngũ cốc) và bao bọc phần huyết dịch nên người sau còn xem Tỳ có chức năng sinh huyết và thống nhiếp huyết (giữ huyết chạy trong mạch). 

- Mối quan hệ giữa Tỳ Vị  

Tỳ giúp Vị tiêu hóa thủy cốc và vận hóa tinh khí của thủy cốc đến các tạng . Do đó khi có những triệu chứng ăn vào đầy bụng khó tiêu hoặc thậm chí táo bón thì người xưa sẽ chữa ở Tỳ hoặc khi thương thực dẫn đến Tiêu chảy phân sống thì lại Kiện Vị . Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ với Can Mộc đó là mối quan hệ Tương khắc (Can Mộc khắc Tỳ Thổ). Vì 1 lý do nào đó mà Can Mộc vượng lên hoặc Tỳ Thổ suy yếu thì sẽ sinh ra Can Tỳ (Vị) bất hòa . Hòa Tỳ vẫn là chính .
Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ và Tâm Hỏa là mối quan hệ tương sinh (Tâm Hỏa sinh Tỳ Thổ), đồng thời Tỳ còn sinh huyết dịch . Do đó khi Tỳ Thổ hư người ta sẽ bổ vào tâm và vì Tâm chủ huyết , tàng thần nên khi bị huyết hư , hay quên , mất ngủ người ta lại bổ Tỳ.
Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ và Phế Kim là mối quan hệ tương sinh (Tỳ Thổ sinh Phế Kim) do đó nếu Phế khí hư sinh đoản khí ( thở ngắn hơi) , thiểu khí người ta sẽ Kiện Tỳ , ích khí.
Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ và Thận Thủy là mối quan hệ tương khắc (Tỳ Thổ khắc Thận Thủy . Do đó khi Tỳ Thổ hư , thủy thấp sẽ đình đọng gây tiêu chảy , phù nề , bụng trướng .


Cũng như Thiên Thủy Nhiệt Huyết Luận Tố Vấn có nói  
 Thận là cửa ngõ của Vị cửa ngõ không thông thì thức ăn nước uống vào sẽ đình đọng mà sinh thủy trướng . Do đó phải tả thận thủy . Ngoài ra , trong Thận còn có Thận hỏa cũng tương trợ cho Tỳ Thổ . Do đó khi có thủy thấp đình đọng ở Tỳ Thổ sinh chướng bụng . Tiêu chảy . Cổ trướng người ta sẽ ôn thận hỏa . Thận nói chung còn có 1 chức năng là tàng tinh , do đó khí tinh ở Thận bị vơi kém vì phòng dục quá độ hoặc lao lực , người ta sẽ kiện Tỳ để sinh tinh . Một trong những nhân tố gây bệnh cho người chính là đàm ẩm . Người ta sẽ kiện Tỳ để hóa đàm ” .

Sau cùng thì sự sung mãn tươi tốt của Tỳ Vị 
Đều được biểu hiện ở sự tươi nhuận ở Đôi môi , sự đầy đặn nở nang của Bắp thịt ( bắp thịt săn chắc ) . Sự ngon miệng và khi tỳ vị có rối loạn thì biểu hiện là hay ca hát ( Than thở ) . Nôn ọe và vì Tỳ tàng ý và vốn tính thấp . Do đó hễ lo nghĩ nhiều hoặc ẩm thấp " tích đọng " sẽ làm tổn thương Tỳ . Ngoài ra thấp cũng hóa nhiệt và hàn cũng sinh thấp . Do đó Tỳ không chịu được những thứ khí hậu Hàn . Thấp . Nhiệt cũng như những thức ăn uống Nóng . Lạnh và quá Ngọt .

Trạng thái sinh lý 
Bệnh lý đường tiêu hóa từ xa xưa đã được y học cổ truyền (YHCT) lưu tâm nghiên cứu . Trong hệ thống cấu trúc - chức năng ( ngũ tạng lục phủ ) của cơ thể mà YHCT gọi là tạng tượng . Tỳ vị là 2 cơ quan có nhiều điểm gần gũi với hệ thống đường tiêu hóa của y học hiện đại (YHHĐ) .
Vị được sách cổ mô tả là một cơ quan rỗng . Trên tiếp với Thực quản . Dưới thông với Tiểu trường . Miệng trên gọi là "Bí môn". Miệng dưới gọi là " U môn" . Bí môn" còn gọi là "Thượng quản" . U môn còn gọi là " hạ quản” . Cả ba vùng gọi là " vị quản " . Thức ăn từ miệng qua thực quản rồi vào vị . Được vị làm chín nhừ . Cho nên vị gọi là "đại thương" . là cái kho lớn . Cái "bể chứa đồ ăn". Xin lưu y khi thức ăn mà ta ăn vào mặc dù đã được nấu chín nhưng khi vào tới dạ dày thì nó được xem như là thức ăn sống và bao tử phải nấu cho nó chín nhừ ....
Tỳ là một cơ quan đặc nằm bên trái của vị có chức năng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng . YHCT gọi là có công năng vận hóa . Tỳ và vị hợp tác với nhau để hoàn thành chức năng tiêu hóa , hấp thu thức ăn và chuyển vận chất dinh dưỡng . 
Tỳ vị được quy nạp theo hành "Thổ" trong hệ thống ngũ hành ( Mộc . Hỏa . Thổ . Kim . Thủy ) của triết học cổ đại phương đông . " Thổ " là mẹ đẻ ra vạn vật cũng giống như tỳ vị có chức năng hấp thu , chuyển vận chất dinh dưỡng để nuôi các bộ phận khác trong cơ thể . Vì vậy , vai trò của tỳ vị trong hệ thống tạng tượng của YHCT là đặc biệt quan trọng.
Trong lịch sử của YHCT , nhiều y gia đã rất chú trọng vào tỳ vị khi chữa bệnh . Dần dần hình thành một trường phái học thuật nổi tiếng gọi là trường phái " Bổ Thổ " với học thuyết Tỳ vị  mà đại diện lỗi lạc nhất là Lý Cảo hay còn gọi là Lý Đông Viên (1180 - 1251) . Ông là một trong 4 danh y đời Kim - Nguyên ở Trung Quốc . Là người đặt cơ sở cho học thuyết " Tỳ vị " của YHCT . Trên cơ sở nhận xét " Hữu vị khí tắc sinh = Vô vị khí tắc tử ( Còn vị khí thì sống . Mất vị khí thì chết ) Của sách Nội Kinh . Ông cho rằng trong ngũ tạng lục phủ Tỳ vị là tối quan trọng đối với hoạt động sinh lý của cơ thể . Từ đó ông đề xuất chủ trương " Nội thương tỳ vị . Bách bệnh do sinh " (Trăm bệnh đều do tỳ vị bị tổn thương mà sinh ) . Đồng thời ông viết cuốn "Tỳ vị luận" để truyền bá học thuyết của mình . Tư tưởng chủ đạo của ông là " Thổ vi vạn vật chi mẫu . Tỳ vị sinh hóa chi nguyên" ( Đất là mẹ của vạn vật . Tỳ vị là gốc của sinh hóa) .
Vì vậy : Khi trị bệnh ông chủ trương "ôn bổ tỳ vị" và đã sáng chế ra phương thuốc trứ danh " Bổ trung ích khí thang " còn lưu truyền đến ngày nay . Học thuyết tỳ vị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của YHCT . Vậy thì tỳ và vị trong tạng tượng học của YHCT có phải là lá lách và dạ dày trong giải phẫu học của YHHĐ ? 
Trên thực tế - Những kiến thức về giải phẫu đã được đề cập rất sớm trong các y thư cổ như "Tố vấn" " Linh khu " . Hải Thượng Lãn Ông trong sách "Y gia quan miện" đã chép rất nhiều kiến thức nói về giải phẫu cơ thể con người được gọi là " Nội cảnh đồ ". Thế nhưng học thuyết " Tạng Tượng " lại không hoàn toàn dựa vào giải phẫu học , nó là một học thuyết được xây dựng dựa trên 2 quan điểm lớn của YHCT là "Nhân thể là một chỉnh thể" (cơ thể con người là một thể thống nhất ) . 
Theo các quan điểm này . YHCT cho rằng việc tách riêng rẽ từng cơ quan bộ phận trong cơ thể là khiên cưỡng . Không đúng . Vị là cái bể chứa và làm chín nhừ đồ ăn thức uống . Tính của Vị là phải chứa đựng . Phải giáng xuống . 
Thiên Hải luận . Linh khu viết “Vị thủy cốc chi hải . Chủ hư thực . Chủ nạp . Chủ giáng ”. 
Thức ăn vào vị . Tinh khí quy vào can . Khí dư thừa quy về Cân . Chất đục quy về Tâm . Chất tinh dư thừa quy về mạch . Mạch lưu hành theo kinh . Kinh lưu hành về Phế . Phế là nơi hội tụ của trăm mạch
Mối quan hệ giữa Tỳ Vị :
Tỳ giúp Vị tiêu hóa thủy cốc và vận hóa tinh khí của thủy cốc đến các tạng . Do đó khi có những triệu chứng ăn vào Đầy bụng khó tiêu hoặc thậm chí táo bón thì người xưa sẽ chữa ở Tỳ hoặc khi Thương thực dẫn đến tiêu chảy phân sống thì lại Kiện Vị .
Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ với Can Mộc đó là mối quan hệ tương khắc (Can Mộc khắc Tỳ Thổ) . Vì một lý do nào đó mà Can Mộc vượng lên hoặc Tỳ Thổ suy yếu thì sẽ sinh ra can Tỳ (Vị) bất hòa .
Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ và Tâm Hỏa là mối quan hệ tương sinh (Tâm Hỏa sinh Tỳ Thổ) , đồng thời Tỳ còn sinh huyết dịch . Do đó khi Tỳ Thổ hư người ta sẽ bổ vào tâm và vì Tâm chủ huyết . Tàng thần nên khi huyết bị hư . Hay quên . Mất ngủ người ta lại Bổ Tỳ .
Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ và Phế Kim là mối quan hệ tương sinh (Tỳ Thổ sinh Phế Kim) do đó nếu :
Phế khí hư sinh đoản khí . Thiểu khí người ta sẽ Kiện Tỳ . Ích khí .
Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ và Thận Thủy là mối quan hệ tương khắc (Tỳ Thổ khắc Thận Thủy) : Do đó khi Tỳ Thổ hư . Thủy thấp sẽ đình đọng gây tiêu chảy . Phù nề . Bụng trướng . Cũng như Thiên Thủy nhiệt huyết luận . Tố vấn có nói : “ Thận là cửa ngõ của Vị , cửa ngõ không thông thì thức ăn nước uống vào sẽ đình đọng mà sinh thủy trướng . Do đó phải tả thận thủy . Ngoài ra , trong Thận còn có Thận hỏa cũng tương trợ cho Tỳ Thổ . Do đó khi có thủy thấp đình đọng ở Tỳ Thổ sinh chướng bụng , tiêu chảy , cổ trướng người ta sẽ ôn thận hỏa . Thận nói chung còn có 1 chức năng là tàng tinh , do đó khí tinh ở Thận bị vơi kém vì phòng dục quá độ hoặc lao lực , người ta sẽ Kiện Tỳ để sinh tinh . Một trong những nhân tố gây bệnh cho người chính là đờm ẩm . Người ta sẽ Kiện Tỳ để hóa đờm”.
Sau cùng thì sự sung mãn Tươi tốt của Tỳ Vị đều được biểu hiện ở sự Tươi nhuận của đôi môi , sự đầy đặn nở nang của bắp thịt , sự ngon miệng và khi tỳ vị có rối loạn thì biểu hiện là hay ca hát ( Than thở ) . Nôn ọe và vì Tỳ tàng ý và vốn tính thấp . Do đó hễ lo nghĩ nhiều hoặc ẩm thấp sẽ làm tổn thương Tỳ. Ngoài ra thấp cũng hóa nhiệt và hàn cũng sinh thấp .
Do đó Tỳ không chịu được những thứ khí hậu Hàn . Thấp . Nhiệt cũng như những thức ăn uống Nóng . lạnh và quá ngọt ....
Vì nó không thể tồn tại độc lập với các cơ quan bộ phận khác của toàn thân và dù có đứng ở vị trí này hay vị trí khác của từng bộ phận cũng phải luôn luôn có cái nhìn tổng thể . YHCT không phân chia giải phẫu học và sinh lý học thành hai bộ phận riêng lẻ mà kết hợp chúng thành một bộ phận giải phẫu sinh lý học gọi là Tạng tượng .
Như vậy , nội dung của Tạng tượng học bao gồm hai phần :
- Một là các cơ quan bộ phận hợp thành hệ thống
- Hai là các chức năng của chúng .
Cả hai hợp thành hệ thống cấu trúc - chức năng và qua sự kết hợp đó nảy sinh ra các chức năng lớn của cơ thể . Nói đến giải phẫu học trong tạng tượng học . YHCT không phân chia thành từng bộ máy như trong YHHĐ mà kết hợp tất cả các cơ quan bộ phận cùng thực hiện những chức năng nhất định thành những hệ thống . Tạng tượng học không phải là giải phẫu học . Mặc dù bản thân nó có hàm chứa nội dung của giải phẫu học .
Bởi thế , theo học thuyết tạng tượng của YHCT . Tỳ và vị không phải là lách và dạ dày trong giải phẫu học của YHHĐ . Có thể hiểu chúng chỉ là 2 cái tên dùng để chỉ 2 hệ thống cấu trúc - chức năng của cơ thể trong mối liên hệ hữu cơ với các hệ thống khác . Từ đó có thể thấy chức năng của từng bộ máy giải phẫu như hô hấp . Tiêu hóa . Tuần hoàn ... Không lệ thuộc duy nhất vào một tạng tượng nào . Trái lại chức năng của tất cả các tạng tượng đều góp phần thực hiện chức năng của các bộ máy trên . Ví dụ : Chức năng tiêu hóa của bộ máy tiêu hóa cần phải có vị để thu nạp làm ngấu nhừ thức ăn . Có tỳ để hấp thu , chuyển vận . Có đại trường để truyền tống chất cặn bã . Có tâm để cung cấp nhiệt . Có thận để dự trữ .. Như vậy , toàn thân chứ không phải từng tạng tượng cùng phối hợp thống nhất thực hiện các chức năng của mọi bộ máy giải phẫu học . Tuy nhiên , cho đến nay nhiều tài liệu YHCT cũng như trong nhận thức của nhiều thầy thuốc YHHĐ vẫn tồn tại một sự ngộ nhận cho rằng : Tạng tượng học trong YHCT giống như giải phẫu học trong YHHĐ Từ đó , họ không thể hiểu một cách chính xác nội dung Tạng tượng học . Thậm chí coi đó là giải phẫu học thô sơ, thiếu sót , nhiều sai lầm do khả năng nghiên cứu có giới hạn nhất định của các thời đại trước . Và nếu như vậy thì cần gì phải học tập thừa kế vì đã có giải phẫu học hiện đại rất tinh vi , đầy đủ , chính xác .
Lẽ đương nhiên , phải thừa nhận rằng học thuyết tạng tượng quả thật là độc đáo nhưng khi đi sâu vào các cấu trúc của tạng tượng thì vẫn dừng lại ở trực quan . Thiếu rất nhiều chi tiết về giải phẫu học Tế bào học . Sinh lý . Sinh hóa để đào sâu vào cơ sở vật chất và quá trình vận động của chúng trong từng tạng tượng . Bởi vậy , chủ trương kết hợp YHHĐ với YHCT để làm phong phú thêm nội dung của học thuyết tạng tượng là một điều rất cần thiết .

Tóm tắt về Tỳ
Tạng tỳ ở trung tiêu . Chủ về vận hoá Thủy thấp ' nước ' và Thủy cốc ' đồ ăn ' . Thống nhiếp huyết . Chủ cơ nhục và tứ chi . Khai khiếu ra miệng . Vinh nhuận ở môi

Chủ về vận hoá  
Tỳ chủ về vận hoá đồ ăn và thuỷ thấp
- Vận hoá đồ ăn : là sự tiêu hoá . Hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng của đồ ăn . Sau khi Tiêu - hoá = Tiêu là đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể - Hóa là chuyển chất dinh dưỡng vào cơ thể . Các tinh chất được tỳ hấp thu và chuyển vận lên phế ( tỳ chủ thăng ) . Phế nạp sinh khí ( oxy ) rồi đưa vào tâm mạch để đi nuôi dưỡng các tạng phủ . Tứ chi . Cân . Não ...
- Công năng vận hoá đồ ăn của tỳ mạnh gọi là sự “ Kiện vận ” thì sự hấp thu tốt trái lại nếu tỳ mất “kiện vận” sẽ gây các chứng rối loạn tiêu hoá như : Ăn kém . Ỉa chảy . Mệt mỏi . Gầy ốm …
- Vận hoá thuỷ thấp : Tỳ đưa nước đến các tổ chức cơ thể để nuôi dưỡng . Sau đó chuyển xuống thận ra bàng quang bài tiết ra ngoài . Như vậy việc chuyển hoá nước trong cơ thể do sự vận hoá của tỳ phối hợp với sự Túc giáng của phế và sự khí hoá của thận .
- Sự vận hoá thuỷ thấp của tỳ kém sẽ gây chứng đàm ẩm , khiến cho nước tràn ra tứ chi gây phù thũng . Xuống đại trường gây ỉa chảy . Đến khoang bụng thành cổ trướng…

Thống huyết
Thống huyết hay còn gọi là nhiếp huyết có nghĩa là quản lý . Khống chế huyết . Sự vận hóa đồ ăn của tỳ là nguồn gốc của khí và huyết Nhưng tỳ còn thống huyết . Tỳ khí mạnh huyết sẽ đi trong mạch . Được khí thúc đẩy đi nuôi dưỡng cơ thể . Trái lại tỳ khí hư sẽ không thống được huyết . Huyết sẽ ra ngoài gây các chứng xuất huyết như rong huyết . Đại tiện ra máu lâu ngày …

Chủ cơ nhục . Chủ tứ chi
- Tỳ đưa các chất dinh dưỡng của đồ ăn đến nuôi dưỡng cơ nhục . Nếu tỳ khí đầy đủ sẽ làm cho cơ nhục rắn chắc . Tứ chi nhẹ nhàng linh hoạt Trái lại nếu tỳ khí yếu sẽ làm thịt mềm nhão . Trương lực cơ giảm gây tứ chi mệt mỏi .
- Gây các chứng thoát vị  như sa trực tràng . Sa sinh dục . Sa dạ dày . Sụp mi mắt …Thường gặp nên cần chú ý nghiên cứu .
Khai khiếu ra miệng . Vinh nhuận ra môi
Khai thiếu ra miệng là nói về sự ăn uống . Khẩu vị
Tỳ mạnh thì muốn ăn . Ăn ngon miệng . Nếu tỳ hư thì chán ăn . Miệng nhạt . Không khát nước ...
Tỳ chủ về cơ nhục . Tỳ hư tay chân mỏi mệt , người không có sức 
Biểu hiện sự vinh nhuận ra môi : Tỳ mạnh thì môi hồng nhuận . Tỳ hư thì môi thâm xám . nhạt màu .
Tỳ còn sinh ra phế kim . Khắc thận thuỷ có quan hệ biểu lý với vị

Phủ Vị
- Vị chứa đựng và làm nhừ đồ ăn . Đưa xuống tiểu trường . Tỳ và vị có liên quan biểu lý với nhau . Đều giúp cho sự vận hóa đồ ăn . Nên gọi chung là “ Gốc của hậu thiên ”.
Trên lâm sàng . Công tác chẩn đoán và chữa bệnh đều rất chú trọng đến sự thịnh suy của tỳ vị . Khí của tỳ vị gọi tắt là “ vị khí ” dùng để tiên lượng sự phát triển tốt hay xấu của bệnh và dự kiến của kết quả công tác chữa bệnh .

Nên người xưa có nói : 
“ Vị khí là gốc của con người ” 
“ Còn vị khí sẽ sống . Hết vị khí sẽ chết 
Bảo vệ vị khí là một nguyên tắc chữa bệnh của YHCT .

    CHIỀU DÀI VÀ TÊN GỌI CỦA RUỘT NGƯỜI


























- Ở Người ruột non là một cơ quan tiêu hóa quan trọng của cơ thể . Ruột non cuộn thành nhiều vòng trong ổ bụng và nếu kéo dãn ra nó sẽ có chiều dài khoảng 6m tính từ dạ dày đến ruột già . Tại điểm nối với dạ dày . Ruột non có đường kính khoảng 4cm . Đến khi nối với ruột già , đường kính của nó giảm xuống còn 2.5cm . Mặc dù nó dài hơn ruột già rất nhiều , nhưng vẫn bị gọi là " non " vì đường kính của nó nhỏ hơn ruột già . Ruột non được chia ra làm 3 phần . Phần đầu tiên là tá tràng , có chiều dài khoảng 25cm , gần với dạ dày nhất . Dưỡng trấp từ dạ dày và các dịch tiết từ tụy và gan được đổ vào tá tràng . Phần giữa là hổng tràng , dài khoảng 2.5m . Sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng xảy ra chủ yếu ở đây . Phần cuối cùng là hồi tràng , nó là phần dài nhất, khoảng 3.4 m. Hồi tràng kết thúc bởi van hồi manh tràng , là một cơ vòng để kiểm soát lưu lượng dưỡng trấp đi từ hồi tràng đến ruột già .
Mặt trong của ruột non được phủ bởi những nhung mao có hình dạng giống như những sợi vải của khăn bông . Những nhung mao này làm gia tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc của ruột non để hấp thu các chất dinh dưỡng .
Trong mỗi nhung mao có các mao mạch và mạch bạch huyết. Các phân tử thức ăn đã được tiêu hóa sẽ được hấp thu qua thành của các nhung mao vào trong các mao mạch và mạch bạch huyết. Ở đáy các nhung mao có các tuyến tiết ra dịch ruột . Dịch này có chứa các enzyme tiêu hóa có khả năng chuyển thức ăn thành những dạng cấu tạo đơn giản hơn mà cơ thể có thể sử dụng được .
Trung bình có khoảng 1.8 lit dịch ruột được tiết ra vào ruột non mỗi ngày . Cũng như trong dạ dày , lớp dịch nhầy bao phủ bên trên giúp bảo vệ niêm mạc của ruột non . Và vì các enzyme tiêu hóa có tác dụng quá mạnh nên các tế bào niêm mạc này được thay mới hoàn toàn sau mỗi 48h .


Tiểu trường
Tiểu trường có nhiệm vụ phân thanh . Giáng trọc . Thanh (chất trong) là tinh chất của đồ ăn được hấp thụ ở tiểu trường . Qua sự vận hoá của tỳ đem đi nuôi dưỡng toàn thân . Cặn bã sẽ được đưa đến bàng quang để bài tiết qua ngoài . Trọc (chất đục) là cặn bã của đồ ăn đựơc tiểu trường đưa xuống đại trường . Khi tiểu trường có bệnh . Việc phân thanh giáng trọc bị trở ngại gây ra các chứng như đau quặn bụng . Tả lỵ . Phân nhầy tăng ...tiểu đỏ ...
Tiểu trường biểu lý với Tâm

Đại trường
Ruột già
Ruột già kéo dài từ đầu cuối của ruột non cho đến hậu môn và dài khoảng 1.5m , đường kính khoảng 7.5cm . Ruột già chia ra làm 3 phần chính : Manh tràng . Kết tràng và Trực tràng . Từ cecum (manh tràng) có nguồn gốc từ tiếng Latin : caecum , có nghĩa là "mù" (từ "manh" trong tiếng Hán Việt cũng có nghĩa là mù - Y học NET) . Manh tràng có hình dạng giống như 1 cái túi tròn và nằm ngay phía dưới khu vực Hổng tràng đổ vào ruột già . Dính với manh tràng là ruột thừa có hình dạng như ngón tay với chiều dài trung bình ở người lớn khoảng 9 cm . Ruột thừa vốn là một mô lympho ở tổ tiên loài người nhưng ở trong cơ thể con người ngày nay nó không còn có chức năng nào nữa .
Kết tràng là thành phần chính của ruột già , được chia làm 4 phần: Kết tràng lên . Kết tràng ngang . Kết tràng xuống và kết tràng xích ma .
Kết tràng lên đi từ manh tràng đi lên dọc theo bên trái ổ bụng cho đến khi gặp gan. Sau đó nó uốn vào trong và trở thành kết tràng ngang , đi ngang qua ổ bụng . Khi đi đến gần lách ở bên trái , nó quay xuống để tạo thành kết tràng xuống . Và khi đi vào khung chậu nó có hình chữ S tạo thành kết tràng xích ma.
Sau khi uốn cong 2 lần . kết tràng xích ma nối tiếp với Trực tràng , là một ống thẳng , dài khoảng 15 cm và kết thúc ở hậu môn mở ra ngoài cơ thể . Có 2 cơ vòng để kiểm soát hoạt động đóng mở của Hậu môn .
Có khoảng 1.5 lít vật chất dạng lỏng đi qua ruột già mỗi ngày . Ở ruột già không có các hoạt động tiêu hóa diễn ra mà chỉ có sự tái hấp thu nước . Những chất dịch nhầy được các tế bào niêm mạch của ruột già sản xuất giúp đẩy những chất cặn bã đi theo chúng . Do nước càng bị lấy đi khỏi những chất này ngày càng nhiều nên nó kết lại thành những khối mềm được gọi là phân . Phân bao gồm nước , cellulose và những chất không thể tiêu hóa được cùng với vi khuẩn còn sống hay đã chết. Những mảnh thừa của các tế bào hồng cầu bị hư hại làm cho phân có màu nâu . Chỉ có khoảng 85 đến 200 gram phân đặc còn sót lại sau khi ruột già đã hấp thu gần như toàn bộ nước. Chúng được tống xuất ra ngoài cơ thể qua hậu môn , quá trình này được gọi là đi đại tiện .
Ruột già gồm có manh tràng . Đại tràng lên . Đại tràng ngang . Đại tràng xuống ( Gọi là kết tràng ) . Đại tràng sigma và trực tràng . Quá trình tiêu hóa ở ruột già không quan trọng . Bởi vì khi xuống đến ruột già , chỉ còn lại những chất cặn bả của thức ăn , được ruột già tích trữ tạo thành phân và tống ra ngoài .
Các hình thức hoạt động cơ học của ruột già tương tự ruột non với mục đích làm niêm mạc ruột tăng tiếp xúc với các chất chứa để hấp thu thêm một ít nước và điện giải . Đồng thời có tác dụng đẩy phân xuống trực tràng gây nên động tác đại tiện để tống phân ra ngoài .
Ruột già chủ yếu bài tiết một chất nhầy kiềm tính có tác dụng làm trơn để phân dễ di chuyển . Khi viêm ruột già . Chất nhầy tăng tiết làm phân nhầy mũi ( đàm nhớt ) .
Trong ruột non có rất ít vi khuẩn . Nhưng trong ruột già hệ vi khuẩn rất phong phú .
Chúng có nhiều loại như :
Escherichia coli.
Enterobacter aerogenes.
Bacteroides fragilis...
Các vi khuẩn này sử dụng một số chất trong ruột như : vitamin C, cholin , vitamin B12 làm chất dinh dưỡng . Ngược lại , chúng có thể tổng hợp nên một số chất khác như : vitamin K , acid folic , các vitamin nhóm B .
Ngoài ra các vi khuẩn ruột cũng tạo ra một số chất khác như : NH3 , histamin , tyramin ... từ các acid amin còn sót lại . ( tóm lại để nuôi các vi khuẩn này cần phải ăn thức ăn có nhiều chất xơ )
Hậu môn có 2 cơ thắt:
Cơ thắt trong : là cơ trơn . Điều khiển bởi hệ thần kinh tự động (thần kinh thực vật)
Cơ thắt ngoài : là cơ vân . Được điều khiển bởi vỏ não .
Khi các phần phía trước của ruột già co bóp đẩy phân xuống trực tràng sẽ làm căng trực tràng gây phản xạ co bóp trực tràng và mở cơ thắt trong tạo cảm giác muốn đại tiện . Nếu chưa thuận tiện để thực hiện động tác đại tiện . Vỏ não sẽ chủ động duy trì sự co thắt của cơ thắt ngoài . Đẩy phân chuyển lên phía trên trực tràng . Trừ khi phân lỏng thì chỉ cần sự co bóp của trực tràng cũng đủ để tống phân ra ngoài.
Ngược lại , nếu đã thuận tiện thì vỏ não chủ động thực hiện động tác rặn hít vào sâu , đóng thanh môn , cơ hoành và cơ thành bụng co lại tạo một áp lực cao trong ổ bụng đồng thời mở cơ thắt ngoài và tống phân ra ngoài.
Trung tâm thần kinh của phản xạ đại tiện nằm ở các đốt tuỷ cùng S2 đến S4. Nếu nhịn đại tiện thường xuyên sẽ làm giảm phản xạ đại tiện và gây nên táo bón. " Theo quan sát trên lâm sàng  của nhà thuốc chúng tôi . Những người viêm đại tràng thể nhiệt . Hội chứng ruột kích thích . Thường xuất hiện Đau lưng và Thoái hóa Gân cơ dây chằng vùng '' S - Đại trường du '' nhiều hơn những người bình thường "
Thành phần của phân
Khối lượng phân bình thường khoảng 100 - 200 gam / ngày gồm 75% là nước, các chất xơ không tiêu hóa được của thức ăn, một số acid béo, một ít protein, các muối khoáng, sắc tố mật, các tế bào biểu mô của ruột bị bong ra , các loại vi khuẩn...
Phân thường có màu nâu , đó là màu của các sản phẩm thoái hoá từ bilirubin như stercobilin , urobilin . Tuy nhiên , màu của phân có thể thay đổi tuỳ theo thức ăn.
Phân có mùi hôi đặc hiệu do các sản phẩm thoái hoá bởi vi khuẩn : indol , scatol , mercaptan , sulfua hydro ...
Khi thành phần nước trong phân dưới 75% sẽ gây ra táo bón 

Hấp thu ở ruột già
Hấp thu ở ruột già không quan trọng , bởi khi xuống đến ruột già , các chất cần thiết cho cơ thể đã được hấp thu gần hết ở ruột non , trong ruột già hầu như chỉ còn lại cặn bả của thức ăn.
Hấp thu Na+ và Cl - Theo hình thức vận chuyển chủ động ở đoạn đầu của ruột già.

Hấp thu nước
Mỗi ngày ruột già thu nhận khoảng 1 lít nước từ ruột non , số nước này ruột già hấp thu gần hết , chỉ còn khoảng 100 - 150 ml ra ngoài theo phân . Nước được hấp thu theo Na+ để bảo đảm cân bằng áp suất thẩm thấu . Sự hấp thu nước tăng lên khi phân nằm lại lâu trong ruột già . Vì vậy , nhịn đại tiện lâu sẽ gây ra táo bón . " Với những người mà Đại tràng DÀI hoặc bị sa xệ giãn dài thì sẽ bị táo bón thường xuyên do phân trôi qua quãng đường dài bị đại tràng hấp thụ hết nước "

Hấp thu các amin
Ruột già có thể hấp thu một số amin như histamin , tyramin do các vi khuẩn tạo ra từ các acid amin . Hấp thu các chất này tăng lên khi bị táo bón gây ra các triệu chứng nhức đầu , khó chịu...

Hấp thu NH3
NH3 do các vi khuẩn trong ruột già sinh ra sẽ được hấp thu một phần vào máu . Khi bị táo bón hoặc viêm đại tràng , hấp thu NH3 tăng lên. Điều này bất lợi cho những bệnh nhân suy gan có nguy cơ bị hôn mê gan do NH3 máu cao. Vì vậy , để giảm hấp thu NH3 của ruột già , những bệnh nhân này phải tránh táo bón , nên thụt rửa đại tràng và dùng kháng sinh đường ruột .
Có quan hệ biểu lý với phế .

Tam Tiêu
Tam tiêu được xem như là một kênh dẫn nước từ thượng tiêu xuống hạ tiêu
Tam tiêu gồm Thượng tiêu . Trung tiêu . Hạ tiêu . Thượng tiêu từ miệng xuống tâm vị dạ dày có Tạng tâm và phế . Trung tiêu từ tâm vị dạ dày đến môn vị có Tạng tỳ và phủ vị . Tạng can . Hạ tiêu từ môn vị dạ dày xuống hậu môn có Tạng thận và bàng quang .
Sự hoạt động của tam tiêu biểu hiện ở sự khí hoá và sự vận chuyển đồ ăn . Ở thượng tiêu : Phế chủ hô hấp . Phân bố khí và chất dinh dưỡng vào huyết mạch được tâm khí đưa đi toàn thân . Ở trung tiểu tỳ vị vận hoá hấp thu đồ ăn và đưa nước lên phế . Ở hạ tiêu có sự phân biệt thanh trọc . Tinh tàng trữ ở thận . Các chất cặn bã được thải ra ngoài bằng đường đại tiện và tiểu tiện .
Người ta còn nói tam tiêu chủ việc bảo vệ các tạng phủ trong cơ thể .

Phế và Tỳ
Phế chủ khí . Tỳ chủ khí hậu thiên . Cả 2 tạng có liên quan với nhau mật thiết . 
Chứng khí hư trên lâm sàng thường xuất hiện : Thở ngắn . Gấp , Nói nhỏ . 
Lười nói (thuộc phế khí hư) . 
Mỏi mệt . Ăn kém . Ỉa lỏng (thuộc tỳ khí hư) .

Can và Tỳ
Can chủ về sơ tiết . 
Tỳ chủ vận hoá . Sự thăng giáng của tỳ vị có quan hệ đến sự sơ tiết của can . Nếu sự sơ tiết của can bị trở ngại sẽ làm cho sự thăng giáng của tỳ vị trở nên bất thường 
Hay gây các chứng : ngực sườn đầy tức không muốn ăn . Đầy bụng . Ợ hơi … hay gặp ở các bệnh loét dạ dày tá tràng . Viêm đại tràng …

Thận và Tỳ
Thận dương hay thận khí giúp cho tỳ vận hóa được tốt . Nếu thận dương hư thì tỳ dương cũng hư gây các chứng ỉa chảy ở người già . Viêm thận mạn tính ( âm thủy ).

Tâm và tiểu trường.
Tâm và tiểu trường có liên quan biểu lý đến nhau . Trên lâm sàng nếu tâm nhiệt ( sốt cao) thường gây các chứng đái ít . Đái đỏ . Nước tiểu nóng …. Phương pháp chữa là thanh tâm lợi tiểu .

Tỳ và Vị
Tỳ và vị là hai cơ quan giúp cho sự vận hóa đồ ăn . 
Tỳ chủ vận hóa . 
Vị chủ thu nạp . 
Tỳ ưa táo ghét Thấp . Vị ưa thấp ghét Táo . 

Tỳ lấy    THĂNG  làm thuận . 
Vị  lấy    GIÁNG   làm hoà . 

Như vậy tính chất của tỳ vị đối lập nhau giữa táo và thấp . Giữa thăng và giáng nhưng lại thống nhất với nhau . Bổ sung cho nhau để giúp việc tiêu hóa được bình thường . 

Khi tỳ vị có bệnh  
Sự thăng giáng có thể đảo nghịch : Như Tỳ khí đáng lẽ đưa Thanh khí (trong) lên trên , lại đưa xuống dưới gọi là chứng Tỳ hư hạ hãm " gây các bệnh ỉa chảy . Sa sinh dục . Sa trực tràng, Băng huyết . Rong huyết … 
Tỳ khí đáng lẽ đưa Trọc khí (đục) đi xuống . Lại đưa lên trên gây các chứng nôn mửa . Nấc . Nặng đầu …

Tỳ vị có bệnh gây nên sự đảo lộn về thấp và táo . 
Tỳ ghét thấp nhưng do tỳ hư không vận hóa được Thủy thấp làm thủy thấp đình lại gây các chứng mệt mỏi . Phù thũng . Ỉa lỏng . 
Vị ghét táo nhưng do vị hỏa quá mạnh làm tân dịch bị khô gây nên 
vị âm hư có các chứng táo bón . 
Loét miệng . Chảy máu chân răng…

Tóm lại Tỳ vị nói riêng  
Hệ thống tiêu hóa nói chung là một thể thống nhất 
Bắt đầu vào Từ miệng và bài xuất ra khỏi Hậu môn  
Là nguồn của sự sinh hóa 
Là trung tâm của sự Phát triển . Hoàn thiện ...

Vì vậy muốn có một sức khỏe tốt . Một sự phát triển toàn diện . Toàn mỹ thì điều quan trọng không có gì khác là phải quan tâm đến ẩm thực ..  ẨM THỰC THÔNG MINH

Đối với người thầy thuốc Đông y thì Vạn bệnh qui Tỳ 
Người xưa nói  Bệnh từ miệng mà vào

Đồng thời tác nhân gây bệnh thì y văn cổ cũng chỉ nói 
Một là Ngoại cảm    
Hai là Nội thương 
Ngoại cảm thì do Hàn . Táo . Thấp . Nhiệt . Thử . Phong ... 
Tóm lại là do Khí hậu . Thời tiết 

Còn Nội thương thì chỉ một lý do là   
Ẩm thực bất túc 
ăn uống không điều độ

Tóm tắt về tỳ vị
Chí phát ra là            ( lo nghĩ ) 
Biến động là          Uế     ( nôn ọe ) 
Khí phát ra là             ( thở ra , thở hơi lên )
Dịch trấp phát ra bên ngoài là nước dãi ( saliva , tức nước miếng chảy ra tự nhiên ) .
Tỳ bệnh thì nước dãi chảy ra luôn . 
Tỳ lạnh thì nước dãi trong . 
Tỳ nóng thì nước dãi đục . 
Bệnh của tỳ hay nuốt nước miếng vì nước miếng cứ chảy ra . 
Quan sát bất thường của nước dãi, thầy thuốc có thể đánh giá tình trạng của Tỳ . 

Nước dãi chảy không kiểm soát là do 
Tỳ khí Hư mất khả năng săn se  

Nước dãi nhỏ không kiểm soát kèm theo méo miệng , méo mắt và bán thân bất toại ( hemiplegia ) 
Là do trúng Phong  

Thêm nữa , nhiều nước dãi ở trẻ nhỏ thường gặp là do Nhiệt trong dạ dày hay giun sán đường ruột .

Khai khiếu ở miệng 
Biểu hiện đẹp trên môi . 
Tỳ khí mạnh thì 
-  Ham thích ăn  
-  Ngon miệng  
-  Phân biệt được ngũ vị  
-  Môi đỏ và ướt . 
Tỳ khí hoạt động yếu 
- Thì gây biếng ăn 
- Ăn không ngon miệng 
Nếu tà thấp lẩn quẩn trong tỳ 
- Thì chán ngấy không muốn ăn 
- Môi nhạt và khô 
- Nếu có nhiệt trong tỳ  
- Vị thì  môi khô , nứt 

Tỳ chủ bắp thịt = Thường biểu hiện ở ngoài tứ chi . 
Tỳ khí khỏe mạnh thì cơ bắp căng đầy , linh hoạt , khỏe mạnh . 
Tỳ hư thì tay chân vô dụng , cơ bắp tong teo , nhão , mềm nhũn , ăn uống không tiêu và không ngon miệng , bụng đầy và hay lo nghĩ . 
Tỳ hư thì thịt bị róc .
Lo nghĩ quá hại tỳ . 
( RẦU THÚI RUỘT )
Xin kết thúc phần khái quát ở đây


Tài liệu tham khảo
Tạp chí đông y 
Sức khỏe và đời sống 
Y học căn bản 
Nội kinh Tố Vấn - Linh Khu
Điều trị  nội khoa đông y Gs Bác sỹ Trần văn Kỳ 
Cẩm Nang Mạch học Thực Hành - Ly Ts Nguyễn Hữu Khai
Khôn Hoá Thái Chân - Lê Hữu Trác
Y Học Cổ Truyền 
1. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Bệnh học Nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 99-104.
2. Bệnh viện Bạch Mai (2017), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh Nội khoa” Cẩm nang nghiệp vụ của bác sĩ lâm sàng. Nhà xuất bản Y học năm 2017.
3. Bộ Y tế (2013) - Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu.
4. Bộ Y tế (2017) – Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Cấy chỉ và Laser châm chuyên ngành Châm cứu.
5. ACG Clinical Guideline (2017). Treatment of Helicobacter pylori Infection. Am J Gastroenterol; 112:212–238.

ĐÔNG Y MINH PHÚ 
DÀI ĐẠI TRÀNG
Đại tràng  chủ yếu là hấp thu nước và chất điện giải . Khi đại tràng DÀI    thì sự tống xuất chất cặn bã bị chậm lại và xảy ra táo bón do phân bị mất nước . Vì vậy khi có sự táo bón kéo dài cần chụp philm
cản quang để thăm khám ... Trên lâm sàng . Siêu âm và chụp cộng hưởng từ không phát hiện bất thường  . Nhưng chụp cản quang thì lại thấy rõ ...

HÀ NHẬT KHÁNH

Triệu chứng thường thấy là : Táo bón  . Đau ran bụng lúc gần sáng . Đại tiện xong thì hết đau ... Đau vùng Đại trường du rất nhiều ... 

VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG 



 PHÌNH ĐẠI TRÀNG


Không có nhận xét nào:

ĐÔNG Y MINH PHÚ - Trang nghiên cứu - Trao đổi - Học tập Kinh nghiệm về Y học Cổ truyền - Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo - Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh

Cảm ơn các bạn đã xem

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Google search

Introducing Minh Phu Traditional Medicine clinic - 108 - 19/5 Street - Duyen Hai town - Tra Vinh province - Viet Nam - Mobile phone 84969985148 - Email . luongyhanhatkhanh@gmail.com

Google map - ĐT : 0969985148