chu

Đông y minh phú - niềm tin của mọi nhà

HOÀNG ĐẾ NỘI KINH

上 古 天 真 论 篇 第

昔在黄帝,生而神灵,弱而能言,幼而徇齐,长而敦敏,成而登天。乃问于天师曰:余闻上古之人,春秋皆度百岁,而动作不衰;今时之人,年半百而动作皆衰者,时世异耶,人将失之耶。岐伯对曰:上古之人,其知道者,法于阴阳,和于术数,食饮有节,起居有常,不妄作劳,故能形与神俱,而尽终其天年,度百岁乃去。今时之人不然也,以酒为浆,以妄为常,醉以入房,以欲竭其精,以耗散其真,不知持满,不时御神,务快其心,逆于生乐,起居无节,故半百而衰也。
夫上古圣人之教下也,皆谓之虚邪贼风,避之有时,恬淡虚无,真气从之,精神内守,病安从来。是以志闲而少欲,心安而不惧,形劳而不倦,气从以顺,各从其欲,皆得所愿。故美其食,任其服,乐其俗,高下不相慕,其民故曰朴。是以嗜欲不能劳其目,淫邪不能惑其心,愚智贤不肖不惧于物,故合于道。所以能年皆度百岁,而动作不衰者,以其德全不危也。
帝曰:人年老而无子者,材力尽耶,将天数然也。岐伯曰:女子七岁。肾气盛,齿更发长;二七而天癸至,任脉通,太冲脉盛,月事以时下,故有子;三七,肾气平均,故真牙生而长极;四七,筋骨坚,发长极,身体盛壮;五七,阳明脉衰,面始焦,发始堕;六七,三阳脉衰于上,面皆焦,发始白;七七,任脉虚,太冲脉衰少,天癸竭,地道不通,故形坏而无子也。丈夫八岁,肾气实,发长齿更;二八,肾气盛,天癸至,精气溢写,阴阳和,故能有子;三八,肾气平均,筋骨劲强,故真牙生而长极;四八,筋骨隆盛,肌肉满壮;五八,肾气衰,发堕齿槁;六八,阳气衰竭于上,面焦,发鬓颁白;七八,肝气衰,筋不能动,天癸竭,精少,肾藏衰,形体皆极;八八,则齿发去。肾者主水,受五藏六府之精而藏之,故五藏盛,乃能写。今五藏皆衰,筋骨解堕,天癸尽矣。故发鬓白,身体重,行步不正,而无子耳。
帝曰:有其年已老而有子者何也。岐伯曰:此其天寿过度,气脉常通,而肾气有余也。此虽有子,男不过尽八八,女不过尽七七,而天地之精气皆竭矣。
帝曰:夫道者年皆百数,能有子乎。岐伯曰:夫道者能却老而全形,身年虽寿,能生子也。
黄帝曰:余闻上古有真人者,提挈天地,把握阴阳,呼吸精气,独立守神,肌肉若一,故能寿敝天地,无有终时,此其道生。中古之时,有至人者,淳德全道,和于阴阳,调于四时,去世离俗,积精全神,游行天地之间,视听八达之外,此盖益其寿命而强者也,亦归于真人。其次有圣人者,处天地之和,从八风之理,适嗜欲于世俗之间。无恚嗔之心,行不欲离于世,被服章,举不欲观于俗,外不劳形于事,内无思想之患,以恬愉为务,以自得为功,形体不敝,精神不散,亦可以百数。其次有贤人者,法则天地,象似日月,辨列星辰,逆从阴阳,分别四时,将从上古合同于道,亦可使益寿而有极时。

 Thiên I : THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN

Ngày xưa, Hoàng Đế khi sinh ra đã có tính thần linh, tuổi còn nhỏ đã biết nói, còn bé đã xử lý mọi việc nhanh nhẹn và chu đáo.  Khi lớn lên, tính tình ông đôn hậu, minh mẫn. Khi thành nhân ông được lên ngôi vua [1]. Có lần ông hỏi Thiên Sư (Kỳ Bá) rằng : “Ta nghe rằng người thì thượng cổ tuổi tác có đến trăm tuổi mà động tác vẫn không suy yếu, người thì nay tuổi mới nửa trăm mà động tác đều suy yếu. Đó là vì thì thế khác nhau ư ? Hay là con người sắp mất đi ( sự hòa điệu Âm Dương)?[2] - Kỳ Bá đáp : “ Người thì thượng cổ đều biết đạo dưỡng, họ bắt chước theo lẽ (biến hóa) của Âm Dương, hòa hợp được với thuật luyện tinh khí, Ăn uống có điều độ, thức ngủ theo lẽ thường, không lao động mệt nhọc 1 cách cẩu thả, do đó hình thể và thần khí của họ đầy đủ để có thể sống trọn tuổi trời, trăm tuổi mới chết [3]. Người thì nay thì không thế, họ lấy rượu làm thứ uống, lấy sự cẩu thả làm lẽ thường, say sưa rồi giao hợp, lấy sắc dục làm cho tinh khí bị hao kiệt, hao tổn đến chân khí, họ không biết giữ vững cái chén đầy, không theo đúng sự thay đổi khí tiết bốn mùa để bảo dưỡng tinh thần, họ chỉ muốn làm cho khoái cái tâm, làm nghịch lại cái vui chân thực, họ thức bgủ không điều độ, do đó mà tuổi mới nửa trăm thì đã suy yếu vậy [4]. Ôi ! Thì thượng cổ, bậc thánh nhân dạy người dân dưới mình, (muốn cho họ) đều phải rõ về (tai hại) của hư tà, tặc phong, muốn cho họ tùy theo thì tiết mà tránh tà khí, phải giữ lòng điềm đạm, hư vô, phải sống đúng với chân khí mình [5]. Tinh thần có giữ được bên trong thì bệnh làm sao có thể đến được? [6] Được vậy thì chí sẽ nhàn mà ít ham muốn, tâm được an mà không sợ sệt, hình thể nhọc nhằn mà không mệt mỏi [7]. Khí được theo với lẽ thuận, mọi việc theo đúng ý muốn của mình và đều được toại nguyện [8]. Nhờ vậy mọi người được ăn ngon, mặc theo ý muốn, vui với tập tục nơi mình sống [9]. Kẻ ở vùng cao hay thấp không ham muốn cái gì ngoài nơi của mình ở [10]. Nhờ vậy, ta gọi người dân này là “phúc” [11]. Nhờ vậy, sự ham muốn không làm mắt bị mệt, điều dÂm tà không làm Tâm bị mê hoặc [12]. Tất cả kẻ ngu, bậc trí, bậc hiền, người đúng đắn không bị ngoại vật làm cho kinh sợ [13]. Cho  nên, ta gọi đó là hợp với Đạo [
ý do tại sao những người này có thể sống đến trăm tuổi mà động tác không suy yếu, đó là nhờ họ đã giữ được cái Đức của mình toàn vẹn, nên không bị nguy (tính mạng )(15).
- Hoàng Đế hỏi : “Con người khi tuổi già không thể có con, đó là do tinh lực đã tận ư ? Hay là do Thiên số khiến như vậy ?”[16] - Kỳ Bá đáp : “Con gái 7 tuổi Thận khí thịnh, răng thay, tóc dài; tuổi mười bốn (nhị thất – 2 x 7) thì Thiên quý đến, Nhậm mạch thông, Xung mạch thịnh, Nguyệt sự theo đúng thì chảy xuống, cho nên có thể sinh con; tuổi hai mươi mốt (tam thất – 3 x 7) Thận khí sung mãn, cho nên răng thực mọc lên và dài hẳn; tuổi hai mươi tám (tứ thất – 4 x 7) thì gân và xương cứng chắc, tóc dài nhất, thân thể thịnh tráng; tuổi ba mươi lăm (ngũ thất – 5 x 7) mạch Dương minh bị suy, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu rụng; tuổi bốn mươi hai (lục thất – 6 x 7) mạch Tam dương bị suy ở trên, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu trắng; tuổi bốn mươi chín (thất thất – 7 x 7) Nhậm mạch bị hư, mạch Thái xung suy thiếu, Thiên quý kiệt, mạch đạo ở hạ bộ không còn thông, cho nên hình thể bị hoại và không còn sinh con nữa [17]. Trượng phu (con trai) 8 tuổi thì Thận khí thực, tóc dài, răng thay; tuổi mười sáu (nhị bát – 2 x 8) Thận khí thịnh, Thiên quý đến, tinh khí (có thể) chảy tràn ra, Âm Dương được hòa, cho nên có thể có con; tuổi hai mươi bốn (tam bát – 3 x 8) Thận khí được sung mãn, gân xương thẳng cứng, cho nên răng thực mọc lên và dài hẳn; tuổi ba mươi hai (tứ bát – 4 x 8) gân xương đã to và thịnh, cơ nhục được đầy đủ và khỏe mạnh; tuổi  bốn mươi (ngũ bát – 5 x 8) Thận khí suy, tóc rụng, răng bị khô; tuổi lục bát Dương khí suy kiệt ở trên, mặt nhăn, tóc bạc hoa râm; tuổi năm mươi sáu (thất bát) Can khí suy, cân không còn có thể động; tuổi sáu mươi tư (bát bát – 8 x 8) thiên quý kiệt, tinh khí ít đi, Thận tạng bị suy, hình thể đều bị suy cực, do đó mà tóc và răng bị rụng [18]. Thận chủ thủy, nhận tinh khí của ngũ tạng lục phủ để tạng chứa, cho nên nếu ngũ tạng thịnh thì có thể cho chảy ra; nay nếu ngũ tạng đều suy, cân cốt bị yếu, không còn sức, Thiên qúy tận, do đó tóc và tóc mai bị trắng, thân thể nặng nề, bước đi không vững, và sẽ không có con”[19].
- Hoàng Đế hỏi : “Có những người đã già mà vẫn có thể có con, tại sao thế ?”[20]
- Kỳ Bá đáp : “Đó là trường hợp người đó bẩm thụ khí tiên thiên vượt mức, mạch đạo của khí hậu thiên còn thông, vì thế nên Thận khí hữu dư. Trường hợp này, con người có thể có con, nhưng dù sao, nam cũng không thể vượt qua tuổi bát bát, nữ cũng không thể vượt qua tuổi thất thất là tuổi mà tinh khí đều kiệt vậy”[21].
- Hoàng Đế hỏi : “Người nào biết tu dưỡng theo Thiên đạo, thì sống đến trăm tuổi, có con được không ?”(22]
- Kỳ Bá đáp : “Người nào biết tu dưỡng có thể thay cho tuổi già để bảo toàn hình thể, dù thân thể và tuổi tác có thọ, vẫn sinh con được”[23].
- Hoàng Đế hỏi : “Ta nghe bậc chân nhân thì thượng cổ chống giữ được với Thiên Địa, nắm giữ được Âm Dương, hô hấp tinh khí, đứng vững để giữ được thần, cơ và nhục rắn chắc. Cho nên họ sống quá tuổi thọ của Thiên Địa không có lúc chấm dứt, đó là do ở tu dưỡng đúng Đạo mà được như vậy [24].
Thì trung cổ, có bậc chí nhân, giữ Đức được thuần, giữ Đạo được toàn, hòa được với Âm Dương. điều được với tứ thì, tâm họ xa rời được những phiền toái của cuộc đời, thân tránh khỏi bị phiền nhiễu bởi thế tục, tích chứa được cái tinh, bảo toàn được cái thần, đi rong chơi trong cõi Trời Đất, nghe thấy trong cõi xa của tám phương,  Đây chính là phép làm cho tăng thêm tuổi thọ để được mạnh khỏe vậy, Những bậc này cũng sẽ có thể quay về với các bậc chân nhân [25].
Thứ đến là các bậc thánh nhân, đứng được trong cái hòa của Trời Đất, theo được cái lý của tám phương, thích ứng được với lòng ham muốn trong khoảng thế tục, không có cái Tâm tức giận, sân si; Hành động của họ không muốn xa rời với cuộc đời, cử chỉ họ không muốn trông vào nơi thế tục; Bên ngoài họ để hình thể mình bị lao nhọc bởi sự việc, bên trong không có cái lo lắng về tư tưởng, lấy sự điềm tĩnh, vui vẻ làm nhiệm vụ, lấy việc thực hiện cái Đạo là công lao; Hình thể họ không bị che lấp, tinh thần họ không bị phân tán; Được vậy, họ cũng sẽ sống được trăm tuổi [26].
Thứ đến là có bậc hiền nhân, Họ bắt chước theo lẽ vận hành của Trời Đất, mô phỏng theo cái tượng của mặt trời mặt trăng, sống theo sự thay đổi của Thiên vận, theo đúng lẽ nghịch tùng của Âm Dương, phân biệt rõ sự thay đổi của bốn mùa; Họ theo đúng được với nếp sống của người thượng cổ, thích hợp và đồng điệu với Thiên Đạo; Được như thế, họ cũng có thể làm tăng tuổi thọ đến chỗ cao nhất [27].
Thiên 2 : TỨ KHÍ ĐIỀU THẦN LUẬN

四气调神大论篇第二
春三月,此谓发陈,天地俱生,万物以荣,夜卧早起,广步于庭,被发缓形,以使志生,生而勿杀,予而勿夺,赏而勿罚,此春气之应,养生之道也。逆之则伤肝,夏为寒变,奉长者少。
夏三月,此谓蕃秀,天地气交,万物华实,夜卧早起,无厌于日,使志无怒,使华英成秀,使气得泄,若所爱在外,此夏气之应,养长之道也。逆之则伤心,秋为痎疟,奉收者少,冬至重病。
秋三月,此谓容平,天气以急,地气以明,早卧早起,与鸡俱兴,使志安宁,以缓秋刑,收敛神气,使秋气平,无外其志,使肺气清,此秋气之应,养收之道也。逆之则伤肺,冬为飧泄,奉藏者少。
冬三月,此谓闭藏,水冰地坼,无扰乎阳,早卧晚起,必待日光,使志若伏若匿,若有私意,若已有得,去寒就温,无泄皮肤,使气亟夺,此冬气之应,养藏之道也。逆之则伤肾,春为痿厥,奉生者少。
天气,清净光明者也,藏德不止,故不下也。天明则日月不明,邪害空窍,阳气者闭塞,地气者冒明,云雾不精,则上应白露不下。交通不表,万物命故不施,不施则名木多死。恶气不发,风雨不节,白露不下,则菀槁不荣。贼风数至,暴雨数起,天地四时不相保,与道相失,则未央绝灭。唯圣人从之,故身无奇病,万物不失,生气不竭。逆春气,则少阳不生,肝气内变。逆夏气,则太阳不长,心气内洞。逆秋气,则太阴不收,肺气焦满。逆冬气,则少阴不藏,肾气独。夫四时阴阳者,万物之根本也。所以圣人春夏养阳,秋冬养阴,以从其根,故与万物沉浮于生长之门。逆其根,则伐其本,坏其真矣。
故阴阳四时者,万物之终始也,死生之本也,逆之则灾害生,从之则苛疾不起,是谓得道。道者,圣人行之,愚者佩之。从阴阳则生。逆之则死,从之则治,逆之则乱。反顺为逆,是谓内格。
是故圣人不治已病,治未病,不治已乱,治未乱,此之谓也。夫病已成而后药之,乱已成而后治之,譬犹渴而穿井,而铸锥,不亦晚乎。
 Ba tháng mùa xuân gọi là lúc phô bầy cái mới mẻ, Trời đất đều đang lúc sinh, vạn vật được tươi tốt [1]. Con người nên đi ngủ muộn và thức dậy sớm, đi bộ trong sân, xõa tóc với dáng điệu hòa hoãn, tất cả nhằm làm cho cái chí với mình được sinh ra [2]. Chúng ta chỉ nên làm những hành động giúp cho sự sống (sinh)  mà không nên làm những hành động giết chết, nên cho mà không chiếm đoạt, nên thưởng thức mà không nên phạt [3]. Đó là chúng ta ứng với xuân khí, cũng là đạo ‘dưỡng sinh ‘ vậy [4]. Nếu nghịch lại, sẽ làm thương đến Can, đến mùa Hạ sẽ bị bệnh hàn, đó là vì xuân khí không ‘ phụng ‘ đủ khí ‘hạ trưởng ‘ cho mùa hạ [5].
Ba tháng mùa hạ gọi là thì của cây cỏ sum sê, tươi tốt, khí của Trời Đất giao nhau, vạn vật đều được kết trái, con người nên đi ngủ muộn và thức dậy sớm, đừng trễ lười vào những ngày hạ [6]ï. Tất cả nhằm làm cho cái chí của mình đừng ‘nộ’, làm cho anh hoa được chín đẹp [7]. Phải để cho hạ khí trong người thoát bớt ra ngoài, giống như là nó đi chơi ra ngoài một cách thích thú [8]. Đó là chúng ta ứng với hạ khí, cũng là Đạo ‘dưỡng trưởng’ [9]. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Tâm, sang mùa thu sẽ bị bệnh sốt rét, đó là vì hạ khí không ‘phụng’ đủ khí ‘thu Thu’ cho mùa thu, mùa đông đến sẽ bị trúng bệnh [10].
Ba tháng mùa thu gọi là thời của vạn vật thịnh và hoa trái được chín, khí Trời trôi nhanh, khí Đất sáng suả, Con người nên ngủ sớm và thức sớm, cùng gây hứng với gà [11]ø. Tất cả nhằm làm cho cái chí của mình được an tĩnh, làm cho tránh được khí tiêu sai (sát) của mùa thu [12]. Nên thu liễm Thần khí lại, làm cho chúng ta thích ứng được với khí dung bình của mùa thu, đừng để cho chí của mình thoát ra ngoài, làm cho Phế khí được thanh, đó là chúng ta thích ứng được với thu khí, cũng là Đạo “dưỡng thu” vậy [13]. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Phế, mùa đông sẽ bị bệnh tiêu chảy, đó là vì thu khí không “phụng” đủ khí “đông tạng” cho mùa đông [14].
Ba tháng mùa đông là thì vạn vật bế tạng, nước đóng băng, đất nứt nẻ, chúng ta không nên làm nhiễu loạn Dương khí,  nên ngủ sớm, dậy muộn, phải đợi có mặt trời rồi mới dậy, tất cả đều làm cho chí của mình như núp như trốn, như có ý riêng tư, như đã có được một cái gì [15]. Chúng ta phải tránh lạnh tìm ấm, đừng để cho Dương khí thoát ra ngoài bì phu, khiến cho chân khí bị hao tổn một cách nhanh chóng, đó là chúng ta thích ứng được với đông khí, cũng là Đạo ‘dưỡng tạng’[16]. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Thận, đến mùa xuân sẽ bị bệnh ‘nuy quyết’, đó là vì đông khí không “phụng” đủ khí “xuân sinh” cho mùa xuân [17].
     Thiên khí trong sạch và sáng sủa [18]. Thiên Đức ẩn tạng và vận hành không ngừng, cho nên không cần phải đi xuống [19]. Nếu Thiên khí (bộc lộ ra) thì mặt trời mặt trăng không còn sáng và do đó mà tà khí len vào làm hại các không khiếu [20]. Nếu Thiên khí bị bế tắc thì Địa khí sẽ mất ánh sáng [21]. Nếu vân và vụ không còn ‘tinh’ thì sẽ làm ảnh hưởng đến bên trên làm cho bạch lộ không giáng xuống được [22]. Nếu sự giao hòa giữa Thiên khí và Địa khí không bộc lộ sáng tỏ thì sức sống của vạn vật không thi hóa được, do đó đa số các danh mộc sẽ bị chết, ác khí sẽ phát dương rộng ra [23]. Gió mưa không trúng tiết, bạch lộ không rơi xuống thì cỏ và lúa sẽ không được tươi tốt [24]. Gió dữ cuộn đến, mưa bạo ào rơi, bốn mùa trong Trời Đất không còn giữ được điều hòa, sẽ làm thất đi cái Đạo Như vậy cuộc sống chưa được nửa đường đã bị tuyệt diệt [25]. Duy chỉ có bậc thánh nhân là theo đúng với Thiên Đạo, vì thế họ giữ được thân mình không bị bệnh lạ, vạn vật không mất đi lẽ sống, sinh khí không bị kiệt [26].
     Sống nghịch lại với xuân khí, sẽ làm khí Thiếu dương không sinh, Can khí bị nội biến [27]. Sống nghịch lại với hạ khí, sẽ làm cho khí Thái dương không trưởng, Tâm khí bị nội động [28]. Sống nghịch lại với thu khí thì khí Thái Âm không thu, Phế khí bị tiêu mãn [29]. Sống nghịch lại với đông khí thì khí Thiếu Âm không tạng, Thận khí bị độc trầm [30].
Ôi ! Âm Dương vận hành trong 4 mùa là cái căn (rễ), cái bản (gốc) của vạn vật [31]. Cho nên, bậc thánh nhân đến mùa xuân và mùa hạ thì dưỡng Dương, đến mùa thu và mùa đông thì dưỡng Âm, đó là để theo đúng với cái căn và cũng để cùng với vạn vật chìm nổi theo cánh cửa của việc sống chết [32].
Nếu sống nghịch lại với cái căn, đó là chặt đứt cái “bản”, là hủy hoại cái “chân” vậy [33].
Cho nên, Âm Dương vận hành trong 4 mùa là nơi chung thỉ của vạn vật, là cái gốc của việc sống chết [34]. Sống nghịch lại với Âm Dương thì tai và hại sẽ sinh ra, sống thuận theo với Âm Dương thì những tật bệnh nặng không thể xẩy, đó gọi là ‘đắc Đạo’ [35].
Đạo là con đường mà thánh nhân đi theo, kẻ ngu thì làm nghịch lại [36]. Theo đúng với Âm Dương thì sống, nghịch lại thì chết, theo đúng với Âm Dương thì trị (yên), nghịch lại thì loạn [37]. Xoay ngược cái thuận thành cái nghịch, gọi là ‘nội cách’ [38].
Cho nên, bậc thánh nhân không “trị : để ý, nghiên cứu” cái đã bệnh mà lo “trị” cái chưa bệnh, không “trị” cái đã loạn mà lo “trị” cái chưa loạn, đúng với ý nghĩa trên đã nói [39]. Ôi ! Đợi khi bệnh đã thành rồi mới dùng thuốc, đợi khi loạn đã thành rồi mới trị loạn, cũng ví như đợi khát (nước) rồi mới đào giếng, đợi lúc đánh nhau rồi mới đúc binh khí, như vậy, cũng chẳng là muộn lắm sao? [40].

Thiên 3 : SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
生气通天论篇第三
黄帝曰:夫自古通天者生之本,本于阴阳。天地之间,六合之内,其气九州、九窍、五藏、十二节,皆通乎天气。其生五,其气三,数犯此者,则邪气伤人,此寿命之本也。
苍天之气清净,则志意治,顺之则阳气固,虽有贼邪,弗能害也,此因时之序。故圣人传精神,服天气,而通神明。失之则内闭九窍,外壅肌肉,卫气散解,此谓自伤,气之削也。
阳气者若天与日,失其所,则折寿而不彰,故天运当以日光明。是故阳因而上,卫外者也。因于寒,欲如运枢,起居如惊,神气乃浮。因于暑,汗烦则喘喝,静则多言,体若燔炭,汗出而散。因于湿,首如裹,湿热不攘,大筋短,小筋弛长,短为拘,弛长为痿。因于气,为肿,四维相代,阳气乃竭。
阳气者,烦劳则张,精绝,辟积于夏,使人煎厥。目盲不可以视,耳闭不可以听,溃溃乎若坏都,汨汨乎不可止。阳气者,大怒则形气绝,而血菀于上,使人薄厥。有伤于筋,纵,其若不容,汗出偏沮,使人偏枯。汗出见湿,乃生痤。高粱之变,足生大丁,受如持虚。劳汗当风,寒薄为,郁乃痤。
阳气者,精则养神,柔则养筋。开阖不得,寒气从之,乃生大偻。陷脉为瘘。留连肉腠,俞气化薄,传为善畏,及为惊骇。营气不从,逆于肉理,乃生痈肿。魄汗未尽,形弱而气烁,穴俞以闭,发为风疟。
故风者,百病之始也,清静则肉腠闭拒,虽有大风苛毒,弗之能害,此因时之序也。
故病久则传化,上下不并,良医弗为。故阳畜积病死,而阳气当隔,隔者当写,不亟正治,粗乃败之。
故阳气者,一日而主外,平旦人气生,日中而阳气隆,日西而阳气已虚,气门乃闭。是故暮而收拒,无扰筋骨,无见雾露,反此三时,形乃困薄。
岐伯曰:阴者,藏精而起亟也,阳者,卫外而为固也。阴不胜其阳,则脉流薄疾,并乃狂。阳不胜其阴,则五藏气争,九窍不通。是以圣人陈阴阳,筋脉和同,骨髓坚固,气血皆从。如是则内外调和,邪不能害,耳目聪明,气立如故。
风客淫气,精乃亡,邪伤肝也。因而饱食,筋脉横解,肠澼为痔。因而大饮,则气逆。因而强力,肾气乃伤,高骨乃坏。
凡阴阳之要,阳密乃固,两者不和,若春无秋,若冬无夏,因而和之,是谓圣度。故阳强不能密,阴气乃绝,阴平阳秘,精神乃治,阴阳离决,精气乃绝。
因于露风,乃生寒热。是以春伤于风,邪气留连,乃为洞泄,夏伤于暑,秋为疟。秋伤于湿,上逆而咳,发为痿厥。冬伤于寒,春必温病。四时之气,更伤五藏。
阴之所生,本在五味,阴之五宫,伤在五味。是故味过于酸,肝气以津,脾气乃绝。味过于咸,大骨气劳,短肌,心气抑。味过于甘,心气喘满,色黑,肾气不衡。味过于苦,脾气不濡,胃气乃厚。味过于辛,筋脉沮弛,精神乃央。是故谨和五味,骨正筋柔,气血以流,腠理以密,如是,则骨气以精,谨道如法,长有天命。

Hoàng Đế hỏi : “Ôi ! từ xưa đến nay, mạng sống của con người đều thông với ‘Thiên’, gốc của mạng sống lấy gốc ở Âm Dương [1]. Trong khoảng Trời Đất, trong khoảng lục hợp, dù cho cửu châu ( dưới đất) hoặc cửu khiếu, ngũ tạng, thập nhị tiết trong con người, tất cả khí đó đều thông với ‘Thiên Khí’ [2]. Khí đó sinh ra ngũ hành, khí sinh ra ‘Tam khí’ [3]. Nếu con người nhiều lần phạm vào sự ‘thông khí’ đó thì tà khí sẽ làm ‘thương’ đến bên trong,  vì đây chính là cái ‘gốc’ của sự sống ‘thọ mệnh’ [4].
Khí của “trời xanh” là trong và sạch, (nếu sinh khí con người thông với Thiên khí) thì khí sẽ làm cho chí ý được bình trị [5]. Nếu con người sống thuận theo với sự thông khí đó thì sẽ làm cho Dương khí của mình được vững vàng, tuy có tặc tà đến, nó cũng không làm hại được [6]. Kết quả này là nhờ vào chúng ta sống thích ứng với sự thuận tư của tứ thì [7]. Bậc thánh nhân dựa vào đó để vận hành được cái tinh thần của mình, thích ứng được với Thiên khí, thông được với thần minh [8]. Ngược lại, nếu chúng ta sống làm mất đi cách sống “thông thiên” đó thì bên trong sẽ làm cho cửu khiếu bị bế, bên ngoài sẽ làm cho cơ nhục bị ủng, làm cho vai trò của “vệ khí” bị tán, bị giải,  Ta gọi đây là trường hợp tự mình làm ‘thương’ đến thân mình, tự mình làm cho ‘nguyên khí’ bị tước đoạt vậy [9].
Dương khí trong con người cũng giống như nhật khí trên trời, nếu chúng ta làm thất đi (Dương khí đó) tức là chúng ta đã làm gẫy đi tuổi thọ một cách không ngờ được [10]. Cho nên, nếu Thiên khí vận hành phải dựa vào nhật khí để có sự sáng suả, thì ở con người Dương khí cũng phải nhân đó mà vươn lên; đó là ý nghĩa của ‘vệ khí’ bảo vệ bên ngoài con người vậy [11]. Gặp lúc chúng ta ở vào mùa lạnh, chúng ta nên thích ứng với bên ngoài như cái chốt cửa vận xoay, nếu chúng ta vọng động trong việc thức ngủ thì thần khí chúng ta trôi nổi ra ngoài (không còn giữ được Dương khí nữa) [12]. Gặp lúc chúng ta ở vào mùa nóng nực nó sẽ làm cho mồ hôi ra, trong lòng phiền muộn rồi đưa đến hơi thở khó khăn, nhanh và khò khè [13]. (Nếu nhiệt tà tấn công vào trong, ảnh hưởng đến thần minh) thân hình chúng ta tuy có yên tĩnh, nhưng lại phải nói nhiều, thân hình nóng lên như đang trên lò than, cần phải ra mồ hôi mới giải được bệnh [14]. Gặp lúc chúng ta bị thương bởi thấp tà, đầu chúng ta sẽ nặng như có cái gì đó trùm lên trên. Nếu khí thấp nhiệt này không bị tiêu trừ, nó sẽ làm cho phần đại cân bị co rút và ngắn lại (co lại mà không duỗi ra được, nó sẽ làm cho phần tiểu cân sẽ bị giãn ra mà dài ra (duỗi ra mà không co lại được) [15]. Cân bị co rút và ngắn lại gọi là ‘câu’; Cân bị giãn ra mà dài ra gọi là ‘nuy’[16]. Nếu khí hư làm cho có bệnh thủng, tứ chi sẽ lần lượt phù thũng và động tác sẽ bị nhầm lẫn qua lại với nhau, đó là tình trạng Dương khí bị kiệt mà ra [17].
Dương khí trong con người, nếu bị phiền và lao nhọc thì sẽ bị căng thẳng, tinh khí bị tuyệt; và nếu cứ lập lại nhiều lần như thế cho đến mùa hạ, sẽ làm cho con người bị bệnh ‘tiên quyết’; hai mắt sẽ mờ không thấy gì nữa, tai bế không nghe được gì nữa, mênh mông như nước vỡ bờ, cuồn cuộn như dòng nước trôi đi mà không dừng lại [18]. Dương khí trong con người, nếu vì giận dữ nhiều thì hình khí bị tuyệt, huyết khí bị uất kết ở trên, khiến người ta bị bệnh ‘bạc quyết’ [19]. Có người bị thương đến cân khí, làm cho cân bị lơi lỏng, hành động có vẻ như không chủ động được nữa, nếu mồ hôi chảy ra nửa bên người, sẽ gây thành bệnh ‘thiên khô’ [20]. Nếu sau khi mồ hôi ra mà lại bị thấp tà tấn công sẽ bị bệnh ‘tỏa phất’ [21]. Sự tai hại của những người ăn nhiều món cao lương, thường sinh loại nhọt to còn gọi là ‘đinh’, bệnh xảy ra dễ dàng như cầm một cái vật (chén) rỗng để chứa đựng một vật khác [22]. Nếu sau khi làm việc mệt nhọc, mồ hôi ra lại đứng trước gió, hàn khí sẽ tấn công vào trong gây thành những mụn nhọt đỏ trên mặt và mũi, nếu uất khí tích lâu ngày thành những mụn sởi [23].
Dương khí trong con người nếu sinh hóa được tinh khí thì sẽ dưỡng được thần khí, nếu nó được nhu hòa thì nó sẽ dưỡng được cân khí [24]. Sự mở đóng (của bì phu, tấu lý) bị thất điệu sẽ làm cho hàn khí theo đó mà vào để sinh ra chứng lưng còng [25]. Khi bị hãm mạch (do tà khí tấn công vào trong mạch) sẽ thành chứng ‘lũ’; nếu nó lưu lại và gây ảnh hưởng với vùng cơ nhục, tấu lý, nó sẽ đi theo con đường của các du huyệt vào trong gây cho người bệnh chứng lo sợ và kinh hãi [26]. (Doanh khí vốn vận hành bên trong mạch, nay nếu hàn khí nhập vào kinh mạch) doanh khí sẽ không còn vận hành tuân theo con đường của nó, nó sẽ nghịch hành vào vùng cơ nhục và tấu lý, thế là nó sẽ gây thành chứng ung thủng [27]. Nếu mồ hôi (phách hạn) ra chưa hết, trong lúc hình thể lại suy nhược, khí lại bị tiêu đến kiệt, các du huyệt sẽ bị bế tắc không không, gây thành chứng ‘phong ngược’ [28].
Cho nên, phong là nguyên nhân bắt đầu của trăm bệnh [29]. Tuy nhiên, nếu (Dương khí) giữ được thanh tĩnh thì cơ nhục và tấu lý được đóng lại và gìn giữ cẩn thận, dù cho có những đại phong có tính hà khắc, độc hại cũng không thể nào hại chúng ta được [30]. Đó là nhờ chúng ta thích ứng được với sự thuận tự của tứ thì vậy [31].
Cho nên, nếu tà khí gây bệnh lâu ngày, nó sẽ truyền hóa, trên dưới không còn giao nhau nữa, bấy giờ dù có những bậc lương y, họ cũng không thể làm gì được! [32]
Vì thế, Dương khí bị súc tích cũng sẽ đưa đến chỗ chết [33]. Dương khí (súc tích) sẽ làm cách trở (không thông), và nếu đã bị cách trở như thế, chúng ta nên dùng phép tả [34]. Nếu chúng ta không có những cách trị liệu nhanh và chính xác, chỉ ứng phó bằng phương pháp vụng về, bệnh sẽ đi tới chỗ suy bại (tử vong) [35].
Vì thế, Dương khí của con người ban ngày chủ bên ngoài [36]. Sáng sớm, nhân khí của con người sinh ra, giữa trưa là lúc Dương khí thịnh lên, lúc mặt trời lặn về hướng tây là lúc Dương khí đã hư, “khí môn” bắt đầu đóng lại [37].
Vì thế, khi đêm đến chúng ta phải thu tạng (Dương khí) lại, đừng làm nhiễu loạn cân cốt, đừng có mặt ở những nơi có vụ và lộ (mù và móc) [38]. Nếu chúng ta sống nghịch lại với “3 thì” đó, hình thể chúng ta mới bị khốn đốn và suy bạc [39].
Kỳ Bá nói : “Âm có nhiệm vụ tạng tinh và ứng lên với (Dương khí) một cách nhanh chóng [40]. Dương có nhiệm vụ bảo vệ bên ngoài một cách vững vàng [41]. Nếu Âm không thắng được Dương sẽ làm cho mạch lưu hành một cách cấp bách, (và nếu Dương khí) trùng với Dương khí sẽ làm cho cuồng [42]. Nếu Dương không thắng được Âm sẽ làm cho khí của ngũ tạng cùng tranh nhau và sẽ làm cho cửu khiếu bất thông [43]. Cho nên bậc thánh nhân sống  thuận với Âm Dương, nhờ vậy mà cân và mạch được hòa đồng, cốt tủy được vững chắc, khí và huyết vận hành theo đúng chiều của mình [44]. Được vậy thì bên trong và bên ngoài được điều hòa, tà khí không làm hại được ta, tai và mắt được thông và minh, chân khí của chúng ta đứng vững theo lẽ ‘thường’ của nó [45].
Khi mà phong tà vào ở khách tràn ngập trong thân thể con người, nó sẽ làm hại chân khí, tinh khí sẽ bị hao tổn, thế là tà khí sẽ làm “thương” đến Can khí [46]. Nếu vì ăn quá no, (Trường Vị bị uất tích và)  cân mạch sẽ bị tổn thương và buông lơi, chứng ‘trường phích’ gây thành chứng trĩ [47]. Nếu vì uống (rượu) quá nhiều nó sẽ làm cho khí bị nghịch [48]. Nếu vì ráng sức làm việc, Thận khí sẽ bị ‘thương’, xương ‘cao cốt’ sẽ bị bại hoại [49].
Điểm quan yếu nhất của Âm Dương, đó là Dương khí phải được kín đáo và bảo vệ bên ngoài vững vàng [50]. Nếu cả hai, Âm và Dương, không còn hòa điệu với nhau sẽ ví như có mùa xuân mà không có mùa thu, có mùa đông mà không có mùa hạ [51]. Nếu làm cho cả hai được hòa điệu thì đó chính là một thứ pháp độ hay nhất [52]. Cho nên, nếu Dương khí quá kháng thịnh không có kín đáo và vững vàng nữa thì Âm khí sẽ bị tuyệt [53]. Nếu Âm được “bình” và Dương được “bí” (kín, vững) thì tinh thần mới được chính thường. Khi nào Âm Dương phân ly và tách rời nhau thì tinh khí mới tuyệt [54].
Nếu bị cảm bởi ‘lộ : móc’ và phong tà, sẽ sinh ra hàn nhiệt [55]. Vì thế, nếu mùa xuân bị ‘thương’ bởi phong khí, phong tà ở lại không đi, gây thành chứng ‘động tiết’; nếu mùa hạ bị ‘thương’ bởi thử khí, đến mùa thu sẽ thành bệnh sốt rét; nếu mùa thu bị ‘thương’ bởi thấp khí, nó sẽ nghịch lên trên thành bệnh ho, sau đó sẽ thành chứng ‘nuy quyết’; nếu mùa đông bị ‘thương’ bởi hàn khí, mùa xuân sẽ thành bệnh ‘ôn’ [56]. Cho nên, khí của bốn mùa sẽ thay đổi nhau để làm ‘thương’ đến ngũ tạng [57].
Âm được sinh ra lấy gốc ở ngũ vị; nhưng ngũ tạng thuộc Âm lại bị ‘thương’ cũng bởi ngũ vị [58]. Vì thế, thức ăn quá nhiều vị chua (toan), Can khí sẽ thịnh, Tỳ khí bị tuyệt [59]. Thức ăn quá nhiều vị mặn (hàm), khí của đại cốt bị lao thương, cơ nhục bị co ngắn lại, Tâm khí bị uất ức [60]. Thức ăn quá nhiều vị ngọt (cam), khí của Tâm làm cho suyễn và đầy, sắc mặt đen, Thận khí không còn bình hành [61]. Thức ăn quá nhiều vị đắng, Tỳ khí không còn nhu nhuận, Vị khí bị trướng mãn [62]. Thức ăn quá nhiều vị cay (tân), cân mạch bị bại hoại và buông lỏng, tinh thần cũng bị tổn thương [63]. Cho nên, nếu cẩn thận trong việc điều hòa ‘ngũ vị trong thức ăn’, cốt tiết sẽ được ngay thẳng, cân mạch được nhu hòa, khí huyết được lưu thông, tấu lý kín đáo, được vậy thì cốt khí được tinh cường [64]. Mọi người nên cẩn trọng theo đúng với phép ‘dưỡng sinh’ thì  tuổi trời của mình sẽ được hưởng trọn [65]. 

 Thiên 4 : KIM QUĨ CHÂN NGÔN LUẬN
金匮真言论篇第四
黄帝问曰:天有八风,经有五风,何谓?岐伯对曰:八风发邪,以为经风,触五藏,邪气发病。所谓得四时之胜者,春胜长夏,长夏胜冬,冬胜夏,夏胜秋,秋胜春,所谓四时之胜也。
东风生于春,病在肝,俞在颈项;南风生于夏,病在心,俞在胸胁;西风生于秋,病在肺,俞在肩背;北风生于冬,病在肾,俞在腰股;中央为土,病在脾,俞在脊。故春气者病在头,夏气者病在藏,秋气者病在肩背,冬气者病在四支。
故春善病鼽衄,仲夏善病胸胁,长夏善病洞泄寒中,秋善病风疟,冬善病痹厥。故冬不按蹻,春不鼽衄,春不病颈项,仲夏不病胸胁,长夏不病洞泄寒中,秋不病风疟,冬不病痹厥,飧泄而汗出也。
夫精者身之本也。故藏于精者春不病温。夏暑汗不出者,秋成风疟。此平人脉法也。
故曰:阴中有阴,阳中有阳。平旦至日中,天之阳,阳中之阳也;日中至黄昏,天之阳,阳中之阴也;合夜至鸡鸣,天之阴,阴中之阴也;鸡鸣至平旦,天之阴,阴中之阳也。
故人亦应之。夫言人之阴阳,则外为阳,内为阴。言人身之阴阳,则背为阳,腹为阴。言人身之藏府中阴阳。则藏者为阴,府者为阳。肝心脾肺肾五藏,皆为阴。胆胃大肠小肠膀胱三焦六府,皆为阳。所以欲知阴中之阴阳中之阳者何也,为冬病在阴,夏病在阳,春病在阴,秋病在阳,皆视其所在,为施针石也。故背为阳,阳中之阳,心也;背为阳,阳中之阴,肺也;腹为阴,阴中之阴,肾也;腹为阴,阴中之阳,肝也;腹为阴,阴中之至阴,脾也。此皆阴阳表里内外雌雄相俞应也,故以应天之阴阳也。
帝曰:五藏应四时,各有收受乎?岐伯曰:有。东方青色,入通于肝,开窍于目,藏精于肝,其病发惊骇。其味酸,其类草木,其畜鸡,其谷麦,其应四时,上为岁星,是以春气在头也,其音角,其数八,是以知病之在筋也,其臭臊。
南方赤色,入通于心,开窍于耳,藏精于心,故病在五藏,其味苦,其类火,其畜羊,其谷黍,其应四时,上为荧惑星,是以知病之在脉也,其音徵,其数七,其臭焦。
中央黄色,入通于脾,开窍于口,藏精于脾,故病在舌本,其味甘,其类土,其畜牛,其谷稷,其应四时,上为镇星,是以知病之在肉也,其音宫,其数五,其臭香。
西方白色,入通于肺,开窍于鼻,藏精于肺,故病在背,其味辛,其类金,其畜马,其谷稻,其应四时,上为太白星,是以知病之在皮毛也,其音商,其数九,其臭腥。
北方黑色,入通于肾,开窍于二阴,藏精于肾,故病在谿,其味咸,其类水,其畜彘,其谷豆,其应四时,上为辰星,是以知病之在骨也,其音羽,其数六,其臭腐。故善为脉者,谨察五藏六府,一逆一从,阴阳表里雌雄之纪,藏之心意,合心于精,非其人勿教,非其真勿授,是谓得道。

Hoàng Đế hỏi: ‘Trời có 8 thứ gió, Kinh có 5 thứ gió, là nghĩa thế nào’? [1]
Kỳ Bá thưa: ‘Tám thứ gió nếu là ‘tà phong’, phạm vào kinh, tức thành Kinh phong, nó xÂm vào 5 tạng, bệnh sẽ do đó mà phát sinh [2].
Chỉ cần được cái ‘sở thắng’ của 4 mùa, như : Xuân thắng Trường hạ, Trường hạ thắng Đông, Đông thắng Hạ, Hạ thắng Thu, Thu thắng Xuân. Đó tức là cái sở thắng của nó [3].
Đông phong sinh về mùa Xuân, bệnh phát tại Can du và cổ gáy [4]. Nam phong sinh về mùa Hạ, bệnh phát tại Tâm du và Hung hiếp [5]. Tây phong sinh về mùa thu, bệnh phát tại Phế du và vai, lưng [6]. Bắc phong sinh về mùa Đông, bệnh phát tại Thận du và lưng, đùi [7].  Trung ương là Thổ, bệnh phát tại Tỳ du và cột sống [8].
Cho nên,  Xuân khí, thường phát bệnh tại đầu,  Hạ khí, thường phát bệnh tại tạng, Thu khí, thường phát bệnh tại vai và lưng; Đông khí, thường phát bệnh tại tứ chi.
Cho nên, về mùa Đông nếu biết giữ gìn cẩn thận, không để cho dương khí quá háo tán ra ngoài, thì sang Xuân sẽ không bị các chứng như chảy máu cam, và bệnh ở cổ gáy. Trọng hạ không bị bệnh ở ngực sườn , Trường hạ không bị đổng tiết, trong bụng lạnh, Thu không bị phong ngược, Đông không bị tý quyết và xôn tiết hãn xuất .
Nghĩ như tinh, là cái gốc của sinh mệnh con người. Cho nên người biết tạng tinh (giữ gìn, dè dặt) thì mùa xuân không mắc bệnh ôn. Về mùa Hạ, nếu thủ hãn (nắng nực ra mồ hôi) không tiết ra được, sang thu sẽ thành bệnh phong ngược... Đó là mạch pháp của bình nhân người thường, không bệnh.
Cho nên nói rằng trong Âm có Âm, trong Dương có Dương. Trong một ngày thì ban ngày là dương, ban đêm là âm. Từ sáng sớm đến giữa trưa, là Dương ở trong Dương, từ giữa trưa  đến hoàng hôn, là Âm ở trong Dương, từ hoàng hôn đến gà gáy, là Âm ở trong Âm, từ gà gáy đến  sáng sớm, là Dương ở trong Âm. Cho nên con người cũng ứng theo như vậy.
Nói về Âm Dương thuộc con người thì: ngoài là Dương trong là Âm, sau lưng là Dương, trước bụng là Âm; nói về Âm Dương ở trong tạng phủ con người thì: tạng là Âm, Phủ là Dương.
Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận là 5 tạng, đều thuộc Âm, Đảm, Vị, Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang, Tam tiêu là 6 phủ đều thuộc Dương.
Sở dĩ muốn biết: Âm ở trong Âm, Dương ở trong Dương, là vì: Mùa Đông bệnh tại Âm, mùa Hạ bệnh Dương, mùa Xuân  bệnh tại Âm, mùa thu bệnh tại Dương... Biết được bệnh tại đâu, có thể dùng chÂm thạch để điều trị.
Cho nên, lưng thuộc Dương, mà Dương ở trong Dương, tức là Tâm, nếu Âm ở trong Dương, lại là Phế, Phúc thuộc Âm, mà Âm ở trong Âm, tức là Thận; nếu Dương ở trong Âm, lại là Can, Phúc thuộc Âm, nếu chi Âm ở trong Âm, lại là Tỳ.
Đó đều là sự du ứng của Âm, Dương, Biểu, Lý, Nóäi, Ngoại, Tạng, Phủ vậy.
Hoàng Đế hỏi:
Năm tạng ứng với bốn mùa, vậy có sự thâu thụ (tiếp nhận, liên lạc) vì không?
Kỳ Bá thưa:
Có !
Đông phương sắc xanh ... Thông vào Can, khai khiếu lên mắt, tạng Tinh ở Can. Phát ra bệnh thành chứng kinh sợ. Về vị là chua, thuộc về loài thảo mộc, thuộc về lục súc là con gà, thuộc về ngũ cốc là lúa mạch, thuộc về bốn mùa trên ứng với Tuế tinh, Xuân khí, thuộc về bộ phận đầu; thuộc về âm thanh là cung giốc, thuộc về số là số tám, thuộc về mùi là mùi hôi. Do đó, biết là thường phát sinh ra bệnh ở gân.

Nam phương sắc đỏ ... Thông vào với tạng Tâm, khai khiếu lên tai, tạng tinh ở Tâm. Bệnh phát sinh ở cả 5 Tạng, về vị là vị đắng (khổ) và thuộc về hỏa, thuộc về lục súc là dê, thuộc về ngũ cốc là thử, thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Huỳnh,  thuộc về âm là cung chủy, thuộc về số là số 7, thuộc về mùi là mùi hắc, do đó; biết là thường sinh bệnh ở mạch.

Trung ương sắc vàng ... Thông vào với Tỳ, khai khiếu lên miệng. Tạng tinh ở Tỳ, Bệnh phát sinh ở cuống lưỡi , về vị là ngọt (cam), và thuộc về Thổ, thuộc về lục súc là con bò, thuộc về ngũ cốc là tắc, thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Chấn, thuộc về âm là cung,  thuộc về số là số 5,  thuộc về mùi là mùi thơm, do đó, biết là thường sinh bệnh tại nhục - thịt.

Tây phương sắc trắng ... Thông vào với Phế, khai khiếu ở mũi, tạng tinh ở Phế, bệnh phát sinh ở vai, về vị là cay  và thuộc về Kim, thuộc về lục súc là ngựa, thuộc về ngũ cốc là đạo,  thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Thái bạch, thuộc về âm là cung thương, thuộc về số là số chín, thuộc về mùi là mùi tanh, do đó biết là thường sinh bệnh tại bì mao.

Bắc phương sắc đen ... Thông vào với Thận, khai khiếu ở nhị Âm (tiền Âm và hậu Âm), tạng tinh với Thận, Bệnh phát sinh ở Khê, về vị là vị mặn và thuộc về Thủy, thuộc về lục súc là con heo, thuộc về ngũ cốc là đậu, về bốn mùa thì ứng với sao Thần, về âm là cung vũ, về số là số 6,  về mùi là mùi húc mục, do đó, biết là thường sinh bệnh tại xương.
Vậy nên người giỏi về xem mạch: phải xét rõ sự ‘nghịch tòng’ của 5 tạng, 6 phủ, và cái  cội nguồn của Âm, Dương, Biểu, Lý và Tạng, Phủ... ghi nhớ ở trong tâm ý, hợp với tinh thần, sẽ biết được rõ rệt, khỏi phải hồ đồ thế là đắc đ

            THIÊN 5ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

阴阳应象大论篇第五

黄帝曰:阴阳者,天地之道也,万物之纲纪,变化之父母,生杀之本始,神明之府也。治病必求于本。故积阳为天,积阴为地。阴静阳躁,阳生阴长,阳杀阴藏。阳化气,阴成形。寒极生热,热极生寒。寒气生浊,热气生清。清气在下,则生飧泄;浊气在上,则生(月真)胀。此阴阳反作,病之逆从也。
故清阳为天,浊阴为地;地气上为云,天气下为雨;雨出地气,云出天气。故清阳出上窍,浊阴出下窍;清阳发腠理,浊阴走五藏;清阳实四支,浊阴归六府。
水为阴,火为阳,阳为气,阴为味。味归形,形归气,气归精,精归化,精食气,形食味,化生精,气生形。味伤形,气伤精,精化为气,气伤于味。
阴味出下窍,阳气出上窍。味厚者为阴,薄为阴之阳。气厚者为阳,薄为阳之阴。味厚则泄,薄则通。气薄则发泄,厚则发热。壮火之气衰,少火之气壮。壮火食气,气食少火。壮火散气,少火生气。
气味辛甘发散为阳,酸苦涌泄为阴。阴胜则阳病,阳胜则阴病。阳胜则热,阴胜则寒。重寒则热,重热则寒。寒伤形,热伤气。气伤痛,形伤肿。故先痛而后肿者,气伤形也;先肿而后痛者,形伤气也。
风胜则动,热胜则肿,燥胜则干,寒胜则浮,湿胜则濡写。
天有四时五行,以生长收藏,以生寒暑燥湿风。人有五藏,化五气,以生喜怒悲忧恐。故喜怒伤气,寒暑伤形。暴怒伤阴,暴喜伤阳。厥气上行,满脉去形。喜怒不节,寒暑过度,生乃不固。故重阴必阳,重阳必阴。
故曰:冬伤于寒,春必温病;春伤于风,夏生飧泄;夏伤于暑,秋必痎疟;秋伤于湿,冬生咳嗽。
帝曰:余闻上古圣人,论理人形,列别藏府,端络经脉,会通六合,各从其经,气穴所发各有处名,谿谷属骨皆有所起,分部逆从,各有条理,四时阴阳,尽有经纪,外内之应,皆有表里,其信然乎?
岐伯对曰:东方生风,风生木,木生酸,酸生肝,肝生筋,筋生心,肝主目。其在天为玄,在人为道,在地为化。化生五味,道生智,玄生神,神在天为风,在地为木,在体为筋,在藏为肝,在色为苍,在音为角,在声为呼,在变动为握,在窍为目,在味为酸,在志为怒。怒伤肝,悲胜怒;风伤筋,燥胜风;酸伤筋,辛胜酸。
南方生热,热生火,火生苦,苦生心,心生血,血生脾,心主舌。其在天为热,在地为火,在体为脉,在藏为心,在色为赤,在音为徵,在声为笑,在变动为忧,在窍为舌,在味为苦,在志为喜。喜伤心,恐胜喜;热伤气,寒胜热,苦伤气,咸胜苦。
中央生湿,湿生土,土生甘,甘生脾,脾生肉,肉生肺,脾主口。其在天为湿,在地为土,在体为肉,在藏为脾,在色为黄,在音为宫,在声为歌,在变动为哕,在窍为口,在味为甘,在志为思。思伤脾,怒胜思;湿伤肉,风胜湿;甘伤肉,酸胜甘。
西方生燥,燥生金,金生辛,辛生肺,肺生皮毛,皮毛生肾,肺主鼻。其在天为燥,在地为金,在体为皮毛,在藏为肺,在色为白,在音为商,在声为哭,在变动为咳,在窍为鼻,在味为辛,在志为忧。忧伤肺,喜胜忧;热伤皮毛,寒胜热;辛伤皮毛,苦胜辛。
北方生寒,寒生水,水生咸,咸生肾,肾生骨髓,髓生肝,肾主耳。其在天为寒,在地为水,在体为骨,在藏为肾,在色为黑,在音为羽,在声为呻,在变动为栗,在窍为耳,在味为咸,在志为恐。恐伤肾,思胜恐;寒伤血,燥胜寒;咸伤血,甘胜咸。
故曰:天地者,万物之上下也;阴阳者,血气之男女也;左右者,阴阳之道路也;水火者,阴阳之徵兆也;阴阳者,万物之能始也。故曰:阴在内,阳之守也;阳在外,阴之使也。
帝曰:法阴阳奈何?岐伯曰:阳胜则身热,腠理闭,喘粗为之仰,汗不出而热,齿干以烦冤,腹满,死,能冬不能夏。阴胜则身寒,汗出,身常清,数栗而寒,寒则厥,厥则腹满,死,能夏不能冬。此阴阳更胜之变,病之形能也。
帝曰:调此二者奈何?岐伯曰:能知七损八益,则二者可调,不知用此,则早衰之节也。年四十,而阴气自半也,起居衰矣。年五十,体重,耳目不聪明矣。年六十,阴痿,气大衰,九窍不利,下虚上实,涕泣俱出矣。故曰:知之则强,不知则老,故同出而名异耳。智者察同,愚者察异,愚者不足,智者有余,有余则耳目聪明,身体轻强,老者复壮,壮者益治。是以圣人为无为之事,乐恬憺之能,从欲快志于虚无之守,故寿命无穷,与天地终,此圣人之治身也。
天不足西北,故西北方阴也,而人右耳目不如左明也。地不满东南,故东南方阳也,而人左手足不如右强也。帝曰:何以然?岐伯曰:东方阳也,阳者其精并于上,并于上,则上明而下虚,故使耳目聪明,而手足不便也。西方阴也,阴者其精并于下,并于下,则下盛而上虚,故其耳目不聪明,而手足便也。故俱感于邪,其在上则右甚,在下则左甚,此天地阴阳所不能全也,故邪居之。
故天有精,地有形,天有八纪,地有五里,故能为万物之父母。清阳上天,浊阴归地,是故天地之动静,神明为之纲纪,故能以生长收藏,终而复始。惟贤人上配天以养头,下象地以养足,中傍人事以养五藏。天气通于肺,地气通于嗌,风气通于肝,雷气通于心,谷气通于脾,雨气通于肾。六经为川,肠胃为海,九窍为水注之气。以天地为之阴阳,阳之汗,以天地之雨名之;阳之气,以天地之疾风名之。暴气象雷,逆气象阳。故治不法天之纪,不用地之理,则灾害至矣。
故邪风之至,疾如风雨,故善治者治皮毛,其次治肌肤,其次治筋脉,其次治六府,其次治五藏。治五藏者,半死半生也。故天之邪气,感则害人五藏;水谷之寒热,感则害于六府;地之湿气,感则害皮肉筋脉。
故善用针者,从阴引阳,从阳引阴,以右治左,以左治右,以我知彼,以表知里,以观过与不及之理,见微得过,用之不殆。善诊者,察色按脉,先别阴阳;审清浊,而知部分;视喘息,听音声,而知所苦;观权衡规矩,而知病所主。按尺寸,观浮沉滑涩,而知病所生;以治无过,以诊则不失矣。
故曰:病之始起也,可刺而已;其盛,可待衰而已。故因其轻而扬之,因其重而减之,因其衰而彰之。形不足者,温之以气;精不足者,补之以味。其高者,因而越之;其下者,引而竭之;中满者,写之于内;其有邪者,渍形以为汗;其在皮者,汗而发之;其慓悍者,按而收之;其实者,散而写之。审其阴阳,以别柔刚,阳病治阴,阴病治阳,定其血气,各守其乡,血实宜决之,气虚宜掣引之。

Hoàng Đế nói: Âm Dương là đạo của trời đất,  là giường mối của muôn vật, là cha mẹ của sự biến hóa, là gốc ngọn của sự sinh sái, là cái kho chứa mọi sự thần minh (1).
Trị bệnh phải tìm tới gốc (2). Nên biết rằng, tích lũy nhiều Dương là trời, tích lũy nhiều Âm là Đất (3). Âm thì tĩnh, Dương thì táo (4). Dương sinh ra, Âm nuôi lớn (5). Dương giảm đi, Âm tiềm tạng (6). Dương hóa khí, Âm thành hình (7). Hàn cực sinh ra Nhiệt, Nhiệt cực sinh ra Hàn (8). Khí hàn sinh ra chất trọc (đục), khí nhiệt sinh ra chất thanh (trong) (9). Thanh khí ở bộ phận dưới thì sinh chứng xôn tiết, trọc khí ở bộ phận trên thì sinh chứng điền trướng (đầy tức) (10). Đó là Âm Dương ở trong người do sự ‘Nghịch tùng’ mà sinh bệnh vậy (11).
Cho nên thanh Dương là trời, trọc Âm là đất, khí đất bốc lên thành mây, khí trời giáng xuống thành mưa, mưa làm ra bởi địa khí, mây làm ra bởi thiên khí (12). Thanh dương tiết lên thượng khiếu, trọc Âm tiết xuống hạ khiếu (13).  Thanh dương phát ra tấu lý, trọc Âm chạy vào năm Tạng (14).  Thanh dương đầy đủ ở tứ chi trọc Âm qui tụ về lục phủ (15).

Thủy là Âm: Hỏa là Dương (16). Dương là khí, Âm là vị (17). Vị theo về hình, hình theo về khí, khí theo về tinh, tinh theo về hóa (18). Tinh nhờ ở khí, hình nhờ ở vị (3) (19). Do hóa sinh ra tinh, do khí sinh ra hình  (20).

Vị làm thương hình, khí làm thương tinh (21).
Tinh hóa làm khí, khí thương bởi vị (22).
Âm vị tiết ra hạ khiếu, Dương khí tiết ra thượng khiếu (23).
Vị hậu thuộc về Âm, bạc thuộc về dương (24).
Vị hậu thì phát tiết, bạc thì không, khí bạc thì phát tiết, hậu thì phát nhiệt. Cái khí của tráng hỏa suy, thì cái khí của thiếu hỏa tráng (25).
Tráng hỏa ‘thu hút’ khí, khí ‘thu hút’ thiếu hỏa (26).

Tráng hỏa làm tán khí, thiếu hỏa sẽ sinh khí(27).
Khí vị tân, cam, công năng của nó chuyên về phát tán, thuộc Dương (28). Khí vị toan, khổ, công năng của nó có thể dũng liệt, thuộc Âm (29).

Âm thắng thì Dương sẽ mắc bệnh 
Dương thắng thì Âm sẽ mắc bệnh (30). 
Dương thắng thì nhiệt, Âm thắng thì hàn (31).
Gặp (trùng) hàn thì hóa nhiệt, gặp nhiệt thì hóa hàn (32).
Hàn làm thương hình, nhiệt làm thương khí (33). 
Khí bị tổn thương thành bệnh đau, 
Hình bị thương thành bệnh thũng (34).
Nếu trước đau mà sau mới thũng, đó là khí làm thương hình; nếu trước thũng mà sau mới đau, đó là hình làm thương khí(35).

Phong thắng thì sinh ra động (36). Nhiệt thắng thì sinh ra thũng (37). Táo thắng thì sinh ra can (38). Hàn thắng thì sinh ra ‘phù’ (thần khí phù việt) (39). Thấp thắng thì sinh ra ‘nhu tiết’ (ẩm thấp), tiết tả (40).

Trời có bốn mùa, năm hành để thi hành sự sinh trưởng, thâu, tạng, và để sinh ra các khí hàn, thử, táo, thấp, phong (41).
Người có năm tạng hóa ra năm khí, để sinh ra hỷ, nóùä, bi, ưu khủng  (42).
Cho nên, hỷ với nộ làm thương đến khí, hàn với thử làm thương đến hình  (43).
Bạo nộ thì thương đến Âm, bạo hỷ thì thương đến hình (44).
Nếu khí dẫn ngược lên, mạch sẽ bị đầy tràn, ly thoát mất cái hình của chân tạng (45).
Hỷ, nộ không hạn chế, hàn thử để quá độ, sinh mệnh sẽ không được bền (46).
Cho nên ‘Trùng Âm’ tất bệnh dương, ‘Trùng dương’ tất bệnh Âm (47).
Mùa Đông bị thương về hàn, tới mùa Xuân tất phát bệnh ôn (48) ; mùa Xuân bị thương về phong, tới mùa Hạ tất sẽ phát bệnh xôn tiết (49). Mùa Hạ bị thương về thử, tới mùa Thu tất phát bệnh hơi ngược (50). Mùa Thu bị thương về thấp, tới mùa Đông tất phát bệnh khái thấu (51).

Hoàng Đế hỏi rằng:
Tôi nghe các bực thánh nhân đời thượng cổ, hiểu rõ thân thể con người, về tạng, phủ thì phân biệt rõ ràng, Về kinh mạch thì xét rõ đầu mối; Về ‘lục hợp’ của mạch, nêu rõ xự hội thông của nóù; Về các ‘khí huyệt’ thì chỉ rõ từng nơi và ấn định tên của nó. Về các ‘khê, cốc’ đều chỉ rõ cái chỗ bắt đầu của nó; Về bộ phận bì phu, có nghịch có tùng, đều có điều lý; Về bốn mùa, Âm dương, đều có kinh hỷ, và ứng vào thân thể con người, đều có biểu lý liên lạc với nhau...Có thật thế chăng ?(52).

Kỳ Bá thưa rằng:
Đông phương sinh ra phong (gió), phong sinh mộc, mộc sinh toan, toan sinh can, can sinh cân (gân), cân sinh tâm, Can chủ về mắt (53).

Theo lẽ đó, ở trời gọi là ‘huyền’, ở người gọi là ‘đạo’, ở đất thì là ‘hóa’, hóa sinh năm vị (54). Đạo sinh ra trí, huyền sinh ra thần (55).
Thần ở trời tức là khí phong; ở đất tức là hành mộc, ở thân thể con người tức cân; ở tạng phủ con người tức Can. (56)

Ở sắc là màu xanh; ở Âm là âm giác; ở tiếng là tiếng hô (thở ra, reo hò); ở sự biến động là ác (nắm tay lại, hình dung sự co gân); ở khiếu là mắt; ở vị là toan; ở chí là nộ (57).
Nộ (giận) làm thương Can, bi sẽ thắng nộ; phong làm thương cân, táo sẽ thắng phong; toan làm thương cân, tân sẽ thắng toan (59).

Nam phương sinh nhiệt (nóng), nhiệt sinh hỏa (1) hỏa sinh khổ, khổ sinh Tâm. Tâm chủ huyết, huyết sinh Tỳ, Tâm chủ về lưỡi (60).
Theo lẽ đó, ở trời là khí nhiệt, ở đất là hành hỏa ở thể là mạch, ở tạng là Tâm (61).

Ở sắc là xích (đỏ), ở Âm là Âm chủy, ở tiếng là tiếng cười, ở sự biến động là ưu (lo), ở khiếu là lưỡi, ở vị là khổ, ở chí là hỷ (62).
Hỷ quá thì thương Tâm, khủng sẽ thắng hỷ; 
Nhiệt quá thì thương khí; hàn sẽ thắng nhiệt; khổ làm thương khí, hàn sẽ thắng khổ (63).

Trung ương sinh thấp
Thấp sinh thổ, thổ sinh cam, cam sinh Tỳ, Tỳ sinh nhục, nhục sinh Phế, Tỳ chủ về miệng (64).

Theo lẽ đó, ở trời là khí thấp, ở đất là hành thổ, ở thể là nhục, ở Tạng là Tỳ. Ở sắc là sắc vàng, ở Âm là âm cung, ở tiếng là tiếng hát, ở sự biến động là uế. Ở khiếu là miệng, ở vị là cam, ở chí là tư (nghĩ ngợi) (65).
Tư quá thì thương Tỳ, nộ sẽ thắng tư; thấp quá thì thương nhục, phong sẽ thắng thấp, cam quá thì thương nhục, toan sẽ thắng cam(66)

Tây phương sinh Táo
Táo sinh Kim, Kim sinh tân, Tân sinh Phế; Phế sinh bì mao, bì mao sinh Thận; Phế chủ về mũi (67).

Theo lẽ đó, ở trời là khí táo, ở đất là hành kim, ở thân thể là bì mao, ở Tạng là Phế, ở sắc là sắc trắng, ở Âm là âm thương, ở tiếng là tiếng khóc; ở sự biến động là ho, ở khiếu là mũi, ở vị là tân; ở chí là ưu (68).
Ưu làm thương Phế, hỷ sẽ thắng ưu, nhiệt làm thương bì mao, hàn sẽ thắng nhiệt, tân làm thương bì mao, khổ sẽ thắng tân (69).

Bắc phương sinh hàn 
Hàn sinh thủy, thủy sinh hàm, hàm sinh thận, thận sinh cốt tủy, tủy sinh can, thận chủ về tai (70).

Theo lẽ đó, ở trời là khí hàn, ở đất là hành thủy; ở thân thể là xương, ở Tạng là Thận, ở sắc là sắc đen, ở Âm là âm vũ, ở tiếng là tiếng thở dài, ở sự biến động là run rẩy, ở khiếu là tai, ở vị là hàm, ở chí là khủng (71).
Khủng quá thương Thận, tư sẽ thắng khủng; Hàn quá làm thương huyết, Táo sẽ thắng hàn, Hàm quá làm thương huyết, cam sẽ thắng hàm (72).
Cho nên nói rằng: trời đất là một  bộ, vị trên và dưới của muôn vật, Âm với dương, đối với người là huyết khí của nam nữ (73).

Tả với hữu là đường lối của Âm dương, thủy với hỏa là triệu chứng của Âm dương, Âm với dương là trước sau của muôn vật (74).

Nên chú ý rằng: Âm ở bên trong, nhờ có sự giữ gìn của dương ở bên ngoài. Dương ở bên ngoài nhờ sự sai khiến của Âm ở bên trong (75).

Hoàng Đế hỏi rằng:  Nên bắt chước ở Âm Dương như thế nào? (76).

Kỳ Bá thưa rằng: Dương thắng thì mình nóng, tấu lý vít lấp, thở mạnh và khó cúi hoặc ngửa, mồ hôi không ra mà nhiệt, răng se; do đó thành phiền oán (bực dọc, nóng nảy), bụng đầy, thuộc chứng chết, chỉ qua được mùa đông, không qua được mùa Hạ (77).

Âm thắng thì mình lạnh, mồ hôi ra, mình thường mát, thường run và rét. Rét thì quyết, quyết thì bụng đầy, thuộc chứng chết, chỉ qua được mùa Hạ không qua được mùa Đông. Đó là sự biến của Âm Dương ‘thiên thắng’, và là chứng trạng phát hiện vậy (78).

Hoàng Đế hỏi rằng: Muốn điều dưỡng hai khí âm dương, phải làm sao?(79).
Kỳ Bá thưa rằng: Nếu biết được cái lẽ ‘thất tổn, bát ích’, thì hai khí ấy có thể điều hòa. Nếu không biết, sẽ là cái cơ tảo suy vậy. (80)

Con người, năm bốn mươi tuổi, Âm khí đã tới phân nửa, sự khởi cư đã suy rồi (81)
Tới năm năm mươi tuổi, thân thể nặng nề, tai mắt không còn sáng tỏ nữa (82)
Tới năm sáu mươi tuổi, thì Âm suy, khí đã rất suy, chín khiếu không thông lợi, dưới hư trên thực, nước mũi nước mắt thường chảy ra (83).

Cho nên nói: biết thì khỏe mạnh, không biết thì chóng già (84).

Thần khí, vốn ‘cùng ‘ sinh ra ở Âm tinh, mà về sau cái danh nó ‘khác’ đấy thôi (85).  Người trí xét rõ tự chỗ ‘đồng’ (cùng), còn kẻ ngu trí biết xét ở chỗ ‘dị’ (khác), kẻ ngu thường bất túc người trí thường hữu dư (86).
Vì hữu dư nên tai mắt sáng tỏ, thân thể khỏe mạnh, đến tuổi lão mà vẫn được như trai tráng; đã trai tráng mà lại càng đầy đủ thêm(87).

Vì thế nên bực thánh nhân làm cái việc ‘vô vi’ vui cái yên ‘điềm đạm’, thuận dục khoái chí ở trong cái phạm vi ‘hư vô’ (88). Cho nên thọ mệnh vô cùng, sống chung trời đất...Đó là phương pháp trị thân của bậc thánh nhân vậy (89).

- Trời ‘bất túc’ về phương tây bắc, Tây bắc thuộc Âm, do đó, con người tai mắt bên hữu không sáng bằng bên ta(90). Û Đất ‘bất mãn’ về phương đông nam, Đông nam thuộc dương, do đó, con người tay chân tả không mạnh bằng bên hữu (91).

Hoàng Đế hỏi: Vì cớ sao? (92).

Kỳ Bá thưa rằng: Phương đông thuộc Dương, Vì là dương, nên tinh khi dồn lên trên thì trên sáng mà dưới hư, cho nên khiến tai mắt sáng tỏ mà tay chân không mạnh (93). Phương tây thuộc Âm, Vì là Âm, nên tinh khí dồn ở dưới, dồn ở dưới thì dưới thịnh mà trên hư, cho nên khiến tai mắt không sáng tỏ, mà tay chân được mạnh (94).

Cho nên, đều là cảm phải tà khí, mà về bộ phận trên thì bên hữu nặng hơn, về bộ phận dưới thì bên tả nặng hơn (95). Đó chính vì thiên địa âm dương không thể toàn vẹn được, nên tà khí cũng do chỗ thiếu hụt ấy để xâm lấn (96).
Cho nên, trời có tinh, đất có hình, trời có tám cõi, đất có năm hành, vì thế mới có thể làm được cha mẹ cả muôn vật (97).
Thanh dương bốc lên trời, trọc Âm theo xuống đất (98).

Nhân có sự động tĩnh, làm giường mối cho sự ‘thần minh’ nên mới phát triển được cái công   năng sinh, trưởng, thâu, tàng, hết rồi lại có (99).
Chỉ bực người hiền, về bộ phận trên biết bắt chước trời để nuôi đầu, bộ phận dưới biết bắt  chước đết để nuôi chân, về bộ phận giữa lựa theo nhân sự để nuôi năm tạng (100).

Thiên khí thông vào phế, địa khí thông vào ách (thực quản), phong khí thông vào Can, lôi khí thông vào Tâm, cốc khí thông vào Tỳ, vũ khí thông vào Thận (101).
Sáu kinh coi như sông, trường vị coi như biển, chín khiếu là nơi tiết ra của hơi nước (102).

Lấy Âm dương của trời đất làm Âm dương của con người (103)
Dương hãn, mượn tiếng ‘vũ’ của trời đất để đặt làm tên (104).
Dương khí, mượn tiếng ‘lôi’ của trời đất để đặt tên (105).
Bạo khí tượng với lôi, nghịch khí tượng với dương (106).

- Vậy về phương pháp trị liệu, nếu không bắt chước cái lý Âm dương của trời đất, sẽ khó thoát tai hại (107).

Cho nên khí tà phong nó đến, gấp hơn gió mưa (108). Người chữa bệnh giỏi, vhữa bệnh ngay từ lúc tà còn ở bì mao; bực thứ nữa, chữa tà khí vào tới cơ phu, bực thứ nữa, chữa khí tà vào tới cân mạch, lại bực thứ nữa, chữa khí tà vào tới sáu phủ, lại bực thứ nữa, chữa khí tà vào tới năm tạng. Để tà vào tới năm tạng thì nửa chết, nửa sống (109). 
 Nếu cảm nhiễm phải tà khí của trời, thì sẽ hại tới năm tạng, nếu cảm nhiễm về sự nóng hay lạnh của loài thủy cốc thì sẽ hại tới sáu phu(110).û.
 Nếu cảm nhiễm phải thấp khí của đất, thì sẽ hại tới bì, nhục, cân, mạch (111).
Cho nên người khéo dùng châm, từ Âm phận dẫn qua dương phận, từ dương phận dẫn qua Âm phận. lấy bên hữu để trị bên tả, lấy bên tả để trị bên hữu, lấy ngoài biểu để biết trong lý, lấy tinh thần của mình để hiểu biết bệnh tình của người bệnh (113).
 Do đó, để xem cái nguyên nhân của bệnh nó phát sinh từ đâu, và cái lý tà, chính, hư, thực như thế nào...Như thế mới khỏi gây nên tai hại  (114).
Người khéo ‘chẩn’, xét ở sắc, ấn vào mạch, phải phân biệt Âm Dương trước đã (115). Xét rõ thanh hay trọc, để biết thuộc về bộ phận nào (116). Coi hơi thở, nghe tiếng nói, mà biết được sự đau đớn thế nào (117). Xem quyền, hành, qui, củ để mà biết được bệnh nó chủ về đâu[118]. Ấn tay vào bộ Xích, Thốn nhận rõ Phù, Trầm, Hoạt, Sắc ... mà biết được bệnh do đâu mà sinh ra (119). Rồi lại xem đến cả người không có bệnh, để rút kinh nghiệm, như thế sẽ không nhầm lẫn nữa (120).
Bệnh khi mới phát sinh, có thể dùng châm thích cho khỏi, khi bệnh thế đã thịnh, đừng vội dứt bỏ châm, đợi tà khí suy dần, sẽ thôi (121).
 Nhân cái lúc bệnh tà còn nhẹ, mà phạt dương cho nó tiết ra, đến khi bệnh thế đã thịnh, phải để cho nó giảm bớt dần, đến khi bệnh thế đã suy thì phải giúp ích chính khí cho nó đầy đủ thêm(122).
 Hình bất túc, dùng khí để ôn, tinh bất túc, dùng vị để bổ (123).
Nếu bệnh tà ở phần trên, làm cho nó vọt lên, nếu ở bộ phận dưới, dẫn cho nó hạ xuống, nếu đầy ở bộ phận giữa, nên theo bên trong mà tả (124).
 Nếu là tà biểu, tẩm vào nước cho phát hãn (125); Nếu ở bì mao làm cho phát tán (126); Nếu tà khí quá mạnh, nên dùng phép án ma cho thâu dẫn (127); nếu là thực, nên tán và tả (128).
 Xét rõ Âm dương, để chia nhu cương. Dương bệnh trị ở Âm, Âm bệnh trị ở dương (129).
 Định rõ khí huyết, cần giữ bộ vị (130). Nếu huyết thực, làm cho nó hành, nếu khí hư, nên tuyên dẫn cho thông xướng (131).
 THIÊN 6 :  ÂM DƯƠNG LY HỢP LUẬN
 Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi nghe: trời là dương, đất là Âm; nhật là dương, nguyệt là Âm. Hợp cả tháng đủ, tháng thiếu, cộng có 360 ngày, thành một năm. Con người cũng ứng theo như vậy. Nay xét về ba kinh Âm, ba kinh Dương, lại có khi không tương ứng, là vì sao? (1).
Kỳ Bá thưa rằng: Về Âm dương, lúc bắt đầu, đếm có thể tới 10, suy ra có thể tới số trăm, do trăm đếm tới nghìn, do nghìn đếm tới vạn...Rồi đếm không thể đếm. Nhưng về cốt yếu, vẫn chỉ là có ‘một’ (2).
Trời che, đất chở, muôn vật mới sinh. Khi chưa tiết ra khỏi mặt đất, mệnh danh là Âm xử, tức là Âm ở trong Âm, khi đã tiết ra khỏi mặt đất, mệnh danh là Dương ở trong Âm (3).
Dương phát triển ra chính khí, Âm đứng vào địa vị chủ trì, Nhờ đó, sự sinh phát triển ở mùa xuân, sự trưởng phát triển ở mùa Đông. Nếu trái lẽ thường đó, khi bốn mùa của trời đất sẽ bị vít lấp (4).
Vậy cái lẽ biến của Âm dương, hợp với thể chất của con người, cũng có thể đếm mà biết được (5).
Hoàng Đế hỏi rằng: Xin cho biết sự ly hợp của ba kinh Âm ba kinh Dương (6).
Kỳ Bá thưa rằng: Thánh nhân ngảnh mặt sang phương Nam để trị dân, phía trước gọi là Quảng minh, phía sau gọi là Thái xung (7).
Cái nơi phát sinh ra Thái xung, gọi là Thiếu Âm (tức thận); phía trên Thiếu Âm gọi là Thái dương (tức Bàng quang) (8). Thái dương gốc phát khởi từ chí Âm, kết ở Mệnh môn, gọi là Dương ở trong Âm (9).
Từ khoảng giữa mình trở lên, gọi là Quảng minh (4). Phía dưới Quảng minh là Thái Âm, phía trước Thái Âm là Dương minh  (6), Dương minh gốc phát khởi từ Lệ đoái, gọi là Dương ở trong Âm(10).
Về ‘biểu’: của Quyết Âm là Thiếu dương (6). Thiếu dương gốc phát khởi từ Khiếu Âm, gọi là Thiếu dương ở trong Âm (8) (11).
Xem đó thì biết: sự ly hợp của ba kinh Dương. Thái dương là khai (mở), Dương minh là hạp (đóng) Thiếu dương là khu (cối cửa) (12)
Ba kinh đó không nên để trái ngược nhau, ‘bác’ mà không ‘phù’, mệnh danh là Nhất dương (13).
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho Biết sự ly hợp của ba kinh Âm?...(14).
Kỳ Bá thưa:
Ở bên ngoài là Dương, ở bên trong là Âm (1) (15). Vậy ở bộ phận giữa thuộc Âm, mạch Thái xung ở về phía dưới, nên gọi là Thái Âm (16). Thái Âm gốc phát khỏi tự Aån bạch, gọi là Âm ở trong Âm (17). Phía sau Thái Âm là Thiếu Âm (Thận) (18). Thiếu Âm gốc phát khỏi từ Dũng tuyền gọi là Thiếu Âm ở trong Âm (19).
Phía trước thiếu Âm, gọi là quyệt Âm. Quyệt Âm gốc phát khỏi từ Đại đôn. Đó là ‘tuyệt dương’, trong Âm kinh, và gọi là ‘tuyệt Âm’ (19). Do đó, sự ly hợp của ba kinh Âm: Thái Âm là khai, quyết Âm là hạp, Thiếu Âm là khu (21).
Ba kinh đó không nên để trái ngược nhau ‘bác’ chớ trầm, mệnh danh là nhất Âm (22).
Âm Dương đi lại không ngừng, chứa chất sự lưu truyền làm một chu, khi ở lý và biểu, cùng nhau thành công (23).

 THIÊN  7 :  ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

阴阳别论篇第七

黄帝问曰:人有四经十二从,何谓?岐伯对曰:四经应四时,十二从应十二月,十二月应十二脉。脉有阴阳,知阳者知阴,知阴者知阳。凡阳有五,五五二十五阳。所谓阴者,真藏也,见则为败,败必死也;所谓阳者,胃脘之阳也。别于阳者,知病处也;别于阴者,知死生之期。

三阳在头,三阴在手,所谓一也。别于阳者,知病忌时;别于阴者,知死生之期。谨熟阴阳,无与众谋。

所谓阴阳者,去者为阴,至者为阳;静者为阴,动者为阳;迟者为阴,数者为阳。凡持真脉之藏脉者,肝至悬绝急,十八日死;心至悬绝,九日死;肺至悬绝,十二日死;肾至悬绝,七日死;脾至悬绝,四日死。

曰:二阳之病发心脾,有不得隐曲,女子不月;其传为风消,其传为息贲者,死不治。

曰:三阳为病,发寒热,下为痈肿,及为痿厥(月耑)(疒[娟-女]);其传为索泽,其传为颓疝。

曰:一阳发病,少气善咳善泄;其传为心掣,其传为隔。

二阳一阴发病,主惊骇背痛,善噫善欠,名曰风厥。

二阴一阳发病,善胀心满善气。

三阳三阴发病,为偏枯痿易,四支不举。

一阳曰钩,鼓一阴曰毛,鼓阳胜急曰弦,鼓阳至而绝曰石,阴阳相过曰溜。

阴争于内,阳扰于外,魄汗未藏,四逆而起,起则熏肺,使人喘鸣。阴之所生,和本曰和。是故刚与刚,阳气破散,阴气乃消亡。淖则刚柔不和,经气乃绝。

死阴之属,不过三日而死;生阳之属,不过四日而死。所谓生阳死阴者,肝之心,谓之生阳。心之肺,谓之死阴。肺之肾,谓之重阴。肾之脾,谓之辟阴,死不治。

结阳者,肿四支。结阴者便血一升,再结二升,三结三升。阴阳结斜,多阴少阳曰石水,少腹肿。二阳结谓之消,三阳结谓之隔,三阴结谓之水,一阴一阳结谓之喉痹。阴搏阳别谓之有子。阴阳虚肠辟死。阳加于阴谓之汗。阴虚阳搏谓之崩。

三阴俱搏,二十日夜半死。二阴俱搏,十三日夕时死。一阴俱搏,十日死。三阳俱搏且鼓,三日死。三阴三阳俱搏,心腹满,发尽不得隐曲,五日死。二阳俱搏,其病温,死不治,不过十日死。

 Hoàng Đế hỏi:
Người có 4 kinh, 12 tùng là thế nào? (24).

Kỳ Bá thưa:

Bốn kinh ứng với 4 mùa, 12 tùng ứng 12 tháng, mười hai tháng ứng 12 mạch (25).

Mạch có Âm Dương khác nhau. Biết dương sẽ biết được Âm, biết Âm sẽ biết được dương (26).

Phàm về Dương gồm có cả năm. Năm lần năm sẽ có hai mươi nhăm phần Dương (26).

Phàm gọi là Âm, tức là chân tạng. Nếu chân tạng hiện sẽ bại, bại sẽ chết (27).

Phàm gọi là Dương tức là dương của Vị quản (28).

Phân biệt được Dương sẽ biết được bệnh ở đâu; Phân biệt được Âm sẽ biết được thì kỳ chết hay sống (29). Mạch của ba kinh Dương ở đầu, mạch của ba kinh Âm ở tay, nhưng cũng chỉ do có một (30).

Phân biệt được mạch về Dương, sẽ biết được cái ngày kỵ của bệnh; phân biệt được mạch về Âm sẽ biết được thì kỳ chết hay sống (31).

Nhớ kỹ mạch về Âm dương, không nên tin lời bàn bậy (32).

Phàm mạch gọi là Âm dương: nhân ở ‘khứ’ là Âm, ‘chí’ là dương, tĩnh là Âm, động là dương, trì là Âm, sác là dương (33). Phàm muốn nhận mạch của chân tạng, nếu can ‘chí’ huyền tuyệt và ‘cấp’, 18 ngày sẽ chết; Tâm ‘chí’ huyền tuyệt, 9 ngày sẽ chết; Phế ‘chí’ huyền tuyệt, 12 ngày sẽ chết; Thận ‘chí’ huyền tuyệt, 7 ngày sẽ chết; Tỳ ‘chí’ huyền tuyệt, 4 ngày sẽ chết (34).

Bệnh về Nhị dương, phát sinh bởi Tâm và Tỳ. Về con gái, do sự uất kết, khiến cho nguyệt sự không thấy rồi truyền thành chứng phong tiêu. Nếu lại truyền làm chứng Tức bôn sẽ chết không chữa được (35).

Bệnh về Tam dương, phát ra chứng hàn nhiệt (rét nóng), ở bộ phận dưới thành chứng ung thũng, với ‘nuy, quyết, suyễn quyên’ .
Hoặc lại thêm chứng bì phu khô khan, hoặc chứng ‘đồi sán’ (2) (36).
Bệnh về Nhất dương thiểu khí (ít hơi) hay ho, hay tiết (1) (37).
Rồi truyền thành chứng Tâm thống, và thành chứng Cánh (2)
Bệnh về Nhị dương Nhất Âm, chủ về kinh hãi, bối thống, hay ợ, hay vươn vai...gọi là chứng phong quyết (38).

Bệnh  về Nhị Âm Nhất dương, hay trướng, Tâm mãn, hay thở dài (1) (39).
Bệnh và Tam dương Tam Âm gây nên chứng thiên khô, nuy dịch, và tứ chi không cử động được (1) (40)

ấn vào mạch, thấy bật lên ‘nhất dương’, gọi là câu; thấy bật lên ‘nhất Âm’ gọi là Mao; thấy dương mạch bật lên mà cấp, gọi là Huyền; thấy dương mạch bật lên mà tuyệt, gọi Thạch;, thấy Âm Dương hai mạch, có vẻ bình quân, gọi là Lưu  (41).

Âm tranh dành ở bên trong, Dương rắc rối ở bên ngoài; phách hãn không thâu tạng, tức nghịch sẽ nóùåi dậy; rồi hun lên Phế, gây nên suyễn minh  (42).

Âm đó sinh ra, gốc có hòa mới là hòa (2). Nếu cương gặp cương, Dương khí sẽ bị phá tán. Âm khí cũng bị tiêu vong  (43).

Cương nhu không hòa, kinh khí sẽ tuyệt  (44).

Về loài tử Âm, chẳng qua 3 ngày thì chết; về loài sinh dương, chẳng qua 4 ngày thì chết (45).

Can truyền sang Tâm v.v... gọi là Sinh dương;, Tâm truyền sang Phế; gọi là tử Âm (46).

Phế truyền sang Thận, gọi là trùng Âm; Thận truyền sang Tỳ, gọi là tịch Âm. Chết, không chữa được (47).

Nếu kết về dương, thì thũng ở tứ chi  (48).

Nếu kết về Âm, thì tiện huyết hai thăng, tái kết thì hai thăng, tam kết thì ba thăng (49). Nếu kết ở khoảng Âm dương khe nhau, nhiều về bên Âm, ít về bên dương, thì gọi là Thạch thủy, thũng ở Thiếu phúc  (50).

Hai dương kết, gọi là Tiêu  (51).
Ba dương kết, gọi là Cách  (52).
Ba Âm kết, gọi là Thủy (53)
Một Âm một dương kết, gọi là Hầu tý (54).
Âm ‘bác’ Dương ‘biệt’, là mạch có thai, Âm dương đều hư, sẽ sinh chứng trường tiết mà chết  (55).
Dương xen vào Âm, sẽ thành chứng hãn; Âm ‘hư’, dương, ‘bác’, sẽ thành chứng băng (56).
Mạch ở Tam Âm đều ‘bác’, tới nửa đêm ngày thứ hai mươi, sẽ chết (57)
Mạch ở Nhị Âm đều ‘bác’, tới lúc mặt trời lặn ngày thứ mười ba, sẽ chết (58)
Mạch ở Nhất Âm đều ‘bác’, tới  ngày thứ mười sẽ chết  (59)
Mạch ở Tam dương đều ‘bác’ và ‘cổ’, tới ngày thứ ba sẽ chết (60)

Mạch ở Tam Âm, Tam dương đều ‘bác’, Tâm mãn (đầy) Âm Dương ở phục bộ phát ra hết, như có sự uất kết...Tới ngày thứ năm, sẽ chết (61).
Mạch ở Nhị dương đều ‘bác’, sẽ mắc bệnh ‘ôn’, nguy; không quá 10 ngày, sẽ chết (62).
THIÊN  8 :   LINH LAN BÍ ĐIỂN LUẬN
Hoàng Đế hỏi rằng:
Xin cho biết 12 Tạng có những nhiệm vụ gì và quí tiện như thế nào?  (63)
Kỳ Bá thưa răng: (64)
Tâm là một cơ quan quân chủ, thần minh do đó mà sinh ra  (65).
Phế là một cơ quan tương truyền, chi tiết do đó mà sinh ra  (66)
Can là một cơ quan Tướng quân, mưu lự do đó mà sinh ra  (67)
Đởm là một cơ quan Trung chính, quyết đoán do đó mà sinh ra  (68).
Chiên trung là một cơ quan thần sứ, hỷ lạc do đó mà sinh ra (69)
Tỳ Vị là một cơ quan thương lẫm (kho đụn), năm vị đó mà sinh ra  (70)
Đại  trường là một cơ quan truyền đạo (đưa dẫn, bài tiết) sự biến hóa do đó mà ra (71)
Tiểu trường là một cơ quan thụ thinh (chứa đựng), hóa vật do đó mà sinh ra  (72)
Thận là một cơ quan Tác cường, kỹ xảo do đó mà sinh ra (73).
Tam tiêu là một cơ quan quyết độc, thủy đạo do đó mà sinh ra (74)
Bàng quang là một cơ quan châu đô,  tân dịch chứa ở đó, khi hóa thì sẽ tiết ra (75).
Phàm 12 cơ quan ở trên, không nên để cho ‘tương thất’ (76)
Cho nên, nếu chủ ‘minh’ thì dưới yên. Lấy lẽ đó để dưỡng sinh thì sống lâu, trọn đời không bị đau ốm, lấy lẽ đó để trị thiên hạ, thì thái bình (77).
Chủ không minh thì 12 cơ quan sẽ nguy, sứ đạo (tứ tâm) vít lấp, thân hình bị thương. Lấy lẽ đó để dưỡng sinh thì sinh đau ốm, lấy lẽ đó để trị thiên hạ, thì rối loạn. Nên phải răn giữ lắm mới được (78).
Chí đạo rất huyền vi, biến hóa thật vô cùng, ai biết tới gốc nguồn (79)
Ở trong cõi mờ tối, ai người biết mấu chốt? Lo nghĩ suốt đêm  ngày, sao cho được nên hay ? (80).
Cái số hoảng hốt, nảy ra từ hào ly; cái số hào ly, nảy ra từ độ lượng; từ nghìn suy đến vạn, rồi càng suy càng lớn thêm mãi, cho tới khối thể cùng cực, thân hình mới được chính (81).
Hoàng Đế nói rằng:
Thiện lắm thay! Tôi nghe cái đạo ‘tinh, quang’ thực là cái đức lớn của bực đại thánh. Muốn làm cho tuyên minh đạo ấy, nếu không trai giới, chọn ngày tốt, không giám thừa nhân (82).
Đế liền chọn ngày tốt, để bài luận trên đây vào trong nhà Linh lan (83).
 THIÊN  9 : LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

六节藏象论篇第九

黄帝问曰:余闻天以六六之节,以成一岁,人以九九制会,计人亦有三百六十五节,以为天地久矣,不知其所谓也。岐伯对曰:昭乎哉问也,请遂言之。夫六六之节,九九制会者,所以正天之度、气之数也。天度者,所以制日月之行也;气数者,所以纪化生之用也。

天为阳,地为阴;日为阳,月为阴。行有分纪,周有道理,日行一度,月行十三度而有奇焉,故大小月三百六十五日而成岁,积气余而盈闰矣。立端于始,表正于中,推余于终,而天度毕矣。

帝曰:余已闻天度矣,愿闻气数何以合之。岐伯曰:天以六六为节,地以九九制会,天有十日,日六竟而周甲,甲六复而终岁,三百六十日法也。夫自古通天者,生之本,本于阴阳。其气九州九窍,皆通乎天气。故其生五,其气三,三而成天,三而成地,三而成人,三而三之,合则为九,九分为九野,九野为九藏,故形藏四,神藏五,合为九藏以应之也。

帝曰:余已闻六六九九之会也,夫子言积气盈闰,愿闻何谓气。请夫子发蒙解惑焉。岐伯曰:此上帝所秘,先师传之也。帝曰:请遂闻之。岐伯曰:五日谓之候,三候谓之气,六气谓之时,四时谓之岁,而各从其主治焉。五运相袭,而皆治之,终朞之日,周而复始,时立气布,如环无端,候亦同法。故曰:不知年之所加,气之盛衰,虚实之所起,不可以为工矣。

帝曰:五运之始,如环无端,其太过不及何如?岐伯曰:五气更立,各有所胜,盛虚之变,此其常也。帝曰:平气何如?岐伯曰:无过者也。帝曰:太过不及奈何?岐伯曰:在经有也。帝曰:何谓所胜?岐伯曰:春胜长夏,长夏胜冬,冬胜夏,夏胜秋,秋胜春,所谓得五行时之胜,各以气命其藏。帝曰:何以知其胜?岐伯曰:求其至也,皆归始春,未至而至,此谓太过,则薄所不胜,而乘所胜也,命曰气淫。不分邪僻内生,工不能禁。至而不至,此谓不及,则所胜妄行,而所生受病,所不胜薄之也,命曰气迫。所谓求其至者,气至之时也。谨候其时,气可与期,失时反候,五治不分,邪僻内生,工不能禁也。

帝曰:有不袭乎?岐伯曰:苍天之气,不得无常也。气之不袭,是谓非常,非常则变矣。帝曰:非常而变奈何?岐伯曰:变至则病,所胜则微,所不胜则甚,因而重感于邪,则死矣。故非其时则微,当其时则甚也。

帝曰:善。余闻气合而有形,因变以正名。天地之运,阴阳之化,其于万物,孰少孰多,可得闻乎?岐伯曰:悉哉问也,天至广不可度,地至大不可量,大神灵问,请陈其方。草生五色,五色之变,不可胜视,草生五味,五味之美,不可胜极,嗜欲不同,各有所通。天食人以五气,地食人以五味。五气入鼻,藏于心肺,上使五色修明,音声能彰。五味入口,藏于肠胃,味有所藏,以养五气,气和而生,津液相成,神乃自生。

帝曰:藏象何如?岐伯曰:心者,生之本,神之变也,其华在面,其充在血脉,为阳中之太阳,通于夏气。肺者,气之本,魄之处也,其华在毛,其充在皮,为阳中之太阴,通于秋气。肾者,主蛰,封藏之本,精之处也,其华在发,其充在骨,为阴中之少阴,通于冬气。肝者,罢极之本,魂之居也,其华在爪,其充在筋,以生血气,其味酸,其色苍,此为阳中之少阳,通于春气。脾胃大肠小肠三焦膀胱者,仓廪之本,营之居也,名曰器,能化糟粕,转味而入出者也,其华在唇四白,其充在肌,其味甘,其色黄,此至阴之类,通于土气。凡十一藏取决于胆也。

故人迎一盛病在少阳,二盛病在太阳,三盛病在阳明,四盛已上为格阳。寸口一盛,病在厥阴,二盛病在少阴,三盛病在太阴,四盛已上为关阴。人迎与寸口俱盛四倍已上为关格,关格之脉羸,不能极于天地之精气,则死矣。

 Hoàng Đế hỏi rằng:
Tôi nghe: Trời do cái tiết ‘sáu sáu’ để làm nên một năm; người do cái số ‘chín chín’ để ‘chế hội’; tính ra người cũng ba trăm sáu mươi nhăm tiết, để hợp với trời đất, đã lâu rồi. Nghĩa đó như sao, xin cho biết (1).
Kỳ Bá thưa rằng:
Cái tiết ‘sáu sáu’ và ‘chín chín’ chế hội, là cốt để phân rõ ‘thiên độ’ và ghi rõ ‘khí số’ (2).
Thiên độ cốt là chỉ để đo sự vận hành của nhật nguyệt (3). Khí số cốt để ghi cái công dụng của hóa sinh (4)
Thiên là dương, địa là Âm; nhật là dương, nguyệt là Âm; sự vận hành có phận kỷ, mỗi một chu có đường lối (5). Nhật vận hành được một độ, thì nguyệt vận hành được mười hai độ, mà còn lẻ nữa (6). Cho nên tính cả tháng thiếu, tháng đủ, cộng ba trăm sáu mươi nhăm ngày mà thành một năm, chứa các khí ‘doanh, sóc, hư’ lại mà thành ra tháng nhuận (7)
Lập cây thẳng làm nêu để nhận phương hướng, tính kỹ những giờ khắc thừa...Đó là hoàn tất cái nhiệm vụ thiên độ (8).
Hoàng Đế hỏi rằng:
Tôi đã được nghe thiên độ rồi. Xin cho nghe khí số, hợp lại với nhau như thế nào? (9)
Kỳ Bá thưa rằng :
Trời lấy ‘sáu sáu’ làm tiết, đất lấy ‘chín chín’ chế hội (10)
Trời có mười ngày, chọn sáu lần mười ngày mà chu giáp, thì thành một năm (11).
Những bực thông thiên đời xưa, biết được cái gốc về sự sống của con người, là gốc ở Âm dương. Cái khí đó ở đất thì là chín châu, ở người thì là chín khiếu, đề thông với tam khí (4).
Cho nên sinh ra năm tạng, mà khí thì có ba (5). Do ba mà thành đất, do ba mà thành người (6).
Ba mà nhân với ba, hợp lại thì thánh chín, chín chia ra làm chín dã (khu vực), chín đã chia ra làm chín tạng (7).
Cho nên ở con người, về hữu hình có bốn tạng về ‘thân có năm tạng’, hợp lại thành chín tạng để ứng với chín ‘dã’ ở trên (8).
Hoàng Đế hỏi rằng:
Tôi được nghe cái tiết ‘sáu sáu’ và cái số ‘chín chín’ rồi. Trên kia phu tử nói: ‘chứa khí...Thành nhuận’. Vậy chẳng hay thế nào là khí? (9)
Kỳ Bá thưa răng:
Năm ngày là một ‘hậu’, ba ‘hậu’ là một ‘khí’ sáu ‘khí’ là một mùa; bốn mùa là một năm...Mà đều theo khí của mùa để làm chủ trị (10).
Năm vận cùng rập theo nhau, để cùng đi, cứ đến chọn cái tháng cuối năm, hết vòng rồi lại bắt đầu. Mùa đã lập, khí tán bố, như vòng không chỗ nói. Về ‘hậu’ cũng một khuôn phép ấy (11)
Cho nên nói rằng ‘không biết sự ‘da lÂm’ trong một năm, sự suy hay thịnh của khí, và hư thực bởi đâu phát sinh...Không thể gọi là ‘lương công’ (12).
Hoàng Đế hỏi rằng:
Bắt đầu năm vận, quanh đi như vòng không đầu mối. Vậy về ‘thái quá’ và ‘bất cập’ như thế nào (13).
Kỳ Bá thưa rằng:
Năm khí thay đổi, đều có ‘sở thắng’, ‘thịnh’ hay ‘hư’ xảy ra là cái lệ thường (14).
Hoàng Đế hỏi rằng:
Năm khí thay đổi, đều có ‘sở thắng’, ‘thịnh’ hay ‘hư’ xảy ra cái lệ thường (15).
Hoàng Đế hỏi rằng:
Thế nào là bình khí ?(16)
Kỳ Bá thưa rằng:
Không sai với thường hậu là bình (17)
Hoàng Đế hỏi rằng:
Thế nào là thái quá bất cập?(18)
Kỳ Bá thưa rằng:
- Ở Kinh đã có nói rồi (19).
Hoàng Đế hỏi rằng:
Thế nào là Sở thắng?...(20)
Kỳ Bá thưa rằng:
Xuân thắng trường hạ, trường hạ thắng Đông, Đông thắng Hạ, Hạ thắng Thu, Thu thắng Xuân... Đó là được cái thắng về năm hành; nhân lấy cái khí đó để đặt tên cho Tạng (21).
Hoàng Đế hỏi rằng:
Sao lại biết là thắng?(22)
Kỳ Bá thưa rằng:
Cốt tìm ở cái khí của nó, nhưng đều phải bắt đầu từ mùa xuân. Nếu khí chửa đến mà đã đến, thì gọi là thái quá. Nóù sẽ bách cái ‘sở bất thắng’ mà lấn cái ‘sở thắng’. Như thế gọi là khi rÂm không phận, tật bệnh sẽ sinh ra ở bên trong, lương công cũng không thể ngăn được. Nếu đã đến mà không đến, thì gọi là bất cập. Như thế thì cái ‘sở thắng’ nó sẽ vọng hành, mà cái ‘sở sinh’ sẽ thu bệnh. Vì cái bất thắng nó bách đến nóùãi thế. Nên gọi là ‘khí bách’ (23).
Ta cần phải cầu cái lúc khi nó đến. Cẩn thận để chờ cho đúng lúc, khi có thể cùng hẹn. Nếu trái cái thì hậu ấy, thì cái khí của năm vận sẽ không phân, tật bệnh sẽ sinh ra ở bên trong, dù lương công cũng không chữa được (24).
Hoàng Đế hỏi rằng:
Có sự gì duyên tập chăng?(25)
Kỳ Bá thưa rằng:
Khí của trời, không thể nào vô thường, nếu khí không duyên tập, tức là phi thường, phi thường thì là biến (26).
Hoàng Đế hỏi rằng:
Phi thường thì sẽ biến như thế nào?(27)
Kỳ Bá thưa rằng:
Biến đến thì mắc bệnh, sở thắng thì nhẹ, sở bất thắng thì nặng. Nhân đó mà lại mắc thêm tà khí thì sẽ chết. Cho nên không phải ‘thì’ của nó thì bệnh nhẹ, đúng vào ‘thì’ của nó thì bệnh nặng (28).
Hoàng Đế hỏi rằng:
Tôi nghe: Khí hợp mà có hình, nhân biến mà đặt tên; cái vận của trời đất, sự hóa của Âm dương, đối với muôn vật, cái gì ít, cái gì nhiều, xin cho biết (29).
Kỳ Bá thưa rằng:
Loài thảo sinh ra năm sắc, đến sự biến của năm sắc, sức mắt không thể trông siết, loài thảo sinh ra năm vị, đến cái ngon của năm vị, người ta không thể dùng siết (30).
Sự thị dục của tạng không giống nhau, mà đều có giao thông với nhau.Trời nuôi con người lấy năm khí, đất nuôi con người bằng năm vị. Năm khí vào mũi, chứa ở Tâm Phế, khiến cho năm sắc sáng sủa, tiếng nói rõ ràng, năm vị vào miệng, chứa ở trường vị. Vị có nơi chứa, để nuôi năm khí. Khí hòa sẽ cùng sinh tân dịch thấm thuần, ‘thần’ do đó sẽ sinh ra   (31).
Hoàng Đế hỏi:
Hình tượng của các tạng như thế nào?(32)
Kỳ Bá thưa rằng:
Tâm là cái gốc của sinh mệnh con người, sự biến hóa của thần do đó là sinh ra. Vẻ tươi đẹp hiện lên mặt, và đầy đủ khắp huyết mạch. Nóù là kinh thái dương ở trong Dương, thông với khí mùa Hạ (33)
Phế là cái gốc của khí, phách ký túc ở đó. Nó phát hiện ra ngoài lông, và đầy ở trong bì phu. Nó là Thái Âm ở trong dương, thông với khí mùa Thu (34).
Thận là mộc nơi gốc của sự bế tạng, ‘tinh’ chứa ở nơi đó. Nó tốt đẹp lên tóc, đầy đủ ở trong xương, Nó là Âm ở trong thiếu Âm, thông với khí mùa Đông (35).
Can là cái gốc của sự làm lụng khó nhọc, hồn ký túc ở đó. Nơi tươi đẹp ra các móng tay chân, và đầy đủ ở trong gân. Nơi sinh ra huyết khí. Thuộc về vị là chua, thuộc về sắc là sanh. Nơi là Thiếu dương ở trong dương, thông với khi mùa Xuân (36).
Tỳ, Vị, Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng Quang...là cái gốc của kho đụn. Vinh gửi ở nơi đó, gọi nó là một cơ quan như đồ dùng. Nóù hóa được các chất cặn bã, và du chuyển các vị vào hay ra. Nó tươi đẹp lên môi và xung quanh miệng. Nó đầy đủ ra ở thịt. Thuộc về là vị ngọt, thuộc về sắc là vàng. Nó là chi Âm, thông với thổ khí (5).
Tổng cộng tất cả mười một tạng, đều thủ quyết ở Đởm. (37)
Cho nên: mạch ở nhân nghinh thấy một thịnh, thì bệnh ở Thiếu dương, thấy hai thịnh thì bệnh ở Thái dương; thấy ba thịnh thì bệnh ở Dương minh; thấy bốn thịnh trở lên thì tức là cách dương (38).
Mạch ở thốn khẩu thấy một thịnh, thì bệnh ở Quyết Âm thấy hai thịnh thì bệnh Thiếu Âm; thấy ba thịnh thì bệnh ở Thái Âm. Thấy bốn thịnh trở lên thì tức là Quan Âm (39).
Mạch ở nhân nghinh với thốn khẩu đều thấy thịnh, gấp bốn lần trở lên thì gọi là quan cách. Mạch về chứng quan cách, nếu quá không thể hợp được với tinh khí của trời đất, thì sẽ phải chết (40).

 THIÊN  10 : NGŨ TẠNG SINH THÀNH
 Tâm, hợp với mạch, vinh ra ở sắc, nó chủ ở Thận (1).
Phế, hợp với bì (da), vinh ra ở lông, nó chủ ở Tâm  (2)
Can, hợp với Tâm, vinh ra ở trảo (các móng tay chân), nó chủ ở Phế (3)
Tỳ hợp với Nhục (thịt), vinh ra ở môi, nó chủ ở Can  (4)
Thận, hợp với Cốt (xương), vinh ra ở tóc, nó chủ ở Tỳ (5)
Cho nên, ăn nhiều vị mặn (hàm) thì mạch đọng xít mà sắc biến (6). Ăn nhiều vị đắng (khổ) thì bì khô mà mao rụng (7).  Ăn nhiều vị cay (tân) thì cân cập (rút, khó co duỗi) mà trảo khô (8). Aên nhiều vị chua (toan) thì thịt (nhục) xúc (chùn) lại, mà môi rộp lên (9). Ăn nhiều vị ngọt (cam) thì xương đau mà tóc rụng (10).       
Đó là sự bị thương của năm Tạng do năm vị gây nên (11).
Cho nên: Tâm ưa vị khổ, Phế ưa vị tân, Tỳ ưa vị cam. Can ưa vị toan, Thận ưa vị hàm... (12) . Đó là cái ‘hợp’ của năm vị đối với năm Tạng, do đó mới nuôi khí của năm Tạng (13).
Phàm sắc hiện ra mặt: xanh bợt như sắc cỏ héo, thì chết, vàng bệch như sắc chỉ xác, thì chết, đen kịt như sắc bồ hóng, thì chết, đỏ sẫm như sắc máu đọng, thì chết, trắng bợt như sắc sương khô, thì chế. Đó là năm sắc hiện ra triệu chứng chết (14).
 Sắc xanh như màu lông chim trả (bói cá), sắc đỏ như màu mào gà, sắc  vàng như màu dưới bụng cua, sắc trắng như màu mỡ đông, sắc đen như màu lông quạ... Đều sống. Đó là 5 sắc hiện ra cái triệu chứng sống (15).
Sinh ra ở Tâm, muốn được như lụa bọc ‘chu’ (đỏ thẫm) sinh ra ở Phế, muốn được như lụa bọc ‘hồng’ (đỏ nhạt, phớt); sinh ra ở Can, muốn được như lụa bọc ‘cam’ (đỏ tía), sinh ra ở Tỳ, muốn được như lụa bọc hạt quát lâu (đỏ vàng), sinh ra ở Thận, muốn được như lụa bọc ‘tử’ (tía hắt, hơi có màu đen). Đó là chân khí của năm Tạng ‘vinh’ ra ngoài sắc mặt (16).
Sắc, Vị ứng với năm Tạng: Trắng, ứng với Phế, vị tần, đỏ, ứng với tâm, vị khổ vàng, ứng với Tỳ, vị ngọt; xanh ứng với Can, vị toan, đen, ứng với Thận, vị mặn (17).
Cho nên. trắng ứng với bì; đỏ ứng với mạch; xanh ứng với cân (gân); vàng ứng với thịt; đen ứng với xương (18).
Bao các mạch, đều dồn lên mắt (1); bao các tủy, đều dồn lại óc (óc là bể của tủy); bao các gân, đều dồn vào khớp (khớp xương), bao các huyết đều dồn vào Tâm; bao các khí đều dồn lên Phế... Đó là sự tuần hoàn sớm tối của ‘bốn chi, tám khí’  (19).
Người ta, khi nằm thì huyết dồn về Can. Can nhờ huyết nên hay trông; chân nhờ huyết nên hay đi; tay nhờ huyết nên hay nắm; ngón tay nhờ huyết nên hay cầm (20).
 Nằm, dậy, ra ngoài, bị gió thổi, huyết tụ ở bì phu. Thành chứng Tý (vít lấp tê đau); tụ ở mạch lạc thành chứng sáp (huyết không lưu thông), tụ ở chân thành chứng quyết (giá lạnh). Ba chứng đó, đều do huyết lẩn đi không trở lại được nơi cốt không mà gây nên (21).
Ở con người, có đại cốc 12 phận, tiểu khê 354 nơi, là 12 Du... Đó đều là nơi hội tụ của Vệ khí (22). Tà khí ‘khách’ ở đó, có thể dùng chÂm thạch cho tiết bỏ đi (23).
 Bắt đầu chẩn bệnh, phải xét rõ Âm dương kinh khí của 5 Tạng để đoán bệnh (24). Muốn biết bệnh bắt đầu từ kinh nào, phải lấy kinh khí của 5 Tạng làm căn bản (25).
Phàm: nhức đầu, đau trán là do dưới hư trên thực, lỗi tại Túc Thiếu Âm Cự dương, quá lắm thì vào Thận  (26).
Chóng mặt choáng váng, mắt mờ, tai điếc; là do dưới thực trên hư, lỗi tại Túc Thiếu dương quyết Âm, quá lắm thì vào Can (27).
Bụng đầy anh ách, suốt tới Chi cách, dưới quyệt, trên mạo (chóng mặt) lỗi tại Túc Thái Âm, Dương minh  (28).
Khái thấu hơi nghẽn, trong ‘hung’ quyết nghịch, lỗi tại Thủ Dương minh Thái Âm (29).
 Tâm phiền đầu nhức, bệnh ở trong cách, lỗi tại Thủ Cự Dương Thiếu Âm (30).
Về mạch: Có đại, tiểu hoạt, sắc, phù, trầm, có thể chia rõ, cái tượng của năm tạng, có thể lấy loại để suy, năm tạng hợp với năm Âm, có thể lấy ý để biết, năm sắc hiện ra nét mặt, có thể lấy mắt để trông. Người ta nếu hay đem hợp cả sắc với mạch thì về phép chữa bệnh có thể vẹn toàn (31).
‘Xích’ mạch hiện đến, thấy suyễn và kiên, ấy là có tích khí ở trong, do bị hại về sự ăn, bệnh đó gọi là Tâm tý. Nếu bệnh mắc bởi ngoại dâm, thì cũng bởi nghĩ khiến cho Tâm hư, nên tà khí mới có thể phạm vào được (32).
‘Bạch’ mạch hiện đến, suyễn mà phù, đó là trên hư dưới thực, sẽ thành chứng kinh, bởi có tích khí ở trong Hung (33).
Nếu suyễn mà hư, thì gọi là phế tý hàn nhiệt. Bệnh này gây nên bởi say rượu mà nhập phòng  (34).
 ‘Thanh’ mạch hiện đến, trường mà bựt mạnh ở tả hữu, đó là bởi có tích khí ở Tâm hạ và hai bên sườn gọi là Can tý. Bệnh này gây nên bởi hàn thấp, với chứng sán giống nhau, hoặc lưng đau chân lạnh và đầu nhức (35).
 ‘Hoàng’ mạch hiện đến, đại mà hư, có tích khí ở trong bụng gọi là quyết sán, cùng một chứng trạng với đàn bà giống nhau. Bệnh này gây nên bởi tứ chi có mồ hôi mà gặp gió.  (36).
 ‘Hắc’ mạnh hiện đến, trên kiêm mà đại, đó là vì có tích khí ở tiểu phúc với tiền Âm, gọi là chứng thận tý. Chứng này gây nên bởi tắm gội nước lạnh mà đi nằm ngay (37).
Phàm xét những mạch Cơ kinh thuộc về ngũ sắc. Mặt vàng, mắt xanh; mặt vàng, mắt đỏ; mặt vàng, mắt trắng; mặt vàng, mắt đen... đều không chết  (38).
Nếu mặt xanh, mắt đỏ; mặt đỏ, mắt trắng; mặt xanh, mắt đen; mặt đen, mắt trắng; mặt đỏ, mắt xanh...đều chết (39).

 THIÊN 11 : NGŨ TẠNG BIỆT LUẬN

五藏别论篇第十一

黄帝问曰:余闻方士,或以脑髓为藏,或以肠胃为藏,或以为府,敢问更相反,皆自谓是,不知其道,愿闻其说。

岐伯对曰:脑髓骨脉胆女子胞,此六者地气之所生也,皆藏于阴而象于地,故藏而不写,名曰奇恒之府。夫胃大肠小肠三焦膀胱,此五者,天气之所生也,其气象天,故写而不藏,此受五藏浊气,名曰传化之府,此不能久留,输泻者也。魄门亦为五藏使,水谷不得久藏。所谓五藏者,藏精气而不写也,故满而不能实。六府者,传化物而不藏,故实而不能满也。所以然者,水谷入口,则胃实而肠虚;食下,则肠实而胃虚。故曰:实而不满,满而不实也。

帝曰:气口何以独为五藏主?岐伯曰:胃者,水谷之海,六府之大源也。五味入口,藏于胃,以养五藏气,气口亦太阴也。是以五藏六府之气味,皆出于胃,变见于气口。故五气入鼻,藏于心肺,心肺有病,而鼻为之不利也。

凡治病必察其下,适其脉,观其志意与其病也。拘于鬼神者,不可与言至德。恶于针石者,不可与言至巧。病不许治者,病必不治,治之无功矣。

 Hoàng Đế hỏi rằng:
Tôi nghe những kẻ phương sĩ hoặc lấy não tủy làm Tàng, hoặc lấy Trường, Vị làm Tàng, hoặc lấy làm Phủ... mà đều lấy làm phải cả, không biết vì sao, xin nói rõ cho nghe... [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Não, tủy, cốt, mạch, đởm, nữ tử bào...sáu thứ đó đều do địa khí sinh ra. Nó đều Tàng ở âm, mà tương với đất, chỉ có Tàng mà không tàng, gọi nó là “kỳ hằng chi phủ” [2]. Đến như Vị, Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng quang..., năm cái đó đều do thiên khí sinh ra. Khí của nó tượng với trời, chỉ tả mà không tàng. Nơi hấp thụ cái trọc khí của năm Tàng, nên gọi là “truyền hóa chi phủ”, nó không thể tích trữ được lâu mà phải du tả ngay [3].
Phách môn cũng là một cơ quan sai khiến của năm Tàng, thủy cốc tới nơi đó, không thể chứa lâu [4].
Phàm gọi là năm Tàng, tức là những cơ quan chứa tinh khí mà không tả, nó chỉ mãn mà không thực [5].
 Đến như phủ là một cơ quan truyền hóa mà không tàng, cho nên chỉ thực mà không thể mãn [6].
 Bởi vì: thủy cốc vào miệng, thời Vị thực mà Trường hư, khi thức ăn đã dẫn xuống, thời Trường thực mà Vị hư. Cho nên nói: “thực  mà không mãn, mãn mà không thực” [7].
Hoàng Đế hỏi rằng:
Khi khẩu sao lại có thể làm chủ cho cả năm Tàng?.  [8].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Vị, coi cũng như cái biển để chứa thủy cốc, nó là nguồn gốc của sáu phủ [9].
Năm vị ăn vào miệng, chứa ở Vị để nuôi khí của năm Tàng.  Khí khẩu cũng tức là Thái âm [10]. Phàm khí vị của năm Tàng sáu Phủ, đều sản xuất ra từ Vị, rồi biến hiện lên khí khẩu. Cho nên ở Tàng tượng luận đã nói: “năm khí hút vào mũi, chứa ở Tâm Phế [11]. Tâm phế có bệnh, mũi cũng vì đó mà thở không thông  [12].
Phàm trị bệnh, phải xét ở bộ phận dưới như Trường Vị, là cơ quan thu nạp và bài tiết thủy cốc, lại phải chẩn ở khí khẩu để đoán cái khí của Tàng, Phủ...Rồi mới nhận xét đến ý chí và bệnh tình ra sao [13].
 Nếu câu nệ vào quỉ thần, không thể nói là đức tốt, nếu lại ghét cả châm thạch, không thể tiến tới trí xảo  [14].
 Người mắc bệnh, không muốn để cho dùng đúng phương pháp để điều trị, bệnh tật không khỏi, dù có cố chữa cũng là vô ích [15].

 THIÊN 12 : DỊ PHÁP PHƯƠNG NGHI LUẬN

异法方宜论篇第十二

黄帝问曰:医之治病也,一病而治各不同,皆愈何也?岐伯对曰:地势使然也。故东方之域,天地之所始生也,鱼盐之地,海滨傍水,其民食鱼而嗜咸,皆安其处,美其食,鱼者使人热中,盐者胜血,故其民皆黑色疏理,其病皆为痈疡,其治宜砭石,故砭石者,亦从东方来。

西方者,金玉之域,沙石之处,天地之所收引也,其民陵居而多风,水土刚强,其民不衣而褐荐,其民华食而脂肥,故邪不能伤其形体,其病生于内,其治宜毒药,故毒药者,亦从西方来。

北方者,天地所闭藏之域也,其地高陵居,风寒冰冽,其民乐野处而乳食,藏寒生满病,其治宜灸焫,故灸焫者,亦从北方来。

南方者,天地所长养,阳之所盛处也,其地下,水土弱,雾露之所聚也,其民嗜酸而食胕,故其民皆致理而赤色,其病挛痹,其治宜微针,故九针者,亦从南方来。

中央者,其地平以湿,天地所以生万物也众,其民食杂而不劳,故其病多痿厥寒热,其治宜导引按蹻,故导引按蹻者,亦从中央出也。

故圣人杂合以治,各得其所宜,故治所以异而病皆愈者,得病之情,知治之大体也。

 Hoàng Đế hỏi rằng:
Y giả trị bệnh, cùng một bệnh mà phép chữa không giống nhau lại cùng đều khỏi, là vì sao” [1].
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là do địa thế khác nhau [2].
 Tí như Đông phương, là một khu vực cái khí của trời đất bắt đầu phát sinh từ đó. Nơi đó sản xuất cá và muối, nên gần bể, người sinh ở nơi đó hay ăn cá và ưa vị mặn. Ở đã lấy làm quen, ăn đã lấy làm ngon. Cá ăn nhiều khiến người hay có chứng nhiệt trung (nóng ruột) vị mặn thắng được huyết, nên người ở đó phần nhiều sắc đen mà thớ thịt thưa doãng. Thường mắc phải bệnh ung thũng (mụn nhọt). Về phép trị, nên dùng Biêm Thạch. Cho nên Biêm thạch sản xuất ở phương Đông [3].
Tây phương là một khu vực sản loài kim ngọc, sa thạch cũng tụ họp nơi đó. Khí của trời đất chủ về thâu dẩn. Người sinh ở nơi đó thường ở nơi cao có nhiều gió, thủy thổ lạnh lẽo và cứng rắn. Dân thường mặc áo lông, ăn những vị đậm béo, nên tạng người béo chặt và nhiều mỡ... Do đó, tà khí không thể phạm được vào thận thể, tật bệnh chỉ có thể tà bên trong phát ra  [4].
Về phép điều trị, nên dùng độc dược (các thứ thuộc có chất độc). Cho nên độc dược cũng sản xuất ở Tây phương .
Bắc phương là một khu vực bế tàng của trời đất. Đất ở đó phần nhiều cao như gò núi, gió rét cắt da, nước đóng thành băng. Người sinh nơi đó thường tụ họp quây quần và uống sữa. Do đó, tàng hàn, sinh ra chứng mãn (đầy). Phép chữa nên dùng ngải cứu, cho nên ngải cứu cũng sản ra ở phương Bắc [5].
Nam phương là một khu vực trưởng dưỡng của trời, đất, dương khí rất thịnh ở nơi đó. Đất ở đó thấp và thủy thổ ẩm ướt, thường tụ nhiều vụ lộ (sa mù và mốc). Người sinh nơi đó ưa ăn vị chua và các thức ướp (như tương, mắm), Tạng người thớ thịt mịn đặc và hiện sắc đỏ, phần nhiều mắc bệnh loạn tý.
Về phép trị, nên dùng “vi châm”. Cho nên “cửu châm” cũng sản xuất tại phương Nam  [6].
Trung ương, đất bằng phẳng và ẩm thấp, là một khu vực trời đất sinh ra muôn vật đông nhiều. Người sinh nơi đó, ăn uống nhiều thứ mà không bị vất vả lắm, nên thường mắc bệnh nuy, quyết, hàn, nhiệt [7].
Về phép chữa nên dùng “đạo dẫn án cược “ cho nên phép đạo, dẫn, án cược cũng sán xuất ở Trung ương.
Cho nên thánh nhân tùy theo các địa phương, các khí hậu để thi dụng các phương pháp trị liệu, đều được thích nghi (đúng). Vì thế nên, phép trị khác mà bệnh đều khỏi

THIÊN 13 : DI TINH BIẾN KHÍ LUẬN

移精变气论篇第十三

黄帝问曰:余闻古之治病,惟其移精变气,可祝由而已。今世治病,毒药治其内,针石治其外,或愈或不愈,何也?

岐伯对曰:往古人居禽兽之间,动作以避寒,阴居以避暑,内无眷慕之累,外无伸宦之形,此恬憺之世,邪不能深入也。故毒药不能治其内,针石不能治其外,故可移精祝由而已。当今之世不然,忧患缘其内,苦形伤其外,又失四时之从,逆寒暑之宜,贼风数至,虚邪朝夕,内至五藏骨髓,外伤空窍肌肤,所以小病必甚,大病必死,故祝由不能已也。

帝曰:善。余欲临病人,观死生,决嫌疑,欲知其要,如日月光,可得闻乎?岐伯曰:色脉者,上帝之所贵也,先师之所传也。上古使僦贷季,理色脉而通神明,合之金木水火土四时八风六合,不离其常,变化相移,以观其妙,以知其要,欲知其要,则色脉是矣。色以应日,脉以应月,常求其要,则其要也。夫色之变化,以应四时之脉,此上帝之所贵,以合于神明也,所以远死而近生。生道以长,命曰圣王。中古之治病,至而治之,汤液十日,以去八风五痹之病,十日不巳,治以草苏草荄之枝,本末为助,标本已得,邪气乃服。暮世之治病也则不然,治不本四时,不知日月,不审逆从,病形已成,乃欲微针治其外,汤液治其内,粗工凶凶,以为可攻,故病未已,新病复起。

帝曰:愿闻要道。岐伯曰:治之要极,无失色脉,用之不惑,治之大则。逆从到行,标本不得,亡神失国。去故就新,乃得真人。帝曰:余闻其要于夫子矣,夫子言不离色脉,此余之所知也。岐伯曰:治之极于一。帝曰:何谓一?岐伯曰:一者,因得之。帝曰:奈何?岐伯曰:闭户塞牖,系之病者,数问其情,以从其意,得神者昌,失神者亡。帝曰:善。

 Hoàng Đế hỏi rằng:
Tôi nghe đời xưa trị bệnh, làm cho di ích tinh, biến hóa khí... chỉ cần dùng phép Chúc do mà thôi. Đến đời nay trị bệnh, dùng độc dược để trị bên trong, dùng châm thạch để trị bên ngoài... Thế mà có người khỏi, có người không khỏi, là vì sao? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Về đời vãng cổ, người ở lẫn vào khoảng cầm thú, động tác (làm mạnh) để cho khỏi hàn, âm cư (núp dưới bóng râm) để cho khỏi nắng. Bên trong không có gì hệ lụy, bên ngoài không có sự gì bó buộc. Đó là một thời đại điềm đạm, ý chí hoàn toàn thỏa thích, tà không thể lọt vào sâu. Vì thế nên không cần dùng độc dược để trị bên trong, dùng châm thạch để trị bên ngoài... Mà chỉ dùng Chúc do cũng có thể khỏi [2].
 Đến đời nay thời khác hẳn. Sự ưu hoạn làm rầy bên trong, việc nhọc nhằn làm lụy bên ngoài, đã trái với khí của bốn mùa, lại ngược cả sự “thích nghi” của hàn thử (rét nóng). Gió độc thổi tới luôn, hư tà quanh sớm tối...Bên trong vào sâu tới Phủ, Tàng, cốt, tủy, bên ngoài làm thương đến không khiếu, bì phu. Vì thế nên bệnh nhẹ hóa nặng, bệnh nặng thời chết, dù cho Chúc do cũng không công hiệu [3].
Hoàng Đế khen phải, rồi lại hỏi rằng:
Tôi muốn khi trị bệnh, biết rõ được sống chết, phân biệt được hiềm nghi, tìm tới điều cốt yếu, không hề thiếu sót... Làm thế nào được như vậy? [4]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Xem sắc, chẩn mạch, là một điều kiện rất cần thiết. Phải hợp với năm hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, và thời tiết của bốn mùa, gió của 8 phương...Đều có thể do sắc và mạch để xét đoán [5].
 Về đời Trung cổ, đối với việc trị bệnh, đợi bệnh đến rồi mới trị. Dùng thang dịch (thuốc nước) điều trị trong 10 ngày, để trừ khử các chứng bệnh thuộc về “tám gió, năm tý” [6].
Nếu qua mười ngày mà vẫn không khỏi sẽ phải dùng các cành của loài thảo tô, thảo cai (cành và rễ), cả gốc lẫn ngọn để điều trị. Tiêu, bản đã được, ta sẽ tiêu tán [7].
 Đến đời gần đây thời không được thế nữa. Không biết nhận khí hậu của bốn mùa, không hiểu lẽ âm dương, không biết đường thuận nghịch. Khi bệnh đã thành rồi, mới dùng “vi châm” để trị bên ngoài, dùng thang dịch để trị bên trong, bọn thô công lại càng liều lĩnh, cho là bệnh có thể dùng phép “công” khiến cho bệnh cũ chưa khỏi, bệnh mới lại sinh ra...đó thật là cái lỗi không chịu xét rõ sắc và mạch, không nhận đích được tinh khi thịnh hay hư, và cái lẽ “tiêu bản”, nên mới đến như vậy [8].
Hoàng Đế hỏi rằng:
Xin cho biết lẽ cốt yếu thế nào? [9]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Cái cốt yếu của sự trị bệnh là xét ở sắc và mạnh. Sau khi đã nhận rõ thế nào là thuận, thế nào là nghịch, thế nào là tiêu, thế nào là bản, rồi lại phải xét xem có “thần” hay không. Nếu không có thần thời sẽ chết. Đó là cái cốt yếu của sự trị bệnh [10]

 THIÊN 14 : THANG DỊCH GIAO LỄ LUẬN

汤液醪醴论篇第十四

黄帝问曰:为五谷汤液及醪醴,奈何?岐伯对曰:必以稻米,炊之稻薪,稻米者完,稻薪者坚。帝曰:何以然?岐伯曰:此得天地之和,高下之宜,故能至完,伐取得时,故能至坚也。

帝曰:上古圣人作汤液醪醴,为而不用,何也?岐伯曰:自古圣人之作汤液醪醴者,以为备耳,夫上古作汤液,故为而弗服也。中古之世,道德稍衰,邪气时至,服之万全。帝曰:今之世不必已何也。岐伯曰:当今之世,必齐毒药攻其中,镵石针艾治其外也。

帝曰:形弊血尽而功不立者何?岐伯曰:神不使也。帝曰:何谓神不使?岐伯曰:针石道也。精神不进,志意不治,故病不可愈。今精坏神去,荣卫不可复收。何者,嗜欲无穷,而忧患不止,精气弛坏,营泣卫除,故神去之而病不愈也。

帝曰:夫病之始生也,极微极精,必先入结于皮肤。今良工皆称曰:病成名曰逆,则针石不能治,良药不能及也。今良工皆得其法,守其数,亲戚兄弟远近音声日闻于耳,五色日见于目,而病不愈者,亦何暇不早乎。岐伯曰:病为本,工为标,标本不得,邪气不服,此之谓也。

帝曰:其有不从毫毛而生,五藏阳以竭也,津液充郭,其魄独居,孤精于内,气耗于外,形不可与衣相保,此四极急而动中,是气拒于内,而形施于外,治之奈何?岐伯曰:平治于权衡,去宛陈莝,微动四极,温衣,缪刺其处,以复其形。开鬼门,洁净府,精以时服,五阳已布,疏涤五藏,故精自生,形自盛,骨肉相保,巨气乃平。帝曰:善。

 Hoàng Đế hỏi rằng:
Dùng ngũ cốc để làm thang dịch với giáp lễ (rượu ngọt), như thế nào? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Phải dùng gạo lúa đạo (tức gạo nếp) đun bằng rơm lúa đạo Gạo lúa đạo có cái tính chất hoàn toàn để nuôi được năm tàng, rơm lúa đạo có cái khí hợp với “bính tân” để hóa thủy và nuôi được ngũ tàng. Sở dĩ dùng như vậy là cốt để cho giúp ích cái sự chuyển vận của trung ương, để thấp nhuần ra bốn tàng bên ngoài [2].
 Hoàng Đế hỏi rằng:
Đời thượng cổ tuy có làm ra thang dịch, giao lễ, nhưng chỉ làm mà không dùng, là vì cớ sao ? [3]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Các bực thánh nhân đời xưa làm ra thang dịch giao lễ, là chỉ làm để phòng bị khi nào tà khi nó phạm đến đấy thôi. Nhưng các người về thời kỳ đó, phần nhiều giữ được hoàn toàn thiện chân, nên tặc phong không mấy khi phạm vào được. Vì thế, dù có làm ra thang dịch giao lễ, mà cũng không mấy khi phải dùng tới [4].
Đến đời trung cổ về sau, về sự giữ gìn thiện chân cũng đã có phần không được hoàn toàn chu đáo, mà tặc phong cũng có đôi khi phạm tới; khi đó dùng tới thang dịch giao lễ thời rất là công hiệu. [5]
Hoàng Đế hỏi rằng:
Đến đời nay thường dùng mà bệnh cũng không thấy khỏi hẳn là vì sao? [6]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Ở đời này, tất phải thu góp các thứ độc dược để trị bên trong, và các thứ “xàm, thạch, châm, ngải” để điều trị bên ngoài, thời bệnh mới mong khỏi được [7].
 Hoàng Đế hỏi rằng:
Đôi khi thấy người ta trị bệnh, đã châm thích khắp các nơi bì nhục gân cốt, và các huyết mạch cũng đều đã sơ thông, mà công hiệu vẫn không thấy, là vì sao?[8]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là vì người dùng châm không sử dụng được tinh thần, nên dù có trị cũng là vô ích [9].
 Hoàng Đế hỏi rằng:
Thế nào là không sử dụng được tinh thần? [10]
Kỳ Bá thưa rằng:
Người dùng châm, nếu tinh thần của mình không chuyên nhất, thì ý của mình không vững vàng, thời dù có châm, bệnh cũng khó lòng khỏi. Giờ, bệnh nhân tinh thần đã tan rã, vinh vệ lại hao mòn, lại thêm thị dục vô cùng, ưu hoạn nối tiếp, tinh khí bại hoại, còn khỏi sao được [11].
 Hoàng Đế hỏi rằng:
Bệnh lúc mới phát sinh, còn kết tụ ở ngoài bì phu. Nếu không điều trị ngay, lại để đến lúc bệnh đã thành, thời dù có châm thạch, lương dược cũng không kịp nữa. Các lương công đời bây giờ, cũng đã đều biết phương pháp dùng thang dịch, biết các số hạn của bệnh khi tiến hay thoái, lại gần gụi bên cạnh, nghe rõ tiếng nói, xét rõ mạch sắc... Thế mà chữa bệnh vẫn không khỏi, là vì sao? [12]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh ở nơi gốc, mà “công” lại trị ở nơi ngọn, tà khí đâu vẫn đóng đấy, khỏi sao được? [13]
 Hoàng Đế hỏi rằng:
Dương khí không bảo vệ được ở ngoài bì phu đó là vì Dương khí ở năm Tàng đã kiệt. Tân dịch không được nhờ khí hóa của Bàng quang, nên đầy ràn ra ngoài bì phu, bì phu phù thũng, tứ chi co rút...Gặp chứng trạng như vậy, nên điều trị theo phương pháp nào? [14]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Nên làm cho huyết mạch điều hòa, dồn bỏ tích trệ bên trong, vận động tứ chi cho khi huyết khỏi ngưng trệ, làm làm cho Phế khi ấm áp...Cơ nhục và huyết mạch đã điều hòa, thời chứng thũng mãn sẽ tiêu. Tiếp đó, lại dùng phép “khai qủi môn” (làm mở chân lông, tức phát hãn) và  “khiết tĩnh phủ” (thông bàng quang, tức lợi tiểu tiện), tinh khí sẽ do đó mà hồi phục, Dương khí của năm Tàng đều được tán bố...Bệnh sẽ tự khỏi [15].
 Hoàng Đế khen phải [16].

 THIÊN 15 :  NGỌC BẢN LUẬN YẾU

玉版论要篇第十五

黄帝问曰:余闻揆度奇恒,所指不同,用之奈何?岐伯对曰:揆度者,度病之浅深也。奇恒者,言奇病也。请言道之至数,五色脉变,揆度奇恒,道在于一。神转不回,回则不转,乃失其机,至数之要,迫近于微,著之玉版,命曰合玉机。

容色见上下左右,各在其要。其色见浅者,汤液主治,十日已。其见深者,必齐主治,二十一日已。其见大深者,醪酒主治,百日已。色夭面脱,不治,百日尽已。脉短气绝死,病温虚甚死。色见上下左右,各在其要。上为逆,下为从。女子右为逆,左为从;男子左为逆,右为从。易,重阳死,重阴死。阴阳反他,治在权衡相夺,奇恒事也,揆度事也。

搏脉痹躄,寒热之交。脉孤为消气,虚泄为夺血。孤为逆,虚为从。行奇恒之法,以太阴始。行所不胜曰逆,逆则死;行所胜曰从,从则活。八风四时之胜,终而复始,逆行一过,不复可数,论要毕矣。

Hoàng Đế hỏi rằng:
Tôi nghe ở thiên Qủy đạc, Kỳ Hằng, nói về bệnh ý nghĩa, phương pháp không giống nhau, vậy phương pháp dùng thế nào? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
 “Qũi đạc” là một phương pháp đo lường xem bệnh nóng hay sâu; “Kỳ Hằng” là nói về các chứng bệnh khác thường. Hãy xin nói về “chí, số” phàm mạch biến về năm sắc, sự đo lường về những bệnh khác thường [2] “kinh” dù khác mà “đạo” thời chỉ có “một”. “Một” đó tức là cái “thần” của con người. Khi thần ấy đã có, sẽ vận chuyển tới khắp năm Tàng, không còn bị ngừng trệ. Nếu bị ngừng trệ, tức là không có được sự vận chuyển từ trước. nghĩa đó rất tinh, rất vi, không thể coi thường, mà không chú ý [3].
Phàm dung sắc của con người, hiện ra ở bộ phận trên, dưới, tả, hữu, đều có sự “thích nghi” của nó. Thấy sắc hiện ra có vẻ nóng nảy, đó là bệnh tà chửa vào sâu, nên dùng thang dịch để điều trị, trong vòng 10 ngày, có thể khỏi (tức là hết lượt của 10 can) [4] . Thấy sắc hiện ra có vẻ xa sâu, đó là bệnh tà đã vào sâu, phải dùng dược tễ để điều trị, trong vòng 21 ngày có thể khỏi. (1) [5].Nếu thấy sắc hiện ra có vẻ thật sâu, đó là bệnh tà đã quá nặng, phải dùng giao lễ để điều trị, trong vòng 100 ngày có thể khỏi [6]. Nếu bệnh nhân sắc mặt trắng bợt, thịt má hốc hác không thể chữa. Nhưng cũng phải quá thời hạn 100 ngày, mà hạch đoản, khi tuyệt mới chết [6]. Nếu mắc phải ôn bệnh, mà thể chất hư quá, cũng chết [7].
 Như trên kia đã nói: “dung sắc hiện ra ở bộ phận trên, dưới, tả, hữu..” Đó là vì, sắc hiện ra ở bộ phận trên tức là cái triệu chứng bệnh thế đương hăng , nên gọi là “nghịch”, thấy sắc hiện ra ở bộ phận dưới, tức là cái triệu chứng bệnh thế đã suy, nên gọi là “thuận” [8].
 Con gái, sắc hiện ra ở bên hữu...Con gái thuộc âm, mà bên hữu cũng thuộc âm, như thế là “độc âm” nên gọi là “nghịch”. Nếu hiện ra ở bên tả, là Dương đã hòa với âm, tức là “thuận” [9]. Con trai sắc hiện ra bên tả...Con trai thuộc dương, mà bên tả cũng thuộc dương, như thế là “độc dương”, nên gọi là “nghịch” nếu hiện ra ở bên hữu, là âm đã hòa với Dương, tức là “thuận” [10]. Lại như: con trai mà sắc hiện ra bên tả, thế là “Trùng dương” nên ra bệnh chết, con gái mà sắc hiện ra bên hữu, thế là “Trùng âm” cũng là bệnh chết. Đó là do âm Dương tương phản mà gây nên bệnh [11]. Phương pháp điều trị, cần phải xét ở mạch xem phù hay trầm, như cán cân không để cho sai lệch...Đó là qui tắc của các thiên “Kỳ hằng” và “Quĩ đạc” vậy [12].
Phàm vào mạch, thấy mạch bựt mạnh lên tay, đó là mạch trạng của chứng Tý (tay đau và tê), chứng Liệt (chân đau và tê), chứng lúc hàn, lúc nhiệt [14]. Mạch hiện ra, chỉ có âm mà không có Dương, hoặc chỉ có Dương mà không có âm, gọi là mạch “Cô” [15]. Có âm mà không có Dương là mạch trạng của chứng vệ khi tiêu mòn, có Dương mà không có âm, là mạch trạng của chứng vinh khí tiêu mòn [16]. Mạch hư mà lại kiêm có chứng tiết (tả), đó là vì đoạt huyết (mất huyết). Bởi huyết thuộc về âm loại, chứng “tiết” dù không phải huyết (mất huyết), nhưng huyết do đó mà hư, nên mới gọi là “đoạt huyết” [17].
Mạch “cô” thuộc về tình trạng thiên thắng, nên mới gọi là “nghịch” nếu chỉ “hư”, còn có thể bổ, nên mới gọi là “thuận” [18].
Phàm muốn thi hành cái phương pháp của thiên Kỳ hằng, phải từ Thái âm trước. Bởi khí khẩu thuộc Thốn, có thể quyết được sống hay chết. Nên phải chú ý vào đó[19] .
Ở ngũ hành, phàm cái gì khắc lại mình, gọi là “sở bất thắng”; nếu làm theo sự “sở bất thắng”, tức là nghịch, nghịch thời chết (1); [20]
Ở ngũ hành, phàm cái gì mình khắc lại được, gọi là “sở thắng”; nếu làm theo sự “sở thắng”, tức là thuận, thuận thời sống (2) [21].
Cho nên tám gió và bốn mùa, hoặc làm theo “sở bất thắng”, hoặc làm theo “sở thắng”, đều hết rồi lại bắt đầu. Nếu qua một lần “nghịch hành”, thời tức là “hành sở bất thắng”, bệnh tất chết, không chối được nữa [22].

 THIÊN 16 : CHẨN YẾU KINH CHUNG LUẬN

诊要经终论篇第十六

黄帝问曰:诊要何如?岐伯对曰:正月二月,天气始方,地气始发,人气在肝。三月四月,天气正方,地气定发,人气在脾。五月六月,天气盛,地气高,人气在头。七月八月,阴气始杀,人气在肺。九月十月,阴气始冰,地气始闭,人气在心。十一月十二月,冰复,地气合,人气在肾。

故春刺散俞,及与分理,血出而止,甚者传气,间者环也。夏刺络俞,见血而止,尽气闭环,痛病必下。秋刺皮肤,循理,上下同法,神变而止。冬刺俞窍于分理,甚者直下,间者散下。春夏秋冬,各有所刺,法其所在。

春刺夏分,脉乱气微,入淫骨髓,病不能愈,令人不嗜食,又且少气。春刺秋分,筋挛逆气,环为嗽,病不愈,令人时惊,又且哭。春刺冬分,邪气著藏,令人胀,病不愈,又且欲言语。

夏刺春分,病不愈,令人解堕,夏刺秋分,病不愈,令人心中欲无言,惕惕如人将捕之。夏刺冬分,病不愈,令人少气,时欲怒。

秋刺春分,病不已,令人惕然,欲有所为,起而忘之。秋刺夏分,病不已,令人益嗜卧,又且善梦。秋刺冬分,病不已,令人洒洒时寒。

冬刺春分,病不已,令人欲卧不能眠,眠而有见。冬刺夏分,病不愈,气上,发为诸痹。冬刺秋分,病不已,令人善渴。

凡刺胸腹者,必避五藏。中心者,环死;中脾者,五日死;中肾者,七日死;中肺者,五日死;中鬲者,皆为伤中,其病虽愈,不过一岁必死。刺避五藏者,知逆从也。所谓从者,鬲与脾肾之处,不知者反之。刺胸腹者,必以布憿著之,乃从单布上刺,刺之不愈,复刺。刺针必肃,刺肿摇针,经刺勿摇,此刺之道也。

帝曰:愿闻十二经脉之终,奈何?岐伯曰:太阳之脉,其终也,戴眼反折,瘛瘲,其色白,绝汗乃出,出则死矣。少阳终者,耳聋,百节皆纵,目寰绝系,绝系一日半死,其死也,色先青白,乃死矣。阳明终者,口目动作,善惊忘言,色黄,其上下经盛,不仁,则终矣。少阴终者,面黑齿长而垢,腹胀闭,上下不通而终矣。太阴终者,腹胀闭不得息,善噫善呕,呕则逆,逆则面赤,不逆则上下不通,不通则面黑皮,毛焦而终矣。厥阴终者,中热嗌干,善溺心烦,甚则舌卷卵上缩而终矣。此十二经之所败也。

Hoàng Đế hỏi rằng: [1]
Cái cốt yếu của phép chẩn mạch, như thế nào? [1].
 Kỳ Bá thưa rằng: [2]
Tháng giêng, tháng hai, khí trời mới sinh, khí đất mới chớm...Khí của người qui tụ vào Can, vì Cân thuộc Mộc [2].Tháng ba tháng tư, là hai tháng Thìn. Tỵ [3].Nguyệt kiến thuộc về Thổ với Hỏa. Khí  trời lúc đó đã tỏ hẳn, khi đất úc đó đã định hẳn, khi của người qui tụ vào Tỳ, vì Tỳ thuộc Thổ, mà Thổ lại sinh Hỏa [4].
Tháng năm tháng sáu là hai tháng Ngọ và Vị (Mùi). Nguyệt kiến thuộc Hỏa. Hỏa thuộc phương Nam. Khi trời đã thịnh, khí đất đã cao, khí của người qui tụ lên đầu. Vì đầu thuộc về Nam phương Hỏa [5].
Tháng bảy, tháng tám là hai tháng Thân, Dậu. Nguyệt kiến thuộc Kim. Kim thuộc Tây phương. Dương khí của trời đã giáng xuống, mà Aâm khí của đất bốc lên, mới bắt đầu túc sái (hanh và lạnh); Khí của người qui tụ vào Phế, vì Phế thuộc về Tây phương Kim [6].
 Tháng chín, tháng mười, là hai tháng Tuất, Hợi. Nguyệt kiến thuộc về Thủy. Aâm khí mới bắt đầu đọng giá, địa khí mới bắt đầu vít lấp; Khí của người qui tụ vào Tâm... Tức là Dương khí đã vào Tàng [7].
 Tháng mười một, tháng mười hai là hai tháng Tí, Sửu. Nguyệt kiến thuộc Thủy, Thủy thuộc về phương Bắc. Thủy đã cứng rắn, khí đất đã hợp, khí của người qui tụ vào Thận. Vì Thận thuộc bắc phương Thủy [8].
 Cho nên, mùa xuân thời “thích” ở Tán du (các du huyết ở đường mạch), với các tấu lý. Thấy chớm máu thì thôi. Nếu bệnh hơi quá, thời cho hơi sâu châm xuống, để cho khí đạo được lưu thông [9].
 Mùa hạ “thích” vào Lạc du (các huyệt của Lạc), thấy chớm máu thì thôi. Nếu để khí đạo truyền đi quá, lại gây nên sự bế tắc, mà bệnh đau càng tăng [10].
 Mùa Thu “thích” vào các thớ thịt ở bên trong bì phu. Hoặc để nóng, hoặc xuống sâu, nhưng chỉ được vào tới thớ thịt, hễ thấy thần khí biến chuyển, thời thôi ngay [11].
 Mùa Đông, thích vào các “Du khiếu” ở bên trong thớ thịt (gần tới xương), bệnh nặng, cho thẳng châm xuống, bệnh nhẹ, chỉ nên châm tới thớ thịt thời thôi [12].
 Tất cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có nơi “thích” nhất định, mà sâu nông đều có phép, không thể nhầm lẫn [13].
 Mùa Xuân mà thích vào bộ phận của mùa Hạ thời mạch loạn, khiến người khí sút đi, tà khí sẽ lấn vào cốt tủy, bệnh không thể khỏi. Do đó bệnh nhân sẽ không muốn ăn, và thiếu khí [14].
 Mùa Xuân mà thích vào bộ phận của mùa Thu, thời bệnh nhân gân sẽ co rút và khí nghịch, lại sinh ra chứng khái thấu, bệnh không thể khỏi, thường lại thêm cả chứng kinh, hoặc hay khóc [15].
 Mùa Xuân mà thích vào bộ phận của mùa Đông, khiến cho tà khí bám chặt vào trong Tàng, bệnh nhân sinh ra trướng mãn, và cứ lẳng lặng không muốn nói thành tiếng [16].
 Mùa Hạ mà thích vào bộ phận của mùa Xuân, thời không những bệnh không khỏi, mà lại khiến bệnh nhân sinh ra rã rời mỏi mệt [17].
 Mùa Hạ mà thích vào bộ phận của mùa Thu, thời không những bệnh không khỏi, lại khiến bệnh nhân trong lòng như muốn không nói gì, và cứ sợ sệt như người sắp bị bắt [18].
 Mùa Hạ mà thích vào bộ phận của mùa Đông, không những bệnh không khỏi, mà lại khiến bệnh nhân thiểu khí thường hay gắt gỏng khó chịu [19].
 Mùa Thu mà thích vào bộ phận của mùa Xuân, không những  bệnh không khỏi, lại khiến cho bệnh nhân cứ thắc mắc như định làm việc gì, đến lúc đứng lên làm thời lại  quên [20].
 Mùa Thu thích vào bộ phận của mùa Hạ, không những bệnh không khỏi, khiến cho bệnh nhân chỉ muốn nằm bày bạy, mà lại hay mơ mộng [21].
 Mùa Thu mà thích vào bộ phận của mùa Đông, không những bệnh không khỏi, lại khiến cho bệnh nhân thường rờn rợn ghê rét [22].
 Mùa Đông mà thích vào bộ phận của mùa Xuân, không những bệnh không khỏi, khiến cho bệnh nhân chỉ muốn nằm, nhưng dù nằm mà vẫn không sao chớp được mắt [23].
 Mùa Đông mà thích vào bộ phận của mùa Hạ, không những bệnh không khỏi, khiến cho bệnh nhân khí tiết quá nhiều ra ngoài gây thành các chứng tý [24].
 Mùa Đông mà thích vào bộ phận của mùa Thu, không những bệnh không khỏi, lại khiến cho bệnh nhân sinh ra chứng khác [25].
 Phàm thích vào Hung hay Phúc, cần nhất là phải tránh năm Tàng [26].Nếu trúng vào tâm, thời chỉ trong một đêm một ngày sẽ chết [27]. Nếu trúng vào tỳ, thời 5 ngày sẽ chết. Nếu trúng vào thận thời bảy ngày sẽ chết [28]. Nếu trúng và phế thời năm ngày sẽ chết [29].
 Nếu trúng vào cách, cũng là một loại thương trúng, bệnh dù có khỏi, nhưng quá một năm tất cũng phải chết [30].
 Thích, mà biết tránh năm tàng, tức là biết sự thuận nghịch đó [31]. Nói về thuận, tức là chỉ vào cái nơi mà Cách với Tỳ Thận giáp nhau [32].  Nhưng kẻ không biết thời trái lại thế [33].
 Thích vào Hung Phúc, phải lấy miếng vải mỏng phủ lên cái huyệt của mình định thích đã, rồi mới dùng châm từ trên vải mà thích xuống. Thích một lần không khỏi lại thích thêm lần nữa. Lúc thích cần châm phải vững vàng ngay ngắn [34]. Thích vào chỗ sưng, nên làm lung lay mũi châm, nếu thích vào kinh mạch, thời đừng lung lay mũi kim. Đó là nói về phương pháp thích [35].
 Hoàng Đế hỏi rằng:
Chứng trạng lúc cuối cùng của mười hai kinh mạch như thế nào? [36].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch của kinh Thái dương, tới khi cuối cùng, thời chứng trạng phát hiện, mắt trợn ngược, tay chân uốn lật trái lại, hoặc co quắp không duỗi ra được, sắc mặt trắng bợt, mồ hôi ra đầm đìa, lúc đó sẽ chết [37].
 Mạch của kinh Thiếu dương, tới lúc cuối cùng, các khớp xương đều rã rời, con ngươi mắt trông lệch sang một bên. Trong vòng một ngày rưỡi thời chết. Hễ lúc nào thấy sắc mặt đương tái xanh, bỗng chuyển trắng bợt, tức là lúc thần chết đã đến [38].
 Mạch của kinh Dương minh tới lúc cuối cùng, miệng và tai thường méo lại hoặc vạy đi, hay sợ, nói càn, mạch ở tay và chân đều bật lên rất mạnh, ngoài da thịt không biết đau ngứa, đó là lúc sắp chết [39].
 Mạch ở kinh Thiếu âm tới lúc cuối cùng, sắc mặt đen xạm, răng khô và bợn bẩn, bụng trướng lên và vít lấp cả trên dưới không thông đó là thời kỳ chết [40].
 Mạch ở kinh Thái âm tới lúc cuối cùng, bụng trướng bế, khó thở, hay ợ, hay ọe, thời khí nghịch, khí nghịch thời mặt đỏ lên, khí không nghịch thời trên dưới không thông, không thông thời sinh ra mặt đen sạm, bì mao khô đét đi...Đó là thời kỳ chết [41].
 Mạch của kinh quyết âm tới thời kỳ cuối cùng, bệnh nhân nóng ruột, cổ khô, hay đi tiểu, trong lòng buồn bực, quá lắm thời lưỡi rụt, thận nang co rúm lại...Đó là thời kỳ chết [42].
 Trở lên là những bại chứng của 12 kinh [43].

THIÊN 17 : MẠCH YẾU TINH VI LUẬN

脉要精微论篇第十七

黄帝问曰:诊法何如?岐伯对曰:诊法常以平旦,阴气未动,阳气未散,饮食未进,经脉未盛,络脉调匀,气血未乱,故乃可诊有过之脉。

切脉动静而视精明,察五色,观五藏有余不足,六府强弱,形之盛衰,以此参伍,决死生之分。

夫脉者,血之府也,长则气治,短则气病,数则烦心,大则病进,上盛则气高,下盛则气胀,代则气衰,细则气少,涩则心痛,浑浑革至如涌泉,病进而色弊,绵绵其去如弦绝,死。

夫精明五色者,气之华也。赤欲如白裹朱,不欲如赭;白欲如鹅羽,不欲如盐;青欲如苍璧之泽,不欲如蓝;黄欲如罗裹雄黄,不欲如黄土;黑欲如重漆色,不欲如地苍。五色精微象见矣,其寿不久也。夫精明者,所以视万物,别白黑,审短长。以长为短,以白为黑,如是则精衰矣。

五藏者,中之守也,中盛藏满,气胜伤恐者,声如从室中言,是中气之湿也。言而微,终日乃复言者,此夺气也。衣被不敛,言语善恶,不避亲疏者,此神明之乱也。仓廪不藏者,是门户不要也。水泉不止者,是膀胱不藏也。得守者生,失守者死。

夫五藏者,身之强也,头者精明之府,头顷视深,精神将夺矣。背者胸中之府,背曲肩随,府将坏矣。腰者肾之府,转摇不能,肾将惫矣。膝者筋之府,屈伸不能,行则偻附,筋将惫矣。骨者髓之府,不能久立,行则振掉,骨将惫矣。得强则生,失强则死。

岐伯曰:反四时者,有余为精,不足为消。应太过,不足为精;应不足,有余为消。阴阳不相应,病名曰关格。

帝曰:脉其四时动奈何,知病之所在奈何,知病之所变奈何,知病乍在内奈何,知病乍在外奈何,请问此五者,可得闻乎。岐伯曰:请言其与天运转大也。万物之外,六合之内,天地之变,阴阳之应,彼春之暖,为夏之暑,彼秋之忿,为冬之怒,四变之动,脉与之上下,以春应中规,夏应中矩,秋应中衡,冬应中权。是故冬至四十五日,阳气微上,阴气微下;夏至四十五日,阴气微上,阳气微下。阴阳有时,与脉为期,期而相失,知脉所分,分之有期,故知死时。微妙在脉,不可不察,察之有纪,从阴阳始,始之有经,从五行生,生之有度,四时为宜,补写勿失,与天地如一,得一之情,以知死生。是故声合五音,色合五行,脉合阴阳。

是知阴盛则梦涉大水恐惧,阳盛则梦大火燔灼,阴阳俱盛则梦相杀毁伤;上盛则梦飞,下盛则梦堕;甚饱则梦予,甚饥则梦取;肝气盛则梦怒,肺气盛则梦哭;短虫多则梦聚众,长虫多则梦相击毁伤。

是故持脉有道,虚静为保。春日浮,如鱼之游在波;夏日在肤,泛泛乎万物有余;秋日下肤,蛰虫将去;冬日在骨,蛰虫周密,君子居室。故曰:知内者按而纪之,知外者终而始之。此六者,持脉之大法。

心脉搏坚而长,当病舌卷不能言;其耎而散者,当消环自已。肺脉搏坚而长,当病唾血;其耎而散者,当病灌汗,至今不复散发也。肝脉搏坚而长,色不青,当病坠若搏,因血在胁下,令人喘逆;其耎而散色泽者,当病溢饮,溢饮者喝暴多饮,而易入肌皮肠胃之外也。胃脉搏坚而长,其色赤,当病折髀;其耎而散者,当病食痹。脾脉搏坚而长,其色黄,当病少气;其耎而散色不泽者,当病足(骨行)肿,若水状也。肾脉搏坚而长,其色黄而赤者,当病折腰;其而散者,当病少血,至今不复也。

帝曰:诊得心脉而急,此为何病,病形何如?岐伯曰:病名心疝,少腹当有形也。帝曰:何以言之。岐伯曰:心为牡藏,小肠为之使,故曰少腹当有形也。帝曰:诊得胃脉,病形何如?岐伯曰:胃脉实则胀,虚则泄。

帝:病成而变何谓?岐伯曰:风成为寒热,瘅成为消中,厥成为巅疾,久风为飧泄,脉风成为疠,病之变化,不可胜数。

帝曰:诸痈肿筋挛骨痛,此皆安生。岐伯曰:此寒气之肿,八风之变也。帝曰:治之奈何?岐伯曰:此四时之病,以其胜治之,愈也。

帝曰:有故病五藏发动,因伤脉色,各何以知其久暴至之病乎。岐伯曰:悉乎哉问也。徵其脉小色不夺者,新病也;徵其脉不夺其色夺者,此久病也;徵其脉与五色俱夺者,此久病也;徵其脉与五色俱不夺者,新病也。肝与肾脉并至,其色苍赤,当病毁伤,不见血,已见血,湿若中水也。

尺内两傍,则季胁也,尺外以候肾,尺里以候腹。中附上,左外以候肝,内以候鬲;右,外以候胃,内以候脾。上附上,右外以候肺,内以候胸中;左,外以候心,内以候膻中。前以候前,后以候后。上竟上者,胸喉中事也;下竟下者,少腹腰股膝胫足中事也。

粗大者,阴不足阳有余,为热中也。来疾去徐,上实下虚,为厥巅疾;来徐去疾,上虚下实,为恶风也。故中恶风者,阳气受也。有脉俱沉细数者,少阴厥也;沉细数散者,寒热也;浮而散者为(目旬)仆。诸浮不躁者皆在阳,则为热,其有躁者在手。诸细而沉者皆在阴,则为骨痛;其有静者在足。数动一代者,病在阳之脉也,泄及便脓血。诸过者,切之,涩者阳气有余也,滑者阴气有余也。阳气有余,为身热无汗,阴气有余,为多汗身寒,阴阳有余,则无汗而寒。推而外之,内而不外,有心腹积也。推而内之,外而不内,身有热也。推而上之,上而不下,腰足清也。推而下之,下而不上,头项痛也。按之至骨,脉气少者,腰脊痛而身有痹也。

Hoàng Đế hỏi rằng:
Phương pháp chẩn mạch, như thế nào? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phương pháp chẩn mạch, nên chọn về lúc sáng sớm; lúc đó; âm khí chửa động, dương khí chửa tán, uống ăn chưa dùng, “kinh mạch” chưa thịnh, “lạc mạch” điều hòa, khí huyết chưa loạn...Lúc đó mới có thể chẩn mạch của người có bệnh [2].
“Thiết mạch” để nhận xét âm dương của năm Tàng động tĩnh thế nào, “quan sắc” để nhận xem hình thể của bệnh nhân thịnh suy thế nào...Năm Tàng hữu dư, hay bấc túc, sáu phủ cường kiện hay suy nhược...Hợp cả lại để cùng xem xét và quyết tử sinh [3].
Mạch, là một cái kho của huyết [4]. Mạch trường thời khí vượng, mạch đoản thời khí bệnh, mạch sác thời tâm phiền [5]. Mạch Đại thời bệnh tiến [6]. Mạch ở Thốn khẩu thịnh thời khí bốc lên [7]. Mạch ở xích trung thịnh thời khí thụt xuống (thành bệnh trướng) [8]. Mạch Đại thời khí suy, mạch tế thời khí ít, mạch sác thời tâm thống [9].
Mạch cuồn cuộn đến tuôn như suối nước chảy đó là bệnh tăng tiến mà sắp tới lúc tệ bại, mạch đi lườn lượt thẳng như dây cung, tức là cái triệu chứng của sự chết [10].
Năm sắc hiện ra ngoài mặt, đó là cái tinh hoa của khí[1
Sắc xinh muốn được như lụa trắng bọc chu sa không muốn như cục son [12].
Sắc trắng muốn được màu lông ngỗng, không muốn như hạt muối [13].
Sắc xanh muốn được như mầu ngọc bích, không muốn như sắc chàm [14].
Sắc vàng muốn được như the trắng bọc Hồng hoàng, không muốn như Hoàng thổ [15].
Sắc đen muốn được như màu sơn then, không muốn như  nhọ nồi [16].
cái tinh hoa của năm sắc hiện cả ra ngoài, thời không thể thọ được [17].
Cái khí tinh minh của năm Tàng, cốt nhờ nó để nhận biết muôn vật, chia rõ trắng đen nhận rõ ngắn dài. Nếu lại coi dài là ngắn, coi trắng như đen...Đó tức là cái triệu chứng khí tinh minh của năm Tàng đã suy kiệt [18].
Năm Tàng là cơ quan ẩn khuất ở bên trong, nhưng tiếng nói và sắc mặt, đôi phen vẫn phát hiện ra bên ngoài [19].
Phàm người trung thịnh, tàng mãn, do khí thắng mà lại bị thương về sự “khủng” (thuộc thận), nghe tiếng nói văng vẳng như người ở trong nhà nói “vọng” ra đó là trung khí bị thấp khí xâm lấn [20].
Nếu giọng nói nhè nhẹ, nói vài tiếng cách quãng, lúc lâu rồi mới lại nói tiếp... Đó là mắc chứng đoạt khí (khí bị hao mất) [21].
Bệnh nhân tung bỏ chăn, lật bỏ áo, nói năng càn bậy, không kể gì người thân hay sơ... Đó là thần minh (tức thần khí của 5 tàng) bị rốn loạn [22].
Đại tiện bất cấm, là do Tỳ Vị đã bại, tiểu tiện bất cấm là do Bàng quang đã suy. Hai cơ quan đó, giữ lại được thì sống, không giữ lại được thì chết [23].
Con người cường kiện, là nhờ ở năm tàng. Đầu là một cái kho để chứa thần khí của năm tàng. Nếu bệnh nhân đều lệch đi, mắt lõm vào đó là tinh thần sắp mất [24].
Vai với lưng, là phủ của bộ phận Hung (lồng ngực, ức). Nếu bệnh nhân lưng gù xuống vai lệch đi, đó là bộ phận Hung đã bị hỏng [25].
Yêu (chỗ ngang thắt lưng), nó là phủ của thận. Nếu bệnh nhân không uốn đi lật lại được, đó là thận sắp bị hỏng [26].
Đầu gối, nó là phủ của Cân. Nếu bệnh nhân không co vào duỗi ra được, lúc đi thời cứ phải lom khom... Đó là lúc cân sắp bị bại [27].
Cốt (xương) nó là phủ của Tủy. Nếu bệnh nhân không đứng lâu được, hoặc đi thời lảo đảo... Đó là xương sắp bị bại. Vậy con người được phủ khí mạnh thời sống, trái lại, nếu mất thời chết [28].
 Kỳ Bá nói:
Tàng thuộc âm. Phủ thuộc Dương, Thu Đông thuộc âm, Xuân Hạ thuộc Dương [29]. Thận chủ về cái khí bế tàng của mùa Đông, mà lại trung thịnh, tàng mãn, vậy đó là do cái tinh của Thận tàng hữu dư [30]. Bàng quang chủ về cái khí Hạ thịnh của Thái dương, mà lại tiểu tiện bất cấm, đó là do cái khí của Bàng quang bất túc gọi là Tiêu. Đó là những chứng trạng với bốn mùa [31].
Nếu nên thái quá mà lại bất túc, gọi là “tinh” tức lá cái tinh của thận tàng bị tiết ra ngoài, nên bất túc mà lại hữu dư, gọi là “tiêu”, tức là cái thủy của Bàng quang lại chứa lại ở bên trong. Những hiện tượng đó do Tàng, Phủ, Âm, Dương không “tương ứng” với nhau, gọi nó là chứng quan cách [32].
Hoàng Đế hỏi rằng:
Mạch, động ứng về bốn mùa thế nào? Làm sao biết được bệnh nơi đâu? Làm sao biết được bệnh biến thế nào? Làm sao biết được bệnh bỗng ở bên trong? Làm sao biết được bệnh bỗng ở bên ngoài? Xin cho biết rõ năm điều đó [33].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Ngoài muôn vật, trong 6 hợp, sự biến của trời đất, lẽ ứng của âm dương. Cái ấm của mùa Xuân sẽ gây nên cái nóng của mùa Hạ, cái “phẫn” (tức bực) của mùa Thu, sẽ gây nên cái “nộ” của mùa Đông. Cái sự “động” của bốn mùa, mạch sẽ theo đó mà lên xuống [34].
Ứng với mùa xuân, mạch như “qui” (thược tròn), ứng với mùa Hạ, tượng mạch như “củ” (thược vuông), ứng với mùa Thu, tượng mạch như “Hành” (cán cân), ứng với mùa Đông, tượng mạch như “quyền” (quả cân) [35]. ấy cho nên, sau Đông chí 45 ngày, dương khí hơi lên, âm khí hơi xuống, sau Hạ chí 45 ngày, âm khí hơi lên, dương khí hơi xuống. Âm dương lên xuống đều có thời giờ nhất định, mạch cũng theo đó làm kỳ hạn, biết là trong mạch có sự phân rẽ. Nhận thấy được kỳ hạn của sự phân rẽ, sẽ biết được thời kỳ chết (1) [36].
Mạch rất vi diệu, xét kỹ mới hiểu, mạch có mối giường, trước từ âm Dương, mạch có thường kinh (phép thường), do năm hành sinh, năm hành sinh ra, hợp với bốn mùa [37].
Dùng bổ hay tả, đều phải theo đúng với lẽ âm Dương của trời đất. Theo đúng được lẽ Âm Dương, sẽ biết rõ được sống hay chết [38].
Vì thế nên, tiếng của con người, hợp với ngũ âm, sắc hợp với ngũ hành, mạch hợp với Âm Dương [39].
Vậy nên người: âm thịnh thời mộng lội nước, và sợ hãi. Dương thịnh thời mộng lửa cháy bốc to [40]. âm Dương đều thịnh thời mông cùng giết hại lẫn nhau [41]. Thượng thịnh thời mộng bay, hạ thịnh thời mộng ngã (từ trên cao lăn xuống) [42]. Nó quá thời mộng cho, đói quá thời mộng lấy [43]. Can khí thịnh thời mộng nói [44]. Phế khí thịnh thời mộng khóc [45]. Đoản trùng (sán sơ mít) nhiều, thời mộng hội họp đông người [46]. Trường trùng (giun sán) nhiều thời mộng đánh nhau xây xát (1) [47].
Phàm chẩn mạch, phải giữ Tâm chí cho hư tĩnh, mới có thể nghe xét được tinh vi [48].
Về mùa Xuân mạch Phù, lờ lờ như cá lượn gần trên mặt sóng, về mùa Hạ, mạch hiện ngay trên cơ phu (da) “chứa chan” như muôn vật có thừa, về mùa Thu, mạch hiện ở dưới cơ phu, như loài sâu sắp ẩn nấp vào trong hang kín, về mùa Đông, án nặng tay xuống gần xương, mạch kín đáo như loài sâu đã ẩn trong hang, người quân tử phải giữ gìn, không nên hoang toàng [49]
Cho nên, người chẩn mạch, phải biết sự hư thực của âm dương Tàng phủ ở bên trong, lại biết khi tiết của bốn mùa và âm dương ở bên ngoài nó tuần hoàn như thế nào...Sáu điều trên đó, là cái Đại pháp của phép chẩn mạch (1) [50]
Tâm mạch, bựt lên tay, kiên (tức là có lực) mà trường sẽ mắc bệnh thiệt quyển (lưỡi cong lên, khác với rụt) không nói được. Nếu nhuyễn (mềm) mà tán (mạch bất túc, khác với trên là thái quá) sẽ sinh chứng tiêu khát, trong vòng 10 ngày sẽ khỏi [51].
Phế mạch bựt lên tay, kiên mà trường, sẽ mắc bệnh thóa huyết (nhổ ra máu). Nếu nhuyễn mà tán, mồ hôi sẽ chảy ra đầm đìa, Phế khi suy yếu [52].
Can mạch bựt lên tay, kiên mà trường, sắc mặt không tái xanh sẽ đau như bị ngã, vì có huyết tích ở dưới hiếp (lườn), gây nên chứng suyễn nghịch, nếu nhuyễn mà tán, sắc mặt lại bóng nhoáng, đó là chứng giật ẩm (uống nước nhiều, ràn ra). Chứng đó gây nên bởi khi khát, uống nhiều nước, nước chảy trái đường, ràn ra bì phu [53].
Vi mạch bựt lên tay, kiên mà trường, sắc mặt đỏ bừng, sẽ mắc bệnh hay đùi đau như gãy, nếu nhuyễn mà tán, sẽ là chứng Thực tý (tức đau dạ dầy) [54].
Tỳ mạch bựt lên tay, kiên mà trường, sắc vàng úa, sẽ mắc bệnh thiểu khí (ít hơi, động làm là thở, mà hơi thở ngắn) nếu nhuyễn mà tán, sắc mặt không bóng, sẽ là chứng túc hành thũng (từ đầu gối trở xuống sưng to như phù) [55].
Thận mạch bựt lên tay, kiên mà trường, sắc mặt vàng kiêm cả đỏ, sẽ mắc bệnh lưng đau như gãy, nếu nhuyễn mà tán thì sẽ mắc bệnh thiểu huyết (ít máu) khí lòng hồi phục) [56].
 Hoàng Đế hỏi:
Chẩn được Tâm mạch mà “cấp”, như thế là bệnh gì? và bệnh hình như thế nào? [57]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh đó tên Tâm sán, dưới thiếu phúc sẽ có vật hữu hình... [58]
Sao biết vậy?
 Tâm thuộc về mẫu tàng (giống đực) Tiểu trường là chức Sứ, cho nên biết dưới thiếu phúc có vật hữu hình (1) [59].
Hoàng Đế hỏi:
Chẩn được Vi mạch, bệnh hình như thế nào? [60]
 Kỳ Bá thưa rằng”
Chẩn Vị mạch, nếu mạch thực sẽ là bệnh Trướng, nếu mạch hư, sẽ là bệnh Kiệt [61]:
Hoàng Đế hỏi:
Sau khi bệnh đã thành, lại còn biến ra chứng gì? [62]
 Kỳ Bá thưa rằng :
Nếu do phong gây nên bệnh, sẽ biến thành chứng Hàn, nhiệât nếu do [63].
Đản (thấp nhiệt) gây nên bệnh, sẽ biến thành chứng Tiêu trung [64]. Nếu do quyết (khí nghịch, tay chân giá lạnh) gây nên bệnh, sẽ biến thành các chứng ở trên đầu lâu thời thành chứng xôn tiết (ăn vào lại đi tả) [65].Trong huyết mạch bị phong lọt vào sẽ thành chứng Lệ (phong vào huyết mạch biến thành trùng, hiện ra các chứng hửi lở) [66].  Sự biến hóa của bệnh rất nhiều, nói không thể siết [67].
 Hoàng Đế hỏi:
Các chứng mụn sưng, co gân, đau xương...Nguyên nhân bởi đâu? [68]
Kỳ Bá thưa rằng:
Những chứng sưng đó bởi hàn khí, vả sự biến của bát phong (gió ở 8 phương) [69].
 Hoàng Đế hỏi:
Nên điều trị thế nào? [70]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là chứng bệnh thuộc về thời khí của bốn mùa, nên lấy cái “sở thắng” để trị nó (1) [7i].
Hoàng Đế hỏi:
Người đã sẵn bệnh cũ làm thương tổn đến sắc mạch của năm tàng...Làm thế nào có thể biết được là bệnh đã lâu và bệnh đã mắc?... [72]
 Kỳ Bá thưa rằng:
 Xét ở mạch thấy “tiểu” (hư) mà sắc mặt không biến khác...Như thế là tân bệnh [73].
 Xét ở mạch và năm sắc đều biến khác, như thế là cựu bệnh [74].
Xét ở mạch và năm sắc đều không biến khác, như thế là tân bệnh [75].
 Can với Thận mạch cùng hiện ra, sắc mặt tái xanh lại đỏ...Đó là gây nên bởi sự hủy thương (như uất ức quá độ), nhưng chưa thấy chứng gì kiến huyết (thấy có máu, như gãy, đứt, hoặc khạc nhổ v.v...). Nếu đã kiến huyết, sẽ lại là có cả chứng thấp... [76]
 Hai bên Xích bộ thuộc về quí hiếp (dưới sườn cụt). Xích ngoại để nghe mạch của Thận, Xích nói để nghe mạch của Phúc [77].
 Từ Tả xích mà dẫn lên Tả quan, ngoại để nghe mạch của Can, “nói” để nghe mạch của Cách [78].
 Từ Hữu xích dẫn lên Hữu quan, ngoại để nghe mạch của Vị, nói để nghe mạch của Tỳ) [79].
 Từ Tả quan dẫn lên Tả thốn, ngoại để nghe mạch của Phế, nói để nghe mạch ở Hung bộ [80].
 Từ Tả quan dẫn lên Tả thốn, ngoại để nghe mạch của Tâm, nói để nghe mạch của Chiên trung [81]. Mạch ở “tiền” để nghe các bệnh thuộc về tiền, mạch ở “hậu” để nghe các bệnh thuộc về “hậu” (1) [82].
Thượng cánh thượng (từ xích, quan miết tay lên tới Ngư tế) để xét những chứng trạng ở Hầu (cuống họng) và trong Hung [83].
 Hạ cánh hạ (từ Thốn, quan miết tay xuôi vào xích trạch) để xét những chứng trạng từ Thiếu phúc, yêu, cổ (vế), tất (đầu gối), và bộng chân [84].
 Mạch thể thô đại, là âm bất túc, Dương hữu dư, sẽ gây nên chứng nhiệt trung [85].
 Mạch, lúc lại nhanh, lúc đu chậm, trên thực, dưới hư...sẽ gây nên chứng quyết, và bệnh ở đầu (điên tật). Nếu lúc lại chậm, lúc đi nhanh, trên hư, dưới thực, thuộc về bệnh ác phong [86].
 Phàm trúng phải ác phong, do dương khí phải chịu (Dương khí bị tà, thời chính khí hư suy, cho nên mạch lúc lại chậm, và trê hư, tà khí hãm vào bên trong, cho nên mạch lúc đi nhanh, và dưới thực) [87].
 Có khi thấy mạch hiện ra đều Trầm, Tế và Sác...Đó là chứng quyết của Thiếu âm. Nếu Trầm, Tế Sác và kiêm cả Tán...Đó là chứng hàn, nhiệt. Nếu Phù mà lại Tán...Đó là chứng choáng váng đi đứng không vững [88].
Các mạch Phù mạ bệnh nhân không Táo (Nóng nảy) đều thuộc về Dương, là bệnh Nhiệt. Nếu bệnh nhân lại có vẻ táo, đều thuộc về Thủ Tam dương [89].
Các mạch tế mà lại trầm, đều thuộc về âm phận, sẽ là chứng đau ở xương, nếu bệnh nhân lại có vẻ tỉnh...là thuộc về Túc tam âm [90].
Mạch thấy Sác và Động, thỉnh thoảng lại có một Đại, đó là bệnh thuộc Dương. Bệnh nhân sẽ hạ tiết hoặc tiện ra nùng huyết (mủ và máu) [91].
Phàm án mạch người có bệnh, thấy mạch sắc là Dương khí hữu dư, thấy mạch Hoạt, là âm khi hữu dư. Dương khí hữu dư, sẽ là chứng mình nóng, không có hãn [92].
âm khi hữu dư, sẽ là chứng nhiều hãn mà mình lạnh (hàn) [93].
Nếu âm dương đều hữu dư, sẽ là không có hãn mà mình hàn [94].
ùn vào mạch, đẩy cho luồng mạch ra “ngoại”, mà mạch vẫn hướng vào “nói” không ra “ngoại” đó là vì chứng tích ở Tâm, Phúc [95].
Đẩy cho luồng mạch vào “nói”, mà mạch vẫn hướng ra “ngoại” không vào “nói”, đó là vì có chứng Nhiệt [96]. 
Đẩy cho luồng mạch hướng lên “trên” mạch vẫn cứ ở “trên” mà không xuống dưới”, đó là vì có chứng lạnh ở yêu và túc [97].
Đẩy cho luồng mạch hướng xuống “dưới”, mạch vẫn cứ ở “dưới” mà không lên “trên” đó là vì có chứng đau ở đầu và cổ [98].
 ùn mạnh tay xuống tới giáp xương, mà mạch khi ít...Đó là vì mắc chứng yêu, tích (xương sống) đau, và ở mình có kiêm cả chứng tê (bệnh thuộc về âm) [99].

 THIÊN 18 : BÌNH NHÂN KHI TƯỢNG LUẬN

平人气象论篇第十八

黄帝问曰:平人何如?岐伯对曰:人一呼脉再动,一吸脉亦再动,呼吸定息脉五动,闰以太息,命曰平人。平人者,不病也。常以不病调病人,医不病,故为病人平息以调之为法。人一呼脉一动,一吸脉一动,曰少气。人一呼脉三动,一吸脉三动而躁,尺热曰病温,尺不热脉滑曰病风,脉涩曰痹。人一呼脉四动以上曰死,脉绝不至曰死,乍疏乍数曰死。

平人之常气禀于胃,胃者,平人之常气也,人无胃气曰逆,逆者死。

春胃微弦曰平,弦多胃少曰肝病,但弦无胃曰死,胃而有毛曰秋病,毛甚曰今病。藏真散于肝,肝藏筋膜之气也,夏胃微钩曰平,钩多胃少曰心病,但钩无胃曰死,胃而有石曰冬病,石甚曰今病。藏真通于心,心藏血脉之气也。长夏胃微软弱曰平,弱多胃少曰脾病,但代无胃曰死,软弱有石曰冬病,弱甚曰今病。藏真濡于脾,脾藏肌肉之气也。秋胃微毛曰平,毛多胃少曰肺病,但毛无胃曰死,毛而有弦曰春病,弦甚曰今病。藏真高于肺,以行荣卫阴阳也。冬胃微石曰平,石多胃少曰肾病,但石无胃曰死,石而有钩曰夏病,钩甚曰今病。藏真下于肾,肾藏骨髓之气也。

胃之大络,名曰虚里,贯鬲络肺,出于左乳下,其动应衣,脉宗气也。盛喘数绝者,则病在中;结而横,有积矣;绝不至曰死。乳之下其动应衣,宗气泄也。

欲知寸口太过与不及,寸口之脉中手短者,曰头痛。寸口脉中手长者,曰足胫痛。寸口脉中手促上击者,曰肩背痛。寸口脉沉而坚者,曰病在中。寸口脉浮而盛者,曰病在外。寸口脉沉而弱,曰寒热及疝瘕少腹痛。寸口脉沉而横,曰胁下有积,腹中有横积痛。寸口脉沉而喘,曰寒热。脉盛滑坚者,曰病在外。脉小实而坚者,病在内。脉小弱以涩,谓之久病。脉滑浮而疾者,谓之新病。脉急者,曰疝瘕少腹痛。脉滑曰风。脉涩曰痹。缓而滑曰热中。盛而紧曰胀。

脉从阴阳,病易已;脉逆阴阳,病难已。脉得四时之顺,曰病无他;脉反四时及不间藏,曰难已。

臂多青脉,曰脱血。尺脉缓涩,谓之解(亻亦)。安卧脉盛,谓之脱血。尺涩脉滑,谓之多汗。尺寒脉细,谓之后泄。脉尺常热者,谓之热中。

肝见庚辛死,心见壬癸死,脾见甲乙死,肺见丙丁死,肾见戊己死,是谓真藏见,皆死。

颈脉动喘疾欬,曰水。目裹微肿如卧蚕起之状,曰水。溺黄赤安卧者,黄疸。已食如饥者,胃疸。面肿曰风。足胫肿曰水。目黄者曰黄疸。妇人手少阴脉动甚者,妊子也。

脉有逆从,四时未有藏形,春夏而脉瘦,秋冬而脉浮大,命曰逆四时也。风热而脉静,泄而脱血脉实,病在中,脉虚,病在外,脉涩坚者,皆难治,命曰反四时也。

人以水谷为本,故人绝水谷则死,脉无胃气亦死,所谓无胃气者,但得真藏脉不得胃气也。所谓脉不得胃气者,肝不弦肾不石也。

太阳脉至,洪大以长;少阳脉至,乍数乍疏,乍短乍长;阳明脉至,浮大而短。

夫平心脉来,累累如连珠,如循琅玕,曰心平,夏以胃气为本,病心脉来,喘喘连属,其中微曲,曰心病,死心脉来,前曲后居,如操带钩,曰心死。

平肺脉来,厌厌聂聂,如落榆荚,曰肺平,秋以胃气为本。病肺脉来,不上不下,如循鸡羽,曰肺病。死肺脉来,如物之浮,如风吹毛,曰肺死。

平肝脉来,软弱招招,如揭长竿末梢,曰肝平,春以胃气为本。病肝脉来,盈实而滑,如循长竿,曰肝病。死肝脉来,急益劲,如新张弓弦,曰肝死。

平脾脉来,和柔相离,如鸡践地,曰脾平,长夏以胃气为本。病脾脉来,实而盈数,如鸡举足,曰脾病。死脾脉来,锐坚如乌之喙,如鸟之距,如屋之漏,如水之流,曰脾死。

平肾脉来,喘喘累累如钩,按之而坚,曰肾平,冬以胃气为本。病肾脉来,如引葛,按之益坚,曰肾病。死肾脉来,发如夺索,辟辟如弹石,曰肾死。

Hoàng Đế hỏi rằng:
Mạch của bình nhân (người vô bệnh) như thế nào? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Người ta một lần hô (thở ra), mạch động tới 2 lần, một lần hấp (hút vào), mạch cũng động tới 2 lần. Nhân sự hô hấp để định hơi thở, và xen (nhuận) với lúc ngừng thở, mạch động tới 5 lần, như thế là bình nhân. Bình nhân tức là người vô bệnh (1) [2].
Nên lấy người vô bệnh để chẩn mạch người có bệnh. Nhưng lúc chẩn, phải giữ hơi thở của mình cho điều hòa, mới biết được mạch “động” của người kia đúng hay không đúng [3].
Phàm người, một hô, mạch động 3 lần, một hấp mạch động 3 lần...Đó là táo cấp (tức thái quá), ở xích bộ có nhiệt, là bệnh ôn, nếu xích bộ không nhiệt, mạch lại có vẻ hoạt, đó là bệnh phong, nếu lại có vẻ sắc, đó là bệnh Tý (bệnh thuộc âm) [4].
Phàm người, mộ hô, mạch động 4 lần một hấp mạch động 4 lần trở lên, đó là tử mạch, nếu mạch tuyệt không “chí” cũng chết, mạch lúc thưa, lúc sác, cũng chết [5].
 Phàm bình nhân, khi phát sinh từ Vị, Vị là thường khi của bình nhân [6].Người không có Vị khi gọi là “nghịch”. Nghịch cũng chết [7].Mạch án về mùa xuân, có Vị khi mà mạch hơi Huyền là bình [8].  Huyền nhiều, Vị ít, đó là bệnh ở Can [9]. Chỉ huyền, không có Vị khí, sẽ chết [10]. Có Vị khí mà mạch thể có vẻ mao, tới mùa thu sẽ phát bệnh, nếu mao nhiều, bệnh sẽ phát ngay [11]. Chân khí của tàng phân tán khắp ở Can, tức là những khí ở cái cân, mạc (gân và da màng) bao bọc ở bên ngoài can [12].
Mạch án về mùa hạ, có Vị khí, mà hơi “Câu” (mạch tượng của mùa hạ), là bình. Nếu câu nhiều, Vị khí ít là Tâm bệnh: chỉ câu mà không có Vị khí, sẽ chết [13].
 Có vị khí mà mạch thể có vẻ “thạch” tới mùa Đông sẽ phát bệnh, nếu “thạch nhiều, bệnh sẽ phát ngay [14].
 Chân khí của tàng thông lên Tâm, vì Tâm tàng cái khí của huyết mạch [15].
 Mạch án về mùa Trường hạ, có Vị khí mà hơi nhuyễn nhược là bình. Nếu “nhược” nhiều Vị khí ít là Tỳ bệnh [16].  Mạch thể chỉ có “đại” mà không có Vị khí sẽ chết [17].
 Nhuyễn nhược là lại kiêm có vẻ Thạch, tới mùa đông sẽ phát bệnh. Nếu “nhước” nhiều, sẽ phát bệnh ngay [18].
 Chân khí của tàng thấm thuần ở Tỳ, vì Tỳ tàng cái khí của cơ nhục [19].
Mạch án về mùa Thu, có Vị khí mà hơi mao, là bình. Nếu mao nhiều. Vị khí ít là phế bệnh. Nếu chỉ thấy mao, không có Vị khí sẽ chết [20]. Mạch mao mà lại kiêm Huyền, tới mùa Xuân sẽ phát bệnh, nếu Huyền nhiều, sẽ phát bệnh ngay [21].
 Chân khí của Tàng cao ở tận phế, để dẫn hành vinh, vệ và âm dương [22].
 Mạch án về mùa Đông, có Vị khi mà hơi Thạch, là bình. Nếu Thạch nhiều, Vị khí ít là thận bệnh. Nếu chỉ Thạch, không có Vị khí sẽ chết [23].Thạch mà lại kiêm cả Câu, sẽ phát bệnh về mùa Hạ, nếu Câu nhiều, sẽ phát bệnh ngay [24].
 Chân khí của Tàng thấp ở Thận, Thận tàng cái khí của cốt tủy [25].
 Đại lạc của Vị, tên là Hư lý, nó suốt lên Cách, chằng ngang vào Phế, vòng xuống phía dưới tả nhũ (vú bên trái), lúc nó động có thể “ứng y” (áo mạch sát vào mình, khi mạch động, chạm lên áo = bằng hình dung sự động mạch). Mạch đó để nghe Tông khí (tức Vị khí) [26].
 Nếu suyễn nhiều (Phế), mà mạch ở Hư lý thường bị tuyệt đó là bệnh tại Chiên trung và Hoành lạc bị tích trệ, nếu tuyệt hẳn không “chí”, sẽ chết; nếu động quá đến nói “ứng y”, đó là Tông khí muốn tiết ra ngoài (tức là mạch chết) [27].
Muốn biết mạch Thốn khẩu, thái quá với bất cập [28]. Nếu mạch ở Thốn khẩu, chỉ “đoản” đúng vào ngón tay, đó thuộc về bệnh đầu thống [29]. Mạch ở Thốn khẩu, đúng vào ngón tay, mà “trường” đó thuộc về bệnh đau ở xương ống chân [30]. Mạch ở Thốn khẩu đúng vào ngón tay, mà bật mạnh dồn lên, đó thuộc về bệnh đau ở vai và lưng [31]. Mạch ở Thốn khẩu Trầm mà Kiên, tức là bệnh ở bộ phận trong [32]. Mạch ở Thốn khẩu Phù mà thịnh, tức là bệnh ở bộ phận ngoài [33]. Mạch ở Thốn khẩu Trầm mà Nhược, thuộc về bệnh hàn [34] nhiệt và Sán, Giả, đau ở Thiếu phúc. Mạch ở Thốn khẩu Trầm mà hoành, thuộc về dưới hiếp có tích và trong bụng có vật tích nằm ngang mà đau [35].  Mạch ở Thốn khẩu Trầm mà lại có suyễn (thở gấp, hổn hển), thuộc về chứng hàn nhiệt (sốt rét, sốt nóng) [36].
Mạch thịnh, hoạt mà kiên, là bệnh ở bộ phận ngoại, mạch tiểu thực mà kiện, là bệnh ở bộ phận nói [37]. Mạch tiểu, nhược và sắc, là cửu bệnh [38]. Mạch phù hoạt mà tật, là tân bệnh [39]. Mạch cấp là có chứng “sán, giả” đau ở Thiếu phúc, mạch hoạt là Phong [40]. Mạch sắc là Tỳ [41]. Mạch hoãn mà hoạt là chứng nhiệt trung [42]. Mạch thịnh mà khẩn là chứng trướng [43].
Mạch thuận theo âm dương, bệnh dễ khỏi, mạch trái ngược âm dương, bệnh khó khỏi, mạch thuận với sinh khí của bốn mùa, bệnh dễ khỏi, mạch trái với sinh khi của bốn mùa mà lại “không gián tàng” bệnh khó khỏi (1) [44].
Cánh tay có nhiều mạch máu xanh, gọi là thoát huyết [41]. Mạch ở xích bộ Hoãn bộ và sắc, gọi là giải nó (bệnh tại Tỳ [42]. Lúc nằm yên mà mạch thịnh, cũng gọi là thoát huyết [43]. Xích bộ sắc mà mạch lại Hoạt, là chứng nhiều mồ hôi [44]. Xích bộ hàn mà mạch lại Tế, sẽ là chứng Hậu  tiết (ăn xong, đi tả ngay) [45]. Mạch ở Xích bộ thô và thường nóng, thuộc về chứng Nhiệt trung [46].
Phàm thấy mạch ở cổ động lên bật bật, thở suyễn và khái, chứng thuộc về thủy [47]. Mi mắt hơi thũng phồng lên như ngọa tàm (con tằm nằm), chứng thuộc về thủy [48]. Nước tiểu vàng đỏ, ưa nằm, là chứng Hoàng đản [49]. ăn rồi mà bụng vẫn như đói, là chứng Vị đản [50]. Mặt sưng phù ra , là chứng phong [51]. Bộng chân sưng nặng là chứng Thủy [52]. Lòng trắng mắt vàng...cũng là chứng Hoàng đản [53].
Đàn bà, mạch thuộc kinh Thái âm động nhiều, là có thai (1) [54].
Mạch có khí hoặc nghịch hoặc thuận với bốn mùa. Dù chưa hiện mạch của bản tàng, Xuân, Hạ mà mạch lại xấu (giống như tế), Thu Đông mà mạch lại Phù Đại… Như thế là nghịch với bốn mùa [55].
Chứng phong nhiệt mà mạch lại Tĩnh (nên phù động), chứng tiết và thoát huyết, mà mạch lại Thực (nên hư tán), bệnh ở trong mà mạch lại Hư (nên trầm thực) bệnh ở ngoài mà mạch lại kiên sắc (nên thăng phù)... Đều khó chữa, vì là trái với bốn mùa [56].
Con người lấy thủy cốc làm gốc, nếu tuyệt thủy cốc thời tất phải chết [57]. Mạch không có Vị khí (tức khí của thủy cốc) cũng chết [58]. Phàm gọi là không có Vị khí (tức khí của Thủy cốc) cũng chết. Phàm gọi là không có Vị khí, là chỉ thấy có chính mạch của chân tàng mà không có vẻ hòa hoãn là Vị khí xen vào. Không những thế, mà Can không huyền, Thận không Thạch v.v... cũng là không được Vị khí [59].
Mạch ở kinh Thái dương đến, Hồng Đại mà Trường [60]. Mạch ở kinh Thiếu dương đến, lúc sác, lúc sơ, lúc đoản, lúc trường [61]. Mạch ở kinh Dương minh đến, Phù Đại mà Đoản [62].
Tâm vô bệnh, mạch hiện ra, lườn lượt không đứt như chuỗi ngọc, như dây chuyền...Thuộc về mùa Hạ lấy Vị khí làm gốc [63].
Nếu có bệnh, mạch khớp khớp chấp nói, có lúc hơi cong, nếu trước cong mà sau không động, như cầm lưỡi câu... như thế là Tâm chết [64].
Phế vô bệnh, mạch hiện ra êm đềm nhẹ nhàng như chiếc lá rơi... Thuộc mùa Thu, lấy Vị khí làm gốc [65].
Nếu có bệnh, không lên không xuống, như phảy lông gà... Nếu lại như vật nói lềnh bềnh, không gốc không rễ, như gió thổi chiếc lông, trống không tán loạn... Như thế là Phế chết [66].
Can vô bệnh, mạch hiện ra mềm mại dịu dàng, như vuốt ngọn Tràng. (Tràng, tre dài dùng làm Tràng, trên đầu nhỏ và lướt mền). Thuộc mùa Xuân, lấy Vị khí làm gốc [67]. Nếu có bệnh, đầy đặc mà hoạt, như nắm trường can (trướng can  tức là “tràng”, nhưng đây nắm vào thân chứ không vuốt ngọn, có vẻ cứng rắn hơn)... nếu lại cấp mà cứng, như giương dây cung (huyền), như thế là Can chết [68].
Tỳ vô bệnh, mạch hiện ra hòa nhu mà tương ly, bước đi như gà (trong hòa nhu mà có vẻ cách nhau không liền). Thuộc mùa Trường Hạ, lấy Vị khí làm gốc [69]. Nếu có bệnh, đầy đặc mà vững chắc, không có hòa như, chuyển du kém sức (tức Tỳ khí không tán bố ra các Tàng khác) nếu lại cứng và sắc, như  đầu mỏ quạ, như móng chân chim, thánh thót như nhà dột, cuồn cuộn như nước trôi. Như thế là Tỳ chết [70].
Thận vô bệnh, mạch hiện ra chìm nặng mà linh động như nói mà trong không, án nặng tay thời kiên. Thuộc mùa Đông, lấy Vị khí làm gốc [71]. Nếu có bệnh, như lôi dây sắn, càng án mà càng kiên, nếu lại dằng mạnh như giật dây, trình trịch như ném đá... Như thế là Thận chết [72].

THIÊN 19 : NGỌC CƠ CHÂN TÀNG LUẬN

 Hoàng Đế hỏi rằng:
Mạch mùa Xuân như huyền... Thế nào gọi là huyền? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch mùa Xuân tức là Can mạch, thuộc Đông phương mộc, muôn vật bắt đầu sinh ra từ đó, cho nên mạch khí hiện ra nhuyễn, nhược, khinh, hư mà hoạt, ngay thẳng mà dài, nên gọi là Huyền. Nếu mạch tượng trái thế, sẽ mắc bệnh [2].
 Hoàng Đế hỏi:
Thế nào là trái? [3]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch khí lúc lại thực mà cường, là thái quá, bệnh sẽ phát ở bên ngoài, mạch khí lúc lại không thực mà “vì”, là bất cập, bệnh sẽ phát ở bên trong [4]:
 Hoàng Đế hỏi:
Mạch mùa Xuân, thái quá và bất cập, phát ra chứng hậu thế nào? [5]
Kỳ Bá thưa rằng:
Thái quá thời khiến người hay quên, choáng váng chóng mặt, và đau ở đầu. Nếu là bất cập thời đau ở hung xuất sang lưng, xuống cả hai bên sườn, tức đầy khó chịu [6].
 Hoàng Đế hỏi:
Mạch mùa Hạ như Câu... Thế nào gọi là Câu? [7]
Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch mùa Hạ, tức là mạch của Tâm, thuộc Nam phương Hỏa, muôn vật nhờ đó để thịnh trưởng. Cho nên mạch khí lúc lại thịnh lúc đi suy, nên mới gọi là Câu. Nếu mạch tượng trái thế, sẽ mắc bệnh [8]
 Hoàng Đế hỏi:
Thế nào là trái? [9]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch khí lúc lại thịnh, lúc đi cũng thịnh, là thái quá, bệnh sẽ phát ở bên ngoài, mạch khí lúc lại không thịnh, lúc đi lại thịnh là bất cập, bệnh sẽ phát ở bên trong [10].
 Hoàng Đế hỏi:
 Mạch mùa Hạ thái quá và bất cập, phát ra chứng hậu thế nào? [11]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Thái quá thời khiến người mình nóng và đau ở ngoài da, hoặc sinh chứng lở lói, bất cập thời khiến người Tâm phiền, ở bộ phận trên thời phát chứng ho và nhổ, ở bộ phận dưới thời phát chứng khí tiết [12]:
 Hoàng Đế hỏi:
Mạch mùa Thu như phù... Thế nào gọi là phù? [13]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch mùa Thu tức là mạch của Phế, thuộc Tây phương Kim, muôn vật nhờ đó tới thời kỳ “thâu thành”. Cho nên mạch khí lúc lại, khinh hư mà phù, lúc lại thời cấp, lúc đi thời tán, nên gọi là Phù. Nếu mạch tượng trái thế, sẽ mắc bệnh [14].
 Hoàng Đế hỏi:
Thế nào là trái? [15]
Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch khí lúc lại như mao, ở giữa kiên, hai bên hư, là thái quá, bệnh sẽ phát ở bên ngoài, mạch khí lúc lại như mao mà vi, là bất cập, bệnh sẽ phát ở bên trong [16].
 Hoàng Đế hỏi:
Mạch mùa Thu, thái quá và bất cập, chứng hậu phát ra thế nào? [17]
Kỳ Bá thưa rằng:
Thái quá thời khiến người khí nghịch, lưng đau và bực tức khó chịu, bất cập thời khiến người suyễn, hơi thở thiếu khí mà ho, ở bên trên đôi khi thấy có máu, có khi khí hạ nghịch, là rên kêu ầm ỹ[18].
 Hoàng Đế hỏi:
Mạch mùa Đông như Doanh... Thế nào gọi là Doanh? (Ở yên lặng, chìm xuống, tức là Thạch) [19].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch mùa Đông, tức là mạch của Thận, thuộc Bắc phương thủy. Muôn vật nhờ đó mà bế tàng, cho nên mạch khí lúc lại trầm mà bác (bựt mạnh lên), nên gọi là Doanh. Nếu mạch tượng trái thế, sẽ mắc bệnh [20].
 Hoàng Đế hỏi:
Thế nào là trái? [21]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch khí lúc lại như vụt vào đá (đàn thạch) là thái quá, bệnh sẽ phát ở bên ngoài, đến lúc đi lại chậm rãi như đếm, là bất cập [22].
 Hoàng  Đế hỏi:
Mạch mùa Đông thái quá và bất cập, chúng hậu phát ra thế nào? [23]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Thái quá thời khiến người trễ nải, đường xương sống đau, thiếu khí, không muốn nói, bất cập thời khiến người trong lòng bào hao như đối, phía dưới chỗ xương sườn cụt giá lạnh, trong xương sống đau, Thiếu phúc đầu, tiểu  tiện đổi sắc [24].
 Hoàng Đế hỏi:
 Theo thứ tự của bốn mùa các tàng đều có sự thuận nghịch khác nhau... Còn Tỳ, thời chủ về gì? [25]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Tỳ mạch thuộc Thổ, nó là Cô tàng (đứng riêng một mình) để thấp nhuần ra bốn bên [26].
 Hoàng Đế hỏi:
Nếu vậy thời sự  “thiện” hay “ác” của Tỳ có thể biết được chăng? [27]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Cái thiện không thể thấy (1) chỉ cái ác có thể thấy [28].
 Hoàng Đế hỏi:
Thấy cái ác như thế nào? [29]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch khí lúc lại, như nước chảy dồn, là thái quá, bệnh sẽ phát ở bên ngoài, nếu chỉ như chim mổ, lúc có lúc ngừng là bất cập, bệnh sẽ phát ở trong [30].
 Hoàng Đế hỏi:
Mạch của tỳ, thái quá và bất cập, chứng hậu phát ra thế nào? [31]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Thái quá thời khiến người tứ chi không cử động được, bất cập thời khiến người chín khiếu không thông, gọi là Trùng cường (2) [32].
Năm Tàng, thụ khí ở cái “sở sinh”, lại truyền cho cái “sở bất thắng” (đã chua nghĩa ở trên). Khí ký túc ở cái nơi “sở sinh”, mà bị chết ở cái nơi “sở bất thắng”, bấy giờ mới chết. Đó là vì khí nghịch hành (đi ngược) nên mới chết [33].
 Can thụ bệnh khí ở tâm, truyền đi đến Tỳ, khí ấy ký túc ở Thận, đến Phế thời chết. [34]. Tâm thụ bệnh khí ở Tỳ, truyền đi đến Phế, khí ấy ký túc ở Can đến Thận thời chết [35]. Tỳ thụ bệnh khí ở Phết, truyền đi đến Thận, khí ấy ký túc ở Tâm đến Can thời chết [36]. Phế thụ bệnh khí ở Thận, truyền đi đến Can, khí ấy ký túc ở Tỳ, đến Tâm thời chết [37]. Thận thụ bệnh khí ở Can, truyền đi đến Tâm, khí ấy ký túc ở Phế, đến Tỳ thời chết… [38]. Đó đều là nghịch [39]. Suốt một ngày một đêm, chia làm 5 Tàng... Để đoán biết sống hay chết, sớm hay muộn... [40]
 Hoàng Đế nói rằng:
Năm Tàng cùng thông nhau, truyền đều có thứ tự, năm Tàng có bệnh, thời đều truyền tới cái “sở thắng”. nếu không điều trị, theo phép, hoặc 3 tháng, hoặc 6 tháng, hoặc 3 ngày, hoặc 6 ngày... Truyền khắp năm Tàng thời sẽ chết. Đó là cái thứ tự thuận truyền cho cái “sở thắng” [41].
 Cho nên nói rằng: phân biệt được dương tàng sẽ biết được bệnh nó từ đâu lại, phân biệt được âm tàng, sẽ biết được cái thời kỳ sống hay chết [42].
                                                       
 Phong, là một thứ đứng đầu của trăm bệnh. Giờ phong hàn phạm vào người, khiến người hào mao đều đứng thắng, bì phu bị ứ trệ lại mà thành chứng nhiệt (sốt nóng). Gặp trường hợp đó, nên dùng phép làm phát hãn đề phong tà tiết ra ngoài [43].
 Hoặc tý, bất nhân (ngoài da tê dại cấu không biết đau), sưng đau... Gặp trường hợp đó, nên dùng nước nóng để chườm mặt, hoặc dùng lửa cứu, hoặc dùng châm thích cho tiết bỏ huyết độc [44].
 Nếu không chữa bệnh tà sẽ phạm vào Phế thành chứng Phế tý, gây nên ho, khí nghịch lên trên [45].
 Nếu không chữa. Phế sẽ truyền mà lấn sang Can, thành chứng Can tý, một tên là Quyết sẽ đau ở sườn và Thổ. Gặp bệnh đó nên dùng phép “án” và thích [46].
 Nếu không chữa Can sẽ truyền sang Tỳ, thành chứng Tỳ phong gây nên bệnh Đau (hỏa đản) trong bụng nóng Tâm phiền, da vàng. Gặp bệnh đó, nên dùng phép “án” dùng thuốc hoặc dùng phép tắm [47].
Nếu không chữa tỳ thấy nhiệt sẽ truyền sang Thận, thành chứng Sán Hà, trong Thiếu phục  thấy nhiệt nóng nảy và đau, tiểu ra trắng như nước gạo. Lại một Tên là Cổ. Gặp bệnh đó nên dùng phép “án” và thuốc uống [48].
 Nếu không chữa, Thận sẽ truyền sang Tâm, thành chứng gân mạch co rút, mà đau. Gọi là Khiết. Gặp bệnh đó nên dùng phép cứu, hoặc thuốc uống. Nếu không chữa, trong vòng mười ngày sẽ chết [49].
Thận hoặc truyền lên Tâm, Tâm liền quay trở lại mà truyền lên Phế, phát chứng hàn nhiệt. Theo phép, ba năm sẽ chết. Đó là thứ tự của bệnh (1) [50].
Nhưng nếu là bệnh “thốt phát” bỗng dưng phát ra rất chóng), không cần phải theo phép tương truyền để điều trị [51].
 Hoặc có khi truyền hóa không theo thứ tự, như ưu, khủng, bi, hỷ, nó...Vì nó truyền không có thứ tự, nên thường gây nên bệnh lớn [52].
Tỉ như hỷ quá thời Tâm hư, Thận khí sẽ thừa cơ mà lấn, nó [53]. Quá thời Can hư, Phế khí sẽ thừa cơ mà lấn [54]. Tư quá thời Tỳ hư, Can khí sẽ thừa cơ mà lấn [55]: Khủng quá thời Thận hư, Tỳ khí sẽ thừa cơ mà lấn [56]. Ưu quá thời Phế hư, Tâm khí thừa cơ mà lấn...
Như một Tàng hư mà bị lấn, thời sẽ truyền qua cả 5 Tàng. Cho nên bệnh có 5 thứ, mà 5 tàng lần biến...Vậy năm lần 5, sẽ thành 25. Vậy sự truyền hóa của 5 Tàng đó, cũng đều là lấn cái “sở thắng” vậy [58].
 Đại cốt (tức xương tay, xương đầu) khô đét, đại nhục (tức hai mông) rúm lại, trong hung khí nghẽn, hơi thở khó khăn, mỗi khi thở phải so vai rụt cổ... Chỉ 6 tháng sẽ chết [59]. Thấy mạch của Chân tàng hiện ra, mới có thể hẹn đúng ngày nào. (Như bệnh ở Tâm, sẽ tính đến ngày Nhâm qúi thì chết v.v... Tức là ngày tương khắc) [60].
 Đại cốt khô đét, đại nhục rúm lại, trong hung khí nghẽn, hơi thở khó khăn. Đau ở trong rút lên vai và cổ. Chỉ trong một tháng sẽ chết. [61]. Thấy mạch của chân tàng hiện ra, mới có thể hạn đúng ngày nào (tức ngày Canh, Tân) [62].
 Đại cốt khô đét, hai nhục rúm lại, trong hung khí nghẽn, đau ở vai rút lên vai cổ, mình nóng, thịt tiêu mòn hết [63]. Thấy mạch của chân tàng hiện ra chỉ trong vòng mười ngày sẽ chết (Đoạn này nói bệnh ở Phế, truyền sang tâm thời chết) [64].
Đại cốt khô đét, đại nhục rúm lại, trong hung khí nghẽn, xương tủy hao mòn, cử động càng suy [65]. Thấy mạch của Chân tàng hiện ra, trong vòng một năm sẽ chết, và cũng mới có thể định được hẳn là ngày nào (như chết về ngày giáp, ất) [66].
Đại cốt khô đét, đại nhục rúm lại, trong hung khí nghẽn, trong bụng đau, trong Tâm khó chịu, lưng cổ và mình nóng, thịt tiêu mòn hết, mắt lõm, trong không rõ. Chết ngay. Nếu còn trông thấy, tới ngày “sở bất thắng” sẽ chết (1) [67].
Thân thể đã hư quá, tà khí vụt đến, năm Tàng vít lấp, mạch đạo không thông, khí không đi lại, như người chết đuối, không thể hẹn ngày [68].
 Nếu mạch tuyệt không lại, hoặc một “tức” mà năm sáu chí, dù hình nhục không thoát, chân tàng không hiện, cũng chết [69].
 Chân Can mạch hiện ra, trong ngoài đều “nhăng” như lăn tay lên lưỡi dao, “lăn lẳn” như để lên trên giây đàn sắc mặt trắng xanh không bóng lông, tóc rơi rụng... Đó là bệnh  chết[70] .
 Chân Tâm mạch hiện ra, cứng mà bựt lên tay, như lăn tay lên chuỗi hạt châu, sắc mắt tía đen không bóng, lông, tóc rơi rụng... Đó là chứng chết [71].
 Chân Thận mạch hiện ra, Đại mà hư, như cầm lông chim phớt quệt vào da, Sắc mặt trắng đỏ không bóng, lông, tóc rơi rụng... Đó là chứng chết [72].
 Chân Thận mạch hiện ra, bật mạnh lên lại đứt, như vút queo vào đá rắn chắc không trùng... Sắc mặt đen vàng không bóng, lông tóc hơi rụng… Đó là chứng chết [73].
 Chân Tỳ mạch hiện ra, nhược mà lúc sác, lúc xơ, sắc mặt vàng xanh không bóng, lông, tóc rơi rụng... Đó là chứng chết [74].
 Phàm chân tàng mạch hiện ra, phần nhiều chết, không chữa được [75].
 Hoàng Đế hỏi rằng:
Thấy chân tàng mạch hiện ra, mà nhận là chứng chết, là cớ sao? [76]
 Kỳ bá thưa rằng:
Năm tàng đều nhờ khí ở Vị. Vậy Vị là gốc của năm Tàng. Tàng khí không thể tự mình dẫn đến Thái âm, phải nhờ có Vị khí mới đến được. Năm Tàng lại phải nhờ Vị khí mới hiện ra được cái mạng tượng theo đúng với mùa mà dẫn đến Thái âm. Cho nên, mỗi khi tà khí mà thắng được, tức là tinh khí đã bị suy trước [77]. Người mắc bệnh nặng, Vị khí không thể cùng dẫn đến Thái âm, nên Chân tàng mới một mình hiện ra (tức trong mạch không có Vị khí). Sở dĩ như vậy, là do bệnh khí nó thắng. Nên mới là chứng chết [78].
 Hoàng Đế nói rằng:
Phàm trị bệnh phải xét hình, khí: Sắc có bóng hay không bóng, mạch thịnh hay suy, bệnh mới hay cũ...bấy giờ sẽ chữa đừng để lỡ thời [79].
 Hình với khí hợp nhau, có thể chữa, sắc bóng và nói ở ngoài da, có thể chữa, mạch thuận với bốn mùa, có thể chữa, mạch nhược mà hoạt là có vị khí, có thể chữa... Nên theo mùa mà dùng phép thích [80].
 Hình với khí trái nhau, khó chữa, sắc nhợt không bóng, khó chữa, mạch thực mà kiên, khó chữa, mạch trái bốn mùa, khó chữa. Phải xét những nóãi khó đó, để bảo rõ bệnh nhân [81].
 Phàm nóùi về trái với bốn mùa, tỉ như: mùa Xuân thấy mạch của Phế, mùa Hạ thấy mạch của Thận, mùa Thu thấy mạch của Tâm, mùa Đông thấy mạch của Tỳ... Khi mạch hiện ra đều Trầm sắc không chút Vị khí... Đó đều là trái bốn mùa [82].
 Chưa thấy mạch hình của Tàng, về mùa Xuân mùa Hạ mà mạch Trầm, Sắc, về mùa Thu mùa Đông mà mạch Phù, Đại... Cũng là trái với bốn mùa [83].
 Bệnh nhiệt mà mạch tĩnh, bệnh tiết mà mạch đại, thoát huyết mà mạch thực, bệnh ở bộ phận trong mà mạch thực và kiên, bệnh ở bộ phận ngoài mà mạch lại không thực và kiên... Đều khó chữa [84]:
 Hoàng Đế hỏi rằng:
Tôi nghe nhận mạch hư thực để quyết bệnh sống hay chết... Xin cho biết rõ nguyên nhân.... [85]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Bị năm “thực” hoặc năm “hư”, đều chết [86].
 Hoàng Đế hỏi:
Năm thực, năm hư, là thế nào? [87]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch thịnh, da bóng, phúc trướng, đại tiểu không thông, mắt mờ... Đó là năm “thực”, tức là khí thực) [88].
Mạch tế: da lạnh, thiểu khí, tiền hậu đều tiết và lợi, không uống ăn được... Đó là năm “hư” (tức chính khí hư) [89].
 Hoàng Đế hỏi:
Mắc chứng như thế, mà đôi khi cũng có người sống, là vì sao? [90]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Nếu nước cháo có thể nuốt được vào Vị, tiết và lợi đều ngừng... Thời dù gặp “hư” cũng sống. Nếu mồ hôi ra được và tiểu tiện lợi... thời dù gặp “thực” cũng sống [91].

 THIÊN 20 :  TAM BỘ CỬU HẬU LUẬN

三部九候论篇第二十

黄帝问曰:余闻九针于夫子,众多博大,不可胜数。余愿闻要道,以属子孙,传之后世,着之骨髓,藏之肝肺,歃血而受,不敢妄泄,令合天道,必有终始,上应天光星辰历纪,下副四时五行,贵贱更互,冬阴夏阳,以人应之奈何,愿闻其方。

岐伯对曰:妙乎哉问也!此天地之至数。帝曰:愿闻天地之至数,合于人形,血气通,决死生,为之奈何?岐伯曰:天地之至数,始于一,终于九焉。一者天,二者地,三者人,因而三之,三三者九,以应九野。故人有三部,部有三候,以决死生,以处百病,以调虚实,而除邪疾。

帝曰:何谓三部。岐伯曰:有下部,有中部,有上部,部各有三候,三候者,有天有地有人也,必指而导之,乃以为真。上部天,两额之动脉;上部地,两颊之动脉;上部人,耳前之动脉。中部天,手太阴也;中部地,手阳明也;中部人,手少阴也。下部天,足厥阴也;下部地,足少阴也;下部人,足太阴也。故下部之天以侯肝,地以候肾,人以候脾胃之气。

帝曰:中部之候奈何?岐伯曰:亦有天,亦有地,亦有人。天以候肺,地以候胸中之气,人以候心。帝曰:上部以何候之。岐伯曰:亦有天,亦有地,亦有人,天以候头角之气,地以候口齿之气,人以候耳目之气。三部者,各有天,各有地,各有人。三而成天,三而成地,三而成人,三而三之,合则为九,九分为九野,九野为九藏。故神藏五,形藏四,合为九藏。五藏已败,其色必夭,夭必死矣。

帝曰:以候奈何?岐伯曰:必先度其形之肥瘦,以调其气之虚实,实则写之,虚则补之。必先去其血脉而后调之,无问其病,以平为期。

帝曰:决死生奈何?岐伯曰:形盛脉细,少气不足以息者,危。形瘦脉大,胸中多气者,死。形气相得者,生。参伍不调者,病。三部九候皆相失者,死。上下左右之脉相应如参舂者,病甚。上下左右相失不可数者,死。中部之候虽独调,与众藏相失者,死。中部之候相减者,死。目内陷者死。

帝曰:何以知病之所在。岐伯曰:察九候,独小者病,独大者病,独疾者病,独迟者病,独热者病,独寒者病,独陷下者病。以左手足上,去踝五寸按之,庶右手足当踝而弹之,其应过五寸以上,蠕蠕然者,不病;其应疾,中手浑浑然者,病;中手徐徐然者,病;其应上不能至五寸,弹之不应者,死。是以脱肉身不去者,死。中部乍疏乍数者,死。其脉代而钩者,病在络脉。九候之相应也,上下若一,不得相失。一候后则病,二候后则病甚,三候后则病危。所谓后者,应不俱也。察其府藏,以知死生之期。必先知经脉,然后知病脉,真藏脉见者胜死。足太阳气绝者,其足不可屈伸,死必戴眼。

帝曰:冬阴夏阳奈何?岐伯曰:九候之脉,皆沉细悬绝者为阴,主冬,故以夜半死。盛躁喘数者为阳,主夏,故以日中死。是故寒热病者,以平旦死。热中及热病者,以日中死。病风者,以日夕死。病水者,以夜半死。其脉乍疏乍数乍迟乍疾者,日乘四季死。形肉已脱,九候虽调,犹死。七诊虽见,九候皆从者不死。所言不死者,风气之病,及经月之病,似七诊之病而非也,故言不死。若有七诊之病,其脉候亦败者死矣,必发哕噫。必审问其所始病,与今之所方病,而后各切循其脉,视其经络浮沉,以上下逆从循之,其脉疾者不病,其脉迟者病,脉不往来者死,皮肤着者死。

帝曰:其可治者奈何?岐伯曰:经病者治其经,孙络病者治其孙络血,血病身有痛者,治其经络。其病者在奇邪,奇邪之脉则缪刺之。留瘦不移,节而刺之。上实下虚,切而从之,索其结络脉,刺出其血,以见通之。瞳子高者,太阳不足,戴眼者,太阳已绝,此决死生之要,不可不察也。手指及手外踝上五指,留针。

Hoàng Đế hỏi rằng:
Tôi nghe về phép cứu châm, ứng với trời đất, ứng với âm Dương, hợp với bốn mùa và 5 hành... Đường lối như thế nào, xin cho biết [1].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Chí số của trời đất, bắt đầu tứ số một (1), cuối cùng là số chín (9). Một là trời hai là đất, ba là người. Vậy ba lần ba là chín, để ứng với chín “dã” [2].
Ở con người chia làm ba bộ, mỗi bộ có ba hậu, để quyết sống chết, để trị trăm bệnh, để điều hư thực mà trừ tà tật [3].
 Hoàng Đế hỏi:
Ba bộ là gì? [4]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Có hạ bộ, có trung bộ, có thượng bộ. Mỗi bộ có ba hậu, tức là trời, đất và người [5].
Thượng bộ về trời, ứng vào động mạch ở hai trán, thượng bộ về đất, ứng vào động mạch ở hai bên má, thượng bộ về người, ứng vào động mạch ở hai bên tai [6].
Trung bộ về trời, thuộc thủ Thái âm, trung bộ về đất thuộc thủ Dương minh, trung bộ về người, thuộc thủ Thiếu âm [7].
Hạ bộ về trời, thuộc túc Quyết âm, Hạ bộ về đất, thuộc túc Thiếu âm, Hạ bộ về người, thuộc túc Thái âm [8].
 Cho nên hạ bộ về trời để hậu (nghe mạch) cái khi của Can, đất để hậu cái khí của Thận, người để hậu cái khí của Tỳ Vị [9].
Hoàng Đế hỏi:
Về sự “hậu” của trung bộ như thế nào” [10]
Kỳ Bá thưa rằng:
Cũng có trời, đất, người khác nhau. Trời để hậu Phế, đất để hậu khí ở trong Hung, người để hậu Tâm [11].
Hoàng Đế hỏi:
Về sự “hậu” của thượng bộ như thế nào? [12]
Cũng có trời, đất, người khác nhau. Trời để hậu khí ở đâu, đất để hậu khí ở miệng và răng, người để hậu khí ở tai và mắt [13].
Trong ba bộ, đều có trời đất người. Do ba mà thành trời, do ba mà thành đất, do ba mà thành người (tức ở trong 9 hậu mỗi hậu đều có ba) [14].
Ba nhân với ba thành chín. Số chín đó chia làm 9 dã, 9 dã lại hợp với 9 Tàng [15].
 Về thần Tàng có năm (1) về hình Tàng có bốn (2), hợp lại thành 9 Tàng [16].
Năm Tàng đến lúc bại, sắc tất bợt ra. Bợt ra thời hẳn chết [17].
 Hoàng Đế hỏi
Về phép “hậu” như thế nào? [18]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Trước phải nhận xem người gầy hay béo, để xét xem khí hư hay thực. Thực trời tả, hư thời bổ. Phải trừ bỏ tà khí trong huyết mạch rồi mới có thể điều hòa. Không cứ gì bệnh khó hay dễ, cốt làm cho khí được quân bình [19].
 Hoàng Đế hỏi:
Quyết chết sống như thế nào? [20]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Hình thịnh, mạch tế, hơi ít như không đủ để thở, là bệnh nguy [21].
 Hình gầy, mạch đại, trong hung hơi nghẽn, là bệnh nguy [22].
 Lúc đại, lúc tiểu, lúc tật, lúc từ... mạch đi không đều... là bệnh nguy [23].
 Ba bộ, chín hậu, mạch đều trái nhau, sẽ chết [24].
Mạch ở trên, dưới tả, hữu cứ so le không khớp với nhau, là bệnh nặng [25].
Mạch ở trên, dưới tả, hữu đều trái nhau không còn nhận được bao nhiêu “chí” là bệnh chết [26].
Mạch ở trung bộ, hậu dù có nhiều, nhưng lại trái hẳn với các tàng khác... là bệnh chết [27].
 Mạch ở trung bộ, hậu dù có điều, nhưng lại trái hẳn với các tàng khác... là bệnh chết [28].
Mạch ở Trung bộ, hậu rất mỏng manh, là bệnh chết [29].
 Mắt lõm xuống, là bệnh chết [30].
 Hoàng Đế hỏi:
Sao biết được bệnh ở đâu?
Kỳ Bá thưa rằng:
Xét ở chín hậu, mạch nếu thiên về “tiểu”, thiên về đại, là mắc bệnh, thiên về tật, thiên về trì, thiên về nhiệt, thiên về hàn, hoặc thiên về hãm, hạ... đều là mắc bệnh [31].
Dùng tay tả của mình, án lên chân bệnh nhân, cách xương “khoai” năm tấc, rồi tay hữu của mình gõ lên xương “khoai” của bệnh nhân. Nếu mạch ứng lên quá 5 tấc, có vẻ hơi bật bật đều đều, thế là vô bệnh, nếu ứng lên tay nhanh, có vẻ tuồn tuồn... là mắc bệnh, hoặc lại chậm chạp bợt bạc... Cũng là mắc bệnh [32].
Nếu mạch ứng lên, trên không tới được 5 tấc (tấc ở đây, thuộc về quan xích đời xưa), dù có gõ lên xương cũng không thấy, bệnh sẽ chết [33].
Bệnh nhân, thịt tiêu mòn hết, sẽ chết [34].
 Mạch ở Trung bộ, lúc xơ, lúc sác sẽ chết [35].
 Nếu mạch hiện ra Đại mà Câu, là bệnh tại Lạc [36].
 Chín hậu cùng ứng, hợp nhau như một, không được so le. Nếu một “hậu” chậm lại sau, là bệnh nguy. Nói “chậm lại sau” tức là mạch ứng không đều [37].
 Xét ở Phù Tàng, để đoán biết cái thời kỳ sống chết [38].
Phải trước biết Kinh mạch, rồi sau mới biết được bệnh mạch -Mỗi khí mạch của Chân tàng hiện ra, gặp cái ngày “thắng” (khắc), sẽ chết [39].
 Kinh Túc Thái dương khí tuyệt bệnh nhân chân không thể co duỗi, khi chết tất trợn mắt [40].
 Hoàng Đế hỏi?
Mùa Đông thuộc âm, mùa Hạ thuộc Dương, ứng với người thế nào [41].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch chín hậu, đều Trầm, Tế cách tuyệt nhau thế là âm, thuộc Đông, nên chết về khoảng nửa đêm, nếu mạch thịnh, táo, sác và suyễn. Thế là Dương, thuộc hạ, nên chết về đúng trưa. Phàm bệnh hàn nhiệt, thường chết về lúc sáng rõ, chứng Nhiệt trung với bệnh nhiệt, cũng chết về lúc đúng trưa, bệnh phong, chết về lúc mặt trời lặn, bệnh thủy, chết về nửa đêm, mạch lúc xơ, lúc sác, lúc tật, lúc trì... Tới ngày tứ quý sẽ chết [42].
43) Thịt ở thân thể tiêu mòn hết, chín hậu dù đều, cũng chết [43].
44) Bảy phép chẩn dù có đủ (1), nhưng chín hậu đều thuận, không chết [44].
Hoàng Đế hỏi:
Như thế nào, có thể chữa được? [45]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh về kinh mạch thời trị kinh mạch, bệnh về Tôn lạc thời trị Tôn lạc. Huyết bệnh mà mình có đau, thời trị ở kinh lạc. Nếu phạm phải kỳ tà (tức tà khí lạ lùng, ít khi có), xét luồng mạch kỳ tà để thích. Bệnh đã lâu ngày, tụ ở khớp xương, nên thích ngay ở khớp xương. Nếu trên thực dưới hư, huyết mạch không thông, nên tìm chỗ kết ở lạc mạch mà thích cho thấy có máu (1) [46].
Đồng tử đột cao lên, do khí ở Thái dương bất túc. Mắt trợn lên, do khí ở Thái dương đã tuyệt. Đó là cái cốt yếu để quyết sinh tử, phải xét kỹ mới được [47].

THIÊN 21 : KINH MẠCH BIỆT LUẬN
经脉别论篇第二十一
黄帝问曰:人之居处动静勇怯,脉亦为之变乎。岐伯对曰:凡人之惊恐恚劳动静,皆为变也。是以夜行则喘出于肾,淫气病肺。有所堕恐,喘出于肝,淫气害脾。有所惊恐,喘出于肺,淫气伤心。度水跌仆,喘出于肾与骨,当是之时,勇者气行则已,怯者则着而为病也。故曰:诊病之道,观人勇怯,骨肉皮肤,能知其情,以为诊法也。
故饮食饱甚,汗出于胃。惊而夺精,汗出于心。持重远行,汗出于肾。疾走恐惧,汗出于肝。摇体劳苦,汗出于脾。故春秋冬夏,四时阴阳,生病起于过用,此为常也。
食气入胃,散精于肝,淫气于筋。食气入胃,浊气归心,淫精于脉。脉气流经,经气归于肺,肺朝百脉,输精于皮毛。毛脉合精,行气于府。府精神明,留于四藏,气归于权衡。权衡以平,气口成寸,以决死生。
饮入于胃,游溢精气,上输于脾。脾气散精,上归于肺,通调水道,下输膀胱。水精四布,五经并行,合于四时五藏阴阳,揆度以为常也。
太阳藏独至,厥喘虚气逆,是阴不足阳有余也,表里当俱写,取之下俞,阳明藏独至,是阳气重并也,当写阳补阴,取之下俞。少阳藏独至,是厥气也,蹻前卒大,取之下俞,少阳独至者,一阳之过也。太阴藏搏者,用心省真,五脉气少,胃气不平,三阴也,宜治其下俞,补阳写阴。一阳独啸,少阳厥也,阳并于上,四脉争张,气归于肾,宜治其经络,写阳补阴。一阴至,厥阴之治也,真阴(疒娟之右)心,厥气留薄,发为白汗,调食和药,治在下俞。
帝曰:太阳藏何象。岐伯曰:象三阳而浮也。帝曰:少阳藏何象。岐伯曰:象一阳也,一阳藏者,滑而不实也。帝曰:阳明藏何象。岐伯曰:象大浮也,太阴藏搏,言伏鼓也。二阴搏至,肾沉不浮也。
Hoàng Đế hỏi rằng:
Người ta: động, tĩnh, dũng, khiếp... mạch có biến đổi không? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phàm người, gặp những sự kinh, khủng, nộ , lao động, tĩnh v.v... mạch cũng đều biến [2]. Vì vậy, đi đêm thời hơi thở phát ra ở Thận, khí bốc lên gây bệnh cho Phế. Có sự sợ hãi, hơi thở phát ra ở Thận, khí bốc lên gây bệnh cho Phế [3]. Có sự vấp ngã mà sợ, hơi thở phát ra ở Can, khí bốc lên làm hại Ty [4]ø. Có sự sợ hãi, hơi thở phát ra Phế, khí bốc lên làm hại Tâm [5]. Lội nước, lăn ngã, hơi thở phát ra ở thận và xương [6]. Gặp trường hợp đó, người dũng, khí hành được thời vô sự, nếu là người khiếp, khí ngừng lại, sẽ mắc bệnh [7].
Cho nên, về phép chẩn mạch, xem ngươi dũng hay khiết và nhận cả ở cốt, nhục, bì phu... Sẽ hiểu được bệnh tình, để giúp thêm về phép chẩn [8].
Uống ăn quá nó, hãn phát ra ở Vị, sợ quá mất tinh thần, hãn phát ra ở Tâm, mang nặng đi xa, hãn phát ra ở Thận, chạy vội, sợ hãi, hãn phát ra ở Can, làm lụng vất vả, hãn phát ra ở Tỳ [7].
 Cho nên Xuân, Thu, Đông, Hạ bốn mùa âm dương đều không làm hại người. Sở dĩ sinh bệnh, chỉ vì quá độ, trái mất lẽ thường [8].
Khí vị của thức ăn, sau khi vào Vị, tán “tinh” vào Can, tràn khí vào Cân [9].
 Khí vị của thức ăn, sau khi vào Vị, các khí “trọc” dẫn lên tâm, tràn chất “tinh” vào mạch [10].
 Mạch dẫn theo Kinh. Kinh khí dẫn lên Phế. Phế tổng hợp trăm luồng mạch, du chuyển tinh khí ra bì mao. Mao (khí) với mạch (huyết) hợp tinh, dẫn khí về Phủ (phủ thuộc dương, khí là dương). Phủ chứa thần minh, để giúp ích bốn tàng [11].
 Khí cốt ở quân bình, sự quân bình hiện lên khí khẩu, nhờ đó để quyết tử sinh [12].
 Thức uống sau khi vào Vị bao chất tinh khí tràn lan ra, du chuyển sang Tỳ, Tỳ lại lọc những chất tinh tuý hơn, để du chuyển lên Phế, nhờ đó làm cho Thủy đạo được thông lợi, du chuyển xuống Bàng quang, tức thời thủy tinh tán bố năm kinh đều đi khắp. Đó là hợp với bốn mùa, năm Tàng âm Dương quĩ độ. Tức là lẽ thường của mạch [13].
 Khí ở Thái dương đến một mình, gây nên chứng quyết, suyễn, hư, khí nghịch. Đó là do âm bất túc, Dương hữu dư, cả biểu lý đều nên tả, thích ở huyệt Hạ du [14].
 Khí ở Dương minh đến một mình, thế là Dương thêm Dương. Nên tả Dương bổ âm, thích ở huyệt Hạ du [15].
 Khí ở thiếu dương đến một mình, quyết khí mạch Kiên về phía trước bỗng biến thành Đại. Nên thích ở huyệt Hạ du. Thiếu dương đến một mình như vậy là do khí Nhất dương thái quá [16].
Mạch ở Thái âm bựt mạnh, phải xét ở chân tàng, mạch của năm Tàng đều thiểu khí. Vị khí không quân bình... đó thuộc về Tam âm. Nên thích ở huyệt Hạ du, bổ Dương tả âm [17].
 Nếu Nhất dương một mình nghịch lên, thành chứng Thiếu dương quyết [18].
 Dương dồn lên cả bộ phận trên, mạch của bốn Tàng khác đều mạnh, khí trở về Thận, nên trị ở Kinh lạc, tả Dương bổ âm [19].
 Mạch của Nhất âm một mình đến, tức chủ trị do Quyết âm [20].
Vì chân tàng hư nên trong Tâm đau ê ẩm, hợp với uống thuốc, quyết khí bức bách, khiến toát mồ hôi. Nên điều độ uống ăn, hợp với uống thuốc, hòa hợp dược vị và thích ở Hạ du.
 Hoàng Đế hỏi rằng:
Tượng của các Thái dược tạng như thế nào? [21]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Thái dương tàng, tượng Tam dương mà phù [22].
 Hoàng Đế hỏi?
Thiếu dương tàng, tượng Nhất dương, hoạt mà không thực [23].
 Dương minh tàng, tượng mã dương mưu Phù đại [24].
 Thái âm tàng, mạch bựt lên như phục cổ, Nhị âm bựt đến, dù là Thận, chỉ trầm mà không phù (1) [25].

 THIÊN 22 : TÀNG KHI PHÁP THỜI LUẬN

藏气法时论篇第二十二

黄帝问曰:合人形以法四时五行而治,何如而从,何如而逆,得失之意,愿闻其事。岐伯对曰:五行者,金木水火土也,更贵更贱,以知死生,以决成败,而定五藏之气,间甚之时,死生之期也。

帝曰:愿卒闻之。岐伯曰:肝主春,足厥阴少阳主治,其日甲乙,肝苦急,急食甘以缓之。心主夏,手少阴太阳主治,其日丙丁,心苦缓,急食酸以收之。脾主长夏,足太阴阳明主治,其日戊己,脾苦湿,急食苦以燥之。肺主秋,手太阴阳明主治,其日庚辛,肺苦气上逆,急食苦以泄之。肾主冬,足少阴太阳主治,其日壬癸,肾苦燥,急食辛以润之,开腠理,致津液,通气也。

病在肝,愈于夏,夏不愈,甚于秋,秋不死,持于冬,起于春,禁当风。肝病者,愈在丙丁,丙丁不愈,加于庚辛,庚辛不死,持于壬癸,起于甲乙。肝病者,平旦慧,下晡甚,夜半静。肝欲散,急食辛以散之,用辛补之,酸写之。

病在心,愈在长夏,长夏不愈,甚于冬,冬不死,持于春,起于夏,禁温食热衣。心病者,愈在戊己,戊己不愈,加于壬癸,壬癸不死,持于甲乙,起于丙丁。心病者,日中慧,夜半甚,平旦静。心欲软,急食咸以软之,用咸补之,甘写之。

病在脾,愈在秋,秋不愈,甚于春,春不死,持于夏,起于长夏,禁温食饱食湿地濡衣。脾病者,愈在庚辛,庚辛不愈,加于甲乙,甲乙不死,持于丙丁,起于戊己。脾病者,日昳慧,日出甚,下晡静。脾欲缓,急食甘以缓之,用苦写之,甘补之。

病在肺,愈在冬,冬不愈,甚于夏,夏不死,持于长夏,起于秋,禁寒饮食寒衣。肺病者,愈在壬癸,壬癸不愈,加于丙丁,丙丁不死,持于戊己,起于庚辛。肺病者,下晡慧,日中甚,夜半静。肺欲收,急食酸以收之,用酸补之,辛写之。

病在肾,愈在春,春不愈,甚于长夏,长夏不死,持于秋,起于冬,禁犯焠(火矣)热食温灸衣。肾病者,愈在甲乙,甲乙不愈,甚于戊己,戊己不死,持于庚辛,起于壬癸。肾病者,夜半慧,四季甚,下晡静。肾欲坚,急食苦以坚之,用苦补之,咸写之。

夫邪气之客于身也,以胜相加,至其所生而愈,至其所不胜而甚,至于所生而持,自得其位而起。必先定五藏之脉,乃可言间甚之时,死生之期也。

肝病者,两胁下痛引少腹,令人善怒,虚则目(目巟)(目巟)无所见,耳无所闻,善恐,如人将捕之,取其经,厥阴与少阳,气逆,则头痛耳聋不聪颊肿。取血者。

心病者,胸中痛,胁支满,胁下痛,膺背肩甲间痛,两臂内痛;虚则胸腹大,胁下与腰相引而痛,取其经,少阴太阳,舌下血者。其变病,刺郄中血者。

脾病者,身重善肌肉痿,足不收行,善瘈,脚下痛;虚则腹满肠鸣,飧泄食不化,取其经,太阴阳明少阴血者。

肺病者,喘咳逆气,肩背痛,汗出,尻阴股膝髀(月耑)(骨行)足皆痛;虚则少气不能报息,耳聋嗌干,取其经,太阴足太阳之外厥阴内血者。

肾病者,腹大胫肿,喘咳身重,寝汗出,憎风;虚则胸中痛,大腹小腹痛,清厥意不乐,取其经,少阴太阳血者。

肝色青,宜食甘,粳米牛肉枣葵皆甘。心色赤,宜食酸,小豆犬肉李韭皆酸。肺色白,宜食苦,麦羊肉杏薤皆苦。脾色黄,宜食咸,大豆豕肉栗藿皆咸。肾色黑,宜食辛,黄黍鸡肉桃葱皆辛。辛散,酸收,甘缓,苦坚,咸软。

毒药攻邪,五谷为养,五果为助,五畜为益,五菜为充,气味合而服之,以补精益气。此五者,有辛酸甘苦咸,各有所利,或散,或收,或缓,或急,或坚,或软,四时五藏,病随五味所宜也。

Hoàng Đế hỏi:
Hợp thân hình con người, bắt chước bốn mùa, năm hành để điều trị… Thế nào là thuận, thế nào là nghịch, thế nào là đắc, thế nào là thất…? Xin cho biết rõ [1].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Năm hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Thay nhau qúi , thiện, để biết chết sống, để quyết thành bại, và định cái khí của năm Tàng, cùng cái lúc hơi bớt cái lúc nặng thêm... Rồi do đó dự tính khi chết và sống [2].
 Hoàng Đế nói:
Xin cho biết rõ căn nguyên... [3]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Can chủ về mùa Xuân, kinh khí do Túc Quyết âm thiều dương chủ trị, ứng với hai ngày Giáp ất. Can khổ về sự cấp (tức thái quá), kíp ăn vị cam để cho hoãn lại [4].
 Tâm chủ về mùa hạ, kinh khí do thủ Thiếu âm Thái dương chủ trị, ứng với hai ngày Bính Đinh. Tâm khổ về sự hoãn (chậm chạp tán mạn), kíp ăn vị toan để cho hậu lại [5].
Tỳ chủ về Trường hạ, kinh khí do Túc Thái âm Dương minh chủ trị, ứng với hai ngày Mậu, kỷ, Tỳ thổ về sự thập, kíp ăn vị khổ để cho ráo lại [6].
 Phế chủ về mùa thu, kinh khí do Thủ Thái âm Dương minh chủ trị, ứng với hai ngày Canh Tân, Phế, khổ về khí nghịch lên, kíp ăn vị khổ để cho tiết đi [7].
 Thận chủ về mùa Đông, kinh khí do Túc Thiếu dương, Thái âm chủ trị, ứng với hai ngày Nhâm Qúi, Thận khổ về sự táo (ráo), kíp ăn vị tân để cho nhuận, do đó khai được tấu lý, sinh ra tân dịch và thông khí... [8]
 Bệnh ở Can, khỏi về mùa Hạ, mùa Hạ không khỏi tới mùa Thu sẽ nặng thêm. Nếu mùa Thu không chết, sẽ đứng bệnh về Đông và khỏi hẳn, về mùa Xuân. Cấm hóng gió (theo nghĩa đoạn trên này và cả dưới đây, chuyên nói về sinh khắc, duyệt giả chú ý) [9].
 Bệnh ở Can, khỏi về ngày Bính, Đinh, ngày Bính, Đinh không khỏi, sẽ nặng thêm về ngày Canh, Tân. Nếu ngày Canh, Tân không chết sẽ đứng bệnh về ngày Nhâm, Qúi, và khỏi hẳn về ngày Giáp, Ất [10].
 Bệnh ở Can, sáng sớm tỉnh táo, chập tối nặng, nửa đêm yên [11].
 Can khí muốn sơ tán, kíp ăn vị tân để cho tán; dùng vị tân để bổ, vị toan để tả [12].
Bệnh về tâm, khỏi ở mùa Trường hạ, mùa trường hạ không khỏi, sẽ nặng ở mùa Đông. Nếu mùa Đông không chết, sẽ đứng bệnh ở mùa Xuân, khỏi hẳn ở mùa Hạ [13].
Cấm ăn thức  nóng, mặc áo nóng [14].
Bệnh về Tâm, khỏi ở ngày Mậu, Kỷ, ngày Mậu Kỷ, không khỏi, nặng ở ngày Nhâm, Qúi. Nếu ngày Nhâm Qúi không chết, sẽ đứng bệnh ở ngày Giáp, ất khỏi hẳn ở ngày Bính, Đinh [15].
 Bệnh về Tâm, đúng trưa tỉnh táo, nửa đêm nặng, sáng sớm yên [16].
 Tâm muốn nhuyễn (mềm mại), kíp ăn vị hàn để cho nhuyễn, dùng vị hàn để bổ, vị cam để tả [17].
Bệnh về Tỳ, khỏi ở mùa Thu, mùa Thu không khỏi, sẽ nặng ở mùa Xuân. Nếu mùa Xuân không chết, sẽ đứng bệnh ở mùa Hạ, khỏi ở mùa Trường hạ [18].
 Cấm ăn thức có tính ấm, ăn nó, và ở nơi ẩm mắc áo ướt [19].
 Bệnh về Tỳ, khỏi ở ngày Canh, Tân, ngày Canh tân không khỏi sẽ nặng ở ngày Giáp, át. Nếu ngày Giáp át không chết, sẽ đứng bệnh ở ngày Bính, Đinh, khỏi hẳn ở ngày Mậu, Kỷ... [20]
 Bệnh về Tỳ, lúc xế chiều tỉnh táo, lúc mặt trời mọc nặng, chập tối yên [21].
 Tỳ muốn được thư hoãn, kíp ăn vị cam để cho thư hoãn, dùng vị khổ để tả, vị cam để bổ [22].
 Bệnh về Phế, khỏi ở mùa Đông, mùa Đông không khỏi, nặng ở mùa Hạ. Nếu mùa Hạ không chết, sẽ đứng bệnh ở mùa Trường Hạ, khỏi hẳn về mùa Thu [23].
 Cấm ăn uống thứ lạnh và mặc áo lạnh [24].
 Bệnh về Phế, khỏi ở ngày Nhâm, Qúi, ngày Nhâm, Qúi không khỏi, sẽ nặng ở ngày Bính, Đinh. Nếu ngày Bính, Đinh không chết, sẽ đứng bệnh ở ngày Mậu, Kỷ, khỏi hẳn ở ngày Canh, Tân [25].
 Bệnh về Phế, chập tối tỉnh táo, đúng trưa nặng, nửa đêm yên [26].
 Phế muốn thâu liễm, kịp ăn vị toan cho thâu liễm. Dùng vị toan bổ, vị tân tả [27].
 Bệnh về Thận, khỏi ở mùa Xuân, mùa Xuân không khỏi, sẽ nặng ở mùa Trường hạ. Nếu mùa Trường Hạ không chết, sẽ đứng bệnh ở mùa Thu, khỏi hẳn ở mùa Đông.
Cấm ăn các thức xào, nướng có tính nóng vào áo hơ (là) nóng [28].
 Bệnh về Thận, khỏi ở ngày Giáp át, ngày Giáp át không khỏi, sẽ nặng ở ngày Mậu, Kỷ. Nếu ngày Mậu, Kỷ không chết, sẽ đứng bệnh ở ngày Canh, Tân, khỏi hẳn ở ngày Nhâm Qúi [29].
 Bệnh về Thận, nửa đêm tỉnh táo, gặp gió tứ qúi (Thìn, Tuất, Sửu, Ty) nặng, xế chiều yên [30].
Thận muốn kiên, kịp ăn vị khổ để cho kiên, dùng vị khổ để bổ, vị hàm để tả[31].
Phàm tà khí phạm vào người, lấy cái “thắng” để cùng thêm lên (Như Can Bệnh, thêm lên về Canh, Tân v.v) gặp cái “sở bất thắng” thời càng nặng, gặp cái “sở sinh” thời đứng bệnh. Gặp đúng vào bản vị của mình sẽ khỏi. Tất phải hiểu thấy cái mạch của năm Tàng, mới có thể nóùi được lúc nhẹ, lúc nặng và dự đoán được cái thời kỳ sinh tử [32].
Bệnh về Can, đau ở hai bên sườn, dẫn xuống Thiếu phúc, khiến người hay nó. Can hư thời mắt lờ mờ trông không rõ, tai nghe không tỏ, hay sợ như sắp bị người bắt. Nên lấy ở hai kinh mạch Quyết âm và Thiếu dương [33].
 Khí nghịch thời đầu nhức, tai điếc, mà sưng, nên bớt huyết đi (hoặc tả bớt) [34].
 Bệnh về tâm, trong hung đau, chi lạc ở hiếp đầy, dưới hiếp đau, khắp khoảng xương vai, lưng đều đau, hai cánh tay cũng đau [35].
Tâm hư thời hung phúc to ra, dưới hiếp và yêu cùng rút mà đau. Lấy ở hai kinh mạch Thiếu âm, Thái dương, và trích huyết dưới lưỡi [36].
 Nếu bệnh biến, lại phải thích thêm huyệt âm khích cho ra huyết [37].
Bệnh về Tỳ, mình nặng, cơ nhục nhão nát tê dại, chân không co lại được, lúc đi, đau trong xương, dưới chân cũng đau [38].
Tỳ hư thời bụng đầy, ruột sôi, xôn, tiết thức ăn không đều. Nên lấy huyệt ở các kinh mạch Thái âm, Dương minh và Thiếu âm [39].
Bệnh về phế, suyễn, khái, nghịch khí, vai, lưng đau, hãn ra, cầu âm (xương khu), vế, đầu gối, xương ống đều đau [40].
Phế hư thời không thở được dài, tai điếc, cuống họng khô. Lấy huyết ở ngoài kinh mạch Thái âm, Túc Thái Dương và bên trong quyết âm [41].
 Bệnh về thận, bụng to, ống chân sưng, suyễn và khái, mình nặng, lúc ngủ toát mồ hôi, ghê gió [42].
 Thận hư thời trong bụng đau, đại phúc, tiểu phúc đều đau, quyết lãnh, ý tứ không vui
Nên lấy huyết ở kinh mạch Thiếu âm và Thái âm [43].
 Can sắc xanh, nên ăn vị ngọt, ngạnh mễ, thịt bò, quả táo qùy... Đều thuộc về vị ngọt [44].
 Tâm sắc xích, nên ăn vị toan, tiểu đậu, thịt chó, quả mạn, rau cửu... Đều thuộc về vị toan [45].
 Phế sắc bạch, nên ăn vị khổ, lúa mạch, thịt dê, quả hạnh, rau giới (củ kiệu), đều thuộc về vị khổ [46].
 Tỳ sắc hoàng, nên ăn vị hàn, đại đậu, thịt lợn, quả lật, rau hoặc... đều thuộc về vị hàm [47].
 Thận sắc hắc, nên ăn vị tân, hoàng thử, thịt gà, quả đào, củ hành... đều thuộc về vị tân [48].
 Vị tân thời tán, vị toan thời thâu, vị cam thời hoãn, vị khổ thời kiên, vị hàn thời nhuyễn [49].
 Các thứ thuốc có tính chất độc công trị bệnh tà [51]. Năm giống lúa để chuyên về sự nuôi năm Tàng [52]. Năm thứ quả để giúp cho sự nuôi[53]. Năm loài súc để giúp sự bổ ích [54]. Năm thứ rau để cho đầy đủ thêm. Khí với vị hợp lại để ăn và uống, sẽ bổ tinh và ích khí [55].
Vậy năm vị tân, toan, cam, khổ, hàm... đó đều có sự lợi ích, hoặc tán, hoặc thâu, hoặc cấp, hoặc kiên, hoặc nhuyễn v.v.. [56]. Bốn mùa năm tàng mắc bệnh, đều theo sự cân dùng thích nghi của năm tàng [57].

 THIÊN 23 : TUYÊN MINH NGŨ KHÍ LUẬN

宣明五气篇第二十三
五味所入:酸入肝,辛入肺,苦入心,咸入肾,甘入脾,是谓五入。
五气所病:心为噫,肺为咳,肝为语,脾为吞,肾为欠为嚏,胃为气逆,为哕为恐,大肠小肠为泄,下焦溢为水,膀胱不利为癃,不约为遗溺,胆为怒,是谓五病。
五精所并:精气并于心则喜,并于肺则悲,并于肝则忧,并于脾则畏,并于肾则恐,是谓五并,虚而相并者也。
五藏所恶:心恶热,肺恶寒,肝恶风,脾恶湿,肾恶燥,是谓五恶。
五藏化液:心为汗,肺为涕,肝为泪,脾为涎,肾为唾,是谓五液。
五味所禁:辛走气,气病无多食辛;咸走血,血病无多食咸;苦走骨,骨病无多食苦;甘走肉,肉病无多食甘;酸走筋,筋病无多食酸;是谓五禁,无令多食。
五病所发:阴病发于骨,阳病发于血,阴病发于肉,阳病发于冬,阴病发于夏,是谓五发。
五邪所乱:邪入于阳则狂,邪入于阴则痹,搏阳则为巅疾,搏阴则为瘖,阳入之阴则静,阴出之阳则怒,是谓五乱。
五邪所见:春得秋脉,夏得冬脉,长夏得春脉,秋得夏脉,冬得长夏脉,名曰阴出之阳,病善怒不治,是谓五邪。皆同命,死不治。
五藏所藏:心藏神,肺藏魄,肝藏魂,脾藏意,肾藏志,是谓五藏所藏。
五藏所主:心主脉,肺主皮,肝主筋,脾主肉,肾主骨,是谓五主。
五劳所伤:久视伤血,久卧伤气,久坐伤肉,久立伤骨,久行伤筋,是谓五劳所伤。
五脉应象:肝脉弦,心脉钩,脾脉代,肺脉毛,肾脉石,是谓五藏之脉。
Sự dẫn vào các tàng của năm vị: Toan vào Can, Tân vào Phế, Khổ vào Tâm, Hàm vào Thận, Cam vào Tỳ [1].
Năm khí gây nên bệnh: Tâm phát ra chứng nấc, Phế phát ra chứng khái: Can phát ra chứng nó, muốn nói luôn. Tỳ phát ra chứng miệng thường phải nuốt nước miếng, Thận phát ra chứng hay vươn vai và hắt hơi. Vị phát ra chứng khí nghịch, chứng ọe (ợ) và chứng khủng (sợ), Đại trường, Tiểu trướng phát ra chứng tiết (tả). Hạ tiêu ràn thành chứng thủy, Bàng quang không lợi thành chứng long (tiểu tiện vít, đau) hoặc bất cước (tức tiểu tiện bất cấm), và di niệu (xón đái), Đởm phát ra chứng Nó. Đó là năm bệnh của 5 Tàng, hợp với khí của năm hành [2].
 Tinh của năm tàng cùng dồn lại, sẽ phát các chứng: Tinh khí dồn lên Tâm thời thành chứng hay hỷ, dồn lên Phế thời thành chứng hay bị, dồn lên Tỳ thời thành chứng hay ùy, dồn xuống Thận thời thành chứng hay khủng Năm chứng “dồn” đó, bởi vì hư mới có thể dồn [3].
 Năm sự chết của năm Tàng: Tâm ghét nhiệt. Phế ghét hàn, Can ghét phong, Tỳ ghét thấp, Thận ghét táo [4].
 Năm Tàng hóa ra các chất lỏng: Tâm hóa ra hãn: Phế hóa ra thế (nước mũi), Can hóa ra lệ (nước mắt) Tỳ hóa diên (nước dãi). Thận hóa ra thóa (nước miếng) [5].
 Sự cấm kỵ của năm Vị, vị Tân dẫn vào khí, khi mắc bệnh không nên ăn nhiều vị tân, vị hàm dẫn vào huyết, huyết mắc bệnh không nên ăn nhiều vị hàm, vị khổ dẫn vào xương, xương mắc bệnh không nên ăn nhiều vị cam, vị toan dẫn vào Cân, cân mắc bệnh không nên ăn nhiều vị toan [6].
Các chứng bệnh phát ra ở 5 tàng: Thận âm mắc bệnh phát ra ở cốt, Tâm dương mắc bệnh phát ra ở huyết, Tỳ âm mắc bệnh, phát ra ở nhục, Can dương mắc bệnh phát về mùa Đông, Phế âm mắc bệnh phát về mùa Hạ [7].
 Năm sự rối loạn phát sinh bởi tà khí: Tà lấn vào Dương thời phát bệnh cuồng, tà lấn vào âm thời phát bệnh Tý, dương khí dồn lên thời phát chứng đau ở đầu, âm khí dồn lên thành chứng không nói được. Tà ở dương phận lấn vào âm thời bệnh nhân yên tĩnh, tà ở âm phận lấn vào dương thời bệnh nhân hay nó [8].
 Năm tà khí hiện ra mạch: Mùa Xuân hiện mạch của mùa Thu, mùa Hạ hiện mạch của mùa Đông, mùa Trường hạ hiện mạch của mùa Xuân, mùa Thu hiện mạch của mùa Hạ, mùa Đông hiện mạch của mùa Trường hạ... Đó gọi là từ âm phận hiện ra dương phận đều là tà khí thắng, khó chữa [9].
 Các thừ “tàng” của năm Tàng, Tâm tàng thần, phế tàng phách, Can tàng hồn, Tỳ tàng ý, Thận tàng Chí [10].
 Các thứ sở chủ do năm Tàng: Tâm chủ về mạch Phế chủ về bà (da), Can chủ về Cân, Tỳ chủ về nhục, Thận chủ về cốt [11].
 Năm sự thái quá (lao, nhọc) làm thương đến năm Tàng. Trong lâu làm thương đến huyết, nằm lâu làm thương đến khí, ngồi lâu làm thương đến nhục, đứng lâu làm thương đến cốt, đi lâu làm thương đến Cân [12].
 Năm mạch tương ứng với bốn mùa: mạch của Can Huyền, mạch của Tâm Câu, mạch của Phế Mao, mạch của Tỳ Đại, mạch của Thận Thạch [13].

 THIÊN 24 : HUYẾT KHI HÌNH CHÍ LUẬN

血气形志篇第二十四

夫人之常数,太阳常多血少气,少阳常少血多气,阳明常多气多血,少阴常少血多气,厥阴常多血少气,太阴常多气少血,此天之常数。足太阳与少阴为表里,少阳与厥阴为表里,阳明与太阴为表里,是为足阴阳也。手太阳与少阴为表里,少阳与心主为表里,阳明与太阴为表里,是为手之阴阳也。今知手足阴阳所苦,凡治病必先去其血,乃去其所苦,伺之所欲,然后写有余,补不足。

欲知背俞,先度其两乳间,中折之,更以他草度去半已,即以两隅相拄也,乃举以度其背,令其一隅居上,齐脊大柱,两隅在下,当其下隅者,肺之俞也。复下一度,心之俞也。复下一度,左角肝之俞也,右角脾之俞也。复下一度,肾之俞也。是谓五藏之俞,灸刺之度也。

形乐志苦,病生于脉,治之以灸刺。形乐志乐,病生于肉,治之以针石。形苦志乐,病生于筋,治之以熨引。形苦志苦,病生于咽嗌,治之以百药。形数惊恐,经络不通,病生于不仁,治之以按摩醪药。是谓五形志也。

 Cái số thường ở con người. Kinh Thái dương thường nhiều huyết, ít khí, kinh Thiếu dương thường ít huyết, nhiều khí, kinh Dương minh  thường nhiều khí, nhiều huyết, kinh Thiếu âm thường ít huyết, nhiều khí, kinh quết âm thường nhiều huyết, ít khí, kinh Thái âm thường ít huyết, nhiều khí [1].
 Túc Thái dương với Thiếu âm làm biểu lý. Thiếu dương với quyết âm làm biểu lý, Dương minh với Thái âm làm biểu, lý... Đó là những kinh thuộc về Thu [2].
 Thủ Thái dương với Thiếu âm làm biểu lý, Thiếu dương với Tâm chủ (tức bào lạc) làm biểu lý, Dương minh với Thái âm làm biểu lý. Đó là những kinh thuộc về Thu [3].
Muốn biết huyệt Phế du, lấy một cái dây, đo từ đầu vú bên nó sang đầu vú bên kia rồi gấp đôi lại, lại lấy một đoạn dây khác, cắt bằng cái dây gập đôi nó. Tức là có 3 đoạn bằng nhau. Rồi đem ra sau lưng, để một đều vào giữa xương Đại trùy (tức huyệt Bạch lao, một cục xương nói liền với cổ), buông đầu kia xuống dọc đường xương sống, còn hai đầu kia chia chẽ ra hai bên. (Đầu dây nó cách đầu dây kia 3 tấc, tức từ đường xương sống ra đến đầu dây kia, mỗi bên một tấc 5 phân). Tại nơi đầu hai dây hai bên đó, là huyệt Phế du. Cứ để in đầu day giữa thế, quặt xuống do một lần nữa, chỗ chỉ của hai đầu dây hai bên sẽ là Tâm du lại đo xuống lần nữa, tại hai đầu dây hai bên, bên tả là Can du, bên hữu là Tỳ du, lại đo quặt xuống một lần nữa, tại hai đầu dây hai bên là Thận du. Đó là du huyệt của 5 Tàng, muốn dùng phương pháp “cứu, thích” phải theo phương pháp đo thế [4].
 Hình vui, chí khổ, bệnh đó sinh ra bởi mạch, nên dùng Cứu, thích để điều trị [5].
 Hình vui, chí vui, bệnh đó sinh ra bởi nhục, nên dùng Châm, thạch để điều trị [6].
 Hình khổ, chí vui, bệnh đó sinh ra bởi Cân, nên dùng phép úy (chườm) dẫn để điều trị [7].
 Hình khổ, chí khổ, bệnh đó sinh ra bởi cuống họng, nên dùng thứ thuốc có vị ngọt để điều trị [8].
Thường bị kinh khủng, kinh lạc không thông, bệnh đó sinh ra bởi “bất nhân” (da thịt tê dại không biết gì), nên dùng phép nặn, bóp và rượu thuốc để điều trị [9].
Thích ở huyệt kinh Dương minh, cho tiết bớt khí huyết, thích ở huyết kinh Thái dương, cho tiết bớt huyết, không nên để cho tiết khí, thích ở huyệt kinh Thái âm cho tiết bớt khí, không nên để cho tiết huyết, thích ở huyệt kinh Thiếu âm cho tiết bớt khí, không nên để cho tiết huyết, thích ở huyệt kinh quyết âm cho tiết bớt huyết, không nên để cho tiết khí [10].

 THIÊN 25 : BẢO MỆNH TOÀN HÌNH LUẬN

宝命全形论篇第二十五

黄帝问曰:天覆地载,万物悉备,莫贵于人,人以天地之气生,四时之法成,君王众庶,尽欲全形,形之疾病,莫知其情,留淫日深,著于骨髓,心私虑之,余欲针除其疾病,为之奈何?

岐伯对曰:夫盐之味咸者,其气令器津泄;弦绝者,其音嘶败;木敷者,其叶发;病深者,其声哕。人有此三者,是谓坏府,毒药无治,短针无取,此皆绝皮伤肉,血气争黑。

帝曰:余念其痛,心为之乱惑,反甚其病,不可更代,百姓闻之,以为残贼,为之奈何?岐伯曰:夫人生于地,悬命于天,天地合气,命之曰人。人能应四时者,天地为之父母;知万物者,谓之天子。天有阴阳,人有十二节;天有寒暑,人有虚实。能经天地阴阳之化者,不失四时;知十二节之理者,圣智不能欺也;能存八动之变,五胜更立;能达虚实之数者,独出独入,呿吟至微,秋毫在目。

帝曰:人生有形,不离阴阳,天地合气,别为九野,分为四时,月有小大,日有短长,万物并至,不可胜量,虚实呿吟,敢问其方。

岐伯曰:木得金而伐,火得水而灭,土得木而达,金得火而缺,水得土而绝,万物尽然,不可胜竭。故针有悬布天下者五,黔首共余食,莫知之也。一曰治神,二曰知养身,三曰知毒药为真,四曰制砭石小大,五曰知府藏血气之诊。五法俱立,各有所先。今末世之刺也,虚者实之,满者泄之,此皆众工所共知也。若夫法天则地,随应而动,和之者若响,随之者若影,道无鬼神,独来独往。

帝曰:愿闻其道。

岐伯曰:凡刺之真,必先治神,五藏已定,九候已备,后乃存针,众脉不见,众凶弗闻,外内相得,无以形先,可玩往来,乃施于人。人有虚实,五虚勿近,五实勿远,至其当发,间不容瞚。手动若务,针耀而匀,静意视义,观适之变,是谓冥冥,莫知其形,见其乌乌,见其稷稷,从见其飞,不知其谁,伏如横弩,起如发机。

帝曰:何如而虚?何如而实?岐伯曰:刺虚者须其实,刺实者须其虚,经气已至,慎守勿失,深浅在志,远近若一,如临深渊,手如握虎,神无营于众物。


Hoàng Đế hỏi rằng:
Trời che đất chở, muôn vật đều đủ, không gì qúi bằng người, người nhờ cái khí của trời đất để sinh, và cái tiết của bốn mùa để thành. Trên từ quân vương, dưới đến chúng thứ, ai cũng muốn giữ cho được toàn vẹn thân hình. Nhưng đã có hình, thời phải có bệnh, nếu không kịp chữa, bệnh sẽ sâu vào xương tủy. Ta lấy làm lo, muốn dùng châm để trừ tật bệnh. Vậy phương pháp nên như thế nào? (1)
 Kỳ Bá thưa rằng:
Nghĩ như muối, vì vị nó mặn, nên khí của nó thường ẩm ướt ra ngoài, dây đàn sắp đứt, tiếng nó phải rè, Cây héo thì lá nó phải úa. Có ở bên trong, tất phải hiện ra bên ngoài. Ở con người cũng vậy, bệnh đã quá lâu, sẽ phát chứng nấc (ọe) tức là 6 Phủ đã bị hoại, bì nhục bị thương, huyết khi hóa đen. Đến lúc đó, dù có độc dược, uống vào vô ích, dù có đoản châm, thích cũng không được. (2)
 Hoàng Đế nói:
Ta nghĩ đến mà đau lòng, trong Tâm bối rối mà bệnh không thay đổi lại quá người mắc bệnh. Vậy làm thế nào cho khỏi đau đớn ấy. (3)
Kỳ Bá thưa rằng:
Người sinh ra ở đất, gửi mệnh ở trời, trời đất hợp khí, nên gọi là người [4]. Người theo đúng được bốn mùa, trời đất sẽ như cha, mẹ, người thấu hiểu được muôn vật, sẽ cũng như là con trời [5].   Trời có hai khí  âm dương, người có 12 tiết, trời có hàn, thử, người có hư thực, nếu kinh lý được sự biến hóa của âm Dương, không trái với bốn mùa, và biết rõ sự lưu hành vận chuyển của 12 tiết... Sẽ là bực thánh trí, còn ai lừa dối được nữa [6]. Nếu nhận rõ được sự biến của tám gió, sự “Thắng” của năm hành, và xuất được cái số hư thực, để xuất, nhập, bổ tả, thời dù hơi thở hút rất nhỏ, cũng có thể như trông thấy ở trước mắt [7].
 Hoàng Đế hỏi:
Người sinh ra có hình, không lìa khỏi âm Dương. Trời đất hợp khí, chia làm chín dã, tách làm bốn mùa. Nguyệt có thiếu thừa, Nhật có dài ngắn, muôn vật đều đến, tính không thể siết, hư, thực, thở, hút, điều trị nhường nào? Xin cho biết rõ [8].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mộc gặp Kim sẽ héo, Hỏa gặp Thủy sẽ diệt, Thổ gặp Mộc sẽ đạt (điều đạt, xơ tiết). Kim gặp Hỏa sẽ khuyết. Thủy gặp Thổ sẽ tuyệt. Muôn vật đều thế, nói không thể hết [9].
 Về phép châm, có thể nêu rõ cho ai nấy đều biết là có 5 phép chính.
Một là trị thần (tức là bảo thủ tinh thần), Hai là dưỡng thân (tức là bảo thủ thân hình), Ba là biết rõ cái châm giả của độc dược. Bốn là phép chế châm thạch nhỏ hay lớn. Năm là biết chẩn rõ phủ, tàng, khi, huyết [10].
 Năm phép trên này lập ra, có thứ nên trước, có thứ nên sau. Về đời này chỉ biết hư thời làm cho thực, mãn thời làm cho tiết, thế mà thôi. Nếu biết bắt chước trời đất, theo ứng rồi sẽ động, thời sẽ chóng như vang theo tiếng, như bóng theo hình, độc vãng, độc lại, qủi thần không lường [11].
Hoàng Đế nói:
Xin cho biết phương pháp [12].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Phàm phép thích, phải trị thần trước [13]. Năm tàng đã định rõ chín hậu đã đầy đủ... Bấy giờ mới dùng đến châm. Trong khi dùng châm, phải hết sức tồn thần, không nên quá lạm, không nên bội vàng, trong tàng phủ ngoài cân mạch, phải ứng khớp với nhau, đừng chú trọng về hình. Có như thế mới có thể dùng châm để thích cho người [14].
 Người có “hư, thực” năm chứng “hư” chớ gần, năm chứng “thực” chớ xa, đến lúc nên thích, phải nhanh như không kịp chớp mắt [15].  Cầm châm phải vững, cất tay phải đều. Yên tĩnh, chú ý vào châm.  Chờ xem khí đến thế nào, lúc sắp dùng châm vững như gương nóû, lúc châm kim xuống nhanh như phóng tên [16].
 Hoàng Đế hỏi:
Thế nào là hư ? Thế nào là thực ? [17]
Kỳ Bá thưa rằng:
 Thích vào người khí hư, phải đợi cho khí đến thực (khí có thực rồi mới có thể thích), thích vào tà khí thực, phải đợi cho khí tiết ra thành hư [18].
 Khi kinh khí đã dẫn đến, phải giữ ngay chớ bỏ lỡ, dù sâu, dù nóng, chí phải chuyên nhất, tuyệt nhất không động cặp đến một vật gì ở bên ngoài, phải chú ý, đừng sơ xuất [19].

THIÊN 26 BÁT CHÍNH THẦN MINH LUẬN

八正神明论篇第二十六
黄帝问曰:用针之服,必有法则焉,今何法何则?岐伯对曰:法天则地,合以天光。
帝曰:愿卒闻之。岐伯曰:凡刺之法,必候日月星辰四时八正之气,气定乃刺之。是故天温日明,则人血淖液而卫气浮,故血易写,气易行;天寒日阴,则人血凝泣,而卫气沉。月始生,则血气始精,卫气始行;月郭满,则血气实,肌肉坚;月郭空,则肌肉减,经络虚,卫气去,形独居。是以因天时而调血气也。是以天寒无刺,天温无疑。月生无写,月满无补,月郭空无治,是谓得时而调之。因天之序,盛虚之时,移光定位,正立而待之。故日月生而写,是谓藏虚;月满而补,血气扬溢,络有留血,命曰重实;月郭空而治,是谓乱经。阴阳相错,真邪不别,沉以留止,外虚内乱,淫邪乃起。
帝曰:星辰八正何候?
岐伯曰:星辰者,所以制日月之行也。八正者,所以候八风之虚邪以时至者也。四时者,所以分春秋冬夏之气所在,以时调之也,八正之虚邪,而避之勿犯也。以身之虚,而逢天之虚,两虚相感,其气至骨,入则伤五藏,工候救之,弗能伤也,故曰天忌不可不知也。
帝曰:善。其法星辰者,余闻之矣,愿闻法往古者。
岐伯曰:法往古者,先知针经也。验于来今者,先知日之寒温、月之虚盛,以候气之浮沉,而调之于身,观其立有验也。观其冥冥者,言形气荣卫之不形于外,而工独知之,以日之寒温,月之虚盛,四时气之浮沉,参伍相合而调之,工常先见之,然而不形于外,故曰观于冥冥焉。通于无穷者,可以传于后世也,是故工之所以异也,然而不形见于外,故俱不能见也。视之无形,尝之无味,故谓冥冥,若神仿佛。虚邪者,八正之虚邪气也。正邪者,身形若用力,汗出,腠理开,逢虚风,其中人也微,故莫知其情,莫见其形。上工救其萌牙,必先见三部九候之气,尽调不败而救之,故曰上工。下工救其已成,救其已败。救其已成者,言不知三部九候之相失,因病而败之也,知其所在者,知诊三部九候之病脉处而治之,故曰守其门户焉,莫知其情而见邪形也。
帝曰:余闻补写,未得其意。
岐伯曰:写必用方,方者,以气方盛也,以月方满也,以日方温也,以身方定也,以息方吸而内针,乃复候其方吸而转针,乃复候其方呼而徐引针,故曰写必用方,其气而行焉。补必用员,员者行也,行者移也,刺必中其,复以吸排针也。故员与方,非针也。故养神者,必知形之肥瘦,荣卫血气之盛衰。血气者,人之神,不可不谨养。
帝曰:妙乎哉论也。合人形于阴阳四时,虚实之应,冥冥之期,其非夫子孰能通之。然夫子数言形与神,何谓形,何谓神,愿卒闻之。
岐伯曰:请言形、形乎形、目冥冥,问其所病,索之于经,慧然在前,按之不得,不知其情,故曰形。
帝曰:何谓神?
岐伯曰:,神乎神,耳不闻,目明,心开而志先,慧然独悟,口弗能言,俱视独见,适若昏,昭然独明*请言神*,若风吹云,故曰神。三部九候为之原,九针之论,不必存也。

 Hoàng Đế hỏi:
Về việc dùng châm phải có phương pháp và chuẩn tắc, xin cho biết rõ [1].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Về phương pháp thích, phải chờ ở nhật, nguyệt, tinh, thần và cái khí “bát chính” (tức gió của tám phương). Khi khí đã định rồi sẽ thích [2]. Gặp những ngày ấm áp sáng sủa, thời huyết dịch điều hòa mà vệ khí nói ra bên ngoài, thời huyết ngừng trệ mà vệ khí chìm vào bên trong [3]. Khi nguyệt mới sinh (trăng nón) thời huyết khí mới tinh (khiết) vệ khí mới hành. Khi nguyệt đầy, huyết khí thực, cơ nhục bền chặt, khí nguyệt khuyết, thời cơ nhục giảm sút, kinh lạc hư, vệ khí tán, chỉ còn hình ở lại. Đó là nhân thiên thời để điều hòa khí huyết [4].
Bởi vậy, trời rét đừng thích, trời ấm khí huyết không ngưng trệ, lúc trăng nón chớ tả, lúc trăng đầy chớ bổ, lúc trăng khuyết chớ trị. Cần phải theo đúng thiên thời để điều khí huyết [5]. Nhận thứ tự của trời, và cái thời hư, thực, để thi hành việc thích [6]. Cho nên nói: lúc trăng nón chớ tả, e âm khí của Tàng sẽ bị hư, lúc trăng đầy chớ bổ, e huyết khí càng thêm đầy ràn, nếu để cho “lạc” còn có huyết ứ lại, đó là đã thực lại làm cho thêm thực, tức là “trùng thực”. Lúc trăng khuyết mà trị, đó làm loạn kinh mạch, âm dương lẫn lộn, chân với tà không phân biệt, chìm lăn và ngừng trệ, ngoài hư trong loạn, bệnh tà do đó càng tăng tiến [6].
 Hoàng Đế hỏi:
Tinh thần bát chính để “hậu: gì? [7]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Tinh thần cốt để ghi sự vận hành của nhật, nguyệt, Bát chính cốt để “hậu” cái hư tà của tám phương. Bốn mùa cốt để chia cái khí của Xuân, Hạ, Thu, Đông, để điều hòa cho nó quân bình, và xa lách cái hư tà bát chính đừng để mắc phải [8].
 Đương lúc khí ở con người hư, lại gặp hư tà của trời, hai “hư” cùng “cảm” lẫn nhau, sẽ suốt tới xương, và làm thương tới năm Tàng... Lương công cứu ngay, đừng để cho bị thương. Cho nên nói: những ngày “thiên kỵ” cần phải biết rõ [9].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết thế nào là “bắt chước đời xưa”? [10]
Kỳ Bá thưa rằng:
Bắt chước đời xưa, tức là bắt chước ở Châm kinh. Ngoài đó lại còn phải nghiệm về sau này, biết ngày nào hàn hay ôn, nguyệt bao giờ hư hay thịnh, để “hậu” xem khí phù, trầm thế nào, rồi mới thi hành phép điều trị, sẽ được hiệu nghiệm ngay. Vì thế nên lương công khác hẳn mọi người, trong rõ từ vô hình, nghe tỏ từ vô thanh, thật là thần tình, ít ai bì kịp [11].
 Hư tà tức là cái khí của “bát chính”. Chính tà là do sự nhọc mệt, mình thoát mồ hôi, tấu lý mở rộng, gặp phải hư phong, nó phạm vào người nhẹ nhàng... Những trường hợp đó, người ta chỉ có thể biết được tính, nào ai còn trông thấy hình [12].
 Bực Thượng công chữa bệnh ngay từ lúc mới nảy mầm, trước phải biết cái khí của ba bộ, chín hậu, để điều hòa cho khỏi gây thành bệnh lớn [13].
 Còn kẻ Hạ công thời chi cứu chữa khi bệnh đã thành, khí thế đã bại, có hiểu biết gì đến sự trái ngược của ba bộ chín hậu đâu [14].
 Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết rõ phương pháp bổ, tả... [15]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Tả phải dùng “phương” (tức là đương), dùng ngay vào lúc khí “đương thịnh), lúc nguyệt đương đầy, lúc nhật đương ôn, và lúc khí ở con người đương thịnh, đúng vào lúc hơi đương hút vào, liền cắm châm vào, chờ lúc thở ra từ từ rút châm... có như thế, khí mới thịnh mà dẫn hành được [16].
 Bổ phải dùng “viên” , viên tức là chuyển di là lưu hành [17].
 Thích đã trúng vào Vinh, lại phải chờ lúc hút vào để xoay chuyên mũi châm [18].
 Cho nên  muốn nuôi thần khí tất phải biết rõ thân hình con người gầy hay béo, vinh vệ khí huyết thịnh hay suy. Mới có thể dùng châm được trúng [19].

 THIÊN 27 : LY HỢP CHÂN TÀ LUẬN

离合真邪论篇第二十七

黄帝问曰:余闻九针九篇,夫子乃因而九之,九九八十一篇,余尽通其意矣。经言气之盛衰,左右顷移,以上调下,以左调右,有余不足,补泻于荥输,余知之矣。此皆荣卫之顷移,虚实之所生,非邪气从外入于经也。余愿闻邪气之在经也,其病人何如?取之奈何?

岐伯对曰:夫圣人之起度数,必应于天地,故天有宿度,地有经水,人有经脉。天地温和,则经水安静;天寒地冻,则经水凝泣;天暑地热,则经水沸溢;卒风暴起,则经水波涌而陇起。夫邪之入于脉也,寒则血凝泣,暑则气淖泽,虚邪因而入客,亦如经水之得风也,经之动脉,其至也亦时陇起,其行于脉中循循然,其至寸口中手也,时大时小,大则邪至,小则平,其行无常处,在阴与阳,不可为度,从而察之,三部九候,卒然逢之,早遏其路,吸则内针,无令气忤;静以久留,无令邪布;吸则转针,以得气为故;候呼引针,呼尽乃去;大气皆出,故命曰写。

帝曰:不足者补之,奈何?

岐伯曰:必先扪而循之,切而散之,推而按之,弹而怒之,抓而下之,通而取之,外引其门,以闭其神。呼尽内针,静以久留,以气至为故,如待所贵,不知日暮,其气以至,适而自护,候吸引针,气不得出,各在其处,推阖其门,令神气存,大气留止,故命曰补。

帝曰:候气奈何?

岐伯曰:夫邪去络入于经也,舍于血脉之中,其寒温未相得,如涌波之起也,时来时去,故不常在。故曰方其来也,必按而止之,止而取之,无逢其冲而写之。真气者,经气也,经气太虚,故曰其来不可逢,此之谓也。故曰候邪不审,大气已过,写之则真气脱,脱则不复,邪气复至,而病益蓄,故曰其往不可追,此之谓也。不可挂以发者,待邪之至时而发针写矣,若先若后者,血气已尽,其病不可下,故曰知其可取如发机,不知其取如扣椎,故曰知机道者不可挂以发,不知机者扣之不发,此之谓也。

帝曰:补写奈何?

岐伯曰:此攻邪也,疾出以去盛血,而复其真气,此邪新客,溶溶未有定处也,推之则前,引之则止,逆而刺之,温血也。刺出其血,其病立已。

帝曰:善。然真邪以合,波陇不起,候之奈何?

岐伯曰:审扪循三部九候之盛虚而调之,察其左右上下相失及相减者,审其病藏以期之。不知三部者,阴阳不别,天地不分,地以候地,天以候天,人以候人,调之中府,以定三部,故曰刺不知三部九候病脉之处,虽有大过且至,工不能禁也。诛罚无过,命曰大惑,反乱大经,真不可复,用实为虚,以邪为真,用针无义,反为气贼,夺人正气,以从为逆,荣卫散乱,真气已失,邪独内著,绝人长命,予人夭殃,不知三部九候,故不能久长。因不知合之四时五行,因加相胜,释邪攻正,绝人长命。邪之新客来也,未有定处,推之则前,引之则止,逢而写之,其病立已。

 Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết tà khí ở kinh, gây nên bệnh thế nào, và nên thích như sao? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Thánh nhân đặt ra độ số, tất ứng với trời đất. Trời có Tú độ (độ đi của sao) đất có kinh thủy (các giòng sông), người có kinh mạch [2].
 Trời đất ôn hòa thời kinh thủy yên tĩnh, trời rét đất nứt, thời kinh thủy ngừng trệ, trời thử đất nhiệt, thời kinh thủy tràn lan, gió bão bốc to, thời sóng nước dồn cao... Tà khí phạm vào mạch ở con người cũng vậy [3]. Hàn thời huyết ngừng trệ, thử, thời khí lỏng loãng [4]. Tà nhân hư mà phạm vào, cũng như kinh thủy bị gió thổi giạt [5]. Động mạch của Kinh, lúc đến cũng cồn lên, khí đi trong mạch thời đều đều trôi chảy [6].
 Khí dẫn đến Thốn khẩu, lúc đại, lúc tiểu, đại là tà khí đến, tiểu thời vô sự [7].
 Lúc lưu hành không có nơi nhất định, lúc ở âm, lúc ở Dương không thể chia rõ độ số [8].
 Theo tà ở vào bộ phận nào để xét, ba bộ, chín hậu cho đúng, nếu vụt thấy tà khi ở bộ phận nào, kíp chặn ngay đi, đừng để lây láng [9].
 Lúc hút vào thời dùng châm, đừng để khí nghịch [10].
Yên lặng để châm thong thả, đừng để tà khí tán bố. Tới khi một hút vào nữa, lại xoay chuyển châm, đó là muốn chờ được khí [11].
 Chờ lúc thở ra, sẽ rút châm, thở ra hết, châm rút ra hết, tà khí cũng ra hết, nên gọi là Tả [12]
Hoàng Đế hỏi:
Bất túc thời bổ, bổ như thế nào? [13]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Trước phải dùng tay vuốt lên huyệt định châm, miết mạnh tay xuống cho khí tan, đẩy lên đẩy xuống cho huyết lưu thông, đập mạnh lên cho bệnh nhân chú ý, rồi “bấu” (cấu) lấy da lôi cao lên, tức thời hạ châm... Sau khi hạ châm, để yên cho khí lưu thông... Khi khí đã đến, đừng để biến chuyển. Chờ hút dẫn châm, khí không tiết ra, rút châm vít huyệt, để khí khỏi kiệt. Như thế gọi là bổ [14].
 Hoàng Đế hỏi:
Phép hậu khí như thế nào? [15]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Khi tà khí lìa khỏi lạc để vào kinh, ký túc ở trong huyết mạch, khí hàn ôn chưa hợp nhau, lúc đó tà khí sẽ cuộn lên, lúc lại lúc đi, nên không có nơi nhất định. Cho nên cần phải ngay từ lúc tà khí nóù mới lại án cho nó ngưng lại, rồi thừa thế mà thích ngay. Đừng đón tả vào lúc tà khí đương thịnh [16].
 Chân khí tức là kinh khí, khi kinh khí đã quá hư, thời cũng không nên tả bỏ tà khí giữa lúc đương thịnh [17].
 Nếu “hậu” tà khí không tinh, khi đại khí đã quá rồi mới tả, thời chân khí sẽ thoái, thoát thời không thể hồi phục, do đó tà khí lại đến, bệnh càng tăng tiến [18].
Vậy cần phải tả ngay lúc tà khí mới đến. nếu hoặc sớm quá, hoặc muộn quá, thời khí huyết đã đến hết, bệnh ấy không thể hạ được nữa [19].
 Hoàng Đế hỏi: Bổ với tả, nên dùng phép nào trước? [20]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Về phép công tà, thích bớt bỏ huyết cho tà khí tiết ra, rồi sau mới bổ chân khí. Nhưng đó thuộc về tân tà, nên mới thích như vậy, bệnh sẽ khỏi ngay [21].
 Hoàng Đế hỏi:
Nếu chân khí với tà khí đã trộn lẫn, không còn nói cuộn lên nữa, thời làm thế nào? [22]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Phải xét rõ thịnh suy của ba bộ, chín hậu, để điều hòa cho quân bình, xét rõ sự “tương thất, tương giảm” của tả, hữu, trên, dưới và bệnh ở Tàng nào, để định đoạt sự sống chết [23].
 Nếu không biết được ba bộ, thời không biết được âm dương, không phân được trời đất. Phải lấy đất để “hậu” đất, trời để “hậu” trời người để hậu người. Rồi điều hòa trung phủ (vị) để ấn định ba bộ [24].
 Vậy nếu thích mà không biết bệnh mạch về ba bộ, chín hậu ở nơi nào, dù có sự thái quá hay bất cập cũng không sao ngăn ngừa được [25].
 THIÊN 28 THÔNG BÌNH HƯ THỰC LUẬN

通评虚实论篇第二十八
黄帝问曰:何谓虚实?岐伯对曰:邪气盛则实,精气夺则虚。
帝曰:虚实何如?岐伯曰:气虚者肺虚也,气逆者足寒也,非其时则生,当其时则死。余藏皆如此。
帝曰:何谓重实?岐伯曰:所谓重实者,言大热病,气热脉满,是谓重实。
帝曰:经络俱实何如?何以治之?岐伯曰:经络皆实,是寸脉急而尺缓也,皆当治之,故曰滑则从,涩则逆也。夫虚实者,皆从其物类始,故五藏骨肉滑利,可以长久也。
帝曰:络气不足,经气有余,何如?岐伯曰:络气不足,经气有余者,脉口热而尺寒也,秋冬为逆,春夏为从,治主病者。
帝曰:经虚络满,何如?岐伯曰:经虚络满者,尺热满,脉口寒涩也,此春夏死秋冬生也。
帝曰:治此者奈何?岐伯曰:络满经虚,灸阴刺阳;经满络虚,刺阴灸阳。帝曰:何谓重虚?岐伯曰:脉气上虚尺虚,是谓重虚。帝曰:何以治之?岐伯曰:所谓气虚者,言无常也。尺虚者,行步恇然。脉虚者,不象阴也。如此者,滑则生,涩则死也。
帝曰:寒气暴上,脉满而实何如?岐伯曰:实而滑则生,实而逆则死。
帝曰:脉实满,手足寒,头热,何如?岐伯曰:春秋则生,冬夏则死。脉浮而涩,涩而身有热者死。
帝曰:其形尽满何如?岐伯曰:其形尽满者,脉急大坚,尺涩而不应也,如是者,故从则生,逆则死。帝曰:何谓从则生,逆则死?岐伯曰:所谓从者,手足温也;所谓逆者,手足寒也。
帝曰:乳子而病热,脉悬小者何如?岐伯曰:手足温则生,寒则死。
帝曰:乳子中风热,喘鸣肩息者,脉何如?岐伯曰:喘鸣肩息者,脉实大也,缓则生,急则死。
帝曰:肠澼便血何如?岐伯曰:身热则死,寒则生。帝曰:肠澼下白沫何如?岐伯曰:脉沉则生,脉浮则死。帝曰:肠下脓血何如?岐伯曰:脉悬绝则死,滑大则生。帝曰:肠澼之属,身不热,脉不悬绝何如?岐伯曰:滑大者曰生,悬涩者曰死,以藏期之。
帝曰:癫疾何如?岐伯曰:脉搏大滑,久自已;脉小坚急,死不治。帝曰:癫疾之脉,虚实何如?岐伯曰:虚则可治,实则死。
帝曰:消瘅虚实何如?岐伯曰:脉实大,病久可治;脉悬小坚,病久不可治。
帝曰:形度骨度脉度筋度,何以知其度也?
帝曰:春亟治经络;夏亟治经输;秋亟治六府;冬则闭塞,闭塞者,用药而少针石也。所谓少针石者,非痈疽之谓也,痈疽不得顷时回。痈不知所,按之不应手,乍来乍已,刺手太阴傍三痏与缨脉各二,掖痈大热,刺足少阳五;刺而热不止,刺手心主三,刺手太阴经络者大骨之会各三。暴痈筋软,随分而痛,魄汗不尽,胞气不足,治在经俞。
腹暴满,按之不下,取手太阳经络者,胃之募也,少阴俞去脊椎三寸傍五,用员利针。霍乱,刺俞傍五,足阳明及上傍三。刺痫惊脉五,针手太阴各五,刺经太阳五,刺手少阴经络傍者一,足阳明一,上踝五寸刺三针。
凡治消瘅、仆击、偏枯、痿厥、气满发逆,肥贵人,则高梁之疾也。隔塞闭绝,上下不通,则暴忧之疾也。暴厥而聋,偏塞闭不通,内气暴薄也。不从内,外中风之病,故瘦留著也。蹠跛,寒风湿之病也。
黄帝曰:黄疸暴痛,癫疾厥狂,久逆之所生也。五藏不平,六府闭塞之所生也。头痛耳鸣,九窍不利,肠胃之所生也。

 Hoàng đế hỏi:

Sao gọi là hư thực? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tà khí thịnh gọi là thực, tinh khí đoạt gọi là hư. [2]
Hoàng Đế hỏi:
Bệnh tình hư thực như thế nào? [3]
Kỳ Bá thưa rằng:
Khí hư tức là Phế hư [4].
Phàm khí nghịch thời chân lạnh [5].
Nếu gặp thời sinh vượng của nó thời sống, đúng vào thời khắc của nó thời khắc của nó thời chết. Các tàng khác đều theo một thông lệ như vậy [6].
Hoàng Đế hỏi:
Sao gọi là  trùng thực? [7]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tỉ như, bệnh đại nhiệt, khí nhiệt, mạch mãn, gọi là trùng thực [8].
Hoàng Đế hỏi:
Kinh, Lạc đều thực nên điều trị thế nào? [9]
Kỳ Bá thưa rằng:
Kinh, Lạc đều thực, tức là Thốn mạch cấp mà xích hoãn. Đều nên dùng châm để thích. Vậy hoạt là thuận, mà sắc là nghịch [10].
Phàm hư thực đều theo vật loại trước. Cho nên hễ năm tàng, xương thịt đều hoạt lợi, thời có thể sống lâu [11].
Hoàng Đế  hỏi:
Lạc khí bất túc, kinh khí hữu dư, thời như thế nào? [12]
Kỳ Bá thưa rằng:
Nếu lạc khí bất túc, kinh khí hữu dư, thời Thốn khẩu nhiệt mà Xích hàn. Thu, Đông là thuận Xuân, Hạ là nghịch, nên theo kinh để điều trị [13] .
Hoàng Đế hỏi:
Kinh hư, Lạc mãn thời như thế nào? [14]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Kinh hư, Lạc mãn thời Xích bộ nhiệt mãn mà Thốn khẩu hàn sắc [15].
 Hoàng Đế hỏi:
Trị chứng ấy như thế nào? [16]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Lạc mãn, Kinh hư thời cứu ở âm mà thích ở Dương, Kinh mãn, lạc hư thời thích ở âm mà cứu ở Dương [17].
 Hoàng Đế hỏi:
Thế nào Trùng hư? [18]
 Kỳ Bá thưa rằng: [19]
Mạch khí, Thốn hư, Xích hư thời gọi là Trùng hư.
 Hoàng Đế hỏi:
Nên điều trị như thế nào? [20]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh thuộc khí hư, nói năng bợt bạt. Nếu xích hư, thời bước đi lò dò [21].
Phàm mạch hư, không giống với mạch âm hư. Vậy nếu hoạt thời sống, sắc thời chết  [22].
 Hoàng Đế hỏi:
Hàn khí bốc lên mạnh, mạch mãn mà thực, thời như sao? [23]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Thực mà hoạt, thời sống, thực mà nghịch, thời chết [24].
 Mạch thực và mãn, tay chân lạnh, đầu nóng, thời như thế nào? [25]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Gặp mùa Xuân mùa Thu, thời sống, gặp mùa Đông mùa Hạ thời chết. Nếu mạch phù sắc, mà mình lại nhiệt, sẽ chết [26].
 Hoàng Đế hỏi:
Thân hình đều mãn (phù thũng), thời như thế nào? [26]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Thân hình đều mãn, mạch cấp, đại và kiên, Xích bộ lại sắc không tương ứng. Như vậy, thuận thời sống, nghịch thời chết [28].
 Hoàng Đế hỏi:
Như thế là thế nào? [29]
 Kỳ Bá nói:
Tay chân ấm, là thuận, tay chân lạnh là nghịch [30].
 Hoàng Đế hỏi:
Đàn bà nuôi con, mắc bệnh nhiệt, mạch lại “tiểu” thời thế nào? [31].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Tay chân nóng thời sống, lạnh thời chết [32].
 Hoàng Đế hỏi:
Đàn Bà nuôi con, trúng phong nhiệt, thở suyễn, rụt vai, mạch như thế nào? [33]
Kỳ Bá rằng:
Thở suyễn, rụt vai, mạch sẽ đại thực. Nếu hoãn thời sống, cấp thời chết [34].
 Hoàng Đế hỏi:
Trường tích (đại tiện nát), tiện ra huyết, như thế nào? [35]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mình nóng thời chết, mát thời sống? [36]
 Hoàng Đế hỏi:
Trường tích, ra lẫn bọt trắng, như thế nào? [37]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch Trầm thời sống, Phù thời chết [38].
 Hoàng Đế hỏi:
Trường tích mà ra lẫn mủ và máu thời thế nào? [39]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch tuyệt thời chết, hoạt đại thời sống [40].
 Hoàng Đế hỏi:
Về chứng trường tích, mình không nóng, mạch không tuyệt, thời như sao? [41]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Nếu mạch hoạt, đại thời sống, sắc thời chết. Nên theo từng Tàng để dự đoán ngày chết [42].
 Hoàng Đế hỏi:
Mạch “điên tật” (bệnh Điên, tựa kinh giản) như thế nào? [43]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch bựt lên Đại, và Hoạt, lâu ngày tự khỏi, nếu mạch tiểu, kiên và cấp, sẽ chết [44].
 Hoàng Đế hỏi:
Điên tật, mạch hư, thực thế nào? [45]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Hư, thời có thể chữa khỏi, thực thời chết [46].
Hoàng Đế hỏi:
Về chứng “Tiểu đản” (mình nóng mà thân thể hao mòn), hư thực thế nào? [47]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch thực và đại, bệnh dù lâu, có thể chữa, mạch huyền, nếu tiểu viêm và kiên, dù lâu cũng không thể chữa [48].
 Hoàng Đế nói:
Hình độ, cốt độ, mạch độ, cân độ, có thể biết được.
Mùa Xuân nên kíp trị kinh lạc, mùa Hạ nên kíp trị kinh du, mùa Thu nên kíp trị sáu phủ, mùa Đông thuộc về thời bế tắc.
* Nên dùng thuốc uống mà ít dùng châm thạch.
* Đối với chứng ung thư (mụn, nhọt) thời bất cứ mùa nào, phải dùng châm thạch ngay [49].
 Về chứng ung, thủ thái âm bàng tạng hội (Thủ thái âm bàng hội, khi hội, Anh mạch, thưởng đốt, chưa định không rõ chỗ nào để tay vào không có cảm giác lúc có lúc không, nên thích huyệt Tam hối thuộc kinh với huyệt (Anh mạch, mỗi huyệt hai lần) [50].
 Ung phát ra ở gần nách, thích kích Túc Thiếu dương, năm lần thích mà nhiệt không dứt, thích Thủ Tâm chủ ba lần, và thích ở kinh lạc thuộc Thủ Thái âm, nơi đại cốt, ba lần [51].
 Ung phát ra quá chóng, cân nhuyễn, đau ran ở trong bắp thịt, mồ hôi ở Phế toát ra không dứt, bào khí kém sút, nên thích kinh du [52].
 Về phúc bộ não, án tay vào không dằn được xuống, nên thích ở kinh, lạch Thủ Thái dương là mốc của vị Trung Quản Vị mạc. Huyệt thiếu âm du, cách đường xương sống ba tấc rưỡi, dùng châm tròn và sắc [53].
 Hoắc loạn, thích huyệt Du bàng 5 lần, thích Túc Dương minh thượng bàng 3 lần [54].
 Kinh giản, kinh mạch ngũ. Về bệnh giản, kinh, thích năm mạch, châm Thủ Thái âm năm lần, Thái dương kinh 5 lần, thích cạnh Kinh lạc thủ Thiếu chi nhánh âm một lần, Túc Dương minh một lần, cách trên “xương khoai” châm 3 nót trên mắt cá chân năm tấc 3 châm[55].
Phàm trị các chứng Tiêu đản, bị ngã hoặc bị đánh, thiên khô, nuy huyết, khí mãn, phát nghịch. Những chứng đó, phần nhiều do hạng người giàu sang, béo tốt, ăn nhiều chất cao lương mà sinh ra [56].
 Nếu gặp chứng cách tắc bế tuyệt, trên dưới không thông, là do bạo ưu mà gây nên [57].
 Nếu bạo quyết mà điếc, thiên tắc không thông, do khí ở bên trong “bách” này gây nên [58].
 Nếu không do các bệnh ở trong ngoài hoặc trúng phong, mà gầy còm yếu ớt, đó là do khí huyết không lưu thông, nếu chân đi khó khăn, là do phong thấp gây nên [59].
 Các chứng Hoàng đản, bạo thống, điên, quyết, cuồng... do khí “nghịch” đã lâu mà sinh ra, năm Tàng không quân bình, do sáu phủ vít lấp mà sinh ra [60].
 Đầu nhức, tai ù, chín khiêu không lợi... do Trường Vị sinh ra [61].

THIÊN 29 : THÁI ÂM DƯƠNG MINH LUẬN


太阴阳明论篇第二十九

黄帝问曰:太阴阳明为表里,脾胃脉也,生病而异者何也?岐伯对曰:阴阳异位,更虚更实,更逆更从,或从内,或从外,所从不同,故病异名也。

帝曰:愿闻其异状也。岐伯曰:阳者,天气也,主外;阴者,地气也,主内。故阳道实,阴道虚。故犯贼风虚邪者,阳受之;食饮不节,起居不时者,阴受之。阳受之,则入六府,阴受之,则入五藏。入六府,则身热不时卧,上为喘呼;入五藏,则(月真)满闭塞,下为飧泄,久为肠澼。故喉主天气,咽主地气。故阳受风气,阴受湿气。故阴气从足上行至头,而下行循臂至指端;阳气从手上行至头,而下行至足。故曰阳病者上行极而下,阴病者下行极而上。故伤于风者,上先受之;伤于湿者,下先受之。

帝曰:脾病而四支不用何也?岐伯曰:四支皆禀气于胃,而不得至经,必因于脾,乃得禀也。今脾病不能为胃行其津液,四支不得禀水谷气,气日以衰,脉道不利,筋骨肌肉,皆无气以生,故不用焉。

帝曰:脾不主时何也?岐伯曰:脾者土也,治中央,常以四时长四藏,各十八日寄治,不得独主于时也。脾藏者常著胃土之精也,土者生万物而法天地,故上下至头足,不得主时也。

帝曰:脾与胃以膜相连耳,而能为之行其津液何也?岐伯曰:足太阴者三阴也,其脉贯胃属脾络嗌,故太阴为之行气于三阴。阳明者表也,五藏六府之海也,亦为之行气于三阳。藏府各因其经而受气于阳明,故为胃行其津液,四支不得禀水谷气,日以益衰,阴道不利,筋骨肌肉无气以生,故不用焉。Hoàng Đế hỏi: 
Thái âm, Dương minh làm biểu lý, cùng là mạch của Tỳ, Vị. Đến lúc sinh bệnh lại khác nhau, là vì sao? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
âm dương khác vị, thay đổi nhau thực hư, thay đổi nhau thuận nghịch, hoặc do bên trong phát ra, hoặc do bên ngoài phạm vào... Nơi phát sinh khác nhau nên bệnh danh cũng khác [2].
 Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết cái chỗ khác thế nào? [3]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Dương thuộc thiên khí, chủ về bên ngoài, âm thực địa khí chủ về bên trong [4]. Dương đạo thời thực, âm đạo thời hư [5]. Nếu do tặc phong hư tà phạm vào, thời dương, nếu do ăn uống không chừng mực, khỏi cư không điều độ, thời âm chịu đựng [6].
 Dương chịu đựng thời vào sáu Phủ, âm chịu đựng thời vào năm Tàng [7].
 Vào sáu Phủ thời mình nóng, thường không thể nằm, hơi thở gấp và khó khăn [8].
Vào năm Tàng thời đầy nghẽn, bế tắc, ở dưới thành chứng, xôn tiết, lâu thành Trướng tích [9].
 “Hậu” chủ về về thiện khí, “Yết” chủ về địa khí [10].
 Dương chịu đựng phong khí, âm chịu đựng thấp khí [11].
 âm khí từ chân dẫn lên đến đầu, rồi quay xuống theo cách tay đến đầu ngón tay. Dương khí do từ nay dẫn lên đến đầu, rồi quay xuống đến chân. Cho nên nói: bệnh thuộc dương, dẫn lên bộ phận trên, lâu rồi quay trở xuống, bệnh thuộc âm, dẫn xuống bộ phận dưới, lâu rồi quặt trở lên [12].
 Cho nên, bị thương vì phong, bộ phận trên mắc trước, bị thương vì thấp, bộ phận dưới mắc trước [13].
 Hoàng Đế hỏi:
Tỳ mắc bệnh mà tứ chi không cử động được, là vì sao? [14]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Tứ chi đều nhờ khí ở Vị, mà không thể tự dẫn đến kinh, phải nhờ Tỳ mới dẫn đến được. Giờ Tỳ  mắc bệnh, không thể vì Vị dẫn tân dịch, tứ chi không được nhờ khí của thủy cốc, khí do đó kém sút, đường mạch không thông, cân, cốt, cơ, nhục đều không có khí để thấm nhuần, nên không cử động được [15].
 Hoàng Đế hỏi:
Tỳ không chủ về mùa nào, là vì sao? [16]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tỳ thuộc Thổ, chủ về trung ương, thường do bốn mùa để phân tưởng về bốn Tàng, mỗi Tàng đều ký trị mười tám ngày, nên không riêng chủ về mùa nào [17].
 Tỳ, thường được tiếp xúc trước cái tinh khí của Vị, “thổ”, sinh ra muôn vật mà bắt chước sự biến hóa của trời đất, nên trên dưới tới khắp cả đầu và chân, mà không chuyên chủ một mùa nào [18].
 Hoàng Đế hỏi:
Tỳ với Vị, chỉ nhờ lượt da vàng (mạc) để cùng liền với nhau, thế mà lại vì Vị dẫn hành được tân dịch, là vì sao? [19]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Túc Thái âm thuộc về Tam âm, mạch của nó suốt từ Vị, liền sang Tỳ, chằng lên họng (ách), cho nên Thái âm mới hành khi tới cả tam âm [20].
 Dương minh thuộc biểu, nó là cáo bể của năm Tàng sáu Phủ, cũng gọi là Tam dương. Tàng và Phu đều nhận kinh mạch của mình để tiếp thụ khi ở Dương minh, vì thế nên mới có thể vì Vị dẫn hành tân dịch [21].

 THIÊN 30 : DƯƠNG MINH MẠCH GIẢI

阳明脉解篇第三十

黄帝问曰:足阳明之脉病,恶人与火,闻木音则惕然而惊,钟鼓不为动,闻木音而惊,何也?愿闻其故。岐伯对曰:阳明者胃脉也,胃者,土也,故闻木音而惊者,土恶木也。帝曰:善。其恶火何也?岐伯曰:阳明主肉,其脉血气盛,邪客之则热,热甚则恶火。

帝曰:其恶人何也?岐伯曰:阳明厥则喘而惋,惋则恶人。帝曰:或喘而死者,或喘而生者,何也?岐伯曰:厥逆连藏则死,连经则生。

帝曰:善。病甚则弃衣而走,登高而歌,或至不食数日,逾垣上屋,所上之处,皆非其素所能也,病反能者何也?岐伯曰:四支者,诸阳之本也,阳盛则四支实,实则能登高也。

帝曰:其弃衣而走者,何也?岐伯曰:热盛于身,故弃衣欲走也。帝曰:其妄言骂詈,不避亲疏而歌者,何也?岐伯曰:阳盛则使人妄言骂詈不避亲疏,而不欲食,不欲食,故妄走也。

 Hoàng Đế hỏi:
Túc Dương minh mạch mắc bệnh, ghét người với lửa, nghe tiếng gỗ thì giật mình sợ hãi... Chuông trống không sợ, mà lại sợ tiếng gỗ, là vì sao? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Dương minh tức là Vị mạch. Vị thuộc thổ, nghe tiếng gỗ thì sợ hãi đó là vì thổ ghét mộc [2].
 Sao lại ghét lửa? [3]
 Dương minh chủ về nhục, mạch của nó huyết khí đều thịnh, tà khí phạm vào thời nhiệt, nhiệt quá nên ghét lửa [4].
 Sao lại ghét người? [5]
 Dương minh quyết thời suyễn mà uất, vì uất nên ghét người [6].
 Hoặc có người suyễn mà chết, lại có người suyễn mà sống, là vì sao? [7].
 Quyết nghịch, chứng liền với Tàng thời chết, liền với Kinh thời chết (Mạch của Thái âm, vòng quanh Vị, Lạc của Dương minh thông với Tâm. Như nhiệt tà quyết nghịch ở trên, phạm vào kinh mạch của Tâm, Phế, gây nên chứng suyễn, uất thời sống; nếu phạm thẳng vào Tâm, Phế thời chết) [8].
 Hoàng Đế hỏi:
Có chứng bệnh nặng, cởi bỏ áo mà chạy, trèo lên nơi cao mà hát, hoặc có khi không ăn tới vài ngày, lại trèo qua tường, leo lên nóc nhà. Những nơi leo trèo đó, đều không phải những nơi lúc vô bệnh có thể lên được. Thế mà giờ ốm, lại lên được, là vì sao? [9]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Tứ chi là cái gốc của mọi dương khí. Dương khí thịnh thời tứ chi “thực”, vì “thực nên mới lên được nơi cao” [10].
 Cởi bỏ áo là vì sao? [11]
 Nhiệt quá ở mình, nên cởi bỏ áo để chạy [12].
 Nóùi càn chửi bậy, không kể gì thân sơ, là vì sao? [13]
 Vì dương thịnh nên sinh ra nói bậy chửi càn, không kể thân sơ, mà không muốn ăn, vì không muốn ăn nên chạy càn (1) [14].

 THIÊN 31 : NHIỆT BỆNH

热论篇第三十一

黄帝问曰:今夫热病者,皆伤寒之类也,或愈或死,其死皆以六七日之间,其愈皆以十日以上者,何也?不知其解,愿闻其故。

岐伯对曰:巨阳者,诸阳之属也,其脉连于风府,故为诸阳主气也。人之伤于寒也,则为病热,热虽甚不死;其两感于寒而病者,必不免于死。

帝曰:愿闻其状。岐伯曰:伤寒一日,巨阳受之,故头项痛腰脊强。二日阳明受之,阳明主肉,其脉侠鼻络于目,故身热目疼而鼻干,不得卧也。三日少阳受之,少阳主胆,其脉循胁络于耳,故胸胁痛而耳聋。三阳经络皆受其病,而未入于藏者,故可汗而已。四日太阴受之,太阴脉布胃中络于嗌,故腹满而嗌干。五日少阴受之,少阴脉贯肾络于肺,系舌本,故口燥舌干而喝。六日厥阴受之,厥阴脉循阴器而络于肝,故烦满而囊缩。三阴三阳,五藏六府皆受病,荣卫不行,五藏不通则死矣。

其不两感于寒者,七日巨阳病衰,头痛少愈;八日阳明病衰,身热少愈;九日少阳病衰,耳聋微闻;十日太阴病衰,腹减如故,则思饮食;十一日少阴病衰,渴止不满,舌干已而嚏;十二日厥阴病衰,囊纵少腹微下,大气皆去,病日已矣。帝曰:治之奈何?岐伯曰:治之各通其藏脉,病日衰已矣。其未满三日者,可汗而已;其满三日者,可泄而已。

帝曰:热病已愈,时有所遗者,何也?岐伯曰:诸遗者,热甚而强食之,故有所遗也。若此者,皆病已衰,而热有所藏,因其谷气相薄,两热相合,故有所遗也。帝曰:善。治遗奈何?岐伯曰:视其虚实,调其逆从,可使必已矣。帝曰:病热当何禁之?岐伯曰:病热少愈,食肉则复,多食则遗,此其禁也。

帝曰:其病两感于寒者,其脉应与其病形何如?岐伯曰:两感于寒者,病一日则巨阳与少阴俱病,则头痛口干而烦满;二日则阳明与太阴俱病,则腹满身热,不欲食谵言;三日则少阳与厥阴俱病,则耳聋囊缩而厥,水浆不入,不知人,六日死。帝曰:五藏已伤,六府不通,荣卫不行,如是之后,三日乃死,何也?岐伯曰:阳明者,十二经脉之长也,其血气盛,故不知人,三日其气乃尽,故死矣。

凡病伤寒而成温者,先夏至日者为病温,后夏至日者为病暑,暑当与汗皆出,勿止。

Hoàng Đế hỏi:
Phàm nhiệt bệnh, phần nhiều cùng một loại với Thương hàn. Hoặc có người khỏi, hoặc có người chết, phần nhiều ở trong vòng 6,7 ngày, người khỏi đều từ mười ngày trở lên, là vì sao? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Cự dương (tức Thái dương Bàng quang), là một nơi tụ hội của mọi khí dương. Mạch của nóù liền với Phong phủ, cho nên nó chủ khí cho Chư dương [2]. Người ta phạm phải hàn tà, sẽ phát bệnh nhiệt. Nhiệt dù nặng, cũng không chết. Nếu “lưỡng cảm” về hàn mà mắc bệnh, thời khó sống [3].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết rõ ràng:
 Kỳ Bá thưa rằng:
Thương hàn, ngày thứ nhất, cự dương phải chịu. Cho nên gây chứng đầu và cổ nhức đau, yêu tóc (ngang lưng và đường xương sống) cứng đờ [4].
 Sang ngày thứ hai, kinh Dương mình phải chịu, Dương minh chủ về nhục, mạch của nó qua mũi chằng lên mắt, cho nên gây nên chứng mình nóng, mắt đau, và mũi khô, không nằm được [5].
 Sáng ngày thứ ba, kinh Thiếu dương phải chịu, Thiếu dương chủ về Đởm, mạch của nó vòng qua sườn, chằng lên tai, nên chứng Hung hiếp đau mà tai điếc [6].
 Vì kinh, lạch của ba kinh Dương đều mắc bệnh, mà chưa phạm vào tới Tàng, nên có thể phát hãn cho khỏi [7].
 Sang ngày thứ tư, kinh Thái âm phải chịu. Mạch của kinh này truyền khắp trong Vị, chằng lên cuống họng, cho nên gây nên chứng bụng đầy mà cổ khô [8].
 Sang ngày thứ năm, kinh Thiếu âm phải chịu. Mạch của kinh này vòng qua âm khí, mà chằng lên Can, cho nên gây chứng phiền mãn và Nang xúc (Thận nang co rúm lại) [9].
 Sáng ngày thứ sáu, kinh quyết âm phải chịu. Mạch của kinh này vòng qua âm khí, mà chằng lên Can, cho nên gây chứng phiền mãn và Nang xúc (Thận nang co rúm lại) [10].
 Tam, Tam Dương, năm Tàng, sáu Phu đều mắc bệnh, vinh vệ không lưu hành, năm Tàng không giao thông, thời sẽ chết [11].
 Nếu không “lưỡng cảm” vì hàn, qua ngày thứ bảy, bệnh ở Cự dương sẽ giảm, chứng nhức đầu hơi bớt, qua ngày thứ tám, bệnh ở Dương minh sẽ giảm, mình nóng hơi bớt, qua ngày thứ chín, bệnh ở kinh Thiếu dương giảm, tai điếc hơi nghe tiếng, qua ngày thứ mười, bệnh ở kinh Thái âm giảm, bụng xẹp xuống như cũ, nên đã nghĩ đến sự uống ăn, qua ngày thứ mười một, bệnh ở kinh Thiếu âm giảm, chứng khát khỏi và bụng khỏi đầy, qua ngày thứ mười hai, bệnh ở kinh quyết âm giảm, Thận nang nở ra, Thiếu phúc lép lại, đại khi tiết ra hết, rồi các chứng khỏi dần [12].
 Hoàng Đế hỏi:
Về phương pháp điều trị, nên thế nào? [13]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Về phép điều trị, cần phải làm cho Tàng mạch lưu thông, bệnh sẽ bớt dần [14].
Hoàng Đế hỏi:
Chứng nhiệt đã khỏi, mà có khi lại còn sót, không dứt hẳn, là vì sao? [15]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Sở dĩ còn sót, không dứt hẳn, đó là vì lúc đương nóng nhiều, mà cố gượng ăn uống, nên mới sót lại như vậy. Vì lúc bệnh đã giảm, nhiệt chưa dứt hẳn, nhân cốc khi áp bách, hai thứ “nhiệt” hợp lại, nên mới phát bệnh [16].
 Nên điều trị thế nào? [17]
 Xét rõ sự hư thực, điều hòa sự thuận nghịch, sẽ khiến cho khỏi được [18].
 Nhiệt bệnh nên kiêng cấm gì? [19]
 Nhiệt bệnh mới khỏi, ăn thịt thời bệnh lại hồi phục. Do đó phải cấm [20].
 Về bệnh “lưỡng cảm”, vì hàn, mạch, ứng với bệnh hình như thế nào? [21].
 Sở dĩ gọi “lưỡng cảm”, ngày thứ nhất, Thái dương với Thiếu âm đều mắc bệnh, thời có những chứng, đầu nhức, miệng khô, và phiền, mãn. Ngày thứ hai: Dương minh với Thái âm đều mắc bệnh, thời có những chứng, bụng đầy, mình nóng, không muốn ăn, nói mê lảm nhảm [22].
 Ngày thứ ba, Thiếu dương với quyết âm đều mắc bệnh, thời có những chứng: tai điếc, nang xúc mà quyết, không thể nhỏ được một giọt nước vào miệng, bất tỉnh nhân sự... Tới ngày thứ sáu sẽ chết [23].
 Hoàng Đế hỏi:
Năm Tàng đã thương , sáu Phủ không thông, vinh vệ không dẫn hành... Bệnh như vậy, ba ngày đã chết, là vì sao? [24]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Dương minh, là một thứ mạch đứng đầu, của mười hai kinh, huyết khí đều  thịnh, giờ Vị khí tuyệt, nên bất tỉnh nhân sự, và chết [25].
 Phàm mắc bệnh thương hàn mà lại xoay sang “bệnh ân”, đó là vì bệnh phát sinh trước ngày Hạ chí, thời là bệnh ân, nếu bệnh phát sinh sau ngày Hạ chí, là bệnh Thử. Bệnh Thử nên để cho có mồ hôi, thử tà sẽ cùng mồ hôi mà tiết ra, đừng hãm mồ hôi lại [26].

 THIÊN 32 : THÍCH NHIỆT

刺热篇第三十二

肝热病者,小便先黄,腹痛多卧身热,热争,则狂言及惊,胁满痛,手足躁,不得安卧;庚辛甚,甲乙大汗,气逆则庚辛死。刺足厥阴少阳。其逆则头痛员员,脉引冲头也。

心热病者,先不乐,数日乃热,热争则卒心痛,烦闷善呕,头痛面赤,无汗;壬癸甚,丙丁大汗,气逆则壬癸死。刺手少阴太阳。

脾热病者,先头重颊痛,烦心颜青,欲呕身热,热争则腰痛不可用俛仰,腹满泄,两颔痛;甲乙甚,戊己大汗,气逆则甲乙死。刺足太阴阳明。

肺热病者,先淅然厥,起毫毛,恶风寒,舌上黄,身热。热争则喘欬,痛走胸膺背,不得大息,头痛不堪,汗出而寒;丙丁甚,庚辛大汗,气逆则丙丁死。刺手太阴阳明,出血如大豆,立已。

肾热病者,先腰痛(骨行)痠,苦喝数饮,身热,热争则项痛而强,(骨行)寒且痠,足下热,不欲言,其逆则项痛员员澹澹然;戊己甚,壬癸大汗,气逆则戊己死。刺足少阴太阳。诸汗者,至其所胜日汗出也。

肝热病者,左颊先赤;心热病者,颜先赤;脾热病者,鼻先赤;肺热病者,右颊先赤;肾热病者,颐先赤。病虽未发,见赤色者刺之,名曰治未病。热病从部所起者,至期而已;其刺之反者,三周而已;重逆则死。诸当汗者,至其所胜日,汗大出也。

诸治热病,以饮之寒水,乃刺之;必寒衣之,居止寒处,身寒而止也。

热病先胸胁痛,手足躁,刺足少阳,补足太阴,病甚者为五十九刺。热病始手臂痛者,刺手阳明太阴而汗出止。热病始于头首者,刺项太阳而汗出止。热病始于足胫者,刺足阳明而汗出止。热病先身重骨痛,耳聋好瞑,刺足少阴,病甚为五十九刺。热病先眩冒而热,胸胁满,刺足少阴少阳。

太阳之脉,色荣颧骨,热病也,荣未交,曰今且得汗,待时而已。与厥阴脉争见者,死期不过三日。其热病内连肾,少阳之脉色也。少阳之脉,色荣颊前,热病也,荣未交,曰今且得汗,待时而已,与少阴脉争见者,死期不过三日。

热病气穴:三椎下间主胸中热,四椎下间主鬲中热,五椎下间主肝热,六椎下间主脾热,七椎下间主肾热,荣在骶也,项上三椎陷者中也。颊下逆颧为大瘕,下牙车为腹满,颧后为胁痛。颊上者,鬲上也。


Can mắc bệnh nhiệt, tiểu tiện vàng trước, bụng đau, hay nằm, mình nóng [1]. Nhiệt tranh với hàn, thời nói cuồng và kinh “hiếp” mãn và đau, tay chân vật vã (táo), không thể nằm yên [2]. Gặp ngày Canh, Tân xung thêm, gặp ngày Giáp, Ất mồ hôi ra nhiều [3]. Nếu khi nghịch, thời chết, ngay từ ngày Canh Tân [4].
 Nên thích ở kinh Túc Quyết âm và Thiếu dương [5]. Nếu khí nghịch thời đầu nhức choáng váng, vì mạch xung lên đầu [6].
 Tâm mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên có ý như không vui, vài ngày sau mới phát nhiệt [7]. Nếu hàn tranh với nhiệt, thời bỗng Tâm thống, phiền, muộn, hay ọe, đầu nhức, mặt đỏ, không có mồ hôi [8]. Gặp ngày Nhâm, Qúi nặng thêm, gặp ngày Bính, Đinh thời mồ hôi toát ra nhiều. Nếu khí nghịch thời chết ngay từ ngày Nhâm, Qúi [9].
 Nên thích ở kinh Thủ Thiếu âm và Thái dương, Tỳ mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên đầu nặng, dưới má đau. Tâm phiền, sắc mặt xanh muốn ọe, mình nóng [10]. Nếu hàn với nhiệt tranh, thời yếu đau không thể cúi ngửa, phúc mãn và tiết tả, hai quai hàm đau [11].
Gặp ngày giáp, át nặng thêm, ngày Mậu, Kỷ mồ hôi toát ra nhiều. Nếu khí nghịch thời chết ngay từ ngày Giáp, át [12].
Thích ở kinh Túc Thái âm và Dương minh [13].Phế mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên ngoài da ghê rợn và quyết, đứng các chân lông ghét phong hàn, lưỡi vàng, mình nóng [14]. Hàn với nhiệt tranh thời thở suyễn và ho, đau chạy khắp hung, và lưng, khó thở đầu nhức không thể chịu được, mồ hôi toát ra rồi lại rét [15]. Gặp ngày Bính, Đinh nặng thêm, gặp ngày Canh, Tân, mồ hôi ra nhiều. Nếu khí nghịch thời chết ngay từ ngày Bính, Đinh [16].
Thích ở kinh Thủ Thái âm, Dương minh, huyết ra bằng hạt đậu, khỏi ngay [17].
 Thận mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên yếu đau, xương ống chân mỏi nhức, khát nhiều, uống nước luôn, mình nhiệt [18]. Hàn với nhiệt tranh thời cổ đau mà cứng, xương ống chân lạnh và mỏi nhức dưới bàn chân nóng, không muốn nói [19].  Nếu khí nghịch thời cổ đau, đầu nhức ê ẩm [20]. Gặp ngày Mậu, Kỷ nặng thêm, gặp ngày Nhâm, Qúi thoát nhiều mồ hôi, nếu khí nghịch, sẽ chết ngay từ ngày Mậu, Kỷ [21].
 Thích ở kinh Túc Thiếu âm, Thái dương [22].
 Phàm gặp ngày “sở thắng” thời mồ hôi ra. (Ngày bản khi vượng, gọi là sở thắng) [23].
 Can mắc bệnh nhiệt, má bên tả đỏ trước, tâm mắc bệnh nhiệt, sắc mặt đỏ trước, Phế mắc bệnh nhiệt, má bên hữu đỏ trước. Thận mắc bệnh nhiệt, mép đỏ trước [24]. Khi bệnh chưa phát, thấy hiện sắc đỏ thời thích ngay, thế gọi là “Trị vị bệnh” [25].
 Bệnh nhiệt phát ra ở bộ vị (mặt), đến kỳ thời khởi (như Can bệnh nhiệt, má bên tả đỏ trước, gặp ngày Giáp át, mồ hôi ra nhiều mà khỏi v.v) [26].
Nếu thích để cho bệnh khí quay nghịch lại thuận, ba lần “Chu” (tức qua ba lượt) sẽ khỏi. Nếu lại nghịch, tức “trùng nghịch” sẽ chết [27].
 Phàm các chứng nên ra mồ hôi, gặp ngày “sở thắng” mồ hôi sẽ ra nhiều [28].
Phàm chữa bệnh nhiệt, trước cho uống nước lạnh, rồi mới thích, lại phải cho mặc áo lạnh, ở nơi lạnh, toàn thân lạnh rồi mới thôi [29].
30) Phàm bệnh nhiệt, trước hung, hiếp đau, tay chân vật vã, thích Túc Thiếu dương, bổ Túc Thái âm. Nếu bệnh nặng, phải thích 59 huyệt. khâm khư, đôn bạch, đại đô [30].
31) Bệnh nhiệt, thoạt tiên đau ở cánh tay, thích Thủ Dương minh, Thái âm, mồ hôi ra, sẽ thôi. Thương dương, liệt khuyết [31].
 Bệnh nhiệt, thoạt tiên phát ở đầu, thích huyệt Thái dương ở thái dương cổ, mồ hôi ra sẽ thôi. Thiên trụ [32].
 Bệnh nhiệt, thoạt tiên phát ra ở ống chân, thích Túc Dương minh, mồ hôi ra sẽ thôi [33].
 Bệnh nhiệt, thoạt tiên minh nặng, xương đau, tai điếc, hay nhắm mắt, Thích Túc Thiếu âm, nếu bệnh nặng, phải thích 50 huyệt [34].
 Bệnh nhiệt, thoát tiên, chóng mặt mà nhiệt, Hung, Hiếp mãn, thích Túc Thiếu âm, Thiếu dương. Dũng tuyền, Nhiên cốc, Túc khiếm âm, Địa vũ hội [35].
 Mạch sắc của Thái dương “vinh” lên xương gò má, đó là bệnh nhiệt. Nếu chưa kịp lan sang bộ khác, hãy nói: “hãy để cho có mồ hôi”, đợi đến ngày “sở thắng” sẽ khỏi. Nếu cùng với mạch sắc của quyết âm cùng phát hiện, chẳng qua ba ngày sẽ chết [36].
 Mạch sắc của Thiếu dương “vinh” lên trước má đó là bệnh nhiệt. Nếu chửa kịp lan sang bộ khác hãy nói: “hãy để cho có mồ hôi, đợi đến ngày “sở thắng” sẽ khỏi. Nếu cùng với mạch sắc của Thiếu âm cùng phát hiệu, chẳng qua ba ngày sẽ chết [37].
 Khí huyệt của nhiệt bệnh, khoảng dưới xương sống đốt thứ ba, chủ về Hung trung nhiệt, khoảng đốt thứ tư, chủ về Cách trung nhiệt, khoảng đốt thứ sáu, chủ về Tỳ nhiệt, khoảng đốt thứ bảy, chủ về Thận nhiệt [38].
 Nếu muốn lấy Vinh, nên lấy ở trên đốt thứ mười bốn, tức Câu cốt, và chỗ lõm ở đốt thứ ba trên xương cổ [39].
 Sắc hiện ở dưới má, ngược lên gò má, là chứng tiết tả, ngày xuống dưới Nha sa là chứng Phúc mãn, làn ra sau xương gò má là chứng hiếp thống, nếu  đau ở má là đau ở Cách... [40]

THIÊN 33 : BÌNH NHIỆT BỆNH LUẬN

评热病论篇第三十三

黄帝问曰:有病温者,汗出辄复热,而脉躁疾不为汗衰,狂言不能食,病名为何?岐伯对曰:病名阴阳交,交者死也。帝曰:愿闻其说。岐伯曰:人所以汗出者,皆生于谷,谷生于精。今邪气交争于骨肉而得汗者,是邪却而精胜也。精胜,则当能食而不复热,复热者邪气也,汗者精气也;今汗出而辄复热者,是邪胜也,不能食者,精无俾也,病而留者,其寿可立而倾也。且夫《热论》曰:汗出而脉尚躁盛者死。今脉不与汗相应,此不胜其病也,其死明矣。狂言者是失志,失志者死。今见三死,不见一生,虽愈必死也。

帝曰:有病身热汗出烦满,烦满不为汗解,此为何病?岐伯曰:汗出而身热者,风也;汗出而烦满不解者,厥也,病名曰风厥。帝曰:愿卒闻之。岐伯曰:巨阳主气,故先受邪;少阴与其为表里也,得热则上从之,从之则厥也。帝曰:治之奈何?岐伯曰:表里刺之,饮之服汤。

帝曰:劳风为病何如?岐伯曰:劳风法在肺下,其为病也,使人强上冥视,唾出若涕,恶风而振寒,此为劳风之病。帝曰:治之奈何?岐伯曰:以救俛仰。巨阳引。精者三日,中年者五日,不精者七日,咳出青黄涕,其状如脓,大如弹丸,从口中若鼻中出,不出则伤肺,伤肺则死也。

帝曰:有病肾风者,面胕然(疒龙)壅,害于言,可刺不?岐伯曰:虚不当刺,不当刺而刺,后五日其气必至。帝曰:其至何如?岐伯曰:至必少气时热,时热从胸背上至头,汗出,手热,口干苦渴,小便黄,目下肿,腹中鸣,身重难以行,月事不来,烦而不能食,不能正偃,正偃则欬,病名曰风水,论在《刺法》中。

帝曰:愿闻其说。岐伯曰:邪之所凑,其气必虚,阴虚者,阳必凑之,故少气时热而汗出也。小便黄者,少腹中有热也。不能正偃者,胃中不和也。正偃则咳甚,上迫肺也。诸有水气者,微肿先见于目下也。帝曰:何以言?岐伯曰:水者阴也,目下亦阴也,腹者至阴之所居,故水在腹者,必使目下肿也。真气上逆,故口苦舌干,卧不得正偃,正偃则咳出清水也。诸水病者,故不得卧,卧则惊,惊则咳甚也。腹中鸣者,病本于胃也。薄脾则烦不能食,食不下者,胃脘隔也。身重难以行者,胃脉在足也。月事不来者,胞脉闭也,胞脉者属心而络于胞中,今气上迫肺,心气不得下通,故月事不来也。帝曰:善。

 Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc bệnh ôn, mồ hôi ra rồi, lại phát nhiệt mà mạch “táo, tật”, không vì mồ hôi đã ra mà giảm bớt, nói cuồng, không ăn được... Đó là bệnh gì [1].
Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh đó tên là “âm, Dương giao”. Giao như thế sẽ chết (vì chính không thắng tà) [2].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết rõ nguyên nhân [3].
Kỳ Bá thưa rằng:
Người ta sở dĩ có mồ hôi, đều sinh ra ở cốc khí, cốc khí sở dĩ sinh ra được là nhờ ở tinh khí. Giờ tà khí với chính khí giao tranh ở nơi xương thịt, nên mới có mồ hôi là tạ bại mà tinh thắng. Tinh đã thắng thời nên ăn được và không còn nóng nữa [4].
Vì làm nên nhiệt, là Tà khí, làm ra mồ hôi là tinh khí. Giờ mồ hôi ra rồi mà lại nóng, thế là tà thắng, không ăn được thời tinh không sinh ra được nữa. Bệnh sẽ cứ lưu lãi, mà tính mệnh cũng khôn toàn [5].
Vả ở Nhiệt luận đã nói: “mồ hôi đã ra mà mạch còn táo thịnh, thời chết”... Giờ mạch không cùng mồ hôi ứng nhau, thế là không thắng được bệnh còn sống sao được. Nói cuồng là mất trí, mất trí cũng chết. Giờ thấy ba triệu chứng chết, không một triệu chứng nào sống... Bệnh dù có bớt sau rồi tất cũng chết [6].
Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc bệnh mình nóng, mồ hôi ra, và phiền, mãn, chứng phiền, mãn không vì hãn ra mà giải... Như thế gọi là bệnh gì? [7]
Kỳ Bá thưa rằng:
Hãn ra mà mình nhiệt là Phong, hãn ra mà phiền, mãn vẫn không giải là quyết. Bệnh đó gọi là Phong quyết [8].
 Hoàng Đế hỏi:
Nguyên nhân vì sao? [9]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Cự dương chủ về khí, cho nên bị tà trước. Thiếu âm với Cự dương cũng là làm biểu lý. Gặp nhiệt thời ngược theo lên, vì theo lên nên thành quyết [10].
Điều trị thế nào?
“Biểu, Lý” đều thích, và cho uống thêm thuốc nước [11].
 Hoàng Đế hỏi:
Bệnh “lao phong” như thế nào? (Làm lụng khó nhọc, hãn ra, gặp gió mà phát bệnh, gọi là lao phong) [12].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Chứng lao phong phát sinh từ dưới Phế, chứng trạng của nó cổ cứng, đau, và mắt mờ. Nước miếng nhỏ ra như nước mũi, ố phong và rét run... [13]
 Điều trị thế nào?
Vì thủy tà ràn lên, không cúi ngửa được. Phải làm cho thống lợi tiểu tiện, để sự cúi ngửa được dễ dàng. Người khí ở Cự dương mạnh, ba ngày khỏi, người trung niên năm ngày khỏi, người già, bảy ngày khỏi, (bà năm, bảy... đều thuộc về Dương số). Nếu ho ra như nước mũi sắc xanh vàng, tựa như mủ, hoặc tròn như viên đạn, khạc ở trong miệng ra... Hoặc ra cả ở mũi. Những cái đó không ra được, sẽ làm thương Phế. Thương Phế thời chết [15].
 Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc chứng Thận phong mặt và “xương khoai” chân sưng “ụ lên, nó làm nghẽn ở cổ, nói ra cũng khó. Có nên thích chăng? [15]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Người khí hư không nên thích. Không nên thích mà cứ thích, sau năm ngày, khí tất lại nghịch [16].
 Điều  trị như thế nào? [17]
 Tà khí đến, tất chính khí ít, thỉnh thoảng nhiệt. Thỉnh thoảng nhiệt từ trong Hung. Bối dẫn lên đầu, hãn ra, tay nhiệt, miệng khô, khát quá, tiểu tiện vàng, dưới mắt sưng, trong bụng sôi, mình nặng nề, đi lại khó khăn, nguyệt sự không xuống, phiền mà không ăn được, không thể nằm ngửa, nằm ngửa thời ho. Bệnh đó gọi là Phong thủy. Đã bàn rõ ở trong Thích pháp (tức Thủy huyệt luận) [19].
 Xin cho biết rõ manh mối [19].


 Tà phạm tới được, tất bởi chính hư. âm hư, Dương tất phạm tới... Cho nên “thiểu khí, thỉnh thoảng nóng và hãn ra, tiểu tiện vàng” do thiếu phúc có nhiệt: “không thể nằm ngửa”, do trong Vị không hòa, “nằm ngửa thời ho”, vì thủy nghịch bách lên Phế phàm các chứng thuộc về thủy, thời thũng ở dưới mắt trước... [20]
 Vì sao? [21]
 Thủy thuộc âm, phía dưới mật cũng thuộc âm. “Phúc” (bụng) là nơi chính cư của Chí âm. Vì thủy ở trong phúc, nên phía dưới mắt thũng, vì chân khí nghịch lên, nên miệng đắng, lưỡi khô, nằm không thể nằm, nếu nằm ngửa thời ho ra nước trong [22]. Các bệnh về thủy, cũng không thể nằm, vì nằm thời kinh và khái, trong bụng sôi, vì gốc bệnh do tự Vị, bách lên Tỳ thời phiền và không ăn được, vì nó bị nghẽn cách ở Vị quản, mình nặng nề và thũng khó đi lại,  vì mạch của Vị dẫn xuống cả chân, nguyệt thủy không xuống, vì bào mạch bị vít, Bào mạch thuộc Tâm mà chằng vào trong Bào, giờ chân khí phách lên Phế, khiến Tâm khí không thông xuống được, mới gây nên chứng trạng như vậy [23].

 THIÊN 34  : NGHỊCH ĐIỀU LUẬN
逆调论篇第三十四

黄帝问曰:人身非常温也,非常热也,为之热而烦满者何也?岐伯对曰:阴气少而阳气胜,故热而烦满也。

帝曰:人身非衣寒也,中非有寒气也,寒从中生者何?岐伯曰:是人多痹气也,阳气少,阴气多,故身寒如从水中出。

帝曰:人有四支热,逢风寒如炙如火者,何也?岐伯曰:是人者,阴气虚,阳气盛,四支者阳也,两阳相得,而阴气虚少,少水不能灭盛火,而阳独治,独治者,不能生长也,独胜而止耳,逢风而如炙如火者,是人当肉烁也。

帝曰:人有身寒,汤火不能热,厚衣不能温,然不冻栗,是为何病?岐伯曰:是人者,素肾气胜,以水为事;太阳气衰,肾脂枯不长;一水不能胜两火,肾者水也,而生于骨,肾不生,则髓不能满,故寒甚至骨也。所以不能冻栗者,肝一阳也,心二阳也,肾孤藏也,一水不能胜二火,故不能冻栗,病名曰骨痹,是人当挛节也。

帝曰:人之肉苛者,虽近衣絮,犹尚苛也,是谓何疾?岐伯曰:荣气虚卫气实也,荣气虚则不仁,卫气虚则不用,荣卫俱虚,则不仁且不用,肉如故也,人身与志不相有,曰死。

帝曰:人有逆气不得卧而息有音者;有不得卧而息无音者;有起居如故而息有音者;有得卧,行而喘者;有不得卧,不能行而喘者;有不得卧,卧而喘者;皆何藏使然?愿闻其故。岐伯曰:不得卧而息有音者,是阳明之逆也,足三阳者下行,今逆而上行,故息有音也。阳明者,胃脉也,胃者六府之海,其气亦下行,阳明逆不得从其道,故不得卧也。《下经》曰:胃不和则卧不安。此之谓也。夫起居如故而息有音者,此肺之络脉逆也。络脉不得随经上下,故留经而不行,络脉之病人也微,故起居如故而息有音也。夫不得卧,卧则喘者,是水气之客也;夫水者,循津液而流也,肾者,水藏,主津液,主卧与喘也。帝曰:善。

Hoàng Đế hỏi rằng:
Thân thể con người, không phải lúc nào cũng có ôn ở biểu, và có nhiệt ở Lý. Vậy sở dĩ gây nên các chứng nhiệt mà phiền mãn, là vì sao? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
âm khí ít mà dương khí thắng, cho nên nhiệt mà phiền mãn [2].
Hoàng Đế hỏi:
Thân thể con người, không lúc nào cũng có hàn ở biểu và ở lý, vậy sao lại có hà từ trong sinh ra? [3]
Kỳ Bá thưa rằng:
Bởi con người đó nhiều tý khí (khí bị vít nghẽn). Dương khí ít, âm khí nhiều, cho nên mình lạnh như người mới lội dưới nước lên [4].
Hoàng Đế hỏi:
Có người tứ chi nhiệt, gặp phong hàn mà vẫn nóng như đốt, như lửa, là vì sao? [5]
Kỳ Bá thưa rằng:
Người đó, âm khí hư, dương khí thịnh. Tứ chi thuộc về Dương, hai Dương cùng xung đột nhau, mà âm khí hư ít, “nước ít không thể làm tắt được lửa nhiều: Khiến cho Dương một mình chuyên tri. Nhưng chẳng qua nó chỉ là “độc thắng” đấy thôi, không sao sinh trưởng được [6].
Hoàng Đế hỏi:
Có hạng người, thân thể giá lạnh, nước lửa không thể làm cho nhiệt, áo dầy không làm cho ấm... Vậy mà người ấy không rét, không run... Như thế là bệnh gì? [7]
Kỳ Bá thưa rằng:
Người ấy, vốn Thận khí thắng, lấy thủy làm chủ. Thái dương khí suy, Thận chi (chất mỡ ở trong Thận) khô kiệt, do đó một thủy không thể thắng được hai hỏa. Thận thuộc thủy, mà sinh ra xương, nếu Thận không sinh, thời tủy không được đầy đủ... Nên hàn quá vào tới xương. Nhưng sở dĩ không rét run, là vì: Can là Nhất dương, Tâm là Nhị dương, Thận là cô tàng. Một thủy không thể thắng được hai hỏa, cho nên không rét run. Bệnh đó gọi là Cốt tý. Rồi sau tất sẽ co quắp tay chân [8] .
Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc chứng Nhục a (da thịt tê dại, đau đớn không biết gì), dù mặc áo bông, vẫn tê dại, đau đớn như thường. Như thế là bệnh gì? [9]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là do Vinh Khí hư, Vệ Khí thực, Vinh Khí hư thời bất nhân (tê dại không biết gì). Vệ Khí hư thời bất dụng (không cử động được). Vinh, Vệ đều hư thời vừa bất nhân, vừa bất dụng, mà coi thịt thời vẫn như thường.
Nếu người đó, thần với chí không tương ứng với nhau, sẽ chết [10].
Hoàng Đế hỏi:
Có người bị nghịch Khí không thể nằm, hơi thở khò khè thành tiếng, lại có người dù không nằm được mà thở không thành tiếng, lại có người nằm dậy như thường, mà thở lại thành tiếng, lại có người nằm được, mà lại suyễn hổn hển, lại có người không nằm không đi được, mà suyễn hổn hển, lại có người không nằm được, nằm xuống thì suyễn hổn hển. Vì tàng nào gây nên chứng trạng như vậy? [11]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Không nằm được mà thở thành tiếng, đó là do sự nghịch của Dương  minh [12].  Túc Tam dương vốn dẫn đi trở xuống, giờ lại nghịch trở lên, nên thở thành tiếng [13]. Dương minh là Vị mạch. Vị là bể của sáu Phủ, Khí của nó cũng dần trở xuống. Do Dương minh nghịch, không đi theo được đường chính của nó, nên không thể nằm [14]. Đến như nằm dậy như thường, mà hơi thở thành tiếng, đó là do Lạc mạch của Phế nghịch. Lạc mạch không theo được với kinh mạch để lên xuống, cho nên lưu trệ ở kinh mà không đi. Lạc mạch gây nên bệnh nhẹ, nên nằm dậy như thường mà hơi thở thành tiếng [15]. Đến như  không nằm được, hễ nằm thời suyễn, đó là do Thủy gây nên. Thủy theo với tân dịch mà lưu hành, Thận là thủy tàng, chủ về tân dịch. Giờ khách thủy phạm vào Thận, nên nằm thời suyễn [16].

THIÊN 35 : NGƯỢC LUẬN

疟论篇第三十五

黄帝问曰:夫痎疟皆生于风,其蓄作有时者何也?岐伯对曰:疟之始发也,先起于毫毛,伸欠乃作,寒慄鼓颔,腰脊俱痛,寒去则内外皆热,头痛如破,渴欲冷饮。

帝曰:何气使然?愿闻其道。岐伯曰:阴阳上下交争,虚实更作,阴阳相移也。阳并于阴,则阴实而阳虚,阳明虚,则寒慄鼓颔也;巨阳虚,则腰背头项痛;三阳俱虚,则阴气胜,阴气胜则骨寒而痛;寒生于内,故中外皆寒;阳盛则外热,阴虚则内热,外内皆热则喘而渴,故欲冷饮也。

此皆得之夏伤于暑,热气盛,藏于皮肤之内,肠胃之外,此荣气之所舍也。此令人汗空疏,腠理开,因得秋气,汗出遇风,及得之以浴,水气舍于皮肤之内,与卫气并居。卫气者,昼日行于阳,夜行于阴,此气得阳而外出,得阴而内搏,内外相薄,是以日作。

帝曰:其间日而作者何也?岐伯曰:其气之舍深,内薄于阴,阳气独发,阴邪内著,阴与阳争不得出,是以间日而作也。

帝曰:善。其作日晏与其日早者,何气使然?岐伯曰:邪气客于风府,循膂而下,卫气一日一夜大会于风府,其明日日下一节,故其作也晏,此先客于脊背也。每至于风府则腠理开,腠理开则邪气入,邪气入则病作,以此日作稍益晏也。其出于风府,日下一节,二十五日下至骶骨,二十六日入于脊内,注于伏膂之脉;其气上行,九日出于缺盆之中,其气日高,故作日益早也。其间日发者,由邪气内薄于五藏,横连募原也。其道远,其气深,其行迟,不能与卫气俱行,不得皆出,故间日乃作也。

帝曰:夫子言卫气每至于风府,腠理乃发,发则邪气入,入则病作。今卫气日下一节,其气之发也,不当风府,其日作者奈何?岐伯曰:此邪气客于头项循膂而下者也,故虚实不同,邪中异所,则不得当其风府也。故邪中于头项者,气至头项而病;中于背者,气至背而病;中于腰脊者,气至腰脊而病;中于手足者,气至手足而病。卫气之所在,与邪气相合,则病作。故风无常府,卫气之所发,必开其腠理,邪气之所合,则其府也。

帝曰:善。夫风之与疟也,相似同类,而风独常在,疟得有时而休者何也?岐伯曰:风气留其处,故常在,疟气随经络沉以内薄,故卫气应乃作。

帝曰:疟先寒而后热者,何也?岐伯曰:夏伤于大暑,其汗大出,腠理开发,因遇夏气凄沧之水寒,藏于腠理皮肤之中,秋伤于风,则病成矣,夫寒者,阴气也,风者,阳气也,先伤于寒而后伤于风,故先寒而后热也,病以时作,名曰寒疟。

帝曰:先热而后寒者,何也?岐伯曰:此先伤于风而后伤于寒,故先热而后寒也,亦以时作,名曰温疟。

其但热而不寒者,阴气先绝,阳气独发,则少气烦冤,手足热而欲呕,名曰瘅疟。

帝曰:夫经言有余者写之,不足者补之。今热为有余,寒为不足。夫疟者之寒,汤火不能温也,及其热,冰水不能寒也,此皆有余不足之类。当此之时,良工不能止,必须其自衰,乃刺之,其故何也?愿闻其说。

岐伯曰:经言无刺(火高)(火高)之热,无刺浑浑之脉,无刺漉漉之汗,故为其病逆,未可治也。夫疟之始发也,阳气并于阴,当是之时,阳虚而阴盛,外无气,故先寒慄也。阴气逆极,则复出之阳,阳与阴复并于外,则阴虚而阳实,故先热而渴。夫疟气者,并于阳则阳胜,并于阴则阴胜,阴胜则寒,阳胜则热。疟者,风寒之气不常也,病极则复,至病之发也,如火之热,如风雨不可当也。故经言曰:方其盛时必毁,因其衰也,事必大昌,此之谓也。夫疟之未发也,阴未并阳,阳未并阴,因而调之,真气得安,邪气乃亡,故工不能治其已发,为其气逆也。

帝曰:善。攻之奈何?早晏何如?岐伯曰:疟之且发也,阴阳之且移也,必从四末始也。阳已伤,阴从之,故先其时坚束其处,令邪气不得入,阴气不得出,审候见之,在孙络盛坚而血者皆取之,此真往而未得并者也。

帝曰:疟不发,其应何如?岐伯曰:疟气者,必更盛更虚,当气之所在也,病在阳,则热而脉躁;在阴,则寒而脉静;极则阴阳俱衰,卫气相离,故病得休;卫气集,则复病也。

帝曰:时有间二日或至数日发,或渴或不渴,其故何也?岐伯曰:其间日者,邪气与卫气客于六府,而有时相失,不能相得,故休数日乃作也。疟者,阴阳更胜也,或甚或不甚,故或渴或不渴。

帝曰:论言夏伤于暑,秋必病疟。今疟不必应者,何也?岐伯曰:此应四时者也。其病异形者,反四时也。其以秋病者寒甚,以冬病者寒不甚,以春病者恶风,以夏病者多汗。

帝曰:夫病温疟与寒疟而皆安舍,舍于何藏?岐伯曰:温疟者,得之冬中于风,寒气藏于骨髓之中,至春则阳气大发,邪气不能自出,因遇大暑,脑髓烁,肌肉消,腠理发泄,或有所用力,邪气与汗皆出,此病藏于肾,其气先从内出之于外也。如是者,阴虚而阳盛,阳盛则热矣,衰则气复反入,入则阳虚,阳虚则寒矣,故先热而后寒,名曰温疟。

帝曰:瘅疟何如?岐伯曰:瘅疟者,肺素有热。气盛于身,厥逆上冲,中气实而不外泄,因有所用力,腠理开,风寒舍于皮肤之内、分肉之间而发,发则阳气盛,阳气盛而不衰则病矣。其气不及于阴,故但热而不寒,气内藏于心,而外舍于分肉之间,令人消烁脱肉,故命曰瘅疟。帝曰:善。


 Hoàng Đế hỏi:
“Hài, Ngược” đều sinh ra bởi phong. Lúc phát lúc không, không có kỳ hạn, là vì sao? (Hài cũng là ngược, nhưng chứng phát về đêm gọi là Hài, phát về ngày gọi là Ngược) [17].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Khí ngược mới phát, trước khởi sự từ các chân lông (ghê, rợn) vươn vai và ngáp, rồi mới phát... Rét run lập cập, yêu tích đều đau, sau khi lạnh rét thời trong ngoài đều nóng, đầu nhức như muốn vỡ, khát muốn uống nước lạnh [18].
 Vì Khí gì gây nên thế? [19]
âm, Dương, trên dưới tranh giành lẫn nhau, hư, thực lần lượt thay đổi, âm, Dương lần lượt chuyển đi [20]. Dương dồn vào âm, thời âm thực mà Dương hư [21]. Dương minh hư thời rét run cằm cập; Cự dương hư thời đầu, cổ yêu, tích đều đau [22]. Tam dương đều hư thời âm Khí thắng; âm Khí thắng thời xương lạnh mà đau, hàn sinh ra từ bên trong, cho nên trong ngoài đều hàn [23]. Dương thịnh thời ngoại nhiệt, âm hư thời nói nhiệt [24]. Ngoại nói đều nhiệt thời suyễn mà khát, nên muốn uống nước lạnh [25]. Bệnh đó gây nên, đều bởi mùa Hạ bị thương vì Khí thử, nhiệt Khí chưa nhiều ở bên trong bì phu, bên ngoài Trường, Vị, và tà Khí luôn luôn ký túc ở nơi Vinh. Nhân đó khiến người dễ ra mồ hôi, tấu lý rỗng mở... Nhân gặp Thu Khí, mồ hôi ra lại gặp gió, hoặc do khi tắm, thủy Khí cũng ký túc ở khoảng bì phu, cũng ở chen với Vệ Khí [26]. Vệ Khí, ban ngày dẫn hành ở dương phận, đêm dẫn hành ở âm phận. Khí đó gặp dương thời tiết ra ngoài, gặp âm thời bách vào trong, trong ngoài cùng bách lẫn nhau, nên hằng ngày bệnh phát [27].
 Hoàng Đế hỏi:
Có chứng, cách ngày mới phát là vì sao? [28]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Khí đó ký túc ở nơi sâu, bên trong bách vào khí âm, dương khí một mình phát ra, âm tà bám ở bên trong. âm với dương tranh giành nhau, không thể ra được, nên cách một ngày bệnh mới phát [29].
 Bệnh phát có khi muộn, có khi sớm, khi nào làm nên thế? [30]
 Tà khí ký túc ở Phong phủ, theo thăn thịt mà dẫn xuống. Vệ khí một ngày một đêm đại hội ở Trong phủ. Đến ngày hôm sau, tức là qua một ngày, mới xuống được một đốt (đốt xương sống),  nên bệnh phát muộn. Đó là do tà khí trước ký túc ở Tích bối, nên mới khiến như vậy [31]. Mỗi khi dẫn đến Phong phủ, thời tấu lý mở, tấu lý mở thời tà khí vào, tà khí vào thời bệnh phát. Vì cớ đó, nên có mỗi ngày mỗi lui muộn dần [32]. Do phát ra từ phong phủ, mỗi ngày mỗi xuống thấp một đốt, qua hai mươi mốt ngày, tới Cầu cốt (tức xương khu), hai mươi ngày vào trong xương sống, lẩn vào trong mạch Phục lữ, chân khí dẫn lên, qua chín ngày, lên tới huyệt khuyết bồn, khí đó càng ngày càng cao cho nên bệnh phát càng ngày càng sớm [33].
Hoàng Đế hỏi:
Phu tử nói, vệ khí mỗi khi đi đến Phong phủ, Tấu lý mới mở, mở thời tà khi lọt vào, lọt vào thời phát bệnh. Giờ Vệ khí mỗi ngày đi xuống một đốt, khí của nó phát ra, không đúng Phong phủ. Vậy mà hàng ngày phát lệnh, là vì sao? [34]
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là do tà khí ký túc ở đầu, cổ, theo thăn thịt mà dẫn xuống, hư thực không giống nhau, tà trúng không nhất định một chỗ, nên không thể đúng với Phong phủ [35]. Tà trúng ở đầu và cổ, khí đến đầu và cổ thời bệnh phát, tà trúng ở lưng, khí đến lưng thời bệnh phát, tà trúng yêu tích, khí đến yêu tích thời bệnh phát, tà trúng ở tay chân, khí đến tay chân thời bệnh phát [36].
 Vệ khí ở vào nơi nào, với tà khí tương hợp thời bệnh phát. Cho nên phong không nhất định lấy đâu làm “phủ”, theo khí phát ở nơi nào, tất mở cả tấu lý...Vậy cái nơi mà tà khí hợp nơi đó tức là phủ [37].
 Hoàng Đế hỏi:
Phong với ngược, tựa như cùng một loài. Vậy mà bệnh phong không thay đổi, đến bệnh ngược, có lúc phát, có lúc không, là vì sao? [38]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Phong khí thường lưu ở một nơi, nên bệnh không thay đổi, ngược khí theo kinh lạc, chìm mạch vào bên trong, nên khí nào gặp vệ khí mới phát [39].
 Bệnh ngược, trước hàn mà sau nhiệt, là vì sao? [40]
 Mùa Hạ bị thương vì đại thử (nắng quá) hãn ra quá nhiều tấu lý khai phát, nhân lại gặp cái khí hàn thủy lạnh lẽo của mùa Hạ, chứa ở bên trong tấu lý bì phu, tới mùa Thu lại bị thương vì phong, do đó gây nên bệnh [41].
 Hàn là âm khí, phong là dương khí. Trước bị thương vì hàn, sau bị thương vì phong, nên bệnh phát trước hàn mà sau nhiệt, và bệnh phát có từng lúc., gọi là hàn ngược [42].
 Trước nhiệt mà sau hàn là vì sao? [43]
 Đó là do trước bị thương vì phong, sau mới bị thương vì hàn, nên trước nhiệt mà sau hàn. Bệnh đó cũng phát có từng lúc, gọi là ôn ngược [44].
 Nếu chỉ nhiệt mà không hàn, là âm khí tuyệt trước, dương khí phát ra một mình. Do đó mới có chứng thiểu khí, phiền oan, tay chân nóng mà muốn ọe. Bệnh đó gọi là Đan ngược [45].
Hoàng Đế hỏi:
Kinh nói: “hữu dư thời tả, bất túc thời bổ”, giờ nhiệt là hữu dư, hàn là bất túc. Ngẫm như chứng hàn của bệnh Ngược, nước nóng lửa đốt không thể làm cho ấm, đến khí nhiệt thời dù nước băng cũng không thể làm cho hàn. Nó đều thuộc về cái loại “hữu dư, bất túc”. Gặp trường hợp đó, dù lương công cũng đành chịu bó tay, phải đợi bệnh khí tự suy giảm, rồi mới thích, là vì cớ sao? xin cho biết rõ[46].
Kỳ Bá thưa rằng:
Kinh nói: Đừng thích lúc nhiệt đương bừng bừng, mạch đương cuồn cuộn, và hãn đương đầm đìa... “Vì lúc đó, tà khí dương mạnh, chính khí đương nghịch, nên không thể thích [47].  Ngẫm như chứng Ngược khi  mới phát, dương khí dồn vào âm, đương lúc đó âm hư mà dương thịnh, bên ngoài không dương khí, nên rét run trước, âm khí đã nghịch đến cực điểm rồi, thời lại Quày ra với Dương. Dương với âm lại dồn cả bên ngoài, thời âm hư mà dương thực, cho nên trước nhiệt mà khát [48]. Ngẫm như ngược khí dồn vê dương thời dương thắng, thời nhiệt [49]. Ngược phát sinh do sự bất thường của khí phong hàn, khí nó phát tới cực điểm thời khí kia đến. Lúc bệnh phát như lửa bốc cháy, như mưa sa gió táp không thể ngăn cản. Cho nên kinh nói” Bệnh lúc dương hăng, chính khí đương bị suy tổn, phải đợi lúc tà khi giảm, sẽ thích, mới được an toàn...” tức là nghĩa đó [50].
Ngược lúc chửa phát, âm chửa dồn vào Dương, Dương chửa dồn vào âm, nhân lúc đó, thừa cơ mà làm cho điều hòa, chân khí được yên, tà khí sẽ hết. Cho nên không trị giữa lúc bệnh đã phát, vì phòng nghịch khí vậy [51].
Hoàng Đế hỏi:
Dùng phép “Công” thế nào? [52]
Kỳ Bá thưa rằng:
Chứng Ngược lúc sắp phát, âm dương lúc sắp di dịch, tất từ  “từ mạt” trước. Dương đã thương, âm sẽ theo, nên trước khi đó, buộc chặt nơi đó cho tà khí không dẫn vào, âm khí không thể ra xét rõ các Tôn lạc thấy nó có vẻ “thinh kiên”, thời thích ngay, đó là làm cho nó không kịp dồn vào nhau [53].
Hoàng Đế hỏi:
Lúc Ngược chửa phát, mạch ứng thế nào? [54]
Kỳ Bá thưa rằng:
Ngược khí tất có lúc thịnh, lúc hư... Bệnh tại dương, thời nhiệt mà mạch táo, bệnh tại âm, thời hàn mà mạch tĩnh. Đến thời kỳ cùng cực thời âm dương đều suy. Lúc vệ khí rời xa thời bệnh được bớt, vệ khí họp lại thời bệnh lại phát [55].
Hoàng Đế hỏi:
Có khi cách hai ngày hoặc ba ngày bệnh mới phát. Lúc bệnh phát, có người khát, có người không khát, là vì sao? [56]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Cách ngày bệnh phát là do Tà khí với Vệ khí ký túc ở sáu phủ, có lúc tương thất, không được tương đắc... Cho nên khỏi vài ngày rồi mới phát [57].
 Bệnh Ngược, do âm dương thay đổi về sự “thắng” hoặc thắng nhiều hoặc thắng ít, nên mới có khát với không khát, khác nhau [58].
 Hoàng Đế hỏi:
Ở luận nói: “mùa Hạ thương vì thử, thời mùa thu tất phát bệnh Ngược”… Giờ xem như chứng ngược, lại không đúng như thế, là vì sao? [59]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là theo về bốn mùa. Đến các chứng trạng khác, lại là trái với bốn mùa. Nếu phát về mùa Thu thời rét nhiều, phát về mùa Đông thời rét ít, phát về mùa Xuân thời ố phong, phát về mùa Hạ thời nhiều hãn [60].
 Hoàng Đế hỏi:
Oân ngược với Hàn ngược, tà khi đều có nơi ký túc, vậy ký túc ở Tàng nào? [61]
Kỳ Bá thưa rằng:
Oân ngược, gây nên bởi mùa Đông trúng phải phong hàn khí tiền tàng ở trong cốt tủy. Đến mùa Xuân thời Dương khí phát ra mạnh, tà khí không thể tự tiết ra, nhân gặp đại thử, não tủy hun nóng, cơ nhục tiêu mòn, tấu lý phát tiết, hoặc vì sự nhọc mệt, tà khí theo với hãn cùng tiết ra... Đó là bệnh khí tiềm tàng ở Thận... Rồi do từ trong mà tiết ra ngoài [63]. Như thế thời âm hư mà dương thịnh, dương thịnh thời sẽ phát nhiệt [64]. Đến lúc khí đã suy thời lại quay trở vào trong, do đó dương sẽ lại hư, dương hư thời lại hàn... Cho nên trước nhiệt mà sau Hàn, gọi là ân ngược [65].
 Hoàng Đế hỏi:
Đan ngược như thế nào? [65]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Về Đan ngược, do Phế vốn có nhiệt, khí thịnh ở mình, quyết nghịch xung lên, Trung khí thực mà không tiết ra ngoài, vì có sự nhọc mệt, tấu lý mở ra, phong hàn ký túc ở trong bì phù, và khoảng phận nhục, thừa cơ phát ra, lúc phát ra thời dương khí thịnh. Dương khi thịnh mà không suy thời sẽ thành bệnh. Khí đó không trở vào với âm, cho nên nhiệt mà không hàn. Nhiệt khí đó, bên trong thời tàng ở Tâm, bên ngoài thời lý túc ở khoảng phận nhục, khiến bệnh nhân cơ nhục tiêu mòn, nên gọi là Đan ngược [66].

 THIÊN 36 : THÍCH NGƯỢC

刺疟篇第三十六

足太阳之疟,令人腰痛头重,寒从背起,先寒后热,(火高)(火高)暍暍然,热止汗出,难已,刺郄中出血。

足少阳之疟,令人身体解(亻亦),寒不甚,热不甚,恶见人,见人心惕惕然,热多汗出甚,刺足少阳。

足阳明之疟,令人先寒,洒淅洒淅,寒甚久乃热,热去汗出,喜见日月光火气,乃快然,刺足阳明跗上。

足太阴之疟,令人不乐,好太息,不嗜食,多寒热汗出,病至则善呕,呕已乃衰,即取之。

足少阴之疟,令人呕吐甚,多寒热,热多寒少,欲闭户牖而处,其病难已。

足厥阴之疟,令人腰痛少腹满,小便不利,如癃状,非癃也,数便,意恐惧,气不足,腹中悒悒,刺足厥阴。

肺疟者,令人心寒,寒甚热,热间善惊,如有所见者,刺手太阴阳明。

心疟者,令人烦心甚,欲得清水,反寒多,不甚热,刺手少阴。

肝疟者,令人色苍苍然,太息,其状若死者,刺足厥阴见血。

脾疟者,令人寒,腹中痛,热则肠中鸣,鸣已汗出,刺足太阴。

肾疟者,令人洒洒然,腰脊痛,宛转,大便难,目(目旬)(目旬)然,手足寒,刺足太阳少阴。
胃疟者,令人且病也,善饥而不能食,食而支满腹大,刺足阳明太阴横脉出血。

疟发身方热,刺跗上动脉,开其空,出其血,立寒;疟方欲寒,刺手阳明太阴,足阳明太阴。疟脉满大急,刺背俞,用中针,傍伍胠俞各一,适肥瘦出其血也。疟脉小实急,灸胫少阴,刺指井。疟脉满大急,刺背俞,用五胠俞背俞各一,适行至于血也。

疟脉缓大虚,便宜用药,不宜用针。凡治疟,先发如食顷乃可以治,过之则失时也。诸疟而脉不见,刺十指间出血,血去必已,先视身之赤如小豆者尽取之。十二疟者,其发各不同时,察其病形,以知其何脉之病也。先其发时如食顷而刺之,一刺则衰,二刺则知,三刺则已;不已,刺舌下两脉出血,不已,刺郄中盛经出血,又刺项已下侠脊者必已。舌下两脉者,廉泉也。

刺疟者,必先问其病之所先发者,先刺之。先头痛及重者,先刺头上及两额两眉间出血。先项背痛者,先刺之。先腰脊痛者,先刺郄中出血。先手臂痛者,先刺手少阴阳明十指间。先足胫痠痛者,先刺足阳明十指间出血。风疟,疟发则汗出恶风,刺三阳经背俞之血者。(骨行)痠痛甚,按之不可,名曰胕髓病,以饞针针绝骨出血,立已。身体小痛,刺至阴,诸阴之井无出血,间日一刺。疟不渴,间日而作,刺足太阳;渴而间日作,刺足少阳;温疟汗不出,为五十九刺。


 Chứng Ngược phát từ kinh Túc Thái dương, khiến người yêu đau, đầu nặng, rét từ phía lưng phát sinh, trước hàn sau nhiệt, hơi nóùng bừng bừng ngùn ngụt... Lúc nhiệt, mồ hôi toát ra mà bệnh vẫn không đứt. Thích ở huyệt ủy trung cho ra huyết [1].
Bệnh phát từ mạch Túc Thiếu dương, khiến người thân thể mỏi mệt, không hàn lắm, không nhiệt lắm, ghét thấy người, thấy người phấp phỏng sợ hãi... Nhiệt nhiều, hãn ra nhiều... Nên thích ở huyệt Túc Thiếu dương. Hiệp khê [2].
Bệnh ngược phát từ Túc Dương minh, khiến  người trước rờn rợn ghê rét... Dần dần lâu mới nhiệt, đến lúc nhiệt giảm, hãn ra, thấy nhật nguyệt quanh và hỏa khí, đều lấy làm thích... Thích huyệt Túc Dương minh, xương dương [3].
Bệnh ngược phát tứ Tức Thái âm, khiến người không vui, thường thở dài, không thiết ăn, hàn nhiệt nhiều một khi hãn ra thời bệnh lại phát, phát thời ọe, ọe khỏi thời bệnh lui. Nên thích ngay. Công tôn [4].
Bệnh ngược phát từ Túc Thiếu âm khiến người nóng thổ nhiều, nhiệt nhiều hàn ít, chỉ muốn đóng kín cửa lại để nằm... Bệnh này khó khỏi [5].
Bệnh ngược phát từ Túc quyết âm, khiến người yếu đau, thiếu phúc mãn, tiểu tiện không lợi, như long bế, mà không thật long bế, nhưng lại muốn tiểu luôn, ý chí như sợ sệt, khi bất túc, trong bụng  thường áy náy khó chịu... Nên thích túc Quyết âm. Thái xung [6].
Bệnh ngược phát tù Phế khiến người Tâm hàn, hàn rồi lại nhiệt, nhiệt đỡ lại hay sợ, như trông thấy vật gì... Thích Thủ Thái âm, Dương minh, liệt khuyết, Hợp cốc [7].
Bệnh ngược phát từ Tâm, khiến người trong Tâm rất phiền, chỉ muốn uống nước mát, lại hàn nhiều nhiệt ít... Nên thích Thủ Thiếu âm. Thần môn [8] .
Bệnh ngược phát từ Can, khiến người sắc mặt tái xanh, hay thở dài, như người sắp chết... Nên thích Túc Quyết âm, cho ra máu. Trung phong [9].
Bệnh ngược phát từ Tỳ, khiến người hàn, trong bụng đầy, nhiệt thời ruột sôi, sôi rồi hãn ra. Nên thích Túc Thái âm. Thương khâu [10].
Bệnh ngược phát từ Thận, khiến người nhờn nhờn ghét, yêu tích đau, phải uốn éo luôn, đại tiện khó, mắt trông trơ tráo mà không tỏ, tay chân lạnh... Thích Túc Thái dương, ủy Trung, Thiếu âm, Đại trung [11].
Bệnh ngược phát từ vị, khiến người hay đói mà không ăn được, ăn vào lại đầy nghẽn, bụng to, thích tức dương minh, Giải khê, Túc tam lý, hoành mạch ở Túc Thái âm cho ra huyết [12].
Bệnh ngược phát rồi mình mới nóng, thích động mạch ở trên xương khoai, lay châm cho rộng, chờ cho ra huyết, sẽ mát ngay [13].
Bệnh ngược đương lúc muốn hàn, thích Thủ Dương minh, Thiếu dương thái uyên, Thái âm, Túc Dương minh Thái âm [14].
Ngược mạch mãn và đại cấp dùng “trung châm” thích Bối du, và bên năm Khư du, mỗi huyệt một châm, theo đúng người béo gầy, chờ cho ra huyết [15].
Ngược mạch tiểu thực và cấp, “Cứu” huyệt Thiếu âm ở ống chân, thích huyệt Chỉ tỉnh [16].
Ngược mạch mãn, đại và cấp, thích Bối du, năm khư du, mỗi nơi một lần, chỉ để vừa hành huyết thời thôi [17].
 Ngược mạch hoãn và quá hư, nên dùng thuốc uống, không nên dùng châm [18].
Phàm trị bệnh ngược, trước khi phát bệnh bằng một bữa ăn (ước nửa giờ đồng hồ) mới có thể chữa. Nếu quá lúc đó, sẽ lỡ, không nên chữa [19].
Các bệnh ngược, nếu không thấy biểu hiện ra ở mạch, thích mười đầu ngón tay cho ra huyết, huyết ra tất khỏi. Lại xem ở mình có những nốt đỏ và nhỏ như hạt đậu, cũng thích cả đi [20].
Mười hai chứng ngược, lúc phát ra không giống nhau và cùng một lúc, phải nên xem xét bệnh hình, để biết thuộc về Tàng nào... [21]
Biết lúc bệnh phát, trước một lát bằng bữa ăn cơm, sẽ thích [22]. Một lần thích thời tà khí suy, hai lần thích thời bệnh bớt, ba lần thích thời khỏi. Nếu chưa khỏi, thích hai mạch ở dưới lưỡi cho ra huyết, nếu vẫn không khỏi, thích huyệt ủy trung cho ra huyết, lại thích luôn cả Khư du và Bối du, tất khỏi. Hai mạch dưới lưỡi, tức là Liêm tuyền [23].
Thích bệnh ngược, phải thích vào khoảng giữa nơi bệnh sẽ phát[24]. Nếu trước nhức đầu và chân đi khó khăn nên thích trên đầu với hai bên Huyền lô trán, khoảng giữa hai lông mày trước, cho ra huyết [25]. Nếu cổ và lưng đau trước, thích trước ở các huyệt đó [26]. Nếu yêu tích đau trước, thích huyệt ủy trung cho ra huyết [27]. Nếu tay và cánh tay đau trước, trước thích ở huyệt Thủ Thiếu âm, Dương minh [28]. Nếu ống chân đau nhức trước, thích mười ngón chân thuộc Túc Dương minh trước, cho ra huyết [29].
Về chứng phong ngược, khi bệnh phát thời hãn ra và ố phong. Thích bỏ huyết ở Tam dương kinh và Bối du [30].
Háng chân đau quá, bóp mãi không khỏi, gọi là “Phụ tủy bệnh” dùng “Xàm châm” thích xâu vào xương huyết ra, khỏi ngay [31].
Thân thể hơi đau, thích Chí âm [32].
Các Tỉnh huyệt thuộc âm kinh, chưa ra huyết, nên cách ngày thích một lần [33].
Ngược không khát, cách ngày bệnh phát, thích Túc Thái dương, khát mà cách ngày bệnh phát, thích Túc Thiếu dương [34].
ân ngược, hãn không ra được, nên thích năm mươi chín huyệt [35].

 THIÊN 37 : KHÍ QUYẾT LUẬN

气厥论篇第三十七

黄帝问曰:五藏六府,寒热相移者何?岐伯曰:肾移寒于肝,痈肿少气。脾移寒于肝,痈肿筋挛。肝移寒于心,狂隔中。心移寒于肺,肺消,肺消者饮一溲二,死不治。肺移寒于肾,为涌水,涌水者,按腹不坚,水气客于大肠,疾行则鸣濯濯如囊裹浆,水之病也。

脾移热于肝,则为惊衄。肝移热于心,则死。心移热于肺,传为鬲消。肺移热于肾,传为柔(疒至)。肾移热于脾,传为虚,肠澼,死,不可治。

胞移热于膀胱,则癃溺血。膀胱移热于小肠,鬲肠不便,上为口糜。小肠移热于大肠,为(虍必)瘕,为沉。大肠移热于胃,善食而瘦入,谓之食亦。胃移热于胆,亦曰食亦。胆移热于脑,则辛頞鼻渊,鼻渊者,浊涕下不止也,传为衄蔑瞑目,故得之气厥也。


Hoàng Đế hỏi:
Năm Tàng, sáu Phủ, hàn nhiệt cùng chuyển di như thế nào? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Thận di hàn tới Tỳ, gây nên chứng ung, thũng, thiểu khí [2]. Tỳ di hàn tới Can, gây nên chứng ung thũng, co gân. Can di hàn tới Tâm, gây nên chứng cuồng và Cách trung [3]. Tâm di hàn tới Phế, gây nên chứng Phế tiêu, Phế tiêu là một chứng uống vào một phần, đi tiểu ra hai phần không thể chữa được [4]. Phế di hàn tới Thận, gây nên chứng Dũng thủy, “Dũng thủy” là một chứng án vào phúc bộ không kiên, thủy khí ký túc ở Đại trường, đi nhanh thời trong bụng kêu óc ách, như túi chứa nước. Hoàn toàn là thủy bệnh [5].
Tỳ di nhiệt tớí Can, thời gây nên chứng kinh, và Nục [6]. Can di nhiệt tới Tâm thời chết [7]. Tâm di nhiệt tới Phế, gây nên chứng Cách tiêu [8]. Phế di nhiệt tới Thận, gây nên chứng Nhu chí [9]. Thận di nhiệt tới Tỳ, gây nên hư và trường tiết, khó chữa [10].
Bào di nhiệt tới Bàng quang, gây nên chứng “long” và tiểu ra huyết [11]. Bàng quang di nhiệt tới Tiểu trường [12].
Cách trường không thấm xuống được, gây nên chứng lở nát trong miệng [13]. Tiểu trường di nhiệt tới Đại trường, gây nên chứng phục giả, chứng Trĩ [14]. Đại trường di nhiệt tới Vị ăn nhiều mà gầy mòn, gọi là chứng Thực diệc [15]. Vị di nhiệt tới đởm cũng gọi là chứng thực diệc [16]. Đởm di nhiệt tới Não, thời đau nhức ở trán và Ty uyên, rồi lại thêm cả chứng mục và mờ mắt. Đó, đều gây nên bởi khí quyết (1)
THIÊN 38 : KHÁI LUẬN

咳论篇第三十八

黄帝问曰:肺之令人咳,何也?岐伯对曰:五藏六府皆令人咳,非独肺也。帝曰:愿闻其状。岐伯曰:皮毛者,肺之合也,皮毛先受邪气,邪气以从其合也。其寒饮食入胃,从肺脉上至于肺,则肺寒,肺寒则外内合邪,因而客之,则为肺咳。五藏各以其时受病,非其时,各传以与之。人与天地相参,故五藏各以治时,感于寒则受病,微则为咳,甚者为泄为痛。乘秋则肺先受邪,乘春则肝先受之,乘夏则心先受之,乘至阴则脾先受之,乘冬则肾先受之。

帝曰:何以异之?岐伯曰:肺咳之状,而喘息有音,甚则唾血。心咳之状,则心痛,喉中介介如梗状,甚则咽肿喉痹。肝咳之状,咳则两胁下痛,甚则不可以转,转则两胠下满。脾咳之状,咳则右胁下下痛,阴阴引肩背,甚则不可以动,动则咳剧。肾咳之状,咳则腰背相引而痛,甚则咳涎。

帝曰:六府之咳奈何?安所受病?岐伯曰:五藏之久咳,乃移于六府。脾咳不已,则胃受之,胃咳之状,咳而呕,呕甚则长虫出。肝咳不已,则胆受之,胆咳之状,咳呕胆汁,肺咳不已,则大肠受之,大肠咳状,咳而遗失。心咳不已,则小肠受之,小肠咳状,咳而失气,气与咳俱失。肾咳不已,则膀胱受之,膀胱咳状,咳而遗溺。久咳不已,则三焦受之,三焦咳状,咳而腹满,不欲食饮,此皆聚于胃,关于肺,使人多涕唾而面浮肿气逆也。

帝曰:治之奈何?岐伯曰:治藏者治其俞,治府者治其合,浮肿者治其经。帝曰:善。

 Hoàng Đế hỏi:
Bệnh ở Phế, mà thành chứng ho, là vì sao? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Năm Tàng sáu Phủ, đều gây nên chứng “khái” không riêng gì một Phế [].
Xin cho biết chứng trạng... [3]
Bì mao, gốc sinh ra tự Phế. Bào mao mắc phải tà khí trước, tà khí liền theo với chỗ gốc sinh ra khái [4].
Các thức uống ăn có tính lạnh lọt vào Vị theo Phế mạch dẫn lên Phế, thời Phế hàn, Phế hàn thời trong ngoài đều có tà, tà ký túc luôn ở đó, liên gây nên chứng Phế khái [5].
Năm Tàng đều theo về từng mùa, để mắc bệnh, nếu không phải mùa, sẽ truyền lẫn cho nhau [6].
Người với trời đất, “tương tham”, cho nên năm Tàng đều theo từng mùa để chủ trị [7].
Cảm vì hàn thời mắc bệnh, nhẹ thời gây nên chứng khái, nặng thời gây nên chứng tiết, chứng thống (đau) [8].
Gặp mùa Thu, thời Phế bị tà trước, gặp mùa Xuân, thời Can bị tà trước, gặp mùa Hạ thời Tâm bị tà trước, gặp chí âm Thời Tỳ bị tà trước, gặp mùa Đông thời Thận bị tà trước [9].
Hoàng Đế hỏi:
Chứng trạng khác nhau thế nào? [14]
Kỳ Bá thưa rằng:
Chứng Trạng của Phế khái, khái mà thở suyễn thành tiếng, quá lắm thời nhổ ra huyết [16]. Chứng Trạng của Tâm khái, khái thời Tâm thống, trong cuống họng vướng mắc như nghẹn, quá lắm thời yết thũng, hầu tý [17]. Chứng trạng của Can khái, khái thời hai hiếp đau, quá lắm thời không thể trở mình, trở mình thời dưới Khư (dưới hiếp, tức lá lách) đầy [18]. Chứng trạng của Tỳ khái, khái thời Hữu hiếp đau, đau âm ỷ lên cả vai và lưng, quá lắm thời không thể cử động, cử động thời khái. Chứng trạng của Thận khái, khái thời đau nhức cả vai lưng, quá lắm thời khái ra dãi dây.
Hoàng Đế hỏi:
Chứng trạng của khái do sáu Phủ, thế nào? [20]
Kỳ Bá thưa rằng: [22]
Năm Tàng mắc khái lâu, sẽ đi sang sáu Phủ. Tỳ khái không dứt, thời di sang Vị [22].  Chứng trạng của Vị khái, lúc khái thường nôn, quá lắm nôn ra cả giun [23]. Can khái không dứt, thời di sang Đởm [24]. Chứng trạng của Đởm khái, lúc khái nôn ra cả Đởm trấp (chua, đắng) [25]. Tâm khái không dứt thì chuyển xuống Tiểu trường [26]. Chứng trạng của Tiểu trường khái, lúc khái thời thất khí (trung tiện), khí với khái đều mất [27]. Thận khái không dứt, di sang Bàng quang [28]. Chứng trạng của Bàng quang khái, lúc khái thời di niệu (són đái) [29]. Khái lâu không dứt thời di tới Tam tiêu. Chứng trạng của Tam tiêu khái, lúc khái thời phúc mãn, không muốn uống ăn [30]. Chứng đó đều tụ ở Vị, liên quan lên Phế, khiến bệnh nhân sinh nhiều nước mũi nước dãi, mặt phù thũng, do khí nghịch gây nên... [31]
Phương pháp liệu trị thế nào?
Trị Tàng thời trị ở Du, trị Phủ thời trị ở “hợp”, nếu phù thũng thời trị ở kinh (1) [32].

 THIÊN 39 : CỬ THỐNG LUẬN

举痛论篇第三十九

黄帝问曰:余闻善言天者,必有验于人;善言古者,必有合于今;善言人者,必有厌于己。如此,则道不惑而要数极,所谓明也。今余问于夫子,令言而可知,视而可见,扪而可得,令验于己而发蒙解惑,可得而闻乎?岐伯再拜稽首对曰:何道之问也?

帝曰:愿闻人之五藏卒痛,何气使然?岐伯对曰:经脉流行不止、环周不休,寒气入经而稽迟,泣而不行,客于脉外则血少,客于脉中则气不通,故卒然而痛。

帝曰:其痛或卒然而止者,或痛甚不休者,或痛甚不可按者,或按之而痛止者,或按之无益者,或喘动应手者,或心与背相引而痛者,或胁肋与少腹相引而痛者,或腹痛引阴股者,或痛宿昔而成积者,或卒然痛死不知人,有少间复生者,或痛而呕者,或腹痛而后泄者,或痛而闭不通者,凡此诸痛,各不同形,别之奈何?

岐伯曰:寒气客于脉外则脉寒,脉寒则缩踡,缩踡则脉绌急,绌急则外引小络,故卒然而痛,得炅则痛立止;因重中于寒,则痛久矣。

寒气客于经脉之中,与炅气相薄则脉满,满则痛而不可按也。寒气稽留,炅气从上,则脉充大而血气乱,故痛甚不可按也。

寒气客于肠胃之间,膜原之下,血不得散,小络急引故痛,按之则血气散,故按之痛止。

寒气客于侠脊之脉,则深按之不能及,故按之无益也。

寒气客于冲脉,冲脉起于关元,随腹直上,寒气客则脉不通,脉不通则气因之,故揣动应手矣。

寒气客于背俞之脉则脉泣,脉泣则血虚,血虚则痛,其俞注于心,故相引而痛,按之则热气至,热气至则痛止矣。

寒气客于厥阴之脉,厥阴之脉者,络阴器系于肝,寒气客于脉中,则血泣脉急,故胁肋与少腹相引痛矣。

厥气客于阴股,寒气上及少腹,血泣在下相引,故腹痛引阴股。

寒气客于小肠膜原之间,络血之中,血泣不得注于大经,血气稽留不得行,故宿昔而成积矣。

寒气客于五藏,厥逆上泄,阴气竭,阳气未入,故卒然痛死不知人,气复反则生矣。

寒气客于肠胃,厥逆上出,故痛而呕也。

寒气客于小肠,小肠不得成聚,故后泄腹痛矣。

热气留于小肠,肠中痛,瘅热焦喝,则坚干不得出,故痛而闭不通矣。

帝曰:所谓言而可知者也。视而可见奈何?岐伯曰:五藏六府,固尽有部,视其五色,黄赤为热,白为寒,青黑为痛,此所谓视而可见者也。

帝曰:扪而可得奈何?岐伯曰:视其主病之脉,坚而血及陷下者,皆可扪而得也。

帝曰:善。余知百病生于气也。怒则气上,喜则气缓,悲则气消,恐则气下,寒则气收,炅则气泄,惊则气乱,劳则气耗,思则气结,九气不同,何病之生?岐伯曰:怒则气逆,甚则呕血及飧泄,故气上矣。喜则气和志达,荣卫通利,故气缓矣。悲则心系急,肺布叶举,而上焦不通,荣卫不散,热气在中,故气消矣。恐则精却,却则上焦闭,闭则气还,还则下焦胀,故气不行矣。寒则腠理闭,气不行,故气收矣。炅则腠理开,荣卫通,汗大泄,故气泄。惊则心无所倚,神无所归,虑无所定,故气乱矣。劳则喘息汗出,外内皆越,故气耗矣。思则心有所存,神有所归,正气留而不行,故气结矣。


Hoàng Đế hỏi:
Tôi nghe người khéo nói đạo trời, tất có nghiệm ở người, khéo nói việc cổ, tất có hợp với kim, khéo nói việc người, tất có đầy đủ ở mình... Có như thế mới khỏi nhầm lẫn và có thể gọi là minh. Giờ tôi xin hỏi phu tử, làm sao nói mà có thể biết, trông mà có thể thấy, sờ mó mà có thể được... khiến cho có thể nghiệm ở mình, để khỏi có sự nhầm lẫn, có thể được chăng? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Xin cho biết rõ muốn biết gì? [2]
Hoàng Đế nói:
Xin cho biết. Năm Tàng bị “thốt thống” (vụt đau), do khí gì gây nên? [3]
Kỳ Bá thưa rằng:
Kinh mạch lúc nào cũng lưu hành không ngừng, vòng quanh không nghỉ [4]. Nếu hàm khí vào kinh mà ngừng trệ, dịt lại không dẫn đi được, ký túc ở ngoài mạch thời huyết ít, ký túc ở trong mạch thời khí không thông, nên “thốt nhiên” mà đau [5].
Hoàng Đế hỏi:
Chứng đau, có khi thốt nhiên khỏi, có khi đau quá không lúc nào dứt, có khi đau quá không thể đấm bóp, có khi đấm bóp mà đỡ đau, có khi dù đấm bóp vô ích, có khi suyễn quá, mạch bựt lên tay, có khi Tâm với bối cùng rút mà đau, có khi hiệp lặc với Thiếu phúc cùng rút mà đau, có khi phúc thống đau xuống âm cổ, có khi đau mãi mà thành tích, có khi đau mà nôn, có khi trước phúc thống mà sau tiết tả, có khi đau mà vít không thông đại và tiểu... Đều không giống nhau, phân biệt thế nào cho được rành mạch? [6]
Kỳ Bá thưa rằng:
Hàn khí ký túc ở ngoài mạch thời mạch hàn, mạch hàn thời co quắp, co quắp thời cân cấp, do đó bên ngoài dẫn tới các tiểu lạc, cho nên thốt nhiên đau. Được hơi nóng thời đau khỏi ngay. Nếu lại phạm thêm khí hàn, thời chứng đau sẽ phải lâu [7].
Hàn khí ký túc ở trong kinh mạch, cùng khí nóng xung đột lẫn nhau, khiến cho mạch đầy ràn. Vì đầy ràn nên đau không thể đấm bóp [8].
Hàn khí ngừng trệ, khí nóng ngược lên, do đó mạch đầy lớn mà khí huyết loạn, cho nên đau không thể đấm bóp [9].
 Hàn khí ký túc ở khoảng Trường vị, phía dưới mạc nguyên, huyết không dẫn đi được, các tiểu lạc co rút, cho nên đau, đấm bóp thời huyết khí tan rã đi, nên đỡ đau [10].
 Hàn khí ký túc ấy ở mạch xương sống, cho nên án mạnh tay xuống cũng không tới, nên dù có đấm bóp cũng vô ích [11].
 Hàn khí ký túc ở xung mạch, xung mạch khởi quan nguyên, theo “phúc bộ” dẫn lên. Hàn khí ký túc thời mạch không thông, mạch không thông khiến cho khí nghẽn lên ở Hung nên suyễn và mạch động bựt lên tay [12].
 Hàn khí ký túc ở mạch Bối du, khiến cho mạch xáp (dịt), mạch xáp thời huyết hư, huyết hư thời đau. Du đó rót vào Tâm, cho nên cùng rút mà đau. Đấm bóp thời hơi nóng dẫn được đến, nên khỏi đau [13].
 Hàn khí ký túc ở mạch quyết âm. Mạch quyết âm chằng xuống âm khí, buộc lên Bào. Về hàn khí ký túc ở trong mạch, nên huyết xáp, mạch cấp, do đó gây nên chứng hiệp lạc với Thiếu phúc rút nhau mà đau. Hàn khí ký túc ở âm cổ, mạch ở âm cổ dẫn lên Thiếu phúc, huyết bị xáp lại ở dưới rút lên, nên phúc thống thời đau rút xuống cả âm cổ [14].
 Hàn khí ký túc ở khoảng Tiểu trường Mạc nguyên, và ở bên trong Lạc huyết. Huyết bị xáp không chảy được tới đại kinh, huyết với khí ngừng trị không dẫn đi được, cho nên dần dà thành tích... [15]
 Hàn khí ký túc ở năm Tàng, quyết nghịch tiết trở lên, âm khí kiệt, dưỡng khí không lọt vào được thời lại sống [16].
 Hàn khí ký túc ở Trường vị, quyết nghịch ngược lên, cho nên đau mà nôn [17].
 Hàn khí ký túc ở Tiểu trường, tại đó không thể gây thành chứng tụ, cho nên sau khi đau thời tiết hạ [18].
 Nhiệt khí lưu ở Tiểu trường, trong Tiểu trường đau, nóng nhiều và tiêu khát... Khí nóng làm tiêu khô các vật cặn bã trong tiểu trường, nên đau mà ví không thông [19].
 Hoàng Đế hỏi:
“Nói mà có thể biết, trong mà có thể thấy” là thế nào? [20]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Năm Tàng, sáu Phủ đều có bộ vị ở mặt. Trước hãy xem ở sắc Hoàng, Xích là nhiệt, bạch là hàn, thanh và hắc là thống... Đó là trong mà có thể thấy [21].
 Sờ mó mà biết được, là thế nào? [22]
 Trông cái mạch của chủ bệnh “kiên” mà đầy huyết, với lúc ấn tay lõm xuống… Đó đều là do sờ mó mà biết [23].
 Hoàng Đế hỏi: [24]
 Tôi biết trăm bệnh, phần nhiều sinh ra bởi khí. Nó thời khí thượng (ngược lên), hỷ thời khí hoãn, bi thời khí tiêu, khủng thời khí hạ (dẫn xuống), hàn thời khí thâu, thử thời khí tiết, kinh thời khí loạn, lao thời khí háo (hao mòn), tư (nghĩ ngợi), thời khí kết... Chín thứ khí không giống nhau, vậy chứng hậu như thế nào? [25]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Nó thời khí nghịch, quá lắm thời nôn ra máu, hoặc thành chứng xôn, tiết [26].
 Hỷ thời khí hòa, chí đạt, vinh vệ thông lợi, nên khí hoãn [27].
 Bi thời Tâm hệ co rút. Phế xèo rộng ra, khiến cho Thượng tiêu không thông vinh, vệ không bố tán. nhiệt khí lưu lại bên trong, nên khí tiêu [28].
 Khủng thời tinh bị sụt xuống, khiến cho Thượng tiêu bị vít, vít thời khí lại phải quay trở xuống, khiến cho Hạ tiêu phát trướng. Cho nên khí không lưu hành [29].
 Hàn thời tấu lý bị vít, khí không dẫn hành được, nên phải thâu liễm lại [30].
 Thử thời tấu lý dãn ra, vinh vệ thông, hãn ra nhiều, nên khí tiết [31].
 Kinh thời Tâm không tựa vào đầu, thần không nhờ vào đâu, cho nên khí loạn [32].
 Lao thời suyễn và hãn đều tiết ra, trong ngoài đều háo tán, nên khí háo [33].
 Tư thời Tâm buộc vào một nơi, thần chú vào một việc, khiến cho chính khí lưu trệ không lưu thông, nên mới thánh khí kết [34].

THIÊN 40 PHÚC TRUNG LUẬN

腹中论篇第四十

黄帝问曰:有病心腹满,旦食则不能暮食,此为何病?岐伯对曰:名为鼓胀。帝曰:治之奈何?岐伯曰:治之以鸡矢醴,一剂知,二剂已。帝曰:其时有复发者何也?岐伯曰:此饮食不节,故时有病也。虽然其病且已,时故当病,气聚于腹也。

帝曰:有病胸胁支满者,妨于食,病至则先闻腥臊臭,出清液,先唾血,四支清,目眩,时时前后血,病名为何?何以得之?岐伯曰:病名血枯。此得之年少时,有所大脱血:若醉入房中,气竭肝伤,故月事衰少不来也。帝曰:治之奈何?复以何术?岐伯曰:以四乌骨一藘茹二物并合之,丸以雀卵,大如小豆,以五丸为后饭,饮以鲍鱼汁,利肠中及伤肝也。

帝曰:病有少腹盛,上下左右皆有根,此为何病?可治不?岐伯曰:病名曰伏梁。帝曰:伏梁何因而得之?岐伯曰:裹大脓血,居肠胃之外,不可治,治之每切,按之致死。帝曰:何以然?岐伯曰:此下则因阴,必下脓血,上则迫胃脘,生鬲,侠胃脘内痈,此久病也,难治。居齐上为逆,居齐下为从,勿动亟夺,论在《刺法》中。

帝曰:人有身体髀股(骨行)皆肿,环齐而痛,是为何病?岐伯曰:病名伏梁,此风根也。其气溢于大肠而著于肓,肓之原在齐下,故环齐而痛也,不可动之,动之为水溺涩之病。

帝曰:夫子数言热中消中,不可服高梁芳草石药,石药发瘨,芳草发狂。夫热中消中者,皆富贵人也,今禁高梁,是不合其心,禁芳草石药,是病不愈,愿闻其说。岐伯曰:夫芳草之气美,石药之气悍,二者其气急疾坚劲,故非缓心和人,不可以服此二者。帝曰:不可以服此二者,何以然?岐伯曰:夫热气慓悍,药气亦然,二者相遇,恐内伤脾,脾者土也而恶木,服此药者,至甲乙日更论。

帝曰:善。有病膺肿颈痛胸满腹胀,此为何病?何以得之?岐伯曰:名厥逆。帝曰:治之奈何?岐伯曰:灸之则瘖,石之则狂,须其气并,乃可治也。帝曰:何以然?岐伯曰:阳气重上,有余于上,灸之则阳气入阴,入则瘖,石之则阳气虚,虚则狂;须其气并而治之,可使全也。

帝曰:善。何以知怀子之且生也?岐伯曰:身有病而无邪脉也。

帝曰:病热而有所痛者何也?岐伯曰:病热者,阳脉也,以三阳之动也,人迎一盛少阳,二盛太阳,三盛阳明,入阴也。夫阳入于阴,故病在头与腹,乃(月真)胀而头痛也。帝曰:善。

 Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc bệnh tâm phúc mãn, sớm ăn thời chiều không thể ăn... Bệnh đó tên là gì? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh đó tên là Cổ trướng [2].
 Hoàng Đế hỏi:
Điều trị thế nào? [3]
Kỳ Bá đáp:
Dùng kê thỉ lễ. Một liều bớt, hai liều khỏi.
Hoàng Đế hỏi:
Có khi lại phục phát là vì sao? [4]
 Đó là do sự uống ăn không giữ gìn, nên mới gây nên sự “ngã lại” như vậy [5].
 Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc chứng “đầy ách” ở Hung Hiếp và chi lạc, không ăn được. Mỗi khi bệnh sắp phát, thời như ngửi thấy mùi tanh hôi nước mũi chảy ra, nhổ ra huyết, tứ chi lạnh, mắt hoa, thường thường đại, tiểu tiện cũng ra huyết... Đó là bệnh gì? Vì sao mà mắc phải? [6]
 Kỳ Bá thưa rằng:
 Bệnh đó gọi là huyết khô. Nguyên nhân do lúc ít tuổi, có sự gì thoát mất nhiều huyết, hoặc nhân lúc say rượi mà nhập phòng, trung khí kiệt. Can thương, ở con gái thời nguyệt cự không xuống được [7].
 Điều trị dùng phương pháp nào? làm sao để phục hồi? [8]
 Dùng bốn phần Ô tặc cốt, một phần Lự nhự. Hai vị hợp lại dùng Trứng chim sẻ luyện làm hoàn, viên bằng hạt đỗ nhỏ. Mỗi lần dùng 5 viên sau khi ăn cơm, tiêu với nước Bào ngư... Thuốc đ làm cho lợi trường. Can bị tổn thương [9].
 Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc chứng thiếu phúc to phình lên, trên dưới tả hữu như có rễ. Đó là bệnh gì? [10]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh đó tên là Phục lương [11].
 Vì sao mắc chứng ấy? Phục lương do đâu mà có? [12]
 Có một túi bọc máu và mủ đặc ở ngoài Trường Vị... Rất khó chữa. Mỗi khi án mạnh tay vào chỗ đó, thời đau điếng muốn chết [13].
 Vì sao mắc bệnh ấy [14].
 Đó vì: ở dưới thời liền với Tam âm, tất có lúc cũng “hạ” ra đôi ít nùng huyết, ở trên thời với Vị quản, tất có mọc “Ung” ở trong Vị quản... Tất phải trả qua lâu ngày lắm mới gây nên bệnh ấy. Rất khó chữa [15]. Nếu ở phía trên rốn là nghịch, ở phía dưới rốn là thuận [15]. Đừng động đến. Về phép điều trị, đã bàn rõ ở thiên Thích pháp [17].
 Hoàng Đế hỏi:
Có người suốt cả thân thể, đùi, vế, chân đều thống, lại đau ở xung quanh rốn... Là bệnh gì? [18]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh đó cũng gọi là Phục Lương, tức là phong căn, (gốc của chứng phong [19]. Cái khí phong tà, tràn ra ở Đại trường, mà bám vào Hoang [20]. Mà cái gốc của Hoang lại ở dưới rốn, nên mới đau ở xung quanh rốn [21].  Không nên vọng động vào nó. Nếu động vào nó sẽ gây nên chứng thủy sáp (tiểu tiện buốt, nhỏ giọt, không ra được) [22].
 Hoàng Đế hỏi:
Phu tử thường nói chứng  nhiệt trung, Tiêu trung không nên dùng các thứ cao lương, phương thảo, Thạch dược... Nếu dùng thạch dược sẽ phát điên, dùng phương thảo sẽ phát cuồng... [23]  Nghĩ như chứng nhiệt trung, tiêu trung, phần nhiều chỉ hạng người phú quý hay mắc. Giờ dùng thức cao lương, thế là không hợp với lòng họ, cấm dùng phương thảo thạch dược thì bệnh không sao khỏi được. Vậy xin cho biết phải liệu trị thế nào bệnh đó [24].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Cái khí của phương thảo tốt, cái khí của thạch dược hãn (dữ tợn, độc). Hai thứ khí ấy đều có cái tính “cấp, tật, kiện, kính...” Cho nên, nếu không phải là người có tâm tính hòa hoãn không uống được nó [24]. Phàm nhiệt khí thời lật hãn (dữ tợn), khí cũng vậy, hai thứ ấy gặp nhau sẽ gây nên sự xung đột, e làm nói thương đến Tỳ. Tỳ thuộc thổ mà ghét mộc. Nếu uống thứ thuốc ấy, đến ngày Giáp át sẽ nguy [25].
Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc chứng: Ung thũng, cảnh thống. Hung mãn phúc trướng. Đó là bệnh gì? Vì cớ sao mắc phải? [26]
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là bệnh quyết nghịch [27].
Điều  trị thế nào? [28]
Nếu dùng phép Cứu thời ám (câm không nói được), dùng phép thích thời phát cuồng... Đợi đến lúc huyết khí cùng hợp lại với nhau, mới có thể chữa. Vì sao? Dương khí đã bốc nhiều lên trên, tức là ở trên hữu dư, nếu cứu thời dương, khí sẽ thụt vào âm, vào âm thời thành ấm, nếu thích thời dương khí hư, hư thời sẽ phát cuồng. Vậy phải đợi lúc huyết khí cùng hợp với nhau sẽ chữa, mới mong toàn vẹn được [29].
Hoàng Đế hỏi:
Sao có thể biết đàn bà có thai? [30]
Kỳ Bá thưa rằng:
Vì là người bệnh (như nôn ọe, mỏi mệt, không muốn ăn v.v...), mà chẩn mạch thời mạch không có bệnh [31].
Hoàng Đế hỏi:
Người mắc bệnh nhiệt, mà có đau là vì sao? [32]
Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh nhiệt đó thuộc về Dương mạch. Do khi của Tam dương động. Nhân một thịnh thuộc Thiếu dương, hai thịnh thuộc Thái dương, ba thịnh thuộc Dương minh, rồi mới vào các kinh âm. Vì Dương lấn vào âm, nên mới mắc bệnh ở đầu với phúc. Do đó mới sinh ra sân trướng và đầu thống [33].
Hoàng Đế khen phải.

CHƯƠNG 41 : THÍCH YÊU THỐNG
刺腰痛篇第四十一
足太阳脉令人腰痛,引项脊尻背如重状;刺其郄中太阳正经出血,春无见血。
少阳令人腰痛,如以针刺其皮中,循循然不可以俯仰,不可以顾,刺少阳成骨之端出血,成骨在膝外廉之骨独起者,夏无见血。
阳明令人腰痛,不可以顾,顾如有见者,善悲,刺阳明于(骨行)前三痏,上下和之出血,秋无见血。
足少阴令人腰痛,痛引脊内廉,刺少阴于内踝上二痏,春无见血,出血太多,不可复也。
厥阴之脉,令人腰痛,腰中如张弓弩弦;刺厥阴之脉,在(月耑)踵鱼腹之外,循之累累然,乃刺之,其病令人善言,默默然不慧,刺之三痏。
解脉令人腰痛,痛引肩,目然,时遗溲,刺解脉,在膝筋肉分间郄外廉之横脉出血,血变而止。

解脉令人腰痛如引带,常如折腰状,善恐,刺解脉在郄中结络如黍米,刺之血射以黑,见赤血而已。

同阴之脉,令人腰痛,痛如小锤居其中,怫然肿;刺同阴之脉,在外踝上绝骨之端,为三痏。
阳维之脉,令人腰痛,痛上怫然肿;刺阳维之脉,脉与太阳合(月耑)下间,去地一尺所。
衡络之脉,令人腰痛,不可以俛仰,仰则恐仆,得之举重伤腰,衡络绝,恶血归之,刺之在郄阳筋之间,上郄数寸,衡居为二痏出血。
会阴之脉,令人腰痛,痛上漯漯然汗出,汗干令人欲饮,饮已欲走,刺直阳之脉上三痏,在蹻上郄下五寸横居,视其盛者出血。
飞阳之脉,令人腰痛,痛上怫怫然,甚则悲以恐;刺飞阳之脉,在内踝上五寸,少阴之前,与阴维之会。
昌阳之脉,令人腰痛,痛引膺,目(目巟)(目巟)然,甚则反折,舌卷不能言;刺内筋为二痏,在内踝上大筋前,太阴后,上踝二寸所。
散脉,令人腰痛而热,热甚生烦,腰下如有横木居其中,甚则遗溲;刺散脉,在膝前骨肉分间,络外廉束脉,为三痏。
肉里之脉,令人腰痛,不可以咳,咳则筋缩急;刺肉里之脉为二痏,在太阳之外,少阳绝骨之后。
腰痛侠脊而痛至头,几几然,目(目巟)(目巟)欲僵仆,刺足太阳郄中出血。腰痛上寒,刺足太阳阳明;上热,刺足厥阴;不可以俛仰,刺足少阳;中热而喘,刺足少阴,刺郄中出血。
腰痛上寒,不可顾,刺足阳明;上热,刺足太阴;中热而喘,刺足少阴。大便难,刺足少阴。少腹满,刺足厥阴。如折,不可以俛仰,不可举,刺足太阳,引脊内廉,刺足少阴。
腰痛引少腹控(月少),不可以仰。刺腰尻交者,两髁胂上。以月生死为痏数,发针立已。左取右,右取左。
Túc Thái dương mạch, khiến người yêu thống (đau ngang chỗ thắt lưng), đau rút suốt xương sống lên cổ, dưới xuống tới xương khu... Lưng như mang vật gì nặng. Thích ûy trung thuộc chính kinh Thác dương cho ra huyết. Mùa xuân đừng để thấy huyết [1].
 Mạch kinh Thiếu dương khiến người yêu thống, như người lấy kim đâm vào trong da, không thể cúi ngửa, không thể ngảnh đi ngảnh lại... Thích vào đầu thành cốt thuộc kinh Thiếu dương cho ra huyết. Thành cốt ở tại đầu gối, phía ngoài bên cạnh xương bánh chè. Mùa hạ đừng để cho thấy huyết [2].
 Mạch kinh Dương minh, khiến người  yêu thống không thể ngoảnh đi ngảnh lại... Nếu ngảnh lại hoảng hốt như trông thấy gì lạ… Thích ba nốt tại trước ống chân thuộc Kinh Dương minh, để cho trên dưới đều hòa và ra huyết. Mùa Thu đừng để cho thấy huyết [3].
 Mạch kinh Túc Thiếu Âm khiến người ta bị yếu thống, đau suốt xương sống và cổ “Nổi liêm”. Thích hai nốt tại phía trong xương thuộc kinh Thiếu âm. Mùa Xuân  đừng để cho thấy huyết. Nếu ra huyết quá nhiều sẽ khó hồi phục [4].
Mạch kinh quyết âm khiến người yêu thống, trong “yêu” cứng đờ như giương dây cung nốt... thích ở mạch quyết âm, mạch đó ở sâu trong bọng chân, rờ tay vào thấy chỗ nào xúc xỉu tức là mạch, sẽ thích. Bệnh này khiến người hay nóùi, nhưng lại nói lộn xộn. Nên thích ba nốt [5].
 Bệnh ở giải mạch khiến người yêu thống, đau rút lên vai, mắt trong mập mờ, thỉnh thoải lại di niệu. Thích giải mạch tại chỗ bên ngoài khe khớp xương đầu gối, thích hoàng mạch ở đó cho ra huyết, mủ trung thấy sắc huyết đổi sắc thì thôi. Bệnh ở giải mạch khiến người yêu thống như buộc chắc dây lưng thường như muốn gãy, lại hay sợ. Mạch này tại ủy trung, có kết lạc nổi lên như hạt gạo, thích vào đấy sẽ bắn máu ra. Thấy máu biến sắc đen thì khỏi [7].
 Bệnh tại mạch Đồng âm, khiến người yêu thống tái yêu nổi lên như cái dùi nhỏ. Thích mạch Đồng âm, tại đầu  phía trên mắt cá ngoài [7].
 Bệnh ở Dương Duy khiến người yêu thống đau mà nổi cồn lên như thũng. Mạch này cùng với mạch Thái dương hợp, cách xương khoai 7 tấc, các đất một thước [8].
 Bệnh ở mạch Hành lạc, khiến người yêu thống, không thể cúi ngửa. Nếu ngửa lên thời như muốn ngã. Bệnh này gây nên bởi mang vật nặng làm thương đến yêu, ác huyết tụ lại đó. Thích ở khoảng gần Khích dương hai nốt cho ra huyết [9].
Bệnh ở mạch Hội âm, khiến cho người yêu thống, lúc đau mồ hôi ra đằm đìa, tới khi mồ hôi ráo đi, khiến người khát muốn uống nước, lúc uống nước rồi lại muốn chạy. Thích mạch trước dương. Thích trên mạch trực dương ba nót. Mạch này tại trên Kiểu dưới Khích 5 tấc, nó nằm ngang. Thấy mạch đó thịnh, phải để cho xuất huyết [10].
Bệnh ở mạch Phi dương khiến người yêu thống, lúc đau tê tái rầu rĩ, quá lắm thời kiêm cả bi và khủng. Thích mạch Phi dương tại phía trong xương khoai 5 tấc, trước mạch Thiếu ấm, cùng hội với mạch âm duy [11].
Bệnh ở mạch Xương dương khiến người yêu thống, đau rút sang lồng ngực, quá lắm, lưng như gãy, mắt trong lòe loẹt, lưỡi cong lại không thể nói, thích hai nốt ở Nội Cân, huyệt tại trước Giao tín, Đại cân phía trên xương khoai, và dưới xương khoai sau huyệt Thái âm hai tấc [12].
Bệnh ở Tán mạch khiến người yêu thống mà nhiệt, Nhiệt quá sinh phiền. Trong yêu như có mảnh gỗ chắn ngang, quá lắm thời di niệu. Thích Tán mạch tại khe thịt trước xương gối, tức là Thúc mạch. Thích ba nốt [13].
 Bệnh ở mạch Nhục lý khiến người yêu thống đau không thể ho, ho thời gân rút gấp. Thích hai nốt ở mạch Nhục lý huyệt tại Dương phụ bên ngoài huyệt Thái dương và phía sau Tuyệt cốt thuộc Thái dương [14].
 Yêu thống suốt lên xương sống, đau đến nói cổ chỉ hơi ngọ ngoạy được, mắt trong lòe loẹt, như muốn ngã. Thích ở huyệt Khích trung thuộc Thái dương cho ra huyết. ủy trung [15].
 Yêu thống mà bộ phận trên hàn, thích ở huyệt Thái dương, Dương minh. Bộ phận trên nhiệt, thích ở huyệt Túc quyết âm đau không thể cúi ngửa, thích ở huyệt Thiếu dương, bên trong nóng mà suyễn, thích ở huyệt Thiếu âm, và thích ở huyệt Ủy trung cho ra huyết [16].
 Yêu thống mà bộ phận trên hàn, đến không thể ngảnh đi, âm thụ ngảnh lại, thích ở huyệt Túc Dương minh, nếu bộ phận trên nhiệt, thích ở huyệt Túc Thái âm, nếu trung nhiệt mà suyễn, thích ở huyệt Túc thiếu âm [17].
 Đại tiện khí, thích ở huyệt Túc quyết âm [18].
 Thiếu phúc mãn, thích ở huyệt Túc quyết âm [19].
 Đau nhữ gẫy, không thể cúi ngửa, không thể cử động, thích huyệt Túc Thái dương [20].
 Đau rít lên trong đường xương sống, thích ở huyệt Túc Thiếu âm [21].
 Yêu thống rút xuống Thiếu phúc, không thể ngửa, thích ở huyệt yêu cầu giao hai bên, lấy số ngày “sinh tử” của mặt trăng để định nốt thích (1), rút châm, khỏi ngay. Đau bên tả, thích bên hữu, đau bên hữu thích bên tả [22].

 THIÊN 42 : PHONG LUẬN

风论篇第四十二
黄帝问曰:风之伤人也,或为寒热,或为热中,或为寒中,或为疠风,或为偏枯,或为风也,其病各异,其名不同,或内至五藏六府,不知其解,愿闻其说。
岐伯对曰:风气藏于皮肤之间,内不得通,外不得泄;风者,善行而数变,腠理开则洒然寒,闭则热而闷,其寒也则衰食饮,其热也则消肌肉,故使人怢慄而不能食,名曰寒热。
风气与阳明入胃,循脉而上至目内眥,其人肥则风气不得外泄,则为热中而目黄;人瘦则外泄而寒,则为寒中而泣出。
风气与太阳俱入,行诸脉俞,散于分肉之间,与卫气相干,其道不利,故使肌肉愤(月真)而有疡,卫气有所凝而不行,故其肉有不仁也。疠者,有荣气热府,其气不清,故使其鼻柱坏而色败,皮肤疡溃,风寒客于脉而不去,名曰疠风,或名曰寒热。
以春甲乙伤于风者为肝风,以夏丙丁伤于风者为心风,以季夏戊己伤于邪者为脾风,以秋庚辛中于邪者为肺风,以冬壬癸中于邪者为肾风。
风中五藏六府之俞,亦为藏府之风,各入其门户所中,则为偏风。风气循风府而上,则为脑风;风入系头,则为目风,眼寒;饮酒中风,则为漏风;入房汗出中风,则为内风;新沐中风,则为首风;久风入中,则为肠风飧泄;外在腠理,则为泄风。故风者百病之长也,至其变化,乃为他病也,无常方,然致有风气也。
帝曰:五藏风之形状不同者何?愿闻其诊及其病能。
岐伯曰:肺风之状,多汗恶风,色(白并)然白,时咳短气,昼日则差,暮则甚,诊在眉上,其色白。
心风之状,多汗恶风,焦绝,善怒吓,赤色,病甚则言不可快,诊在口,其色赤。
肝风之状,多汗恶风,善悲,色微苍,嗌干善怒,时憎女子,诊在目下,其色青。
脾风之状,多汗恶风,身体怠惰,四支不欲动,色薄微黄,不嗜食,诊在鼻上,其色黄。
肾风之状,多汗恶风,面(疒龍)然浮肿,脊痛不能正立,其色(火台),隐曲不利,诊在肌上,其色黑。
胃风之状,颈多汗恶风,食饮不下,鬲塞不通,腹善满,失衣则(月真)胀,食寒则泄,诊形瘦而腹大。
首风之状,头面多汗,恶风,当先风一日则病甚,头痛不可以出内,至其风日,则病少愈。
漏风之状,或多汗,常不可单衣,食则汗出,甚则身汗,喘息恶风,衣常濡,口干善渴,不能劳事。

泄风之状,多汗,汗出泄衣上,口中干,上渍其风,不能劳事,身体尽痛则寒。帝曰:善。

 Hoàng Đế hỏi:

Phong nó làm thương người, hoặc phát chứng hàn nhiệt, hoặc là chứng nhiệt trung, hoặc là chứng hàn trung, hoặc là lệ phong, hoặc là thiên khô, hoặc là phong... Bệnh đã khác nhau, danh cũng không giống, hoặc phạm tới cả năm Tàng sáu Phủ... Không hiểu nguyên nhân ra sao, xin cho biết rõ [1].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Phong khí tàng ở khoảng bì phu, trong không thể thông, ngoài không thể tiết... Nó “dẫn đi rất chóng mà biến đổi luôn” làm tấu lý mở rỗng, thời ghê rợn mà rét, làm tấu lý vít lấp, thời nhiệt mà khó chịu [2]. Nó hàn thời uống ăn kém sút, nó nhiệt thời cơ nhục hao mòn [3]. Nếu làm cho người bợt bạt mà không ăn được thời gọi là Hàn nhiệt [4].

 Phong khí với khí của Dương minh dồn vào Vị, đi vòng lên đến phía đầu mắt, nếu  là người béo, thời phong khí không tiết ra ngoài được, sẽ gây nên chứng Nhiệt trung mà mắt vàng, nếu là người gầy, thời tiết ra ngoài mà hàn, sẽ gây nên chứng hàn trung và chảy cả nước mắt, nước mũi [5].

 Phong khí cùng vào với khí của Thái dương, dẫn đi ở mạch du, giải rắc ra ở khoảng phận nhục, cùng xung đột với Vệ khí, khiến cho mạch đạo không thông lợi, gây nên chứng cơ nhục sùi sưng thành mụn lở. Vệ khí có chỗ không dẫn hành được, sẽ gây nên chứng bất nhân [6].

 Về Lệ phong, do vinh khí nhiệt tụ ở cơ nhục, khiến khí không trong mát, gây nên chứng dọc mũi loét nát mà sắc bại, bì phù lở nát. Phong hàn ký tục ở mạch mà không dẫn đi ngược, gọi là Lệ phong, hoặc lại gọi là “hàn, nhiệt” [7].

 Tiết lập xuân, ngày Giáp, Aát, bị thương vì Phong, gọi là Can phong, mùa Hạ, Bính, Đinh bị thương vì phong, gọi là Tâm phong, mùa qúi hạ, Mậu, Kỷ bị thương vì phong, gọi là Tỳ phong, mùa Thu, Canh Tân bị trúng về tà, gọi là Thận phong [8].

 Phong trúng Du huyệt của năm Tàng sáu Phủ, cũng gọi là phong của Tàng, Phủ [9].

 Nếu trúng vào cửa ngõ của khí huyết, thời gọi là Thiên phong [10].

 Phong khí theo phong phủ mà dẫn lên, gọi là Não phong [11].

 Phong khí phạm vào đầu hệ, thời gây nên chứng mục phong, nhãn hàn [12].

 Uống rượu mà trúng phong, thời là Lậu phong [13].

 Nhập phòng, hãn ra mà trúng phong, thời là Nóäi phong [14].

 Mới gội đầu mà trúng phong, thời là Thủ phong [15].

 Phong phạm vào bộ phận trong đã lâu ngày, thời tà chứng Trường phong, Xôn tiết [16].

 Phong lưu ở ngoài Tấu lý, thời là Tiết phong... [17]

 Cho nên “phong là trưởng của trăm bệnh”. Đến khi nó biến hóa để gây nên chứng bệnh khác thời không có phương hướng nhất định... Nhưng tóm lại thời lúc nào cũng do “phong khí” mà gây nên [18].

 Hoàng Đế hỏi:

Năm Tàng bị phong, chứng trạng khác nhau thế nào, và xin cho biết phép chẩn với bệnh nặng (sự biến chuyển của bệnh...) [19]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Chứng trạng của Phế phong, nhiều hãn mà ố phong, thỉnh thoảng ho, hơi thở ngắn, ban ngày nhẹ, về đêm nặng. Chẩn ở phía trên lông mày, sắc trắng bợt [20].

 Chứng trạng của Tâm phong nhiều hãn mà ố phong môi khô rộp, hay giận giữ. Bệnh nặng thời nói ra khó khăn. Chẩn ở miệng, sắc đỏ [21].

 Chứng trạng của Can phong nhiều hãn mà ố phong, hay bị (buồn, thương), họng khô, hay giận, có ý như ghét đàn bà. Chẩn ở dưới mắt, sắc mặt tái xanh [22].

 Chứng trạng của Tỳ phong, nhiều hãn mà ố phong, thân thể mỏi mệt, tứ chi không muốn cử động, không muốn ăn, chẩn ở trên mũi, sắc vàng [23].

 Chứng trạng của Thận phong, nhiều hãn mà ố phong, mặt phù thũng, xương sống đau không đứng thẳng được, trong lòng có sự như không được toại ý. Chẩn ở ngoài da, sắc sạm đen [24].

 Chứng trạng của Vị phong, cổ nhiều hãn mà ố phong, uống ăn khó khăn, như có vướng mắc nuốt không trôi, phúc bộ hay đầy, nếu không đắp bụng thời hay trướng, ăn thức hàn thời sinh tiết tả. Chẩn thấy thân thể gầy mà bụng to [25].

 Chứng trạng của Thủ phong, đầu và mặt nhiều hãn mà ố phong. Trước chứng phong phát sinh một ngày thời bệnh nặng, đầu nhức đến nóãi không thể bước ra ngoài, đến ngày phong phát, thời bệnh lại hơi bớt [26].

 Chứng trạng của Lậu phong, có nhiều hãn, thường không dám mặc áo đơn, đến bữa ăn thời hãn ra, có khí hãn nhiều mà thở suyễn, ghê gió, áo thường ẩm ướt vì hãn, miệng khô và khát, không làm được công việc nhọc mệt [27].

 Chứng trạng của tiết phong, nhiều hãn, hãn ra ướt cả áo, trong miệng khô, không làm được việc nặng nhọc, toàn thân đều đau và rét...(Rét vì ra hãn nhiều, thành vong dương) [28].


THIÊN 43 : TÝ LUẬN

Hoàng Đế hỏi:
Bệnh Tý (tê, đau) vì đâu sinh ra? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Ba khí “phong, hàn, thấp” lẫn lộn dồn đến, hợp lại thành chứng Tý. Trong ba khí đó, nếu phong khí thắng thời là Hàn Tý, hàn khí thắng thời là Thống tý, Thấp khí thắng thời là Chước tý [2].
Hoàng Đế hỏi:
Tôi nghe lại có năm chứng Tý, là vì sao? [3]
Kỳ Bá thưa rằng: Mắc bệnh về mùa Đông, là Cốt tý, mắc bệnh về mùa Xuân gọi là Cân tý, mắc bệnh về mùa hạ gọi là Mạch tý, mắc bệnh vào thời điểm Chí âm gọi là Cơ tý, mắc bệnh về mùa Thu gọi là Bò tý [4].
Hoàng Đế hỏi:
Có khí ở bên trong, ký túc vào năm Tàng, vậy khí nào làm nên thế? [5]
Kỳ Bá thưa rằng:
Năm Tàng đều có “Hợp” bệnh mắc lâu không giải đi được, sẽ ký túc vào nơi “hợp” đó. Cho nên, nếu Cốt tý không dứt, lại cảm với tà, nó sẽ ký túc tại Thận, Cân tý không dứt, lại cảm với tà, nó sẽ ký túc tại Can, Mạch tý không dứt, lại cảm với tà, nó sẽ ký túc tại Tâm, Cơ tý không dứt, lại cảm với tà, nó sẽ ký túc tại Tỳ, Bì tý không dứt, lại cảm với tà, nó sẽ ký túc tại Phế... [6] Vậy, phàm chứng Tý, đều theo về từng mùa, rồi lại cảm thêm với khi phong, hàn, thấp... mà gây nên [7].
Phàm chứng Tý ký túc ở năm tàng, sinh ra các chứng trạng sau này: [8]
Phế tý thời phiền mãn, suyễn mà ẩu (ọe) [9].
Tâm tý thời huyết mạch không thông, vì tà bách dưới Tâm, dồn mạnh phạm lên Tâm tàng, nên phiền, lại thêm chứng thượng khi mà suyễn, cuống họng khô, hay ợ, quyết khí ngược lên nên hay khủng [10].
Can Tý, đêm nằm hay giật mình, uống nước nhiều, tiểu tiện luôn, trong bụng anh ách, như đàn bà có thai [11].
Thận tý hay trướng, xương khu dồ lên, xương sống gù xuống [12].
Tỳ tý thời tứ chi mỏi mệt rã rời, hay lo, nóân ra nước dãi, trên Hung bị nghẽn [13].
Trường tý, uống nước luôn mà không tiểu tiện ra được, trung khí suyễn cấp, thỉnh thoảng lại thành chứng xôn tiết [14].
Bào tý thời thuộc bộ phận Thiếu phúc và Bàng quang, án mạnh tay, thấy đau ở bên trong như dội nước nóng vào, tiểu tiện lại ít, và hay chảy nước mũi trong [15].
Phàm âm khí (tức tàng khí) tĩnh thời tàng thần, táo thời tiêu vong, nếu uống ăn quá độ. Trường Vị sẽ bị thương (nếu bị thương, tà khí sẽ thừa cơ phạm vào mà gây nên chứng tý) [16].
Nếu thấy suyễn tức quá độ, thời biết chứng Tý tụ ở Phế, thấy ưu tư quá độ, thời biết chứng Tý tụ ở Tâm, thấy sự di niệu luôn luôn, thời biết chứng Tý tụ ở Thận, thấy sự mỏi mệt quá độ, thời biết chứng Tý tụ ở Can, thấy da dẻ khô khan xãm xĩnh, thời biết Tý tụ ở Tỳ [17]. Phàm chứng Tý không khỏi, sẽ càng ngày càng nặng thêm. Duy có chứng thuộc về “phong khí thắng” thời dễ khỏi hơn [18].
Hoàng Đế hỏi:
Về chứng Tý, có người bị chết, cũng có người lâu ngày mới khỏi, là vì cớ sao? Xin cho biết rõ [19].
Kỳ Bá thưa rằng:
Chứng Tý, phạm thẳng vào Tàng, sẽ chết, nếu lưu niên ở khoảng gân xương, thời lâu khỏi, nếu chỉ ở khoảng bì phu, thời chóng khỏi [20-].
Hoàng Đế hỏi:
Nếu lý túc ở sáu phủ thì sao? [21]
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó cũng chỉ là do sự uống ăn, cư xử mà gây nên. Sáu phủ cũng đều có Du, các khí “phong, hàn, thấp, trúng vào Du, nhân có sự uống ăn tiếp theo, do Du mà vào, rồi đến ký túc vào Phủ [22].
Hoàng Đế hỏi:
Dùng châm để điều trị, thế nào? [23]
Kỳ Bá thưa rằng:
Năm Tàng có Du, sáu Phủ có Hợp. Theo bộ phận của mạch, để tìm nơi mắc bệnh mà thích, sẽ khỏi [24].
Hoàng Đế hỏi:
Khí của doanh, Vệ, có gây nên bệnh Tý chăng? [25]
Kỳ Bá thưa rằng:
Vinh, là tinh khí của thủy cốc. Nó hòa điều ở năm Tàng, thấm nhuần ở sáu Phủ, rồi sau mới dẫn vào mạch. Mạch đó vòng khắp trên dưới, suốt qua năm Tàng và chằng vào sáu Phủ [26]. Vệ, là một thứ hãn khí (mạnh, dữ) của thủy cốc. Cái tính của nó lật tật, hoạt lợi, không thể vào trong mạch, cho nên dẫn đi ở trong bì phu, khoảng phận nhục, hun lên “hoang mạc”, tan ra “hung phúc” [27].
Trái khí đó thời sinh bệnh, thuận khí đó thời sẽ khỏi [28].
Nó không hợp với các khí phong, hàn, thấp. Nên không gây nên bệnh Tý [29].
Hoàng Đế hỏi:
Bệnh Tý có khí đau, có khí không đau, có khí bất nhân, có khí hàn, có khí nhiệt, có khí táo, có khi thấp... là vì sao? [30]
Kỳ Bá thưa rằng: [31]
Đau là do hàn khí nhiều. Còn như không đau và bất nhân, là vì bệnh lâu vào sâu, Doanh Vệ dẫn đi bị rít, kinh lạc có lúc xơ rỗng, nên bất thông, bì phu không có huyết thấm nhuần, nên bất nhân [32]. Đến như chứng hàn, do Dương khí ít, Aâm khí nhiều, giúp thêm cho bệnh, nên mới hàn [33]. Đến như nhiệt, do Dương khí nhiều, Aâm khí ít, bệnh khí thắng, dương gặp âm, nên mới thành Nhiệt tý [34]. Như nhiều hãn đằm đìa, đó là vì gặp thấp nhiều [35]. Dương khí ít, âm khí thịnh, hai khí cùng cảm nhau, nên hãn mới ra đằm đìa [36].
 Lại có chứng Tý, không đau là vì sao? [37]
 Tý mắc ở xương thời nặng, mắc vào mạch thời huyết đọng mà không chảy, mắc ở cân thời co vào mà không duỗi ra được mắc ở thịt thời bất nhân, bì thời hàn... Gặp năm chứng đó nên không đau [38]. Phàm bệnh Tý, gặp hàn, thời như kiến bò trong da, gặp nhiệt thời gân rã rời, không cử động được [39].

痹论篇第四十三

黄帝问曰:痹之安生?岐伯对曰:风寒湿三气杂至,合而为痹也。其风气胜者为行痹,寒气胜者为痛痹,湿气胜者为著痹也。

帝曰:其有五者何也?岐伯曰:以冬遇此者为骨痹,以春遇此者为筋痹,以夏遇此者为脉痹,以至阴遇此者为肌痹,以秋遇此者为皮痹。

帝曰:内舍五藏六府,何气使然?岐伯曰:五藏皆有合,病久而不去者,内舍于其合也。故骨痹不已,复感于邪,内舍于肾;筋痹不已,复感于邪,内舍于肝;脉痹不已,复感于邪,内舍于心;肌痹不已,复感于邪,内舍于脾;皮痹不已,复感于邪,内舍于肺。所谓痹者,各以其时,重感于风寒湿之气也。

凡痹之客五藏者,肺痹者,烦满喘而呕;心痹者,脉不通,烦则心下鼓,暴上气而喘,嗌干善噫,厥气上则恐;肝痹者,夜卧则惊,多饮数小便,上为引如怀;肾痹者,善胀,尻以代踵,脊以代头;脾痹者,四支懈惰,发咳呕汁,上为大塞;肠痹者,数饮而出不得,中气喘争,时发飧泄;胞痹者,少腹膀胱,按之内痛,若沃以汤,涩于小便,上为清涕。

阴气者,静则神藏,躁则消亡,饮食自倍,肠胃乃伤。淫气喘息,痹聚在肺;淫气忧思,痹聚在心;淫气遗溺,痹聚在肾;淫气乏竭,痹聚在肝;淫气肌绝,痹聚在脾。

诸痹不巳,亦益内也,其风气胜者,其人易已也。

帝曰:痹,其时有死者,或疼久者,或易已者,其故何也?岐伯曰:其入藏者死,其留连筋骨间者疼久,其留皮肤间者易已。

帝曰:其客于六府者何也?岐伯曰:此亦其食饮居处,为其病本也。六府亦各有俞,风寒湿气中其俞,而食饮应之,循俞而入,各舍其府也。

帝曰:以针治之奈何?岐伯曰:五藏有俞,六府有合,循脉之分,各有所发,各随其过,则病瘳也。

帝曰:荣卫之气,亦令人痹乎?岐伯曰:荣者,水谷之精气也,和调于五藏,洒陈于六府,乃能入于脉也。故循脉上下,贯五藏,络六府也。卫者,水谷之悍气也,其气慓疾滑利,不能入于脉也,故循皮肤之中,分肉之间,熏于肓膜,散于胸腹,逆其气则病,从其气则愈,不与风寒湿气合,故不为痹。

帝曰:善。痹或痛,或不痛,或不仁,或寒,或热,或燥,或湿,其故何也?岐伯曰:痛者,寒气多也,有寒故痛也。其不痛不仁者,病久入深,荣卫之行涩,经络时疏,故不通,皮肤不营,故为不仁。其寒者,阳气少,阴气多,与病相益,故寒也。其热者,阳气多,阴气少,病气胜,阳遭阴,故为痹热。其多汗而濡者,此其逢湿甚也,阳气少,阴气盛,两气相感,故汗出而濡也。

帝曰:夫痹之为病,不痛何也?岐伯曰:痹在于骨则重,在于脉则血凝而不流,在于筋则屈不伸,在于肉则不仁,在于皮则寒,故具此五者则不痛也。凡痹之类,逢寒则虫,逢热则纵。帝曰:善。

THIÊN 44 : NUY LUẬN

 Hoàng Đế hỏi:
Năm Tàng, gây nên chứng Nuy, thế nào? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phế chủ về bì mao, Tâm chủ về huyết, Can chủ về cân mạc, Tỳ chủ về cơ nhục, Thận chủ về cốt tủy [2].
 Phế nhiệt, lá phổi khô, bì mao do đó hư nhược cấp bách, gây nên chứng Nuy bịch [3].
 Tâm khí nhiệt, thời mạch ở dưới, quyết mà nghịch lên trên, do đó mạch ở dưới hư, vì hư sinh ra mạch nuy, ống chân rã rời không bước đi được [4].
 Can khí nhiệt thời đởm rà ra mà miệng đắng, cân mạc khô, vì khô nên cân cấp mà co rút, thành chứng Cân nuy [5].
 Tỳ khí nhiệt, thời Vy khô mà khát, cơ nhục bất nhân, thành chứng nhục nuy [6].
 Thận khí nhiệt nên “yêu, tích” không cất lên được, xương khô mà tủy vơi, thành chứng cốt nuy [7].
 Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết rõ nguyên nhân... [8]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Phế là một quan “trưởng” của các Tàng, nó như cái “lọng” che cho Tâm, Có sự gì bỏ mất, cầu không thể được, thời gây nên chứng.
Phế minh (kêu). Kêu thời Phế nhiệt mà Phế diệp khô đét đi... Nên mới nói:
“Năm Tàng do “Phế nhiệt, diệp tiêu”, gây nên chứng Nuy bịch (chân lỏng gân, không lê đi được) [9].
 Bi ai quá độ thời bào mạch tuyệt. Bào mạch tuyệt khiến cho Dương khí phát động ở bên trong, do đó Tâm hạ huyết băng, thành chứng tiểu ra huyết. Cho nên ở bản kinh nói: “Đại kinh không hư, gây nên chứng cơ tý, truyền làm chứng Mạch Nuy” [10].
 Nghĩ ngợi quá độ, không được toại nguyện, ý dâm ở bên ngoài, lại nhập phòng vô hạn, tông cân rã rời, thành chứng cân nuy, và Bạch dâm (tinh khí tự tiết ra). Cho nên kinh nói: “chứng Cân nuy sinh ra bởi Can mà nguyên nhân là sự nhập phòng” [11].
 Vì yêm lưu ở nơi ẩm thấp, khiến cho thấp khí thấm thía ở trong Cơ nhục, thành “tý” mà bất nhân, do đó gây nên chứng Nhục nuy. Cho nên Kinh nói: “Nhục nuy gây nên bởi thấp” [12].
 Vì sự đi xa nhọc mệt, gặp đại nhiệt mà khát, vì khát nên Dương khí bị suy sút ở bên trong, do đó nhiệt sẽ thừa cơ ký túc ở Thận. Thận là Thủy tàng. Giờ Thủy không thắng được Hỏa, thời xương khô mà tủy vơi, nên chân không thể đi xuống đất, gây nên chứng Cốt nuy. Cho nên ở Kinh nói: “chứng Cốt nuy gây nên bởi đại nhiệt” [13].
 Hoàng Đế hỏi:
Lấy gì để phân biệt? [14]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Phế nhiệt thời sắc mặt trắng bợt mà lông rụng [15]. Tâm nhiệt thời sắc mặt đỏ mà Lạc mạch ràn [16]. Cam nhiệt thời sắc mặt tái xanh mà móng tay khô [17]. Tỳ nhiệt thời sắc mặt vàng mà thịt trường rung động [18]. Thận nhiệt thời sắc mặt đen xạm mà răng se [19].
 Hoàng Đế hỏi:
Vậy sao nói đến phương pháp trị chứng. Nay lại chuyên trách về Dương minh, là thế nào? [20]
Kỳ Bá thưa rằng:
Dương minh là cái biểu của năm Tàng, sáu Phủ, chủ về làm nhuận cho tông cân, tông cân chủ về bó ràng ngoài xương, để cho các khớp được hoạt lợi [21]. Xung mạch là biểu của Kinh mạch. Chủ thấm nhuần cho các Khê, Cốc (các bắp thịt lớn, nhỏ), cùng với Dương minh hợp vào tông cân. Aâm, Dương bao trùm tất cả chỗ hội họp của tông cân [22]. Aâm dương  bao trùm tất cả chỗ hội họp của Tông cân, để hội ở Khí khái, mà Dương minh sẽ là Trưởng, đều thuộc về Đái mạch, mà “lại’ sang Đốc mạch. Cho nên hễ Dương minh bị hư thời Tông cân bị lỏng ra, Đái mạch không dẫn tới nữa, cho nên chân “nuy” không dùng được [23]. Điều trị thế nào? [24] Trước phải bổ Vinh, rồi thông đến Du, làm cho những hư thực được quân bình, những nghịch thuận được điều hòa, cân mạch, cốt, nhục đều theo đúng vào mùa và tháng... Thời bệnh khỏi (1) [25].
Hoàng Đế khen là đúng.

痿论篇第四十四
黄帝问曰:五藏使人痿何也?岐伯对曰:肺主身之皮毛,心主身之血脉,肝主身之筋膜,脾主身之肌肉,肾主身之骨髓。故肺热叶焦,则皮毛虚弱急薄,著则生痿躄也;心气热,则下脉厥而上,上则下脉虚,虚则生脉痿,枢折挈,胫纵而不任地也;肝气热,则胆泄口苦筋膜干,筋膜干则筋急而挛,发为筋痿;脾气热,则胃干而渴,肌肉不仁,发为肉痿;肾气热,则腰脊不举,骨枯而髓减,发为骨痿。
帝曰:何以得之?岐伯曰:肺者,藏之长也,为心之盖也;有所失亡,所求不得,则发肺鸣,鸣则肺热叶焦,故曰,五藏因肺热叶焦发为痿躄,此之谓也。悲哀太甚,则胞络绝,胞络绝,则阳气内动,发则心下崩,数溲血也。故《本病》曰:大经空虚,发为肌痹,传为脉痿。思想无穷,所愿不得,意淫于外,入房太甚,宗筋弛纵,发为筋痿,及为白淫,故《下经》曰:筋痿者,生于肝使内也。有渐于湿,以水为事,若有所留,居处相湿,肌肉濡渍,痹而不仁,发为肉痿。故《下经》曰:肉痿者,得之湿地也。有所远行劳倦,逢大热而渴,渴则阳气内伐,内伐则热舍于肾,肾者水藏也,今水不胜火,则骨枯而髓虚,故足不任身,发为骨痿。故《下经》曰:骨痿者,生于大热也。
帝曰:何以别之?岐伯曰:肺热者色白而毛败,心热者色赤而络脉溢,肝热者色苍而爪枯,脾热者色黄而肉蠕动;肾热者色黑而齿槁。
帝曰:如夫子言可矣,论言治痿者独取阳明,何也?岐伯曰:阳明者,五藏六府之海,主润宗筋,宗筋主骨而利机关也。冲脉者,经脉之海也,主渗灌谿谷,与阳明合于宗筋,阴阳揔宗筋之会,会于气街,而阳明为之长,皆属于带脉,而络于督脉。故阳明虚则宗筋纵,带脉不引,故足痿不用也。
帝曰:治之奈何?岐伯曰:各补其荥而通其俞,调其虚实,和其逆顺,筋、脉、骨、肉各以其时受月,则病已矣。帝曰:善。


THIÊN 45 : QUYẾT LUẬN

 Hoàng Đế hỏi:
Bệnh quyết (tay chân giá lạnh) chia ra hàn nhiệt, là vì sao ? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Dương khí suy ở dưới thời thành chứng Hàn quyết, âm khí suy ở dưới, thời thành chứng Nhiệt quyết (1) [2].
Hoàng Đế hỏi:
Về chứng Nhiệt quyết, tức là dương quyết, vậy sao lại khởi tứ túc tâm (lòng bàn chân, thuộc âm).? [3]
Kỳ Bá thưa rằng:
Dương khí phát ra khởi rừ ngoài năm đầu ngón chân. Phàm âm mạch hợp ở dưới chân mà tụ ở Túc tâm. Vì dương khí thắng, nên túc tâm nhiệt [4].
 Vế chứng Hàn quyết, tức là âm quyết, vậy sao lại khởi tử năm đầu ngón tay, rồi lan đến gối.? [5]
 Aâm khí phát ra khởi từ phía trong năm ngón tay, hợp ở dưới gối, mà tụ ở trên gối. Vì âm khí thắng, nên từ năm ngón tay đến trên gối hàn. Chứng hàn đó, không pháp sinh từ bên ngoài mà là từ bên trong [6].
 Hoàng Đế hỏi:
Về chứng Hàn quyết, do Tàng nào bị khiếm khuyết mà gây nên? [7]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Tiền âm là nơi tụ họp của Tông cân, và là chỗ “hợp” của Thái âm, Dương minh [8].
 Về hai mùa Xuân, Hạ thời dương nhiều mà âm khí ít, về hai mùa Thu Đông thời Aâm khí thịnh mà Dương khí suy [9].
 Giờ người mắc bệnh đó, vì sức khỏe, về hai mùa Thu Đông làm lụng quá độ, khí ở dưới cố dẫn lên, không thể lại quay trở xuống... Do đó, tinh khí cũng bị ràn ra ở dưới. Cái tà âm hàn liền thừa cơ mà sấn lên [10].
 Phàm khí, đều phải nhờ ở trung tiêu. Giờ Dương khí suy, không thể thấm nhuần ra Kinh, Lạc, dương khí càng ngày sút dần, âm khí càng ngày thịnh lên... vì vậy nên tay chân hàn [11].
 Hoàng Đế hỏi:
Về chứng nhiệt quyết, do Tàng nào khiếm khuyết mà gây nên? [12]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Rượu uống vào Vị, thời Lạc mạch “mãn” mà Kinh mạch ‘hư”. Tỳ là một cơ quan du chuyển tân dịch cho Vị. Aâm khí đã hư, thời Dương khí sẽ lấn vào, do đó Vị thành ra không hòa. Vì Vị không hòa, nên tinh khí bị kiệt, không thể thấm nuôi ra Tứ chi...Vậy người mắc bệnh đó, tất do sự uống say, ăn nó mà nhập phòng, khí tụ ở Tỳ, không tán đi được. Tửu khí với cốc khí cùng xung đột nhau, nhiệt thịnh ở bên trong, cho nên khắp mình đều nhiệt, mà nước tiểu cũng đỏ [13]. Ngâm như rượu, khí của nó thịnh mà tật hãn, nó làm cho Thận khí hằng ngày suy sút, Dương khi hàng ngày tăng lên, vì vậy nên thủ túc mới nhiệt [14].
 Hoàng Đế hỏi:
Về chứng quyết, có khi khiến người phúc mãn, có khi khiến người đột nhiên bất tri nhân (không biết người, tức bất tỉnh...), có người đến nửa ngày, hoặc suốt ngày, rồi mới tri nhân, là vì sao? [16]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Aâm khí thịnh ở trên thời dưới hư: vì dưới hư nên thành chứng phúc trướng mãn... Dương khí thịnh ở trên, thời khí ở dưới cũng theo lên, do đó tà khí cũng ngược lên, tà khí đã ngược lên thời Dương khí loạn. Dương khí loạn nên bất tri nhân [16].
 Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết chứng Quyết của sáu Kinh mạch như thế nào ? [17]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Chứng Quyết thuộc kinh Cự dương thời đầu nhức và nặng, chân đi khó khăn, có khi chóng mặt mà ngã [18].
Chứng quyết của kinh Dương minh thời phát điên, chỉ muốn chạy ra kêu to, phúc mãn không thể nằm, mặt đỏ mà nóng, thấy bậy nói càn [19].
 Chứng quyết của kinh Thiếu dương, bỗng dưng tai điếc, quai hàm sưng mà nhiệt, sườn đau, xương đầu gối không cử động được [20] .
 Chứng quyết của kinh Thái âm, thời phúc mãn mà trướng vượt lên, đại tiện khi, không muốn ăn, ăn vào thời nóân, không nằm được [21].
 Chứng quyết của kinh Thiếu âm thời miệng khô, nước tiểu đỏ, phúc mãn và tâm thống [22].
 Chứng quyết của kinh quyết âm thời Thiếu phúc sưng và đau, phục trướng, tiểu tiện không lợi, hay nằm co đầu gối, âm hành rụt lại hoặc sưng, trong bọng chân nóng. Thịnh thời nên tả, hư thời nên bổ. Không thịnh không hư, nên thích ở bản kinh [23].
 Chứng quyết nghịch ở Thái âm, ống chân đau rút. Tâm thống dẫn xuống phúc. Nên trị nơi chủ bệnh (tức Tỳ, vị Tỳ chủ về khí ở kinh này). (1) [24].
Chứng quyết nghịch của thiếu âm, hư mãn và ẩu nghịch, đi tả ra nước trong, nên trị nơi chủ bệnh của nó [25].
 Chứng quyết nghịch của quyết âm, vòng ngang lưng đau, hư mãn và tiểu tiện bị vít, nói mê lảm nhảm... nên trị nơi chủ bệnh [26].
 Ba kinh âm đều nghịch, đại tiểu đầu bị vít, khiến bệnh nhân tay chân giá lạnh, trong vòng ba ngày sẽ chết (1) [27].
Chứng quyết nghịch của Thái dương, ngã lăn, ẩu huyệt, hay Nục (đổ máu đằng mũi). Nên trị ở nơi chủ bệnh [28].
 Chứng quyết nghịch của Thiếu dương, các cơ quan không dễ dàng, khiến cho yêu đau không đi được, cổ đau không ngoảnh được. Rồi phát ra chứng Trường ung, hoặc phát sinh, sẽ chết [29].
Chứng quyết nghịch của Dương Minh, suyễn và ho, mình nóng, hay kinh, nục ẩu huyết [30].
 Chứng quyết nghịch của Thủ Thái âm, hư, đầy mà ho, hay nóân ra nước dãi... Trị ở nơi  chủ bệnh [31].
Chứng quyết nghịch của Thủ Thái âm, Tâm thống rút lên cuống họng, mình nóng, không thể chữa [32].
 Chứng Quyết nghịch của Thủ Thái dương, tai điếc, nước mắt chảy ra, cổ không thể ngoảnh được, yêu không thể cú ngửa được. Trị ở nơi chủ bệnh [33].
 Chứng quyết nghịch của Thủ Dương minh, phát chứng Hầu tý, sưng trong cuống họng, hoặc thành chứng “Kinh”. Trị ở nơi chủ bệnh (1) [34].

厥论篇第四十五

黄帝问曰:厥之寒热者何也?岐伯对曰:阳气衰于下,则为寒厥;阴气衰于下,则为热厥。

帝曰:热厥之为热也,必起于足下者何也?岐伯曰:阳气起于足五指之表,阴脉者集于足下,而聚于足心,故阳气盛则足下热也。

帝曰:寒厥之为寒也,必从五指而上于膝者何也?岐伯曰:阴气起于五指之里,集于膝下而聚于膝上,故阴气盛,则从五指至膝上寒,其寒也,不从外,皆从内也。

帝曰:寒厥何失而然也?岐伯曰:前阴者,宗筋之所聚,太阴阳明之所合也。春夏则阳气多而阴气少,秋冬则阴气盛而阳气衰。此人者质壮,以秋冬夺于所用,下气上争不能复,精气溢下,邪气因从之而上也;气因于中,阳气衰,不能渗营其经络,阳气日损,阴气独在,故手足为之寒也。

帝曰:热厥何如而然也?岐伯曰;洒入于胃,则络脉满而经脉虚;脾主为胃行其津液者也,阴气虚则阳气入,阳气入则胃不和,胃不和则精气竭,精气竭则不营其四支也。此人必数醉若饱以入房,气聚于脾中不得散,酒气与谷气相薄,热盛于中,故热偏于身内热而溺赤也。夫酒气盛而慓悍,肾气有衰,阳气独盛,故手足为之热也。

帝曰:厥或令人腹满,或令人暴不知人,或至半日远至一日乃知人者何也?岐伯曰:阴气盛于上则下虚,下虚则腹胀满;阳气盛于上,则下气重上,而邪气逆,逆则阳气乱,阳气乱则不知人也。

帝曰:善。愿闻六经脉之厥状病能也。岐伯曰:巨阳之厥,则肿首头重,足不能行,发为(目旬)仆;阳明之厥,则癫疾欲走呼,腹满不得卧,面赤而热,妄见而妄言;少阳之厥,则暴聋颊肿而热,胁痛,(骨行)不可以运;太阴之厥,则腹满(月真)胀,后不利,不欲食,食则呕,不得卧;少阴之厥,则口干溺赤,腹满心痛;厥阴之厥,则少腹肿痛,腹胀,泾溲不利,好卧屈膝,阴缩肿,(骨行)内热。盛则写之,虚则补之,不盛不虚,以经取之。

太阴厥逆,(骨行)急挛,心痛引腹,治主病者;少阴厥逆,虚满呕变,下泄清,治主病者;厥阴厥逆,挛、腰痛,虚满前闭,谵言,治主病者;三阴俱逆,不得前后,使人手足寒,三日死。太阳厥逆,僵仆,呕血善衄,治主病者;少阳厥逆,机关不利,机关不利者,腰不可以行,项不可以顾,发肠痈不可治,惊者死;阳明厥逆,喘咳身热,善惊,衄,呕血。

手太阴厥逆,虚满而咳,善呕沫,治主病者;手心主、少阴厥逆,心痛引喉,身热死,不可治。手太阳厥逆,耳聋泣出,项不可以顾,腰不可以俛仰,治主病者;手阳明、少阳厥逆,发喉痹、嗌肿,治主病者。

THIÊN 46 : BỆNH NĂNG LUẬN

 Hoàng Đế hỏi rằng:
- Người mắc bệnh Vị quản ung, chẩn thế nào có thể biết được (1)? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
- Chẩn bệnh đó, nên “hậu” ở Vị mạch. Mạch đó sẽ Trầm. Tế Trầm, Tế là do khi nghịch. Nghịch thời mạch ở Nhân nghinh tất phải rất thịnh, rất thịnh nên nhiệt (2) [2].
 Nhân nghinh là mạch của Vị. Nếu nghịch mà thịnh thời đó là do nhiệt tụ ở Vị khẩu, mà không dẫn đi được, nên mới thành chứng Ung ở Vị khẩu [3].
Hoàng Đế hỏi:
Vì sao bệnh nhân không thể nằm yên? [4]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Vị Tàng bị thương, tinh khônng thể dẫn đi, qui tụ cả vào Vị, nên không thể nằm yên [5].
 Không thể nằm ngửa được, là vì sao? [6]
 Phế, như cái lọng che cho cả các Tàng. Phế khí thịnh nện mạch Đại, mạch đại nên không thể nằm ngửa. Đã bàn rõ ở thiên Kỳ hằng âm dương [7].
 Có người mắc bệnh Quyết, chẩn mạch bên Hữu trầm mà Khẩn, mạch bên Tả Phù mà Trì...Vậy chủ bệnh ở đâu? [8]
 Nếu chẩn về mùa Đông, mạch bên Hữu vốn nên Trầm Khẩn, đó là ứng với bốn mùa, mạch bên Tả Phù mà Trì, dó là trái với bốn mùa. Ở bên tả, nên chủ về bệnh ở Thận, cũng có quan hệ đến Phế, và đau ở “yêu” [9].
 Vì sao? [10]
Vì mạch của kinh Thiếu âm suốt qua Thận, chằng lên phế. Giờ chẩn được Phế mạch, đủ biết là Thận cũng mắc bệnh mà thành chứng đau ở “yêu” [11].
 Có người mắc chứng Cảnh ung (mụn ở cổ), hoặc dùng đá, hoặc dùng châm và cứu, mà đều khỏi, vậy chính bệnh nó ở đâu? [12]
 Đó, danh tuy giống nhau, nhưng bệnh chứng lại có khác. Về khí của bệnh Ung, nên dùng đá để tả... Vì vậy nên bệnh danh không khác mà trị pháp lại khác [13].
 Có người mắc bệnh “giận dữ, rồi dại”, nguyên nhân bởi đâu? [14]
 Đó là sinh ra bởi khí dương ... [15]
 Khí dương, sao lại có cuống? [16]
Dương khí vì nén ép, không phấn phát lên được, mới thành chứng cuồng nóä (1). Bệnh đó gọi là Dương quyết [17].
Điều trị bằng phép nào? [18]
 Dương minh thời thường động, Cự dương Thiếu dương không động. Giờ lại động mà đại, tật, nên mới thành bệnh. Vậy giờ chỉ giảm bớt ăn, sẽ khỏi [19].
 Phàm ăn, thời nhờ ở sự biến hóa của Thái âm mà trướng khí ở Dương minh. Dương minh là một cơ quan vừa nhiều khí lại nhiều huyết, nếu lại cho thêm thức ăn vào thời dương càng thịnh mà cuồng càng tăng. Vậy điều cần nhất là giảm bớt ăn, rồi cho uống nước “sinh thiết lạc” (1), vì nó có cái năng lực hạ khí rất hay [20].
Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc bệnh mình nóng, rã rời, hãn ra như tắm, ố phong và thiểu khi… Đó là bệnh gì? [21]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh đó gọi là Tửu phong [22].
 Điều trị thế nào? [23]
 Dùng Trạch tả, Truật, mỗi vị 10 phân, Mi hàm thảo (tức vô tâm thảo, hoặc vô phong thảo) 5 phân, dùng ba nhúm tay, uống sau khi ăn cơm [24].
 Như nói: “mạch Trầm mà tế...” tức là khí chẩn mạch tin vào tay chỉ như hình “châm” lấy tay miết mạch xuống, nếu Tỳ khí tụ ở Tỳ thời mạch sẽ “kiên”, nếu Thận khí dồn lên Can, Can dồn lên Tâm thời mạch sẽ “đại” (1). [25]

病能论篇第四十六

黄帝问曰:人病胃脘痈者,诊当何如?岐伯对曰:诊此者当候胃脉,其脉当沉细,沉细者气逆,逆者人迎甚盛,甚盛则热;人迎者胃脉也,逆而盛,则热聚于胃口而不行,故胃脘为痈也。

帝曰:善。人有卧而有所不安者何也?岐伯曰:藏有所伤,及精有所之寄则安,故人不能悬其病也。

帝曰:人之不得偃卧者何也?岐伯曰:肺者藏之盖也,肺气盛则脉大,脉大则不得偃卧,论在《奇恒阴阳》中。

帝曰:有病厥者,诊右脉沉而紧,左脉浮而迟,不然病主安在?岐伯曰:冬诊之,右脉固当沉紧,此应四时,左脉浮而迟,此逆四时,在左当主病在肾,颇关在肺,当腰痛也。帝曰:何以言之?岐伯曰:少阴脉贯肾络肺,今得肺脉,肾为之病,故肾为腰痛之病也。

帝曰:善。有病颈痈者,或石治之,或针灸治之,而皆已,其真安在?岐伯曰:此同名异等者也。夫痈气之息者,宜以针开除去之;夫气盛血聚者,宜石而写之。此所谓同病异治也。

帝曰:有病怒狂者,此病安生?岐伯曰:生于阳也,帝曰:阳何以使人狂?岐伯曰:阳气者,因暴折而难决,故善怒也,病名曰阳厥。帝曰:何以知之?岐伯曰:阳明者常动,巨阳少阳不动,不动而动大疾,此其候也。帝曰:治之奈何?岐伯曰:夺其食即已。夫食入于阴,长气于阳,故夺其食即已。使之服以生铁洛为饮,夫生铁洛者,下气疾也。

帝曰:善。有病身热解墯,汗出如浴,恶风少气,此为何病?岐伯曰:病名曰酒风。帝曰:治之奈何?岐伯曰:以泽泻,术各十分,麋衔五分,合,以三指撮,为后饭。

所谓深之细者,其中手如针也,摩之切之,聚者坚也,博者大也。《上经》者,言气之通天也;《下经》者,言病之变化也;《金匮》者,决死生也;《揆度》者,切度之也;《奇恒》者,言奇病也。所谓奇者,使奇病不得以四时死也;恒者,得以四时死也。所谓揆者,方切求之也,言切求其脉理也;度者,得其病处,以四时度之也。

THIÊN 47 : KỲ BỆNH LUẬN

 Hoàng Đế hỏi rằng:
Có người có thai, được 9 tháng, bỗng dưng câm, là bệnh gì? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là do mạch của bào lạc bị nghẽn... [2]
 Vì sao? [3]
 Bào lạc, buộc vào với mạch của Thủ Thiếu âm suốt qua Thận chằng lên cuống lưỡi... vì thế nên không nói được [4].
 Điều trị thế nào? [5]
 Không cần điều trị, qua 10 tháng, thai sinh rồi sẽ lại nói được [6].
 Thích pháp nói: “Đừng làm tổn cho bất túc, đừng giúp ích cho hữu dư... đợi khi thành bệnh đã, rồi sau sẽ điều trị...”. “Đừng làm tổn bất túc” là vị bệnh nhân đã gầy còm, không còn dùng Châm, thạch vào đâu được nữa [7]. 
 “Đừng giúp ích cho hữu dư..” là vì trong bụng “có hình” mà lại làm cho tiết ra, tức thời “tinh” cùng tiết ra theo, khiến cho bệnh tà được một mình chiếu cứ ở trong... Do đó, sẽ lại gây thêm bệnh [8].
 Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc bệnh dưới hiếp mãn, khí nghịch, tới hai ba năm vẫn không khỏi, đó là bệnh gì? [9]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh đó gọi là “Tức tích”. Nó không trợ ngại việc ăn, nhưng không thể cứu và thích. Phả dùng phép Đạo dẫn rối mới uống thuốc, chỉ một mình thuốc không chữa được (1) [10].
Hoàng Đế hỏi:
Có người chứng thân thể, vế, đùi, bọng chân đều thũng, xung quanh rốn đau… Đó là bệnh gì? [11]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh đó gọi là Phục lương, tức là gốc của Phong khí nó tràn ra ngoài Đại tràng mà bám lên Hoang. Gốc của Hoang lại ở phía dưới rốn, vì thế nên đau ở xung quanh rốn. Đừng động đến nó. Nếu động đến nó sẽ gây nên thủy bệnh và Niệu sắc (tiểu tiện bí, rít, không ra được) [12].
 Hoàng Đế hỏi:
Có người Xích mạch sắc quá, cân cấp mà lại hiện cả lên sắc mặt... Đó là bệnh gì? [13]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Đó gọi là “Chẩn cân” (tức gân mắc bệnh). Bệnh nhân phúc bộ tất co rút, mặt hiện ra sắc trắng hoặc đen. Như vậy là bệnh [14].
Có người mắc chứng nhức đầu, vài năm mới khỏi. Vì đâu mà sinh ra như vậy? Và gọi là bệnh gì? [15]
 Người đó tất từng phạm phải đại hàn, bên trong sâu vào tới xương tụy, tủy, tủy lấy não làm gốc. Vi não bị nghịch, nên thành chứng đầu thống, và đau tới cả răng. Tên bệnh là quyết nghịch [16].
 Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc bệnh, trong miệng cứ có vị ngọt luôn, tên là bệnh gì? Vì sao mắc phải? [17]
 Đó là ngũ khí ràn lên. Trên là Tỳ đản [18]. 
 Phàm năm vị ăn vào miệng chứa ở Vị, Tỳ vì Vị dẫn hành tinh khí. Bao tân dịch đều ở Tỳ, nên thành chứng khẩu cam (ngọt ở miệng). Bệnh đó do ăn nhiều các thứ “phì mỹ”   (béo, ngon) mà sinh ra [19].
 Phàm chất béo, khiến người sinh chứng nóäi nhiệt, vị ngọt, khiến người sinh chứng trung mãn. Đến khi khí đó ràn lên, sẽ chuyển thành chứng Tiêu khát (vì nóäi nhiệt). Nên dùng cỏ Lan để điều trị, vì nó bài trừ được khí trầm uất (uất tích lâu ở trong) [20].
 Có người mắc chứng, trong miệng có vị đắng, lấy huyệt tuyền mà miệng đắng... Tên là bệnh gì? Và vì sao mắc bệnh ấy? [21]
 Bệnh đó tên là Đởm đản. Can là một cơ quan có cái nhiệm vụ như vị Tướng quân, nhưng phải thủ quyết ở Đởm, yết hầu, cuống họng là “ngoại sứ” của Can, mà cùng liên lạc với Đởm [22]. 
 Bệnh nhân tất thường có việc mưu lự không quyết, khiến Đởm hư, khi ràn lên, thành chứng đắng miệng. Nên thích ở Đởm mạc Du. Về phương pháp điều trị, đã có ở thiên “Aâm dương thập nhị quan tương sử”
(ùn: Thiên này, ở Tố vấn là Linh Khu đều không có. Có lẽ do một cổ kinh nào khác mà giờ không còn) [23].
 Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc bệnh “long”, ngày đi tiểu tới vài mươi lần... Như thế là thuộc về bất túc, mình nóng như than, cổ với ức như bị ngăn cách, mạch ở Nhân nghinh táo thịnh, thở suyễn khi nghịch... Như thế là thuộc về hữu dư. Chẩn đến mạch ở Thái âm thời lại “vi, tế” như sợi tóc... Như thế lại là bất túc. Vậy bệnh đó ở đâu và tên là gì? [24]
Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh tại Thái âm, mà thịnh ở Vị, kiêm cả ở Phế, tên là Quyết. Chết không chữa được (1) . Đó tức là thuộc về chứng “Ngũ hữu dư, nhị bất túc” [25].
 Ngũ hữu dư, nhị bất túc là gì? [26]
 Năm bệnh khí thuộc hữu dư, và hai bệnh khí thuộc bất túc (2). Giờ bên ngoài đã có năm hữu dư, bên trong lại có hai  bất túc, biểu lý âm dương đều đã đoạn tuyệt, còn sống làm sao được [27].
Hoàng Đế hỏi:
Người mới lọt lòng đã mắc tật điên, vậy tân bệnh là gì? Và vì sao mà mắc? [28]
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó gọi là Thai bệnh. Nguyên nhân do từ khí còn nằm trong bụng mẹ, người mẹ bị điều gì quá sợ hãi khí ngược lên mà không giáng xuống được, tinh với khí dồn ở làm một, nên đứa con mới phát chứng điên như vậy (1) [29] .
Hoàng Đế hỏi:
Có người mặt “ ụ ” ra như bị thủy thũng, thiết vào mạch thời Đại và Khẩn. Khắp mình không đau đớn, mình không gầy đi, nhưng không ăn được, và chỉ ăn rất ít. Đó là bệnh gì? [30]
Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh đó phát sinh tại Thận, gọi là Tận phong. Người mắc Thận phong, không ăn được, hay kinh (sợ), sau khi khỏi kinh, nếu Tâm khí rã rời thời sẽ chết (1) [31].

奇病论篇第四十七

黄帝问曰:人有重身,九月而瘖,此为何也?岐伯对曰:胞之络脉绝也。帝曰:何以言之?岐伯曰:胞络者系于肾,少阴之脉,贯肾系舌本,故不能言。帝曰:治之奈何?岐伯曰:无治也,当十月复。《刺法》曰:无损不足,益有余,以成其疹,然后调之。所谓无损不足者,身羸瘦,无用鑱石也;无益其有余者,腹中有形而泄之,泄之则精出而病独擅中,故曰疹成也。

帝曰:病胁下满气逆,二三岁不已,是为何病?岐伯曰:病名曰息积,此不妨于食,不可灸刺,积为导引服药,药不能独治也。

帝曰:人有身体髀股(骨行)皆肿,环齐而痛,是为何病?岐伯曰:病名曰伏梁。此风根也,其气溢于大肠,而著于肓,肓之原在齐下,故环齐而痛也。不可动之,动之为水溺濇之病也。

帝曰:人有尺脉数甚,筋急而见,此为何病?岐伯曰:此所谓疹筋,是人腹必急,白色黑色见,则病甚。

帝曰:人有病头痛以数岁不已,此安得之?名为何病?岐伯曰:当有所犯大寒,内至骨髓,髓者以脑为主,脑逆故令头痛,齿亦痛,病名曰厥逆。帝曰:善。

帝曰:有病口甘者,病名为何?何以得之?岐伯曰:此五气之溢也,名曰脾瘅。夫五味入口,藏于胃,脾为之行其精气,津液在脾,故令人口甘也;此肥美之所发也,此人必数食甘美而多肥也,肥者令人内热,甘者令人中满,故其气上溢,转为消渴。治之以兰,除陈气也。

帝曰:有病口苦,取阳陵泉,口苦者病名为何?何以得之?岐伯曰:病名曰胆瘅。夫肝者中之将也,取决于胆,咽为之使。此人者,数谋虑不决,故胆虚气上溢,而口为之苦。治之以胆募俞,治在《阴阳十二官相使》中。

帝曰:有癃者,一日数十溲,此不足也。身热如炭,颈膺如格,人迎躁盛,喘息气逆,此有余也。太阴脉微细如发者,此不足也。其病安在?名为何病?岐伯曰:病在太阴,其盛在胃,颇在肺,病名曰厥,死不治。此所谓得五有余二不足也。帝曰:何谓五有余二不足?岐伯曰:所谓五有余者,五病之气有余也;二不足者,亦病气之不足也。今外得五有余,内得二不足,此其身不表不里,亦正死明矣。

帝曰:人生而有病巅疾者,病名曰何?安所得之?岐伯曰:病名为胎病。此得之在母腹中时,其母有所大惊,气上而不下,精气并居,故令子发为巅疾也。

帝曰:有病(疒龍)然如有水状,切其脉大紧,身无痛者,形不瘦,不能食,食少,名为何病?岐伯曰:病生在肾,名为肾风。肾风而不能食,善惊,惊已,心气痿者死。帝曰:善。


THIÊN 48 : ĐẠI KỲ LUẬN

1) Phàm Can khí mãn, Thận khí mãn, Phế khí mãn. Mạch tất sẽ đều “thực”, và thành chứng thũng (tức phù thũng, bệnh ở bộ phân da) [1].
2) Phế bị nghẽn, suyễn mà hai bên sườn (khư) mãn, nằm thời kinh, không tiểu tiện được [2].
3) Thận bị nghẽn, từ thiếu phúc đến dưới chân đều mãn (đầy) bộng chân có bên nhỏ bên to, nếu bệnh biến sẽ thành thiên khô (1) [3].
Tâm mạch mãn và đại, phát thành chứng giản khiết và Cân loan (co gân) [9].
Can mạch tiểu và cấp, phát thành chứng giản khiết và Cân loan (1) [10].
Can mạch bỗng dưng bạo loạn, tất do có sự kinh hãi. Nếu mạc không đến mà ấm (như câm không nói ra được), không cần chữa, sẽ tự khỏi (khi nào mạch đến sẽ nói được) [11].
Thận mạch tiểu và cấp, Cân mạch tiểu và cấp, Tâm mạch tiểu và cấp... [12]
Không bựt lên tay, đều là chứng giả (Một chứng thuộc loại tích tụ) [13].
Mạch của Can, Thận đều Trầm, là chứng thạch thủy, nếu đều phù, sẽ là chứng phong thủy, nếu đều hư, sẽ chết, nếu đều tiểu và huyền, sẽ phát kinh (đoạn này nói về mạch của Can bới Thận giống nhau, thời bệnh cũng không khác) [14].
Mạch của Thận Đại, Cấp và Trầm, mạch của Can Đại, Cấp và Trầm... Đều thuộc bệnh Sán (Sán tức là Sán khi, đau rút ở bụng dưới, khác  với “Sán” ta thường dùng [15].
Mạch của Tâm bựt lên tay, Đoạt và Cấp, là có chứng Tâm sán, mạch của Phế Trầm và bựt lên tay là có chứng Phế sán [16].
Tam Dương mạch cấp là có chứng giả, Tam Aâm mạch cấp là có chứng Sán [17].
Nhị Aâm mạch cấp là chứng giản quyết. Nhị Dương mạch cấp là có chứng Kinh [18].
Mạch của Tỳ bên ngoài hiện ra Cổ (cũng như bác, bựt lên tay) mà bên trong Trầm, là chứng Trường tiết, lâu sẽ tự khỏi [19].
Mạch của Can Tiểu và Hoãn, chứng Trường tiết, dễ trị (Hoãn là nhiệt nhiều, Tiểu là huyết khí đều ít. Đây, vì cái khí Dương nhiệt, bách vào Aâm tàng, khiến huyết khí của Can tàng tiết xuống mà thành hư, nên mạch Tiểu và Hoãn. Nhưng Can vốn chủ về tàng huyết, nên dù bị cái khí dương nhiệt, cũng còn dễ chữa) [20].
Mạch của Thận Tiểu, bựt lên tay mà lại Trầm, là chứng Trường tiết và ra huyết. Nếu huyết ôn (ấm) mà mình nóng, sẽ chết (1) [21].
Tâm và Can mắc chứng Trường tiết cũng ra huyết nhưng nếu hai Tàng cùng mắc bệnh, còn có thể chữa. Phàm mạch Trầm, Tiểu, Sắc là chứng Trường tiết, nếu mình nóng là chứng nguy, nóng luôn 7 ngày sẽ chết (1) [22].
Mạch của Vị Trầm mà cổ, lại Sắc, nếu đẩy ra ngoài... Mạch của Tâm tiểu kiên và Cấp... Đều mắc chứng “Cách” và thiên khô. Con trai sẽ bị ở bên tả, con gái ở bên hữu. Nếu không “ấm” lưỡi uốn đi uốn lại được, có thể chữa, ba mươi ngày sẽ khỏi, nếu tuổi chưa đầy hai mươi, thời ba năm sẽ chết (2) [23].
Mạch đến mà Bác, huyết nục, mình lại nóng, sẽ chết, nếu nục mà mạch Câu và Phù, thời là thường mạch, không ngại (1) [24] .
Mạch đến Hoạt Cấp như Suyễn, gọi là Bạo quyết, chứng này sẽ hôn mê không biết gì [25].
Mạch đến mà Sác, khiến người bạo kinh, ba ngày sẽ khỏi (1) [26].
Mạch đến “Phù hợp” (như làn sóng nóåi hợp lại nhau, hình dung sự vô căn), Phù hợp như đếm, mỗi tức từ 10 chí trở lên, đó là Kinh khí bất túc. Nếu “vi hiện” (mới hơi thấy) mạch ấy, trong vòng 9, 10 ngày sẽ chết [27].
Mạch đến “bừng bừng” như lửa cháy, đó là Tâm khí bị đoạt. Tới mùa cỏ khô (tức mùa Thu) sẽ chết [28].
Mạch đến lơ lửng như chiếc lá rơi, đó là Can khí đã hư. Tới mùa lá rụng (tức mùa Thu) sẽ chết [29].
Mạch đến vội vàng như “tỉnh khách” (khách đến hỏi thăm, tới cửa đi ngay), luồng mạch đầy lên tay mà cổ, đó là Thận khí bất túc, tới mùa Táo có hoa (tức Trường hạ) sẽ chết [30].
Mạch đến dấp dính như  “Nê hoàn” (viên bùn, tròn mà không hoạt), đó là Vị tinh bất túc. Tới khi lá Du giáp rụng (Xuân) sẽ chết [31].
Mạch đến vướng mắc như “Hoàn cách”, đó là Đởm khí bất túc. Tới mùa chín (cuối Thu) sẽ chết (1) [32].
Mạch đến như nắn giây tơ, đó là Bào tinh bất túc. Bệnh nhân hay nói. Tới mùa sương xuống sẽ chết [33].
Mạch đến như Giải tật (ép sơn, chảy tung toé ra cả xung quanh)... Nếu “vị hiện” ba mươi ngày sẽ chết. (1) [34].
Mạch đến như Dũng toán (nước suối vọt lên). Phù mà cổ ở trong da... Đó là Thái dương khí bất túc, tiêu bản đều hư. Tới mùa rau Cửu có hoa (rau hẹ, tức mùa Xuân), sẽ chết [35].
Mạch đến như Đồi thó (đất lở, trông vẫn có, động đến thời lở xuống), án vào không được. Đó là cơ khí bất túc, mặt hiện sắc đen, tời mùa giây cát tốt (Xuân), sẽ chết [36].
Mạch đến như Huyền ung (tức hội áp, một cúc thịt bạu xuống giữa cuống họng. Nó tròn mà mềm) ấn tay vào tẹp xuống mà lại “phù” đại “ngay”, đó là Du khí của mười hai kinh bất túc. Tới mùa nước đóng thành băng (cuối đông), sẽ chết [37].
Mạch đến như Yến đao (dao để ngửa lưỡi), nó là một mạch tượng để tay nhẹ thời Tiểu và Cấp, án hơi nặng thời lai Kiên, Đại, và cấp... Đó là do khí uất, nhiệt của năm Tàng, dồn cả vào Thận. Bệnh nhân sẽ không thể ngồi lên được. Tới tiết Lập xuân sẽ chết [38].
Mạch đến như hoàn hoạt (trơn như viên đạn tròn) không dính tay, án vào không được (nó sẽ buột đi). Đó là khí của Đại trường bất  túc. Tới mùa Tảo hiệp nảy ra (Hạ) sẽ chết [39].
Mạch đến nhẹ nhàng như đóa hoa mới nở. Khiến người hay sợ, nằm ngồi không yên, đi ứng thường nghe ngóng. Đó là tiều trường khí bất túc. Tới mùa cuối Thu sẽ chết (1) [40].
大奇论篇第四十八
肝满肾满肺满皆实,即为肿。肺之雍,喘而两胠满;肝雍,两胠满,卧则惊,不得小便;肾雍,脚下至少腹满,胫有大小,髀(骨行)大跛,易偏枯。
心脉满大,痫瘛筋挛;肝脉小急,痫瘛筋挛;肝脉骛,暴有所惊骇,脉不至若瘖,不治自已。
肾脉小急,肝脉小急,心脉小急,不鼓皆为瘕。
肾肝并沉为石水,并浮为风水,并虚为死,并小弦欲惊。
肾脉大急沉,肝脉大急沉,皆为疝。
心脉搏滑急为心疝,肺脉沉搏为肺疝。
三阳急为瘕,三阴急为疝,二阴急为痫厥,二阳急为惊。
脾脉外鼓,沉为肠澼,久自已。肝脉小缓为肠澼,易治。肾脉小搏沉,为肠澼下血,血温身热者死。心肝澼亦下血,二藏同病者可治。其脉小沉濇为肠澼,其身热者死,热见七日死。
胃脉沉鼓濇,胃外鼓大,心脉小坚急,皆鬲偏枯。男子发左,女子发右,不瘖舌转,可治,三十日起,其从者,瘖,三岁起。年不满二十者,三岁死。
脉至而搏,血衄身热者死,脉来悬钩浮为常脉。
脉至如喘,名曰暴厥。暴厥者,不知与人言。脉至如数,使人暴惊,三四日自已。
脉至浮合,浮合如数,一息十至以上,是经气予不足也,微见九十日死;脉至如火薪然,是心精之予夺也,草干而死;脉至如散叶,是肝气予虚也,木叶落而死;脉至如省客,省客者,脉塞而鼓,是肾气予不足也,悬去枣华而死;脉至如丸泥,是胃精予不足也,榆荚落而死;脉至如横格,是胆气予不足也,禾熟而死;脉至如弦缕,是胞精予不足也,病善言,下霜而死,不言可治;脉至如交漆,交漆者,左右傍至也,微见三十日死;脉至如涌泉,浮鼓肌中,太阳气予不足也,少气味,韭英而死;脉至如颓土之状,按之不得,是肌气予不足也,五色先见,黑白壘发死;脉至如悬雍,悬雍者,浮揣切之益大,是十二俞之予不足也,水凝而死;脉至如偃刀,偃刀者,浮之小急,按之坚大急,五藏菀熟,寒热独并于肾也,如此其人不得坐,立春而死;脉至如丸滑不直手,不直手者,按之不可得也,是大肠气予不足也,枣叶生而死;脉至如华者,令人善恐,不欲坐卧,行立常听,是小肠气予不足也,季秋而死。

THIÊN 49  :  MẠCH GIẢI 

 Ở Thái Dương mà “nói là”: Yêu thũng, mông đau, là vì tháng giêng, kiến Dần, Dần thuộc Thái dương. Tháng giêng, Dương ra ở trên, nhưng Aâm vẫn còn thịnh. Dương chưa có thể theo đúng thứ tự đề ra. Do đó, sinh ra chứng yêu thũng và mông (tức hao mông) đau (1) [1].
Bệnh thiên hư mà đi (đi lệch), do tháng giêng dương khí đã giải đồng, địa khí tiết ra được rồi. Vậy mà nói là “thiên hử”, là vì khí mùa Đông rét, khí bất túc nên sinh chứng như vậy [2].
 Nói là: “Cổ cứng, đau rút xuống lương...” là vì khí của Thái dương dẫn lên quá mạnh, rồi ngẽn lại ở đó [3].
 Nói là: “Nếu quá lắm sẽ phát cuồng, phát điên... “Đó là vì Dương khí bốc lên cả trên, mà Aâm khí đành trơ trọi ở dưới. Dưới hư trên thực, nên mới sinh ra cuồng và điên, như vậy [4].
 Nói là: “Mạch phù sẽ phát điếc...” Đều chỉ về bệnh phát sinh tại khí [5].
 Nói là: “Dương khí vào trong sẽ thành ấm...:Đó là nói Dương khí đã suy, mà âm cũng hư, nên thành chứng trạng như vậy [6].
 Phàm những chứng bị “nóäi đoạt” mà quyết, gây nên Aám và Phi (tứ chi rã rời) đều bởi Thận hư. Khí của Thiếu âm Thận không dẫn đến, cũng gây nên chứng quyết [7].
 Ở Thiếu dương mà nói là “Tâm, Hiếp Thống”... Đó là nơi khí của Thiếu dương thịnh. Sở dĩ thịnh vì nó là Biểu của Tâm. Tới tháng chín, Dương khí hết mà âm khí thịnh, nên phát sinh là vì âm khí chủ về tàng vật. Vật đã tàng thời không thể động được, nên mới không thể trở mình [8].
 Nói là: “Quá lắm thời chỉ muốn chạy nhảy...”. Đó là vì: Về tháng chín, muôn vật đều hư, cỏ cây rụng héo, thời khí ở con người cũng lánh Dương mà tới Aâm. Duy cái khí của Thiếu dương đương thịnh, dù có lọt vào ở bên dưới, nhưng vẫn có ý muốn bốc mạnh trở lên, nên mới thành chứng trạng như vậy [9].
 Ở Dương Minh mà nói là “Rờn rợn, run rét...” Bởi Dương minh thuộc Ngọ, Tháng năm, là tháng một Aâm ở trong thịnh dương. Dương đương thịnh mà Aâm xen vào, nên mới thành chứng rờn rợn, run rét [10].
 Nói là: “Bộng chân thũng, không tự do lại được”, do là vì tháng năm, một Aâm đã phát sinh ở trong thịnh dương mà Dương cũng bắt đầu suy từ đó. Nhưng bởi một Aám mới sinh cùng Dương xung đột, gây thành chứng hậu như vậy [11].
Nói là: Thượng suyễn mà thành Thủy thũng... “Đó  là vì Aâm khí đã hạ giáng lại rấn lên, lên cùng với tà khi ký túc ở khoảng Tàng, Phủ, vì vậy nên Thủy thũng [12].
 Nói là: “Hung thống và thiểu khí...” Đó là vì thủy khí ký túc ở Tàng, Phủ, Thủy thuộc Aâm khí, Aâm khí xen vào trong, nên mới thành hung thống và thiếu khí [13].
 Nói là: “Quá lắm thời quyết, ghét người với hỏa, nghe tiếng “gõ” (mộc) thời rùng mình mà sợ..” Đó là vì Aâm khí với Dương khí cùng xung đột lẫn nhau, Thủy với Hỏa cùng ghét, nên mới rùng mình mà sợ [14].
 Nói là: “Muốn đóng kín cửa mà ở một mình”. Đó là vì Aâm Dương cùng xung đột nhau. Dương đã hết mà Aâm lại thịnh, nên mới muốn đóng cửa mà ở một mình [15].
 Nói là: “Bệnh đến thời muốn lên cao mà hát, cởi bỏ áo mà chạy...” đó là vì âm dương lại tranh giành nhau rồi dồn cả ra dương phận ở bên ngoài, nên mới gây thành chứng trạng như vậy [16].
 Nói là: “Ký túc ở Tôn lạc, thời sinh ra nhực đầu, ty nục, và phúc thũng...” Đó là vị khí của Dương minh dồn lên trên. Trên tức là thuộc về Tôn lạc của Thái âm. Nên mới gây thành các chứng trạng như vậy [17].
 Ở Thái âm, nói là “sẽ phát bệnh trướng”, vì Thái âm thuộc Tý, tháng mười một, khi của muôn vật đều thâu tàng vào trong, nên phát bệnh trướng [18].
 Nói là: “chạy lên tâm thành chứng ợ...” vì âm khi thịnh dồn lên trên Dương minh “lạc” của Dương minh lạc thuộc Tâm, nên thành chứng ơ. [19]
Nói là “Aên vào thời ọe”, là vì vật chứa ở bên trong đầy ràn quá mà sinh ra [20].
 Nói là: “Nếu được đại tiện hay trung tiện thời sẽ dễ chịu...” Vì tới tháng mười hai, âm khí suy ở dưới Dương khí muốn tiết ra đằng trên, nên dưới cũng có tiết được ra mới dễ chịu [21].
 Ở Thiếu âm, nó là “sẽ phát yêu thống...” Vì thiếu âm tức là Thận. Về tháng mười, dương khí đều bị thương, nên mới yêu thống [22].
 Nói là: Aáu, khái, thượng khí và suyễn” là vì Aâm khí ở dưới dương khí ở trên. Dương khí phù lên trên, không nương tựa vào đâu, nên phát chứng như vậy [23].
 Nói là: “Mọi việc đều không thể làm, không thể đứng lâu, ngồi lâu, đứng lên thời mắt tờ mờ trông không tỏ...” Đó là vì muôn vật âm dương không định, chưa có chủ, Khí Thu mới đến, sương Thu mới xuống, muôn vật túc sái, âm dương bị đoạt, nên mới thành các chứng như vậy [24].
 Nói là: “Ít khí và hay nóä...” Đó là vì khí của Thiếu dương không thông đạt ra bên ngoài, do đó dương khi không tiết ra được, Can khí cũng vì vậy mà không được thư xướng nên mới sinh ra hay nóä Chứng đó gọi là Tiên quyết [25].
 Nói là: “Thường sợ sệt như sắp bị người bắt”. Đó là vì: Dương khí bên trong ít đi, âm khí bên ngoài lọt vào, hai khi cùng xung đột, nên mới thường sợ sệt [26].
 Nói là: “Ngửi mùi thức ăn thì ghét...” Đó là vì Vị không có khí nên thành như vậy [27].
 Nói là: Sắc mặt đen xạm” đó là vì khí bị đoạt ở bên trong, nên huyết sắc ở bên ngoài cũng biết đi mất [28].
 Nói là: “Khái thời lại có huyết...” Đó là vì Dương mạch bị thương. Dương khí chưa thịnh ở bộ phận trên mà mạch lại mãn. Mãn thời khái, mà thường khi lại ra cả đằng mũi [29].
 Ở quyết âm, mà nói là: “phát các chứng bệnh điên, sán, đàn bà thũng ở Thiếu phúc v.v... Đó là vì quyết -âm thuộc Thìn. Tháng ba, ân tà sinh ra ở trong Dương, nên mới thành chứng điên sán và thũng ở Thiếu phúc [30].
 Nói là: “Sinh ra các chứng đồi, long, sán...” (đều là tên vác chứng khó tiểu tiện). Là vì: về tháng đó âm khí thịnh, khiến cho mạch phát trướng không thông, nên sinh chứng như vậy [31].
 Nói là: Quá lắm thời “ách can” và “nhiệt trung...”là vì âm dương cùng xung đột nhau, sinh ra nhiệt. Vì sinh ra nhiệt nên mới thành chứng nhiệt trung và ách can [32].

脉解篇第四十九

太阳所谓肿腰(月隹)痛者,正月太阳寅,寅太阳也,正月阳气出在上,而阴气盛,阳未得自次也,故肿腰(月隹)痛也。病偏虚为跛者,正月阳气冻解地气而出也,所谓偏虚者,冬寒颇有不足者,故偏虚为跛也。所谓强上引背者,阳气大上而争,故强上也。所谓耳鸣者,阳气万物盛上而跃,故耳鸣也。所谓甚则狂巅疾者,阳尽在上,而阴气从下,下虚上实,故狂巅疾也,所谓浮为聋者,皆在气也。所谓入中为瘖者,阳盛已衰,故为瘖也。内夺而厥,则为瘖俳,此肾虚也。少阴不至者,厥也。

少阳谓心胁痛者,言少阳盛也,盛者心之所表也。九月阳气尽而阴气盛,故心胁痛也。所谓不可反侧者,阴气藏物也,物藏则不动,故不可反侧也。所谓甚则跃者,九月万物尽衰,草木毕落而堕,则气去阳而之阴,气盛而阳之下长,故谓跃。

阳明所谓洒洒振寒者,阳明者午也,五月盛阳之阴也,阳盛而阴气加之,故洒洒振寒也。所谓胫肿而股不收者,是五月盛阳之阴也,阳者衰于五月,而一阴气上,与阳始争,故胫肿而股不收也。所谓上喘而为水者,阴气下而复上,上则邪客于藏府间,故为水也。所谓胸痛少气者,水气在藏府也,水者,阴气也,阴气在中,故胸痛少气也。所谓甚则厥,恶人与火,闻木音则惕然而惊者,阳气与阴气相薄,水火相恶,故惕然而惊也。所谓欲独闭户牖而处者,阴阳相薄也,阳尽而阴盛,故欲独闭户牖而居。所谓病至则欲乘高而歌,弃衣而走者,阴阳复争,而外并于阳,故使之弃衣而走也。所谓客孙脉则头痛鼻鼽腹肿者,阳明并于上,上者则其孙络太阴也,故头痛鼻鼽腹肿也。

太阴所谓病胀者,太阴子也,十一月万物气皆藏于中,故曰病胀;所谓上走心为噫者,阴盛而上走于阳明,阳明络属心,故曰上走心为噫也;所谓食则呕者,物盛满而上溢,故呕也;所谓得后与气则快然如衰者,十二月阴气下衰,而阳气且出,故曰得后与气则快然如衰也。

少阴所谓腰痛者,少阴者,肾也,十月万物阳气皆伤,故腰痛也。所谓呕咳上气喘者,阴气在下,阳气在上,诸阳气浮,无所依从,故呕咳上气喘也。所谓色色不能久立久坐,起则目(目巟)(目巟)无所见者,万物阴阳不定未有主也,秋气始至,微霜始下,而方杀万物,阴阳内夺,故目(目巟)(目巟)无所见也。所谓少气善怒者,阳气不治,阳气不治,则阳气不得出,肝气当治而未得,故善怒,善怒者,名曰煎厥。所谓恐如人将捕之者,秋气万物未有毕去,阴气少,阳气入,阴阳相薄,故恐也。所谓恶闻食臭者,胃无气,故恶闻食臭也。所谓面黑如地色者,秋气内夺,故变于色也。所谓咳则有血者,阳脉伤也,阳气未盛于上而脉满,满则咳,故血见于鼻也。

厥阴所谓颓疝,妇人少腹肿者,厥阴者辰也,三月阳中之阴,邪在中,故曰颓疝少腹肿也。所谓腰脊痛不可以俯仰者,三月一振荣华,万物一俯而不仰也。所谓颓癃疝肤胀者,曰阴亦盛而脉胀不通,故曰颓癃疝也。所谓甚则嗌干热中者,阴阳相薄而热,故嗌干也。

THIÊN 50 : THÍCH YÊU LUẬN
 Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết phần cốt yếu của phép thích [1].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh có phù trầm, thích có nóâng sâu. Phải cho đúng nhẽ, đừng có trái đạo. Thái quá thời nóäi thương. Bất cập thời gây sự đừng có trái đạo. Thái quá thời nóäi thương. Bất cập thời gây sự nghẽn tắc ở ngoài, tà khí sẽ do đó mà lấn theo. Sâu nóâng không đúng, lại gây vạ lớn. Bên trong phạm vào 5 Tàng, rồi sau sinh bệnh lớn [2].
 Cho nên nói: Có thứ bệnh ở hào mao (trong lòng), tấu lý, có thứ bệnh ở bì phu, có thứ bệnh ở cơ nhục, có thứ bệnh ở mạch có thứ bệnh ở Cân, có thứ bệnh ở cốt, có thứ bệnh ở Tủy [3].
 Thích ở bì đừng làm thương đến nhục. Nếu thương đến nhục thời bên trong sẽ động vào Tý. Động vào Tý thời qua bảy mươi hai ngày, về bốn tháng cuối mùa, sẽ sinh ra bệnh phúc trướng, phiền, không muốn ăn (1) [4].
Thích ở nhục đừng làm thương đến mạch. Nếu thương đến mạch thời trong sẽ động vào Tâm. Động vào Tâm thời mùa Hạ phát bệnh Tâm thống [5].
 Thích ở mạch đừng làm thương đến Cân. Nếu thương đến Cân thời bên trong sẽ động vào Can. Động vào Can thời mùa Xuân sẽ phát bệnh nhiệt, và gân lỏng [6].
 Thích ở cân đừng làm thương đến cốt. Nếu thương đến Cốt, thời bên trong sẽ động đến Thận. Động đến Thận thời mùa Đông sẽ sinh bệnh trướng và yêu thống [7].
 Thích ở cốt đừng làm thương đến tủy. Nếu thương đến Tủy thời tiêu thước và đau nhức trong ống chân... Thân thể cũng rã rời mỏi mệt [8].
刺要论篇第五十
黄帝问曰:愿闻刺要。岐伯对曰:病有浮沉,刺有浅深,各至其理,无过其道,过之则内伤,不及则生外壅,壅则邪从之,浅深不得,反为大贼,内动五藏,后生大病。故曰:病有在毫毛腠理者,有在皮肤者,有在肌肉者,有在脉者,有在筋者,有在骨者,有在髓者。
是故刺毫毛腠理无伤皮,皮伤则内动肺,肺动则秋病温疟,淅淅然寒慄。
刺皮无伤肉,肉伤则内动脾,脾动则七十二日四季之月,病腹胀烦,不嗜食。
刺肉无伤脉,脉伤则内动心,心动则夏病心痛。
刺脉无伤筋,筋伤则内动肝,肝动则春病热而筋弛。
刺筋无伤骨,骨伤则内动肾,肾动则冬病胀腰痛。
刺骨无伤髓,髓伤则销铄(骨行)酸,体解(亻亦)然不去矣。
THIÊN 51 : THÍCH TỄ
 Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết rõ sự nhất định của phép thích nên nóâng, nên sâu thế nào? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Thích ở cốt, đừng làm thương đến Cân, thích ở Cân đừng làm thương đến nhục, thích ở nhục, đừng làm thương đến mạch, thích ở mạch đừng làm thương đến bì, Thích ở bì, đừng làm thương đến nhục, thích ở nhục đừng làm thương đến Cân, thích ở Cân đừng làm thương đến Cốt (1) [2].
Xin cho biết rõ [3]
 Thích ở cốt đừng làm thương đến Cân...là nói nếu chậm vừa đến nhục đã thôi ngay. mà chưa vào đến Cân “Thích ở nhục đừng làm thương đến mạch” là nói nếu chậm vừa đếm mạch đã thôi, mà chưa vào đến nhục. “Thích ở mạch đừng làm thương đến bì” là nói: nếu châm vừa đến bì đã thôi, mà chưa vào đến mạch [4].
Như nói: ‘thích ở bì đừng làm thương đến nhục, là bệnh ở trong bì, châm cũng chỉ để vào đến trong bì, đừng phạm vào đến nhục. Nói: “thích ở nhục đừng làm thương đến Cân... là vì hễ quá nhục thời sẽ tới cân ngay. Nói thích ở cân đừng làm thương đến cốt...” là vì hễ quá cân thời sẽ tới cốt ngay. Đó tức là trái.
(Đoạn trên này nói về phép thích, cốt ở chừng mực không nên bất cập hoặc thái quá) [5].
 Mạch đạt mà huyết ít, là do mạch có phong khí, nước uống vào ít, huyết không có sự trợ ích [6].
 Phàm thực, là do ở khí hút vào, hư là do ở khí tiết ra. Khí thực là nhiệt, khí hư là hàn [7].
 Nếu dùng châm để tả thực, thời tay tả làm rộng ở huyệt vừa châm ra. Nếu dùng châm để bổ hư, thời tay tả làm vít ở huyệt vừa châm lại (1) [8].
刺齐论篇第五十一
黄帝问曰:愿闻刺浅深之分。岐伯对曰:刺骨者无伤筋,刺筋者无伤肉,刺肉者无伤脉,刺脉者无伤皮,刺皮者无伤肉,刺肉者无伤筋,刺筋者无伤骨。
帝曰:余未知其所谓,愿闻其解。岐伯曰:刺骨无伤筋者,针至筋而去,不及骨也。刺筋无伤肉者,至肉而去,不及筋也。刺肉无伤脉者,至脉而去,不及肉也。刺脉无伤皮者,至皮而去,不及脉也。
所谓刺皮无伤肉者,病在皮中,针入皮中,无伤肉也。刺肉无伤筋者,过肉中筋也。刺筋无伤骨者,过筋中骨也。此之谓反也。

THIÊN 52 : THÍCH CẤM LUẬN

Hoàng Đế hỏi :
Muốn nghe nói một số cấm trong châm cứu ?
Kỳ Bá thưa rằng :
Tạng có nhiều yếu điểm bị hại , không thể không xét đến, Can sanh bên trái , Phế tàng bên phải , Tâm bộ ở biểu , Thận trọng ở Lý , . Tỳ vốn là gốc . Vị như cái chợ . Cách mô ở trên , Trung ( ở giữa ) như cha mẹ. Kế bêm có 7 đốt .Ở giữa có một lôz nhỏ ( tiểu tâm ) Thuận theo thì tốt , trái lại thì sai lạc . Châm trúng Tâm 1 ngày thì chết , động khí của nó là ợ hơi .Châm trúng Can 5 ngày chết , động vào nó gây nói nhiều .Châm trúng Thận 6 ngày chết , động vào nó thì nấc cụt . Châm trúng Phế 3 ngày chết , động vào nó thì sinh ho .Châm trúng Tỳ thì 10 ngày chết , động vào nó thì nuốt hơi . Châm trúng Đởm thì 1 ngày rưỡi chết , động vào nó thì mữa . Châm vào chân trúng mạch lớn , máu ra không cầm được dẫn đến chết .Châm vào mắt  vào động mạch , chẳng may mờ mắt .Châm đầu trúng não hộ , châm vô thì chết . Châm dưới lưỡi trúng mạch quá mức ,máu ra không cầm sinh câm .Châm dưới chân trúng đường lạc , máu không  ra sinh sưng .Châm trúng đại mạch huyệt khích , té ngã thất sắc .Châm đường khí trúng mạch , máu không ra sinh sưng , té ngã lập tức .Châm đốt sống trúng tuỷ ,sinh lưng công còm . Châm trên vú trúng chỗ sinh sữa gây sưng do nhiễm trùng .Châm vào chỗ lõm khuyết bần , khí thoát gây thở dốc như suyễn . Châm mé sườn non gây sưng .
Không châm lúc say rượu làm khí loạn . Không châm khi giận làm khí nghịch thở dốc .
Không châm khi đuối sức . Không châm người ăn quá no .. Không châm người quá đói .Không châm người quá khát . Không châm lúc tinh thần kinh hoàng , bất an. Không châm vào đại mạch ở đùi , máu ra không cầm được thì chết .  Châm huyệt khách chủ nhơn , trúng mạch trónginh nước chảt dầm dề trong tai gây điếc .tai .Châm ra nước dịch ở đầu gối sinh bại yếu .không đi đươc . Châm cánh tay trúng đại mạch , máu ra chết ngay . Châm Túc thiếu âm mạch máu chạy về ra máu , lưỡi cứng không nói được . Châm chỗ trũng ở mông , trúng phé thì sinh thở dốc  , ưỡn người mà thơe .Châm chỗ lõm cánh tay , khí quay về không co duỗi được . Châm từ háng ra 3 thốn , chỗ lõm ( âm cổ ) sinh tiểu gắt nhiều lần . Châm chỗ sườn nách chỗ lõm , gây ho hen . Châm 2 bên bụng dưới , trúng bàng quang , són đái khiến người sình bụng dưới ..
Châm vùng ruột non ( nhu trường ) sinh sưng thũng ở trong . Châm khuông thượng ( trán ) chỗ lõm của xương trúng mạch phát sinh mờ mắt , tiết dịch . Châm lóng xương tiết dịch không co duỗi được .
刺禁论篇第五十二
黄帝问曰:愿闻禁数。岐伯对曰:藏有要害,不可不察,肝生于左,肺藏于右,心部于表,肾治于里,脾为之使,胃为之市。鬲肓之上,中有父母,七节之傍,中有小心,从之有福,逆之有咎。
刺中心,一日死,其动为噫。刺中肝,五日死,其动为语。刺中肾,六日死,其动为嚏。刺中肺,三日死,其动为咳。刺中脾,十日死,其动为吞。刺中胆,一日半死,其动为呕。
刺跗上,中大脉,血出不止死。刺面,中溜脉,不幸为盲。刺头,中脑户,入脑立死。刺舌下,中脉太过,血出不止为瘖。刺足下布络中脉,血不出为肿。刺郄中大脉,令人仆脱色。刺气街中脉,血不出为肿,鼠仆。刺脊间中髓,为伛。刺乳上,中乳房,为肿,根蚀。刺缺盆中内陷,气泄,令人喘咳逆。刺手鱼腹内陷,为肿。
无刺大醉,令人气乱。无刺大怒,令人气逆。无刺大劳人,无刺新饱人,无刺大饥人,无刺大渴人,无刺大惊人。
刺阴股中大脉,血出不止死。刺客主人内陷中脉,为内漏、为聋。刺膝髌出液,为跛。刺臂太阴脉,出血多立死。刺足少阴脉,重虚出血,为舌难以言。刺膺中陷,中肺,为喘逆仰息。刺肘中内陷,气归之,为不屈伸。刺阴股下三寸内陷,令人遗溺。刺掖下胁间内陷,令人咳。刺少腹,中膀胱,溺出,令人少腹满。刺(月耑)肠内陷为肿。刺匡上陷骨中脉,为漏、为盲。刺关节中液出,不得屈伸。

CTHIÊN 53 : THÍCH CHÍ
HHoàng Đế hỏi: Tôi muốn nghe sự thật và sự thật. Kỳ Bá đáp: “Khí đủ thì ở dạng rắn, khí thiếu thì ở dạng thiếu. Điều này là bình thường, ngược lại là bệnh tật.” Ngũ cốc mạnh khí mạnh là chuyện bình thường, ngũ cốc thiếu dẫn đến khí hư, đây là bệnh thông thường, ngược lại là bệnh. Mạch mạnh và máu mạnh, mạch yếu và máu yếu là phổ biến, và ngược lại là bệnh tật.
Hoàng đế nói: Làm sao làm ngược lại? Kỳ Bá nói: Khí thiếu mà cơ thể nóng thì gọi là nghịch; ngũ cốc vào nhiều mà khí ít thì gọi là nghịch; ngũ cốc không vào mà khí nhiều thì gọi là nghịch. gọi là nghịch; khi mạch đầy và ít máu thì gọi là nghịch; khi mạch nhỏ và máu nhiều thì gọi là nghịch, đây gọi là nghịch.
Nếu khí quá mạnh và cơ thể lạnh, bạn sẽ bị sốt thương hàn. Thiếu khí và nhiệt độ cơ thể có thể dẫn đến thương tích liên quan đến nhiệt. Nếu có quá nhiều ngũ cốc và ít khí, sẽ có hiện tượng chảy máu và ẩm ướt ở phía dưới. Nếu ăn ít ngũ cốc và nhiều khí hơn, thì tà ác ở trong dạ dày và phổi. Nếu mạch nhỏ, máu ra nhiều thì đồ uống sẽ gây nóng. Nếu mạch lớn, máu ít, mạch nhiều gió, nước và bùn không vào được, đây chính là ý nghĩa.
Khí mạnh thì khí vào, khí yếu thì khí ra, khí mạnh thì khí nóng, khí yếu thì khí lạnh. Nếu đúng thì tay trái sẽ mở và kim sẽ trống, nếu là ảo thì tay trái sẽ khép và kim sẽ trống.

志论篇第五十三

帝问曰:愿闻虚实之要。岐伯对曰:气实形实,气虚形虚,此其常也,反此者病。谷盛气盛,谷虚气虚,此其常也,反此者病。脉实血实,脉虚血虚,此其常也,反此者病。
曰:如何而反?岐伯曰:气虚身热,此谓反也;谷入多而气少,此谓反也;谷不入而气多,此谓反也;脉盛血少,此谓反也;脉少血多,此谓反也。

气盛身寒,得之伤寒。气虚身热,得之伤暑。谷入多而气少者,得之有所脱血,湿居下也。谷入少而气多者,邪在胃及与肺也。脉小血多者,饮中热也。脉大血少者,脉有风气,水浆不入,此之谓也。

夫实者,气入也;虚者,气出也;气实者,热也;气虚者,寒也。入实者,左手开针空也;入虚者,左手闭针空也。


THIÊN 54 : CHÂM GIẢI
 Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết phép dùng Cửu châm (chín thứ châm) và thế nào là hư thực? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
“Khí hư thì bổ cho thực”, tức là đợi cho khi nào khí đến dưới châm đã nóng mới thôi, vì khí thực thời nhiệt. “Khí mãn thời làm cho tiết”, tức là đợi cho khi nào khí đến dươi châm lạnh mới thôi. Vì khí hư thời hàn. “Uất tích trời trừ đi” tức là dùng châm cho tiết bỏ ác huyết [2].
 “Tà thắng thời làm cho nó hư đi”, vậy khí rút châm ra đừng bỏ vết châm lại để cho tà khí cứ theo đó mà tiết ra [3].
 Như nói: “thong thả mà nhanh thời sẽ thực”, tức là lúc rút châm thời thong thả, nhưng sau khi châm rút ra hết rồi, kịp vít ngay vết châm lại. Như nói: “nhanh mà thong thả thời sẽ hư”, tức là rút châm ra nhanh mà thong thả mới lấy tay vít chỗ châm lại [4].
 Nói “thực với hư” tức là nhận xem khi đến ở dưới châm lạnh hay ấm thời biết là khí nhiều hay ít [5].
Khí ở con người hư hay thực, như có như không, phải yên tĩnh để nhật xét, nếu vội vàng không thể sao biết được [6].
 Bệnh có gốc ngọn, trị bệnh cũng phải có gốc ngọn. Có phân biệt được gốc ngọn, mới mong trị được bệnh [7].
 Hư thời làm cho thực, thực thời làm cho hư, về phép bổ tả, phải giữ cho đúng [8].
 Cái cốt yếu của sự hư thực, đối với phép dùng cửa châm, rất là tinh vi huyền ảo, nhưng cũng theo cái lẽ đương nhiên thôi [9].
 Trong khí hoặc bổ hoặc tả, thời sự khai hạp của khí cũng phản ứng theo (tức như trên đã nói) [10].
 Phàm chín thứ châm, danh và hình đều không giống nhau, có thể mới đầy đủ được phương pháp bổ và tả [11].
 Thích vào thực, muốn hư, hãy lưu châm, chờ âm khí đến dưới châm nhiều rồi, sẽ rút châm [12].
 Thích vào hư, muốn cho thực, chờ dương khí đến dưới châm nhiều rồi, sẽ rút châm [13].
 Như nói: “kinh khí đã đến, cần giữ đừng lỡ...” tức là đừng để cho khí lại thay đổi trái khác, mới mong khỏi bệnh [14].
 Như nói: “Sâu nâng ở chí...” tức là đã biết rõ bệnh ở trong hay ngoài, để dùng châm hoặc sâu hoặc nóng cho đúng. Như nói: “xa gần như một”, tức là lúc thích sâu hay nóâng phải có nhất định [15].
 Như nói: “Tay như nắm con hổ, tức là nói dùng châm phải vững vàng, không nên hấp tấp) [16].
 Như nói: “Thần không thể nào mọi vật...” tức là bảo người dùng châm phải yên tĩnh để xem xét bệnh nhân, không nên để tâm vào việc khác [17].
Vậy lúc cầm châm để châm cho bệnh nhân, phải đoan trang yên tĩnh, dùng mắt của mình trong vào mắt của bệnh nhân, khiến bệnh nhân chú ý vào mình, nhờ ở đó mà khí lưu hành được dễ dãi [18].
Bì (da) của người, ứng với trời. Nhục của người ứng với đất, mạch của người ứng với người. Cân của người ứng với thì (mùa) tiếng của người ứng với âm, dương của người hợp với khí và ứng với luật, răng và mặt, mắt của người ứng với tinh (sao), khí ra vào của người ứng với phong (gió), Chín khiếu và ba trăm sáu mươi nhăm lạc, ưng với Dã (khu vực) [19].
Cho nên châm số 1 để châm bì, châm số 2 để châm nhục, châm số 3 để châm mạch, châm số 4 để châm cân, châm số 5 để châm cốt, châm số 6 để điều âm dương , châm số 7 để ích tinh, châm số 8 để trừ phong, châm số 9 để thông chín khiếu, và trừ 365 khí ở các tiết. Vì vậy, nên nói các châm đó đều có “sở chủ” [20].
 Tâm, Ý của con người ứng với tám gió (gió của 8 phương) khí của con người ứng với trời, tóc, răng, tai, mắt và ngũ thanh của con người ứng với 5 âm, 6 luật, âm, dương, mạch, và huyết khí của con người, ứng với đất, can và mục của con người ứng với số cửu (tức chín). [21]
Can khai khiếu lên mắt, nên hợp gọi là “can mục”. Can thuộc mộc, mộc sinh ra bởi số 3. Ba nhân với ba tức là số chín) [22].

针解篇第五十四

黄帝问曰:愿闻九针之解,虚实之道。岐伯对曰:刺虚则实之者,针下热也,气实乃热也。满而泄之者,针下寒也,气虚乃寒也。菀陈则除之者,出恶血也。邪胜则虚之者,出针勿按;徐而疾则实者,徐出针而疾按之;疾而徐则虚者,疾出针而徐按之;言实与虚者,寒温气多少也。若无若有者,疾不可知也。察后与先者,知病先后也。为虚与实者,工勿失其法。若得若失者,离其法也。虚实之要,九针最妙者,为其各有所宜也。补写之时者,与气开阖相合也。九针之名,各不同形者,针穷其所当补写也。

刺实须其虚者,留针阴气隆至,乃去针也;刺虚须其实者,阳气隆至,针下热乃去针也。经气已至,慎守勿失者,勿变更也。深浅在志者,知病之内外也;近远如一者,深浅其候等也。如临深渊者,不敢堕也。手如握虎者,欲其壮也。神无营于众物者,静志观病人,无左右视也;义无邪下者,欲端以正也;必正其神者,欲瞻病人目制其神,令气易行也。所谓三里者,下膝三寸也;所谓跗之者,举膝分易见也;巨虚者,蹻足(骨行)独陷者;下廉者,陷下者也。

帝曰:余闻九针,上应天地四时阴阳,愿闻其方,令可传于后世以为常也。岐伯曰:夫一天、二地、三人、四时、五音、六律、七星、八风、九野,身形亦应之,针各有所宜,故曰九针。人皮应天,人肉应地,人脉应人,人筋应时,人声应音,人阴阳合气应律,人齿面目应星,人出入气应风,人九窍三百六十五络应野,故一针皮,二针肉,三针脉,四针筋,五针骨,六针调阴阳,七针益精,八针除风,九针通九窍,除三百六十五节气,此之谓各有所主也。人心意应八风,人气应天,人发齿耳目五声应五音六律,人阴阳脉血气应地,人肝目应之九。九窍三百六十五。人一以观动静天二以候五色七星应之,以候发毋泽五音一,以候宫商角徵羽六律有余,不足应之二地一,以候高下有余九野一节俞应之,以候闭节,三人变一分人,候齿泄多血少十分角之变,五分以候缓急,六分不足三分寒关节第九,分四时人寒温燥湿四时,一应之以候相反,一四方各作解。

THIÊN 55   : TRƯỜNG THÍCH TIẾT LUẬN

 Thích gia không cần phải chẩn, chỉ nghe bệnh nhân nói, cũng có thể thấu được bệnh tình [1].
 Bệnh  tại đầu, nhức đầu, dùng “tàng châm” (1) để thích. Thích tới cốt, bệnh khỏi, sẽ thôi. Phàm thích, đừng làm thương đến cốt nhục và bì. Bì là con đường để châm (2) [2].
Phàm trị về hàn nhiệt, phải dùng âm thích. Phương pháp âm thích, thích vào chính huyệt một châm, thích vào bàng huyệt 4 châm [3].
 Nếu bệnh nặng và lâu, nên điều trị Đại tàng. Phàm thích Đại tàng, nên thích ở lưng mà cho gần tới Tàng. Bởi dư huyệt của Tàng ở lưng [4].
 Thích ở Du mà gần tới Tàng, thời tàng khí với châm sẽ hợp nhau, mà chứng hàn nhiệt ở trong phúc sẽ bài trừ hết [5].
 Nhưng cái cốt yếu của phép thích, không nên để cho huyết ra quá nhiều, chỉ phát châm nóâng cho huyết ra ít thôi [6].
 Trị chứng ung thũng (mụn, sưng, nát), nên thích ngay trên Ung. Trong xem ung lớn hay nhỏ, để định sự thích sâu hay nóâng [7].
 Thích ung lớn, nên cho ra nhiều huyết, thích ung nhỏ, nên để nóâng châm [8].
 Phải giữ châm cho thật ngay, đừng để phạm đến thịt lành. Thích vừa đúng chỗ có máu mủ thì thôi [9].
Bệnh tại Thiếu phúc, có vật uất tích. Nhận ở Thiếu phúc, chỗ nào da “cồn dầy” lên thời thích. Lại thích ở hai bên đốt xương, Tân du sống thứ tư, thích ở hai bên yêu cốt, hai bên hiếp lặc... Để dẫn cho nhiệt khí ở trong phúc do dưới châm mà tiết ra, ý xá, Kinh môn [10].
 Bệnh tại Thiếu phúc, phúc thống không đại, tiểu tiện được, gọi là Sán, thích ở Thiếu phúc, hai đùi, yêu và khỏa cốt... Thích để mũi châm lâu sẽ rút ra, nhiệt khí tiết ra hết, bệnh sẽ khỏi [11].
 Bệnh tại cân, cân rút, khớp đau, không thể đi được, gọi là Cân tý. Vì thế phải thích ở trên cân, thích ở khoảng phận nhục, nhưng không được để trúng vào xương. Cân đã thư, bệnh sẽ hết, cân đã nóng, bệnh sẽ khỏi, và thôi không phải nữa [12].
 Bệnh tại cơ phụ, cơ phụ đều đau, gọi là Cơ tý. Bệnh này gây nên bởi hàn thấp, phải thích ở đại phận nhục, tiểu phận nhục [13].
 Châm nhiều huyệt và sâu, để cho khí nhiệt dẫn đến. Nhưng đừng làm thương đến cân cốt [14].
 Nếu thương đến cân cốt, sẽ biến thành chứng nan hoán (tay chân rã rời bất toại bên tả, hoặc bên hữu) chờ bao giờ các phận nhục nhiệt đều, bệnh sẽ khỏi, và thôi không  phải châm [15].
 Bệnh tại cốt, cốt nặng không thể cử động được. Cốt tủy toan thống, do hàn khí phạm vào, gọi là Cốt tý. Phải thích sâu, đừng làm thương đến mạch và nhục. Vì con  đường của nó phải đi qua Đại, tiểu phận nhục. Khi nào trong cốt nóng đều, bệnh khỏi, sẽ thôi không phải châm [16].
 Có chứng bệnh, lúc mới phát, thường mỗi năm phát sinh một lần, nếu không chữa, dần dần đến mỗi tháng một lần, hoặc ba bốn lần gọi là bệnh... Điên. Thích ở các phận nhục, các mạnh. Nếu không có chứng hàn, thời dùng châm để làm cho điều hòa, bệnh khỏi sẽ thôi không phải châm [17].
 Bệnh thuộc về phong, vừa hàn, vừa nhiệt, nhiệt hãn toát ra, nhiều lần. Trước hãy thích vào các phận lý, lạc, mạch. Nếu hãn vẫn ra, mà vẫn cứ hàn vừa nhiệt, thời ba ngày thích một lần, thích tới trăm ngày thì khỏi bệnh [18].
Bệnh đại phong (tức lệ phong), các khớp xương nặng nề, râu. Thích ở cơ nhục, để cho hãn ra, một trăm ngày thích ở cốt tuỷ, để cho hãn ra, một trăm ngày gọi là chứng Đại phong khoảng hai trăm ngày, râu và lông mày mọc lại, thì không châm nữa (1) [19].
长刺节论篇第五十五
刺家不诊,听病者言,在头,头疾痛,为藏针之,刺至骨,病已上,无伤骨肉及皮,皮者道也。
阴刺,入一傍四处。治寒热。深专者,刺大藏,迫藏刺背,背俞也。刺之迫藏,藏会,腹中寒热去而止。与刺之要,发针而浅出血。
治腐肿者刺腐上,视痈小大深浅刺,刺大者多血,小者深之,必端内针为故止。
病在少腹有积,刺皮(骨盾)以下,至少腹而止;刺侠脊两傍四椎间,刺两髂季胁肋间,导腹中气热下已。
病在少腹,腹痛不得大小便,病名曰疝,得之寒;刺少腹两股间,刺腰髁骨间,刺而多之,尽炅病已。
病在筋,筋挛节痛,不可以行,名曰筋痹。刺筋上为故,刺分肉间,不可中骨也;病起筋炅,病已止。
病在肌肤,肌肤尽痛,名曰肌痹,伤于寒湿。刺大分、小分,多发针而深之,以热为故;无伤筋骨,伤筋骨,痈发若变;诸分尽热,病已止。
病在骨,骨重不可举,骨髓酸痛,寒气至,名曰骨痹。深者刺,无伤脉肉为故,其道大分小分,骨热病已止。
病在诸阳脉,且寒且热,诸分且寒且热,名曰狂。刺之虚脉,视分尽热,病已止。
病初发,岁一发,不治月一发,不治,月四五发,名曰癫病。刺诸分诸脉,其无寒者以针调之,病已止。
病风且寒且热,炅汗出,一日数过,先刺诸分理络脉;汗出且寒且热,三日一刺,百日而已。
病大风,骨节重,须眉堕,名曰大风,刺肌肉为故,汗出百日,刺骨髓,汗出百日,凡二百日,须眉生而止针。


THIÊN 56 : BÌ BỘ LUẬN

 Hoàng Đế hỏi:
Tôi nghe bì (da) có phận bộ, mạch có kinh kỷ, cân có kết lạc, cốt có độ lượng... Chủ về bệnh đều có khác nhau. Vậy tả, hữu, trên, dưới và Aâm, Dương ở đâu, sinh ra bệnh trước sau thế nào, xin cho biết rõ [1].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Muốn biết bì bộ, phải dùng Kinh mạch để ghi nhớ. Các Kinh khác đều như vậy (1) [2].
Dương Lạc của Dương Minh, gọi là Hai phi. Trên dưới (tức Thủ, Túc Dương Minh) cùng một phép xét nhận. Hễ thấy trong bộ phận, có “phù lạc” hiện lên, tức là Lạc của Dương Minh. Trông xem sắc của nó, nếu xanh nhiều là “thống”, đen nhiều là “tý” hoàng và xích là nhiệt, trắng nhiều là hàn. Nếu năm sắc đều hiện làvừa hàn vừa nhiệt. Ở Lạc mà thịnh (nhiều), sẽ dẫn vào Kinh (1). Dương chủ về bệnh ở ngoài, Aâm chủ về bệnh ở trong. (2) [3].
Dương lạc của Thiếu dương, gọi là Khu trì. Trên dưới cùng một phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có “phù lạc” hiện lên, tức là Lạc của Thiếu dương. Lạc thịnh thời dẫn vào kinh. Cho nên ở Dương thời chủ dẫn vào, ở âm thời chủ dẫn ra, để lại thấm vào trong. Các kinh khác đều như vậy. (1) [4].
Dương lạc của Thái dương gọi là quan khu, trên dưới cùng một phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có phù lạc hiện lên tức là Lạc của Thái dương. Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh [5].
 Aâm lạc của Thiếu âm gọi là Khu nhu. Trên dưới cùng một phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có phù lạc hiện lên, tức là Lạc của Thiếu âm. Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh. Khi dẫn vào Kinh, qua Dương bộ để rót vào Kinh, khi dẫn ra, do âm bộ rót vào trong Cốt (1) [6].
Âm lạc của Tâm chủ gọi là Hạ kiên. Trên dưới cùng phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có phù lạc hiện lên, tức là Lạc của Tâm chủ, Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh. “Trên” tức Thủ quyết âm Tâm chủ, “dưới” tức Túc quyết âm Can [7].
âm lạc của Thái âm, gọi là quan trập. Trên dưới cùng phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có “phù lạc” hiện lên tức là Lạc của Thái âm. Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh [8].
 Phàm Lạc mạch của mười hai kinh, đều có hiện ra ở bì bộ [9].
 Xem đó thời biết: trăm bệnh khi mới phát sinh đều trước từ bì mao. Tả trúng vào nó thời tấu lý mở ra. Tấu lý mở ra thời phạm vào Lạc mạch. Nếu cứ để nó ở đó mà không tả đi, thời nó sẽ truyền kinh. Vào kinh mà vẫn để vậy, thời nó lại truyền vào Phủ, và ký túc ở Trường, Vị [10].
 Tà khí mới phạm  vào bì mao, thời các chân lông đều “sẩn” cả lên, rồi tấu khi mở ra mà dẫn vào Lạc [11].
 Khi vào lạc, thời Lạc mạch thịnh, sắc biến đi [12].
 Khi dẫn vào Kinh, thời khi của Tàng phủ bị hư mà lõm xuống [13].
 Nếu lưu ở khoảng cân cốt, hàn nhiều thời cân rút, cốt đau, nhiệt nhiều thời cân trùng, cốt tiêu, thịt sút, xương khoai nứt nẻ, lông tóc cứng thẳng, các bại chứng đều phát sinh [14].
 Mười hai bộ của bì, phát sinh bệnh thế nào? [15]
 Bì là bộ phận của mạch. Tà phạm vào bì thời tấu lý mở ra, do đó tà phạm vào Lạc mạch, lại do Lạc mạch phạm vào Kinh mạch. Kinh mạch mãn thời phạm vào Tàng, Phủ. Vậy biết. bì cũng có bộ phận, vì khi bất cập mới gây bệnh, nên bệnh lớn [16].
皮部论篇第五十六
黄帝问曰:余闻皮有分部,脉有经纪,筋有结络,骨有度量。其所生病各异,别其分部,左右上下,阴阳所在,病之始终,愿闻其道。
岐伯对曰:欲知皮部以经脉为纪者,诸经皆然。阳明之阳,名曰害蜚,上下同法。视其部中有浮络者,皆阳明之络也。其色多青则痛,多黑则痹,黄赤则热,多白则寒,五色皆见,则寒热也。络盛则入客于经,阳主外,阴主内。
少阳之阳,名曰枢持,上下同法。视其部中有浮络者,皆少阳之络也,络盛则入客于经,故在阳者主内,在阴者主出,以渗于内,诸经皆然。
太阳之阳,名曰关枢,上下同法。视其部中有浮络者,皆太阳之络也。络盛则入客于经。
少阴之阴,名曰枢儒,上下同法。视其部中有浮络者,皆少阴之络也。络盛则入客于经,其入经也,从阳部注于经;其出者,从阴内注于骨。
心主之阴,名曰害肩,上下同法。视其部中有浮络者,皆心主之络也。络盛则入客于经。
太阴之阴,名曰关蛰,上下同法。视其部中有浮络者,皆太阴之络也。络盛则入客于经。凡十二经络脉者,皮之部也。
是故百病之始生也,必先于皮毛,邪中之则腠理开,开则入客于络脉,留而不去,传入于经,留而不去,传入于府,廪于肠胃。邪之始入于皮毛也,晰然起毫毛,开腠理;其入于络也,则络脉盛色变;其入客于经也,则感虚乃陷下。其留于筋骨之间,寒多则筋挛骨痛,热多则筋弛骨消,肉烁(月囷)破,毛直而败。
帝曰:夫子言皮之十二部,其生病皆何如?岐伯曰:皮者脉之部也,邪客于皮则腠理开,开则邪入客于络脉,络脉满则注于经脉,经脉满则入舍于府藏也,故皮者有分部,不与而生大病也。

THIÊN 57 : KINH LẠC LUẬN

 Hoàng Đế hỏi rằng: [1]
 Lạc mạch hiện ra năm sắc khác nhau. Sở dĩ có sự không giống nhau đó, là vì sao? [2]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Kinh có thường sắc, còn lạc thời biến dịch rất không thường.
Thế nào là thường? [3]
 Tâm đỏ, Phế trắng, Can xanh, Tỳ vàng, Thận đen. Đó là mạch sắc thường của các Kinh [4].
 âm Dương của Lạc, có ứng với Kinh không? [5]
 Sắc của Aâm lạc, ứng với Kinh, sắc của Dương lạc, biến đổi thông thường, theo bốn mùa mà dẫn đi (1) [6].
Hàn nhiều thời “đọng rít”. Đọng rít thời hiện ra sắc xanh và đen; nhiệt nhiều thời “loãng chảy”. Loãng chảy thời hiện ra sắc vàng và đỏ. Nếu năm sắc cùng hiện ra một lúc, sẽ thành bệnh vừa hàn vừa nhiệt [7].

经络论篇第五十七

黄帝问曰:夫络脉之见也,其五色各异,青黄赤白黑不同,其故何也?岐伯对曰:经有常色而络无常变也。
帝曰:经之常色何如?岐伯曰:心赤,肺白、肝青、脾黄、肾黑,皆亦应其经脉之色也。
帝曰:络之阴阳,亦应其经乎?岐伯曰:阴络之色应其经,阳络之色变无常,随四时而行也。寒多则凝泣,凝泣则青黑;热多则淖泽,淖泽则黄赤;此皆常色,谓之无病,五色具见者,谓之寒热。帝曰:善。 

THIÊN 58: KHÍ HUYỆT LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng:
Tôi nghe Khí huyệt, có ba trăm sáu mươi nhăm huyệt, để ứng với một năm, xin cho biết rõ là làm sao? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Bối với Tâm cùng rút nhau vào mà đau, nên trị ở Thiên đột, Thập trùy với Thượng kỷ. Thượng kỷ tức là Vị quản: Hạ kỷ tức là Quan nguyên (1) [2].
Hoàng Đế chắp tay, nhường qua một bên, không dám nhận mà nói [3]
Tà khí ở bối và Hung, nó liên lạc với âm, dương, tả, hữu như vậy, phát sinh ra bệnh tiền hậu đau và rít, hung hiếp đau không thể thở, không thể nằm, khi nhược lên, ngắn hơi và thiên thống [4].
 Mạch của nó “phình to ra”, lệch sang, Khao môn mạch, chằng qua Hung, Hiếp, rẽ vào Tâm suốt lên cách, vòng lên vai, qua Thiên đột, lệch xuống dưới vai, giao ở dưới thập chùy (đốt xương sống thứ mười) [5].
 Về Tàng du có năm mươi huyệt (Mỗi Tàng có năm huyệt. Năm lần năm là hai mươi lăm huyệt, mỗi huyệt lại chia làm tả hữu hai huyệt. Nên mới thành năm mươi huyệt) [6].
 Phủ du bảy mươi hai huyệt (1) [7].
 Sáu Phủ, mỗi Phũ 6 huyết, 6 x 6 = 36. Mỗi huyệt lại chia làm tả hữu  hai huyệt, nên mới thành 72 huyệt.
 Nhiệt du năm mươi chín huyệt (1) [8].
1) Ở trên đầu có 5 hàng, mỗi hàng 5 huyệt, thành 25 huyệt; Đại chữ. Ưng du, Khuyết bồn, Cốt du, mỗi huyệt có 2, thành 8 huyệt, Khi nhai, Tam lý, Cự hư, Thượng hạ liêm, mỗi huyệt có 2, thành 8 huyệt; Vân môn, Ngu cốt, Uûy trung, Tủy không, mỗi huyệt có 2, thành 8 huyệt, bên cạnh du của 5 Tàng, đều có 2 huyệt, thành 10 huyệt. Hợp cả lại thành 59 huyệt.
 Thủy du năm mươi bảy huyệt (1) [9].
1) Trên xương “khu” 5 hàng, mỗi hàng năm huyệt thành 25 huyệt. Trên Phục thổ đều có hai hàng, mỗi hàng có 5 huyệt, thành 20 huyệt, trên Khỏa đều có 1 hàng, mỗi hàng có 6 huyệt, thành 12 huyệt. Tổng cộng thành 57 huyệt. Trở lên cộng 116 huyệt.
Trên đầu năm hàng, mỗi hàng năm huyệt. Thành hai mươi lăm huyệt (1).
1) Trên đây lại nói về huyệt của Nhiệt du một lần nữa, vì Nhiệt du tức cũng là Khí huyệt. Do ở nó “có thể lấy khí có thể tả nhiệt” lại có thể khiến nhiệt tà theo khí mà tiết ra, cho nên dưới đây lại nói: “Nhiệt du tại khí huyết”.
 Hai bên trung lữ đều có 5, thành 10 huyệt [10]. Trên hai bên Đại trùy, đều có 1, thành 2 huyệt [11].  Phù bạch bên đồng tử mắt có 2 huyệt [12]. Lưỡng bễ áp hai huyệt [13]. Độc Tỵ 2 huyệt [14].  Huyệt Đa sở văn ở giữa tai, 2 huyệt [15] .  My bản 2 huyệt [16]. Uyển cốt 2 huyệt [17]. Hàng trung ương một huyệt [18].  Chẩm cốt 2 huyệt [19]. ) Thượng quan hai huyệt [20].  Đại nghinh 2 huyệt [21].  Hạ quan hai huyệt. 23 Thiên trụ 2 huyệt [ 23].  Cự hư, thương, hạ liêm 4 huyệt [24]. Khúc nha 2 huyệt [25]. Thiên đột 1 huyệt [26].  Thiên phủ 2 huyệt [27]. Thiên dũ 2 huyệt [28]. Phù đột 2 huyệt [29]. Thiên song 2 huyệt [30]. Kiên giải 2 huyệt [31]. Quan nguyên 1 huyệt [32].  ûy dương 2 huyệt [33].  Kiên trinh 2 huyệt [34]. âm môn 1 huyệt [35]. Tề 1 huyệt[36]. Hung du 12 huyệt [37]. Bối du 2 huyệt [38]. Ưng du 12 huyệt [39]. hận phục 2 huyệt [41]. Khỏa thượng hoành 2 huyệt [42].  âm, Dương kiêu 4 huyệt. Chiến hải + Thân mạch, Dương phụ [42].
 Thủy du ở các phân nhục, nhiệt du tại khi huyết [43]. Hàn nhiệt du tại “lưỡng hài” (1) áp trung (Điều gốc) 2 huyệt [44].
Một huyệt Đại cấm (cấm rất ngặt) 25 thích, ở dưới huyệt Thiên phủ 5 tấc (1) [45].
Hoàng Đế nói:
Tôi đã được biết rõ Khí huyệt ở những nơi đâu, nhờ có cách dùng châm rất được dễ dàng. Nhưng còn Tôn lạc và Khê, Cốc, tương ứng như thế nào, xin cho biết... [47]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tôn lạc có 365 huyệt hội, cũng để ứng với một năm, vừa để thông Vinh, Vệ, có khi lại sinh những bệnh lạ lùng [48].
Nếu Vinh, Vệ bị ngừng đọng. Vệ tán, vinh tràn, khí kiệt, huyết nghẽn, thì bên ngoài sẽ phát hàn nhiệt, bên trong thời thành thiểu khí... Phải “tả” ngay đừng chậm, để thông Vinh, Vệ.
Vậy thấy sắc. Lạc hiện lên thời tả ngay, không cần phải xét đến “sở hội” (1) [49].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết huyệt hội của Khê, Cốc thế nào? [50]
Kỳ Bá thưa:
Nơi đại hội của nhục gọi là Cốc, nơi tiểu hội của Nhục gọi là Khê, ở trong khoảng phận nhục và nơi hội của Khê Cốc, là để hành Vinh, Vệ, để tụ hội đại khí (1) [51].
Tà nhiều, khí nghẽn, mạch nhiệt, nhục bại, vinh vệ không lưu hành được, sẽ phải hóa thành mủ, trong làm tiêu hao cốt tủy, ngoài làm nứt vỡ bọng chân... Rồi lưu hành mãi ở các khớp xương, sẽ cùng gây nên tất bệnh [42].
Hàn tích ở bên trong vinh vệ không thuận, thịt nhăn, gân co, khuỷu tay không duỗi ra được. Bên trong thành chứng cốt tý, bên ngoài thành chứng bất nhất. Gọi là “bất túc” đó là bởi khi đại hàn ngừng trệ ở Khê, Cốc mà gây nên [43].
Khê và Cốc, 365 huyệt hội, cũng để ứng với một năm. Nếu khí vít tầm thường, chí tràn lan đi lại ở trong mạch, châm nhẹ có thể tới, thời phép châm cũng như các nơi khác [44].

气穴论篇第五十八

黄帝问曰:余闻气穴三百六十五,以应一岁,未知其所,愿卒闻之。岐伯稽首再拜对曰:窘乎哉问也!其非圣帝,孰能穷其道焉!因请溢意尽言其处。帝捧手逡巡而却曰:夫子之开余道也,目未见其处,耳未闻其数,而目以明,耳以聪矣。岐伯曰:此所谓圣人易语,良马易御也。帝曰:余非圣人之易语也,世言真数开人意,今余所访问者真数,发蒙解惑,未足以论也。然余愿闻夫子溢志尽言其处,令解其意,请藏之金匮,不敢复出。

岐伯再拜而起曰:臣请言之,背与心相控而痛,所治天突与十椎及上纪,上纪者,胃脘也,下纪者,关元也。背胸邪系阴阳左右,如此其病前后痛濇,胸胁痛而不得息,不得卧,上气短气偏痛,脉满起,斜出尻脉,络胸胁支心贯鬲,上肩加天突,斜下肩交十椎下。

藏俞五十穴,府俞七十二穴,热俞五十九穴,水俞五十七穴,头上五行行五,五五二十五穴,中两傍各五,凡十穴,大椎上两傍各一,凡二穴,目瞳子浮白二穴,两髀厌分中二穴,犊鼻二穴,耳中多所闻二穴,眉本二穴,完骨二穴,顶中央一穴,枕骨二穴,上关二穴,大迎二穴,下关二穴,天柱二穴,巨虚上下廉四穴,曲牙二穴,天突一穴,天府二穴,天牖二穴,扶突二穴,天窗二穴,肩解二穴,关元一穴,委阳二穴,肩贞二穴,瘖门一穴,齐一穴,胸俞十二穴,背俞二穴,膺俞十二穴,分肉二穴,踝上横二穴,阴阳蹻四穴,水俞在诸分,热俞在气穴,寒热俞在两骸厌中二穴,大禁二十五,在天府下五寸,凡三百六十五穴,针之所由行也。

帝曰:余已知气穴之处,游针之居,愿闻孙络谿谷,亦有所应乎?岐伯曰:孙络三百六十五穴会,亦以应一岁,以溢奇邪,以通荣卫,荣卫稽留,卫散荣溢,气竭血著,外为发热,内为少气,疾写无怠,以通荣卫,见而写之,无问所会。

帝曰:善。愿闻谿谷之会也。岐伯曰:肉之大会为谷,肉之小会为谿,肉分之间,谿谷之会,以行荣卫,以会大气。邪溢气壅,脉热肉败荣卫不行,必将为脓,内销骨髓,外破大膕,留于节湊,必将为败。积寒留舍,荣卫不居,卷肉缩筋,肋肘不得伸,内为骨痹,外为不仁,命曰不足,大寒留于谿谷也。谿谷三百六十五穴会,亦应一岁,其小痹淫溢,循脉往来,微针所及,与法相同。

帝乃辟左右而起,再拜曰:今日发蒙解惑,藏之金匮,不敢复出,乃藏之金兰之室,署曰气穴所在。岐伯曰:孙络之脉别经者,其血盛而当写者,亦三百六十五脉,并注于络,传注十二络脉,非独十四络脉也,内解写于中者十脉。 


THIÊN 59 : KHÍ PHỦ LUẬN

Mạch khí, của Túc Thái dương phát ra 78 huyệt. Hai đầu lông mày, mỗi bên một huyệt. Từ khoảng tóc tới cổ, ba tấc rưỡi, bên cạnh có 5 huyệt, cùng cách nhau 3 tấc [1].
Thấy phù khí hiện lên ở trong bì (da), có 5 hàng mỗi hàng có 5 huyệt. Năm lần năm, thành 25 huyệt. Hai bên đại cân ở cổ, mỗi bên có một huyệt. Từ hiệp bối trở xuống đến Cầu Vỹ 21 tiết khoảng đốt thứ 15, nếu có một huyệt. Du của 5 Tàng, mỗi Tàng đều có 5 Du, Du của 6 Phủ, mỗi phủ đều có 6 Du. Từ Uûy trung trở xuống đến cạnh Túc tiểu chỉ đều có 6 Du [2].
3) Mạch khí của Túc Thiếu dương phát ra 62 huyệt. Trên hai góc đầu (giác), mỗi bên đều có 2 huyệt, từ mắt thẳng lên phát tế, đều có 5 huyệt, phía trước tai đều có 1 huyệt, phía sau tai đều có 1 huyệt, dưới Nhuệ phát đều có một huyệt, dưới Khách chủ nhân đều có một huyệt, chỗ lõm phía sau tai, đều có một huyệt, ở Hạ quan, đều có một huyệt,  ở Khuyết bồn, đều có một huyệt, ở dưới nách 3 tấc, từ Hiệp đến Khư, 8 khoảng, đều có một huyệt, bên cạnh Bễ khu đều có một huyệt, từ đầu gối đến ngón chân thứ hai, đều có 6 Du [3].
Mạch khí của Túc Dương minh phát ra 68 huyệt, Đầu trán và cạnh phát tế đều có 3 huyệt, hai bên Cầu cốt không đều có một huyệt, nơi cốt không của huyệt Đại nghinh, đều có một huyệt tại Nhân nghinh, đều có một huyệt, tại Khuyết bồn ngoài Cốt không đều có một huyệt, tại Ưng trung gian đều có một huyệt. Giáp Tể quảng 3 tấc, đều có 3 huyệt, tại Khí nhai động mạch, đều có một huyệt, tại trên Phục thổ đều có một, từ Tam lý trở xuống đến ngón chân giữa đều có 8 Du [4].
Mạch khí của Thủ Thái dương phát ra 36 huyệt. Phía trong đầu, mắt đều có một huyệt. Phía ngoài mắt đều có một huyệt, dưới Cầu cốt đều có một huyệt, trên vành tai, đều có một huyệt, trong tai, đều có một huyệt, tại huyệt Cự cốt đều có một huyệt, tại trên Khúc dịch đều có một huyệt, tại chỗ lõm trên Trụ cột, đều có một huyệt, tại Kiên giải, đều có một huyệt, dưới Kiên giải 3 tấc, đều có một huyệt, từ khuỷu trở xuống đến cuối ngón tay út đều có 6 Du [5].
Mạch khí của Thủ Dương minh phát ra 22 huyệt. Từ Tỵ không ngoại liêm đến trên cổ đều có 2 huyệt, tại đại nghinh cốt không đều có một huyệt, tại nơi hội của Trụ cốt, đều có một huyệt, tại nơi hội của Ngu cốt, đều có một huyệt, từ khuỷu trở xuống đến cuối ngón tay cái, đều có 6 Du [6].
Mạch khí của Thủ Thiếu dương phát ra 32 huyệt. Dưới Cứu cốt, đều có một huyệt, sau lông mày đều có một huyệt. trên “giác” đều có một huyệt, phía sau Hạ hoàn cốt, đều có một huyệt, giữa cổ, phía trước huyệt của Túc Thái dương, đều có một huyệt, tại cạnh Phù đột, đều có một huyệt, tại Kiên trinh, đều có một huyệt tại dưới Kiên trinh khoảng dưới 3 tấc, đều có một huyệt, từ khuỷu trở xuống đến cuối ngón tay vô danh đều có 6 Du [7].
Mạch khí của Đốc mạch phát ra 28 huyệt. Khoảng giữa cổ đều có 2 huyệt, sau Phát tế có 8 huyệt, tại giữa mặt có huyệt, Từ Đại Trùy trở xuống đến Cầu vĩ và bên cạnh, có 15 huyệt. Về phép kiểm nhận tích trùy (đốt xương sống), từ Đại trùy trở xuống đến Để cốt, cộng 21 đốt, (trên Đại trùy có 3 đốt nữa, cộng thành 24 đốt, Có người nói là ứng với 24 khí) [8].
 Mạch khí của Nhâm mạch phát ra 28 huyệt. Khoảng giữa Hầu, 2 huyệt, tại Ung trung cốt, Hãm trung, đều có một huyệt tại dưới Cưu vĩ hai tấc, tại Vị oản 5 tấc, từ Vị oản trở xuống đến Hoành cốt một tấc rưỡi, linh một phân. Đó là Phúc mạch pháp vậy (phép chẩn mạch tại phúc bộ), tại Hạ âm riêng có một huyệt, dưới mắt đều có một huyệt, dưới môi có một huyệt, tại “lợi” răng có một huyệt [9].
 Mạch khí của xung mạch phát ra 22 huyệt. Ngoài Cưu vĩ mỗi bên đều nửa tấc, đến khoảng rốn, cùng cách nhai một tấc, đều có một huyệt. Từ bên cạnh rốn trở xuống, mỗi bên đều có 5 phân, đến Hoành cốt một tấc, có một huyệt. Đó là Phúc mạnh pháp vậy [10].
 Mạch của Túc Thiếu âm phát ra ở dưới lưỡi [11].
Cấp mạch ở mao trung Quyết âm, đều có một huyệt [12].
 Thủ Thiếu âm điều có một huyệt [13].
 âm, Dương kiêu đều có một huyệt [14].
 Mạch khí phát ra ở Thủ, Túc Ngư tế, cộng ba trăm sáu mươi lăm huyệt [15].

气府论篇第五十九

足太阳脉气所发者七十八穴:两眉头各一,入发至项三寸半,傍五,相去三寸,其浮气在皮中者凡五行,行五,五五二十五,项中大筋两傍各一,风府两傍各一,侠背以下至尻尾二十一节,十五间各一,五藏之俞各五,六府之俞各六,委中以下至足小指傍各六俞。

足少阳脉气所发者六十二穴:两角上各二,直目上发际内各五,耳前角上各一,耳前角下各一,锐发下各一,客主人各一,耳后陷中各一,下关各一,耳下牙车之后各一,缺盆各一,掖下三寸,胁下至胠,八间各一,髀枢中傍各一,膝以下至足小指次指各六俞。

足阳明脉气所发者六十八穴:额颅发际傍各三,面鼽骨空各一,大迎之骨空各一,人迎各一,缺盆外骨空各一,膺中骨间各一,侠鸠尾之外,当乳下三寸,侠胃脘各五,侠齐广三寸各三,下齐二寸侠之各三。气街动脉各一,伏菟上各一,三里以下至足中指各八俞,分之所在穴空。

手太阳脉气所发者三十六穴:目内眥各一,目外眥各一,鼽骨下各一,耳郭上各一,耳中各一,巨骨穴各一,曲掖上骨穴各一,柱骨上陷者各一,上天窗四寸各一,肩解各一,肩解下三寸各一,肘以下至手小指本各六俞。

手阳明脉气所发者二十二穴:鼻空外廉、项上各二,大迎骨空各一,柱骨之会各一,髃骨之会各一,肘以下至手大指次指本各六俞。

手少阳脉气所发者三十二穴:鼽骨下各一,眉后各一,角上各一,下完骨后各一,项中足太阳之前各一,侠扶突各一,肩贞各一,肩贞下三寸分间各一,肘以下至手小指次指本各六俞。

督脉气所发者二十八穴:项中央二,发际后中八,面中三,大椎以下至尻尾及傍十五穴,至骶下凡二十一节,脊椎法也。

任脉之气所发者二十八穴:喉中央二,膺中骨陷中各一,鸠尾下三寸,胃脘五寸,胃脘以下至横骨六寸半一,腹脉法也。下阴别一,目下各一,下唇一,龂交一。

冲脉气所发者二十二穴:侠鸠尾外各半寸至齐寸一,侠齐下傍各五分至横骨寸一,腹脉法也。

足少阴舌下,厥阴毛中急脉各一,手少阴各一,阴阳蹻各一,手足诸鱼际脉气所发者,凡三百六十五穴也。

从风憎风,刺眉头。失枕,在肩上横骨间。折,使榆臂,齐肘正,灸脊中。

THIÊN 60  : CỐT KHÔNG LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng:
Tôi nghe: phong là một thứ bắt đầu sinh ra trăm bệnh. Dùng châm để điều trị, nên như thế nào? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phong từ ngoài vào, khiến người rét run, hãn ra, đầu nhức mình nặng, ố hàn. Nên trị tại Phong phủ, làm cho âm dương điều hòa. Bất túc thời bổ, hữu dư thời tả [2].
 Đại phong phạm vào người, khiến cho gáy, cổ đau, nên thích ở Phong phủ. Huyệt Phong phủ tại thượng trùy (Phong phủ tức là huyệt của Đốc mạch) [3].
 Đại phong phạm vào người, hãn ra. Cứu ở huyệt Y hy. Huyệt Y hy tại dưới bối cách đường xương sống 3 tấc, lấy tay áp mạnh vào, bảo bệnh nhân kêu to lên hai tiếng “y hy”, huyệt sẽ bật lên ở dưới tay [4].
Nếu thấy gió mà ghê gió, thích ở đầu lông mày [5].
 Nếu gáy đau không gối được, thích khoảng Hoành cốt tại trên vai [6].
 Nếu lưng đau như gãy xuống, dùng tay buông thõng xuống, ngang với đầu khủyu tay, chiếu ra xương sống, sẽ cứu ở đấy [7].
Đau ở Diểu lạc, qúi hiếp, lan ra Thiếu phúc, vừa đau vừa, trướng, thích ở huyệt Y hy [8].
“Yêu” đau không thể cúi ngửa, đau rút xuống âm nóãn, thích luật biểu ở phận giác ở lưng [9].
 Chứng Thử lậu, phát hàn nhiệt, thích ở Hàn phủ. Huyệt Hàn phủ tại gần huyệt Giải vinh ở đầu gối. Nếu muốn lấy huyệt Uûy trung tại sau gối (khuỷu, kheo) thời bảo đứng “vái” (Vì đứng vái thì ưỡn thẳng kheo ra, dễ lấy huyệt), muốn lấy ở túc tâm thời bảo quì (túc tâm tức là huyệt Dũng toàn. Quì thời chia hẳn lòng bàn chân ra, thấy được huyết ngay) [10].
 Nhâm mạch phát sinh từ phía dưới Trung cực lên tới Mao tế, vòng phúc lý, lên quan nguyên, đến Yết hầu, qua mép vòng lên mắt [11].
 Xung mạch phát sinh từ Khí nhai, cùng với kinh Thiếu âm qua Tể dẫn lên, đến Hung thời chia đi [12].
 Nhâm mạch mắc bệnh, ở con trai bên trong kết thành bảy chứng Sáu, ở con gái, sinh chứng Đái hạ và Giả tụ [13].
Xung mạch mắc bệnh, khí nghịch và lý cấp [14].
 Đốc mạch mắc bệnh, xương sống cứng và đau như gãy [15].
 Đốc mạch phát sinh từ Thiếu phúc, ở khoảng giữa hạ cốt [16].
 Về con gái, buộc vào Đình khổng (tức âm hộ), chỗ, “khổng” đó, tức là gốc của Niệu khổng. Lạc của nó, vòng âm khi, hợp với Thoán gian, quanh ra Thoán hậu, chằng xuống diễn, đến thiếu âm với Cự dương. Về trung lạch hợp với Thiếu âm, dẫn lên phía sau vế, xuất lên “tích” rồi nóái vào Thận. Cùng với mạch của kinh Thái dương khởi ở phía trong đầu mắt, lên trán, qua đỉnh đầu, chằng vào óc, rồi quanh xuống cổ, vòng xuống vai, qua tích đến yêu, giáp với Lữ và chằng vào Thận [17].
 Về con trai, theo hành (tức sinh thực khí) đến Thoán, cũng giống con gái. Một đường do Thiếu phục dẫn lên, qua giữa rốn, suốt Tâm, tới Hầu, lên mép, vòng môi rồi buộc lên phía dưới hai mắt [18].
 Bệnh phát sinh ở mạch nầy, từ Thiếu phúc xung lên Tâm mà đau, không đại tiểu được, đó gọi là Xung sán, ở con gái thời không thụ thai. Nếu phát ở tiền, hậu âm thời sẽ là các chứng long (tiểu buốt). Trĩ, di nịch, và ách can [19].
 Đốc mạch phát bệnh, trị ở Đốc mạch, huyệt tại cốt thượng, quá lắm thời thích ở Tề hạ Doanh [20].
 Nếu thượng khí trở thành tiếng, trị ở giữa Hầu, hoặc tại giữa Khuyết Bổn. Nếu bệnh xung lên Hầu, nên trị ở Tiệm. Tiệm là nơi phân chi của Đốc mạch, ở gần mép [21].
 Đầu gối như bận bịu khó co duỗi, nên trị ở “Kiền”, ngồi mà đầu gối đau, nên trị ở “ Cơ ” (Kiền với Cơ tức là chỗ cơ quan, khớp xương) [22].
 Đứng mà thấy nóng ở trong xương, nên trị ở Hài gian [23].
 Đầu gối đau, đau suốt xuống ngón chân cái, nên trị ở quắc trung [24].
 Ngồi mà đầu gối đau như vật gì bám vào nên trị ở quan [25].
 Đầu gối đau không thể co duỗi nên trị ở Bối nóäi [26].
 Đầu gối đau suốt xương ống như muốn gãy, trị ở Dương minh Trung du dao.
 Nếu muốn trị sang nơi khác thời trị ở Cự dương, Thiếu âm Doanh [27].
 áng chân đau nhức không thể đứng lâu, trị ở Duy của Thiếu dương, huyệt này tại trên Ngoại khỏa 5 tấc Quang minh [29].
 Trên Phụ cốt, dưới Hoành cốt là Kiền, giáp Khoan là Cơ. Tất giải là Hài quan, cái xương liền với gối là Liên hài, trên Hài là Phụ, trên Phụ là Quắc. Trên Quắc là quan, xương nằm ngang phía sau đầy là Chẩm [30].
Thủy du có năm mươi bảy huyệt là: trên chân có 5 hàng, mỗi hàng 5 huyệt, trên Phục thổ có 2 hàng, mỗi hàng 5 huyệt, tả hữu mỗi bên đều có một hàng, mỗi hàng 5 huyệt, trên khỏa đều có một hàng, mỗi hàng có 6 huyệt [31].
Huyệt Tủy không, tại sau Não, 3 phân, và tại dưới Lô tế, Nhuệ cốt. Một đường tại dưới ngân cơ, một đường tại dưới Trung phục cốt phía sau cổ; một đường tại nơi rỗng không ở Tích cốt; và tại trên phong phủ dưới nơi rỗng không ở Tích cốt, lại ở nơi rỗng không tại dưới Cầu cốt [32]. Vài huyệt Tủy không tại mặt gần mũi hoặc miệng, xuống gần hai vai [33]. Cốt không ở hai bắp tay, tại cảnh bắp tay [34]. Tý cốt không ở cạnh Tý, cách khỏa 4 tấc, ở vào khoảng giữa hai cốt không [35]. Cốt không của vế cạnh Vế, phía trên gối 4 tấc. Yêu tế cốt không tại phía động mạch áp chân lông [36]. Cầu cốt không tại phía sau Bễ cốt, cách nhau 4 tấc [37]. Biển cốt (thứ xương giẹp, như xương mặt, không có Tủy khổng, không có dịch tủy (thay đổi tủy) nhưng bên ngoài cũng cân mạc và các chất thấm nhuần, một loại với các xương khác [38].
Về phép cứu chứng hàn nhiệt, trước cứu Đại trùy ở cổ, tính theo tuổi làm “tráng” (mỗi lượt gọi là mỗi tráng, như 10 tuổi thì 10 tráng v.v). Rồi cứu đến quyết cốt (tức Vĩ cùng, đều thuộc Đốc mạch), cũng tính “tráng” như trên. Trông xem chỗ lõm ở Bối du, để cứu ở đó. Cứu ở đầu Hoa cốt trên ngoại khỏa. Cứu ở khe ngón chân út với ngón vô danh giáp nhau. Cứu ở hãm mạch dưới bộng chân. Cứu ở phía sau ngoại khỏa. Aùn tay vào trên xương Khuyết bồn, thấy cứng và đau như mới có cai gân nóåi lên, nên Cứu ngay ở đó. Cứu ở khoảng hãm cốt tại Ưng trung. Cứu ở dưới Thúc cốt tại bàn tay. Cứu ở dưới 3 tấc huyệt quan nguyệt tại dưới rốn. Cứu ở Động mạch tại mao tế. Cứu ở dưới xương đầu gối 3 tấc. Cứu ở động mạch thuộc Túc Dương minh tại trên xương khoai. Cứu ở đỉnh đầu một tráng. Nơi chó cắn, Cứu 3 tráng, đó tức là lấy phương pháp, trị bệnh chó cắn để cứu (1) [39].
Phàm nên cứu, tổng cộng 29 huyệt, Lại có thể dùng phương pháp Cứu thương thực để Cứu (2) [40].
Nếu chưa khỏi, nên nhằm cái kinh của nó hướng về Dương, thời nên luôn thích ở Du, và cho uống thuốc thêm (3) [41].

骨空论篇第六十

黄帝问曰:余闻风者百病之始也,以针治之奈何?岐伯对曰:风从外入,令人振寒,汗出头痛,身重恶寒,治在风府,调其阴阳,不足则补,有余则写。

大风颈项痛,刺风府,风府在上椎。大风汗出,灸(讠意)譆,(讠意)譆在背下侠脊傍三寸所,厭之,令病者呼(讠意)譆,(讠意)譆应手。

络季胁引少腹而痛胀,刺(讠意)譆。

腰痛不可以转摇,急引阴卵,刺八髎与痛上,八髎在腰尻分间。

鼠瘻,寒热,还刺寒府,寒府在附膝外解营。取膝上外者使之拜,取足心者使之跪。

任脉者,起于中极之下,以上毛际,循腹里上关元,至咽喉,上颐循面入目。冲脉者,起于气街,并少阴之经,侠齐上行,至胸中而散。任脉为病,男子内结七疝,女子带下瘕聚。冲脉为病,逆气里急。

督脉为病,脊强反折。督脉者,起于少腹以下骨中央,女子入系廷孔,其孔,溺孔之端也。其络循阴器合篡间,绕篡后,别绕臀,至少阴与巨阳中络者合,少阴上股内后廉,贯脊属肾,与太阳起于目内眥,上额交巅,上入络脑,还出别下项,循肩髆,内侠脊抵腰中,入循膂络肾。其男子循茎下至篡,与女子等。其少腹直上者,贯齐中央,上贯心入喉,上颐环唇,上系两目之下中央。此生病,从少腹上冲心而痛,不得前后,为冲疝;其女子不孕,癃痔遗溺嗌干。督脉生病治督脉,治在骨上,甚者在齐下营。

其上气有音者,治其喉中央,在缺盆中者,其病上冲喉者治其渐,渐者,上侠颐也。

蹇,膝伸不屈,治其楗。坐而膝痛,治其机。立而暑解,治其骸关。膝痛,痛及拇指治其膕。坐而膝痛如物隐者,治其关。膝痛不可屈伸,治其背内。连(骨行)若折,治阳明中俞髎。若别,治巨阳少阴荥。淫泺胫痠,不能久立,治少阳之维,在外上五寸。

辅骨上,横骨下为楗,侠髋为机,膝解为骸关,侠膝之骨为连骸,骸下为辅,辅上为膕,膕上为关,头横骨为枕。

水俞五十七穴者,尻上五行,行五;伏菟上两行,行五,左右各一行,行五;踝上各一行,行六穴,髓空在脑后三分,在颅际锐骨之下,一在齗基下,一在项后中复骨下,一在脊骨上空在风府上。脊骨下空,在尻骨下空。数髓空在面侠鼻,或骨空在口下当两肩。两髆骨空,在髆中之阳。臂骨空在臂阳,去踝四寸两骨空之间。股骨上空在股阳,出上膝四寸。(骨行)骨空在辅骨之上端,股际骨空在毛中动下。尻骨空在髀骨之后,相去四寸。扁骨有渗理凑,无髓孔,易髓无孔。

灸寒热之法,先灸项大椎,以年为壮数,次灸橛骨,以年为壮数,视背俞陷者灸之,举臂肩上陷者灸之,两季胁之间灸之,外踝上绝骨之端灸之,足小指次指间灸之,(月耑)下陷脉灸之,外踝后灸之,缺盆骨上切之坚痛如筋者灸之,膺中陷骨间灸之,掌束骨下灸之,齐下关元三寸灸之,毛际动脉灸之,膝下三寸分间灸之,足阳明跗上动脉灸之,巅上一灸之。犬所啮之处灸之三壮,即以犬伤病法灸之。凡当灸二十九处,伤食灸之,不已者,必视其经之过于阳者,数刺其俞而药之。

THIÊN 61 : THUỶ NHIỆT HUYỆT  LUẬN

Hoàng Đế hỏi:
Thiếu âm sao lại chủ về Thận? Thận sao lại chủ về Thủy? [1]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Thận, thuộc về Chí âm; Chí âm là nơi để chứa Thủy, Phế thuộc về Thái âm. Thiếu âm mạch thuộc về mùa Đông. Cho nên gốc nó ở Thận mà ngọn nó là Phế. Đều là những nơi chứa nước [2].
 Thận sao lại có thể tụ được Thủy mà sinh ra bệnh? [3]
Thận là cửa của Vị, vì “quan môn” không lợi nên mới tụ thủy và theo về cùng loài của nó [4].
Làm quá sức nhọc mệt; thời Thận hãn toát ra. Thận hãn toát ra mà gặp gió, trong không thể lọt vào Tàng phủ; ngoài không thể vượt ra bì phu. Khách (1) ở Huyền phủ, dẫn đi ở trong bì, truyền làm chứng phù thũng, gốc nó ở thận, gọi là Phong thủy Huyền phủ tức là lỗ hổng cho hãn toát ra.
Hoàng Đế hỏi:
Thủy du năm mươi bảy nơi, nó chủ về gì? [6]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Thận du năm mươi bảy huyệt, là nơi tụ của tích âm, thủy do đó mà ra vào. Tại cầu thượng có 5 hàng mỗi hàng có 5 huyệt, đều là Thận du. Cho nên, thủy dẫn xuống thành phù thũng, ở đại phúc thành chứng thở suyễn, không thể nằm. Vì “Tiêu, bản” đều mắc bệnh, nên mới có chứng “suyễn thở” và “phù thũng”, do thủy khí không du chuyển mà gây nên (1) [7].
Trên Phục thổ có hai hàng, mỗi hàng 5 huyệt. Đó là khí nhai của Thận, và là nơi giao kết tại chân của ba kinh âm [8].
Trên “khỏa” đều có một hàng, mỗi hàng 6 huyệt. Đó là đường lối dẫn xuống của thận mạch, gọi là Thái xung. Tất cả 57 huyệt đó, đều là âm lạc của Tàng, mà Thủy “khách” vào đó [9].
Hoàng Đế hỏi:
Mùa xuân thích ở Lạc mạch, phận nhục, là vì cớ sao?
Kỳ Bá thưa rằng:
Mùa xuân, hành mộc mới bắt đầu thống trị Can khí mới sinh. Can bẩm thụ cái khí phong mộc, nên “cấp, tật” (kíp, chóng); Kinh mạch do Đông lệch phục tàng ở sâu, giờ gặp xuân khí mới ra, nên khí còn ít. Vậy dùng châm, không thể vào sâu, để lấy ở Kinh, mà chỉ lấy “Nóâng” ở nơi Lạc mạch phận nhục (1).
Mùa Hạ thích ở thịnh kinh và phận tấu, là vì sao? [12]
Về mùa Hạ, hành Hỏa mới trị thời Tâm khí mới sinh trưởng. Mạch còn nón, khí còn yếu. Dương khí ứ ràn, nhiệt hun phận tấu, bên trong lấn vào tới Kinh. Cho nên phải thích ở kinh phận tấu. Làm đứt hẳn lối đi của tà ở ngoài bì phu vì là nó còn ở chỗ nóâng. Trên nói là “thịnh kinh”, vì dương đương thịnh ở đó [13].
Mùa Thu, thích ở Kinh du, là vì sao? [14]
Về mùa Thu, hành Kim mới trị thời, Phế khí sắp thâu sái, kim khí sắp phát triển, Dương khí ở nơi hợp, âm khí mới sinh ra. Thấp khí nhiễm vào thân thể, âm khí chưa toàn thịnh, chưa thể vào sâu, cho nên thích ở Du để tả âm tà, thích ở Hợp để hư dương tà. Dương khí mới suy, nên thính ở Hợp (1) [15]
Mùa Đông, thích ở Tỉnh, Vinh là vì sao?
Về mùa Đông, hành Thủy mới trị thời. Thận mới “bế” (đóng, như đóng cửa), dương khí suy ít, âm khí thịnh nhiều. Cự dương phục trầm, dương mạch cũng lánh dương phận để quy phụ về bên trong. Cho nên thích ở Tỉnh để hạ khí âm nghịch xuống, thích ở Vinh để làm cho Dương khí được đầy đủ. Cho nên có câu rằng: “mùa Đông thích ở Tỉnh, Vinh, “mùa Xuân không sinh chứng Cừu nục” là vì lẽ đó.
Hoàng Đế hỏi:
Phu tử nói trị nhiệt bệnh 59 Du, là những gì? Xin cho biết rõ [18].
Kỳ Bá thưa rằng:
Trên đầu 5 hàng, mỗi hàng có 5 huyệt để làm vượt bỏ nhiệt nghịch của chư dương. Đại chữ, Ưng du, Khuyết bồn, Bối du, 8 huyệt đó (vì mỗi huyệt chia làm hai bên mỗi bên một huyệt, mới thành tám), để tả bỏ nhiệt ở trong Hung. Khí nhai, Tam lý, Cự hư, Thượng hạ liêm, 8 huyệt đó (cũng như trên) để tả bỏ nhiệt ở trong Vị. Vân môn. Ngung cốt, Uûy trung, Tủy không 8 huyệt đó (như trên) để tả bỏ nhiệt ở tứ chi [19].
Bên cạnh Du, của năm Tàng đều có năm huyệt 10 huyệt đó để tả bỏ nhiệt của năm Tàng. Phàm 59 huyệt trên đó, đều theo nhiệt ở tả hữu để tả [20].
Người bị thương về khí hàn mà truyền thành bệnh nhiệt, là vì sao? [21]
Vì Hàn quá thời sẽ thành nhiệt (1) [22]
水热穴论篇第六十一
黄帝问曰:少阴何以主肾?肾何以主水?岐伯对曰:肾者,至阴也,至阴者,盛水也。肺者,太阴也,少阴者,冬脉也,故其本在肾,其末在肺,皆积水也。
帝曰:肾何以能聚水而生病?岐伯曰:肾者,胃之关也,关门不利,故聚水而从其类也。上下溢于皮肤,故为胕肿,胕肿者,聚水而生病也。
帝曰:诸水皆生于肾乎?岐伯曰:肾者,牝藏也,地气上者属于肾,而生水液也,故曰至阴。勇而劳甚则肾汗出,肾汗出逢于风,内不得入于藏府,外不得越于皮肤,客于玄府,行于皮里,传为胕肿,本之于肾,名曰风水。所谓玄府者,汗空也。
帝曰:水俞五十七处者,是何主也?岐伯曰:肾俞五十七穴,积阴之所聚也,水所从出入也。尻上五行行五者,此肾俞,故水病下为胕肿大腹,上为喘呼,不得卧者,标本俱病,故肺为喘呼,肾为水肿,肺为逆不得卧,分为相输俱受者,水气之所留也。伏菟上各二行行五者,此肾之街也,三阴之所交结于脚也。踝上各一行行六者,此肾脉之下行也,名曰太冲。凡五十七穴者,皆藏之阴络,水之所客也。
帝曰:春取络脉分肉,何也?岐伯曰:春者木始治,肝气始生,肝气急,其风疾,经脉常深,其气少,不能深入,故取络脉分肉间。
帝曰:夏取盛经分腠,何也?岐伯曰:夏者火始治,心气始长,脉瘦气弱,阳气留溢,热熏分腠,内至于经,故取盛经分腠,绝肤而病去者,邪居浅也。所谓盛经者,阳脉也。
帝曰:秋取经俞,何也?岐伯曰:秋者金始治,肺将收杀,金将胜火,阳气在合,阴气初胜,湿气及体,阴气未盛,未能深入,故取俞以写阴邪,取合以虚阳邪,阳气始衰,故取于合。
帝曰:冬取井荣,何也?岐伯曰:冬者水始治,肾方闭,阳气衰少,阴气坚盛,巨阳伏沉,阳脉乃去,故取井以下阴逆,取荣以阳气。故曰:冬取井荣,春不鼽衄,此之谓也。
帝曰:夫子言治热病五十九俞,余论其意,未能领别其处,愿闻其处,因闻其意。岐伯曰:头上五行行五者,以越诸阳之热逆也;大杼、膺俞、缺盆、背俞,此八者,以写胸中之热也;气街、三里、巨虚上下廉,此八者,以写胃中之热也;云门、髃骨、委中、髓空,此八者,以写四支之热也;五藏俞傍五,此十者,以写五藏之热也。凡此五十九穴者,皆热之左右也。
帝曰:人伤于寒而传为热,何也?岐伯曰:夫寒盛,则生热也。
 
THIÊN 62 : ĐIỀU KINH LUẬN
Hoàng Đế hỏi:
Ta nghe nói về phép thích “hữu dư thời tả, bất túc thời bổ”, vậy thế nào là hữu dư và bất túc? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Hữu dư có năm loại, bất túc có năm loại. Vậy Hoàng Đế muốn hỏi về loại nào ? [2]
Xin cho biết cả. [3]
Thần, có hữu dư, có bất dư, có bất túc, huyết; có hữu dư, có bất túc; hình, có hữu dư, có bất túc... Tất cả 10 loại đó, khí đều không giống nhau [4].
Hoàng Đế hỏi:
Người có tinh, khí, tân dịch, tứ chi, cửu khiếu, năm Tàng, mười sáu bộ, ba trăm sáu mươi tiết... Bấy giờ mới sinh ra trăm bệnh. Trăm bệnh sinh ra đều có hư thực. Giờ phu tử lại nói “hữu dư, bất túc” đều có năm, vậy lấy gì để sinh ra trăm bệnh? [5]
Đều sinh ra bởi năm Tàng. Nghĩ như: Tâm tàng Thần, Phế tàng khí, Can tàng Huyết, Tỳ tạng Nhục, Thận tàng chí... Để gây thành hình ấy. Chỉ khí thông với nhau, trong liền với cốt tủy, rồi sau mới thành được thân hình. Cái đường lối của năm Tàng, đều ra từ kinh toại, để lưu hành khí huyết. Nếu khí huyết không điều hòa, trăm bệnh sẽ biến hóa sinh ra. Vậy về phương pháp điều trị, cần phải chú trọng về kinh toại [6].
Thần, hữu dư và bất túc, thời thế nào? [7]
Thần hữu dư thời cười không ngớt, bất túc thời bi “thương, buồn” (1) [8].
Bổ, tả như thế nào? [9]
Hữu dư thời tả bỏ huyết ở tiểu lạc, cho xuất huyết nhưng đừng thích sâu, e sẽ trúng vào Đại kinh. Như thế, thần khí sẽ quân bình. Thần bất túc, thời trông cái hư lạc, án vào huyệt để cho khí đến, rồi thích vào lạc cho huyết được thông lợi. Đừng để cho xuất huyết, đừng để cho tiết khí, cốt làm cho thông hơi kinh mạch. Như thế, thần khí sẽ quân bình [10].
“Thích vi” như thế nào? (tức thích lúc sơ cảm)... [11]
Trước hãy án ma vào huyệt đừng rời tay, rồi sẽ dùng châm, nhưng đừng mạch, khiến cho tà khí dịch tới chỗ bất túc, thần khí sẽ hồi phục (1) [12].
Khí, hữu dư, bất túc như thế nào? [13]
Khi hữu dư thời suyễn, khái và thượng khí, bất túc thời khi thở và thiếu khí [14].
Huyết khí chưa dồn, năm  tàng an định, bì phu hơi mắc bệnh gọi là “bạch khí hội tiết” [15].
Bổ, tả như thế nào? [16]
Khí hữu dư thời tả ở Kinh toại, đừng làm thương đến Kinh, đừng làm cho xuất huyết, đừng làm cho tiết khí. Bất túc thời bổ ở Kinh toại, đừng để cho xuất khí (tức là tiết mất khí của Kinh toại) [17].
“Thích vi” như thế nào? [18]
Aùn ma đừng rời tay, cầm châm, trông kỹ để định nóâng sâu. Thích vừa đúng, kinh khí sẽ hồi phục, tà khí khỏi tán loạn; do đó, tà khí tiết cả ra bì mao tấu lý, lại được quay trở về phu biểu, mà bệnh sẽ khỏi [19].
Huyết, hữu dư, bất túc, như thế nào? [20]
Hữu dư thời nóä; bất túc thời khủng. Huyết khí chửa dồn, năm Tàng an định; Tôn lạc nước ràn (nước tân dịch), thời Kinh có lưu huyết [21].
Bổ, tả như thế?
Huyết hữu dư thời tả ở thịnh kinh, để xuất huyết. Nếu bất túc, thời trông như ở hư kinh, để châm trong mạch, ngâm lâu để trông; nếu mạch nhanh quá, thời xuất châm, đừng để cho huyết ra (1) [22].
Thích “lưu huyết” như thế nào? [23]
Trông ở huyết lạc, thích cho xuất huyết; đừng để cho ác huyết được lọt vào Kinh, để gây nên bệnh [24].
Hình, hữu dư, bất túc như thế nào? [25]
Hình hữu dư thời phúc trướng, tiểu thủy không lợi; bất túc thời tứ chi không cử động được. Huyết khí chưa dồn, năm Tàng an định, cơ nhục nhu động (cồn lên, như sâu bò trong thịt), gọi là vi phong [26].
Bổ tả như thế nào? [27]
Hình hữu dư thời tả ở Dương kinh; bất túc thời bổ ở Dương lạc (1) [28].
 “Thích vi” như thế nào? [29]
Thích ở khoảng phận nhục, đừng để trúng kinh, đừng làm thương Lạc. Vệ khí hồi phục được, tà khí sẽ bị tan đi [30].
Chí, hữu dư, bất túc như thế nào? [31]
Chí hữu dư thời phúc trướng, xôn tiết, bất túc thời Quyết (1) [32].
Huyết khí chưa dồn, năm tàng an định, cốt tiết có động (vì bị phong phạm vào, nên động) [33].
Bổ, tả như thế nào? [34]
Chí hữu dư thời tả bổ huyết ở huyệt Nhiên cân (tức là Nhiên cốc, và Vinh huyệt thuộc Túc thiếu âm) bấc túc thời bổ Huyệt lưu (túc kinh huyệt của túc thiếu âm). Phục lưu [35].
Thích từ lúc huyết khí chửa dồn như thế nào? [36]
Thích ngay ở chỗ “động” tại cốt tiết, nhưng đừng để trúng kinh, tà sẽ hư suy ngay [37].
Hoàng Đế hỏi:
Tôi đã được nghe cái hình về hư thực rồi, vậy xin cho biết vì đâu mà sinh ra ? [38]
Kỳ Bá thưa:
Huyết khí đã dồn, âm dương cùng xung đột nhau, khí loạn ở Vệ, huyết nghịch ở kinh, huyệt khí ở lìa sẽ sinh ra một thực một hư (1) [39].
Kinh văn: Huyết ở vào Aâm, khí dồn vào Dương, nên phát thành kinh cuồng [40].
Huyết dồn lên trên, khí dồn xuống dưới, sẽ thành chứng Tâm phiền, uất, hay nóä. Huyết dồn xuống dưới, khí dồn lên trên, tinh thần sẽ loạn mà hay quên [42].
Huyết dồn vào âm, khí dồn vào Dương, thời như thế! Còn huyết khí lìa nhau thời thế nào là thực, thế nào là hư ? [43]
Huyết khí là một  đầu thính “hỷ ôn mà ố hàn”. Hàn thời ngừng trệ mà không lưu thông, ôn thời sẽ tiêu tan mà lưu thông. Vậy nên nếu khí dồn vào, sẽ thành huyết hư, huyết dồn vào, sẽ thành khí hư (1) [44].
Hoàng Đế hỏi:
Ở trong con người chỉ có khí với huyết mà thôi. Giờ  phu tử lại nói: “huyết dồn là hư, khí dồn là hư...” vậy là không có “thực” chăng? [45]
Kỳ Bá thưa:
“Hữu” thời là thực, “vô thời là hư, cho nên khí dồn thời không có huyết, huyết dồn thời không có khí. Giờ huyết với khí cùng trái nhau nên đều là hư [46].
Lạc với Tôn lạc đều rót vào Kinh. Huyết với khí dồn, thời sẽ là thực. Huyết cùng với khí dồn cả lên trên, thời là đại quyết. Quyết thời bạo tử. Nếu khí trở lại thời sống, không trở lại thời chết (1).
Hoàng Đế hỏi:
Thực, do đường nào lại; hư, do đường nào đi?... Cái cốt yếu của hư thực thế nào, xin cho biết rõ.
Kỳ Bá thưa rằng:
Aâm với Dương đều có Du hội. Dương rót vào âm, âm ràn ra ngoài. Aâm dương quân bình, để nuôi thân hình, chín hậu như một, sẽ là bình nhân (1).
Phàm bệnh tà sinh ra hoặc sinh ra bởi âm, hoặc sinh ra bởi dương. Cái sinh ra bởi dương, phần nhiều do phong, vũ, hàn, thử cái sinh ra bởi âm, phần nhiều do ẩm thực, cư xử, và âm dương, hỷ nóä [50].
Hoàng Đế hỏi:
Phong, vũ làm thương đến con người, như thế nào? [51]
Phong, vũ làm thương con người, trước “khách” ở bì phu, truyền vào đến Tôn mạch, Tôn mạch đầy, lại truyền vào lạc mạch, lạc mạch đầy, thời chuyển du vào đại kinh mạch. Huyết khí với tà khí, cùng  “khách” cả ở khoảng phận nhục và tấu lý, mạch nó kiên đại nên gọi là “thực”. Thực là một trạng thái bên ngoài kiên và sung mãn, không thể án tay vào. ùn tay vào thời lý khí có thể ứng ra mà làm cho ôn, nên dễ chịu mà không đau [52].
Hàn, thấp làm thương đến con người, như thế nào? [53]
Hàn, thấp trúng vào người, bì phu bất nhân, cơ nhục kiên khẩn (rắn, lẳn), vinh huyết rít lại, vệ khí tan đi, cho nên mới thành hư. Hư là do bị tích ở bên trong, khiến khí bất túc. Aùn tay vào, thời lý khí có thể ứng ra mà làm cho ôn, nên dễ chịu mà không đau [54].
Aâm sinh ra thực, như thế nào? [55]
Hỷ, nóä không tiết thời âm khí nghịch lên, nghịch lên thời dưới hư, dưới hư  thời dương khí sẽ tẩu tán, cho nên nói là “thực” [56].
Aâm sinh ra hư, như thế nào? [57].
Hỷ thời khí giáng xuống, bi thời khí tiêu đi, tiêu thời mạch hư không, nhân uống ăn phải thức hàn, hàn khí tràn lan thời huyết sẽ rít lại, khí sẽ tiêu đi... Nên gọi là hư.
Kinh nói: “Dương hư thời ngoại hàn, âm hư thời nóäi nhiệt, dương thịnh thời ngoại nhiệt, âm thịnh thời nóäi hàn...” Tôi đã được nghe rồi. Vậy nguyên nhân nó bởi sao? [59]
Dương “thu” khí ở Thượng tiêu, để làm “ôn” cho khoảng bì phu phận nhục. Giờ hàn khí phạm ở bên ngoài, thời Thượng tiêu sẽ không thông. Thượng tiêu không thông, thời hàn khí riêng chiếm ở ngoài, cho nên thành chứng “hàn tật” (rét run) [60].
Do việc gì khó nhọc mỏi mệt, hình khí suy ít, cốt khí không được thịnh, Thượng tiêu không vận hành được cốc khí, Hạ tiêu không tiếp thu được tân dịch, do cái khí dương nhiệt của Vị bị nghẽn không bố tán đi đâu được, sẽ hun dồn cả lên Hung, mà thành chứng nóäi nhiệt [61].
Dương hư sinh ngoại nhiệt là thế nào? [62]
Thượng tiêu không thông lợi, thời bì phu chặt kín, tấu lý vít lấp, huyết phủ không thông vệ khí không thể tiết việt được, nên mới thành chứng ngoại nhiệt [63].
Aâm thịnh sinh nóäi hàn, là thế nào? [64]
Quyết khí nghịch lên, hàn khí tích ở trong Hung, mà không tả ra được. Không tả ra được thời ôn khí sẽ bị tan đi, chỉ còn có hàn khí một mình ở lại, huyết do đó mà đọng rít. Đọng thời mạch không thông. Nó sẽ biến thành thịnh, đại và sắc, cho nên trung hàn [65].
Aâm với Dương, dồn vào nhau, huyết khí cũng dồn, bệnh tình sẽ do đó mà gây nên. Nên thích thế nào? [66]
Thích bệnh này, nên lấy ở Kinh toại, lấy huyết ở Doanh, lấy khí ở Vệ... Lại phải dùng cả thân hình nữa, nhân bốn mùa mà thích hoặc nhiều hoặc ít, hoặc cao, hoặc thấp...(1) [67].
Huyết khí đã dồn, bệnh hình đã thành, âm dương đã lệch (không quân bình), nên bổ tả như thế nào? [68]
Muốn tả thực, chờ cho khí thịnh, sẽ “nạp” châm. Châm với khí cùng nạp (tức thích vào) để mở cửa cho tinh khí lưu ở trong rồi châm với nhiệt tà cũng rút ra, như thế, tinh khí sẽ không bị thương, mà tà khí cũng giáng xuống, đừng vít lỗ châm, cho bệnh rút ra, lại xoay chuyển mũi châm, cho đường lối thêm rộng, đó tức là phương pháp đại tả. Kíp dồn cho ra, đại khí (tức tà khí) mới ra [69].
Bổ hư thế nào? [70]
Tay cầm châm, chú ý vào châm. Chờ lúc bệnh nhân thở ra (hô) sẽ nạp châm, chờ lúc bệnh nhân hút vào sẽ rút châm. Lúc nạp châm đừng xoay chuyển, khiến tinh khí không thể tiết ra được, chờ lúc chính khí đã thực sẽ kíp rút châm, lựa cho chính khí lọt vào, giữa lúc châm vừa rút ra thời nhiệt tà không thể lại lọt vào trong. Khí môn ở bên trong đã nóng thời tà khí sẽ phải bố tán ở bên ngoài, mà tinh khí sẽ còn giữ được mãi. Dưới chân khí động, đợi lúc đến nơi, khiến cái khí “thiển cận” không tán thất ra bên ngoài, cái khí “thâm viễn” được giữ yên ở bên trong. Đó tức làm một phương pháp bổ chính mà lạ kiêm cả tán tà vậy [71].
Hoàng Đế hỏi:
Phu tử nói hư thực có mười loại, sinh ra bởi năm Tàng. Năm Tàng chỉ có năm mạch thôi. Ngẫm như mười hai kinh đều sinh ra bệnh, giờ Phu tử chỉ nói riêng năm Tàng. Vậy mười hai kinh -mạch kia đều “lạc” ba trăm sáu mươi nhăm tiết (khớp xương). Mỗi tiết đều có bệnh tật phải lây sang Kinh mạch. Bệnh ở Kinh mạch đều có hư thực, vậy lẽ đó thế nào? [72]
Kỳ Bá thưa rằng:
Năm Tàng hợp với sáu Phủ cùng làm biểu lý. Kinh mạch chi tiết, đều sinh hư thực. Hễ bệnh ở nơi nào, sẽ theo ngay nơi đó để triï. Bệnh tại mạch, điều trị ở huyết; bệnh tại huyết điều trị ở Lạc, bệnh tại khí điều trị ở Vệ, bệnh tại nhục, điều trị ở phận nhục; bệnh tại cân điều trị ở cân, bệnh tại cốt, điều trị ở cốt [73].
Phân châm (đem châm đốt cho nóng) để thích ngay vào nơi bệnh cấp, nếu bệnh tại cốt, thời đốt châm cho nóng “nhúng” vào nước thuốc rồi sẽ châm, châm rồi, lại dùng thuộc để “chườm” (1) [74]
Bệnh đau, mà không biết đau ở đâu, nên thích ở trên lưỡi Kiểu. (Đau một cách lan man, không nhất định là nơi nào. Kiểu mạch khởi từ Tức khỏa) [75].
Thân hình có  nơi đau, mà xét ở chín “hậu” lại không có bệnh, thời dùng phép Mậu thính (1) [76].
Đau ở bên tả mà mạch bên hửu mắc bệnh, dùng phép Cự thích để điều trị. Phải cẩn thận tinh tế xét ở chín hậu, thời đối phép châm sẽ được hoàn toàn (1) [77].
 

调经论篇第六十二

黄帝问曰:余闻刺法言,有余写之,不足补之,何谓有余?何谓不足?岐伯对曰:有余有五,不足亦有五,帝欲何问?帝曰:愿尽闻之。岐伯曰:神有余有不足,气有余有不足,血有余有不足,形有余有不足,志有余有不足,凡此十者,其气不等也。

帝曰:人有精气津液,四支、九窍、五藏十六部、三百六十五节,乃生百病,百病之生,皆有虚实。今夫子乃言有余有五,不足亦有五,何以生之乎?岐伯曰:皆生于五藏也。夫心藏神,肺藏气,肝藏血,脾藏肉,肾藏志,而此成形。志意通,内连骨髓,而成身形五藏。五藏之道,皆出于经隧,以行血气,血气不和,百病乃变化而生,是故守经隧焉。

帝曰:神有余不足何如?岐伯曰:神有余则笑不休,神不足则悲。血气未并,五藏安定,邪客于形,洒淅起于毫毛,未入于经络也,故命曰神之微。帝曰:补写奈何?岐伯曰:神有余,则写其小络之血,出血勿之深斥,无中其大经,神气乃平。神不足者,视其虚络,按而致之,刺而利之,无出其血,无泄其气,以通其经,神气乃平。帝曰:刺微奈何?岐伯曰:按摩勿释,著针勿斥,移气于不足,神气乃得复。

帝曰:善。有余不足奈何?岐伯曰:气有余则喘咳上气,不足则息利少气。血气未并,五藏安定,皮肤微病,命曰白气微泄。帝曰:补写奈何?岐伯曰:气有余,则写其经隧,无伤其经,无出其血,无泄其气。不足,则补其经隧,无出其气。帝曰:刺微奈何?岐伯曰:按摩勿释,出针视之,曰我将深之,适人必革,精气自伏,邪气散乱,无所休息,气泄腠理,真气乃相得。

帝曰:善。血有余不足奈何?岐伯曰:血有余则怒,不足则恐。血气未并,五藏安定,孙络水溢,则经有留血。帝曰:补写奈何?岐伯曰:血有余,则写其盛经出其血。不足,则视其虚经内针其脉中,久留而视;脉大,疾出其针,无令血泄。帝曰:刺留血,奈何?岐伯曰:视其血络,刺出其血,无令恶血得入于经,以成其疾。

帝曰:善。形有余不足奈何?岐伯曰:形有余则腹胀、泾溲不利,不足则四支不用。血气未并,五藏安定,肌肉蠕动,命曰微风。帝曰:补写奈何?岐伯曰:形有余则写其阳经,不足则补其阳络。帝曰:刺微奈何?岐伯曰:取分肉间,无中其经,无伤其络,卫气得复,邪气乃索。

帝曰:善。志有余不足奈何?岐伯曰:志有余则腹胀飧泄,不足则厥。血气未并,五藏安定,骨节有动。帝曰:补写奈何?岐伯曰:志有余则写然筋血者,不足则补其复溜。帝曰:刺未并奈何?岐伯曰:即取之,无中其经,邪所乃能立虚。

帝曰:善。余已闻虚之形,不知其何以生!岐伯曰:气血以并,阴阳相顷,气乱于卫,血逆于经,血气离居,一实一虚。血并于阴,气并于阳,故为惊狂;血并于阳,气并于阴,乃为炅中;血并于上,气并于下,心烦惋善怒;血并于下,气并于上,乱而喜忘。帝曰:血并于阴,气并于阳,如是血气离居,何者为实?何者为虚?岐伯曰:血气者,喜温而恶寒,寒则泣不能流,温则消而去之,是故气之所并为血虚,血之所并为气虚。

帝曰:人之所有者,血与气耳。今夫子乃言血并为虚,气并为虚,是无实乎?岐伯曰:有者为实,无者为虚,故气并则无血,血并则无气,今血与气相失,故为虚焉。络之与孙脉俱输于经,血与气并,则为实焉。血之与气并走于上,则为大厥,厥则暴死,气复反则生,不反则死。

帝曰:实者何道从来?虚者何道从去?虚实之要,愿闻其故。岐伯曰:夫阴与阳,皆有俞会,阳注于阴,阴满之外,阴阳匀平,以充其形,九候若一,命曰平人。夫邪之生也,或生于阴,或生于阳。其生于阳者,得之风雨寒暑;其生于阴者,得之饮食居处,阴阳喜怒。

帝曰:风雨之伤人奈何?岐伯曰:风雨之伤人也,先客于皮肤,传入于孙脉,孙脉满则传入于络脉,络脉满则输于大经脉,血气与邪并客于分腠之间,其脉坚大,故曰实。实者外坚充满,不可按之,按之则痛。帝曰:寒湿之伤人奈何?岐伯曰:寒湿之中人也,皮肤不收,肌肉坚紧,荣血泣,卫气去,故曰虚。虚者聂辟,气不足,按之则气足以温之,故快然而不痛。

帝曰:善。阴之生实奈何?岐伯曰:喜怒不节,则阴气上逆,上逆则下虚,下虚则阳气走之,故曰实矣。帝曰:阴之生虚奈何?岐伯曰:喜则气下,悲则气消,消则脉虚空,因寒饮食,寒气熏满,则血泣气去,故曰虚矣。

帝曰:经言阳虚则外寒,阴虚则内热,阳盛则外热,阴盛则内寒,余已闻之矣,不知其所由然也。岐伯曰:阳受气于上焦,以温皮肤分肉之间。令寒气在外,则上焦不通,上焦不通,则寒气独留于外,故寒慄。帝曰:阴虚生内热奈何?岐伯曰:有所劳倦,形气衰少,谷气不盛,上焦不行,下脘不通,胃气热,热气熏胸中,故内热。帝曰:阳盛生外热奈何?岐伯曰:上焦不通利,则皮肤致密,腠理闭塞,玄府不通,卫气不得泄越,故外热。帝曰:阴盛生内寒奈何?岐伯曰:厥气上逆,寒气积于胸中而不写,不写则温气去,寒独留,则血凝泣,凝则脉不通,其脉盛大以濇,故中寒。

帝曰:阴与阳并,血气以并,病形以成,刺之奈何?岐伯曰:刺此者,取之经隧,取血于营,取气于卫,用形哉,因四时多少高下。帝曰:血气以并,病形以成,阴阳相顷,补写奈何?岐伯曰:写实者气盛乃内针,针与气俱内,以开其门,如利其户;针与气俱出,精气不伤,邪气乃下,外门不闭,以出其疾;摇大其道,如利其路,是谓大写,必切而出,大气乃屈。帝曰:补虚奈何?岐伯曰:持针勿置,以定其意,候呼内针,气出针入,针空四塞,精无从去,方实而疾出针,气入针出,热不得还,闭塞其门,邪气布散,精气乃得存,动气候时,近气不失,远气乃来,是谓追之。

帝曰:夫子言虚实者有十,生于五藏,五藏五脉耳。夫十二经脉皆生其病,今夫子独言五藏,夫十二经脉者,皆络三百六十五节,节有病必被经脉,经脉之病,皆有虚实,何以合之?岐伯曰:五藏者,故得六府与为表里,经络支节,各生虚实,其病所居,随而调之。病在脉,调之血;病在血,调之络;病在气,调之卫;病在肉,调之分肉;病在筋,调之筋;病在骨,调之骨;燔针劫刺其下及与急者;病在骨,(火卒)针药熨;病不知所痛,两蹻为上;身形有痛,九候莫病,则缪刺之;痛在于左而右脉病者,巨刺之。必谨察其九候,针道备矣

THIÊN 63  : MẬU THÍCH LUẬN
Hoàng Đế hỏi:
Ta nghe phép Mậu thích, chưa hiểu ra sao, xin cho biết rõ thế nào là Mậu thích ? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tà khí “khách” ở thân hình con người, trước tụ ở bì mao, lưu ở đó không tan đi, lại vào tụ ở Tôn mạch lưu ở đó không tan đi, lại vào tụ ở Lạc mạch ở đó không tan đi, lại vào tụ ở kinh mạch, khi đó bên trong sẽ liền với năm Tàng, bố tán ra Trường Vị, âm dương đều thịnh, năm Tàng sẽ thương. Đó là tà khí bắt đầu phạm ở bì mao, rồi cuối cùng vào tới năm Tàng. Như thế thời điều trị ở Kinh (1) [2].
Giờ tà khí khách ở bì mao, vào tụ ở Tôn lạc lưu ở đó mà không tan đi, vít lấp không thông, không được truyền vào Kinh, mà trôi ràn vào Lạc, vì vậy mà gây nên  bệnh [3].
Tà khí, “khách” ở đại lạc, nếu ở bên tả, sẽ rót sang bên Hữu, ở bên hữu sẽ rót sang bên tả. Trên dưới, tả hữu, cùng giao thông với kinh tương ứng để bố tán ra tứ chi. Cái khí đó không ở chuyên nơi nào, mà cũng không vào kinh du, nên gọi là Mậu thích [4].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết, vì cớ sao phép mậu thích lại bệnh ở tả thời thích hữu, bệnh ở hữu thời thích tả... Cùng với phép cự thích, khác nhau thế nào? [5]
Kỳ Bá :
Tà khách ở kinh, bên tả thịnh thời bên hữu mắc bệnh, bên hữu thịnh thời bên tả mắc bệnh. Nhưng cũng có khí di dịch. Bên tả đau chưa khỏi mà mạch bên hữu đã mắc bệnh, như thế, phải dùng phép Cự thích; nhưng phải thích cho trúng Kinh mạch, chứ không phải Lạc mạch. Cho nên bệnh ở Lạc, cái sự đau cùng với Kinh mạch khác nhau, nên gọi là Mậu thích (1) [6].
Hoàng Đế hỏi:
Về phép Mậu thích, nên như thế nào [7]
Kỳ Bá:
Tà “khách” ở lạc Túc Thiếu âm, khiến người bỗng dưng Tâm thống, bạo trướng, Hung và Hiếp nghẽn đầy, xét ra không có “tích”, thích ở trước Nhiên cốt cho ra huyết; trong vòng như ăn xong bữa cơm, sẽ khỏi. Nếu không khỏi, bệnh bên tả, thích bên hữu; bệnh bên hữu, thích bên tả. Bệnh mới phát sinh, năm ngày sẽ khỏi [8] .
9) Tà khách ở Lạc Thủ Thiếu dương khiến người Hầu tý, thiệt quyển, miệng ráo, tâm phiền, ngoài cánh tay đau; tay không thể với lên đầu. Thích ở trên móng ngón tay giữa và ngón vô danh, cách chỗ móng bằng chiếc là Hẹ (cửu diệp) đều một “Vĩ” (vết, hoặc nóát). Hạng tráng niên, khỏi ngay; người già một lát sẽ khỏi. Bệnh bên tả, thích bên hữu; bệnh bên hữu, thích bên tả. Bệnh mới phát, vài ngày khỏi [9].
10) Tà khách ở Lạc Túc quyết âm, khiến người bỗng dưng Sán thống, bạo thống, thích ở chỗ thịt giáp móng ngón chân cái, mỗi bên một “Vĩ”. Bệnh nhân là con trai, khỏi ngay, là con gái một lát khỏi. Bệnh bên tả, thích bên hữu, bệnh bên hữu, thích bên tả [10].
Tà khách ở Lạc Túc Thái dương, khiến người đầu và cổ đều đau. Thích ở chỗ thịt giáp móng ngón chân út, mỗi bên một “Vĩ”. Bệnh bên tả, thích bên hữu, bệnh bên hữu thích bên tả. Như xong một bữa ăn sẽ khỏi [11].
Tà khách ở Lạc Thủ Dương minh, khiến người khí mãn, trong Hung suyễn và thở gấp, Hiếp, nghẽn, Hung nhiệt, thích ở Quang Xung, Thiếu Thương ngón tay giữa và ngón vô danh, cách chỗ móng bằng một lá hẹ nằm ngang, mỗi gón một “Vĩ:”. Bệnh bên tả, thích bên hữu, bệnh bên hữu, thích bên tả. Như xong bữu ăn sẽ khỏi [12].
Tà khách ở khoảng tý trưởng (cánh tay, bàn tay), không thể co lại được, thích ở sau Khỏa (sau khủyu tay), trước lấy tay ấn vào, thấy đau bây giờ mới thích. Lấy nguyệt (mặt trăng) mọc lặn làm số hạn. Trăng mọc ngày thứ nhất, thích một “Vĩ”, ngày thứ hai (2 vĩ), ngày 15, 15 (vĩ), ngày 16, 14 (võ) (rút đi dần) [13].
Tà khách ở mạch Túc Dương kiểu, khiến người mắt đau, bắt đầu từ trong đầu mắt trước, thích ở dưới. Ngoại khỏa nửa tấc đều 2 “vĩ”. Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả. Một lát lâu như đi được mười dặm, sẽ khỏi [14].
Nếu bị ngã đau, ác huyết lưu ở bên trong, trong bụng đầy, không đại tiểu được, trước nên cho uống (lợi dược) (thứ thuốc uống cho lợi đại tiểu). Bệnh đó, do bên trên thời thương đến mạch của Quyết âm, bên dưới thời thương đến Lạc của Thiếu dương, thích ở dưới tức Nóäi khỏa, phía trước Nhiên cốc, để cho huyết ở mạch tiết ra. Lại thích ở Động mạch trên mu bàn chân, vẫn không khỏi, lại thích ở trên Tam mao, đều một “vĩ” thấy nhớm huyết, khỏi ngay. Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả. Nếu bệnh nhân hay bị, kinh, không vui, cũng thích như phương pháp trên [15].
Tà khách ở Lạc của Thủ Dương minh, khiến người tai điếc, thường không nghe tiếng gì. Thích ở ngón tay cái, ngón tay trở, chỗ cách móng tay bằng chiếc lá hẹ  nằm ngang, đều một “vĩ”. Có thể nghe tiếng ngay. Nếu không khỏi, thích ở chỗ thịt và móng tay giáp nhau, có thể nghe được ngay. Nếu bệnh nhân có lúc vẫn nghe được, thời không thể thích. Nếu trong tai ù ù như gió, cũng thích bấy nhiêu “vĩ”. Bệnh bên tả thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả [16].
Phàm chứng Tý, lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ nọ, đi lại không có nơi nhất định. Nhận ở ngoài thịt, chỗ nào đau thời thích, lấy mặt trăng mọc làm hạn. Khi dùng châm, theo khí thịnh suy để tính số “vĩ”. Nếu châm quá số ngày, sẽ bị thoái khí, nếu không kịp số ngày, tà khí sẽ không tả ra được. Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả, bệnh khỏi, thôi không thích nữa, vẫn chưa khỏi, lại thích đúng như phép theo mặt trăng khi mọc, ngày thứ một, một “vĩ” ngày thứ hai hai “vĩ ”... Rồi nhiều dần lên đến ngày thứ mười lăm thời mười lăm “vĩ :” qua ngày mười sáu thời mười bốn “vĩ”, rồi lại rút bớt dần [17].
Tà khách ở kinh mạch Túc Dương minh, khiến người Cừu nục (máu chảy ra đằng mũi) Răng hàm trên lạnh, thích ở chỗ thịt giáp liền với móng hai ngón chân giữa và ngón vô danh, đều  một “vĩ”. Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả [18].
Tà khách ở Lạc của Túc thiếu dương, khiến người Hiếp (lườn) đau không thể thở, khái mà hãn ra, thích ở chỗ thịt giáp liền với hai ngón chân vô danh và ngón chân út. Đều một “vĩ”. Về chứng “không thể thở”, sẽ khỏi ngay, chứng hãn ra cũng chỉ ngay. Còn chứng khái, phải cho mặc áo ấm, và cho điều dưỡng thêm bằng thức ăn có tính ôn, một ngày sẽ khỏi. Bệnh bên tả, thích ở hũu, bệnh bên hữu, thích ở tả. Bệnh khỏi ngay. Nếu vẫn không khỏi, lại thích đúng như phép trước [19].
Tà khách ở Lạc của Túc thiếu âm, khiến người đau ở cuống họng, không thể nuốt thức ăn, không vì cớ gì mà cũng hay nóä, khí dẫn ngược lên Bí môn, thích mạch Trung ương ở dưới chân Dũng tuyền 3 “Vĩ” tất cả sáu lần thích, khỏi ngay. Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả. Cuống họng sưng, không nuốt được nước miếng, cũng có lúc không nhổ ra được, thích ở trước Nhiên cốt, cho xuất huyết, khỏi ngay. Bệnh ở tả, thích bên hữu, bệnh ở hữu, thích bên tả [20].
Tà khách ở Lạc của Túc Thái âm, khiến người yêu thống, rút xuống, Thiếu phúc, đau ra cả sườn, không thể nằm ngửa, thích giải huyết khoảng yêu và cầu cốt, và trên hai “thăn” (thịt giáp xương sống) đó là yêu du. Lấy mặt trăng mọc lặn làm số “vĩ” rút chậm khỏi ngay. Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả [21].
Tà khách ở Lạc của Túc Thái dương, khiến người co rút, lưng gò đau rút xuống hiếp. Thích từ cổ trước, đếm từng đốt xương sống, vừa đếm nhanh, vừa ấn tay mạnh, gặp chõ nào đau, thích ngay, ba “vĩ” khỏi ngay [22].
Tà khách ở Lạc của Túc Thiếu dương, khiến người đau nhức ở Khu trung (tức hai huyệt Hoàn khiếu ở đùi), không thể cất đùi lên được. Dùng “Hào” (tên một thứ châm) để châm. Nếu bệnh hàn, thời để châm lâu. Theo mặt trăng mọc lặn làm số “vĩ”, sẽ khỏi ngay [23].
Điều trị các Kính biệt, nếu chỗ tà khí đi qua mà không bệnh, thời dùng phép mậu thích (1) [24].
Tai điếc, thích ở Thủ Dương minh, không khỏi, nên thích ở Thông mạch. mạch này ở phía trước tai. Thính hội [25].
Răng đau nhức, thích ở Thủ Dương minh, không khỏi thích vào (cái mạch dẫn vào trong răng), ở khe răng, sẽ khỏi ngay [26].
Tà khách ở khoảng 5 Tàng, khi phát bệnh, đau rút ở trong mạch, lúc đau, lúc đỡ, nhận kỹ bệnh, rồi dùng phép Mậu thích. Thông nhị tĩnh huyệt. Trông kỹ và thích ở Mạch tại các đầu móng chân và móng tay, cho ra huyết. Cách ngày một lần thích. Thích một lần không khỏi thích năm lần [27].
Cái tà của Thủ Dương minh do sự “mậu truyền” (tức dẫn nhầm) mà dẫn lên răng (thuộc Túc Dương minh); răng và môi lạnh và đau. Trên mạch ở trên mu tay có huyết sắc hiện lên, thời thích bỏ đi, lại thích dưới móng ngón tay giữa thuộc về mạch Thương dương của Túc dương minh, đều một “vĩ”, khỏi ngay. Bệnh nhân tả thích ở bên hữu, bệnh bên hữu, thích ở bên tả [28].
Tà khách ở lại cả Thủ, Túc Thái âm Thiếu âm và Túc Dương minh. Năm lạc đó, đều hội họp ở trong tai, trên chằng lên “tả giác”. Vì tà khách ở Lạc nên 5 lạc  đều kiệt, khiến cách mạch ở thân thể đều động, người đờ ra như “thây” không biết gì...Hoặc gọi là Thi quyết. Thích ở cạnh bên trong ngón chân cái, phía trên móng, Aàn bạch cách móng vằng cái lá hẹ nằm ngang, rồi thích ở Túc tâm, thích phía trên ngón chân giữa, đều một “Vĩ”, sau lại thích cạnh bên Lệ đài trong ngón tay cái, cách móng tay bằng một cái lá hẹ nằm ngang,  sau lại thích đầu Nhuệ cốt thuộc Thủ Tâm chủ Thiếu âm, đều một “Vĩ”, khỏi ngay, nếu không khỏi, gọt bỏ chỗ tóc ở tả giác, vuông bằng một tấc, đốt lấy than, hòa vào một chén rượu ngon, cho uống. Người không biết uống cũng cố uống, khỏi ngay [29].
30) Phàm cái số thích, trước phải nhận ở Kinh mạch, án tay dò xem, xét rõ hư thực để điều trị. Nếu khí huyết không điều thích vào kinh mạch, nếu có nơi đau mà kinh mạch không mắc bệnh, dùng phép Mậu thích. Lại trong ở bì bộ của huyết lạc hiện lên, đều phải thích cả. Đó là phương pháp Mậu tích [30].

 缪刺论篇第六十三

黄帝问曰:余闻缪刺,未得其意,何谓缪刺?岐伯对曰:夫邪之客于形也,必先舍于皮毛,留而不去,入舍于孙脉,留而不去,入舍于络脉,留而不去,入舍于经脉,内连五藏,散于肠胃,阴阳俱感,五藏乃伤,此邪之从皮毛而入,极于五藏之次也,如此则治其经焉。今邪客于皮毛,入舍于孙络,留而不去,闭塞不通,不得入于经,流溢于大络,而生奇病也。夫邪客大络者,左注右,右注左,上下左右,与经相干,而布于四末,其气无常处,不入于经俞,命曰缪刺。

帝曰:愿闻缪刺,以左取右以右取左,奈何?其与巨刺何以别之?岐伯曰:邪客于经,左盛则右病,右盛则左病,亦有移易者,左痛未已而右脉先病,如此者,必巨刺之,必中其经,非络脉也。故络病者,其痛与经脉缪处,故命曰缪刺。

帝曰:愿闻缪刺奈何?取之何如?岐伯曰:邪客于足少阴之络,令人卒心痛,暴胀,胸胁支满,无积者,刺然骨之前出血,如食顷而已。不已,左取右,右取左。病新发者,取五日,已。

邪客于手少阳之络,令人喉痹舌卷,口干心烦,臂外廉痛,手不及头,刺手中指次指爪甲上,去端如韭叶各一痏,壮者立已,老者有顷已,左取右,右取左,此新病数日已。

邪客于足厥阴之络,令人卒疝暴痛,刺足大指爪甲上,与肉交者各一痏,男子立已,女子有顷已,左取右,右取左。

邪客于足太阳之络,令人头项肩痛,刺足小指爪甲上,与肉交者各一痏,立已,不已,刺外踝下三痏,左取右,右取左,如食顷已。

邪客于手阳明之络,令人气满胸中,喘息而支胠,胸中热,刺手大指、次指爪甲上,去端如韭叶各一痏,左取右,右取左,如食顷已。

邪客于臂掌之间,不可得屈,刺其踝后,先以指按之痛,乃刺之,以月死生为数,月生一日一痏,二日二痏,十五日十五痏,十六日十四痏。

邪客于足阳蹻之脉,令人目痛从内眥始,刺外踝之下半寸所各二痏,左刺右,右刺左,如行十里顷而已。

人有所堕坠,恶血留内,腹中满胀,不得前后,先饮利药,此上伤厥阴之脉,下伤少阴之络,刺足内踝之下,然骨之前,血脉出血,刺足跗上动脉,不已,刺三毛上各一痏,见血立已,左刺右,右刺左。善悲惊不乐,刺如右方。

邪客于手阳明之络,令人耳聋,时不闻音,刺手大指次指爪甲上,去端如韭叶各一痏,立闻,不已,刺中指爪甲上与肉交者,立闻,其不时闻者,不可刺也。耳中生风者,亦刺之如此数,左刺右,右刺左。

凡痹往来行无常处者,在分肉间痛而刺之,以月死生为数,用针者随气盛衰,以为痏数,针过其日数则脱气,不及日数则气不写,左刺右,右刺左,病已,止,不已,复刺之如法,月生一日一痏,二日二痏,渐多之;十五日十五痏,十六日十四,渐少之。

邪客于足阳明之经,令人鼽衄上齿寒,足中指次指爪甲上,与肉交者各一痏,左刺右,右刺左。

邪客于足少阳之络,令人胁痛不得息,咳而汗出,刺足小指次指爪甲上,与肉交者各一痏,不得息立已,汗出立止,咳者温衣饮食,一日已。左刺右,右刺左,病立已,不已,复刺如法。

邪客于足少阴之络,令人嗌痛,不可内食,无故善怒,气上走贲上,刺足下中央之脉各三痏,凡六刺,立已,左刺右,右刺左。嗌中肿,不能内唾,时不能出唾者,刺然骨之前,出血立已,左刺右,右刺左。

邪客于足太阴之络,令人腰痛,引少腹控(月少),不可以仰息,刺腰尻之解,两胂之上,是腰俞,以月死生为痏数,发针立已,左刺右,右刺左。

邪客于足太阳之络,令人拘挛背急,引胁而痛,刺之从项始,数脊椎侠脊,疾按之应手如痛,刺之傍三痏,立已。

邪客于足少阳之络,令人留于枢中痛,髀不可举,刺枢中以毫针,寒则久留针,以月死生为数,立已。

治诸经刺之,所过者不病,则缪刺之。

耳聋,刺手阳明,不已,刺其通脉出耳前者。

齿龋,刺手阳明,不已,刺其脉入齿中,立已。

邪客于五藏之间,其病也,脉引而痛,时来时止,视其病,缪刺之于手足爪甲上,视其脉,出其血,间日一刺,一刺不已,五刺已。

缪传引上齿,齿唇寒痛,视其手背脉血者去之,足阳明中指爪甲上一痏,手大指次指爪甲上各一痏,立已,左取右,右取左。

邪客于手足少阴太阴足阳明之络,此五络,皆会于耳中,上络左角,五络俱竭,令人身脉皆动,而形无知也,其状若尸,或曰尸厥,。刺其足大指内侧爪甲上,去端如韭叶,后刺足心,后刺足中指爪甲上各一痏,后刺手大指内侧,去端如韭叶,后刺手心主,少阴锐骨之端各一痏,立已。不已,以竹管吹其两耳,鬄其左角之发方一寸,燔治,饮以美酒一杯,不能饮者灌之,立已。

凡刺之数,先视其经脉,切而从之,审其虚而调之,不调者经刺之,有痛而经不病者缪刺之,因视其皮部有血络者尽取之,此缪刺之数也。


THIÊN 64 : TỨ THỜI THÍCH NGHỊCH TÙNG LUẬN

Quyết âm hữu dư, thời mắc bệnh Aâm tý, bất túc, thời mắc bệnh Nhiệt tý, Hoạt, thời mắc bệnh Hồ sán phong; sắc, thời mắc bệnh Thiếu phúc tích khí (1) [1] .
Thiếu âm hữu dư, mắc bệnh Tý, và ẩn chuẩn (mọc nóát như sởi); bất túc, mắc chứng Phế tý. Hoạt thời mắc bệnh Phế phong sán, sắc, thời mắc bệnh tích, và tiểu ra huyết [2].
3 Thái âm hữu dư, mắc bệnh Nhục tý và hàn trung, bất túc, thời mắc bệnh Tỳ tý. Hoạt thời mắc bệnh Tý, Phong sán, sắc, thời mắc bệnh tích, Tâm phúc bị [3].
4) Dương minh hữu dư, mắc bệnh mạch tý, mình thường nóng. Bất túc, mắc bệnh Tâm tý, hoạt thời mắc bệnh Tâm phong sán, sắc, thời mắc bệnh tích, thỉnh thoảng hay kinh [4].
5) Thái dương hữu dư, mắc bệnh cốt tý, mình nặng, bất túc, mắc bệnh thận tý, hoạt thời mắc bệnh Thận phong sán, sắc thời mắc bệnh tích, thỉnh thoảng phát chứng điên [5].
6) Thiếu dương hữu dư, ắc bệnh Cân tý, hiếp mãn, bất túc, mắc bệnh Cân tý. Hoạt, thời mắc bệnh Can phong sán, sắc thời bệnh tích, thỉnh thoảng gân rút, và đau mắt (1) [6].
Aáy cho nên: khí mùa Xuân ở Kinh mạch, khí mùa Hạ ở Tôn lạc, khí mùa Trường hạ ở Cơ nhục, khí mùa Thu ở Bì phu, khí mùa Đông ở trong Cốt tủy [7].
 Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết nguyên nhân ra làm sao? [8]
 Mùa Xuân, là thời kỳ khí trời mới mở ra, khí đất mới phát tiết, váng mỡ, giá tan, thủy lưu hành, kinh thông lợi. Cho nên khi người ở trong mạch. Mùa Hạ, kinh đầy, khí ràn, vào Tôn lạc để tiếp nhận lấy huyết, bì phu do đó được đầy dặc, mùa Trường hạ kinh lạc đều thịnh, do bên trong tiết vào cơ nhục, mùa Thu, khí trời mới thâu lễm, tấy lý vít lấp, bì phu khô dẳng, mùa Đông che giấp huyết khí ở bên trong, bám liền vào cốt tủy, để lại giao thông với 5 Tàng (1) [9].
Vậy nên, tà khí thường theo khí huyết của con người ở bốn mùa để thừa cơ vào “Khách”. Nhưng đến sự biến hóa thời thật khó mà đo lường. Dù sao cũng phải thuận theo ở Kinh khí để dùng phép thích, nếu tích trừ được tà khí, thời loạn khí sẽ không sinh ra được.
 Hoàng Đế hỏi:
Thích trái với bốn mùa, mà sinh loạn khí, bệnh trạng như thế nào? [11]
Kỳ Bá thưa rằng:
Mùa Xuân mà thích ở Lạc mạch (xuân khí ở Kinh mạch, mà thích Lạc mạch, là trái), huyết khí sẽ ràn ra ngoài, khiến người thiểu khí, mùa xuân mà thích ở cơ nhhục, huyết khi sẽ vòng đi ngược, khiến người thượng khí, mùa xuân, mùa Xuân mà thích ở Cân cốt, huyết khí sẽ bám vào trong, khiến người phúc trướng [12].
 Mùa Hạ mà thích ở Kinh mạch (mùa Hạ huyết khí đã ra ngoài Tôn lạc), huyết khí sẽ bị kiệt, khiến người rã rời, mùa Hạ mà thích ở Cơ nhục, huyết khí sẽ lộn vào trong, khiến người hay khủng, mùa Hạ mà thích ở cân cốt, huyết khí sẽ nghịch lên, khiến người hay nóä [13].
 Mùa thu mà thích ở Kinh mạch, huyết khí sẽ ngược lên, khiến người hay quên, mùa Thu thích ở Lạc mạch, khiến khí không dẫn được ra bên ngoài, khiến người nằm không muốn cựa, mùa Thu mà thích ở cân cốt, huyết khí sẽ tan rã ở bên trong, khiến người rét run [14].
 Mùa Đông mà thích ở Kinh mạch, huyết khí sẽ đều thoát, khiến người mắt trông không tỏ, mùa Đông mà thích ở Lạc mạch khí bên trong sẽ tiết ra bên ngoài, lưu thành chứng đại tý, mùa Đông mà thích ở cơ nhục, dương khí sẽ kiệt tuyệt, khiến người hay quên [15].
 Phàm sự thích về bốn mùa đó, đều gây nên bệnh lớn, không thể theo [16].
 Vậy về phép thích, không biết kinh mạch của bốn mùa, bệnh sẽ sinh ra, nếp lấy thuận làm nghịch, chính khí sẽ loạn ở bên trong, tà khí và tinh khí sẽ cùng xung đột nhau. Vậy, tất phải xét rõ chín hậu, khiến cho chính khí không loạn, thời tinh khí mới không nghịch chuyển mà gây nên bệnh loạn [17].
Hoàng Đế nói:
Thích vào năm Tàng, nếu trúng Tâm, thời một ngày chết, khi mới phát bệnh sẽ là chứng “ợ” trúng Can thời năm ngày chết, khi mới phát bệnh sẽ là chứng muốn nói luôn miệng, trúng Phế thời ba ngày sẽ chết, khi mới phát bệnh sẽ là chứng ho, trúng Thận sáu ngày chết, khi mới phát, sẽ là chứng hắt hơi và vươn vai trúng Tỳ, mười ngày chết, khi mới phát sẽ là chứng thốn (nuốt nước miếng). Thích làm thương đến năm Tàng, tất phải chết, mà các bệnh lúc mới phát ra đều theo tính các bả tàng. Nhân đó có thể biết được là bao giờ chết [18].
四时刺逆从论篇第六十四
厥阴有余,病阴痹;不足病生热痹;滑则病狐疝风;濇则病少腹积气。
少阴有余,病皮痹隐轸;不足病肺痹;滑则病肺风疝;濇则病积溲血。

太阴有余,病肉痹寒中;不足病脾痹;滑则病脾风疝;濇则病积心腹时满。

阳明有余,病脉痹,身时热;不足病心痹;滑则病心风疝;濇则病积时善惊 。

太阳有余,病骨痹身重;不足病肾痹;滑则病肾风疝;濇则病积时善巅疾。

少阳有余,病筋痹胁满;不足病肝痹;滑则病肝风疝;濇则病积时筋急目痛。

是故春气在经脉,夏气在孙络,长夏气在肌肉,秋气在皮肤,冬气在骨髓中。帝曰:余愿闻其故。岐伯曰:春者,天气始开,地气始泄,冻解冰释,水行经通,故人气在脉。夏者,经满气溢,入孙络受血,皮肤充实。长夏者,经络皆盛,内溢肌中。秋者,天气始收,腠理闭塞,皮肤引急。冬者盖藏,血气在中,内着骨髓,通于五藏。是故邪气者,常随四时之气血而入客也,至其变化不可为度,然必从其经气,辟除其邪,除其邪,则乱气不生。

帝曰:逆四时而生乱气奈何?岐伯曰:春刺络脉,血气外溢,令人少气;春刺肌肉,血气环逆,令人上气;春刺筋骨,血气内著,令人腹胀。夏刺经脉,血气乃竭,令人解(亻亦);夏刺肌肉,血气内却,令人善恐;夏刺筋骨,血气上逆,令人善怒。秋刺经脉,血气上逆,令人善忘;秋刺络脉,气不外行,令人卧不欲动;秋刺筋骨,血气内散,令人寒慄。冬刺经脉,血气皆脱,令人目不明;冬刺络脉,内气外泄,留为大痹;冬刺肌肉,阳气竭绝,令人善忘。凡此四时刺者,大逆之病,不可不从也,反之,则生乱气相淫病焉。故刺不知四时之经,病之所生,以从为逆,正气内乱,与精相薄。必审九候,正气不乱,精气不转。

帝曰:善。刺五藏,中心一日死,其动为噫;中肝五日死,其动为语;中肺三日死,其动为咳;中肾六日死,其动为嚏欠;中脾十日死,其动为吞。刺伤人五藏必死,其动则依其藏之所变候知其死也。C

THIÊN 65 : TIÊU BẢN LUẬN

Hoàng Đế hỏi:
Bệnh có tiêu (ngọn), bản (gốc), thích có nghịch có tùng (thuận), nghĩa đó như thế nào? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Về phương pháp thích, phải phân biệt âm dương, trước sau cùng ứng, nghịch tùng đều hợp, tieuâ bản cùng thay đổi (1) [2].
Cho nên nói rằng: có khi ở tiêu, mà cầu nó ở tiêu, có khi ở bản, mà cầu nó ở bản, có khi ở bản mà cầu nó ở tiêu, có khi ở tiêu mà cầu nó ở bản [3].
Cho nên về phương pháp điều trị, có khi lấy ở tiêu mà được, có khi lấy ở bản mà được, có khi nghịch thủ mà được, có khi tùng thủ mà được [4].
Vậy nếu biết nghịch với tùng đó là chính pháp không còn gì hơn, biết được tiêu bản muôn làm muôn đứng, không biết tiêu bản, làm càn ra chi...(2). [5]
Nói về cái đạo âm dương, nghịch tùng, và tiêu bản... mới nghe nhỏ, mà sau thật lớn, nói một điều mà biết được cái hại của trăm bệnh [6].
Ít mà là nhiều, nóâng mà là sâu, có thể nói một mà biết được trăm [7].
Do nóâng mà biết được sâu, xét gần mà biết được xa. Nói tiêu với bản, không nên tương phản [8].
Trị “phản” là nghịch, trị “đắc” là tùng (1). Trước mắc bệnh mà sau nghịch, trị ở bản; trước nghịch mà sau mắc bệnh, trị ở bản 2 [9]. Trước hàn mà sau sinh bệnh, trị ở bản, trước mắc bệnh mà sau sinh hàn, trị ở bản 3 [10].  Trước nhiệt mà sau mắc bệnh, trị ở bản, trước nhiệt mà sau xin trung mãn, trị ở tiêu (4) [11]. Trước mắc bệnh mà sau tiết tả, trị ở bản, trước tiết tả mà sau thêm bệnh khác, trị ở bản, hãy điều hòa trước đã, rồi hãy trị bệnh khác (5) [12]. Trước mắc bệnh mà sau sinh chứng phiền tâm, trị ở bản. Bởi ở trong thân thể con người, có khách khí, lại có đồng khí (6) [13]. Tiểu, đại không lợi, trị ở tiểu, tiểu, đại lợi, trị ở bản (7) [14]. Bệnh phát sinh mà hữu dư, bản mà là tiêu, trước hãy trị bản, rồi mới trị tiêu bệnh phát sinh mà bất túc, tiêu mà là bản, trước hãy trị tiêu, rồi mới trị bản (8) [15]. Cẩn thận xét xem “gian” hay “Thậm”, lấy ý của mình để điều trị. Nếu “gian” thời tính hành, “thậm” thời độc hành. Tỉ như: trước tiểu, đại không lợi, mà rồi mới sinh bệnh khác, phải trị ở bản (9) [16].
Bệnh có tương truyền, tỉ như Tâm bệnh, trước Tâm thống qua một ngày thời phát chứng Khái, qua ba ngày Hiếp chi thống: qua năm ngày vít lấp không thông, thân đau mình nặng, qua ba ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông chết về nửa đêm, mùa Hạ chết về đúng trưa (1). [17]
Bệnh ở Phế, suyễn khái, qua ba ngày mà hiếp chi mãn và thống, lại qua một ngày mà thân nặng mình đau, lại qua năm ngày mà trướng. Lại qua mười ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông chết về lúc mặt trời lặn, mùa hạ chết về lúc mặt trời mọc (1). [18]
Bệnh ở Can, đầu váng mắt hoa, Hiếp chi mãn, qua ba ngày, mình nặng, thân đau, qua năm ngày, sẽ phát trướng, lại qua ba ngày, yêu, tích và thiếu phúc đau, ống chân nhức, lại qua ba ngày không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông chết về lúc mặt trời lặn, mùa Hạ chết về sáng sớm (1) [19].
Bệnh ở Tỳ, thân đau, mình nặng. Qua một ngày mà Trướng, qua hai ngày, thiếu phúc, yêu, tích đau, xương ống chân nhức, qua ba ngày, bối, lữ và cân thống, tiểu tiện bế, qua mười ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông, chết về lúc người đi ngủ yên; mùa Hạ, chết về lúc nửa buổi (1) [20].
Bệnh ở Thận, Thiếu phúc và yêu, tích thống, xương ống chân, rức, qua ba ngày, bối, lữ, cân thống, tiểu tiện bế, qua ba ngày, phúc trướng, qua ba ngày lưỡng hiếp chỉ thống, lại qua ba ngày, không khỏi, sẽ chết Mùa Đông, chết về lúc sáng rõ, mùa Hạ, chết về lúc tối đã lâu (1) [21].
Bệnh ở Vị, trướng mãn, qua năm ngày, thiếu phúc và yêu tích thống, xương ống chân nhức; qua ba ngày, bối, lữ, cân thống, tiểu tiện bế, qua năm ngày thân thể nặng nề, qua sáu ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa đông chết về nửa đêm, mùa Hạ chết về xế chiều (1) [22].
Bệnh ở Bàng quang, tiểu tiện bế; qua 5 ngày, Thiếu phúc trướng, yêu tích thống, xương ống chân nhức, qua một ngày, phúc trướng, lại qua một ngày thân thể thống, lại qua hai ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông, chết về gà gáy, mùa Hạ, chết về chiều tà (1) [23].
Các bệnh ở trên do sự “thắng, khắc” mà truyền đều có cái trường hợp chóng chết, dù có phép thích cũng không sao cứu chữa được. Hoặc tương  truyền đến cách một Tàng, thời thôi, không truyền sang Tàng khác nữa, như thế mới có thể thích. Tỉ như: Tâm bệnh truyền Can, Can bệnh truyền tỳ, đó là con đi lấn mẹ... Đến Can Tàng, Tỳ Tàng thời thôi, không lại do sự  “thắng, khắc” để truyền sang Tàng khác. Như thế mới có thể dùng phép thích. Lại tỉ như: Tâm bệnh truyền Tỳ, Phế bệnh truyền Thận, đó là mẹ đi lấn con, nhờ được cái sinh khí của mẫu tàng, còn là chứng không đến nóãi chết. Lại như Tâm bệnh truyền Thận, Phế bệnh truyền tâm, Can tàng truyền Phế v.v... Đó là do nơi “sở bất thắng” mà lại, bệnh nhẹ, cũng có thể dùng phép thích [24].

标本病传论篇第六十五

黄帝问曰:病有标本,刺有逆从,奈何?岐伯对曰:凡刺之方,必别阴阳,前后相应,逆从得施,标本相移。故曰:有其在标而求之于标,有其在本而求之于本,有其在本而求之于标,有其在标而求之于本,故治有取标而得者,有取本而得者,有逆取而得者,有从取而得者。故知逆与从,正行无问,知标本者,万举万当,不知标本,是谓妄行。

夫阴阳逆从,标本之为道也,小而大,言一而知百病之害。少而多,浅而博,可以言一而知百也。以浅而知深,察近而知远,言标与本,易而勿及。治反为逆,治得为从。先病而后逆者治其本,先逆而后病者治其本,先寒而后生病者治其本,先病而后生寒者治其本,先热而后生病者治其本,先热而后生中满者治其标,先病而后泄者治其本,先泄而后生他病者治其本,必且调之,乃治其他病,先病而后生中满者治其标,先中满而后烦心者治其本。人有客气,有同气。小大不利治其标,小大利治其本。病发而有余,本而标之,先治其本,后治其标;病发而不足,标而本之,先治其标,后治其本。谨察间甚,以意调之,间者并行,甚者独行。先小大不利而后生病者治其本。

夫病传者,心病先心痛,一日而咳,三日胁支痛,五日闭塞不通,身痛体重;三日不已,死。冬夜半,夏日中。

肺病喘咳,三日而胁支满痛,一日身重体痛,五日而胀,十日不已,死。冬日入,夏日出。

肝病头目眩胁支满,三日体重身痛,五日而胀,三日腰脊少腹痛胫,三日不已,死。冬日入,夏早食。

脾病身痛体重,一日而胀,二日少腹腰脊痛胫酸,三日背(月呂)筋痛,小便闭,十日不已,死。冬人定,夏晏食。

肾病少腹腰脊痛,(骨行)酸,三日背(月呂)筋痛,小便闭;三日腹胀;三日两胁支痛,三日不已,死。冬大晨,夏晏晡。

胃病胀满,五日少腹腰脊痛,(骨行)酸;三日背(月呂)筋痛,小便闭;五日身体重;六日不已,死。冬夜半后,夏日昳。

膀胱病小便闭,五日少腹胀,腰脊痛,(骨行)酸;一日腹胀;一日身体痛;二日不已,死。冬鸡鸣,夏下晡。

诸病以次是相传,如是者,皆有死期,不可刺。间一藏止,及至三四藏者,乃可刺也。

THIÊN 66 : THIÊN NGUYÊN KỶ ĐẠI LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng:
Trời có năm hành, trị năm vị, để sinh ra hàn, thử, táo, thấp và phong (1) Người có năm Tàng, hóa sinh năm khí, để sinh ra hỷ, n, ưu, tư, khủng (2). Trên Luận nói: năm vận cùng nói, đều có chủ trị; cứ chọn một năm, “chu” mà lại bắt đầu... Tôi đã hiểu lẽ đó rồi. Xin cho biết cái “hậu” của tam âm, tam dương, tương hợp như thế nào (3)? [1]
1) Năm hành của trời tức là năm khí: Đan là đỏ, Kiềm là vàng. Thương là xanh, Tố là trắng, Huyền là đen, Năm vị, tức là vị của năm phương, mà cũng tức là năm hành của đất. Hàn, thử, táo, thấp, phong tức là 6 khi của trời. Ý đây nói: năm khí của trời, hợp với sự phối hợp của mười Can, để hóa sinh ra năm hành của đất, năm hành của đất lại sinh ra 6 khi của trời.
2) Năm Tàng, tức là do năm hành sinh ra. Khí của năm hành tức là: phong, nhiệt, thấp, táp, hàn. Hỳ nóä, ưu, tư, khủng là “thần chí” của năm Tàng.
Ngẫm như: ở giờ là khi, ở đất thành hình, hình khi cùng cảm mà muôn vật hóa sinh. Con người nhờ năm hành của đất để gây nên thân hình... Do cái năm Tàng có hình để hóa sinh ra năm khí và năm chí... Mà lại thông với thiên khí.
3) “Trên luận”, tức là nói những bài Lục tiết Tàng tượng v.v... Năm vận là: Năm Giáp, Kỷ thuộc về Thổ vận, năm Aát, Canh thuộc về Kim vận, năm Bính, Tân thuộc về Thủy vận, năm Đinh Nhâm thuộc về Mộc vận, năm Mậu, Quý thuộc về hỏa vận. Về tam âm, tam dương thời, hai năm Tý Ngọ, Thiếu âm làm chủ, hai năm Sửu, Vị (Mùi), Thái âm làm chủ, hai năm Dần, Thân, Thiếu dương làm chủ, hai năm Mão, Dậu, Dương minh làm chủ, hai năm Thìn, Tuất, Thái dương làm chủ, hai năm Tỵ, Hợi, quyết âm làm chủ.
Quỷ Du Khu vái tay, cúi đầu mà thưa rằng:
Năm vận, âm dương là đạo của trời. Nó là cương kỷ của muôn vật, cha mẹ của biến hóa, gốc ngọn của sinh sát, và là cái “phủ” của một sự thần minh đó (1) [2].
Vật sinh ra gọi là hóa, vật đến gọi là biến, âm dương khôn lường, gọi là thần; thần dụng vô phương gọi là thánh (2) [3].
Cái công dụng của sự  biến hóa, ở trời gọi là huyền (1), ở người gọi là đạo (2), ở đất gọi là hóa (3). Do đó hóa sinh ra năm vị (4). Đạo sinh ra trí (5). Huyền sinh ra thần (6).
Thần ở trời là phong, ở đất là mộc, ở trời là nhiệt, ở đất là hỏa, ở trời là thấp, ở đất là thổ, ở trời là táo, ở đất là kim, ở trời là hàn, ở đất là thủy. Cho nên ở trời là khí, ở đất thành hình. Hình, khi cùng cảm, muôn vật do đó mà sinh ra (1) [5].
Vậy nên, trời đất đó là trên dưới của muôn vật, tả hữu đó là đường lối của âm dương (2), thủy hỏa đó là triệu chứng của khí âm dương (3); Kim, mộc đó là chung thủy của sự sinh thành (4).
Khí có nhiều, ít, hình có thịnh suy. Do sự trên dưới cùng cảm triệu, mà cái khí thái quá hay bất cập càng được rõ ràng.
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết năm vận chủ thời, như thế nào? (1) [8].
Qủy Du Khu thưa rằng:
- Năm khí vận hành, đều chọn cơ nhật (2), không những chủ thời mà thôi [9].
Xin cho biết rõ.. [10].
Thần xét trong Đại thủy Thiên nguyệt Sách văn chép rằng: “Thái hư rộng thẳm, gây nên hóa nguyện, muôn vật gây lúc đầu năm vận chọn chu thiên (3); khí tán ra chân linh, tổng thống cả Khôn nguyên (4); chín sao treo sáng, bảy Diệu vòng quanh (5) rằng âm, rằng dương, rằng như, rằng cương (6); u hiển đã xếp hàn, thử, thỉ, trương (7); sinh sinh, hóa hóa, phẩm vật phô bày (8)... Đạo lý đó, truyền tới thần, đã mười đời nay...
Hoàng Đế hỏi:
- Khí có nhiều ít, hình có thịnh suy, là thế nào? [12].
Qủy Du Khu thưa rằng:
Khí của âm, dương, có kinh nhiều, có kinh ít, nên gọi là tâm âm, tam dương. “Hình có thịnh suy” là nói về chủ trị của năm hành có thái quá và bất cập (1). Cho nên lúc bắt đầu; do hữu dư mà đi, bất cập sẽ theo; do bất túc mà đi, hữu dư sẽ theo. Biết được nghinh (tức đi) và tùy (tức theo), thời  cái khi thái quá hay bất cập có thể dự biết được (2) [13].
Ưùng với trời là Thiên phù, ứng với năm là Tuế trị; “Tam hợp’ sẽ trị (3) [14].
Hoàng Đế  hỏi:
Trên dưới cùng cảm triệu, là nghĩa thế nào? [15]
Quỷ Du Khu thưa rằng:
- Hàn, thử, táo, thấp, phong, hỏa... Thuộc về Aâm Dương của trời. Tam âm, tam dương, thượng phụng (như ứng theo) với nó. Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Hỏa... Thuộc về Aâm Dương của đất, sinh, trưởng, hóa, thâu, tàng ứng theo với nó (1) [16].
Trời có Aâm Dương để sinh, khí Aâm để trưởng, đất lấy khí Dương để sái (giảm bớt), khí Aâm để tàng (2) [17].
Trời có âm Dương, đất cũng có âm Dương, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Hỏa... Đó là âm Dương của đất, chủ về sinh, trưởng hóa, thâu, tàng. Cho nên trong Dương có âm, trong âm có Dương (3) [18].
Vì vậy, muốn biết âm Dương của trời đất, ứng với khí của trời, động mà không ngừng, cho nên cứ hết 5 năm thời “hữu thiên”; ứng với khí của đất, tĩnh mà giữ vị, cho nên cứ hết sáu năm lại hoàn hội (4) [19].
Động, tĩnh cùng triệu, trên dưới cùng là, Aâm Dương cùng thay đổi, sự biến hóa do đó mà sinh ra (5) [20].
Hoàng Đế hỏi:
Trên, dưới, chu, kỷ, có số nhất định chăng ? [21]
Qủy Du Khu thưa rằng:
Trời lấy số “sáu” làm tiết, đất lấy số “năm” làm chết. Chu thiên khí thời cứ 6 năm là một lượt chung địa kỷ thời cứ 5 năm là một chu. Do đó, quân hỏa được sáng tỏ, tướng hỏa được yên ngôi (1) [22].
“Năm” với “sáu” cùng hợp, vậy nên cứ 720 khí làm một kỷ. Phàm 30 năm, cộng được 1440 khí. Tức 60 năm là một “chu” Bất cập hay thái quá, đều do đó có thể thấy rõ được (2) [23].
Hoàng Đế hỏi:
Theo lời nói của phu tử, trên rõ hết thiên khí, dưới rõ hết địa kỷ, thật là đầy đủ. Nhưng tôi muốn nhờ đó trước để trị dân, rồi đến trị thân, khiến trăm họ hiểu biết, trên dưới cùng thân, đức trạch thấm nhuần, con cháu hết lo, truyền mãi về sau không bao giờ cùng... Vậy xin cho biết thêm… [24]
Qủy Du Khu nói:
Cái định số của sự thái quá hay bất cập, rất là cơ vi. Nhưng khí tới có thể nhận thấy, khí đi có thể theo dõi. Vậy phải kính cẩn, không được coi thường, nếu trái lẽ đó, sẽ bị tai ương… [25]
Hoàng Đế nói:
- Khéo nói về trước, tất hiểu sau, đã hiểu nơi gần, tất rõ chỗ xa. Chí số tế vi đến thế mà suy diễn không nhẩm, thật là minh triết lắm rồi. Vậy xin phu tử giảng giải cho có điều lý, giảm ước mà không thiếu, dễ dàng mà khó quên... [26]
Qủy Du Khu nói:
Tôi được nghe, về năm Giáp, Kỷ, Thổ vận làm chủ, về năm Aát, Canh, Kim vận làm chủ, về năm Bính, Tân, Thủy vận làm chủ, về năm Đinh Nhâm, Mộc vận làm chủ; về năm Mậu Qúi, Hỏa vận làm chủ.. [27].
Hợp với tam âm, tam dương như thế nào? [28]
Về năm, Tý, Ngọ, trên thấy Thiếu âm, về năm Sửu, Vị (Mùi) trên thấy Thái âm, về năm Dần, Thân, trên thấy Thiếu dương về năm Mão, Dậu trên thấy Dương minh, về năm Thìn, Tuất trên thấy Thái dương, về năm Tỵ, Hợi, trên thấy quyết âm... Vậy Thiếu âm đó là Tiêu, mà quyết âm đó là Chung (cuối cùng) (1) [29].
Ở trên quyết âm, phong khí làm chủ, ở trên Thiếu âm, nhiệt khí làm chủ, ở trên Thái âm, thấp khí làm chủ, ở trên Thiếu dương, Tướng hỏa làm chủ, ở trên Dương minh, táo khí làm chủ, ở trên Thái dương, hàn khí làm chủ. Đó tức là Bản và gọi là “lục nguyên” (2) [30].
Hoàng Đế nói:
Đạo rất huyền ảo, bàn rất rõ ràng, xin ghi vào Ngọc bản, cất vào Kim qũi và đặt tên là : Thiên Nguyên kỷ.

天元纪大论篇第六十六

黄帝问曰:天有五行,御五位,以生寒暑燥湿风;人有五藏,化五气,以生喜怒思忧恐。论言五运相袭而皆治之,终期之日,周而复始,余已知之矣,愿闻其与三阴三阳之候,奈何合之?

鬼臾区稽首再拜对曰:昭乎哉问也。夫五运阴阳者,天地之道也,万物之纲纪,变化之父母,生杀之本始,神明之府也,可不通乎!故物生谓之化,物极谓之变,阴阳不测谓之神,神用无方谓之圣。夫变化之为用也,在天为玄,在人为道,在地为化,化生五味,道生智,玄生神。神在天为风,在地为木;在天为热,在地为火;在天为湿,在地为土;在天为燥,在地为金;在天为寒,在地为水;故在天为气,在地成形,形气相感而化生万物矣。然天地者,万物之上下也;左右者,阴阳之道路也;水火者,阴阳之徵兆也;金木者,生成之终始也。气有多少,形有盛衰,上下相召,而损益彰矣。

帝曰:愿闻五运之主时也何如?鬼臾区曰:五气运行,各终期日,非独主时也。帝曰:请闻其所谓也。鬼臾区曰:臣积考《太始天元册》文曰:太虚寥廓,肇基化元,万物资始,五运终天,布气真灵,揔统坤元,九星悬朗,七曜周旋,曰阴曰阳,曰柔曰刚,幽显既位,寒暑弛张,生生化化,品物咸章。臣斯十世,此之谓也。

帝曰:善。何谓气有多少,形有盛衰?鬼臾区曰:阴阳之气各有多少,故曰三阴三阳也。形有盛衰,谓五行之治,各有太过不及也。故其始也,有余而往,不足随之,不足而往,有余从之,知迎知随,气可与期。应天为天符,承岁为岁直,三合为治。

帝曰:上下相召奈何?鬼臾区曰:寒暑燥湿风火,天之阴阳也,三阴三阳上奉之。木火土金水火,地之阴阳也,生长化收藏下应之。天以阳生阴长,地以阳杀阴藏。天有阴阳,地亦有阴阳。木火土金水火,地之阴阳也,生长化收藏。故阳中有阴,阴中有阳。所以欲知天地之阴阳者,应天之气,动而不息,故五岁而右迁,应地之气,静而守位,故六期而环会,动静相召,上下相临,阴阳相错,而变由生也。

帝曰:上下周纪,其有数乎?鬼臾区曰:天以六为节,地以五为制,周天气者,六期为一备;终地纪者,五岁为一周。君火以明,相火以位,五六相合而七百二十气为一纪,凡三十岁;千四百四十气,凡六十岁而为一周,不及太过,斯皆见矣。

帝曰:夫子之言,上终天气,下毕地纪,可谓悉矣。余愿闻而藏之,上以治民,下以治身,使百姓昭著,上下和亲,德泽下流,子孙无忧,传之后世,无有终时,可得闻乎?鬼臾区曰:至数之机,迫迮以微,其来可见,其往可追,敬之者昌,慢之者亡。无道行私,必得天殃,谨奉天道,请言真要。

帝曰:善言始者,必会于终,善言近者,必知其远,是则至数极而道不惑,所谓明矣,愿夫子推而次之,令有条理,简而不匮,久而不绝,易用难忘,为之纲纪,至数之要,愿尽闻之。鬼臾区曰:昭乎哉问!明乎哉道!如鼓之应桴,响之应声也。臣闻之:甲己之岁,土运统之;乙庚之岁,金运统之;丙辛之岁,水运统之;丁壬之岁,木运统之;戊癸之岁,火运统之。

帝曰:其于三阴三阳,合之奈何?鬼臾区曰:子午之岁,上见少阴;丑未之岁,上见太阴;寅申之岁,上见少阳;卯酉之岁,上见阳明;辰戌之岁,上见太阳;己亥之岁,上见厥阴。少阴,所谓标也,厥阴,所谓终也。厥阴之上,风气主之;少阴之上,热气主之;太阴之上,湿气主之;少阳之上,相火主之;阳明之上,燥气主之;太阳之上,寒气主之。所谓本也,是谓六元。帝曰:光乎哉道!明乎哉论!请著之玉版,藏之金匮,署曰《天元纪》。

THIÊN 67 :  NGŨ VẬN HÀNH ĐẠI LUẬN

Hoàng Đế ngồi ở nhà Minh Đường, mới bắt đầu chỉnh lại thiên cương, rộng xem tám phương (cực), suy xét năm thường (1). Mời Thiên sư (Kỳ Bá) mà hỏi rằng:
Tôi nghe phu tử cho biết cái số về “ngũ vận”, chỉ có cái nghĩa là năm khí chủ về các năm mà thôi. Giờ Qủy Du Khu lại nói với tôi rằng” Thổ chủ về Giáp, Kỷ, Kim chủ về át, Canh, Thủy chủ về Bính, Tân, Mộc chủ về Đinh, Nhâm, Hỏa chủ về Mậu Qúi... Và ở trên Tý, Ngọ, Thiếu âm làm chủ, ở trên Sửu, Vị (Mùi), Thái âm làm chủ, ở trên Dần, Thân, Thiếu dương làm chủ, ở trên mão, Dậu, Dương minh làm chủ, ở trên Thìn, Tuất, Thái dương làm chủ, ở trên Tỵ, Hợi, Quyết âm làm chủ... So với âm dương của năm vận sáu khí không hợp, là sao vậy? [1].
Kỳ Bá thưa rằng:
Quỷ Du Khu nói như vậy là hiểu cái đại âm dương của trời đất đó. Phàm về “số” mà có thể đếm được cái “sở hợp” mà thôi. Đến như âm dương của trời đất, đếm có thể được mười, mà suy ra có thể thành trăm; đếm có thể được nghìn, mà suy ra có thể thành vạn... Vậy không thể nào lấy “số” để suy mà chỉ có thể lấy “hình tượng” để ví (1) [2].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết lúc đầu ra làm sao? [3].
Kỳ Bá thưa rằng:
Thần xem ở Thái thủy Thiên nguyên sách có chép rằng:
Cái khí của Đan thiên, qua ở Mậu phận thuộc sao Ngưu, Nữ cái khí của Kiền thiên, qua ở Kỷ phận, thuộc sao Tâm, Vỹ, cái khí Thương thiên, qua ở các sao Nguy, Thất, Liễu, Quỷ, cái khí của Huyền thiên, qua ở các sao Trương, Dực, Lâu, Vị... Như nói về Mậu Kỷ phận, tức là khoảng sao Khuê, Bích, Giác, Chẩn, mà là cửa ngõ của trời đất. Tóm lại, bắt đầu của sự biến hóa, đạo do đó mà sinh ra, cần phải hiểu biết lắm mới được (2) [4].
Hoàng Đế hỏi:
Luận nói: trời đất là trên dưới của muôn vật, tả hữu là đạo lộ (đường lối) của âm dương, xin cho biết rõ nghĩa đó ra sao?(1) [5]
Kỳ Bá thưa rằng:
Luận nói về trên dưới, là trên dưới của từng năm, và âm dương ở về nơi nào (2) [6].
Nói về tả hữu: Phàm trên thấp Quyết âm, thời bên tả là Thiếu âm, bên hữu là Thái dương, thấy Thiếu âm, thời bên tả là Thái âm, bên hữu là Quyết âm; thấy Thái âm, thời bên tả là Thiếu dương, bên hữu là Thiếu âm, thấy Dương minh, thời bên tả là Thái dương, bên hữu là Thiếu dương; thấy Thái dương, thời bên tả là Quyết âm, bên hữu là Dương minh... Đó là ngoảnh mặt về phương bắc để định rõ ngôi mà nói (3) [7].
Hoàng Đế hỏi:
Thế nào là dưới?[7]
Kỳ Bá thưa rằng:
Quyết âm ở trên thời Thiếu dương ở dưới, tả là Dương minh, hữu là Thái âm. Thiếu âm ở trên thời Dương minh ở dưới tả là Thái dương, hữu là Thiếu dương, Thái âm ở trên thời Thái dương ở dưới, Tả là Quyết âm, hữu là Dương minh, Thiếu dương ở trên thời Quyết âm ở dưới, tả là Thiếu âm, hữu là Thiếu dương; Dương minh ở trên thời thời Thiếu âm ở dưới, tả là Thiếu dương, hữu là Thiếu âm... Đó tức là cái ngoảnh mặt về phương Nam để ấn định bộ vị, còn sự nhận thấy là do người hướng về Bắc để xem vậy (1) [8]
Trên dưới cùng gặp, hàn thử cùng lâm (tới); khi tương đắc thời hòa, không tương đắc thời bệnh (2) [9].
Hoàng Đế hỏi:
Khí không tương đắc mà bệnh, là thế nào? [10]
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là vì lấy dưới để lâm lên trên, không đúng với địa vị, nên sinh bệnh (3) [11].
Động tĩnh như thế nào ? [12]
Ở trên thời hữu hành (đi vòng sang bên hữu), ở dưới thời tả hành... tả hữu đi hết một “chu”, còn dư, thời lại hội (4). [13]
Hoàng Đế hỏi:
Tôi nghe Qủy Du Khu nói: “ng với đất thời tĩnh”, giờ Phu tử lại nói: “ở dưới thời tả hành...” vậy thế là nghĩa sao? [14]
Kỳ Bá thưa rằng:
Trời, đất, động, tĩnh, năm hành thiên, phục. Tuy đời trước của Qủy Du Khu cũng chỉ biết được động tượng của trời mà thôi. Còn về “tĩnh hình” của dất thời vẫn chưa rõ (1) [15]
Cái công dụng của sự biến hóa, trời bày ra tượng, đất gây nên hình, “thất diệu” kinh vĩ ở khoảng Thái hư, ngũ hành chương minh ở trên mặt đất. Đất, cốt để chở mọi hình loại đã sinh thành; Thái hư, cốt để bày cái tinh khí hiển hiện ở trên trời. Sự động của hình với tinh, cũng như gốc rễ đối với cành là. Ngửa lên xem tượng, dù xa cũng có thể biết được (2) [16].
Hoàng Đế hỏi:
Đất, ở về phần dưới, phải không? [17]
Kỳ Bá thưa rằng:
Đất sở dĩ ở dưới người, chính vì nó ở trong khoảng Thái hư đó [18].
Có nương tựa vào đâu không? [19]
Chỉ do “đại khí” mang lên đó thôi (3) [20].
Nhờ khí táo để làm cho can (khô), nhờ khí thử để làm cho chưng (như nung, nấu, hấp), nhờ khí phong để làm cho động, nhờ khí thấp để làm cho nhuận, nhờ khí hỏa để làm cho kiên (cứng, rắn lại), nhờ khí hỏa để làm cho ôn, cho nên khí phong hàn ở dưới, khí táo nhiệt ở trên, khí thấp ở khoảng giữa... Sáu khí đó du hành khắp ở trên và dưới, do đó mới thành được sự sinh hóa (1) [21].
Cho nên khí táo thắng thời đất “can”, khí thử thắng thời đất nhiệt, khí phong thắng thời đất động, khí thấp thắng thời đất lầy (nê), khí hàn thắng thời đất nứt (lạt), khí hỏa thắng thời đất cố (rắn bền) (2) [22].
Hoàng Đế nói:
Khí của trời đất, lấy gì để “bậu” được? [23]
Kỳ Bá thưa rằng:
Khí của trời đất, và cái biến chuyển của thắng phục, không hình ra ở “chẩn” (tức chẩn mạch). Mạch pháp nói rằng “sự biến của trời đất, không thể chẩn ở mạch...” Tức là nghĩa đó (1) [24].
Hoàng Đế hỏi:
Gián khí như thế nào? [25]
Kỳ Bá thưa rằng
Tùy cái “sở tại” của khí, phải dự kỳ ở hai bên tả hữu (2) [26].
Hoàng Đế hỏi:
Dự kỳ như thế nào? [27].
Kỳ Bá thưa rằng:
Theo với khí thời hòa trái với khí thời bệnh (3). Không đúng với địa vị cũng sinh bệnh (4): thay đổi mất địa vị cũng bệnh (5); bỏ mất cái địa vị nên giữ thời nguy (6); Xích với thốn trái nhau thời chết (7); Aâm Dương giao nhau cũng chết (8); trước hãy lập lấy năm, để biết là khí gì và tả hữu tương ứng như thế nào, rồi sau mới có thể nói được đến thử, sinh, nghịch, thuận (9) [28].
Hoàng Đế hỏi:
Hàn, thử, thấp, táo, phong, hỏa... Hợp với người như thế nào Đối với muôn vật, sao mà hóa sinh được? [29].
 Kỳ Bá thưa rằng:
Đông phương sinh ra phong, phong sinh hành mộc, mộc sinh ra vị toan (chua), toan sinh ra Can, Can sinh ra Cân, Cân sinh ra Tâm (1), nó ở trời là Huyền, ở người là đạo, ở đất là hóa, do hóa mà sinh ra năm vị. Đạo sinh ra trí, huyền sinh ra thần, hóa sinh ra khí. Thần, ở trời là Phong, ở đất là Mộc, ở thể là Cân, ở khí là Nhu (mềm mại), ở Tàng là Can (2).
Tính của nó là huyên (ấm áp); đức của nó là hòa, công dụng của nó là động, sắc của nó là thương (xanh); về sự hóa của nó là vinh (tươi tốt). Thuộc về trùng là giống có mao (lông), chính của nó là tán (sơ tán), bệnh của nó là tuyên phát, sự biến của nó là tồi lạp (bẻ gãy); tai sảnh của nó là vẫn (rơi rụng), vị của nó là toan, chí của nó là nóä. Do nóä sẽ làm thương Can, nhờ “bi” sẽ thắng nóä, phong làm thương Can; táo sẽ thắng phong, toan làm thương Cân, tân sẽ thắng toan [30]
Nam phương sinh nhiệt, nhiệt sinh ra hành hỏa, hỏa sinh ra vị khổ, khổ sinh ra Tâm, Tâm sinh ra huyết, huyết sinh ra Tỳ. Nó ở trời là nhiệt, ở đất là hỏa, ở thể là mạch, ở khí là tức (hơi thở), ở Tàng là Tâm. Tính của nó là thử (nắng, nóng) đức của nó là hiển (tỏ tường, rõ ràng): công dụng của nó là táo (nóng nảy, vội vàng); sắc của nó là Xích (đỏ), hóa của nó là mậu (tốt, về mùa Hạ cây cỏ rậm rạp). Thuộc loại trùng là loài Vũ (lông cánh), chính của nó là Minh (sáng); lệnh của nó là uất chưng (nung, nấu, nóng, bức); biến của nó là viêm thước (bốc cháy); tai sảnh của nó là phần, bính (đốt; viêm thước, phần, bính đều là hình dung cái khí cực nhiệt); vị của nó là khổ, chí của nó là hỷ. Hỷ làm thương Tâm, khủng sẽ thắng được hỷ, nhiệt làm thương khí, hàn sẽ thắng được nhiệt, khổ làm thương khi, hàn sẽ thắng được khổ [31].
Trung ương sinh ra thấp, thấp sinh ra hành thổ, thổ sinh ra vị Cam; cam sinh ra Tỳ, Tỳ sinh ra nhục. Nhục sinh ra Phế. Nó ở trời là thấp, ở đất là thổ, ở thể là Nhục, ở khí là xung (đầy); ở Tàng là Tỳ. Tính của nó là tĩnh; đức của nó là Nhu (ẩm ướt); công dụng của nó là hóa, sắc của nó là hoàng (vàng); hóa của nó là doanh (đầy, cũng như xung), về trùng thuộc loại Khỏa (loài trùng có nhiều chất thịt, do đất sinh ra); chính của nó là yên tĩnh, lệch của nó là râm hội (lở nát, khi thấp nhiều quá)... Vị của nó là Cam; chí của nó là tư (nghĩ, nhớ). Tư làm thương Tỳ, nóä sẽ thắng được tư, thấp làm thương nhục, phong sẽ thắng được thấp; cam làm thương Tỳ, toan sẽ thắng được Cam [32].
Tây phương sinh ra táo, táo sinh ra hành kim, kim sinh ra tân, tân sinh ra Phế, Phế sinh ra bì mao, bì mao sinh ra Thận. Ở trời là táo, ở đất là kim, ở thể là bì mao, ở khi là thành; ở Tàng là Phế. Tính của nó là lương (mát); đức của nó là thanh (trong trẻo); công dụng của nó là trắng; hóa của nó là liễm (thâu, liễm lại) thuộc về trùng là loài giới (loài có vỏ cứng bên ngoài như trai, sò) chính của nó là Kinh (cứng cáp); lệch của nó là vụ lộ (mù, móc); biến của nó là túc sái, tai sảnh của nó là úa rụng; vị của nó là tân, chí của nó là ưu. Ưu làm thương Phế, hỷ sẽ thắng ưu; nhiệt làm thương bì mao, hàn sẽ thắng nhiệt, tân và thương bì mao, khổ sẽ thắng tân (1) [33].
Bắc phương sinh hàn, hàn sinh ra hành Thủy, Thủy sinh ra vị hàm, hàm sinh ra Thận, Thận sinh ra cốt tủy, tủy sinh ra Can. (cứng), ở Tàng là Thận. Tính của nó là lâm (rét, run); đức của nó là hàn, công dụng của nó là (...? nguyên bản khuyết một chữ), sắc của nó là Hắc (đen); tà của nó là túc (nghiêm ngặt) về trùng thuộc loại lân (loài có vảy); chính của nó là Tĩnh (yên lặng) lệnh của nó là ) (...? nguyên bản khuyết một chữ). Nó biến là ngưng tật (rét buốt), tại sảnh của nó là băng hộc (mưa đá), vị của nó là hàm, chí của nó đều có chủ trị về từng mùa. [34].
Là Khủng, Khủng thương thận. Tư thắng khủng. Hàn làm thương huyết táo thắng hàn. Vị mặn làm thương huyết. Vị ngọt thắng vị mặn. Vị trí của Ngũ khi đã được nói ở trước đây. Nếu không có tà khi thì nó sẽ ở chính vị.
Hoàng Đế  hỏi:
Bệnh biến đổi như thế nào?
Kỳ Bá thưa:
Khi tương đắc thì nhẹ, khi không tương đắc thì nặng, thì theo tà, Phụ tà thì sợ, Hoàng đế khen phải.
Hoàng Đế hỏi:
Chủy tuế như thế nào?
Kỳ Bá thưa:
- Khê có dư thì sẽ chế ngự, sinh ra thắng mà ức hiếp, không thắng thì không cùng chung, không thắng, không ức hiếp mà đại sao thừa lân. Thắng nhẹ mà ức hiếp, bị ức hiếp.

五运行大论篇第六十七

黄帝坐明堂,始正天纲,临观八极,考建五常,请天师而问之曰:论言天地之动静,神明为之纪;阴阳之升降,寒暑彰其兆。余闻五运之数于夫子,夫子之所言,正五气之各主岁尔,首甲定运,余因论之。鬼臾区曰:土主甲己,金主乙庚,水主丙辛,木主丁壬,火主戊癸。子午之上,少阴主之;丑未之上,太阴主之;寅申之上,少阳主之;卯酉之上,阳明主之;辰戌之上,太阳主之;巳亥之上,厥阴主之。不合阴阳,其故何也?

岐伯曰:是明道也,此天地之阴阳也。夫数之可数者,人中之阴阳也,然所合,数之可得者也。夫阴阳者,数之可十,推之可百,数之可千,推之可万。天地阴阳者,不以数推,以象之谓也。

帝曰:愿闻其所始也。岐伯曰:昭乎哉问也!臣览《太始天元册》文,丹天之气,经于牛女戊分;黅天之气,经于心尾已分;苍天之气,经于危室柳鬼;素天之气,经于亢氐昴毕;玄天之气,经于张翼娄胃。所谓戊己分者,奎璧角轸,则天地之门户也。夫候之所始,道之所生,不可不通也。

帝曰:善。论言天地者,万物之上下,左右者,阴阳之道路,未知其所谓也。岐伯曰:所谓上下者,岁上下见阴阳之所在也。左右者,诸上见厥阴,左少阴,右太阳;见少阴,左太阴,右厥阴;见太阴,左少阳,右少阴;见少阳,左阳明,右太阴;见阳明,左太阳,右少阳;见太阳,左厥阴,右阳明。所谓面北而命其位,言其见也。

帝曰:何谓下?岐伯曰:厥阴在上,则少阳在下,左阳明右太阴。少阴在上则阳明在下,左太阳右少阳。太阴在上则太阳在下,左厥阴右阳明。少阳在上则厥阴在下,左少阴右太阳。阳明在上则少阴在下,左太阴右厥阴。太阳在上则太阴在下,左少阳右少阴。所谓面南而命其位,言其见也。上下相遘,寒暑相临,气相得则和,不相得则疾。帝曰:气相得而病者,何也?岐伯曰:以下临上,不当位也。帝曰:动静何如?岐伯曰:上者右行,下者左行,左右周天,余而复会也。帝曰:余闻鬼臾区曰,应地者静。今夫子乃言下者左行,不知其所谓也,愿闻何以生之乎?岐伯曰:天地动静,五行迁复,虽鬼臾区其上候而巳,犹不能遍明。夫变化之用,天垂象,地成形,七曜纬虚,五行丽地。地者,所以载生成之形类也。虚者,所以列应天之精气也。形精之动,犹根本之与枝叶也,仰观其象,虽远可知也。

帝曰:地之为下,否乎?岐伯曰:地为人之下,太虚之中者也。帝曰:冯乎?岐伯曰:大气举之也。燥以干之,暑以蒸之,风以动之,湿以润之,寒以坚之,火以温之。故风寒在下,燥热在上,湿气在中,火游行其间,寒暑六入,故令虚而生化也。故燥胜则地干,暑胜则地热,风胜则地动,湿胜则地泥,寒胜则地裂,火胜则地固矣。

帝曰:天地之气,何以候之?岐伯曰:天地之气,胜复之作,不形于诊也。《脉法》曰:天地之变,无以脉诊,此之谓也。

帝曰:间气何如?岐伯曰:随气所在,期于左右。帝曰:期之奈何?岐伯曰:从其气则和,违其气则病,不当其位者病,迭移其位者病,失守其位者危,尺寸反者死,阴阳交者死。先立其年,以知其气,左右应见,然后乃可以言死生之逆顺也。

帝曰:寒暑燥湿风火,在人合之奈何?其于万物何以生化?岐伯曰:东方生风,风生木,木生酸,酸生肝,肝生筋,筋生心。其在天为玄,在人为道,在地为化。化生五味,道生智,玄生神,化生气。神在天为风,在地为木,在体为筋,在气为柔,在藏为肝。其性为暄,其德为和,其用为动,其色为苍,其化为荣,其虫毛,其政为散,其令宣发,其变摧拉,其眚为陨,其味为酸,其志为怒。怒伤肝,悲胜怒;风伤肝,燥胜风;酸伤筋,辛胜酸。

南方生热,热生火,火生苦,苦生心,心生血,血生脾。其在天为热,在地为火,在体为脉,在气为息,在藏为心。其性为暑,其德为显,其用为躁,其色为赤,其化为茂,其虫羽,其政为明,其令郁蒸,其变炎烁,其眚燔(火芮),其味为苦,其志为喜。喜伤心,恐胜喜;热伤气,寒胜热;苦伤气,咸胜苦。

中央生湿,湿生土,土生甘,甘生脾,脾生肉,肉生肺。其在天为湿,在地为土,在体为肉,在气为充,在藏为脾。其性静兼,其德为濡,其用为化,其色为黄,其化为盈,其虫倮,其政为谧,其令云雨,其变动注,其眚淫溃,其味为甘,其志为思。思伤脾,怒胜思;湿伤肉,风胜湿;甘伤脾,酸胜甘。

西方生燥,燥生金,金生辛,辛生肺,肺生皮毛,皮毛生肾。其在天为燥,在地为金,在体为皮毛,在气为成,在藏为肺。其性为凉,其德为清,其用为固,其色为白,其化为敛,其虫介,其政为劲,其令雾露,其变肃杀,其眚苍落,其味为辛,其志为忧。忧伤肺,喜胜忧;,热伤皮毛,寒胜热;辛伤皮毛,苦胜辛。

北方生寒,寒生水,水生咸,咸生肾,肾生骨髓,髓生肝。其在天为寒,在地为水,在体为骨,在气为坚,在藏为肾。其性为凛,其德为寒,其用为藏,其色为黑,其化为肃,其虫鳞,其政为静,其令霰雪,其变凝冽,其眚冰雹,其味为咸,其志为恐。恐伤肾,思胜恐;寒伤血,燥胜寒;咸伤血,甘胜咸。正气更立,各有所先,非其位则邪,当其位则正。

帝曰:病生之变何如?岐伯曰:气相得则微,不相得则甚。帝曰:主岁何如?岐伯曰:气有余,则制己所胜而侮所不胜;其不及,则己所不胜侮而乘之,己所胜轻而侮之。侮反受邪。侮而受邪,寡于畏也。帝曰:善。

THIÊN 68 : LỤC VI CHỈ ĐẠI LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng:
Xa thẳm thay cái đạo của trời! Như đón mây nóåi, như trông vực sâu. Vực sâu còn có thể đo lường, mây nóåi ai biết đâu là cùng cực! Phu tử thường nói: “phải tuân đạo trời”, lòng tôi ghi nhớ. Nhưng cái nguyên lý như thế nào, xin cho biết rõ.. [1].
Kỳ Bá thưa ràng:
Muốn rõ thiên đạo, cần phảibiết cái sự tuần tự của trời và sự thịnh suy của thời bệnh [2].
Xin cho biết cái tiết “lục lục” của đạo trời, và sự thịnh suy như thế nào? [3].
Trên dưới có “vị”, tả hữu có “kỷ”. Cho nên bên hữu Thiếu dương, Dương minh chủ trị [4]. bên hữu Dương minh, Thái dương chủ trị [5];  bên hữu Thái dương, Quyết âm chủ trị [6]; bên hữu Quyết âm, Thiếu âm chủ trị [7]; bên hữu Thiếu âm, Thái âm chủ trị [8]; bên hữu Thái âm, Thiếu dương chủ trị [9]; Đó tức bảo là “Tiêu” chủa khi do Nam diện mà xem [10]. Cho nên nói: “nhận sự thuần tự của trời, để biết cái thời bệnh thịnh suy” vậy theo sự vận hành của nhật nguyệt, để định cái vị của hai khi, chính nam diện để xem... tức là nghĩa đó [11].
Ở trên Thiếu dương, hỏa khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Quyết âm [12]. Ở trên Dương minh, táo khí chủ trị, khoảng “trung” (giữa) sẽ thấy Thái âm [13]. Ở trên Thái dương, hàng khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Thiếu âm [14]. Ở trên Quyết âm, phong khí chủ trị ở khoảng “trung” sẽ thấy Thiếu dương [15]. Ở trên Thiếu âm, nhiệt khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Thái dương [16].Ở trên Thái âm, thấp khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Thái dương, ở trên Thái âm, thấp khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Thái dươnh [17]. Ở trên Thái âm, thấp khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Dương minh [18].
 Aáy bảo là “bản” đó. Ở dưới bản, tức là “trung” mà sẽ thấy, dưới chỗ “thấy” đó, tức là tiêu của khí (1) [19].
Bản, tiêu không giống, khí ứng khác tượng (2) [20].
Hoàng Đế hỏi rằng:
Về khí, có khi nên đến mà đến, có khi nên đến mà không đến, có khi đến mà thái quá, là thế nào? [21].
Kỳ Bá thưa rằng:
Nên đến mà đến là hòa; nên đến mà không đến, là “lai khí” bất cập; chửa nên đến mà đã đến, là “lai khí” hữu dư (1) [22].
Hoàng Đế hỏi:
Nên đến mà không đến, chửa nên đến mà đã đến. Như thế nào? [23].
Kỳ Bá thưa rằng:
Đúng (ứng) là thuận, trái là nghịch, nghịch thời sinh biến, biến thời bệnh (2) [24].
Thế nào là đúng?
Xét ở vật loại sinh ra biết là đúng, xét ở khi mạch, biết là đúng (3) [26].
Hoàng Đế hỏi:
Địa lý ứng với sáu tiết, khí vị như thế nào? [27].
Kỳ Bá thưa rằng:
Bên hữu Hiển minh, là vị của quân hỏa. Bên hữu quân hỏa, lui một bộ, thời Tướng hỏa chủ trị, lại đi một bộ, thời thổ khí chủ trị, lại đi một bộ, thời kim khí chủ tri, lại đi một bộ, thời thủy khí chủ trị, lại đi một bộ, thời mộc khí chủ trị, lại đi một bộ, thời quân hỏa chủ trị (1).
Ở dưới Tướng hỏa, thủy khí “thừa” theo (thừa có nghĩa như thừa phụng, tuân theo); ở dưới thủy vị, thổ khí thừa theo, ở dưới thổ vị, phong khí thừa theo, ở dưới phong vị kim khí thừa theo, ở dưới kim vị, hỏa khí thừa theo, ở dưới quân hỏa, âm tinh thừa theo [29].
Tại sao vậy [30].
Vì “cang thời hại, thừa sẽ chế lại”. Có “chế” thời mới sinh hóa. Bên ngoài bày ra thịnh suy, hại thời thành bại loạn, sinh hóa bệnh lớn (1) [31].
Hoàng Đế hỏi:
Thịnh, suy như thế nào? [32].
Kỳ Bá thưa rằng:
Không đúng với vị “tà”, đúng với vị là “chính”: Tà thời biến nhiều, chính thời chỉ “vi” (nhỏ nhẹ) thôi (1) [33].
Thế nào là đúng với vị?
Mộc vận mà lâm Mão, Hỏa vận mà lâm Ngọ, Thổ vận mà lâm Tứ qúi, Kim vận mà lâm Dậu, Thủy vận mà lâm Tý. Đó tức là tuế hội, và là sinh khi (thứ khi điều hòa...) [34].
Thế nào là không đúng với vị?
Vì là tuế không hội (hội tức hợp) (1) [35].
Hoàng Đế hỏi:
Về năm Thổ vận, trên thấy Thái âm, về năm hỏa vận, trên thấy Thiếu dương, Thiếu âm, về năm Kim vận trên thấy Dương minh, về năm Mộc vận, trên thấy Quyết âm, về năm thủy vận, trên thấy Thái dương... Là vì sao? [36].
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là cái khí tư thiên cùng với cái khí năm vận, cùng hợp, nên ở Thiên nguyên sách gọi là Thiên phù (1) [37].
Hoàng Đế hỏi:
Thiên phù với Tuế hội như thế nào? [38].
Kỳ Bá thưa rằng:
Như vậy gọi là Thái ất thiên phù...(1) [39].
Qúi, tiện như thế nào? [40]
Thiên phù như chấp pháp; tuế hội như hành lệnh. Thái ất, thiên phù như quí nhân (2) [41].
Tà “trúng” vào như thế nào? [42].
Trúng vào chấp pháp thời bệnh chóng mà nguy, trúng vào hành lệnh thời bệnh từ từ mà chậm, trúng vào qúi nhân thời bao bệnh mà chết [43].
Vị thay đổi, thời như thế nào? [44].
Quân ở vào vị thần thời thuận, thần ở vào vị quân thời nghịch, nghịch thời bệnh gần mà hại chóng, thuận thời bệnh xa mà nhẹ... Đó là sự thuận nghịch của hai hỏa... (4)
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết thế nào là Bộ? [1].
Kỳ Bá thưa rằng:
Mỗi một bộ, tính được 60 độ, có lẻ. Cho nên cứ 24 bộ,  sẽ chứa được “doanh” (đầy đủ) một trăm khắc mà thành một ngày thừa (1).
Hoàng Đế hỏi:
Sáu khí ứng với sự biến của năm hành, như thế nào? [48].
Kỳ Bá thưa rằng:
Vệ có chung, thủy, khí có sơ, trung, thượng, hạ... không giống nhau, nên “xét” cũng phải khác (1) [49].
Phải xét như thế nào ? [50].
Thiên khí bắt đầu từ Giáp, địa khí bắt đầu từ Tý. Tý với Giáo cùng hợp, gọi là “tuế lập”. Phải “hậu” ở thời, khí mới có thể dự biết được (2) [51].
Hoàng Đế hỏi:
Sáu khí ở trong một năm trước, sau, sớm, muộn như thế nào? [52].
Kỳ Bá thưa rằng:
Về năm Giáp tý “sơ chi khí”, số của trời bắt đầu từ thủy hả (nước nhỏ giọt xuống) một khắc, cuối cùng 87 khắc rưỡi, “nhị chi khí” bắt đầu từ 87 khắc 6 phân, cuối cùng ở 75 khắc, “tam chi khí” bắt đầu từ 76 khắc, cuối cùng 62 khắc rưỡi “tứ chi khí” bắt đầu là 62 khắc 6 phân, cuối cùng là 50 khắc, “ngũ chi khí” bắt đầu từ 51 khắc, cuối cùng là 37 khắc rưỡi “lục chi khí” bắt đầu từ 37 khắc 6 phân, cuối cùng là 25 khắc... Đó, là “sơ lục” tính theo cái số của trời vậy (1) [53].
Về năm Aát sửu, “sơ chi khí” thiên số bắt đầu từ 26 khắc cuối cùng là 12 khắc rưỡi, “nhị chi khí” bắt đầu từ 12 khắc 6 phân, cuối cùng là thủy hạ 100 khắc, “tam chi khí” bắt đầu từ một khắc, cuối cùng là 87 khắc rưỡi, “tứ chi khí” bắt đầu từ 87 khắc 6 phân, cuối cùng là 75 khắc, “ngũ chi khí” bắt đầu từ 76 khắc, cuối cùng là 62 khắc rưỡi “lục chi khí” bắt đầu từ 62 khắc cuối cùng là 50 khắc. Đó gọi là “Lục nhị”, tính theo số của trời vậy (1) [54].
Năm Đinh mão. “sơ chi khí” bắt đầu từ 76 khắc cuối cùng là 62 khắc rưỡi, “nhị chi khí” bắt đầu từ 62 khắc 6 phân, cuối cùng là 50 khắc, ‘tam chi khí” băt đầu từ 51 khắc, cuối cùng là 37 khắc rưỡi, “tứ chi khí” bắt đầu từ  37 khắc 6 phân, cuối cùng là 25 khắc, “ngũ chi khí” bắt đầu từ 26 khắc, cuối cùng là 12 khắc rưỡi, “Lục  chi khí “bắt đầu từ 12 khắc 6 phân, cuối cùng là thủy hạ 100 khắc. Đó là khí thứ tự trong 6 khí, tính theo số của trời vậy (1). Đến năm sau là năm Mậu thìn, “sơ chi khí” lại bắt đầu khắc thứ nhất. Cứ như thế mãi, hết vòng lại bắt đầu.
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết “tuế hậu” như thế nào? [57].
Kỳ Bá thưa rằng:
Nhật đi một vòng, thiên khí bắt đầu từ khắc thứ một. Nhật đi hai vòng, thiên khí bắt đầu từ 26 khắc, Nhật đi ba vòng, thiên khí bắt đầu từ 51 khắc, nhật đi bốn vòng, thiên khí bắt đầu từ 76 khắc, nhật đi năm vòng, thiên khí lại bắt đầu từ khắc thứ một. Đó gọi là một kỷ (1) [58].
Vậy nên, về những năm Dần, Ngọ, Tuất, khí hội giống nhai; những năm mão, Vị (Mùi), Hợi, khí hội giống nhau, những năm Thì, Thân, Tý, khí hội giống nhau, những năm Tỵ, Dậu, Sửu, khí hội giống nhau. Cứ như thế, cuối cùng mà lại bắt đầu (2).
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết công dụng thế nào? [60]
Kỳ Bá thưa rằng:
Nói về trời, phải cầu ở bản; nói về đất, phải cầu ở vị, nói về người, phải cầu ở khí giao (1) [61]
Thế nào là Khí giao? [62]
Cái vị trên dưới, khí giao ở giữa, tức là nơi ở của người. Cho nên nói: ở trên Thiên khu, thiên khí làm chủ, ở dưới thiên khí, địa khí làm chủ, trong khoảng khí giao, thời người theo đó, muôn vật cũng theo đó (2) [63]
Thế nào là sơ và trung? [64]
Sơ, phàm 30 độ có lẻ. Trung khí cũng như vậy
Sơ, trung để làm gì? [66]
Là cốt để chia rẽ trời và đất [67]
Xin cho biết rõ [68]
Sơ, thuộc về địa khí. Trung, thuộc về cả trời và đất (3) [69]
Hoàng Đế hỏi:
Hàn với thấp cùng ngộ hợp, táo với nhiệt cùng gia lâm, phong với hỏa cũng cùng chủ tuế, như thế nào? [70]
Kỳ Bá thưa rằng:
Khi có thắng phục. Thắng, phục gây nên, có đức, có, hóa, có dụng, có biến... Nếu biến thời tà khí sẽ phạm đến... [71]
Sao lại bảo là tà? [72]
Vật sinh ra bắt đầu ở sự hóa; vật đến cực đều do ở sự biến. Biến hóa cùng dồn nhau, thành với bại đều do ở đó [73].
Cho nên khí có vãng, phục, dụng có trì, tốc. Nhờ bốn điều kiện đó, mới sinh ra biến, hóa, mà trong cũng do đó mà sinh ra [74].
Hoàng Đế hỏi: [75]
Trì, tốc với vãng, phục; phong do đó mà sinh ra, phàm sự biến hóa, đều bởi thịnh suy mà gây nên. Vậy còn sự “thành, bại” ẩn nấp ở bên trong, là vì sao? [76]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phàm có sự thành hay bại, đều do ở động. Nếu động không ngừng, sẽ sinh ra sự biến hóa [77].
Hoàng Đế hỏi:
Có kỳ hạn nào không? [78]
Kỳ Bá thưa rằng:
Không sinh, không hóa, sẽ là kỳ hạn của sự tĩnh vậy [79].
Có khi nào không sinh hóa chăng [80]?
Nếu bỏ mất sự đi ra đi vào, thời còn chi là cái công dụng mở đóng của cánh cửa, nếu bỏ mất sự thăng giáng không ngừng của âm dương, thời còn chi là sự sản xuất của muôn loài, muôn vật... Vậy, cái khí thăng giáng, xuất, nhập, không một lúc nào ngừng.
Nhưng hóa cũng có lớn nhỏ, mà kỳ cũng có xa gần. Bốn điều đó thường phải có luôn. Nếu không, sẽ sinh tai hại. Cho nên có câu nói: “vô hình thời vô hại”. Thật là rất đúng (1)

六微旨大论篇第六十八

黄帝问曰:呜呼!远哉,天之道也,如迎浮云,若视深渊,视深渊尚可测,迎浮云莫知其极。夫子数言谨奉天道,余闻而藏之,心私异之,不知其所谓也。愿夫子溢志尽言其事,令终不灭,久而不绝,天之道可得闻乎?岐伯稽首再拜对曰:明乎哉问,天之道也!此因天之序,盛衰之时也。

帝曰:愿闻天道六六之节盛衰何也?岐伯曰:上下有位,左右有纪。故少阳之右,阳明治之;阳明之右,太阳治之;太阳之右,厥阴治之;厥阴之右,少阴治之;少阴之右,太阴治之;太阴之右,少阳治之。此所谓气之标,盖南面而待之也。故曰:因天之序,盛衰之时,移光定位,正立而待之,此之谓也。

少阳之上,火气治之,中见厥阴;阳明之上,燥气治之,中见太阴;太阳之上,寒气治之,中见少阴;厥阴之上,风气治之,中见少阳;少阴之上,热气治之,中见太阳;太阴之上,湿气治之,中见阳明。所谓本也,本之下,中之见也,见之下,气之标也。本标不同,气应异象。

帝曰:其有至而至,有至而不至,有至而太过,何也?岐伯曰:至而至者和;至而不至,来气不及也;未至而至,来气有余也。帝曰:至而不至,未至而至如何?岐伯曰:应则顺,否则逆,逆则变生,变则病。帝曰:善。请言其应。岐伯曰:物,生其应也。气,脉其应也。

帝曰:善。愿闻地理之应六节气位何如?岐伯曰:显明之右,君火之位也;君火之右,退行一步,相火治之;复行一步,土气治之;复行一步,金气治之;复行一步,水气治之;复行一步,木气治之;复行一步,君火治之。

相火之下,水气承之;水位之下,土气承之;土位之下,风气承之;风位之下,金气承之;金位之下,火气承之;君火之下,阴精承之。帝曰:何也?岐伯曰:亢则害,承乃制,制则生化,外列盛衰,害则败乱,生化大病。

帝曰:盛衰何如?岐伯曰:非其位则邪,当其位则正,邪则变甚,正则微。帝曰:何谓当位?岐伯曰:木运临卯,火运临午,土运临四季,金运临酉,水运临子,所谓岁会,气之平也。帝曰:非位何如?岐伯曰:岁不与会也。

帝曰:土运之岁,上见太阴;火运之岁,上见少阳少阴;金运之岁,上见阳明;木运之岁,上见厥阴;水运之岁,上见太阳,奈何?岐伯曰:天之与会也。故《天元册》曰天符。

天符岁会何如?岐伯曰:太一天符之会也。

帝曰:其贵贱何如?岐伯曰:天符为执法,岁位为行令,太一天符为贵人。帝曰:邪之中也奈何?岐伯曰:中执法者,其病速而危;中行令者,其病徐而持;中贵人者,其病暴而死。帝曰:位之易也何如?岐伯曰:君位臣则顺,臣位君则逆,逆则其病近,其害速;顺则其病远,其害微。所谓二火也。

帝曰:善。愿闻其步何如?岐伯曰:所谓步者,六十度而有奇,故二十四步积盈百刻而成日也。

帝曰:六气应五行之变何如?岐伯曰:位有终始,气有初中,上下不同,求之亦异也。帝曰:求之奈何?岐伯曰:天气始于甲,地气始于子,子甲相合,命曰岁立,谨候其时,气可与期。

帝曰:愿闻其岁,六气始终,早晏何如?岐伯曰:明乎哉问也!甲子之岁,初之气,天数始于水下一刻,终于八十七刻半;二之气始于八十七刻六分,终于七十五刻;三之气,始于七十六刻,终于六十二刻半;四之气,始于六十二刻六分,终于五十刻;五之气,始于五十一刻,终于三十七刻半;六之气,始于三十七刻六分,终于二十五刻。所谓初六,天之数也。

乙丑岁,初之气,天数始于二十六刻,终于一十二刻半;二之气,始于一十二刻六分,终于水下百刻;三之气,始于一刻,终于八十七刻半;四之气,始于八十七刻六分,终于七十五刻;五之气,始于七十六刻,终于六十二刻半;六之气,始于六十二刻六分,终于五十刻。所谓六二,天之数也。

丙寅岁,初之气,天数始于五十一刻,终于三十七刻半;二之气,始于三十七刻六分,终于二十五刻;三之气,始于二十六刻,终于一十二刻半;四之气,始于一十二刻六分,终于水下百刻;五之气,始于一刻,终于八十七刻半;六之气,始于八十七刻六分,终于七十五刻。所谓六三,天之数也。

丁卯岁,初之气,天数始于七十六刻,终于六十二刻半;二之气,始于六十二刻六分,终于五十刻;三之气,始于五十一刻,终于三十七刻半;四之气,始于三十七刻六分,终于二十五刻;五之气,始于二十六刻,终于一十二刻半;六之气,始于一十二刻六分,终于水下百刻。所谓六四,天之数也。次戊辰岁,初之气复始于一刻,常如是无已,周而复始。

帝曰:愿闻其岁候何如?岐伯曰:悉乎哉问也!日行一周,天气始于一刻,日行再周,天气始于二十六刻,日行三周,天气始于五十一刻,日行四周,天气始于七十六刻,日行五周,天气复始于一刻,所谓一纪也。是故寅午戌岁气会同,卯未亥岁气会同,辰申子岁气会同,巳酉丑岁气会同,终而复始。

帝曰:愿闻其用也。岐伯曰:言天者求之本,言地者求之位,言人者求之气交。帝曰:何谓气交?岐伯曰:上下之位,气交之中,人之居也。故曰:天枢之上,天气主之;天枢之下,地气主之;气交之分,人气从之,万物由之,此之谓也。

帝曰:何谓初中?岐伯曰:初凡三十度而有奇,中气同法。帝曰:初中何也?岐伯曰:所以分天地也。帝曰:愿卒闻之。岐伯曰:初者地气也,中者天气也。

帝曰:其升降何如?岐伯曰:气之升降,天地之更用也。帝曰:愿闻其用何如?岐伯曰:升已而降,降者谓天;降已而升,升者谓地。天气下降,气流于地;地气上升,气腾于天。故高下相召,升降相因,而变作矣。

帝曰:善。寒湿相遘,燥热相临,风火相值,其有闻乎?岐伯曰:气有胜复,胜复之作,有德有化,有用有变,变则邪气居之。帝曰:何谓邪乎?岐伯曰:夫物之生从于化,物之极由乎变,变化之相薄,成败之所由也。故气有往复,用有迟速,四者之有,而化而变,风之来也。帝曰:迟速往复,风所由生,而化而变,故因盛衰之变耳。成败倚伏游乎中,何也?岐伯曰:成败倚伏生乎动,动而不已,则变作矣。

帝曰:有期乎?岐伯曰:不生不化,静之期也。帝曰:不生化乎?岐伯曰:出入废则神机化灭,升降息则气立孤危。故非出入,则无以生长壮老已;非升降,则无以生长化收藏。是以升降出入,无器不有。故器者生化之宇,器散则分之,生化息矣。故无不出入,无不升降,化有小大,期有近远,四者之有而贵常守,反常则灾害至矣。故曰无形无患,此之谓也。帝曰:善。有不生不化乎?岐伯曰:悉乎哉问也!与道合同,惟真人也。帝曰:善。 

THIÊN 69 : KHÍ GIAO BIẾN LUẬN

Hoàng Đế hỏi:
Năm vận thay đổi để chủ về năm, trên ứng với “thiên cơ” (cơ là năm); Hàn thử nóái nhau; chân tà cùng gặp. nóäi ngoại phân ly; sáu kinh thay đổi, năm khi lần lượt, thái quá và bất cập, chuyên thắng và kiêm tinh... Xin cho biết rõ nguyên ủy ra làm sao? (1) [1].
Kỳ Bá thưa rằng:
Cần phải hiểu rõ khí và vị. Vị ở trên trời là thiên văn; vị ở dưới đất là địa lý; suốt với sự biến hóa của nhân khí, là nhân sự (việc của người. Hợp với trên là thiên văn, địa lý, nhân sự). Cho nên thái quá là đến trước thiên thời, bất cập là đến sau thiên thời. Do sự biến hóa đó, mà con người cũng ứng theo (1).
Hoàng Đế hỏi:
Sự hóa của năm vận, thái quá như thế nào? [3]
Kỳ Bá  thưa rằng:
Tuế thuộc Mộc mà thái quá, thời phong khí sẽ tràn lan; do đó, nó sẽ chế thắng thổ khí, người sẽ ứng theo đó mà mắc bệnh ở Tỳ. Xôn tiết, ăn sút, thân thể nặng nề, phiền oan, trường minh, phúc chi mãn, ở trên thời ứng với Tuế tinh (1).
Nếu bệnh nặng thời thường thường hay nóä, hoa mắt, chóng mặt, thuộc về chứng trạng ở đầu (1) [5].
Hóa khí không thi hành được chính lệnh, sinh khí một mình phát triển, khiến cho mây khói tung bay, cỏ cây khôn lặng... Cây nên các chứng hiếp thống và thổ nhiều. Nếu mạch ở xung dương mà tuyệt sẽ chết, không thể chữa. Trên ứng với sao Thái bạch (2) [6].
Tuế thuộc Hỏa mà thái quá, thời khí nóng tràn lan, khiến kim phế thụ tà, con người cũng phải ứng theo mà phát bệnh ngược (sốt rét, úi) thiểu khí, khái, suyễn, huyết  giật, huyết tiết, chú bạ, ách táo (cuống họng ráo) tai điếc, trung nhiệt (nóng ở trong bụng); vai và lưng nhiệt; Trên ứng với sao Huỳnh hoặc (1) [7]
Nếu quá lắm thời trong hung đan, hiếp chi mãn, và đau, ức vai, cánh tay đều đau, mình nóng, xương đau, rồi biến thành tẩm râm (2) [8]
Cái khí thâu liễm không lưu hành, cái khí sinh trưởng riêng phát triển, mưa nhiều, sương xuống, trên ứng với Thần linh (3).
Nếu thượng lâm Thiếu âm, Thiếu dương, thời lửa bốc nóng suối nước cạn, mọi vật khô khan (1) [10].
Bệnh lại phát ra thiềm vong, cuồng tẩu, suyễn, khái, thở thành tiếng, bách xuống thành huyết tiết, tiết tả không dứt mạch Thái uyên tuyệt, sẽ chết, không thể chữa. Trên ứng với sao Huỳnh hoặc (2) [12].
Tuế thổ thuộc thái quá, thời mưa nhiều, khí ẩm thấp tràn lan. Con người cũng ứng theo, khiến Thận thủy bị tà, gây nên phúc thống, lãnh quyết, ý buồn bã không được vui, thân thể nặng nề, phiền oan. Trên ứng với Chấn tinh (1) [12].
Quá lắm thời thành ra cơ nhục nhão, chân yếu không tự cử động được (nuy); dưới chân đau, ăn uống kém sút, phúc mãn, tứ chi rã rời, biến sinh giữa khí đắc vị (2) [13].
Tàng khí bị phục, hóa khí làm chủ, sông nước tràn ngập, đầm khô có cá, mưa gió tơi bời, thối đất nát cỏ, cá tép lên cạn; phúc mãn, đường tiết, trường minh (bụng sôi); tả nhiều; nếu Thái khê mạch tuyệt sẽ chết, không thể chữa. Trên ứng với Tuế tinh (3) [14].
Tuế kim thuộc thái quá, táo khí lưu hành, do đó Mộc sẽ thụ tà. Con người cũng ứng theo mà lưỡng hiếp và Thiếu phúc đau, mắt đỏ và đau; tai không nghe tiếng, khí túc sái càng lắm, khiến thân thể nặng nề và phiền oan; Hung đau rút sang lưng, hai hiếp mãn và đau rút xuống Thiếu phúc, trên ứng với sao Thái Bạch (1) [15].
Quá lắm thời khái, suyễn và nghịch khí, kiên và bối đau, cầu âm (xương khu), cổ (vế). tất (gối), bễ (đùi) hành (ống chân) đều mắc bệnh, trên ứng với sao Huyền Hoặc (2) [16].
Thâm khí mạnh quá, sinh khí bị nhục, cỏ cây xơ xác vàng rụng; gây thêm bệnh bạo thống ở hai hiếp, không thể trở mình, khái nghịch, quá lắm thời huyết ràn. Thái xung mạch tuyệt, chết, không thể chữa. Trên ứng  với sao Thái Bạch (3) [17].
Tuế thủy thuộc thái quá, thời hàn khí lưu hành, tà sẽ làm hại Tâm hỏa. Con người cũng ứng theo mà mắc bệnh thân nhiệt, phiền tâm, táo và qúi; Aâm quyết cả trên dưới, trung hàn, thiềm vọng, tâm thống. Hàn khí đến sớm, trên ứng với Thần Tinh (1) [18].
Quá lắm thời phúc đại, hĩnh thũng, (xương ống chân sưng)’ suyễn, khái khí nằm hãn ra, ghét gió. Mưa to đến mây mù đen đặc. Trên ứng với Chấn tinh (2) [19].
Thượng lâm Thái dương, mưa đá, thỉnh thoảng tuyết sương giáng xuống, thấp khí làm biến mọi vật, bệnh lại sinh ra phúc mãn, trường minh, đường tiết, ăn không tiêu, khát, hay chóng mặt. Thần môn mạch tuyệt, sẽ chết, không thể chữa. Trên ứng với sao Huỳnh Hoặc (3) [20].
Hoàng Đế hỏi:
Về các năm bất cập, thời như thế nào? [21]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tuế mộc bất cập thời táo khí sẽ đại hành. Con người cũng ứng theo đó mà mắc bệnh trung thanh (lạnh ở bên trong). Khư hiếp đau, thiếu phúc đau, trường minh, đường tiết, thường có lương vũ. Trên ứng với sao Thái Bạch (1) [22].
Nếu thượng lâm Dương minh, thời sinh khí sẽ mất sự phát triển; trên ứng với Thái Bạch và Chấn Tinh (11) [23].
Nếu “phục” thời nóng bức bội thường, sẽ phát các chứng hàn, nhiệt, sương, dương, phí, chẩn, ung, tòa v.v... Trên ứng với sao Huỳnh Hoặc (3) [24].
Bạch lộ giáng sớm, khí thâu sái lưu hành; Tỳ thổ thụ tà “xích khí” hóa sau, Tâm khí vãn trị, trên thắng Phế kim “bạch khí” sẽ bị khuất. Do đó phát chứng “cừu” và khái (4).
Tuế hỏa bất chập, hàn khí đại hành, cái chính lệnh sinh trưởng không thể thi dụng, Con người cũng ứng theo đó mà mắc bệnh hung trung thống, hiếp chi mãn, lưỡng hiếp thống; Ưng, bối, kiên, bễ, hai cánh tay đau, uất mạo, mông muội, tâm thông, bạo ấm (bỗng dưng miệng không nói được); phúc đại; dưới hiếp và yêu, bối cùng rút mà đau, quá lắm thời co vào không duỗi ra được. Trên ứng với huỳnh hoặc (1) [26].
“Phúc” thời khí bốc mù mịt, thường có mưa to, hắc khí thụt xuống (hắc khi là thủy), người mắc bệnh đại tiện phân sống, phúc mãn, ăn uống không được, hàn trung (lạnh bên trong), sôi bụng; tả mạnh, bụng đau, bạo loạn (co gân) và nuy tý, chân đi không vững. Trên ứng với Chấn Tinh và Thần Tinh (2) [27].
Tuế thổ bất cập phong khí sẽ đại hành. Hóa khí không thi hành được chính lệch... Con người cũng ứng theo mà sinh chứng xôn tiết, hoặc loạn, cân cốt dao động (gân xương lay động, co giật), cơ nhục, nhuận (cùng ở trong thịt) toan (nhức âm ỷ), hay nóä, Tàng khí làm việc, người mắc chứng hàn trung trên ứng với Tuế Tinh, Chất Tinh (1) [28].
“Phục” thời cái chính lệnh thâu liễm gắt gao khiến người hung, hiếp bạo thống, rút xuống Thiếu phúc, hay thở dài, khí khách vào Tỳ, ăn uống kém sút mà không biết ngon (2) [29].
“Thượng lâm” quyết âm: Tàng khí không hiệu dụng được, bạch khí do đó không phục, dân được yên toàn (3) [30].
Tuế kim bất cập, viêm hỏa sẽ lưu hành, sinh khí do đó dụng được trưởng khí để chuyên thắng, con người cũng ứng theo đó mà phát bệnh đau ở kiến bối, đầu cứ muốn qụy xuống, hay hắt hơi, đại tiện ra huyết, khí thâu liễm mãi về sau mới phát triển. Trên ứng với sao Thái bạch (1) [31].
Nếu “phục” thời mưa lạnh trút xuống, sương tuyết làm hại vật, Aâm quyết và cách dương, Dương lại bốc lên, đầu và não bộ đau, xuất lên đỉnh đầu )buốt óc), phát nhiệt, lại thêm chứng lở miệng, quá lắm thời Tâm thống (2) [32].
Tuế thủy bất cập, thấp khi sẽ đại hành; trường khí do đó đắc dụng, hóa của thổ lại hóa ra nhanh chóng (1) [33].
Con người cũng ứng theo mà phát  bệnh phúc mãn thận trọng, nhu tiết (đi tháo), hàn thương (mụn) chỉ vỡ ra nước trong yêu và cổ (đùi) đều đau, đùi, vế buồn bực, tức nuy, giá lạnh, dưới chân đau, quá lắm thời mu chân sưng lên. Tàng khi không thi hành được chính lệnh, Thận khí không  giữa được quân bình, trên ứng với Thần tinh (1) [34].
Thượng lâm Thái âm thời có đại hàn luôn. Người sẽ mắt phải hàn tật, quá lắm thời phúc mãn, phù thũng trên ứng với Chất tinh (2) [35].
“Phục” thời gió to kéo đến, cây cối đổ gẫy, sắc mặt thường biến, gân xương đều đau, thịt rùng va co rút, mắt trông tờ mờ, khí dồn lên Cách, Tâm phúc đều đau. Trên ứng với Tuế tinh (3) [36].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết sự thắng phục của bốn mùa như thế nào? [37]
Kỳ Bá thưa rằng:
Mộc bất cập: mùa Xuân có cái cảnh ấm áp êm đềm, thời mùa Thu sẽ có cái lệch móc sương mát mẻ. Nếu mùa Xuân gặp cái khí thảm thê, tàn tặc, thời mùa Hạ sẽ có cái cảnh nung nấu oi ả. Tai sảnh sẽ phát từ phương đông, ở Tàng con người sẽ là Can. Nếu bệnh phát ở bên trong sẽ tại khư hiếp, ở bên ngoài sẽ tại quan tiết (1) [38].
Hỏa bất cập; mùa Hạ có cái đức hóa sáng tỏ, rõ ràng, thời mùa Đông sẽ có cái lệch sưng hàn lạnh lẽo; Mùa Hạ nếu lại có cái khí dìu hiu rét mướt, thời không chừng sẽ xảy ra mưa to tầm tã... Tai sảnh sẽ phát từ phương Nam, ở Tàng con người sẽ là Tâm. Bệnh phát, bên trong sẽ ở ưng, hiếp, bên ngoài sẽ ở kinh, lạc (1) [39].
Thổ bất cập, tứ duy (tức thổ) có cái đức hóa mây mái thấm nhuần, thời mùa Xuân sẽ có cái chính lệch gió lay lả lướt, nếu tức duy có sự biến, gãy cành, trốc gốc, thời mùa Thu sẽ có sự phục hiu hắt mưa dầm... Tai sảnh xảy ra ở Tứ duy, ở Tàng là Tỳ Bệnh phát, bên trong thời ở Tâm phúc, bên ngoài thời ở Cơ nhục và tứ chi (1) [40].
Kim bất cập, mùa Hạ có cái lệch nắng nóû, mưa nhuần, thời mùa Đông có cái ứng sương sa, gió rét. Nếu mùa Hạ, có sứ biến, tan đá chảy vàng, thời mùa Thu sẽ có sự phục sương băng, mưa đá...Tai sảnh xảy ra ở phương Tây, ở Tông con người là Phế Bệnh phát ở bên trong ưng, hiếp, kiên, bối, ở bên ngoài là bì mao [41]
Thủy bất cập, tứ duy có cái sự hóa mưa nhuần thấm thía, thời bất thời sẽ có sự ứng gió hòa nảy nở. Tứ duy có cái sự biến mưa dầm tầm tã, thời bất thời sẽ có sự phục gió bão sương mù... Tai sảnh xảy ra ở phương Bắc, ở Tàng con người là Thận Bệnh phát, ở bên trong yêu, tích cốt, tủy, ở bên ngoài là khê, cốc xuyền (xương óng) tất (xương gối) [42].
Đại phàm, cái chính lệnh của năm vận, cũng như cán cân Quá cao thời hạ thấp bớt xuống, quá thấp thời nâng cho cao lên... Nếu hóa thời ứng, nếu biến thời phục. Đó là cái lý trưởng, sinh thành, hóa, thâu, tàng, và là cái bình thường của khí. Nếu trái với lẽ  thường đó, thời cái khí của trời đất và bốn mùa, sẽ bị vít lấp (1) [43].
Cho nên nói: sự động tĩnh của trời đất, thần minh làm cương kỷ, sự vãng phục của âm dương, hàn thử làm triệu chứng. Tức là lẽ đó (2) [44].
CHÚ GIẢI
1) Cái chính lệch của năm vận âm dương, cũng như cán cân. Cao mà quá, tất phải có cái sức gì để nén bớt xuống, vì là thái quá, thấp mà quá, tất phải có cái sức gì để nâng đỡ lên, vì là bất cập. Nếu đức hóa, thời bốn mùa sẽ ứng theo, nếu biến dịch, thời tùy thời sẽ có sự báo phục. Đó là cái lý sinh, trưởng, hóa, thâu, tàng, và là thường khi của bốn mùa.
2) Ưùng với khi trời, động mà không ngừng, ứng với khi đất, tĩnh mà giữ vị. Thần minh, tức là chỉ về “thất diệu” (7 sao). Đây tiếp đoạn trên để nói: thịnh, suy, thắng, phục, tức là động tĩnh của trời đất, sinh, trưởng, hóa, thâu, tàng tức là vãng phục, của âm dương. Sự động tĩnh không trông thấy, có thần minh làm cương kỷ, thời có thể nhật xét, âm dương không thể lường, nhưng có triệu chứng của hàn thử thời có thể biết. Đó là cái đạo âm dương của trời đất.
CHÚ GIẢI
Hoàng Đế nói rằng:
Phu tử nói về biết của năm khí, và sự ứng của bốn mùa, thật đã rõ ràng. Nhưng mỗi khi khí biến động, phát tác không có thường hội, thốt nhiên mà tai hại đến... Có thể dự kỳ được không: [45]
Kỳ Bá thưa rằng:
Sự biến động của trời đất, vốn không có nhất định, nhưng do đức, hóa, chính lệch. Nên tai biến không giống nhau... Có thể nhật xét được [47].
Vậy là nghĩa sao? [47]
Đông phương sinh ra phong, phong sinh ra Mộc, đức của nó là êm hòa của nó là sinh tươi, chính của nó là mở mang, lệch của nó là phong, sự biến của nó là gió mạnh, tai hại của nó là rời rụng (vì ở trên có nói: đức, chính, lệnh, biến, tai... Nên ở mùa nào cũng giải đủ sáu điều kiện ấy. Đó cũng là một thể tài của văn cổ) [48]
Nam phương sinh nhiệt; nhiệt sinh ra hỏa, đức của nó là sáng tỏ, hóa của nó là rậm tốt; (mùa Hạ cây cỏ rậm tốt); chính của nó là minh diệu (cũng như sáng tỏ, đều là cái tính chất của hỏa); Lệnh của nó là nhiệt, sự biến của nó là tiêu thước, tai hại của nó là đốt cháy) [49].
Trung ương sinh ra thấp; Thấp sinh ra thổ, đức của nó là ẩm ướt, hóa của nó là đầy đủ; chính của nó là an tĩnh, lệnh của nó là nhiệt, sự biến của nó là sậu chú (mưa to như chút nước), tai hại của nó là lâm hội (mưa dầm nát đất, thối cỏ) [50]
Tây phương sinh táo; Táo sinh ra Kim, đức của nó là thanh khiết (trong trẻo, sách sẽ); hóa của nó là thâu liễm (hanh hái thâu liễm) chính của nó là kính thiết (cứng cỏi); lệnh của nó là táo, biến của nó là túc sái; tai hại của nó là thương vẫn (vàng úa, rơi rụng) [51]
Bắc phương sinh ra hàn, hàn sinh ra Thủy, đức của nó là lạnh lẽo, hóa của nó là yên lặng, chính của nó là ngưng túc (đóng lại, giá lạnh), bệnh của nó là hàn, sự biến của nó là lẫm lạt (rét run); tai hại của nó là băng bộc sương tuyết (băng: nước rắn lại như đá; Bộc mưa đá) [52].
Vậy ta chỉ xét ở sự “động” đó, cũng có đủ (đức, hóa, chính, bệnh, biến, tai...” Muôn vật đều theo, mà người cũng không ra khỏi phạm vi đó (1) [53].
Hoàng Đế nói:
Phụ tử nói: về tuế “hậu” ở thái quá và bất cập, mà trên ứng với ngũ tinh. Giờ như: đức, hóa, chính, lệnh, tai, sảnh, biến dịch... Không phải là sự có thường. Nếu thốt nhiên mà động, đối với ngũ tinh, có biến dịch không?
Kỳ Bá thưa rằng:
Theo thiên vận để thi hành, nên không có vọng, động, hết thảy có ứng. Nếu thống nhiên mà động là sự giao biến của khí. Cũng có khi không ứng. Cho nên có câu nói: “Chỉ ứng với sự thường, không ứng với sự thốt nhiên”. Tức là nghĩa đó (1) [55].
Hoàng Đế hỏi:
Sự ứng như thế nào? [56]
Kỳ Bá thưa rằng:
Điều theo về khí hóa (1). Cho nên tuế vận thái quá, thời úy tinh thất sắc, và lây tới cả mẹ nó. Nếu bất cập thời sắc cũng kiêm cả “sở bất thắng” (2) [57].
Hoàng Đế hỏi:
Sự động, tĩnh, tổn, ích của đức, hóa, chính, lệnh, như thế nào [58]?
Kỳ Bá thưa rằng:
Đức, hóa, chính, lệnh, tai biến, không thể xen lẫn vào nhau (1). Thắng, phục, thịnh, suy không thể làm cho thêm hơn (2). Vãng, lai, đại, tiểu, không thể bỏ lỡ (3). Cái hiệu dụng về sự thăng giáng, không thể nào không có (4). Đều do ở sự động mà báo phục đó thôi (5) [59].
Hoàng Đến hỏ:
Bệnh sinh ra như thế nào [60]?
Kỳ Bá thưa rằng:
Khí tương thắng thời hòa, không tương thắng thời bệnh; lại cảm thêm tà khí, thời nặng (1) [61].

气交变大论篇第六十九

黄帝问曰:五运更治,上应天期,阴阳往复,寒暑迎随,真邪相薄,内外分离,六经波荡,五气顷移,太过不及,专胜兼并,愿言其始,而有常名,可得闻乎?岐伯稽首再拜对曰:昭乎哉问也!是明道也。此上帝所贵,先师传之,臣虽不敏,往闻其旨。帝曰:余闻得其人不教,是谓失道,传非其人,慢泄天宝。余诚菲德,未足以受至道,然而众子哀其不终,愿夫子保于无穷,流于无极,余司其事,则而行之奈何?岐伯曰:请遂言之也。《上经》曰:夫道者上知天文,下知地理,中知人事,可以长久,此之谓也。帝曰:何谓也?岐伯曰:本气位也,位天者,天文也;位地者,地理也;通于人气之变化者,人事也。故太过者先天,不及者后天,所谓治化而人应之也。

帝曰:五运之化,太过何如?岐伯曰:岁木太过,风气流行,脾土受邪。民病飧泄,食减,体重,烦冤,肠鸣腹支满,上应岁星。甚则忽忽善怒,眩冒巅疾。化气不政,生气独治,云物飞动,草木不宁,甚而摇落,反胁痛而吐甚,冲阳绝者死不治,上应太白星。

岁火太过,炎暑流行,金肺受邪。民病疟,少气咳喘,血溢血泄注下,嗌燥耳聋,中热肩背热,上应荧惑星。甚则胸中痛,胁支满胁痛,膺背肩胛间痛,两臂内痛,身热骨痛而为浸淫。收气不行,长气独明,雨水霜寒,上应辰星。上临少阴少阳,火燔(火芮),冰泉涸,物焦槁,病反谵妄狂越,咳喘息鸣,下甚血溢泄不已,太渊绝者死不治,上应荧惑星。

岁土太过,雨湿流行,肾水受邪。民病腹痛,清厥意不乐,体重烦冤,上应镇星。甚则肌肉萎,足痿不收,行善瘈,脚下痛,饮发中满食减,四支不举。变生得位,藏气伏,化气独治之,泉涌河衍,涸泽生鱼,风雨大至,土崩溃,鳞见于陆,病腹满溏泄肠鸣,反下甚而太谿绝者,死不治,上应岁星。

岁金太过,燥气流行,肝木受邪。民病两胁下少腹痛,目赤痛眥疡,耳无所闻。肃杀而甚,则体重烦冤,胸痛引背,两胁满且痛引少腹,上应太白星。甚则喘咳逆气,肩背痛,尻阴股膝髀(月耑)(骨行)足皆病,上应荧惑星。收气峻,生气下,草木敛,苍干凋陨,病反暴痛,胁不可反侧,咳逆甚而血溢,太冲绝者,死不治,上应太白星。

岁水太过,寒气流行,邪害心火。民病身热烦心,躁悸,阴厥上下中寒,谵妄心痛,寒气早至,上应辰星。甚则腹大胫肿,喘咳,寢汗出憎风,大雨至,埃雾朦郁,上应镇星。上临太阳,雨冰雪,霜不时降,湿气变物,病反腹满肠鸣溏泄,食不化,渴而妄冒,神门绝者,死不治,上应荧惑辰星。

帝曰:善。其不及何如?岐伯曰:悉乎哉问也!岁木不及,燥乃大行,生气失应,草木晚荣,肃杀而甚,则刚木辟著,悉萎苍干,上应太白星,民病中清,胠胁痛,少腹痛,肠鸣溏泄,凉雨时至,上应太白星,其谷苍。上临阳明,生气失政,草木再荣,化气乃急,上应太白镇星,其主苍早。复则炎暑流火,湿性燥,柔脆草木焦槁,下体再生,华实齐化,病寒热疮疡疿胗痈痤,上应荧惑太白,其谷白坚。白露早降,收杀气行,寒雨害物,虫食甘黄,脾土受邪,赤气后化,心气晚治,上胜肺金,白气乃屈,其谷不成,咳而鼽,上应荧惑太白星。

岁火不及,寒乃大行,长政不用,物荣而下,凝惨而甚,则阳气不化,乃折荣美,上应辰星,民病胸中痛,胁支满,两胁痛,膺背肩胛间及两臂内痛,郁冒朦昧,心痛暴瘖,胸腹大,胁下与腰背相引而痛,甚则屈不能伸,髋髀如别,上应荧惑辰星,其谷丹。复则埃郁,大雨且至,黑气乃辱,病溏腹满,食饮不下,寒中肠鸣,泄注腹痛,暴挛痿痹,足不任身,上应镇星辰星,玄谷不成。

岁土不及,风乃大行,化气不令,草木茂荣,飘扬而甚,秀而不实,上应岁星,民病飧泄霍乱,体重腹痛,筋骨繇复,肌肉(目闰)酸,善怒,藏气举事,蛰虫早附,咸病寒中,上应岁星镇星,其谷黅。复则收政严峻,名木苍凋,胸胁暴痛,下引少腹,善太息,虫食甘黄,气客于脾,黅谷乃减,民食少失味,苍谷乃损,上应太白岁星。上临厥阴,流水不冰,蛰虫来见,藏气不用,白乃不复,上应岁星,民乃康。

岁金不及,炎火乃行,生气乃用,长气专胜,庶物以茂,燥烁以行,上应荧惑星,民病肩背瞀重,鼽嚏血便注下,收气乃后,上应太白星,其谷坚芒。复则寒雨暴至,乃零冰雹霜雪杀物,阴厥且格,阳反上行,头脑户痛,延及囟顶发热,上应辰星,丹谷不成,民病口疮,甚则心痛。

岁水不及,湿乃大行,长气反用,其化乃速,暑雨数至,上应镇星,民病腹满身重,濡泄寒疡流水,腰股痛发,膕(月耑)股膝不便,烦冤,足痿,清厥,脚下痛,甚则跗肿,藏气不政,肾气不衡,上应辰星,其谷秬。上临太阴,则大寒数举,蛰虫早藏,地积坚冰,阳光不治,民病寒疾于下,甚则腹满浮肿,上应镇星,其主黅谷。复则大风暴发,草偃木零,生长不鲜,面色时变,筋骨并辟,肉(目閏)瘛,目视(目巟)(目巟),物疏璺,肌肉胗发,气并鬲中,痛于心腹,黄气乃损,其谷不登,上应岁星。

帝曰:善。愿闻其时也。岐伯曰:悉乎哉问也!木不及,春有鸣条律畅之化,则秋有雾露清凉之政。春有惨凄残贼之胜,则夏有炎暑燔烁之复。其眚东,其藏肝,其病内舍胠胁,外在关节。

火不及,夏有炳明光显之化,则冬有严肃霜寒之政。夏有惨凄凝冽之胜,则不时有埃昏大雨之复。其眚南,其藏心,其病内舍膺胁,外在经络。

土不及,四维有埃云润泽之化,则春有鸣条鼓拆之政。四维发振拉飘腾之变,则秋有肃杀霖霪之复。其眚四维,其藏脾,其病内舍心腹,外在肌肉四支。

金不及,夏有光显郁蒸之令,则冬有严凝整肃之应。夏有炎烁燔燎之变,则秋有冰雹霜雪之复。其眚西,其藏肺,其病内舍膺胁肩背,外在皮毛。

水不及,四维有湍润埃云之化,则不时有和风生发之应。四维发埃骤注之变,则不时有飘荡振拉之复。其眚北,其藏肾,其病内舍腰脊骨髓,外在谿谷(月耑)膝。夫五运之政,犹权衡也,高者抑之,下者举之,化者应之,变者复之,此生长化成收藏之理,气之常也,失常则天地四塞矣。故曰:天地之动静,神明为之纪,阴阳之往复,寒暑彰其兆,此之谓也。

帝曰:夫子之言五气之变,四时之应,可谓悉矣。夫气之动乱,触遇而作,发无常会,卒然灾合,何以期之?岐伯曰:夫气之动变,固不常在,而德化政令灾变,不同其候也。帝曰:何谓也?岐伯曰:东方生风,风生木,其德敷和,其化生荣,其政舒启,其令风,其变振发,其灾散落。南方生热,热生火,其德彰显,其化蕃茂,其政明曜,其令热,其变销烁,其灾燔(火芮)。中央生湿,湿生土,其德溽蒸,其化丰备,其政安静,其令湿,其变骤注,其灾霖溃。西方生燥,燥生金,其德清洁,其化紧敛,其政劲切,其令燥,其变肃杀,其灾苍陨。北方生寒,寒生水,其德凄沧,其化清谧,其政凝肃,其令寒,其变凓冽,其灾冰雪霜雹。是以察其动也,有德有化,有政有令,有变有灾,而物由之,而人应之也。

帝曰:夫子之言岁候,不及其太过,而上应五星。今夫德化政令,灾眚变易,非常而有也,卒然而动,其亦为之变乎?岐伯曰:承天而行之,故无妄动,无不应也。卒然而动者,气之交变也,其不应焉。故曰:应常不应卒,此之谓也。帝曰:其应奈何?岐伯曰:各从其气化也。

帝曰:其行之徐疾逆顺何如?岐伯曰:以道留久,逆守而小,是谓省下;以道而去,去而速来,曲而过之,是谓省遗过也;久留而环,或离或附,是谓议灾与其德也;应近则小,应远则大。芒而大倍常之一,其化甚;大常之二,其眚即也;小常之一,其化减;小常之二,是谓临视,省下之过与其德也。德者福之,过者伐之。是以象之见也,高而远则小,下而近则大,故大则喜怒迩,小则祸福远。岁运太过,则运星北越,运气相得,则各行以道。故岁运太过,畏星失色而兼其母,不及则色兼其所不胜。肖者瞿瞿,莫知其妙,闵闵之当,孰者为良,妄行无徵,是畏候王。

帝曰:其灾应何如?岐伯曰:亦各从其化也。故时至有盛衰,凌犯有逆顺,留守有多少,形见有善恶,宿属有胜负,徵应有吉凶矣。

帝曰:其善恶,何谓也?岐伯曰:有喜有怒,有忧有丧,有泽有燥,此象之常也,必谨察之。帝曰:六者高下异乎?岐伯曰:象见高下,其应一也,故人亦应之。

帝曰:善。其德化政令之动静损益皆何如?岐伯曰:夫德化政令灾变,不能相加也。胜复盛衰,不能相多也。往来小大,不能相过也。用之升降,不能相无也。各从其动而复之耳。

帝曰:其病生何如?岐伯曰:德化者气之祥,政令者气之章,变易者复之纪,灾眚者伤之始,气相胜者和,不相胜者病,重感于邪则甚也。

帝曰:善。所谓精光之论,大圣之业,宣明大道,通于无穷,究于无极也。余闻之,善言天者,必应于人,善言古者,必验于今,善言气者,必彰于物,善言应者,同天地之化,善言化言变者,通神明之理,非夫子孰能言至道欤!乃择良兆而藏之灵室,每旦读之,命曰《气交变》,非斋戒不敢发,慎传也。

THIÊN 70 : NGŨ THƯỜNG CHÍNH ĐẠI LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng:
Thái hư rộng thẳm, năm vận xoay vần; suy thịnh không giống, tổn ích cùng theo. Xin cho biết thế nào là binh khí? Vì sao mà có tên? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Mộc gọi là Phu hòa, Hỏa gọi là Thăng minh, Thổ gọi là Bị hóa; Kim gọi là Thẩm bình, Thủy gọi là Tĩnh thuận (1) [2].
Bất cập thời gọi là [3]?
Mộc gọi là ûy hòa; Hỏa gọi Phục minh, Thổ gọi là Ty giam. Kim gọi là Tùng cách, Thủy gọi là Hạc lưu (2) [4].
Thái quá thời gọi là gì [5]?
Mộc gọi là Phát sinh, Hỏa gọi là Hách hy, Thổ gọi là Đôn phụ, Kim gọi là Kiên thành, Thủy gọi là Lưu diễn (3) [6].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết các chứng hậu phát sinh do ba khí trên đó, như thế nào [7]?
Kỳ Bá thưa rằng: về năm Phu hòa, lệnh của nó là Phong, tàng của nó là Can, nó sơ thanh (tức kim), nó khai khiếu lên mắt, nó nuôi ở Cân. Nếu bệnh, sẽ lý cấp, chi mãn, vị của nó thuộc Toan [8].
Về năm Thăng minh, lệnh của nó là Nhiệt; Tàng của nó là Tâm. Tâm sợ hàn (thủy), nó chủ về lưới, nó nuôi ở huyết, nếu bệnh, sẽ nhuận khiết (tức thịt rùng, và rút gân), vị của nó thuộc Khổ [9].
Về năm Bị hóa, lệnh của nó là Thấp; Tàng của nó là Tỳ, Tỳ sợ phong (tức phong mộc), nó chủ về miệng, nó nuôi vệ nhục. Nếu bệnh, sẽ thành chứng bĩ. Vị của nó thuộc Cam [10].
Về năm Thẩm bình, lệnh của nó là táo; Tàng của nó là Phế, Phế sợ nhiệt, nó chủ về mũi, nó nuôi ở bì mao. Nếu bệnh, sẽ phát khái (ho). Vị của nó thuộc Tân [12].
Vền năm Tĩnh thuận, lệnh của nó là bàn; Tàng của nó là Thận, Thận sợ thấp (thổ), nó chủ về hai đường âm (tiền, hậu âm). Nếu bệnh, sẽ thành chứng quyết. Vị của nó thuộc Tân [11].
Về năm Tĩnh thuận, lệnh của nó là bàn; Tàng cùa nó là Thận, Thận sợ thấp (thổ), nó chủ về hai đường âm (tiền, hậu âm). Nếu bệnh, sẽ thành chứng quyết. Vị của nó thuộc Hàm [12].
Cho nên, sinh mà chớ sái, trường mà chớ phạt, hóa mà chớ chế, thâu mà chớ hại, tàng mà chứ ức (nén xuống). Như thế gọi là bình khí (1) [13].
Về năm ûy hòa, tức là mộc vận bất cập. Do đó, cái khí “sở thắng”, nó sẽ thắng được sinh khí, Kim khí đã thắng thời mộc không thể phát triển được chính lệnh của mình. Do đó thổ không còn úy kỵ gì nữa. Mộc suy thời hỏa khí cũng không thể thịnh [14];
Phàm bệnh hay phát sinh tại can tàng.
Về năm phục minh, tức là hỏa vận bất cập, hỏa vận cập, nên cái khí của thủy tàng lại được tự do tán bố; kim cũng không còn phải sợ, cho nên thâu khí được tự chủ chính lệnh. Do đó, thổ khí cũng không được thịnh, và bệnh hay phát sinh tại Tâm tàng [15].
Về năm Tỵ giam, tức là năm thổ vận bất cập. Vì Thổ bất cập, nên Mộc nó thắng lại được, khiến hóa khí không còn thi triển được chính lệnh. Cũng do đó mà thâu khí phải bình. Mộc với hỏa đã được hoành hành nên mưa gió có luôn. Mà bệnh thời hay phát sinh tại Tỳ tàng [16].
Về năm Tùng cách, tức là năm kim vận bất cập vì kim bất cập, nên Mộc không còn sợ hãi. Bệnh hay phát sinh tại Phế tàng [17].
Về năm Hạc lưu, tức là năm thủy vận bất cập. Vì Thủy bất cập, nên dương khí lại thắng mà được tự do phát triển; cũng do đó mà hóa lệch của Thổ cũng được xương thịnh, và hỏa không còn úy kỵ, nên khí dương nhiệt mới có thể tràn lan bốn cõi. Bệnh hay phát sinh tại Thận tàng [18].
Xem đó thời biết; thừa sự nguy mà tiến hành không phải mời mà tự đến. Nếu bạo ngược không có đức, thời tai hại tới ngay. Nhỏ thời báo phục nhỏ, nặng thời báo phục nặng, đó là cái thường của khí (1) [19.
Về năm phát sinh, tức là tuế mộc thái quá. Vị của nó toan, cam, tâm, nó tượng về mùa Xuân. Kinh của nó là Túc Thiếu dương, Quyết âm, Tàng của nó là Can và Tỳ. Bệnh của nó là nóä, khí nghịch và thổ lợi. Nếu không chủ ở đức, thời kim khí lại phục, ta sẽ thương Can [20].
Về năm Hách hy, tức là tuế hỏa thái quá. Vị của nó là khổ, tân, hàm, nó tượng về mùa Hạ, Kinh của nó là Thủ Thiếu âm, Thái dương, Thủ Quyết âm thiếu dương, Tàng của nó là Tâm với Phế. Bệnh của nó là tiếu (hay cười), ngược, lở láy, cuồng vọng và mắt đỏ. Nếu chính lệch bạo lạt, tàng khí sẽ lại phục, tà sẽ thương Tâm [21].
Về  năm Đôn phụ, tức là tuế thổ thái quá. Vị của nó là cam, hàn, toan, nó tượng về mùa Trường hạ, kinh của nó là Túc thái âm, Dương minh, tàng của nó là Tỳ và Thận. Bệnh của nó là phúc mãn, tứ chi rã rời, gió lớn thổi đến, tà sẽ thương Tỳ [22].
Về năm Kiên thành, tức là tuế kim thái quá. Vị của nó là tân, toan, khổ, tượng của nó là mùa Thu, kinh của nó là Thủ Thái âm, Dương minh. Tàng của nó là Phế và Can. Bệnh của nó là suyễn, khát, khó thở, không nằm ngửa. Nếu khi nóng quá nhiều, tà sẽ thương Phế [23].
Về năm Lưu diễn, tức là năm thủy vận thái quá. Vị của nó là hàm, khổ, cam, tượng của nó là mùa Đông, kinh của nó là Túc Thiếu âm. Thái dương, Tàng của nó là Thận và Tâm Bệnh của nó là trướng (bụng to vượt lên). Nếu trưởng khí (hỏa) không hóa được, ta sẽ thương Thận [24].
Cho nên nói: nếu đức không giữ được thường, thời “sở thắng” sẽ lại phục, nếu chính lệnh giữ được thường, thời “sở thắng” cùng hóa. Tức là nghĩa đó (1) [25].
Hoàng Đế hỏi:
Trời bất túc ở tây bắc, tả hàn mà hữu lương (mát) đất bất mãn ở đông năm, hữu nhiệt mà tả ôn... Là vì cớ sao (1) [26]?
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là do cái khí âm dương, cái lý cạo hạ, và cái khác của Thái, Thiếu mà sinh ra (2) [27].
Đông nam thuộc dương. Dương thời tinh giáng xuống ở dưới, cho nên hữu nhiệt mà tả ôn, Tây Bắc thuộc Aâm. Aâm thời tinh phụng lên trên, cho nên tả hàn mà hữu lương. Vì vậy, đất có cao thấp, khí có ôn lương. Ở nơi cao thời khí hàn, ở nơi thấp thời khí nhiệt (3) [28].
Cho nên, đến ở nơi hàn lương thời có bệnh trướng, đến ở nơi ôn nhiệt thời hay có bệnh lở. Hạ đi, thời trướng khỏi, hãn đi, thời lở khỏi. Đó là cái lẽ thường mở đóng của Tấu lý, và sự khác nhau của Thái, Thiếu (4) [29].
Hoàng Đế hỏi:
Đối với sự thọ, yểu như thế nào? [30]
Kỳ Bá thưa rằng:
Nơi nào dược âm tinh thượng phụng thời người thọ, nơi nào bị dương tinh giáng xuống thời người yểu (1) [31].
Về bệnh, nên trị liệu thế nào? [32]
Thuộc về khí của Tây Bắc, thời tán đi mà làm cho hàn; thuộc về khí của Đông, Nam. Thời thâu lại mà làm cho ôn, liệu trị khác nhau vậy (2) [33]
Cho nên nói: khí hàn, khí lương... liệu trị bằng hàn lương, lại dùng thêm phép tẩm vào nước... Khí ôn, khí nhiệt... liệu trị bằng ôn nhiệt, phải làm cho nguyên dương mạnh để cố thủ ở bên trong... Miễn sao cho khí hòa đồng, mới có thể yên. Nếu “giả” thời làm trái lại (3).
Hoàng Đế hỏi:
Cùng là khí trong một châu, mà sinh, hóa, thọ, yểu, không giống nhau, là vì sao? [35]
Kỳ Bá thưa rằng:
Cái lý cao thấp, do địa thế mà gây nên. Ở nơi tùng cao (cao vọt, như cao nguyên, hoặc rừng núi) thời âm khí chủ trị, ở nơi ô hạ (đất trũng, thấp, như miền giáp bể, đồng chiêm v.v...). Thời Dương khí chủ trị. Dương thắng thời khí đến trước thiên thời (Hậu thiên). Đó là cái lẽ thường của đọa lý, và là cái đạo của sự sinh hóa (1) [36]
Hoàng Đế hỏi:
Cùng có thọ, yểu khác nhau chăng? [37]
Kỳ Bá thưa rằng:
Ở nơi cao thời khí thọ; ở nơi thấp thời khí yểu. Đất vì lớn nhỏ mà khác nhau. Nhỏ thời khác nhỏ, lớn thời khác lớn (2) [38].
Cho nên về phép trị bệnh, phải hiểu rõ thiên đạo, địa lý, âm dương canh thắng, khí đến tiên hậu, người được thỏ yểu, và cái kỳ hạn của sự sinh hóa... Mới có thể  biết được hình khí của con người (3) [39].
Hoàng Đế hỏi rằng:
Có năm không vì Vận và “Phương” mà sinh bệnh. Tàng khí cũng có khí không ứng, không dụng là thế nào [40]?
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là do sự “chế” của thiên khí mà khí của con người cũng theo (1)... [41]
Xin cho hiểu rõ.. [42]
Thiếu dương, Tư thiên thời hỏa khí “hạ lâm”, Phế khí theo lên... Do đó, phát ra các chứng khái (ho), xì (hắt hơi), cừu nục (đổ máu ra đằng mũi); Ty chất (mũi ngạt, hoặc mọc mụn trong mũi), khẩu thương (lở ở miệng), hàn nhiệt, phù thũng (sưng phù ở chân)... Tâm thống và Vị quản thống, quyết nghịch, trong cách không thông... Bệnh phát rất chóng (2) [43].
Dương minh Tư thiên, Táo khí hạ lâm, Can khí ứng lên theo, Thổ sẽ bị tai sảnh, bệnh phát ra hiếp thống mắt đỏ, run rẩy, cân nuy, không đúng được lâu (1) [44].
Khí bạo nhiệt đưa đến, thổ bị thử khí nung nấu, dương khí uất phát, tiểu tiện biến sắc, hàn nhiệt như chứng ngược, quá lắm thời Tâm thống (2) [45].
Thái dương Tư thiên thời hạn hạ lâm. Tâm khí ứng lên theo Kim sẽ bị tai sảnh. Bệnh phát ra Tâm nhiệt, phiền, ách can, hay khát, đau ở sống mũi và hắt hơi, hay bi, hay vươn vai. Vì nhiệt khí vọng hành, nên hay quân. Quá lắm thời phát Tâm thống (1) [46].
Thổ sẽ ẩm ướt. Thấp khí làm biến cả mọi vật, gây nên chứng thủy ẩm, trung mãn, không ăn được, bì tý, nhục a, cân mạch không lợi, quá lắm thời sưng thũng và hậu ung (mọc mụn ở phía sau) (2) [47].
Quyết âm tư thiên, phong khí hạ lâm Tỳ khí ứng lên theo. Bệnh phát sinh các chứng: thân thể nặng, cơ nhục nhão nát, ăn kém, miệng không biết ngom, phong râm ở trên, nên thêm các chứng mắt hoa, tai ù (1). Hỏa tràn lan khí nóng, nên đất cũng biến thành khí thử (2) [48]
Thiếu âm tư thiên, nhiệt khí hạ lâm, Phế khí ứng lên theo. Bệnh sẽ phát: Suyễn, åu, hàn, nhiệt, xị, đau xương sống mũi, đổ máu cam, mũi ngạt, khí nóng bức tràn lan, quá lắm thời phát lở lấy, mụn nhọt. Đất bị khí “táo”, khiến người hiếp thống và hay thở dài (1) [49].
Thái âm Tư thiên, thời thấp khí hạ lâm, Thận khí ứng lên theo [50].
Bệnh phát ra trong Hung không thông thông lợi, âm nuy. Thận khí quá suy, dương khí không thể phát triển. Nếu gặp Đông lệnh, sẽ gây thêm chứng yêu chùy (xương sống) đau, không thể trở mình, hoặc quyết nghịch (1) [51].
Đất sẽ “tàng” khí âm, gây chứng Tâm hạ lũ thống, Thiếu phúc thống, kém ăn. Thừa lên Kim thời thôi, Nếu Thủy tăng, vị sẽ biến ra hàm. Dùng phép hành thủy, sẽ khỏi (11) [52].
Hoàng Đế hỏi:
Hằng năm, có các loài vật không sinh dục, vận chủ không toàn, do khí gì gây nên [53]?
Kỳ Bá thưa rằng:
Bởi sáu khí, năm loại, cùng thắng, chế lẫn nhau. Được khí tương đồng thời thịnh, gặp khí tương dị thời suy, đó là lẽ thường trong đạo, sinh hóa của trời đất, không có gì khác lạ [54].
Cho nên, khí chủ có sở chế, tuế lập có sở sinh. Địa khí thời chế về “thắng kỷ”, thiên khí thời chế về “kỷ thắng” [55].
Hoàng Đế hỏi:
Khí thủy bắt đầu mà sinh hóa, khí tán mà có hình, khí bố (tán bố) thời phồn dục (tâm, tốt), khí chung (cuối cùng) thời tượng... Cái nguyên lý chỉ như một. Nhưng năm vị sinh ra, sinh hóa có hậu, bạc, thành thục có nhiều, ít, chung thủy không giống nhau, là vì sao [56]?
Kỳ Bá thưa rằng:
Do địa, khí chế ngự đó, Phàm vật không có thiên khí thời không sinh, không có địa khí thời không trưởng (1) [57].
Hoàng Đế nói:
Xin cho biết  chi tiết ra làm sao? [58 ].
Kỳ Bá thưa rằng:
Hàn, nhiệt, táo, thấp, sự hóa không giống nhau cho nên Thiếu dương Tại toàn, khí hàn độc không sinh ra. Vị nó tân, về liệu trị, dùng các vị khổ toan (1) [59].
Dương minh Tại toàn thời thấp độc không sinh ra. Vị nó toan, khí nó thấp. Chủ trị của nó là Tân, Khổ, Cam (1) [60].
Thái dương Tại toàn, thời nhiệt độc không sinh ra. Vị nó khổ. Chủ trị của nó là Đạm và Hàm (2) [61].
Quyết âm tại toàn, thời thanh độc không sinh ra. Vị nó Cam. Chủ trị của nó là Toan và Khổ, khi nó chuyên, vị nó chính (3) [ 62].
Thiếu âm Tại toàn thời hàn độc không sinh ra. Vị nó tân, chủ trị của nó là tân, khổ, cam (4) [ 63].
Thái âm Tại toàn thời táo độc không sinh ra. Vị nó hàn, khí nó nhiệt, chủ trị của nó là cam hàn (5) [64].
Hóa thuần thời hàm giữ gìn, khí chuyên thời tân hóa mà điều trị (6) [65].
Cho nên: muốn dùng “bổ” ở trên dưới, thời phải dùng phép thuận, muốn dùng ‘trị” ở trên dưới, thời phải dùng phép nghịch. Nhận xem hàn, nhiệt, thịnh, suy ở đâu để điều hòa. Cho nên nói “Thượng thủ, hạ thủ, nóäi thủ, ngoại thủ, đề cầu nơi hữu quá (có lỗi, tức có bệnh); Lại xét bệnh nhân có thể thắng được độc thời dùng hậu dược (vị thuốc khí vị nùng hậu); không thắng được độc thời dùng bạc dược (vị thuốc khí vị đạm bạc) (1) [66].
Nếu bệnh khí tương phản, thời bệnh ở trên, trị ở dưới, bệnh ở dưới, trị ở trên, bệnh ở trung (giữa) trị ở bên cạnh (1) [67].
Trị bệnh nhiệt bằng vị hàn, dùng “ôn” cho dẫn hành, trị hàn bằng vị nhiệt, dùng “lương” cho dẫn hành, trị ôn bằng vị thanh, dùng “lãnh” cho dẫn hành, trị thanh bằng vị ôn, dùng “nhiệt” cho dẫn hành, cho nên hoặc tiêu, hoặc tước, hoặc thồ, hoặc hạ, hoặc bổ, hoặc tả... Bệnh lâu, bệnh mới cùng một phương pháp (2) [68].
Hoàng Đế hỏi:
Bệnh ở trong mà không thực, không kiên, không tụ, không tán... Thế là vì sao [69]?
Kỳ Bá thưa rằng:
Không có tích thời cầu ở Tàng: hư thời bổ, dùng thuộc để trừ đi, dùng ăn để giúp theo, dùng phép tẩm vào nước để lấy hãn... Miễn sa trong ngoài đều hòa, bệnh sẽ được hết (1) [70].
Hoàng Đế hỏi:
Thuốc có thứ có chất độc, có thứ không có chất độc. Về việc uống, có qui chế nhất định không [71]? 
Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh có lâu, mới; phương có lớn, nhỏ, thuốc có chất độc hay không chất độc, về phương pháp dùng, vốn có qui chế thường [72].
Vị thuốc có chất đại độc, dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, giảm hớt được 6 phần thời thôi, đừng dùng nữa [73]. Vị thuốc có chất độc thường, dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, bớt được bảy phần thời thôi đừng dùng nữa [74]. Vị thuốc có chất tiêu độc, dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, bớt được tám phầ thời thôi đừng dùng nữa [75]. Vị thuốc không có chất độc, dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, bớt được chín phần, thời thôi, đừng dùng nữa [76]. Cơm gạo, cá, thịt, các thức quả, các thức rau... Dùng làm thức ăn cho bổ dưỡng thêm, bệnh hết thời thôi, không nên nhiều quá, e làm thương đến chính khí [78]. Nếu bệnh vẫn chưa khỏi, lại dùng thuốc theo như  phương pháp trên (2) [78].
Phải trước xét  nhận ở tuế khí, đừng làm hại đến khí hòa, đừng đã thịnh lại giúp cho thịnh thêm, đừng đã hư lại làm cho hư thêm... Khiến người mắc tai vạ, đừng chuốc lấy tà, đừng làm mất chất chính, khiến người bị yếu vong (3) [79].
Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc bệnh lâu ngày, khí đã thuận mà vẫn không khỏe, bệnh hết mà người vẫn gầy... Như thế là thế nào [80]?
Kỳ Bá thưa rằng:
Không thể thay khí hóa, không thể trái bốn mùa [81]. Giờ kinh lạc đã thông, huyết khí đã thuận chỉ nên làm cho hồi phục lại cái Tàng nào bất túc, cho được điều hòa như nhau, bổ dưỡng thêm, điều hòa thêm yên lặng, để đợi thời, giữ khí cho cẩn thận, đừng để sai lệch... Như thế, sinh khí sẽ được lâu dài và thân hình sẽ được mạnh khỏe (2) [82].

五常政大论篇第七十

黄帝问曰:太虚寥廓,五运逥薄,衰盛不同,损益相从,愿闻平气何如而名?何如而纪也?岐伯对曰:昭乎哉问也!木曰敷和,火曰升明,土曰备化,金曰审平,水曰静顺。

帝曰:其不及奈何?岐伯曰:木曰委和,火曰伏明,土曰卑监,金曰从革,水曰涸流。帝曰:太过何谓?岐伯曰:木曰发生,火曰赫曦,土曰敦阜,金曰坚成,水曰流衍。

帝曰:三气之纪,愿闻其候。岐伯曰:悉乎哉问也!敷和之纪,木德周行,阳舒阴布,五化宣平,其气端,其性随,其用曲直,其化生荣,其类草木,其政发散,其候温和,其令风,其藏肝,肝其畏清,其主目,其谷麻,其果李,其实核,其应春,其虫毛,其畜犬,其色苍,其养筋,其病里急支满,其味酸,其音角,其物中坚,其数八。

升明之纪,正阳而治,德施周普,五化均衡,其气高,其性速,其用燔灼,其化蕃茂,其类火,其政明曜,其候炎暑,其令热,其藏心,心其畏寒,其主舌,其谷麦,其果杏,其实络,其应夏,其虫羽,其畜马,其色赤,其养血,其病(目閏)瘛,其味苦,其音徵,其物脉,其数七。

备化之纪,气协天休,德流四政,五化齐修,其气平,其性顺,其用高下,其化丰满,其类土,其政安静,其候溽蒸,其令湿,其藏脾,脾其畏风,其主口,其谷稷,其果枣,其实肉,其应长夏,其虫倮,其畜牛,其色黄,其养肉,其病否,其味甘,其音宫,其物肤,其数五。

审平之纪,收而不争,杀而无犯,五化宣明,其气洁,其性刚,其用散落,其化坚敛,其类金,其政劲肃,其候清切,其令燥,其藏肺,肺其畏热,其主鼻,其谷稻,其果桃,其实壳,其应秋,其虫介,其畜鸡,其色白,其养皮毛,其病咳,其味辛,其音商,其物外坚,其数九。

静顺之纪,藏而勿害,治而善下,五化咸整,其气明,其性下,其用沃衍,其化凝坚,其类水,其政流演,其候凝肃,其令寒,其藏肾,肾其畏湿,其主二阴,其谷豆,其果栗,其实濡,其应冬,其虫鳞,其畜彘,其色黑,其养骨髓,其病厥,其味咸,其音羽,其物濡,其数六。

故生而勿杀,长而勿罚,化而勿制,收而勿害,藏而勿抑,是谓平气。

委和之纪,是谓胜生。生气不政,化气乃扬,长气自平,收令乃早。凉雨时降,风云并兴,草木晚荣,苍干凋落,物秀而实,肤肉内充。其气敛,其用聚,其动緛戾拘缓,其发惊骇,其藏肝,其果枣李,其实核壳,其谷稷稻,其味酸辛,其色白苍,其畜犬鸡,其虫毛介,其主雾露凄沧,其声角商。其病摇动注恐,从金化也,少角与判商同,上角与正角同,上商与正商同;其病支废肿疮疡,其甘虫,邪伤肝也,上宫与正宫同。萧飋肃杀,则炎赫沸腾,眚于三,所谓复也。其主飞蠹蛆雉,乃为雷霆。

伏明之纪,是谓胜长。长气不宣,藏气反布,收气自政,化令乃衡,寒清数举,暑令乃薄。承化物生,生而不长,成实而稚,遇化已老,阳气屈伏,蛰虫早藏。其气郁,其用暴,其动彰伏变易,其发痛,其藏心,其果栗桃,其实络濡,其谷豆稻,其味苦咸,其色玄丹,其畜马彘,其虫羽鳞,其主冰雪霜寒,其声徵羽。其病昏惑悲忘,从水化也,少徵与少羽同,上商与正商同,邪伤心也。凝惨凓冽,则暴雨霖霪,眚于九,其主骤注雷霆震惊,沉(蕓去草頭令)淫雨。

卑监之纪,是谓减化。化气不令,生政独彰,长气整,雨乃愆,收气平,风寒并兴,草木荣美,秀而不实,成而粃也。其气散,其用静定,其动疡涌分溃痈肿。其发濡滞,其藏脾,其果李栗,其实濡核,其谷豆麻,其味酸甘,其色苍黄,其畜牛犬,其虫倮毛,其主飘怒振发,其声宫角,其病留满否塞,从木化也,少宫与少角同,上宫与正宫同,上角与正角同,其病飧泄,邪伤脾也。振拉飘扬,则苍干散落,其眚四维,其主败折虎狼,清气乃用,生政乃辱。

从革之纪,是谓折收。收气乃后,生气乃扬,长化合德,火政乃宣,庶类以蕃。其气扬,其用躁切,其动铿禁瞀厥,其发咳喘,其藏肺,其果李杏,其实壳络,其谷麻麦,其味苦辛,其色白丹,其畜鸡羊,其虫介羽,其主明曜炎烁,其声商徵,其病嚏咳鼽衄,从火化也,少商与少徵同,上商与正商同,上角与正角同,邪伤肺也。炎光赫烈,则冰雪霜雹,眚于七,其主鳞伏彘鼠,岁气早至,乃生大寒。

涸流之纪,是谓反阳,藏令不举,化气乃昌,长气宣布,蛰虫不藏,土润水泉减,草木条茂,荣秀满盛。其气滞,其用渗泄,其动坚止,其发燥槁,其藏肾,其果枣杏,其实濡肉,其谷黍稷,其味甘咸,其色黅玄,甚畜彘牛,其虫鳞倮,其主埃郁昏翳,其声羽宫,其病痿厥坚下,从土化也,少羽与少宫同,上宫与正宫同,其病癃閟,邪伤肾也,埃昏骤雨,则振拉摧拔,眚于一,其主毛显狐(犭各),变化不藏。

故乘危而行,不速而至,暴虐无德,灾反及之,微者复微,甚者复甚,气之常也。

发生之纪,是谓启陳,土疏泄,苍气达,阳和布化,阴气乃随,生气淳化,万物以荣。其化生,其气美,其政散,其令条舒,其动掉眩巅疾,其德鸣靡启坼,其变振拉摧拔,其谷麻稻,其畜鸡犬,其果李桃,其色青黄白,其味酸甘辛,其象春,其经足厥阴少阳,其藏肝脾,其虫毛介,其物中坚外坚,其病怒,太角与上商同,上徵则其气逆,其病吐利。不务其德,则收气复,秋气劲切,甚则肃杀,清气大至,草木凋零,邪乃伤肝。

赫曦之纪,是谓蕃茂,阴气内化,阳气外荣,炎暑施化,物得以昌。其化长,其气高,其政动,其令鸣显,其动炎灼妄扰,其德暄暑郁蒸,其变炎烈沸腾,其谷麦豆,其畜羊彘,其果杏栗,其色赤白玄,其味苦辛咸,其象夏,其经手少阴太阳,手厥阴少阳,其藏心肺,其虫羽鳞,其物脉濡,其病笑疟疮疡血流狂妄目赤,上羽与正徵同,其收齐,其病(疒至),上徵而收气后也。暴烈其政,藏气乃复,时见凝惨,甚则雨水霜雹切寒,邪伤心也。

敦阜之纪,是谓广化,厚德清静,顺长以盈,至阴内实,物化充成,烟埃朦郁,见于厚土,大雨时行,湿气乃用,燥政乃辟,其化员,其气丰,其政静,其令周备,其动濡积并稸,其德柔润重淖,其变震惊飘骤崩溃,其谷稷麻,其畜牛犬,其果枣李,其色黅玄苍,其味甘咸酸,其象长夏,其经足太阴阳明,其藏脾肾,其虫倮毛,其物肌核,其病腹满,四支不举,大风迅至,邪伤脾也。

坚成之纪,谓收引,天气洁,地气明,阳气随,阴治化,燥行其政,物以司成,收气繁布,化洽不终。其化成,其气削,其政肃,其令锐切,其动暴折疡疰,其德雾露萧飋,其变肃杀凋零,其谷稻黍,其畜鸡马,其果桃杏,其色白青丹,其味辛酸苦,其象秋,其经手太阴阳明,其藏肺肝,其虫介羽,其物壳络,其病喘喝,胸凭仰息。上徵与正商同,其生齐,其病咳,政暴变,则名木不营,柔脆焦首,长气斯救,大火流,炎烁且至,蔓将槁,邪伤肺也。

流衍之纪,是谓封藏,寒司物化,天地严凝,藏政以布,长令不扬。其化凛,其气坚,其政谧,其令流注,其动漂泄沃涌,其德凝惨寒雰,其变冰雪霜雹,其谷豆稷,其畜彘牛,其果栗枣,其色黑丹黅,其味咸苦甘,其象冬,其经足少阴太阳,其藏肾心,其虫鳞倮,其物濡满,其病胀,上羽而长气不化也。政过则化气大举,而埃昏气交,大雨时降,邪伤肾也。故曰:不恒其德,则所胜来复,政恒其理,则所胜同化,此之谓也。

帝曰:天不足西北,左寒而右凉;地不满东南,右热而左温,其故何也?岐伯曰:阴阳之气,高下之理,太少之异也。东南方,阳也,阳者其精降于下,故右热而左温。西北方,阴也,阴者其精奉于上,故左寒而右凉。是以地有高下,气有温凉,高者气寒,下者气热。故适寒凉者胀之,之温热者疮,下之则胀已,汗之则疮已,此凑理开闭之常,太少之异耳。

帝曰:其于寿夭何如?岐伯曰:阴精所奉其人寿,阳精所降其人夭。帝曰:善。其病也,治之奈何?岐伯曰:西北之气散而寒之,东南之气收而温之,所谓同病异治也。故曰:气寒气凉,治以寒凉,行水渍之。气温气热,治以温热,强其内守。必同其气,可使平也,假者反之。

帝曰:善。一州之气生化寿夭不同,其故何也?岐伯曰:高下之理,地势使然也。崇高则阴气治之,污下则阳气治之,阳胜者先天,阴胜者后天,此地理之常,生化之道也。帝曰:其有寿夭乎?岐伯曰:高者其气寿,下者其气夭,地之小大异也,小者小异,大者大异。故治病者,必明天道地理,阴阳更胜,气之先后,人之寿夭,生化之期,乃可以知人之形气矣。

帝曰:善。其岁有不病,而藏气不应不用者,何也?岐伯曰:天气制之,气有所从也。帝曰:愿卒闻之。岐伯曰:少阳司天,火气下临,肺气上从,白起金用,草木眚,火见燔(火芮),革金且耗,大暑以行,咳嚏鼽衄鼻窒,曰疡,寒热胕肿。风行于地,尘沙飞扬,心痛胃脘痛,厥逆鬲不通,其主暴速。

阳明司天,燥气下临,肝气上从,苍起木用而立,土乃眚,凄沧数至,木伐草萎,胁痛目赤,掉振鼓慄,筋痿不能久立。暴热至,土乃暑,阳气郁发,小便变,寒热如疟,甚则心痛,火行于槁,流水不冰,蛰虫乃见。

太阳司天,寒气下临,心气上从,而火且明,丹起金乃眚,寒清时举,胜则水冰,火气高明,心热烦,嗌干善渴,鼽嚏,喜悲数欠,热气妄行,寒乃复,霜不时降,善忘,甚则心痛。土乃润,水丰衍,寒客至,沉阴化,湿气变物,水饮内稸,中满不食,皮(疒上君下巾)肉苛,筋脉不利,甚则胕肿,身后痈。

厥阴司天,风气下临,脾气上从,而土且隆,黄起,水乃眚,土用革,体重肌肉萎,食减口爽,风行太虚,云物摇动,目转耳鸣。火纵其暴,地乃暑,大热消烁,赤沃下,蛰虫数见,流水不冰,其发机速。

少阴司天,热气下临,肺气上从,白起金用,草木眚,喘呕寒热,嚏鼽衄鼻窒,大暑流行,甚则疮疡燔灼,金烁石流。地乃燥清,凄沧数至,胁痛善太息,肃杀行,草木变。

太阴司天,湿气下临,肾气上从,黑起水变,埃冒云雨,胸中不利,阴痿,气大衰,而不起不用。当其时,反腰(月隹)痛,动转不便也,厥逆。地乃藏阴,大寒且至,蛰虫早附,心下否痛,地裂冰坚,少腹痛,时害于食,乘金则止水增,味乃咸,行水减也。

帝曰:岁有胎孕不育,治之不全,何气使然?岐伯曰:六气五类,有相胜制也,同者盛之,异者衰之,此天地之道,生化之常也。故厥阴司天,毛虫静,羽虫育,介虫不成;在泉,毛虫育,倮虫耗,羽虫不育。少阴司天,羽虫静,介虫育,毛虫不成;在泉,羽虫育,介虫耗不育。太阴司天,倮虫静,鳞虫育,羽虫不成;在泉,倮虫育,鳞虫不成。少阳司天,羽虫静,毛虫育,倮虫不成;在泉,羽虫育,介虫耗,毛虫不育。阳明司天,介虫静,羽虫育,介虫不成;在泉,介虫育,毛虫耗,羽虫不成。太阳司天,鳞虫静,倮虫育;在泉,鳞虫耗,倮虫不育。诸乘所不成之运,则甚也。故气主有所制,岁立有所生,地气制己胜,天气制胜己,天制色,地制形,五类衰盛,各随其气之所宜也。故有胎孕不育,治之不全,此气之常也,所谓中根也。根于外者亦五,故生化之别,有五气五味五色五类五宜也。帝曰:何谓也?岐伯曰:根于中者,命曰神机,神去则机息。根于外者,命曰气立,气止则化绝。故各有制,各有胜,各有生,各有成。故曰:不知年之所加,气之同异,不足以言生化,此之谓也。

帝曰:气始而生化,气散而有形,气布而蕃育,气终而象变,其致一也。然而五味所资,生化有薄,成熟有多少,终始不同,其故何也?岐伯曰:地气制之也,非天不生,地不长也。帝曰:愿闻其道。岐伯曰:寒热燥湿,不同其化也。故少阳在泉,寒毒不生,其味辛,其治苦酸,其谷苍丹。阳明在泉,湿毒不生,其味酸,其气湿,其治辛苦甘,其谷丹素。太阳在泉,热毒不生,其味苦,其治淡咸,其谷黅秬。厥阴在泉,清毒不生,其味甘,其治酸苦,其谷苍赤,其气专,其味正。少阴在泉,寒毒不生,其味辛,其治辛苦甘,其谷白丹。太阴在泉,燥毒不生,其味咸,其气热,其治甘咸,其谷黅秬。化淳则咸守,气专则辛化而俱治。

故曰:补上下者从之,治上下者逆之,以所在寒热盛衰而调之。故曰:上取下取,内取外取,以求其过。能毒者以厚药,不胜毒者以薄药,此之谓也。气反者,病在上,取之下;病在下,取之上;病在中,傍取之。治热以寒,温而行之;治寒以热,凉而行之;治温以清,冷而行之;治清以温,热而行之。故消之削之,吐之下之,补之写之,久新同法。

帝曰:病在中而不实不坚,且聚且散,奈何?岐伯曰:悉乎哉问也!无积者求其藏,虚则补之,药以袪之,食以随之,行水渍之,和其中外,可使毕已。

帝曰:有毒无毒,服有约乎?岐伯曰:病有久新,方有大小,有毒无毒,固宜常制矣。大毒治病,十去其六;常毒治病,十去其;,小毒治病,十去其八;无毒治病,十去其九。谷肉果菜,食养尽之,无使过之,伤其正也。不尽,行复如法,必先岁气,无伐天和,无盛盛,无虚虚,而遗人天殃,无致邪,无失正,绝人长命。帝曰:其久病者,有气从不康,病去而瘠,奈何?岐伯曰:昭乎哉圣人之问也!化不可代,时不可违。夫经络以通,血气以从,复其不足,与众齐同,养之和之,静以待时,谨守其气,无使顷移,其形乃彰,生气以长,命曰圣王。故《大要》曰:无代化,无违时,必养必和,待其来复,此之谓也。帝曰:善。

THIÊN 71 :  LỤC NGUYÊN CHÍNH KỶ ĐẠI LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng:
Sáu sự hóa, sáu sự biến, thắng với phục, râm với trị cùng những vị cam, khổ, tân, hàm, toan, đạm có nên trước sau như thế nào, tôi đã biết rồi (1).
Duy sự hóa của năm vận, hoặc thuận năm khí, hoặc trái thiên khí, hoặc thuận thiên khí mà trái địa khí, hoặc thuận địa khí mà trái thiên khí, hoặc tương đắc, hoặc không tương đắc... Tôi chưa hiểu được rõ ràng. Giờ muốn suốt “Kỷ” của trời, thuận “lý” của đất, cho vận được hòa, cho hóa được điều, khiến trên dưới hợp đức, không cùng sai bực, trời đất thăng giáng, đều được thích nghi, năm vận tuyên hành, không trái với chính, đều với chính vị thuận nghịch thế nào? Xin cho biết rõ...(2) [1] .
Kỳ Bá thưa rằng:
Trước phải lập lấy “niên”, để cho rõ là thuộc khí nào, cái số vận hành của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, cái hóa về sự lâm ngự của Hàn, Thử, Táo, Thấp, Phong, Hỏa... Như thế thời thiên đạo có thể thấy, dân khí có thể đều, âm dương quyển thư, gần mà không nhầm. Vậy xin lần lượt nói rõ (1) [2].
Hoàng Đế hỏi:
Chính của Thái dương như thế nào [3]?
Kỳ Bá thưa rằng [4].
Đó thuộc về những năm Thìn, Tuất... Thái dương Tư thiên, Thái âm Tại toàn. Phàm lại Chính của những năm Thái dương Tư thiên tà hiếp do khí hóa vận hành Tư thiên (khí đến trước khi mùa chưa đến...) Thiên khí nghiêm túc (hanh hái), địa khí yên lặng, hàn khí tràn ngập thái hư, dương khí không thi hành được chính lệnh. Thủy với Thổ hợp đức. Trên ứng lên Thần tinh và chấn tinh, về loài cốc (thóc), sắc vàng. Lệnh của nó thư từ (thong thả), hàn chính phát triển nhiều, nơi trầm lây không dương diễm (hơi nóng của khí dương), nên hỏa phát phải đợi thời, khí dương chủ trì về khoảng giữa, mưa nhuần không ngớt, rồi lại qua về Thái âm... Mây về bắc cực, thấp hóa lan, nhuần thấm muôn vật, hàn khắp ở trên, sấm động ở dưới, khí của hàn thấp, cùng giao với nhau. Do đó, dân sinh bệnh hàn thấp, cơ nhục nhão nát; túc nuy không cử động được, đại tiện tiết tả, và huyết giật (tràn) (2) [5].
“Sơ chi khí”, khi đất thay đổi, khí sẽ đại ôn (ấm nhiều); loài cỏ sớm tốt, dân mắc dịch lệ, ôn bệnh phát sinh, mình nóng, đều nhức, nóân ọe, ngoài da mụn lở (1) [6].
“Nhị chi khí”, đại lương (mát nhiều) lại đến, loài cỏ gặp lạnh, hỏa khí bị chèn, dân phát bệnh khí uất, trung mãn. Khí hàn mới bắt đầu (rét) (2) [7].
“Tam chi khí”, chính của thiên khí tán bố, hàn khí tràn lan; thường mưa nhiều. Dân mắc bệnh hàn mà lại nhiệt trung (nóng ở bên trung), các ung thư phát sinh ở bộ phận dưới, tâm nhiệt và sầu muộn (bực, nhọc, mê mẩn), không kịp chữa sẽ chết (3) [8].
“Tứ chi khí”, phong với thấp giao tranh, phong hóa làm rõ, bấy giờ mới trưởng, mới hóa, mới thành... Dân mắc bệnh đại nhiệt, ít khí, cơ nhục nhão nát, túc nuy, tiết tả hặc trắng hoặc đỏ (4) [9].
“Ngũ chi khí”, Khí dương lại hóa, loài thảo mới trưởng, mới hóa, mới thành, dân bệnh mới được hư (dễ chịu) (5) [10].
“Chung  chi khí” địa khí chính ngôi, thấp lệnh lưu hành, khí âm thái hư, khói bụi tràn đồng ruộng, dân mới bị rét lạnh (buồn bã), gió rét đã đến. Nếu trái thế, các loài có thai dựng sẽ không thành (6) [11].
Cho nên thuộc về năm Thái dương tư thiên, nên dùng vị khổ để làm cho “táo”, làm cho ôn (1) [12].
Phải “chiết” bỏ cái khi làm nên uất, và giúp thêm cho cái hóa nguyên của nó (2). Đè nén cái vận khí, giúp đỡ cái “bất thắng”, đừng để cho nó quá bạo mà sinh ra bệnh tật  (3) [13].
Aên tuế cốc để bảo toàn lấy chân nguyên, tránh hư tà để cho yên chính khí (4) [14].
Chước lượng cái khí nó đồng hay dị, hoặc dùng nhiều, hoặc dùng ít để chế lại. Nếu “cùng” hàn thấp thời dùng táo, nhiệt để hóa, nếu “khắc” hàn thấp thời dùng táo thấp để hóa. Vậy “cùng” thời dùng nhiều, “khác” thời dùng ít (5) [15].
Muốn dùng hàn, phải cách xa cái thời kỳ hàn, muốn dùng nhiệt, phải cách xa cái thời kỳ nhiệt, muốn dùng ôn phải cách xa cái thời kỳ ôn, muốn dùng lương phải các xa cái thời kỳ lương. Về sự ăn cũng cùng một phương pháp. Nếu giả thời làm trái lại, không đúng thế thời mắc bệnh, đó tức là phải giữ đúng “thời” (mùa) vậy (6) [16].
Hoàng Đế hỏi:
Chính của những năm thuộc Dương minh như thế nào [17]?
Kỳ Bá thưa rằng:
Thuộc về những năm Mão, Dậu... Dương minh táo kim Tư thiên; Thiếu giác hóa vận; Thiếu âm quân hỏa Tại toàn [18].
Phàm cái chính của những năm Dương minh Tư thiên, khí hóa, vận hành đều hậu thiên (1). Thiên khí kính cấp, địa khí quang minh (2). Dương khí chuyên phát huy chính lệnh của mình, nên khí viêm trử tràn lan, mọi vật táo và kiên (3). Thuần phong mới trị phong tao ngang vận, tràn tới khí giao, nhiều dương, ít âm, mây theo mưa xuống, thấp hóa mới sinh, táo cực rồi nhuận (4). Về loài cốc, sắc nó trắng và đỏ (5) [19].
Kim với Hỏa hợp đức, trên ứng với Thái Bạch, Huỳnh hoặc chính của nó thao thiết, lệnh của nó cường, loài chập trùng mới hiện, nước chảy không thành băng. Dân sinh bệnh khái, ách tắc (nghẽn ở cuống họng); chứng hàn nhiệt bạo phát, run rẩy, và long bế (tiểu tiện vít hoặc buốt) (6) [20].
“Thanh” trước rồi mới “kính” loại mao trùng sẽ chết; “nhiệt rồi mới bạo”, loài giới trùng sẽ hại (7) [21].
Khi nó phát ra táo (vội vàng, gấp bách); sự thắng phục phát sinh, rất là rối loạn, cái khí thanh, nhiệt, đứng vững ở thời lỳ khí giao (8) [22].
“Sơ chi khí”, khí đất mới đổi, (1) âm mới ngừng, khí mới túc (nghiêm, lạnh) nước mới thành băng, hàn võ mới hóa. Sẽ phát ra bệnh nhiệt trướng, mà mặt phù thũng, hay ngủ, cầu (đau ở sống mũi), nục (huyết ra đằng mũi), xị (hắt hơi), khiếm (vươn vai), ẩu (oẹ); tiểu tiện vàng và đỏ, quá lắm thời lâm (do tiểu nhỏ giọt) [23].
“Nhị, chi khí”, khí dương mới tán bố, dân mới sễ chịu, mọi vật mới sinh ra và tốt, lệ khí mới đến, dân hay bạo tử (2) [24].
“Tam chi khí”, thiên chính mới tán bố, lương khí (khí mát) mới lưu hành; táo với nhiệt giao hợp. Táo cực mà nhuận, dần sẽ mắc bệnh hàn, nhiệt (3) [25].
“Tứ chi khí”, mưa lạnh xuống; bệnh bỗng dưng ngất đi, run rẩy, nói mê, ít khí, cuống họng khô, khát đòi uống, mà tâm thống, ung thũng (mụn sưng), thương dương (lở láy), hàn ngược (sốt rét), cốt nuy và tiện huyết (4) [26].
“Ngũ chi khí”, Xuân lệnh lại lưu hành, loài thảo lại tốt tươi, dân khí hòa (5) [27].
“Chung chi khí”, dương khí tán bố, khí hậu lại ôn, chập trùng hiện ra, nước không thành băng, dân mới an khang. Nếu biến tai sảnh, sẽ là bệnh ôn (6) [28].
Cho nên ăn tuế cốc cho yên chính khi, nên ăn “gián cốc” để trừ tà khí (1). Nên dùng các vị hàm, vị khổ, vị tân, dùng các phép thanh, phép hãn, phép tán (2). Làm cho yên vận khí, đừng để thụ tà (3); nên chiết bỏ uất khí mà giúp cho hóa nguyên (4), dùng các khí hàn, nhiệt, khinh, trọng, mà chế hoặc ít, hoặc nhiều. Nếu đồng nhiệt thời nhiều thiên hóa,  đồng thanh thời nhiều địa hóa (5) [29].
Dùng lương, nên xa thời kỳ lương, dùng nhiệt nên xa thời kỳ nhiệt; dùng hàn nên xa thời kỳ hàn, dùng ôn nên xa thời kỳ ôn... Việc ăn, nên cùng một phương pháp. Có “giải” thời trái lại, đó là đạo chính. Nếu trái phương pháp đó, sẽ làm loạn kinh của trời đất, và rối cấi “kỷ” của âm dương (6) [30].
Hoàng Đế hỏi:
Chính lệnh của Thiếu dương như thế nào [31]?
Kỳ Bá thưa rằng:
Thuộc về những năm Dần, Thân... Thiếu dương tướng hỏa Tư thiên, Thái giác hóa vận; Quyết âm phong mộc Tại toàn [32].
Phàm cái chính của những năm Thiếu dương Tư thiên khí hóa, vận hành tiên thiên. Thiên khí chính (1), địa khí nhiều (rối loạn) (2) [33].
Phong sẽ nóåi to, cây đổ, cát bay, khí viêm hỏa mới lưu hành, mưa sẽ thương xuống (3). Hỏa với mộc cùng đức, trên ứng với Huỳnh hoặc, Tuế tinh. Về loài cốc sẽ hiện sắc đan (đỏ) thương (xanh), chính của nó nghiêm, lệnh của nó nhiễu (4) [34].
Cho nên phong với nhiệt cùng tán bố, mây khói tung bay. Thái âm tràn lan, thường gặp khí lạnh, mưa gió dồn dập (5)
Dân mắc bệnh hàn trung, ngoài mọc lở mụn, trong sinh tiết mãn. Cho nên thánh nhân gặp những năm đó, hòa mà không tranh. Sự vãng phục  phát sinh, dân mắc bệnh hàn nhiệt, ngược Tiết, tủng (điếc) minh (mắt mờ) ẩu thổ, trên mặt đau và sưng, sắc biến (6).
“Sơ chi khí”, địa khí thay đổi, phong thắng nên mọi vật động giao, khí hàn rút đi, khí âm sẽ đến, cỏ cây sớm tốt, hàn tới không giảm bớt, bệnh ôn sẽ phát nghịch, đầu nhức, huyết băng, hiếp mãn, phu tất, mụn lở (1) [37].
“Nhị chi khí”, hỏa lại uất, bụi trắng tung bay, mây theo mưa xuống, phong không thắng được thấp... Dân được an khang. Nếu gặp tai sảnh, sẽ phát bệnh nhiệt uất lên trên, khái nghịch, ẩu thổ, ở trong, hung hiếp không lợi, đầu rức, mình nóng, mê man, mụn mủ (2) [38].
“Tam chi khí”, khí của Tư thiên tán bố, khí viêm thử đến khí của Thiếu dương lâm ở trên, mưa sẽ tràn. Dân mắc bệnh nhiệt trung, Tủng, Minh (mắt mờ), huyết ràn, mụn mủ, khái, ẩu, nục, khát, xị, khiếm, hầu Tý, mắt đỏ, hay bạo tử (3) [39].
“Tứ chi khí”, khí mát đến, khí viêm thử “gián hóa”, bạch lộ xuống, dân khí hòa bình, nếu phát bệnh sẽ phúc mãn, mình nặng (4) [40].
“Chung chi khí”, địa khí chính, phong mới đến, muôn vật lại sinh trưởng, sương mù lưu hành, dân mắc bệnh “quan bế” bất cấm (đi tiểu luôn), tâm thống, dương khí không về tàng nên phát khái (6) [41].
Nếu bớt vận khí, giúp cho cái “sở bất thắng”, phải chết bỏ uất, trước lấy hóa nguyễn. Nhờ đó bạo vận không sinh ra,  bệnh độc không phát sinh (7) [42].
Vậy năm đó, nên dùng các vị hàm, vị tân, vị toan nên dùng phép thâm, tiếp tích, pháp phát (8) [43].
Nhận xem khí hàn hay ôn, để điều trị tật bệnh, nếu “đồng” phong nhiệt thời dùng nhiều hàn hóa “dị” phong nhiệt thời dùng ít hàn hóa (9) [44].
Dùng nhiệt, nên xa thời kỳ nhiệt, dùng ôn, nên xa thời kỳ ôn, dùng hàn, nên xa thời kỳ hàn, dùng lương nên xa thời kỳ lương, về việc ăn, cũng cùng một phương pháp, đó là đạo chính. Có giả, thời trái lại. Nếu làm trái phương pháp đó, sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh (10) [45].
Hoàng Đế hỏi:
Chính, lệnh của Thái âm như thế nào [46]?
Kỳ Bá thưa rằng:
Thuộc về những năm Sửu, Vị (Mùi) Thái âm thấp thổ Tư thiên, Thiếu giác hóa vận, Thái dương hàn thủy Tại toàn [47].
Phàm cái chính của những năm Thái âm Tư thiên, khí hóa vận hành đều hậu thiên (sau thiên thời mới đến, tức là bất cập) âm khí chuyên chính, dương khí rút lui, gió lớn thường nóåi, khí trời giáng xuống, khí đất bốc lên, đồng ruộng khói tỏa, bụi trắng tung bay, mây về phương nam, thường tuôn mưa lạnh, mọi vật trưởng thành về mùa trường hạ, do đó, dân mắc bệnh hàn thấp, phúc hãn, mình phù, thân thũng, bĩ nghịch, hàn quyết, câu cấp (tay chân co rút), thấp với hàn hợp đức, nên “vàng đen” tối tăm, lưu hành ở trong khí giao, trên ứng với Chấn tinh, Thần minh, chính nó là nghiêm ngặt, bệnh nó yên lặng. Về loài cốc, sắc kiềm huyền (vàng, đen) (1). Cho nên âm “ngừng” ở trên, hàn tích ở dưới, thủy hàn thắng hỏa, thời biến thành băng bộc (nước cứng, mưa đá”, dương quang không thể phát triển, cái khí túc sái sẽ lưu hành (2).
Cho nên: hữu dư nên ở nơi cao, bất cập nên ở nơi thấp, hữu dư nên sớm, bất cập nên muộn, dó là do địa lợi và khí hòa. Dân khí cũng theo đó (3) [49].
“Sơ chi khí”, địa khí thay đổi; hàn mới đi, xuân khí chính; phong mới đến, sinh khí tán bố, muôn vật tươi tốt, dân khí thỏa thuê, phong với thấp cùng sát với nhau, mưa tới muộn, dân mắc bệnh huyết giật, cân lạc câu cường (co rụt, cứng đờ) quan tiết (các khớp xương) không lợi, mình nặng, cân nuy (rã rời) (1) [50].
“Nhị chi khí” đại hỏa mới thịnh, mọi vật nhờ sự sinh hóa, dân mới hòa. Chứng ôn lệ lưu hành nhiều, xa, gần đều mắc, khí thấp bốc lên, thường có mưa to (2) [51].
“Tam chi khí”, thiện chính tán bố, khí thấp giáng xuống, khí đất bốc lên. Thường có mưa, khí lạnh nóái theo. Cảm về khí hàn thấp đó, nên dân mắc bệnh mình nặng, hung phúc mãn, hoặc trướng (3) [52].
“Tứ chi khí”. Uûy hỏa mới tới, hơi nóng nung nấu, khí đất bốc lên, khí trời bĩ cách, sớm chiều gió lạnh, cỏ cây khói tỏa, thấp hóa không tan, do đó móc trắng đêm xa để thành thu lệnh. Dân mắc bệnh tấu lý nhiệt huyết bạo giật, ngược, tâm phúc mãn, nhiệt trướng, quá lắm thời phù thũng (4) [53].
“Ngũ chi Khí”, cái bệnh âm thảm đã lưu hành, móc rơi, sương xuống, cỏ cây úa rụng; Khí hàn buốt da, nên phải phòng bị cẩn mật, dân sẽ mắc những bệnh ở ngoài cơ tấu (5) [54].
“Chung chi khí”, khí hàn đại cử, khí thấp đại hóa, sương mới tích, âm mới ngưng, nước rắn thành băng, khí dương quang không thể phát triển. Vì cảm phải khí hàn, nên mắc bệnh quan tiết, yêu chùy thống (6) [55].
Phải chiết bỏ uất khí, mà lấy ở hóa nguyên, giúp cho tuế khí, đừng để tà thắng (7). [56]
Trong năm, nên dùng vị khổ để làm cho táo, làm cho ôn, quá lắm thời dùng phép cho nó “phát” ra, cho nó “tiết” ra. Nếu không phát, không tiết, thời thấp khí sẽ ràn ra ngoài, thịt thối, da nứt, khiến thuỷ huyết đều chảy, phải giúp cho dương hỏa, để ngăn khí hàn, theo khí dị đồng, để định khíều hay ít, nếu đồng hàn, thời dùng nhiệthóa, đồng thấp, thời dùng táo hóa, dị thời dùng ít, đồng thời dùng khíều (8) [57].
Dùng lương nên xa thời kỳ lương, dùng hàn nên xa thời kỳ hàn, dùng ôn nên xa thời kỳ ôn, dùng nhiệt nên xa thời kỳ nhiệt. Về ăn cũng cùng một phương pháp. Có giả thời dùng trái lại, đó là chính đạo. Nếu trái phương pháp đó sẽ gây nên  bệnh.
 Hoàng Đế hỏi:
Chính lệnh của Thiếu âm như thế nào?
Kỳ Bá thưa rằng:
Thuộc về những năm Tí và Ngọ. Thiếu âm quân hỏa Tư  thiên Thái giác hóa vận, Dương minh táo kim Tại toàn. Phàm chính lệnh của những năm Thiếu âm Tư thiên, khí hóa, vận hành đều Tiên thiên, địa khí nghiêm túc, thiên khí quang minh, thử, nhiệt lại thêm táo, mây theo mưa xuống; khí thấp hóa sẽ lưu hành, mưa nhuần thường xuống. Kim với hỏa hợp đức, trên ứng với Huỳnh hoặc, Thái bạch. Chính của nó sáng sủa, lệnh của nó nghiêm thiết, về loài cốc sắc đan bạch (đỏ và trắng). Thủy, hỏa, hàn, nhiệt, cùng lẫn lộn ở trong khí giao [60].
Nhiệt bệnh phát sinh ở bộ phận trên, thanh bệnh phát sinh ở bộ phận dưới, hàn nhiệt rối loạn, giao tranh ở bên trong. Dân phát bệnh suyễn, huyết giật huyết tiết, cầu, xị, mục xích (mặt đỏ), tí dương (toét ở đuôi mắt), hàn quyết vào Vị, tâm thống, yêu thống, phúc đại (bụng to, cũng như trướng), ách can, (cuống họng khô), thũng thượng (sưng ở các bộ phận trên) (2) [61].
“Sơ chi khí”, địa khí thay đổi, khí táo sắp hết, khí hàn bắt đầu các loài chập trùng lại ẩn nấp, nước mới thành băng, sương lại xuống, gió mới thổi, dương khí bị uất. Dân phải kín đáo, giữ gìn các quan tiết, yêu chùy (xương sống chỗ ngang thắt lưng) đau; khí viên thử sắp tràn lan, trong ngoài mọc mụn lở (1) [62].
“Nhị chi khí”, dương khí tan bố, phong mới lưu hành, xuân khí mới chính, muôn vật đều tốt; hàn khí thỉnh thoảng đến, dân mới hòa, dân phát bệnh lâm, mắt mờ, mắt đỏ, khí uất lên trên mà nhiệt[63].
“Tam chi khí”, thiên chính tán bố, đại hỏa lưu hành, mọi loài nảy nở; hàn khí thỉnh thoảng đến. Dân mắc bệnh khí quyết, tâm thống, hàn nhiệt thay đổi, khái suyễn, mắt đỏ (3) [64].
“Tứ chi khí”, khí phục thử đến, thường có mưa lớn, hàn nhiệt đều đến. Dân mắc bệnh hàn nhiệt, ách can, hoàng đản, câu, nục, và ẩm (4) [65].
“Ngũ chi khí”, sợ hỏa lâm, thử lại đến, dương mới hóa, muôn vật mới sinh, mới lớn và tốt, dân an khang, nếu có tai sảnh, sẽ là bệnh ôn (5) [66].
“Chung chi khí” táo lệnh lưu hành, dư hỏa cách trở ở bên trong, thũng ở bộ phận trên, khái, suyễn, quá lắm thời huyết giật. Hàn khí phát sinh luôn, do đó sương mù tỏa. Bệnh phát sinh ở trong bì phu, tấu lý, hợp với dưới hiếp, liền xuống thiếu phúc mà sinh hàn trung, do địa khí sắp đổi vậy (6) [67].
Phải nén bớt vận khí, giúp các tuế trắng, chiết bỏ cái uất phát, trước lấy ở hóa nguyên. Đừng để cho bạo quá mà sinh bệnh (7) [68].
Aên tuế cốc để bảo toàn chân khí, ăn gián cốc để trừ bỏ hư tà [69].
Trong năm, nên dùng vị hàm để làm cho nhuyễn, và điều trị ở bộ phận trên, quá lắm thời dùng vị khổ làm cho phát ra, dùng vị toàn để cho thâu lại, mà làm cho yên bộ phận dưới. Quá lắm thời dùng vị khổ để làm cho tiết (8) [70].
Nên chước lượng sự đồng, dị, mà dùng nhiều, ít. Nếu đồng thiên khí thời dùng hàn thanh đế hòa, đồng địa khí thời dùng ôn nhiệtđể hóa (9) [71].
Dùng nhiệt, nên xa thời kỳ nhiệt, dùng lương, nên xa thời kỳ lương; dùng ôn nên xa thời kỳ ôn; dùng hàn nên xa thời lỳ hàn. Về việc ăn, cũng cùng một phương pháp. Có giả, thời trái lại; đó là đạo chính. Nếu trái phương pháp đó sẽ gây nên tật bệnh.
Hoàng Đế hỏi:
Chính lệnh của Quyết âm như thế nào?
Kỳ Bá thưa rằng:
- Thuộc về những năm Tị, Hợi, Quyết âm phong mộc Tư thiên; Thiếu giác hóa vận; Thiếu dương tướng hỏa Tại toàn. Phàm chính lệnh của những năm quyết âm Tư thiên, khí hóa, vận hành đều hậu thiên. Các năm đều đồng với chính tuế, khí hóa, vận hành đều đồng với Tư thiên (1) [74].
Thiên khí nhiễu, địa khí chính, phong sinh ở nơi cao xa, khí viêm nhiệtnóái theo, mây theo mưa xuống khí thấp hóa sẽ lưu hành, phong với hỏa cùng đức, trên ứng với Tuế tinh, Hình hoặc Chính nó nhiễu, lệnh nó chóng, về loài cốc sắc thương (xanh xám) và đen, phong, táo, hỏa, nhiệt, thắng phục đổi thay; chập trùng bò ra, nước không thành băng. Nhiệt bệnh phát sinh ơ dưới, phong bệnh phát sinh ở trên, phong táo thắng phục lưu hành ở khoảng giữa (2) [75].
“Sơ chi khí”, khí hàn mới túc (gay gắt, buốt), sái khí vừa mới đến, dân bệnh ở phía dưới, bên hữu Tại toàn của Thiếu dương (1) [76].
“Nhị chi khí”, hàn không dứt, nước tuyết thành băng, sái khí mới phát triển, sương mới xuống, cỏ bị khô đét ở trên, đòi phen hàn võ, Dương lại hóa ở dưới, dân mắc bệnh nhiệt ở trong (2) [77].
 “Tam chi khí”, thiên chính bố tán, thường có gió to, dân mắc bệnh thường chảy nước mắt, ù tai, chóng mặt (3) [78].
“Tứ chi khí”, các khí phục thử, thấp nhiệt cùng giao tranh ở phía trên bên tả Quyết âm Tư thiên, dân mắc bệnh Hoàng đản và phù thũng (4) [79].
“Ngũ chi khí”, Khí táo thấp thay nhau thắng, Khí trầm âm tán bố, dao hàn cắt da, đòi phen mưa, gió (5) [80].
“Chung chi khí” uý hỏa tư lệnh, khí dương biến hóa, chập trùng bò ra, nước không thành băng, địa khí phát tiết mạnh, loài cỏ nảy mọc, con người dễ chịu. Nếu gặp khí biến, sẽ mắc bệnh ôn lệ (6) [81].
Phải chiết bỏ bớt khí uất, giúp thêm hóa nguyên đở cho vận khí, đừng để tà thắng (7) [82].
Trong năm, nên dùng vị tân để điều trị bộ phận trên, dùng vị hàm để điều trị bộ phận dưới, cái khí úy hỏa đừng phạm càn vào nó (8) [83].
Dùng ôn, nên xa thời kỳ ôn, dùng nhiệt nên xa thời kỳ nhiệt, dùng lương nên xa thời kỳ lương, dùng hàn nên xa thời kỳ hàn. Về  việc ăn, cũng cùng một phương pháp. Có giả, thời trái lại, đó là đạo chính. Nếu trái phương pháp đó, sẽ gây tật bệnh.
Hoàng Đế hỏi:
Phu tử nói đã rất rõ, nhưng lấy gì để tỏ về sự tương ứng...? [85]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Phàm sáu khí, lúc đi có thứ tự lúc ngừng có vị trí. Cho nên thường lấy tháng giêng, ngày sóc (mồng một), sáng rõ, nhận xem; biết được vị trí, thời sẽ biết được ở đâu rồi (1) [86].
Vận hữu dư, nó đến trước, vận bất cập, nó đến sau. Đó là cái đạo của trời và là lẽ thường của khí. Nếu vận không hữu dư, không bất túc, tức là chính tuế, vì nó đến đúng với mùa (2) [87].
Hoàng Đế hỏi:
Cái khí thắng phục, đã có nhất định rồi. Còn cái sự tai sảnh xảy đến, lấy gì để dự biết được [88]?
Kỳ Bá thưa rằng:
Nếu không phải khí hóa, thời tức là tai sảnh (3) [89].
Hoàng Đế hỏi:
Cái số của trời đất, chung thủy như thế nào [90]?
Kỳ Bá thưa rằng:
- Bắt đầu của số, khởi ở trên mà chung (cuối cùng) ở dưới. Nửa năm về trước, thiên khí làm chủ, nửa năm về sau, khí đất làm chủ. trong lúc trên dưới giao hỗ, thời khí giao làm chủ. Như thế là hết về tuế kỷ. Cho nên nói: rõ được vị trí thời “khí, nguyệt” có thể biết được (1) [91].
Hoàng Đế hỏi:
Tôi coi việc đó, đến lúc thi hành, lại thấy có chỗ không hợp, là vì sao [92]?
Kỳ Bá thưa rằng:
Khí dụng có nhiều ít, hóa hiệp có thịnh suy. Thịnh, suy, nhiều ít... Cũng đều chung một sự biến hóa của trời đất. Tỉ như, phong ôn, đồng hóa với mùa Xuân, nhiệt huân, hôn hỏa, đồng hóa với mùa Hạ, thắng với phục, đồng, táo, thanh, yên (khói) lộ (móc), đồng hóa với mùa Thu, mây, mưa, tối, tăm, đồng hóa với mùa Trường hạ, khí lạnh, sương, tuyết băng… đồng hóa với mùa Đông. Đó là sự hóa do năm vận, sáu khí trời đất, và sự thường về thịnh suy thay đổi. (2) [93]
Hoàng Đế hỏi:
Năm vận, vận hành mà đồng thiên hóa, gọi là thiên phù, tôi đã biết rồi. Còn đồng địa hòa, như thế nào [94]?
Kỳ Bá thưa rằng:
Thái quá mà đồng với thiên hóa, có ba vận; bất cập mà đồng [95].
Thiên hóa cũng có ba vận. Thái quá mà đồng địa hóa có ba vận, bất cập mà đồng địa hóa cũng có 3 vận [96].
Vậy tất cả cộng có hai mươi bốn năm [97].
Tỉ như: những năm Giáp thìn, Giáp tuất, dưới Thái cung gia Thái âm; những năm Nhâm dần, Nhâm thân, dưới Thái giác gia Quyết âm, những năm Canh tí, Canh ngọ, dưới Thái thương gia Dương minh. Như thế là ba vận (đó là thái quá ba vận, hợp với sáu khí, cộng 6 năm [99]. Những năm Quý Tỵ, Quý hợi dưới Thiếu chủy gia Thiếu dương; những năm Tân sửu, Tân vị (mùi) dưới Thiếu vũ gia Thái dương, những năm Quý mão, Quý dậu, dưới Thiếu chủy gia Thiếu âm, như thế ba vận (đó là bất cập mà đồng địa hóa ba vận, hợp với sáu khí cộng sáu năm) [100]. Những năm Mậu tý, Mậu ngọ trên Thái chủy lâm Thiếu âm, những năm Mậu dần, Mậu thân trên Thái chủy lâm Thiếu dương, những năm Bính thìn Bính tuất trên thái vũ, lâm Thái dương. Như thể bavận, (đó là thái quá mà đồng thiên hóa ba vận, hợp với sáu khí, cộng 6 năm [101]. Những năm Đinh tỵ, Đinh hợi, trên Thiếu giác lâm Quyết âm; những năm Aát mão. Aát dậu, trên Thiếu dương lâm Dương minh; những năm Kỷ sửu, Kỷ vị (mùi) trên Thiếu cung lâm Thái âm... Như thế là ba vận (đó là bất cập mà đồng thiên hóa ba vận, hợp với saú khi, cộng sáu năm [102]. Ngoài hai mươi bốn năm ấy, thời không có gia là lâm nữa (chỉ 24 năm ấy là có thượng, hạ, gia, lâm, còn 36 năm khác thời không có) [102].
Hoàng Đế hỏi”
“Gia” như thế nào? [103]
Kỳ Bá thưa rằng:
Thái quá mà gia đồng với Thiên phù, bất cập mà gia đồng với tuế hội (1) [104].
“Lâm: như thế nào? [105]
Kỳ Bá thưa rằng:
Thái quá, bất cập, đều có Thiên phù, mà biến hành có nhiều ít, bệnh hình có nhẹ nặng, sống chết có sớm, muộn khác nhau (2) [106].
Hoàng Đế hỏi:
Phu tử nói: dùng hàn xa hàn, dùng nhiệt xa nhiệt, tôi chưa hiểu rõ. Xin cho biết thế nào là “xa”?. [107].
Kỳ Bá thưa rằng:
Dùng nhiệt đừng phạm nhiệt, dùng hàn đừng phạm hàn. Thuận thời hòa, trái thời bệnh. Vậy phải kính sợ mà lánh xa. Đó tức “thời” khởi theo sáu vị vậy (1) [108].
Hoàng Đế hỏi:
Oân lương như thế nào? [109]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tư khí là nhiệt, dùng nhiệt đừng phạm, tư khí là hàn, dùng hàn đừng phạm, tư khí là lương, dùng lương đừng phạm, tư khí là ôn dùng ôn, đừng phạm, gián khí đồng với chủ khi, đừng phạm, dị với chủ khí thời có thể tiểu phạm (hơi phạm). Đó là “tứ úy” (bốn đều sợ), phải xét cho kỹ (2) [110].
Hoàng Đế hỏi:
Phạm thời như thế nào? [111]
Kỳ Bá thưa rằng:
Thiên khí trái thời (mùa) thời có thể theo thời, nếu thắng được chủ, thời có thể phạm. Lấy quân bình làm giới hạn, mà không thể quá.
Đó là bảo tà khí “phản thắng” (3).
Cho nên nói: đừng mất thiên tín, đừng trái khí nghi, đừng đỡ cái thắng, đừng giúp cái nhục. Thế là chính trị (4).
Hoàng Đế hỏi:
Năm vận khí lưu hành, cái kỷ của chủ tuế, có thường số không? [113]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tôi xin theo thứ tự, nói dưới đây: (1).
Những năm Giáp tý, Giáp ngọ, ở trên, Thiếu âm quân hỏa Tư thiên, ở giữa, thái cung thổ vận, ở dưới Dương minh táo kim Tại toàn. Nhiệt hóa hai (2) võ hóa năm (3) Táo hóa bốn (4). Đó là những ngày chính hóa (5). Về hóa, ở trên thời hàm, hàn (6); ở giữa  thời khổ nhiệt(7), ở dưới thời toan nhiệt(8). Đó là những thích nghi về dược là Thực (9).
Những năm Aát sửu, Aát vị “mùi”. Ở trên, Thái âm thấp thổ Tư thiên, ở giữa, Thiếu khương, Kim vận, ở dưới, Thái dương hàn thủy Tại toàn. Nhiệthóa, hàn hóa, thắng phục đồng (nhiệt thắng, hàn phục). Đó là tà khí hóa, nhật (1). Thấp hóa năm (2); thanh hóa bốn (3), hàn hóa sáu (4). Đó tức và chính hóa (5). Về hóa ở trên thời khổ, nhiệt(6); ở giữa thời toàn, hòa (7), ở dưới thời cam nhiệt(8). Đó tức là thích nghi của dược phẩm và thực vị (9).
Những năm Bính dần, Bính thân... ở trên, Thiếu dương Tướng hỏa Tư thiên, ở giữa, Thái vũ thủy vận, ở dưới, Quyết âm phong mộc Tại toàn [116].
Hỏa hóa hai (1); hàn hóa sáu (2); phong hóa ba (3), đó tức là chính hóa nhật (4). Về hóa ở trên thời hàm, hàn (5), ở giữa thời hàm, ôn (6), ở dưới thời tân, ôn (7). Đó là thích nghi của thực vị và dược phẩm (8) [117].
Những năm Đinh mão, Đinh dậu. Ở trên, Dương minh táo kim Tư thiên, ở giữa, Thiếu giác một vận, ở dưới, Thiếu âm quân hỏa Tại toàn [118].
Thanh hóa, nhiệt hóa, thắng với phục động. Đó tức là tà hóa nhật (1). Táo hóa sáu (2); Phong hóa ba (3) nhiệt hóa bảy (4), đó tức là chính hóa nhật (5). Về hóa: ở trên thời khổ, và hơi ôn (6) [119].
Ở giữa thời tân và hòa (7); dưới thời hàm và hàn (7). Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm [120].
Những năm Mậu thìn, Mậu tuất. Ở trên, Thái dương hàn thủy Tư thiên, ở giữa, Thái chủy hỏa vận, ở dưới, Thái âm thấp thổ Tại toàn [121].
Hàn hóa sáu (1); nhiệt hóa bảy (2), thấp hóa năm (3), đó tức là chính hóa nhật (4). Về hóa, ở trên thời thổ và ôn, ở giữa thời Cam và Hòa, ở dưới thời Cam và ôn. Đó là thích  nghi của thực vị và dược phẩm. [122]
Những năm Kỷ tỵ, Kỷ hợi. Ở trên, Quyết âm, phong mộc Tư thiên, ở giữa, Thiếu cung thổ vận, ở dưới. Thiếu dương tướng hóa Tại toàn [123].
Phong hóa, thanh hóa, thắng và phục đồng. Đó tức là khí hóa nhật (1) Phong hóa ba (2) Thấp hóa năm (3); Hỏa hóa bảy (4) Đó tức là chính hóa nhật. Về hóa, ở trên thời Tân và lương, ở giữa thời Cam và hòa, ở dưới thời hàm và hàn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm. [124]
Những năm Canh ngọ. Canh tý. Ở trên, Thiếu âm quân hỏa Tư thiên, ở giữa Thái thương Kim vận, ở dưới, Dương minh táo kim Tại toàn [125]. Nhiệt hóa bảy (1), thanh hóa, chín (2), táo hóa, chín (3). Đó là chính hóa nhật. Về hóa, ở trên thời hàm và hàn, ở giữa thời Tân và ôn, ở dưới thời Toan và ôn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm [126].
Những năm Tân vị, Tân sửu. Ở trên, Thái âm thấp thổ Tư thiên, ở giữa Thiếu vũ Thủy vận, ở dưới Thái dương hàn thủy Tại toàn [127]. Võ hóa, Phong hóa, thắng và phục đồng. Đó tức tà khí hóa nhật (1). Võ hóa năm (2), hàn hóa một (3), đó tức là chính hóa nhật. Về hóa, ở trên thời khổ và nhiệt, ở giữa thời khổ và hòa, ở dưới thời khổ và nhiệt. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm [128].
Những năm Nhâm thân, Nhâm dần. Ở trên, thiếu dương tướng hỏa Tư thiên; ở giữa, Thái giác, mộc vận; ở dưới, Quyết âm phong mộc Tại toàn. [129] Hỏa hóa hai(1); Phong hóa, tám(2) đó tức là chính hóa nhật. Về hoa ở trên là hàm và hàn, ở giữa là toan và hòa; ở dưới là Tân và Lương. Đó là thích nghi của thực vị và dược phẩm. [130]
Những năm Quý dậu, Quý mão. Ở trên, Dương minh, táo kim Tư nhiên, ở giữa. Thiếu chủy, Hỏa vận ở dưới, Thiếu âm quân hỏa Tại toàn [131]. Hàn hóa, võ hóa thắng và phục, đồng. Đó tức là tà khí hóa nhật. Táo hóa, võ hóa, thắng và phục, đồng. Đó tức là tà khí hóa nhật. Táo hóa, chín (1), nhiệt hóa, hai (2), đó tức là chính hóa nhật. Về hóa, ở trên thời tiểu ôn, ở giữa thời hàm và ôn, ở dưới thời hàm và hàn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm [132].
Những năm Giáp tuất, Giáp thìn. Ở trên, Thái dương hàn thủy Tư thiên, ở giữa, Thái cung  chủ vận, ở dưới, thái âm thấp thổ Tại toàn [133]. Hàn hóa, sáu (1), thấp hóa, năm (2), đó tức là chính hóa nhật. Về hóa ở trên thời khổ và nhiệt, ở giữa thời khổ và ôn, ở dưới cũng khổ và ôn. Đó là thích nghi và thực vị dược phẩm [134].
Những năm Aát hợi, Aát tỵ. Ở trên. Quyết âm phong mộc Tư thiên, ở giữa Thiếu dương Kim vận, ở dưới, Thiếu dương tướng hỏa Tại toàn [135].
Nhiệt hóa, hàn hóa, thắng và phục đồng. Đó là tà khí hóa nhật. Phong hóa tám (1), thanh hóa, bốn (2) hỏa hóa, hai (3), đó là cái thời toan và hòa, ở dưới hàm và hàn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm. [136]
Những năm Bính tý, Bính ngọ. Ở trên, Thiếu âm quân hỏa Tư thiên, ở giữa, Thái vũ thủy vận, ở dưới, Dương minh táo kim Tại toàn [137].
Nhiệt hóa, hai (1), hàn hòa, sáu (2), Thanh hóa bốn (3), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thời hàm và hàn, ở giữa thời hàm và khíệt, ở dưới thời toan và ôn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm [138].
Những năm Đinh sửu, Đinh vị (mùi) ở trên, Thái âm tháp thổ Tư thiên, ở giữa, Thái giác mộc vận, ở dưới Thái dương hàn thủy Tại toàn [139]. Thanh hóa, nhiệthóa, thắng và phục đồng (1). Đó tức là hóa độ của tà khí. Võ hóa, năm (2), Phong hóa ba (3), hàn hóa một (4), đó là chính hóa độ. [140]
Về hóa, ở trên thời khổ và ôn, ở giữa thời tân và ôn, ở dưới thời cam và nhiệt. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.
Những năm Mậu dần, Mậu thân. Ở trên, Thiếu dương tướng hóa tư thiên, ở giữa, Thái chủy hỏa vận, ở dưới, Quyết âm phong mộc Tại toàn [141].
Hỏa hóa bảy (1); Phong hóa ba (2) đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thời hàm và hàn, ở giữa, thời Cam và hòa, ở dưới thời tân và lương [142].
Những năm Kỷ mão, Kỷ dậu. Ở trên, Dương minh táo kim Tư thiên, ở giữa, Thiếu cung Thổ vận ở dưới Thiếu âm quân hỏa Tại toàn [143].
Phong hóa, thanh hóa, thắng và phục đồng (1). Đo là hóa độ của tà khi. Thanh hóa, chín (1), Võ hóa, năm (2), nhiệthóa, bảy (3), đó là chính hóa độ, về hóa, ở trên thời khổ và tiểu ôn, ở giữa thời cam và hòa, Ở dưới thời hàm và hàn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm [144].
Những năm Canh thìn, Canh tuất. Ở trên, Thái dương hàn thủy Tư thiên, ở giữa Thái dương Kim vận, ở dưới, Thái âm thấp thổ Tại toàn [145].
Hàn hóa, một (1), Thanh hóa, chín (2), Võ hóa, năm (3), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thời khổ và nhiệt, ở giữa thời Tân và ôn, ở dưới thời Cam và khíệt. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm [146].
Những năm Tân tỵ, Tân hợi. Ở trên, Quyết âm phong mộc Tư thiên, ở giữa. Thiếu vũ, thủy vận, ở dưới, Thiếu dương Tướng hỏa Tại toàn [147].
Võ hóa, phong hóa thắng và phục đồng. Đó là hóa độ của tà khí. Phong hóa ba (1), hàn hóa một (2) hỏa hóa bảy (3). Đó là chính hóa độ. Về hóa ở trên thời Tân và Lương, ở giữa thời khổ và hòa, ở dưới thời hàm và hàn [148].
Những năm Nhâm ngọ, Nhâm tý, ở trên, Thiếu âm quân hỏa Tư thiên, ở giữa, Thái giác Mộc vận, ở dưới, Dương minh táo kim Tại toàn [149].
Nhiệt hóa, hai (1), Phong hóa, tám (2), thanh hóa bốn (3). Đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thời hàm và hàn, ở giữa thời toan và lương, ở dưới thời toan và ôn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm [150].
Những năm Qúi vị (mùi), Qúi sửu. Ở trên, Thái âm thấp thổ. Tư thiên, ở giữa, Thiếu chủy hỏa vận, ở dưới. Thái dương hàn thủy Tại toàn [151].
Hàn, hóa, võ hóa, thắng và phục đồng. Đó là hóa độ của tà khí. Võ năm (1), hỏa hóa nhai (2) hàn hóa một (3), đó là hóa độ của chính khí. Về hóa trên thời khổ và ôn, ở giữa thời hàm và ôn, ở dưới thời cam và nhiệt. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm [152].
Những năm Giáp thân, Giáp dần. Ở trên Thiếu dương Tướng hỏa Tư thiên, ở giữa Thái cung thổ vận, ở dưới Quyết âmphong mộc Tại toàn [153].
Hỏa hóa, hai (1), võ hóa năm (2); Phong hóa, tám (3), đó là chính hóa độ. Về hóa ở trên thời hàm và hàn, ở giữa thời hàm và hòa, ở dưới thời Tân và Lương, Đó là thích nghi về thực vị  và dược phẩm. [154]
Những năm Aát dậu, Aát mão. Ở trên, Dương minh táo kim Tư thiên, ở giữa Thiếu dương Kim vận, ở dưới Thiếu âm quân hỏa Tại toàn [155]. Nhiệthóa, hàn hóa, thắng và phục đồng. Đó là hóa độ của tà khí. Táo hóa bốn (1), thanh hóa bốn (2), nhiệt hóa hai (3). Đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thời khổ và tiểu ôn, ở giữa thời khổ và hòa, ở dưới thời hàm và hàn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm. [156]
Những năm Bính Tuất, Bính Thìn. Ở trên Thái dương hàn thủy Tư thiên, ở giữa, Thái vũ thủy vận, ở dưới, Thái âm thấp thổ Tại toàn [157]. Hàn hóa sáu (1), võ hóa năm (2), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thời khổ và nhiệt, ở giữa thời hàm và ôn, ở dưới thời cam và nhiệt. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm [158].
Những năm Đinh tỵ, Đinh hợi. Ở trên, Quyết âm phong mộc Tư thiên, ở giữa thiếu giác mộc vận, ở dưới, Thiếu dương, Tướng hỏa Tại toàn [159]. Thanh hóa, Nhiệt hóa, thắng và phục đồng. Đó là hóa độ của tà khí. Phong hóa ba (1); Hỏa hóa bảy (2), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thời Tân và Lương, ở giữa thời Tân và hóa ở dưới thời hàm và hàn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm. [160]
Những năm Mậu tý, Mậu ngọ. Ở trên, Thiếu âm quân hỏa Tư thiên, ở giữa, Thái chủy, hỏa vận, ở dưới, Dương minh táo, kim Tại toàn [161]. Nhiệt hóa bảy (1), Thanh hóa chín (2), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thời hàm và hàn, ở giữa thời cam và hàn, ở dưới thời toan và ôn [162].
Những năm Kỷ sửu, Kỷ vị (mùi). Ở trên Thái âm thấp thổ Tư thiên, ở giữa Thiếu cung thổ vận, ở dưới, Thái dương hàn thủy Tại toàn [163]. Phong hóa, thanh hóa, thẳng và phục đồng. Đó là hóa độ của Tà khí. Võ hóa năm (1), hàn hóa một (2) đó là chính hóa độ, về hóa, ở trên thời khổ nhiệt, ở giữa thời cam và hòa, ở dưới thời cam và nhiệt. Đó là thích nghi về thực vụ và dược phẩm [164].
Những năm Canh dần, Canh thân. Ở trên, Thiếu dương tướng hỏa Tư thiên, ở giữa, Thái Thương Kim vận, ở dưới, Quyết âm phong mộc Tại toàn [165]. Hỏa hóa bảy (1), Thanh hóa chín (2), phong hóa ba (3). Đó là chính hóa độ. Về hóa ở trên thời hàm và hàn, ở giữa thời Tân và ôn, ở dưới thời Tân và Lương. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm[166] .
Những năm Tân mão, Tân dậu. Ở trên, Dương minh táo kim Tư thiên, ở giữa Thiếu vũ thủy vận, ở dưới Thiếu âm quân hỏa
Tại toàn [167]. Võ hóa, phong hóa, thắng và phục đồng. Đó là hóa độ của tà khí, Thanh hóa chín (1), nhiệt hóa bẩy (2) hàn hóa một (3). Đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên, khổ và tiểu ôn, ở giữa khổ và hòa, ở dưới, hàm và hàn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm [168].
Những năm Nhâm thìn, Nhâm tuất. Ở trên, Thái dương hàn thủy Tư thiên, ở giữa Thái giác mộc vận, ở dưới Thái âm thấp thổ Tại toàn [169].
Hàn hóa sáu (1); phong hóa tám (2) võ hóa năm (3). Đó là chính hóa độ. Về hóa ở trên thời khổ và ôn, ở giữa thời toan và hòa, ở dưới thời cam và ôn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.
Những năm Quý tỵ, Quý hợi. Ở trên, Quyết âm phong mộc. Tư thiên, ở giữa. Thái giác hỏa vận, ở dưới Thiếu dương Tướng hỏa Tại toàn [172]. Hàn hóa, võ hóa thắng và phục đồng. Đó là hóa độ của tà khí, phong hóa ở tám (1); hỏa hóa hao (2), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên, tân và lương ở giữa hàm và hòa, ở dưới hàm và hàn. Đó là thích về thực vi và dược phẩm.
Trở lên là những “kỷ” có định kỳ, thắng và phục chính và hóa, đều có thương số, phải xét cho kỹ. Cho nên, nếu biết được cốt yếu, chỉ nói một điều đã đủ, không biết được cốt yếu, sẽ lưu tán không biết đến đâu là cùng (1) [173].
Hoàng Đế hỏi:
Khí của năm vận, có báo phục tuế khí chăng? (1) [174]
Kỳ Bá thưa rằng:
Uất cực sẽ phát, đợi thời mà sinh ...(2) [175]
Xin cho biết rõ như thế nào? [176]
Cái khí năm thường, (tức là vận), vì có thái quá, bất cập, nên sự phát ra có khác. Thái quá thời bạo, bất cập thời từ. Bạo thời bệnh nặng, từ thời bệnh đứng (vững không nặng lắm) (3) [177].
Thái quá với bất cập, số nó như thế nào[178]?
Thái quá thời theo số “thành”, bất cập thời theo số “sinh” Thổ thời thường là “sinh” (4).
Hoàng Đế hỏi:
Phát ra như thế nào? [180]
Kỳ Bá thưa rằng:
- Thổ uất phát ra, sấm vang hang núi, khí giao dồn dập, bụi tối vàng đen, hóa thành khí trắng, tràn khắp cao sâu, gió thổi cát bay, nước sóng đầy ràn... mưa tuôn tầm tã... Thời kỳ đó, mới sinh, mới hóa, mới trưởng, mới thành. Sẽ phát các chứng bệnh. Tâm phúc trướng (bụng to vượt), trường minh (sôi bụng), đại tiện luôn (tức kiết lỵ), quá lắm thời tâm thống, đầy sưng ở hiếp, ẩu, thổ, hoắc loạn, đình ẩm (nước nghẽn ở hung ức), chú hạ (tiết tả), chân sưng mình nặng. Mây theo mưa xuống, giáng ủng chiêu dương (giáng che phủ ánh mặt trời buổi sớm), núi trầm khói tỏa. Khí mới phát do ở bốn khí. Mây vắt ngang trời, lúc không lúc có... Đó là tiên triệu (1).
Kim uất phát ra. Trời đất trong sáng, gió mát, khí lạnh, hơi may hui hắt, cỏ cây khói tỏa, táo khí lưu hành, sương sa, mọc xuống, sái khí phát sinh. Ở con người, sinh ra các bệnh, khái nghịch. Tâm, hiếp mãn, dẫn xuống Thiếu phúc, hay bạo thống không thể trở mình; ách can, sắc mặt sạm xĩnh. Đất nứt, sương khíều. Về khí “ngũ”. Hễ thấy: đêm rơi móc lạnh, tiếng gió vi vu, đó là tiên triệu (1) [181].
Thuỷ uất phát ra, dương khí rút lui, âm khí trỗi dậy, gió bão như gào, mặt sông nước đóng, từng không mù mịt, mặt đất tiêu điều... [182]
Con người trong thời kỳ đó, sẽ phát sinh các chứng bệnh: hàn khác (khí hàn phạm vào), tâm thống, yêu chùy thống, quân tiết không lợi, co duỗi khó khăn, hay quyết nghịch, bĩ kiên (bí đại tiểu và bụng cứng), phúc mãn... Khí đó phát ra ở nơi trước sau “hai hỏa”. Hễ thấy, từng không đen tối, sắc người đen, vàng...đó là tiên triệu (1) [183].
Mộc uất phát ra, thái hư mù mịt, mây khói tung bay, gió thổi ào ào, cây rung, nhà chuyển.... Do biến của mộc, khiến con người mắc bệnh. Vị quản thống, đau ngang hai hiếp, cách, yết không thông, uống ăn khó khăn, quá lắm thời tai ù, mắt hoa, trong ra không tỏ, thường khí chết ngất... Khí nó không nhất định, đường dài cỏ lướt, cây cao bóng râm, núi xao th6ng ngậm, rừng sâu hổ gầm... Đó là tiên triệu (1).
Hỏa uất phát ra, từng không u âm, che lấp vừng ô, viêm hỏa lưu hành, đại thử thoảng đến... Thấp hóa về sau, cho nên dân mắc bệnh thiểu khí, thương, dương, ung, thũng, hiếp, phúc, hung bối mặt, mắt, tứ chi... đều xung trướng, lại thêm ẩn nghịch, khiết, túng, cốt thống, chú hạ (tả), ôn ngược, phúc trung, bạo thống, huyết giật (huyết tràn, như thổ huyết hoặc tiện huyết v.v...) Lưu chú (trong minh xưng lên từng quầng), tinh, dịch ít mắt đỏ. Tâm nhiệt, quá lắm thời mâu muộn, úc nùng (trong lòng buồn bực, rộn rực), hay bao tử, về khi cuối cùng biến ra đại ôn, chân lông đẫm ướt. Khi đó “tứ động”. Phục thời tĩnh. Dương cực quay lại âm, thấp bệnh sẽ hóa. Núi sông băng tuyết, trầm sâu hơn âm, đó là tiên triệu (1) [185].
Có cái ứng của uất, rồi mới có báo... Phải nhận ở lúc cực, rồi mới có phát. Mộc phát, không có thời kỳ nhất định, vì là thủy theo hỏa vậy (2) [186].
Kỹ xét ở thời, bệnh có thể dự biết. Nếu lỡ với thời trái với tuế năm khí không lưu hành, khiến cho cái chính lệnh sinh, hóa, thâu, tàng cũng không được đúng với lẽ thường (3) [187].
Hoàng Đế hỏi:
Thủy phát mà bộc, tuyết (mưa đá và tuyết), thổ phát mà phiêu, sậu (vỡ, lở), mộc phát mà hủy, chiết (đổ, gẫy), kim phát mà thanh minh (trong sáng), hỏa phát mà huân, muội (nóng bức, tối tăm)... Khí nào gây nên thế? [188]
Kỳ Bá thưa rằng:
Khí có nhiều, ít, phát có vi “nhỏ”, thậm (quá), “vi” là đúng với khí “thậm” là kiêm cả dưới. Kiêm cả dưới, là do nhân ở khí mà biết (1) [189].
Hoàng Đế hỏi:
Năm khí phát ra, không đúng với vị, là vì sao ? [190]
Kỳ Bá thưa rằng:
Vì chính lệnh có chỗ sai suyễn... [191]
Chỗ sai suyễn đó, có nhất định không? [192]
Nếu chậm lại sau, đều ba mươi độ có lẻ...(1) [193].
Hoàng Đế hỏi:
Khí đến mà hoặc trước hoặc sau là vì sao ? [194]
Kỳ Bá thưa rằng:
Vận thái quá thời đến trước, nếu bất cập thời đến sau, đó là thường hậu [195].
Đúng thời mà đến như thế nào? [196]
Không thái quá, không bất cập, là đến đúng với thời (mùa) trái vậy sẽ là tai sảnh [197].
Khí, có khí không phải thời mà hóa, là thế nào? [198]
Thái quá ấy đúng với thời, bất cập ấy theo với “kỷ thắng” [199]
Khí của bốn mùa, lúc đến có sớm có muộn, có cao, có thấp, có tả, có hữu... Hậu nó như thế nào? [200]
Hành có nghịch thuận, đến có chậm, chóng, cho nên thái quá thời hóa Tiên thiên, bất cập thời hóa Hậu thiên... [201]
Sự lưu hành như thế nào? [202]
Xuân khí đi về phương Tây, Hạ khí đi về phương Bắc Thu khí đi về phương Đông, Đông khí đi về phương Nam... Cho nên, Xuân khí bắt đầu từ dưới, Thu khí bắt đầu từ trên, Hạ khí bắt đầu ở giữa, Đông khi bắt đầu ở ngọn (tiêu). Xuân khí bắt đầu đi từ bên tả, Thu khí bắt đầu đi từ bên hữu, Đông khí bắt đầu đi từ bên tả; Thu khí bắt đầu đi từ phía trước... Đó là sự thường về chính hóa của bốn mùa. Cho nên ở nơi chí (rất) cao. Đông khí thường có luôn, ở nơi chí hạ, Xuân khí thường ở luôn... Phải suy xét cho tinh tường mới được (2) [203].
Hoàng Đế hỏi:
Sự ứng hiện của năm vận, sáu khí... và sự chính của lục hóa các kỷ của lục biến... Như thế nào? [204]
Kỳ Bá thưa rằng:
Sáu khí có chính kỷ, có hóa, có biến, có thắng, có phục, có dụng, có bệnh, “hậu” đều không giống nhau, Đế muốn  biết về đường nào? [205]
Hoàng Đế nói:
Xin phu tử cho biết cả... [206]
Kỳ Bá thưa rằng:
- Phàm, khí khi dẫn đến: Quyết âm đến là hòa bình. Thiếu âm đến là huyên hòa (ấm áp). Thái âm đến là khảm nhục (nóng bức) Thiếu dương đến là viêm thử, Dương minh đến là Thanh kính (mát mẻ, cứng cáp, tức là kim khí); Thái dương đến là hàn phần (rét lạnh). Đó là sự thương của thời hóa (1) [207].
Quyết âm đến nơi là phong phủ, là môn khải (mở mang), Thiếu âm đến nơi là Hỏa phủ, là thư vinh (thư thái, tươi tốt). Thái âm đến nơi là võ phủ là viên doanh (đầy đủ) Thiếu âm đến nơi là Nhiệt phủ, là Hành xuân (đường lối của khí dẫn ra); Dương minh đến nơi là Tư sái phủ, Canh thương (thay đổi, cỏ cây tới mùa Thu thì sắc xanh thay đổi); Thái dương đến nơi là Hàn phủ, là Qui tàng… Đó là đường lối thường của sự tư hóa. Quyết âm đến nơi là sinh nở, là gió lay, Thiếu âm đến nơi là tươi tốt, là hình hiện, Thái âm đến nơi là hóa, là mây mưa, Thiếu âm đến nơi là trưởng dưỡng, là tốt tươi; Dương minh đến nơi là thâu liễm, là sương móc; Thái dương đến nơi là qui tàng, là kín đáo [208].
Quyết âm đến nơi, trước là phong sinh, sau là túc sai, Thiếu âm đến nơi, trước là nhiệt sinh, sau là âm hàn, Thiếu âm đến nơi, trước là thấp sinh, sau là chú võ (mưa gió, xuống); Thiếu dương đến nơi, trước là hỏa sinh sau là oi bức; Dương minh đến nơi, trước là táo sinh, sau là thanh lương, Thái dương đến nơi, trước là hàn sinh, sau là ôn hòa... Đó là sự thường của đức hóa... [209]
Quyết âm đến nơi là mao hóa (hóa sinh loài có lông); Thiếu âm đến nơi là vũ hóa (hóa sinh loài có cánh), Thái âm đến nơi là quả hóa (hóa sinh loài thú và người). Thiếu dương đến nơi là vũ hóa (cũng loài có cánh); Dương minh đến nơi là Giới hóa (hóa sinh loài có vỏ như trai ốc), Thái dương đến nơi là Lân hóa (loài có vẩy như cá...) Đó là sự thường của đức hóa [210].
Quyết âm đến nơi là sinh hóa (sinh sôi nẩy nở) Thiếu âm đến nơi là vinh hóa (tươi tốt), Thái âm đến nơi là nhu hóa (hóa ra khí ẩm ướt), Thiếu dương đến nơi là Mậu hóa (rậm tốt), Dương minh đến nơi là Kiên hóa (cứng bền), Thái dương đến nơi là tàng hóa... Đó là sự thường của truyền bố chính lệnh [211].
Quyết âm đến nơi là phiêu nóä, là mát nhiều. Thiếu âm đến nơi là đại huyên, hàn (rất ấm và rét) Thái âm đến nơi là sấm rét, mưa ro, gió lớn, Thiếu dương đến nơi là gió to, bốc cháy đọng sương… Dương minh đến nơi là cỏ cây lá rụng, hoặc ôn, Thái dương đến nơi là hàn tuyết, băng, bộc, bạch ai (bụi trắng); đó là trạng thái thường của khí biến (1) [212].
Quyết âm đến nơi là nhiễu đông, là Nghinh, tùy (đi lại, hình dung cơn gió), Thiếu âm đến nơi là cao minh diễm (ngọn lửa sáng và cao), là sưng thũng. Thái âm đến nơi là trầm âm, là bạch ai (bụi trắng), là hối, huyến (tối tăm ấm áp); Thiếu âm đến nơi là quang hiển (sáng, tỏ), là đồng vân (mây do nước bốc lên) là Huân (ấm áp); Dương minh đến nơi là yên ai (khói, bụi), là sương móc, là kính thiết (hanh hái), là thê minh (hiu hắt, quạnh quẽ), Thái dương đến nơi là Cương cố (cứng bền), là kiên mang (giá lạnh...) Đó là lệnh thường của sáu khí, thi hành ra bốn mùa [213].
Quyết âm đến nơi là lý cấp, Thiếu âm đến nơi là Dương chẩn, thân nhiệt, Thái âm đến nơi là tích ẩm, là bĩ cách, Thiếu dương đến nơi là xị, ẩu, là Thương dương (lở láy), Dương minh đến nơi là phù hư, Thái dương đến nơi là co duỗi không lợi; Đó là những bệnh thường về mùa Xuân (1) [214].
Quyết âm đến nơi, gây nên chứng chi thống (đau ở hung và hiếp), Thiếu âm đến nơi, gây nên chứng kinh, ố hàn, run rẩy, nói mê (sảng), Thái âm đến nơi gây nên chứng súc mãn (như xúc huyết, và đầy) Thiếu dương đến nơi, gây nên chứng kinh táo, mâu, muội, bạo bệnh; Dương minh đến nơi, gây nên chứng cầu (đau ở sống mũi), và các chứng đau ở xương khu, đầu gốc, đùi, xương ống chân. Thái dương đến nơi, gây nên chứng yêu thống. Đó là bệnh thường của mùa Hạ [215].
Quyết âm đến nơi, gây nên chứng liễu lệ (bị lệch bóng đái không tiểu tiện được), Thiếu âm đến nơi, gây nên chứng hay thương, nói càn, huyết ra đằng mũi hoặc ở mắt; Thái âm đến nơi gây nên chứng chung mãn, hoắc loạn, thổ, tả, Thiếu dương đến nơi, gây nên chứng hầu tý, nhĩ minh (ù tai) ẩu thổ, Dương minh đến nơi, gây nên chứng hiếp thống, thuân yết (rộp da), Thái dương đến nơi, gây nên chứng tẩm hãn (ngủ ra mồ hôi) và Kinh. Đó bệnh thường của mùa Thu [216].
Quyết đến nơi, gây nên chứng hiếp thống, ẩu và tiết. Thiếu âm đến nơi, gây nên chứng nói nhiều và hay cười, Thái âm đến nơi, gây nên chứng phù thũng. Thiếu dương đến nơi, gây nên chứng bạo chú (tả mạch), Khiết túng vào bạo tử. Dương minh đến nơi gây nên chứng cừu, xị, Thái dương đến nơi, gây chứng lưu tiết, tiểu tiện bất cấm... Đó là những chứng thường về mùa Đông (1) [217].
Phàm 12 biến bệnh trên đây, đều là lấy đức để báo đức, lấy hóa để báo hóa, lấy chính để báo chính, lấy lệnh để báo lệnh... Khí cao thời cao, khí thấp thời thấp, khí sau thời sau, khí trước thời trước, khí trong, thời trong, khí ngoài thời ngoài... Đều có thường vị [218].
Cho nên phong thắng thời động, hỏa thắng thời thũng, táo thắng thời can (khô), hàn thắng thời phù, thấp, thắng thời nhu tiết... quá lắm thời thủy bế, phù thũng, tùy khí ở đâu, sẽ biết biến ở đấy [219].
Hoàng Đế nói:
Xin cho biết công dụng ra làm sao? [220]
Kỳ Bá thưa rằng:
Công dụng của khí, đều theo về “bất thắng” mà làm hóa. Cho nên Thái âm võ hóa, truyền sang Thái dương, Thái dương hàn hóa, truyền sang Thiếu âm, Thiếu âm nhiệt hóa, truyền sang Dương minh, Dương minh táo hóa, truyền sang quyết âm, quyết âm phong hóa, truyền sang Thái âm... Đều nhân nó ở đâu để mà nghiệm xét (1) [221].
Hoàng Đế hỏi:
Tự đúng được bản vị, như thế nào ? [222]
Kỳ Bá thưa rằng:
Giữ được đúng bản vị, đó là thường hóa[ 223].
Xin cho biết ở đâu?
Xét vị của nó về tháng nào, phương nào, thời có thể biết được (1) [224].
Hoàng Đế hỏi:
Khí của sáu vị, doanh, hư như thế nào? [225]
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là do thái (quá), thiếu (tức bất cập), khác nhau. Khí “thái” đến, thong thả mà là thường, khí “thiếu” đến, cấp tốc mà là vong (mất, chết) [226].
Hoàng Đế hỏi:
Khí của trời đất, doanh, hư như thế nào? [227]
Kỳ Bá thưa rằng:
Thiên khí bất túc, địa khí sẽ theo, địa khí bất túc, thiên khí sẽ theo. Vận ở khoảng giữa mà thường đến trước. Ghét cái bất thắng, theo về cái đồng hóa, theo vận về thuận mà sinh ra bệnh. Cho nên, trên thắng thời thiên khí giáng mà xuống, dưới thẳng thời địa khí đổi mà lên, do nhiều, ít mà phân vị có sai lệch. “Vi” thời sai nhỏ, “thắng” thời sai lớn, quá lắm thời ngôi đổi, khí giao. “Đổi” thời đại biến sinh ra mà gây nên tật bệnh. Đại yếu nói: “thậm kỷ 5 phần, vị kỷ 7 phần... Sự sai lệch có thể biết được” (1) [228].
Hoàng Đế hỏi:
Luận nói: nhiệt, đừng phạm nhiệt, hàn, đừng phạm hàn. Tôi muôn không lánh xa hàn, không lánh xa nhiệt... Thời như thế nào? [229]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phát biểu, không phải xa lánh xa nhiệt, công lý, không phải lánh xa hàn... [230]
Hoàng Đế hỏi:
Không phát biểu, không công lý, mà phạm hàn, phạm nhiệt, thời như thế nào? [231]
Kỳ Bá thưa rằng:
Hàn, nhiệt phạm vào bên trong, bệnh sẽ nặng thêm...
Xin cho biết bệnh như thế nào? [233]
Chưa có bệnh thời sẽ sinh ra, đã có bệnh thời nặng thêm [234].
Sinh ra như thế nào [235]
Không lánh xa nhiệt, thời bệnh nhiệt đến, không lánh xa hàn, thời bệnh hàn đến. Bệnh hàn đến, thời những chứng kiên, bĩ, phúc mãn, thống cấp và hạ lợi v.v. sẽ sinh ra. Bệnh nhiệt đến thời những chứng: thổ, hạ, hoắc loạn, ung thư, thương dương mâu muộn, chú hạ, khiết túng, thũng trướng, ẩu, cừu, nục, đầu thống, cốt tiết biến, huyết giật, huyết tiết, lâm bí v.v... sẽ sinh ra [236].
Hoàng Đế hỏi:
Phương pháp trị liệu như thế nào” [237]
Kỳ Bá thưa rằng:
Thuộc về bốn mùa thời thuận theo. Nếu phạm, thời dùng cái “thắng” để trị (1) [238].
Hoàng Đế hỏi:
Đàn bà trọng thân (tức có thai) dùng vị có chất độc, như thế nào ? [239]
Kỳ Bá thưa rằng:
Nếu có bệnh thời không hại. Nhưng cũng đừng quá dùng mới thật không hại. Tỉ như những chứng đại tích, đại u, thời cần phản phạm. Nhưng bệnh bớt quá nửa thời thôi. Nếu dùng quá sẽ chết (1) [240].
Hoàng Đế hỏi:
Nếu uất quá, thời liệu trị thế nào? [241]
Kỳ Bá thưa rằng:
Mộc uất thời đạt nó ra, hỏa uất thời phát nó ra, thổ uất thời đoạt (dẹp) bớt đi, kim uất thời thiết bỏ đi, thủy uất thời chiết nó xuống... Phải điều hòa cái khi, quá thời dùng nó để chiết đi... Chiết, cũng tức là tả (như dùng toan để tả Can, dùng tân để tả Phế, dùng Hàn để tả thận v.v [242]
Hoàng Đế hỏi:
Về phương pháp giả tá, như thế nào? [243]
Kỳ Bá thưa rằng:
Có giả tá cái khí, thời cũng không cấm, tức là do chủ khi bất túc, thời khác khí thắng vậy (1) [244].

六元正纪大论篇第七十一

黄帝问曰:六化六变,胜复淫治,甘苦辛咸酸淡先后,余知之矣。夫五运之化,或从天气,或逆天气,或从天气而逆地气,或从地气而逆天气,或相得,或不相得,余未能明其事。欲通天之纪,从地之理,和其运,调其化,使上下合德,无相夺伦,天地升降,不失其宜,五运宣行,勿乖其政,调之正味,从逆奈何?岐伯稽首再拜对曰:昭乎哉问也。此天地之纲纪,变化之渊源,非圣帝孰能穷其至理欤!臣虽不敏,请陈其道,令终不灭,久而不易。

帝曰:愿夫子推而次之,从其类序,分其部主,别其宗司,昭其气数,明其正化,可得闻乎?岐伯曰:先立其年以明其气,金木水火土运行之数,寒暑燥湿风火临御之化,则天道可见,民气可调,阴阳卷舒,近而无惑,数之可数者,请遂言之。

帝曰:太阳之政奈何?岐伯曰:辰戌之纪也。太阳太角太阴壬辰壬戌,其运风,其化鸣紊启拆,其变振拉摧拔,其病眩掉目瞑。

太角少徵太宫少商太羽太阳太徵太阴戊辰戊戌同正徵,其运热,其化暄暑郁燠,其变炎烈沸腾,其病热郁。

太徵少宫太商少羽少角太阳太宫太阴甲辰岁会甲戌岁会,其运阴埃,其化柔润重泽,其变震惊飘骤,其病湿下重。

太宫少商太羽太角少徵太阳太商太阴庚辰庚戌,其运凉,其化雾露萧,其变肃杀凋零,其病燥背瞀胸满。

太商少羽少角太徵少宫太阳太羽太阴丙辰天符丙戌天符,其运寒,其化凝惨凓冽,其变冰雪霜雹,其病大寒留于谿谷。

太羽太角少徵太宫少商

凡此太阳司天之政,气化运行先天,天气肃,地气静,寒凝太虚,阳气不令,水土合德,上应辰星镇星。其谷玄黅,其政肃,其令徐。寒政大举,泽无阳焰,则火发待时。少阳中治,时雨乃涯,止极雨散,还于太阴,云朝北极,湿化乃布,泽流万物,寒敷于上,雷动于下,寒湿之气,持于气交。民病寒湿,发肌肉萎,足痿不收,濡写血热。初之气,地气迁,气乃大温,草乃早荣,民乃厉,温病乃作,身热头痛呕吐,肌腠疮疡。二之气,大凉反至,民乃惨,草乃遇寒,火气遂抑,民病气郁中满,寒乃始。三之气,天政布,寒气行,雨乃降,民病寒,反热中,痈疽注下,心热瞀闷,不治者死。四之气,风湿交争,风化为雨,乃长乃化乃成,民病大热少气,肌肉萎,足痿,注下赤白。五之气,阳复化,草乃长,乃化乃成,民乃舒。终之气,地气正,湿令行,阴凝太虚,埃(湣-氵)郊野,民乃惨凄,寒风以至,反者孕乃死。故岁宜苦以燥之温之,必折其郁气,先资其化源,抑其运气,扶其不胜,无使暴过而生其疾,食岁谷以全其真,避虚邪以安其正。适气同异,多少制之,同寒湿者燥热化,异寒湿者燥湿化,故同者多之,异者少之,用寒远寒,用凉远凉,用温远温,用热远热,食宜同法。有假者反常,反是者病,所谓时也。

帝曰:善。阳明之政奈何?岐伯曰:卯酉之纪也。阳明少角少阴,清热胜复同,同正商。丁卯岁会丁酉,其运风清热。少角太徵少宫太商少羽阳明少徵少阴,寒雨胜复同,同正商。癸卯癸酉,其运热寒雨。少徵太宫少商太羽太角阳明少宫少阴,风凉胜复同。己卯己酉,其运雨风凉。少宫太商少羽少角太徵阳明少商少阴,热寒胜复同,同正商。乙卯天符,乙酉岁会,太一天符,其运凉热寒。少商太羽太角少徵太宫阳明少羽少阴,雨风胜复同,辛卯少宫同。辛酉辛卯其运寒雨风。少羽少角太徵太宫太商

凡此阳明司天之政,气化运行后天,天气急,地气明,阳专其令,炎暑大行,物燥以坚,淳风乃治,风燥横运,流于气交,多阳少阴,云趋雨府,湿化乃敷。燥极而泽,其谷白丹,间谷命太者,其耗白甲品羽,金火合德,上应太白荧惑。其政切,其令暴,蛰虫乃见,流水不冰,民病咳嗌塞,寒热发,暴振凓癃閟,清先而劲,毛虫乃死,热后而暴,介虫乃殃,其发躁,胜复之作,扰而大乱,清热之气,持于气交。初之气,地气迁,阴始凝,气始肃,水乃冰,寒雨化。其病中热胀面目浮肿,善眠,鼽衄,嚏欠,呕,小便黄赤,甚则淋。二之气,阳乃布,民乃舒,物乃生荣。厉大至,民善暴死。三之气,天政布,凉乃行,燥热交合,燥极而泽,民病寒热。四之气,寒雨降,病暴仆,振慄谵妄,少气,嗌干引饮,及为心痛痈肿疮疡疟寒之疾,骨痿血便。五之气,春令反行,草乃生荣,民气和。终之气,阳气布,候反温,蛰虫来见,流水不冰,民乃康平,其病温。故食岁谷以安其气,食间谷以去其邪,岁宜以咸以苦以辛,汗之、清之、散之,安其运气,无使受邪,折其郁气,资其化源。以寒热轻重少多其制,同热者多天化,同清者多地化,用凉远凉,用热远热,用寒远寒,用温远温,食宜同法。有假者反之,此其道也。反是者,乱天地之经,扰阴阳之纪也。

帝曰:善。少阳之政奈何?岐伯曰:寅申之纪也。少阳太角厥阴壬寅壬申,其运风鼓,其化鸣紊启坼,其变振拉摧拔,其病掉眩,支胁,惊骇。太角少徵太宫少商太羽少阳太徵厥阴戊寅天符戊申天符,其运暑,其化暄嚣郁燠,其变炎烈沸腾,其病上热郁,血溢血泄心痛。太徵少宫太商少羽少角少阳太商厥阴甲寅甲申,其运阴雨,其化柔润重泽,其变震惊飘骤,其病体重,胕肿痞饮。太宫少商太羽太角少徵少阳太商厥阴庚寅庚申同正商,其运凉,其化雾露清切,其变肃杀凋零,其病肩背胸中。太商少羽少角太徵少宫少阳太羽厥阴丙寅丙申,其运寒肃,其化凝惨凓冽,其变冰雪霜雹,其病寒浮肿。太羽太角少徵太宫少商

凡此少阳司天之政,气化运行先天,天气正,地气扰,风乃暴举,木偃沙飞,炎火乃流,阴行阳化,雨乃时应,火木同德,上应荧惑岁星。其谷丹苍,其政严,其令扰。故风热参布,云物沸腾,太阴横流,寒乃时至,凉雨并起。民病寒中,外发疮疡,内为泄满。故圣人遇之,和而不争。往复之作,民病寒热疟泄,聋瞑呕吐,上怫肿色变。初之气,地气迁,风胜乃摇,寒乃去,候乃大温,草木早荣。寒来不杀,温病乃起,其病气怫于上,血溢目赤,咳逆头痛,血崩胁满,肤腠中疮。二之气,火反郁,白埃四起,云趋雨府,风不胜湿,雨乃零,民乃康。其病热郁于上,咳逆呕吐,疮发于中,胸嗌不利,头痛身热,(上民下日)愦脓疮。三之气,天政布,炎暑至,少阳临上,雨乃涯。民病热中,聋瞑血溢,脓疮咳呕,鼽衄渴嚏欠,喉痹目赤,善暴死。四之气,凉乃至,炎暑间化,白露降,民气和平,其病满身重。五之气,阳乃去,寒乃来,雨乃降,气门乃闭,刚木早凋,民避寒邪,君子周密。终之气,地气正,风乃至,万物反生,霿雾以行。其病关闭不禁,心痛,阳气不藏而咳。抑其运气,賛所不胜,必折其郁气,先取化源,暴过不生,苛疾不起。故岁宜咸辛宜酸,渗之泄之,渍之发之,观气寒温以调其过,同风热者多寒化,异风热者少寒化,用热远热,用温远温,用寒远寒,用凉远凉,食宜同法,此其道也。有假者反之,反是者,病之阶也。

帝曰:善。太阴之政奈何?岐伯曰:丑未之纪也。太阴少角太阳,清热胜复同,同正宫,丁丑丁未,其运风清热。少角太徵少宫太商少羽太阴少徵太阳,寒雨胜复同,癸丑癸未,其运热寒雨。少徵太宫少商太羽太角太阴少宫太阳,风清胜复同,同正宫,己丑太一天符,己未太一天符,其运雨风清。少宫太商少羽少角太徵太阴少商太阳,热寒胜复同,乙丑乙未,其运凉热寒。少商太羽太角少徵太宫太阴少羽太阳,雨风胜复同,同正宫。辛丑辛未,其运寒雨风。少羽少角太徵少宫太商凡此太阴司天之政,气化运行后天,阴专其政,阳气退辟,大风时起,天气下降,地气上腾,原野昏霿,白埃四起,云奔南极,寒雨数至,物成于差夏。民病寒湿,腹满,身(月真)愤,胕肿,痞逆寒厥拘急。湿寒合德,黄黑埃昏,流行气交,上应镇星辰星。其政肃,其令寂,其谷黅玄。故阴凝于上,寒积于下,寒水胜火,则为冰雹,阳光不治,杀气乃行。故有余宜高,不及宜下,有余宜晚,不及宜早,土之利,气之化也,民气亦从之,间谷命其太也。初之气,地气迁,寒乃去,春气正,风乃来,生布万物以荣,民气条舒,风湿相薄,雨乃后。民病血溢,筋络拘强,关节不利,身重筋痿。二之气,大火正,物承化,民乃和,其病温厉大行,远近咸若,湿蒸相薄,雨乃时降。三之气,天政布,湿气降,地气腾,雨乃时降,寒乃随之。感于寒湿,则民病身重胕肿,胸腹满。四之气,畏火临,溽蒸化,地气腾,天气否隔,寒风晓暮,蒸热相薄,草木凝烟,湿化不流,则白露阴布,以成秋令。民病腠理热,血暴溢疟,心腹满热,胪胀,甚则胕肿。五之气,惨令已行,寒露下,霜乃早降,草木黄落,寒气及体,君子周密,民病皮腠。终之气,寒大举,湿大化,霜乃积,阴乃凝,水坚冰,阳光不治。感于寒则病人关节禁固,腰(月隹)痛,寒湿推于气交而为疾也。必折其郁气,而取化源,益其岁气,无使邪胜,食岁谷以全其真,食间谷以保其精。故岁宜以苦燥之温之,甚者发之泄之。不发不泄,则湿气外溢,肉溃皮拆而水血交流。必赞其阳火,令御甚寒,从气异同,少多其判也,同寒者以热化,同湿者以燥化,异者少之,同者多之,用凉远凉,用寒远寒,用温远温,用热远热,食宜同法。假者反之,此其道也,反是者病也。

帝曰:善,少阴之政奈何?岐伯曰:子午之纪也。少阴太角阳明壬子壬午,其运风鼓,其化鸣紊启折,其变振拉摧拔,其病支满。太角少徵太宫少商太羽少阴太徵阳明戊子天符戊午太一天符,其运炎暑,其化暄曜郁燠,其变炎烈沸腾,其病上热血溢。太徵少宫太商少羽少角少阴太宫阳明甲子甲午,其运阴雨,其化柔润时雨,其变震惊飘骤,其病中满身重。太宫少商太羽太角少徵少阴太商阳明庚子庚午同正商。其运凉劲,其化雾露萧飋,其变肃杀凋零,其病下清。太商少羽少角太徵少宫少阴太羽阳明丙子岁会丙午,其运寒,其化凝惨凓冽,其变冰雪霜雹,其病寒下。太羽太角少徵太宫少商。

凡此少阴司天之政,气化运行先天,地气肃,天气明,寒交暑,热加燥,云驰雨府,湿化乃行,时雨乃降,金火合德,上应荧惑太白。其政明,其令切,其谷丹白。水火寒热持于气交而为病始也。热病生于上,清病生于下,寒热凌犯而争于中,民病咳喘,血溢血泄,鼽嚏,目赤,眥疡,寒厥入胃,心痛,腰痛,腹大,嗌干肿上。初之气,地气迁,燥将去,寒乃始,蛰复藏,水乃冰,霜复降,风乃至,阳气郁,民反周密,关节禁固,腰(月隹)痛,炎暑将起,中外疮疡。二之气,阳气布,风乃行,春气以正,万物应荣,寒气时至,民乃和,其病淋,目瞑目赤,气郁于上而热。三之气,天政布,大火行,庶类蕃鲜,寒气时至。民病气厥心痛,寒热更作,咳喘目赤。四之气,溽暑至,大雨时行,寒热互至。民病寒热,嗌干,黄瘅,鼽衄,饮发。五之气,畏火临,暑反至,阳乃化,万物乃生乃长荣,民乃康,其病温。终之气,燥令行,余火内格,肿于上,咳喘,甚则血溢。寒气数举,则霿雾翳,病生皮腠,内舍于胁,下连少腹而作寒中,地将易也。必抑其运气,资其岁胜,折其郁发,先取化源,无使暴过而生其病也。食岁谷以全真气,食间谷以辟虚邪。岁宜咸以之,而调其上,甚则以苦发之,以酸收之,而安其下,甚则以苦泄之。适气同异而多少之,同天气者以寒清化,同地气者以温热化,用热远热,用凉远凉,用温远温,用寒远寒,食宜同法。有假则反,此其道也,反是者病作矣。

帝曰:善。厥阴之政奈何?岐伯曰:巳亥之纪也。厥阴少角少阳,清热胜复同,同正角。丁巳天符,丁亥天符,其运风清热。少角太徵少宫太商少羽厥阴少徵少阳,寒雨胜复同,癸巳癸亥,其运热寒雨。少徵太宫少商太羽太角厥阴少宫少阳,风清胜复同,同正角。己巳己亥,其运雨风清。少宫太商少羽少角太徵厥阴少商少阳,寒热胜复同,同正角。乙巳乙亥,其运凉热寒。少商太羽太角少徵太宫厥阴少羽少阳,雨风胜复同,辛巳辛亥,其运寒雨风。少羽少角太徵少宫太商

凡此厥阴司天之政,气化运行后天,诸同正岁,气化运行同天,天气扰,地气正,风生高远,炎热从之,云趋雨府,湿化乃行,风火同德,上应岁星荧惑。其政挠,其令速,其谷苍丹,间谷言太者,其耗文角品羽。风燥火热,胜复更作,蛰虫来见,流水不冰,热病行于下,风病行于上,风燥胜复形于中。初之气,寒始肃,杀气方至,民病寒于右之下。二之气,寒不去,华雪水冰,杀气施化,霜乃降,名草上焦,寒雨数至,阳复化,民病热于中。三之气,天政布,风乃时举,民病泣出耳鸣掉眩。四之气,溽暑湿热相薄,争于左之上,民病黄疸而为胕肿。五之气,燥湿更胜,沉阴乃布,寒气及体,风雨乃行。终之气,畏火司令,阳乃大化,蛰虫出见,流水不冰,地气大发,草乃生,人乃舒,其病温厉,必折其郁气,资其化源,赞其运气,无使邪胜,岁宜以辛调上,以咸调下,畏火之气,无妄犯之,用温远温,用热远热,用凉远凉,用寒远寒,食宜同法。有假反常,此之道也,反是者病。

帝曰:善。夫子言可谓悉矣,然何以明其应乎?岐伯曰:昭乎哉问也!夫六气者,行有次,止有位,故常以正月朔日平旦视之,睹其位而知其所在矣。运有余,其至先,运不及,其至后,此天之道,气之常也。运非有余非不足,是谓正岁,其至当其时也。帝曰:胜复之气,其常在也,灾眚时至,候也奈何?岐伯曰:非气化者,是谓灾也。

帝曰:天地之数,终始奈何?岐伯曰:悉乎哉问也!是明道也。数之始,起于上而终于下,岁半之前,天气主之,岁半之后,地气主之,上下交互,气交主之,岁纪毕矣。故曰位明,气月可知乎,所谓气也。帝曰:余司其事,则而行之,不合其数,何也?岐伯曰:气用有多少,化洽有盛衰,衰盛多少,同其化也。帝曰:愿闻同化何如?岐伯曰:风温春化同,热曛昏火夏化同,胜与复同,燥清烟露秋化同,云雨昏暝埃长夏化同,寒气霜雪冰冬化同,此天地五运六气之化,更用盛衰之常也。

帝曰:五运行同天化者,命曰天符,余知之矣。愿闻同地化者何谓也?岐伯曰:太过而同天化者三,不及而同天化者亦三,太过而同地化者三,不及而同地化者亦三,此凡二十四岁也。帝曰:愿闻其所谓也。岐伯曰:甲辰甲戌太宫下加太阴,壬寅壬申太角下加厥阴,庚子庚午太商下加阳明,如是者三。癸巳癸亥少徵下加少阳,辛丑辛未少羽下加太阳,癸卯癸酉少徵下加少阴,如是者三。戊子戊午太徵上临少阴,戊寅戊申太徵上临少阳,丙辰丙戌太羽上临太阳,如是者三。丁巳丁亥少角上临厥阴,乙卯乙酉少商上临阳明,己丑己未少宫上临太阴,如是者三。除此二十四岁,则不加不临也。帝曰:加者何谓?岐伯曰:太过而加同天符,不及而加同岁会也。帝曰:临者何谓?岐伯曰:太过不及,皆曰天符,而变行有多少,病形有微甚,生死有早晏耳。

帝曰:夫子言用寒远寒,用热远热,余未知其然也,愿闻何谓远?岐伯曰:热无犯热,寒无犯寒,从者和,逆者病,不可不敬畏而远之,所谓时与六位也。帝曰:温凉何如?岐伯曰:司气以热,用热无犯,司气以寒,用寒无犯,司气以凉,用凉无犯,司气以温,用温无犯,间气同其主无犯,异其主则小犯之,是谓四畏,必谨察之。帝曰:善。其犯者何如?岐伯曰:天气反时,则可依时,及胜其主则可犯,以平为期,而不可过,是谓邪气反胜者。故曰:无失天信,无逆气宜,无翼其胜,无赞其复,是谓至治。

帝曰:善。五运气行主岁之纪,其有常数乎?岐伯曰:臣请次之。甲子甲午岁,上少阴火,中太宫土运,下阳明金,热化二,雨化五,燥化四,所谓正化日也。其化上咸寒,中苦热,下酸热,所谓药食宜也。

乙丑乙未岁,上太阴土,中少商金运,下太阳水,热化寒化胜复同,所谓邪气化日也。灾七宫。湿化五,清化四,寒化六,所谓正化日也。其化上苦热,中酸和,下甘热,所谓药食宜也。

丙寅丙申岁,上少阳相火,中太羽水运,下厥阴木。火化二,寒化六,风化三,所谓正化日也。其化上咸寒,中咸温下辛温,所谓药食宜也。

丁卯丁酉岁,上阳明金,中少角木运,下少阴火,清化热化胜复同,所谓邪气化日也。灾三宫。燥化九,风化三,热化七,所谓正化日也。其化上苦小温,中辛和,下咸寒,所谓药食宜也。

戊辰戊戌岁,上太阳水,中太徵火运,下太阴土。寒化六,热化七,湿化五,所谓正化日也。其化上苦温,中甘和,下甘温,所谓药食宜也。

己巳己亥岁,上厥阴木,中少宫土运,下少阳相火,风化清化胜复同,所谓邪气化日也。灾五宫。风化三,湿化五,火化七,所谓正化日也。其化上辛凉,中甘和,下咸寒,所谓药食宜也。

庚午庚子岁,上少阴火,中太商金运,下阳明金,热化七,清化九,燥化九,所谓正化日也。其化上咸寒,中辛温,下酸温,所谓药食宜也。

辛未辛丑岁,上太阴土,中少羽水运,下太阳水,雨化风化胜复同,所谓邪气化日也。灾一宫。雨化五,寒化一,所谓正化日也。其化上苦热,中苦和,下苦热,所谓药食宜也。

壬申壬寅岁,上少阳相火,中太角木运,下厥阴木,火化二,风化八,所谓正化日也。其化土咸寒,中酸和,下辛凉,所谓药食宜也。

癸酉癸卯岁,上阳明金,中少徵火运,下少阴火,寒化雨化胜复同,所谓邪气化日也。灾九宫。燥化九,热化二,所谓正化日也。其化上苦小温,中咸温,下咸寒,所谓药食宜也。

甲戌甲辰岁,上太阳水,中太宫土运,下太阴土,寒化六,湿化五,正化日也。其化上苦热,中苦温,下苦温,药食宜也。

乙亥乙巳岁,上厥阴木,中少商金运,下少阳相火,热化寒化胜复同,邪气化日也。灾七宫。风化八,清化四,火化二,正化度也。其化上辛凉,中酸和,下咸寒,药食宜也。

丙子丙午岁,上少阴火,中太羽水运,下阳明金,热化二,寒化六,清化四,正化度也。其化上咸寒,中咸热,下酸温,药食宜也。

丁丑丁未岁,上太阴土,中少角木运,下太阳水,清化热化胜复同,邪气化度也。灾三宫。雨化五,风化三,寒化一,正化度也。其化上苦温,中辛温,下甘热,药食宜也。

戊寅戊申岁,上少阳相火,中太徵火运,下厥阴木,火化七,风化三,正化度也。其化上咸寒,中甘和,下辛凉,药食宜也。

己卯己酉岁,上阳明金,中少宫土运,下少阴火,风化清化胜复同,邪气化度也。灾五宫。清化九,雨化五,热化七,正化度也,其化上苦小温,中甘和,下咸寒,药食宜也。

庚辰庚戌岁,上太阳水,中太商金运,下太阴土。寒化一,清化九,雨化五,正化度也。其化上苦热,中辛温,下甘热,药食宜也。

辛巳辛亥岁,上厥阴木,中少羽水运,下少阳相火,雨化风化胜复同,邪气化度也。灾一宫。风化三,寒化一,火化七,正化度也。其化上辛凉,中苦和,下咸寒,药食宜也。

壬午壬子岁,上少阴火,中太角木运,下阳明金。热化二,风化八,清化四,正化度也。其化上咸寒,中酸凉,下酸温,药食宜也。

癸未癸丑岁,上太阴土,中少徵火运,下太阳水,寒化雨化胜复同,邪气化度也。灾九宫。雨化五,火化二,寒化一,正化度也。其化上苦温,中咸温,下甘热,药食宜也。

甲申甲寅岁,上少阳相火,中太宫土运,下厥阴木。火化二,雨化五,风化八,正化度也。其化上咸寒,中咸和,下辛凉,药食宜也。

乙酉乙卯岁,上阳明金,中少商金运,下少阴火,热化寒化胜复同,邪气化度也。灾七宫。燥化四,清化四,热化二,正化度也。其化上苦小温,中苦和,下咸寒,药食宜也。

丙戌丙辰岁,上太阳水,中太羽水运,下太阴土。寒化六,雨化五,正化度也。其化上苦热,中咸温,下甘热,药食宜也。

丁亥丁巳岁,上厥阴木,中少角木运,下少阳相火,清化热化胜复同,邪气化度也。灾三宫。风化三,火化七,正化度也。其化上辛凉,中辛和,下咸寒,药食宜也。

戊子戊午岁,上少阴火,中太徵火运,下阳明金。热化七,清化九,正化度也。其化上咸寒,中甘寒,下酸温,药食宜也。

己丑己未岁,上太阴土,中少宫土运,下太阳水,风化清化胜复同,邪气化度也。灾五宫。雨化五,寒化一,正化度也。其化上苦热,中甘和,下甘热,药食宜也。

庚寅庚申岁,上少阳相火,中太商金运,下厥阴木。火化七,清化九,风化三,正化度也。其化上咸寒,中辛温,下辛凉,药食宜也。

辛卯辛酉岁,上阳明金,中少羽水运,下少阴火,雨化风化胜复同,邪气化度也。灾一宫。清化九,寒化一,热化七,正化度也。其化上苦小温,中苦和,下咸寒,药食宜也。

壬辰壬戌岁,上太阳水,中太角木运,下太阴土。寒化六,风化八,雨化五,正化度也。其化上苦温,中酸和,下甘温,药食宜也。

癸巳癸亥岁,上厥阴木,中少徵火运,下少阳相火,寒化雨化胜复同,邪气化度也。灾九宫。风化八,火化二,正化度也。其化上辛凉,中咸和,下咸寒,药食宜也。

凡此定期之纪,胜复正化,皆有常数,不可不察。故知其要者一言而终,不知其要,流散无穷,此之谓也。

帝曰:善。五运之气,亦复岁乎?岐伯曰:郁极乃发,待时而作者也。帝曰:请问其所谓也?岐伯曰:五常之气,太过不及,其发异也。帝曰:愿卒闻之。岐伯曰:太过者暴,不及者徐,暴者为病甚,徐者为病持。帝曰:太过不及,其数何如?岐伯曰:太过者其数成,不及者其数生,土常以生也。

帝曰:其发也何如?岐伯曰:土郁之发,岩谷震惊,雷殷气交,埃昏黄黑,化为白气,飘骤高深,击石飞空,洪水乃从,川流漫衍,田牧土驹。化气乃敷,善为时雨,始生始长,始化始成。故民病心腹胀,肠鸣而为数后,甚则心痛胁(月真),呕吐霍乱,饮发注下,胕肿身重。云奔雨府,霞拥朝阳,山泽埃昏。其乃发也,以其四气。云横天山,浮游生灭,怫之先兆。

金郁之发,天洁地明,风清气切,大凉乃举,草树浮烟,燥气以行,霿雾数起,杀气来至,草木苍干,金乃有声。故民病咳逆,心胁满,引少腹善暴痛,不可反侧,嗌干面尘色恶。山泽焦枯,土凝霜卤,怫乃发也,其气五。夜零白露,林莽声凄,怫之兆也。

水郁之发,阳气乃辟,阴气暴举,大寒乃至,川泽严凝,寒雰结为霜雪,甚则黄黑昏翳,流行气交,乃为霜杀,水乃见祥。故民病寒客心痛,腰(月隹)痛,大关节不利,屈伸不便,善厥逆,痞坚腹满。阳光不治,空积沉阴,白埃昏暝,而乃发也,其气二火前后。太虚深玄,气犹麻散,微见而隐,色黑微黄,怫之先兆也。

木郁之发,太虚埃昏,云物以扰,大风乃至,屋发折木,木有变。故民病胃脘当心而痛,上支两胁,鬲咽不通,食饮不下,甚则耳鸣眩转,目不识人,善暴僵仆。太虚苍埃,天山一色,或气浊色,黄黑郁若,横云不起,雨而乃发也,其气无常。长川草偃,柔叶呈阴,松吟高山,虎啸岩岫,怫之先兆也。

火郁之发,太虚肿翳,大明不彰,炎火行,大暑至,山泽燔燎,材木流津,广厦腾烟,土浮霜卤,止水乃减,蔓草焦黄,风行惑言,湿化乃后。故民病少气,疮疡痈肿,胁腹胸背,面首四支(月真)愤,胪胀,疡痱,呕逆,瘛瘲骨痛,节乃有动,注下温疟,腹中暴痛,血溢流注,精液乃少,目赤心热,甚则瞀闷懊憹,善暴死。刻终大温,汗濡玄府,其乃发也,其气四。动复则静,阳极反阴,湿令乃化乃成。华发水凝,山川冰雪,焰阳午泽,怫之先兆也。有怫之应而后报也,皆观其极而乃发也,木发无时,水随火也。谨候其时,病可与期,失时反岁,五气不行,生化收藏,政无恒也。

帝曰:水发而雹雪,土发而飘骤,木发而毁折,金发而清明,火发而曛昧,何气使然?岐伯曰:气有多少,发有微甚,微者当其气,甚者兼其下,徵其下气而见可知也。

帝曰:善。五气之发,不当位者何也?岐伯曰:命其差。帝曰:差有数乎?岐伯曰:后皆三十度而有奇也。

帝曰:气至而先后者何?岐伯曰:运太过则其至先。运不及则其至后,此候之常也。帝曰:当时而至者何也?岐伯曰:非太过,非不及,则至当时,非是者眚也。

帝曰:善。气有非时而化者何也?岐伯曰:太过者当其时,不及者归其己胜也。

帝曰:四时之气,至有早晏高下左右,其候何如?岐伯曰:行有逆顺,至有迟速,故太过者化先天,不及者化后天。

帝曰:愿闻其行何谓也?岐伯曰:春气西行,夏气北行,秋气东行,冬气南行。故春气始于下,秋气始于上,夏气始于中,冬气始于标,春气始于左,秋气始于右,冬气始于后,夏气始于前,此四时正化之常。故至高之地,冬气常在,至下之地,春气常在。必谨察之。帝曰:善。

黄帝问曰:五运六气之应见,六化之正,六变之纪,何如?岐伯对曰:夫六气正纪,有化有变,有胜有复,有用有病,不同其候,帝欲何乎?帝曰:愿尽闻之。岐伯曰:请遂言之。夫气之所至也,厥阴所至为和平,少阴所至为暄,太阴所至为埃溽,少阳所至为炎暑,阳明所至为清劲,太阳所至为寒雰,时化之常也。

厥阴所至为风府,为璺启;少阴所至为火府,为舒荣;太阴所至为雨府,为员盈;少阳所至为热府,为行出;阳明所至为司杀府,为庚苍;太阳所至为寒府,为归藏;司化之常也。

厥阴所至为生,为风摇;少阴所至为荣,为形见;太阴所至为化,为云雨;少阳所至为长,为蕃鲜;阳明所至为收,为雾露;太阳所至为藏,为周密;气化之常也。

厥阴所至为风生,终为肃;少阴所至为热生,中为寒;太阴所至为湿生,终为注雨;少阳所至为火生,终为蒸溽;阳明所至为燥生,终为凉;太阳所至为寒生,中为温;德化之常也。

厥阴所至为毛化,少阴所至为羽化,太阴所至为倮化,少阳所至羽化,阳明所至为介化,太阳所至为鳞化,德化之常也。

厥阴所至为生化,少阴所至为荣化,太阴所至为濡化,少阳所至为茂化,阳明所至为坚化,太阳所至为藏化,布政之常也。

厥阴所至为飘怒大凉,少阴所至为大暄寒,太阴所至为雷霆骤雨烈风,少阳所至为飘风燔燎霜凝,阳明所至为散落温,太阳所至为寒雪冰雹白埃,气变之常也。

厥阴所至为挠动,为迎随;少阴所至为高明,焰为曛;太阴所至为沉阴,为白埃,为晦暝;少阳所至为光显,为彤云,为曛;阳明所至为烟埃,为霜,为劲切,为凄鸣;太阳所至为刚固,为坚芒,为立;令行之常也。

厥阴所至为里急;少阴所至为疡胗身热;太阴所至为积饮否隔;少阳所至为嚏呕,为疮疡;阳明所至为浮虚;太阳所至为屈伸不利;病之常也。

厥阴所至为支痛;少阴所至为惊惑,恶寒,战慄,谵妄;太阴所至为稸满,少阳所至为惊躁,瞀昧,暴病;阳明所至为鼽,尻阴膝髀(月耑)(骨行)足病;太阳所至为腰痛;病之常也。

厥阴所至为緛戾;少阴所至为悲妄衄衊;太阴所至为中满霍乱吐下;少阳所至为喉痹,耳鸣呕涌;阳明所至皴揭;太阳所至为寝汗,痉;病之常也。

厥阴所至为胁痛呕泄,少阴所至为语笑,太阴所至为重胕肿,少阳所至为暴注、(目閏)瘛、暴死,阳明所至为鼽嚏,太阳所至为流泄禁止,病之常也。

凡此十二变者,报德以德,报化以化,报政以政,报令以令,气高则高,气下则下,气后则后,气前则前,气中则中,气外则外,位之常也。故风胜则动,热胜则肿,燥胜则干,寒胜则浮,湿胜则濡泄,甚则水闭胕肿,随气所在,以言其变耳。

帝曰:愿闻其用也。岐伯曰:夫六气之用,各归不胜而为化。故太阴雨化,施于太阳;太阳寒化,施于少阴;少阴热化,施于阳明;阳明燥化,施于厥阴;厥阴风化,施于太阴。各命其所在以徵之也。帝曰:自得其位何如?岐伯曰:自得其位,常化也。帝曰:愿闻所在也。岐伯曰:命其位而方月可知也。

帝曰:六位之气盈虚何如?岐伯曰:太少异也,太者之至徐而常,少者暴而亡。帝曰:天地之气盈虚何如?岐伯曰:天气不足,地气随之,地气不足,天气从之,运居其中而常先也。恶所不胜,归所同和,随运归从而生其病也。故上胜则天气降而下,下胜则地气迁而上,多少而差其分,微者小差,甚者大差,甚则位易气交易,则大变生而病作矣。《大要》曰:甚纪五分,微纪七分,其差可见,此之谓也。

帝曰:善。论言热无犯热,寒无犯寒。余欲不远热,不远热奈何?岐伯曰:悉乎哉问也!发表不远热,攻里不远寒。帝曰:不发不攻而犯寒犯热,何如?岐伯曰:寒热内贼,其病益甚。帝曰:愿闻无病者何如?岐伯曰:无者生之,有者甚之。帝曰:生者何如?岐伯曰:不远热则热至,不远寒则寒至。寒至则坚否腹满,痛急下利之病生矣。热至则身热,吐下霍乱,痈疽疮疡,瞀郁注下,(目閏)瘛肿胀,呕,鼽衄头痛,骨节变,肉痛,血溢血泄,淋閟之病生矣。帝曰:治之奈何?岐伯曰:时必顺之,犯者治以胜也。

黄帝问曰:妇人重身,毒之何如?岐伯曰:有故无殒,亦无殒也。帝曰:愿闻其故何谓也?岐伯曰:大积大聚,其可犯也,衰其大半而止,过者死。

帝曰:善。郁之甚者治之奈何?岐伯曰:木郁达之,火郁发之,土郁夺之,金郁泄之,水郁折之,然调其气,过者折之,以其畏也,所谓写之。帝曰:假者何如?岐伯曰:有假其气,则无禁也。所谓主气不足,客气胜也。帝曰:至哉圣人之道!天地大化运行之节,临御之纪,阴阳之政,寒暑之令,非夫子孰能通之!请藏之灵兰之室,署曰《六元正纪》,非斋戒不敢示,慎传也。

 THIÊN 72  :  THÍCH PHÁP LUẬN


Hoàng Đế hỏi: Nếu thăng trầm không thuận chiều, khí trao đổi sẽ thay đổi, dẫn đến trầm cảm dữ dội, tôi biết điều đó. Làm sao người ta có thể cứu các linh hồn nhưng lại thất bại? Kỳ Bá lại cúi đầu chào hắn nói: "Triệu Hồ Tái hỏi!" Tôi nghe Thầy kể rằng vì nguồn gốc của ngày đã rõ ràng nên phải dùng các phương pháp châm cứu, có thể phá trừ phiền muộn và hỗ trợ vận may, củng cố Quán Chân yếu đuối, viết về những gì thừa thãi, thừa thãi, để loại bỏ sự đau khổ.
Hoàng đế nói: "Hy vọng mọi người sẽ nghe được chuyện này." Kỳ Bá nói: “Nếu không tiến lên thì sẽ có tai họa”. Mộc muốn thăng mà bị cột trời bóp nghẹt, mộc muốn trầm thì phải chờ thời cơ mà châm vào giếng Tuyệt Âm. Lửa muốn bốc lên nhưng tán cây lại dập tắt, lửa muốn dập tắt thì phải đợi thời cơ, lửa vua cũng như lửa bị gai vây quanh. Đất muốn thăng mà trời lao tới đè nén, đất muốn trầm thì phải chờ thời cơ mà chọc vào Vũ của Thái Âm. Kim loại muốn thăng mà Thiên Anh ức chế, kim loại muốn trầm thì phải chờ thời cơ đâm vào kinh mạch Thái Âm. Khi nước muốn dâng lên, Tianrui sẽ bóp nghẹt nó, khi nước muốn trở nên chậm chạp, bạn phải chờ thời cơ thích hợp để châm vào căn cứ của Shaoyin.
Hoàng đế nói: Nếu chưa sẵn sàng đứng dậy thì có thể chuẩn bị, nếu sẵn sàng nghe thấy nó hạ xuống thì có thể đề phòng trước. Kỳ Bá nói: Bây giờ rõ ràng là sẽ tăng lên. Cần phải đạt đến điểm đi xuống của nó và tất cả các phương pháp đi lên và đi xuống đều có thể được xử lý trước. Khi gỗ muốn đổ, tinh thể của trái đất làm nó ngạt thở, nó rơi xuống nhưng không vào. Chỗ lõm bị trấn áp, nhưng nó có thể phân tán và có thể ở nguyên chỗ. Khi nó rơi, nó bị trấn áp, và nó giống như dữ dội như bầu trời chờ đợi thời gian. Nếu nó hạ xuống mà không hạ xuống thì chỗ trũng có thể tăng tốc, nếu nó hạ xuống thì có thể thất bại, nó nên đâm vào tay nơi thái âm đi ra và đâm vào tay nơi dương minh đi vào. Lửa muốn rơi xuống nhưng đất ngột ngạt, đè nén không vào được. Sự trì trệ bị kìm nén sẽ lan rộng, sẽ bị tiêu tán. Nó phải phá vỡ thắng lợi của nó và xua tan sự chán nản của nó, nó nên chọc vào chỗ Thiếu Âm đi ra và chỗ Dương đi vào. Đất muốn rơi nhưng đất xanh làm nó ngạt thở, nếu không rơi xuống thì sự trì trệ do suy thoái gây ra sẽ lan rộng và có thể xâm nhập vào, nó phải phá vỡ thắng lợi của mình và giải tán sự trì trệ của nó, nên đâm vào nó. điểm Tuyệt Âm đi ra và điểm Thiếu Dương đi vào, kim loại muốn rơi nhưng đất đỏ ngạt thở nhưng không đi xuống, chỗ lõm trầm được giải phóng, phân tán và có thể đi vào, khi bị vỡ, Chiến thắng của nó có thể bị phân tán, sự chán nản của nó có thể bị phân tán, khi nó ra khỏi trái tim bao bọc, nó có thể khống chế sự tiến vào của bàn tay Thiếu Dương. Khi nước muốn rơi, đất bóp nghẹt nó, nhưng nó không rơi xuống, và chỗ lõm được giải phóng, nó có thể phân tán và xâm nhập, nó phải phá vỡ đất để phân tán chỗ lõm của nó, nên đâm đủ vào chỗ Thái Âm đi ra và Dương Minh đi vào.
Hoàng đế nói: Ngũ động có trước có sau, có thăng có trầm, có đỡ có kiềm chế, có nghe được phương pháp đâm không? Qi Bo nói: Chúng ta nên tìm ra nguồn gốc của sự biến đổi của nó. Vì vậy, lấy quá nhiều sẽ không đủ tài nguyên, nếu lấy quá nhiều sẽ ức chế trầm cảm, lấy nó làm nguồn may mắn sẽ phá vỡ trầm cảm, nếu không hỗ trợ. đủ sẽ hỗ trợ may mắn và tránh khỏi tà ma. Phương pháp huy động vốn được gọi là "Lời bí mật".
Hoàng Đế hỏi: “Cái gai lên xuống, để biết được mấu chốt.” Ta muốn nghe nói Tư Thiên còn chưa sửa chữa, khiến cho Tư Hoa mất đi quyền cai trị bình thường, tức là mọi thay đổi có thể sẽ vô ích, sẽ gây bệnh cho dân chúng, trước tiên có thể chữa khỏi, nếu muốn để giúp đỡ tất cả chúng sinh, tôi muốn nghe lời giải thích của ngài. Kỳ Bá lại cúi đầu nói: "Anh sao vậy?" Để bày tỏ những nguyên tắc chân thật nhất, có tư tưởng thánh thiện và lòng từ bi, cũng như để giúp đỡ mọi chúng sinh, tôi đã nỗ lực hết mình trong Chen Si Dao, điều này có thể áp dụng cho Dongwei. Khi mặt trời phục hồi có nghĩa là Quyết Âm không di chuyển đúng hướng, không di chuyển đúng hướng, Khí bị tắc nghẽn, cần lưu ý rằng dòng Tuyệt Âm đã đủ. Khi Tuyệt Âm phân phối lại và Thiếu Âm không di chuyển đến đúng vị trí, điều đó có nghĩa là Khí bị chặn ở phần trên và nên bị đâm vào nơi kinh mạch bao bọc trái tim chảy. Khi Thiếu Âm phân phối lại, Thái Âm không di chuyển về đúng vị trí, nếu không di chuyển về đúng vị trí, tức là Khí vẫn ở trên và phải đâm đủ mạnh mới chảy ra khỏi Thái Âm. Thái Âm phân bố lại, Thiếu Dương không di chuyển về đúng vị trí, nếu không di chuyển về đúng vị trí thì khí tắc nghẽn sẽ không được giải tỏa, dòng chảy của Thiếu Dương sẽ bị đâm thủng. Nếu Thiếu Dương được phân phối lại thì Dương Minh sẽ không đi đúng hướng, và nếu Khí không đi đúng hướng thì Khí sẽ không chảy lên và sẽ đâm vào dòng chảy của Thái Âm. Khi Dương Minh lấy lại sự phân bố, mặt trời di chuyển về đúng vị trí, nếu không di chuyển về đúng vị trí thì khí lại bị chặn lại, dòng chảy của Thiếu Âm sẽ bị đâm thủng.
Hoàng đế nói: “Hãy di chuyển đến đúng vị trí và không tiến lên để đi qua trọng điểm của nó”. Nếu bạn sẵn sàng lắng nghe và không rút lui, nếu bạn muốn phá bỏ những gì còn lại, không phạm bất kỳ sai lầm nào, bạn có hiểu được không? Qi Bo nói: "Khi bạn đủ tức giận, bạn có thể khôi phục lại quyền lực của mình. Đây gọi là không thoái vị ngai vàng." Sau này năng lượng của trái đất không thể chuyển hóa, trời mới cũng không thể sửa chữa được nên trình tự chuyển hóa vẫn như cũ. Vào năm Tứ Hải, có nhiều ngày hơn, nên Tuyệt Âm sẽ không thoái vị, gió sẽ thổi lên, gỗ sẽ hóa thành cây trải khắp bầu trời, sẽ xuyên qua chân Tuyệt Âm. Vào năm Tử Ô, có nhiều ngày hơn nên Thiếu Âm không thoái vị, nhiệt lượng truyền lên trên, ngọn lửa còn sót lại hóa thành bầu trời, nên đâm vào nơi Quyết Âm trong tay tiến vào. Ở đời Chu, ngày nhiều hơn nên Thái Âm không thoái vị, ẩm ướt dâng lên, mưa giăng khắp trời, xuyên thấu Thái Âm. Vào thời Âm Thần, ngày càng nhiều, cho nên Thiếu Dương sẽ không thoái vị, khí nóng sẽ truyền lên, lửa sẽ lan khắp bầu trời, Thiếu Dương trong tay sẽ tiến vào. Năm Mao Hữu đủ ngày nên Dương Minh không thoái vị, kim loại du hành phía trên, hóa thành khô cằn trải rộng khắp bầu trời, sẽ đâm vào nơi Thái Âm đi vào. Năm Thần Húc còn có nhiều ngày, cho nên mặt trời sẽ không thoái vị, hàn khí sẽ xuyên qua phía trên, nước lạnh sẽ tràn khắp bầu trời, sẽ xuyên qua chân Thiếu Âm. Vì vậy, khí trời và đất bị đảo ngược, biến thành bệnh tật của con người, dùng phương pháp đâm vào họ thì bệnh tật có thể khỏi được.
Hoàng Đế hỏi: Cứng mềm có mất đi vị thế, làm cho mệnh khí yếu đi không? Có thể đạt được hòa bình bằng cách coi người dân như một căn bệnh? Kỳ Bá nói: Thật là một câu hỏi sâu sắc! Biết được mục đích bí mật của nó, trời đất liên tục chuyển động, ba năm bệnh tật đã chuyển hóa, điều này có nghĩa là nếu nhìn thấy được rễ cây thì nhất định phải có cửa thoát hiểm.
Nếu sự cứng rắn và mềm mại của Jiazi mất đi, sự cứng nhắc không đúng, sự mềm mại cô đơn và thiếu sót, và thời gian không theo thứ tự, tức là âm nhạc và nhịp điệu không được tuân theo, nếu điều này xảy ra trong ba năm, nó sẽ trở thành một đại dịch lớn. Nó rất chi tiết. Quan sát nó nông sâu, muốn đạt tới thì có thể châm vào, việc đầu tiên cần làm là bổ sung Thần Thuật, ba ngày tiếp theo có thể châm vào chân Thái Âm. Ngoài ra, nếu chức vụ thấp hơn không còn, Jiazi bị cô lập, ba năm tới anh ta sẽ bị giun đất, và cách làm là bù đắp, giống như phương pháp của Jiazi. Sau khi đâm xong, không cần phải đi đêm hay đi xa, trong bảy ngày, hắn phải trong sạch, yên tĩnh và nhanh chóng, mọi chuyện sẽ đến một cách tự nhiên. Nếu bị đau thận lâu ngày, bạn có thể quay mặt về hướng Nam tại Yin Shi, thanh lọc tâm trí mà không cần suy nghĩ, nín thở bảy lần không nghỉ, và dùng nó để hướng dẫn cổ và nuốt không khí một cách trôi chảy, như thể bạn đang nuốt một vật cứng, sau bảy lần như vậy, dưới lưỡi sẽ chảy ra vô số chất lỏng.
Nếu độ cứng và mềm của Bingyin bị mất, độ cứng và độ mềm phía trên bị mất, thì độ mềm phía dưới không thể được kiểm soát một mình, việc vận chuyển nước ở giữa không được quá mức và không thể được xác định bởi pháp luật. Có thừa sức trải trời, mà chính nghĩa không giữ được, trời đất không hòa hợp, tức là pháp âm khác nhau, nên vận mệnh không thuận, sẽ xảy ra dịch bệnh. trong ba năm tới. Tùy vào mức độ vi tế mà chênh lệch lớn hay nhỏ, trong ba năm tới, thậm chí là ba năm đầu, trước tiên bạn nên bổ sung Tân thủ, năm ngày tiếp theo có thể chọc thủng thận. Còn có hạ phẩm Jiazixin mềm không mạnh, còn gọi là thất lạc, tức là khí địa yếu đi, ba năm sau sẽ thành nước, tức là phương pháp châm kim giống như cái này. Gai của nó giống như hoa. Hãy cẩn thận với niềm vui và ham muốn lớn lao trong đó. Nếu bạn không tránh nó, Khí sẽ lại phân tán. Hãy để nó yên tĩnh trong bảy ngày. Mong muốn của trái tim sẽ là thật và nó sẽ khiến bạn ít suy nghĩ hơn.
Nếu sức mạnh và sự mềm mại của Gengchen bị mất, vị trí phía trên bị mất và vị trí phía dưới không kết hợp, Yi và Geng gặp may mắn, nên họ không di chuyển lẫn nhau, Bu Tian chưa rút lui, vận may ở giữa đang đến, và Thượng và hạ giai xung đột, gọi là thua Cố Tích Lâm Trọng, Thương Âm, không nên. Bằng cách này, vận mệnh sẽ thay đổi, và dịch bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng trong ba năm tới. Chi tiết số ngày, sự khác biệt sẽ rất nhỏ, nhỏ sẽ nhỏ, ba năm sẽ đến, thậm chí sẽ rất nghiêm trọng, ba năm sẽ đến, trước tiên bạn nên nuôi dưỡng Ganshu, và ba ngày tiếp theo, nó có thể chọc thủng gan. phổi. Sau khi đâm, bạn có thể bình tĩnh trong bảy ngày, cẩn thận đừng nổi giận, nếu không, năng lượng chân chính sẽ tiêu tan khi bạn tức giận. Hoặc ở Hạ giới, nếu Jiaziyi không bị đánh bại thì đó là Yirouqian, tức là Shanggeng cai trị nó một mình, và cũng được gọi là kẻ thua cuộc, tức là số phận chỉ có một mình, trong ba năm, nó sẽ biến vào tai họa, gọi là tai họa vàng, nó sẽ đợi thời cơ. Nếu nhìn kỹ vào sự khác biệt về số lượng địa điểm, chúng ta cũng có thể ước tính nó nhỏ đến mức nào và có thể thấy đó chính là Chisuer. Khi Yi Geng ngã xuống, tất cả các bạn sẽ sử dụng cùng một phương pháp đâm. Gan muốn bình tĩnh thì đừng nóng giận.
Nếu như nhân võ mềm yếu mà rơi xuống, thượng nhân không gần bên phải, hạ đinh chỉ có một mình, tức là tuy năm Dương khác nhau nhưng thượng hạ thất lạc, có một đoạn Thời gian dành cho nhau, sự khác biệt rất nhỏ, mỗi người có số lượng riêng, Lu Lu Erjiao, lạc lõng và bất hòa, cùng một âm thanh như một ngày, nhưng ít như nhìn thấy, đã có một trận dịch lớn trong ba năm. Khi châm vào lá lách, ba ngày sau có thể châm vào lối ra của gan. Sau khi bị chích nên tĩnh tâm trong bảy ngày, không nên say rượu, hát hò, mở nhạc khiến khí mất đi, không ăn quá nhiều, không ăn thịt vật sống, để lá lách mạnh khỏe. sẽ không bị ứ và no. Không nên ngồi lâu. Không ăn đồ quá chua. Không ăn gì. Sinh học, phải ngọt hoặc nhạt. Hoặc nếu Jiazi Dingyou trong lòng đất mất chức, không giành được danh hiệu Zhongsi, tức là Khí không ở vị trí của mình, và cấp dưới không hòa hợp với Ren và Feng, đây cũng gọi là mất vị trí , nhưng không gọi là đức tổng hợp, cho nên mềm không có cứng, tức là thiên địa không hòa, ba năm thay đổi. Phương pháp châm chích đối với bệnh ghẻ cũng giống như đối với sâu bệnh gỗ.
Nếu độ cứng của Wu Shen bị mất, Wu Gui, tuy lửa may mắn, năm dương không quá già, phần trên mất đi độ cứng, đất mềm thống trị, và khí của nó không chính xác, do đó có cây ác quỷ, lần lượt thay đổi vị trí, chênh lệch nông sâu, khi sắp kết hợp, âm nhạc và nhịp điệu trước tiên sẽ giống nhau, nếu vận mệnh lạc lối như vậy, trong vòng ba năm sẽ xảy ra đại dịch hỏa hoạn. sẽ đến, điều đó sẽ khiến Yu đau phổi. Sau khi bị châm chích, hãy bình tĩnh trong bảy ngày. Đừng quá buồn bã. Nỗi buồn khiến phổi động, khí lại phân tán. Muốn phổi mạnh khỏe thì nên thở ra. Hoặc nếu như Jiazi và Guihai ở dưới bị mất thì sự mềm mại sẽ mất đi vị trí và tầng trên sẽ mất đi sự cứng rắn. Tức là còn gọi là ô quy đức không tương xứng, tức là vận khí địa không, ba năm tiếp theo sẽ biến thành bệnh tật, gọi là hỏa bệnh.
Bởi vậy, sau năm năm thành lập, nhà Minh suy vong, phương pháp suy yếu, nên dịch bệnh gọi là thượng cứng mềm, bần cùng hợp thành một thể. Tức là chỉ có năm phương pháp đâm dịch bệnh, tức là tất cả đều thất truyền, chỉ có thể thống nhất bởi ngũ hành.
Huangdi nói: Tôi nghe nói năm loại dịch bệnh đều có liên quan với nhau, dù lớn hay nhỏ, triệu chứng đều giống nhau, nếu không chữa trị thì làm sao có được những người không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi? Kỳ Bá nói: Nếu không bị ô nhiễm thì chính khí sẽ tích trữ trong cơ thể, khí ác có thể tiêu trừ, khí độc có thể tránh được, nữ thần thiên giới sẽ quay lại và trở về nơi đã đi. Khí đến ra khỏi não, tức là không có tà khí. Khí từ não ra, tức là từ trong phòng. Đầu tiên hãy coi trái tim như mặt trời. Nếu muốn vào phòng bệnh, trước tiên hãy nghĩ đến khí xanh từ gan đi ra, đi về phía đông trên bên trái, biến thành cây rừng, thứ hai, nghĩ đến khí trắng ra khỏi phổi, di chuyển về bên phải, về phía tây, nó biến thành Ge Jia, thứ hai, nghĩ đến năng lượng màu đỏ thoát ra từ trái tim, đi về phía nam , biến thành lửa, thứ hai, nghĩ đến năng lượng đen từ thận ra, đi về hướng bắc, biến thành nước, thứ hai, nghĩ đến năng lượng màu vàng đến từ lá lách, nó đi ra, tích trữ ở trung tâm, và biến thành trái đất. Sau khi ngũ khí đã được sử dụng để bảo vệ cơ thể, hãy tưởng tượng rằng đầu sáng như Beidou, sau đó bạn có thể vào phòng dịch. Một phương pháp khác là nhổ nó ra trước khi mặt trời mọc vào ngày xuân phân. Một phương pháp khác là tắm ba lần bằng thuốc để giải tỏa mồ hôi sau ngày mưa. Một phương pháp khác là công thức thuốc tiên của Xiaojin: hai ounce chu sa, một ounce thạch hoàng xay trong nước, một ounce lá thư hoàng và nửa ounce vàng tím, đặt chúng vào giữa khớp, rắn chắc ở bên ngoài, và Làm nền vững chắc bằng một tấc đất, không cần lò nung, không cần thuốc, đã rèn được hai mươi cân lửa, bảy ngày kết thúc, đợi bảy ngày nguội rồi lấy ra. Ngày hôm sau, hạt giống Sẽ chôn trong đất thuốc, lấy ra bảy ngày, xay nhuyễn trong ba ngày, sau đó tinh chế mật ong cát trắng thành những viên to bằng hạt ngô đồng, Riwangdong hít Rihua Qi, uống một viên với nước đá. , nhẹ nhàng nuốt xuống, uống mười viên sẽ không có bệnh.
Hoàng Đế hỏi: Khi một người trống rỗng, tâm trí lang thang và mất đi vị trí, khiến cho ma quỷ và thần linh lang thang, dẫn đến cái chết sớm, làm sao có thể hoàn toàn là sự thật? Tôi muốn nghe về phương pháp châm cứu. Kỳ Bá lại cúi đầu nói: "Triệu Hồ Tái hỏi!" Người ta cho rằng, nếu linh hồn bị lấy đi và mất đi thì dù ở trong cơ thể cũng không gây ra cái chết, hoặc có thể có những yếu tố tà ác nên dẫn đến chết sớm. Cũng giống như nếu tuyệt âm bị thất lạc, trời sẽ suy yếu, người khí gan suy yếu sẽ cảm thấy trời suy yếu trầm trọng. Tức là linh hồn lang thang ở thân trên, ác độc hiện diện, khí thế nồng nặc, thân thể còn ấm áp, có thể đâm vào, khống chế đường đi của chân Thiếu Dương, sau đó đâm vào Thục của gan. Một người bị bệnh và yếu tim, khi gặp phải hai ngọn lửa của nhóm, Si Tian mất kiểm soát, anh cảm thấy ba điểm yếu đuối, khi gặp ngọn lửa thì không thể chạm tới và con ma xác đen tấn công nó, gây ra cái chết đột ngột. Khi một người mắc bệnh lá lách, khi Thái Âm và Tư Điền bị mất, tam khuyết là do cảm giác gây ra, và khi trái đất không đủ, ma quỷ xác xanh tấn công người đó, gây ra cái chết đột ngột. đâm vào chân lỗi của Dương Minh, và Yu của lá lách có thể bị đâm lần nữa. . Người mắc bệnh phổi, khi Dương Minh Ti Thiên bị đánh bại, hắn cảm thấy yếu đuối và mắc phải ba khuyết điểm, khi Tấn ở ngoài tầm tay, có ma xác đỏ và tù nhân, gây ra cái chết đột ngột, hắn có thể đâm vào tay hắn lỗi lầm của Dương Minh và Feishu nữa. Khi một người bị bệnh thận, khi mất đi Thiên và Nhật, họ cảm thấy ba khuyết điểm, và khi vận chuyển nước không thành công sẽ xuất hiện một con ma xác màu vàng, xúc phạm đến lẽ phải của người đó, hút linh hồn và gây ra bạo lực. chết.Nó có thể đâm Mặt trời đủ để đâm thận Yu.
Huangdi hỏi: Khi mười hai báu được gửi đến nhau, các vị thần mất vị trí, khiến các vị thần không còn tròn trịa, sợ hãi và xâm chiếm, liệu họ có thể chữa khỏi? Tôi muốn nghe nó. Kỳ Bá lại cúi đầu nói: "Anh sao vậy?" Zhili Dao Zhenzong, đây không phải là thánh hoàng, mà là nguồn gốc của Qiongsi, có nghĩa là Qi và Shen kết hợp với Dao, và lá bùa lên thiên đường. Tâm là quân chủ quan, thần đi ra, có thể đâm vào tay Thiếu Âm bản nguyên. Phổi là quan của thừa tướng, nó điều khiển các khớp, có thể đâm vào nguồn Thái Âm trong tay. Gan là quan của tướng quân, nếu kế hoạch không có gì, có thể đâm vào cội nguồn Tuyệt Âm. Những người can đảm, chính trực và không chính thức, quyết đoán có thể đâm vào ngọn nguồn của Thiếu Dương. Đối với những người mắc chứng tangyi, tướng sẽ khiến họ cảm thấy vui vẻ, có thể xuyên thấu trái tim và bao bọc dòng chảy. Tỳ là vị quan khiển trách, thảo luận, biết ra ngoài tuần hoàn, có thể kích thích bản nguyên của lá lách. Dạ dày là tạng tạng, ngũ vị tỏa ra, có thể kích thích bản nguyên của dạ dày. Ruột già là quan giảng, biến hóa đi ra, có thể đâm thủng ruột già căn nguyên. Ở ruột non là cơ quan tiếp nhận lượng dư thừa, chất chuyển hóa ra ngoài, có thể đâm thủng nguồn ruột non. Người thận là một quan chức mạnh mẽ, dùng những thủ đoạn thông minh để đâm vào nguồn thận. Ba đốt là quan phụ trách việc hủy diệt thi thể, kênh nước thoát ra đâm vào nguồn gốc của ba đốt. Bàng quang là quan của kinh đô, dịch cơ thể được chứa ở đó, khi khí chuyển hóa có thể phóng ra, xuyên qua nguồn gốc của bàng quang. Tất cả mười hai quan chức này không được đánh mất nhau. Vì vậy, phương pháp châm cứu có mục đích tu tâm dưỡng chân lý, đồng thời nó cũng có cách tu chân lý chứ không phải để chữa bệnh. Vì vậy, chúng ta phải tu dưỡng sự hòa hợp với tinh thần, Đạo cao quý sẽ luôn tồn tại, bổ sung tinh thần và củng cố cội rễ, tinh hoa sẽ không phân tán, và tinh thần sẽ không tách rời. Tuy nhiên, dù tinh thần có được duy trì nhưng không đi xa, nó vẫn có thể là sự thật hoàn toàn, nếu tinh thần con người không duy trì nó, nó sẽ không đạt được chân lý tối thượng. Chìa khóa thực sự nằm ở bầu trời huyền bí, các vị thần canh giữ hơi thở của bầu trời, trở về cội nguồn, và quay trở lại giáo phái.

刺法论第七十二


黄帝问曰:升降不前,气交有变,即成暴郁,余已知之。何如预救生灵,可得却乎?岐伯稽首再拜对曰:昭乎哉问!臣闻夫子言,既明天元,须穷刺法,可以折郁扶运,补弱全真,写盛蠲余,令除斯苦。


帝曰:愿卒闻之。岐伯曰:升之不前,即有期凶也。木欲升而天柱窒抑之,木欲发郁,亦须待时,当刺足厥阴之井。火欲升而天蓬窒抑之,火欲发郁,亦须待时,君火相火同刺包络之荧。土欲升而天冲窒抑之,土欲发郁,亦须待时,当刺足太阴之俞。金欲升而天英窒抑之,金欲发郁,亦须待时,当刺手太阴之经。水欲升而天芮窒抑之,水欲发郁,亦须待时,当刺足少阴之合。


帝曰:升之不前,可以预备,愿闻其降,可能先防。岐伯曰:既明其升。必达其降也,升降之道,皆可先治也。木欲降而地晶窒抑之,降而不入,抑之郁发,散而可得位,降而郁发,暴如天间之待时也。降而不下,郁可速矣,降可折其所胜也,当刺手太阴之所出,刺手阳明之所入。火欲降,而地玄窒抑之,降而不入,抑之郁发,散而可矣。当折其所胜,可散其郁,当刺足少阴之所出,刺足太阳之所入。土欲降而地苍窒抑之,降而不下,抑之郁发,散而可入,当折其胜,可散其郁,当刺足厥阴之所出,刺足少阳之所入,金欲降而地彤窒抑,降而不下,抑之郁发,散而可入,当折其胜,可散其郁,当刺心包络所出,制手少阳所入也。水欲降而地阜窒抑之,降而不下,抑之郁发,散而可入,当折其土,可散其郁,当刺足太阴之所出,刺足阳明之所入。


帝曰:五运之至有前后,与升降往来,有所承抑之,可得闻乎刺法?岐伯曰:当取其化源也。是故太过取之,不及资之,太过取之,次抑其郁,取其运之化源,令折郁气;不及扶资,以扶运气,以避虚邪也。资取之法,令出《密语》。


黄帝问曰:升降之刺,以知其要。愿闻司天未得迁正,使司化之失其常政,即万化之或其皆妄,然与民为病,可得先除,欲济群生,愿闻其说。岐伯稽首再拜曰:悉乎哉问!言其至理,圣念慈悯,欲济群生,臣乃尽陈斯道,可申洞微。太阳复布,即厥阴不迁正,不迁正,气塞于止,当写足厥阴之所流。厥阴复布,少阴不迁正,不迁正,即气塞于上,当刺心包络脉之所流。少阴复布,太阴不迁正,不迁正,即气留于上,当刺足太阴之所流。太阴复布,少阳不迁正,不迁正,则气塞未通,当刺手少阳之所流。少阳复布,则阳明不迁正,不迁正,则气未通上,当刺手太阴之所流。阳明复布,太阳迁正,不迁正,则复塞其气,当刺足少阴之所流。


帝曰:迁正不前,以通其要。愿闻不退,欲折其余,无令过失,可得明乎?岐伯曰:气过有余,复作布正,是名不退位也。使地气不得后化,新司天未可迁正,故复布化令如故也。巳亥之岁,天数有余,故厥阴不退位也,风行于上,木化布天,当刺足厥阴之所入。子午之岁,天数有余,故少阴不退位也,热行于上,火余化布天,当刺手厥阴之所入。丑未之岁,天数有余,故太阴不退位也,湿行于上,雨化布天,当刺足太阴之所入。寅申之岁,天数有余,故少阳不退位也,热行于上,火化布天,当刺手少阳所入。卯酉之岁,天数有余,故阳明不退位也,金行于上,燥化布天,当刺手太阴之所入。辰戌之岁,天数有余,故太阳不退位也,寒行于上,凛水化布天,当刺足少阴之所入。故天地气逆,化成民病,以法刺之,预可平疴。


黄帝问曰:刚柔二干,失守其位,使天运之气皆虚乎?与民为病,可得平乎?岐伯曰:深乎哉问!明其奥旨,天地迭移,三年化疫,是谓根之可见,必有逃门。


假令甲子刚柔失守,刚未正,柔孤而有亏,时序不令,即音律非从,如此三年,变大疫也。详其微甚。察其浅深,欲至而可刺,刺之当先补肾俞,次三日,可刺足太阴之所注。又有下位已卯不至,而甲子孤立者,次三年作土疠,其法补写,一如甲子同法也。其刺以毕,又不须夜行及远行,令七日洁,清静斋戒,所有自来。肾有久痛者,可以寅时面向南,净神不乱思,闭气不息七遍,以引颈咽气顺之,如咽甚硬物,如此七遍后,饵舌下津令无数。


假令丙寅刚柔失守,上刚干失守,下柔不可独主之,中水运非太过,不可执法而定之。布天有余,而失守上正,天地不合,即律吕音异,如此即天运失序,后三年变疫。详其微甚,差有大小,徐至即后三年,至甚即首三年,当先补心俞,次五日,可刺肾之所入。又有下位地甲子辛已柔不附刚,亦名失守,即地运皆虚,后三年变水疠,即刺法皆如此矣。其刺如华,慎其大喜欲情于中,如不忌,即其气复散也,令静七日,心欲实,令少思。


假令庚辰刚柔失守,上位失守,下位无合,乙庚金运,故非相招,布天未退,中运胜来,上下相错,谓之失守,姑洗林钟,商音不应也。如此则天运化易,三年变大疫。详天数,差的微甚,微即微,三年至,甚即甚,三年至,当先补肝俞,次三日,可刺肺之所行。刺毕,可静神七日,慎勿大怒,怒必真气却散之。又或在下地甲子乙未失守者,即乙柔干,即上庚独治之,亦名失守者,即天运孤主之,三年变疠,名曰金疠,其至待时也。详其地数之等差,亦推其微甚,可知迟速耳。诸位乙庚失守,刺法同。肝欲平,即勿怒。


假令壬午刚柔失守,上壬未近正,下丁独然,即虽阳年,亏及不同,上下失守,相招其有期,差之微甚,各有其数也,律吕二角,失而不和,同音有日,微甚如见,三年大疫。当刺脾之俞,次三日,可刺肝之所出也。刺毕,静神七日,勿大醉歌乐,其气复散,又勿饱食,勿食生物,欲令脾实,气无滞饱,无久坐,食无太酸,无食一切生物,宜甘宜淡。又或地下甲子丁酉失守其位,未得中司,即气不当位,下不与壬奉合者,亦名失守,非名合德,故柔不附刚,即地运不合,三年变疠,其刺法亦如木疫之法。


假令戊申刚柔失守,戊癸虽火运,阳年不太过也,上失其刚,柔地独主,其气不正,故有邪干,迭移其位,差有浅深,欲至将合,音律先同,如此天运失时,三年之中,火疫至矣,当刺肺之俞。刺毕,静神七日,勿大悲伤也,悲伤即肺动,而其气复散也,人欲实肺者,要在息气也。又或地下甲子癸亥失守者,即柔失守位也,即上失其刚也。即亦名戊癸不相合德者也,即运与地虚,后三年变疠,即名火疠。


是故立地五年,以明失守,以穷法刺,于是疫之与疠,即是上下刚柔之名也,穷归一体也。即刺疫法,只有五法,即总其诸位失守,故只归五行而统之也。


黄帝曰:余闻五疫之至,皆相梁易,无问大小,病状相似,不施救疗,如何可得不相移易者?岐伯曰:不相染者,正气存内,邪气可干,避其毒气,天牝从来,复得其往,气出于脑,即不邪干。气出于脑,即室先想心如日,欲将入于疫室,先想青气自肝而出,左行于东,化作林木;次想白气自肺而出,右行于西,化作戈甲;次想赤气自心而出,南行于上,化作焰明;次想黑气自肾而出,北行于下,化作水;次想黄气自脾而出,存于中央,化作土。五气护身之毕,以想头上如北斗之煌煌,然后可入于疫室。又一法,于春分之日,日未出而吐之。又一法,于雨水日后,三浴以药泄汗。又一法,小金丹方:辰砂二两,水磨雄黄一两,叶子雌黄一两,紫金半两,同入合中,外固,了地一尺筑地实,不用炉,不须药制,用火二十斤煅了也;七日终,候冷七日取,次日出合子埋药地中,七日取出,顺日研之三日,炼白沙蜜为丸,如梧桐子大,每日望东吸日华气一口,冰水一下丸,和气咽之,服十粒,无疫干也。


黄帝问曰:人虚即神游失守位,使鬼神外干,是致夭亡,何以全真?愿闻刺法。岐伯稽首再拜曰:昭乎哉问!谓神移失守,虽在其体,然不致死,或有邪干,故令夭寿。只如厥阴失守,天以虚,人气肝虚,感天重虚。即魂游于上,邪干,厥大气,身温犹可刺之,制其足少阳之所过,次刺肝之俞。人病心虚,又遇群相二火司天失守,感而三虚,遇火不及,黑尸鬼犯之,令人暴亡,可刺手少阳之所过,复刺心俞。人脾病,又遇太阴司天失守,感而三虚,又遇土不及,青尸鬼邪,犯之于人,令人暴亡,可刺足阳明之所过,复刺脾之俞。人肺病,遇阳明司天失守,感而三虚,又遇金不及,有赤尸鬼犯人,令人暴亡,可刺手阳明之所过,复刺肺俞。人肾病,又遇太阳司天失守,感而三虚,又遇水运不及之年,有黄尸鬼,干犯人正气,吸人神魂,致暴亡,可刺足太阳之所过,复刺肾俞。


黄帝问曰:十二藏之相使,神失位,使神彩之不圆,恐邪干犯,治之可刺?愿闻其要。岐伯稽首再拜曰:悉乎哉问!至理道真宗,此非圣帝,焉穷斯源,是谓气神合道,契符上天。心者,君主之官,神明出焉,可刺手少阴之源。肺者,相傅之官,治节出焉,可刺手太阴之源。肝者,将军之官,谋虚出焉,可刺足厥阴之源。胆者,中正不官,决断出焉,可刺足少阳之源。膻中者,臣使之官,喜乐出焉,可刺心包络所流。脾为谏议之官,知周出焉,可刺脾之源。胃为仓廪之官,五味出焉,可刺胃之源。大肠者,传道之官,变化出焉,可刺大肠之源。小肠者,受盛之官,化物出焉,可刺小肠之源。肾者,作强之官,伎巧出焉,刺其肾之源。三焦者,决渎之官,水道出焉,刺三焦之源。膀胱者,州都之官,津液藏焉,气化则能出矣,刺膀胱之源。凡此十二官者,不得相失也。是故刺法有全神养真之旨,亦法有修真之道,非治疾也。故要修养和神也,道贵常存,补神固根,精气不散,神守不分,然即神守而虽不去,亦能全真,人神不守,非达至真,至真之要,在乎天玄,神守天息,复入本元,命曰归宗。

LTHIÊN 73 : BỔN BỆNH LUẬN
HHoàng đế hỏi: "Thiên Nguyên tức giận chín lần, ta đã biết rồi, ta muốn nghe khí giao lưu, sao có thể gọi là mất khống chế?" Kỳ Bá nói: Người ta nói thăng trầm, thăng trầm, mỗi người đều có kinh luận riêng, trên dưới đều có sự khác biệt riêng, nên gọi là “mất phòng thủ”. Vì vậy, khi Khí trao đổi mất vị trí, Khí trao đổi sẽ thay đổi, biến hóa sẽ cực độ, tức là tứ đại mất trật tự, mọi biến hóa không ổn định, con người sẽ sinh bệnh.
HHoàng đế nói: "Thăng giảm không tiến lên, trẫm muốn nghe nguyên nhân. Khí lưu có biến hóa, làm sao có thể biết rõ ràng?" Tề Bá nói: “Triệu Hổ Tái hỏi, ngươi biết đường sao?” Có sự thay đổi trong trao đổi khí, gọi là cơ chế của trời đất, nhưng nếu nó muốn rơi mà không thể, đất sẽ bóp nghẹt nó. Ngoài ra còn có năm động tác quá mức đến tiên nghiệm, tức là không tiến lên được, muốn lên mà không nổi, động ở giữa đè nén, muốn rơi mà không thể ngã, và động ở giữa. đàn áp chúng. Cho nên có người lên mà không tiến, có người đi xuống không đi xuống, có người đi xuống nhưng không đi xuống và bay lên trời, có người không lên cũng không rơi về phía trước. là sự thay đổi của giao hợp Qi. Có những khác biệt về những thay đổi và chúng thường khác nhau, và thảm họa có thể nhỏ hoặc nghiêm trọng.
Hoàng đế nói: Trẫm muốn nghe nguyên nhân tại sao khi gặp năng lượng sẽ lấn áp áp chế, sẽ trở thành bệnh tật của dân chúng, mức độ nghiêm trọng như thế nào? Kỳ Bá nói: Thắng gặp trấn áp, là kết quả của đàn áp. Vì vậy, vào năm Chenxu, năng lượng mộc tăng lên, khi chủ nhân gặp được trụ trời, ông đã chiến thắng và không tiến lên; và vào năm Zingxu, vận may vàng là bẩm sinh, và vận may ở giữa đột nhiên dừng lại Tiến lên, mộc tài bay lên trời, vàng ức chế thăng lên, không tiến thì gió ít, xuân se lạnh, sương sương lại rơi, cỏ cây sẽ héo đi. Bệnh của con người là do dịch bệnh sốt xuất huyết sớm, cổ họng khô khốc, tứ chi sưng tấy đau nhức, theo thời gian chuyển sang trạng thái ứ đọng, tức là gió mạnh thổi kéo, gió thổi nứt nẻ, âm thanh rối loạn. . Bệnh của con người là đột quỵ, tê liệt một phần và thờ ơ với tay chân.
Trởi vậy, vào năm Tứ Hải, Quân Hỏa bay lên trời, làm ngạt thở tán cây, không tiến lên được, Tuyệt Âm chưa di chuyển đến đúng vị trí, cho nên Thiếu Âm chưa lên trời, bị nước cuốn vào trong, Quân Hỏa muốn dâng lên, nhưng vận nước ngăn cản, nếu không dâng lên thì cái lạnh trong lành sẽ quay trở lại, cái lạnh sẽ ập đến vào buổi sáng và buổi tối. Bệnh của con người là do dương, nóng trong, hồi hộp, nóng lạnh từng đợt, theo thời gian, họ trở nên chán nản, tức là nắng nóng dữ dội hoặc thậm chí là gió đỏ và tinh vân đồng tử, biến thành dịch bệnh. Ấm áp và khí đỏ. Biểu hiện và biến thành dịch hỏa, tất cả đều phiền toái, còn khô khát, nếu khát nhiều có thể thanh lọc được.
VVì vậy, vào năm Tử Ô, âm mười hai thăng thiên, chủ nhân bóp nghẹt bầu trời không thể tiến lên; hoặc khi gặp Nhân tử, động mộc tới trước, trung mộc chuyển động bị trấn áp, thăng thiên. Không thể tiến lên, tức là gió và sâu bướm bay lên từ mọi hướng, thời gian trôi đi, trời âm u và mưa vẫn ướt. Bệnh của người là do phong, tiết nước bọt, tê tê cục bộ, xung huyết, nếu kéo dài sẽ biến thành bệnh dịch. Người dân chết vì bệnh tật khi còn trẻ, mặt và chân tay đầy bệnh vàng da. Sự ẩm ướt khiến tấm vải lan ra, mưa có chút thay đổi.
Vì vậy, vào năm Chu Vi, khi Thiếu Dương bay lên trời, nó chặn vòm cây và không thể tiến về phía trước; hoặc khi Thái Âm chưa di chuyển đúng vị trí, tức là Thiếu Âm chưa thăng thiên. Lạnh như mùa đông, nước lại khô, băng lại đóng băng, hơi ấm chợt đến, cỏ lạnh lan rộng, thỉnh thoảng lại có tiếng chào hỏi. Bệnh của con người là do dương dịu, nóng nảy, tâm sợ hãi, nóng nóng xung đột, kéo dài sẽ trở nên trì trệ, tức là xuất hiện nhiệt độ dữ dội, gió đỏ sẽ sưng tinh vân, và biến thành bệnh dịch hạch và sốt rét, thậm chí là chảy máu.
Vì vậy, năm Âm Thần, Dương Minh thăng thiên, chủ nhân bóp chết Thiên Anh không tiến lên được; hoặc năm Ngũ Thần, Ngũ Âm, hỏa vận đến trước, kim muốn thăng thiên. bầu trời, nhưng lửa may mắn ngăn chặn nó và không thể tiến về phía trước. Lập tức mưa tạnh, gió Tây thổi thường xuyên, xuất hiện hiện tượng mặn và khô. Bệnh nhân có đặc điểm là sốt, thở khò khè, ho, chảy máu, lâu ngày chuyển sang trạng thái ứ đọng, tức là bướm trắng và sương mù, xua tan sát khí. khô da, khô da tay.
Vì vậy, vào năm Mão Hữu, khi mặt trời mọc lên trời, Chúa bóp nghẹt Tianrui và không thể tiến lên; và khi Dương Minh chưa di chuyển sang bên phải, tức là mặt trời chưa lên trời, trái đất chuyển động. ở đó, nước muốn dâng lên trời, nhưng chuyển động của trái đất ngăn chặn nó và dâng lên, nếu không tiến về phía trước sẽ gây ra ẩm ướt, nóng bức và lạnh lẽo trong cả hai phòng. Bệnh tật của con người trầm trọng đến mức ăn không đủ để chữa; theo thời gian họ trở nên chán nản, lạnh đến rồi nóng, mưa đá đến rồi chết. Bệnh nhân có đặc điểm là bệnh thuyên giảm, sinh nhiệt bên trong, khí tê bên ngoài, đau nhức bàn chân và cẳng chân, hồi hộp, khó chịu và nóng bức, cáu kỉnh dữ dội và tái phát.
Hoàng Đế nói: "Nếu ngươi không tiến lên, ta đã biết mục đích của nó. Ta muốn nghe nói, ngươi không đi xuống, ngươi có thể hiểu được sao?" Tề Bá nói: "Sao vậy? Ngươi hỏi đi!" Đây gọi là thiên địa vi diệu mục đích, có thể dùng để biểu đạt Trần Tư Đạo. Người ta nói rằng sau khi thăng lên thì phải hạ xuống, sau ba năm ở trên trời, năm sau nó phải hạ xuống, khi xuống trần gian thì trở thành Zuo Jian. Sự phồng lên và xẹp xuống như vậy là sáu nguyên tắc của cuộc sống.
VVì vậy, khi Châu còn trẻ, Quyết Âm giáng trần, làm ngạt thở tinh thạch của Trái đất, thắng lợi không thể tiến lên; hoặc khi Thiếu Ấn chưa thoái vị, tức là Quyết Ấn chưa giáng thế, vận may vàng đã đến. Trung cấp, kim vận đã mang theo, nhưng không có đi xuống, lại bị trấn áp, trở nên u ám, mộc muốn đổ, kim loại vận chuyển, nhưng không rơi, xanh biếc tầm mắt xa. , không khí trắng xóa mang theo, gió nâng moe lên và mờ nhạt, việc giết chóc rõ ràng và khô ráo được thực hiện, sương mù lại rơi xuống và lệnh làm lạnh được ban hành. Nếu không lắng xuống trong một thời gian dài, chỗ trũng sẽ biến thành chỗ trũng, tức là gió khô hạn bị ức chế, nắng nóng biến mất, thảm thực vật nảy mầm, sương giá sát hại rơi xuống, côn trùng đốt sẽ không bị nhìn thấy, và nỗi sợ dọn dẹp sẽ làm tổn thương nơi ẩn náu.
VVì vậy, vào năm Âm Thần, Thiếu Âm giáng trần, chủ nhân bóp nghẹt đất không thể vào được; hoặc trường hợp Bính Thân và Bính Âm, thủy vận quá nhiều, đến từ trời. Hoàng đế hỏa muốn rơi, thủy vận mang theo, lại không thể rơi, chính là Thông Vân vừa mới xuất hiện, khí đen trở về, ấm áp tựa như an ủi, cái lạnh thường xuyên bị tuyết bao phủ, cay đắng quay trở lại, và bầu trời thật buồn. Nếu lâu ngày không lắng xuống sẽ chuyển thành trầm cảm, lạnh tràn, nóng trở lại, gió đỏ sẽ biến thành dịch bệnh, người ta đỏ mặt, khó chịu, nhức đầu, chóng mặt, khí đỏ sẽ hiện rõ và bệnh sốt sẽ xảy ra.
CCho nên, vào năm Nao Du, Thái Âm giáng trần, làm cho đất ngột ngạt không cho đất vào; hoặc Thiếu Dương chưa thoái vị thì Thái Âm chưa xuống; hoặc mộc phong đã đạt tới, mộc phong đã Mang nó đi, nó chưa hạ xuống, tức là khi mây vàng xuất hiện, mây xanh xuất hiện, hơi nước bốc lên và gió thổi, sương mù dày đặc, thiên thạch rơi xuống. Nếu không rơi trong thời gian dài sẽ chuyển sang trạng thái trầm cảm, bầu trời sẽ có màu vàng và mặt đất sẽ ẩm ướt và bốc hơi. Các triệu chứng thường gặp bao gồm không thể nhấc chân tay, chóng mặt, đau khớp và đầy bụng.
VVì vậy, vào năm Trần Húc, khi Thiếu Dương giáng trần, nó bóp nghẹt những bí ẩn của trái đất và không cho nó xâm nhập; hoặc khi vận tải thủy quá lớn, nó đến từ thiên đường, và vận tải nước mang theo nhưng không không hạ xuống, tức là nhìn thấy mây sáng, năng lượng đen phản ứng, khi thời tiết ấm áp, không khí lạnh sẽ ập đến, thậm chí có thể xảy ra mưa đá. Nếu lâu ngày không lắng xuống sẽ chuyển sang trạng thái trì trệ, năng lượng băng sẽ trở lại nóng, gió đỏ sẽ biến thành dịch bệnh, con người sẽ đỏ mặt, khó chịu, đau đầu, chóng mặt. bệnh sốt rét sẽ xuất hiện rõ ràng.
VVì vậy, vào năm Tứ Hải, Dương Minh giáng trần, Chúa bóp nghẹt đất không thể sử dụng được; hoặc khi mặt trời chưa thoái vị, tức là Dương Minh chưa giáng trần; tức là vận hỏa Đạt tới nó, nhưng vận khí lửa không thể mang nó xuống, tức là bầu trời trong trẻo và trang nghiêm, năng lượng màu đỏ hiển hiện, sức nóng bị đảo ngược. Người người mệt mỏi, đêm nằm thao thức, họng khô dẫn đến uống rượu, khó chịu, nóng nảy nội tâm, sáng tối trời trong xanh, Xuân lại về. Người bị chóng mặt, chân tay thẳng tắp, hai bên sườn đau nhức, mắt đầy ứ.
TTất nhiên rồi.
Vì vậy, vào năm Tử Ô, khi mặt trời lặn xuống thì đất ngạt thở, Phù thắng không xuống; hoặc khi mệnh thổ quá cao thì từ trời đến, mà mệnh thổ lấy đi. Nó nhưng không rơi xuống, tức là bầu trời tràn ngập năng lượng đen, khi trời tối tăm khốn khổ thì bôi ngải cứu màu vàng để lan tỏa độ ẩm, cái lạnh sẽ chuyển hóa khí, hơi nước sẽ trả lại độ ẩm. Nếu không lắng xuống trong thời gian dài sẽ chuyển sang trạng thái trì trệ, con người sẽ bị co giật dữ dội, chân tay nặng nề và yếu ớt, bất lực và thiếu sức lực, bầu trời nhiều mây, bốc hơi và ẩm ướt từng đợt.

HHoàng đế nói: "Ta lên xuống không thể tiến lên, ta biết rõ lai lịch của mình, sẵn sàng nghe nói, đổi sang bên phải, có thể lấy được không?" Qi Bo nói: Vị trí của Zhengshi ở giữa có nghĩa là người di chuyển đến đúng vị trí và Si Tian không thể di chuyển đến đúng vị trí là Si Tian trước đây. Nếu ngày chuyển giao cho Si Tian kết thúc, có Sẽ không chỉ có một ngày Từ Thiên quá cao, tức là số ngày mà Tư Thiên còn nắm giữ sẽ là Tư Thiên mới, chưa được chuyển về đúng chỗ.

NNếu Tuyệt Âm không đứng thẳng, gió sẽ thổi thường xuyên và hoa sẽ héo. Người bị chứng khó tiểu, mắt giãn, gân cốt, vui giận, nước tiểu đỏ. Gió thổi mà lạnh không tan, ấm áp không đúng, xuân lại trái mùa.

TThiếu Âm không thẳng đứng, tức là hàn khí không lùi, xuân hàn lãnh hàn, ấm áp không đổi. Người ta bị lạnh và nóng, khó chịu và đau đớn ở tứ chi, cứng thắt lưng và cột sống. Mộc khí tuy dồi dào nhưng địa vị của nó cũng không lớn hơn vua lửa.

NNếu Thái Âm không đi đúng hướng thì mây mưa sẽ mất trật tự, vạn vật sẽ khô héo, cháy sém, không thể phát triển được. Các triệu chứng thường gặp bao gồm sưng tấy và đau các khớp ở bàn tay, bàn chân và tứ chi, phù nề vùng bụng, không ăn được, tiêu chảy và đầy các xương sườn, không thể nhấc chân tay lên. Khi mưa thay đổi vẫn khống chế nhiệt, ấm khí, nhưng bá đạo nhưng không u ám.

NNếu Thiếu Dương không đứng thẳng, trời sẽ nóng như thiêu đốt, cây con và cỏ dại không phát triển, mùa hè nắng nóng gay gắt, cái lạnh đến muộn, sương sương thỉnh thoảng không đến. Người dân bị sốt rét, sốt xương, đánh trống ngực, sợ hãi và thậm chí chảy máu.

NNếu Dương Minh không dịch chuyển về bên phải, thì nhiệt độ phía trước sẽ thay đổi, cái lạnh sẽ đến phía sau, thảm thực vật sẽ phát triển mạnh mẽ. Con người bị lạnh và nóng, hắt hơi, rụng lông, móng vuốt và móng tay khô héo; thậm chí các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm thở khò khè, ho, thở dốc và buồn bã. Nếu nhiệt chuyển hóa thành vải mà tình trạng khô không được giải quyết, tức là năng lượng thanh lọc không được kích hoạt và kim loại phổi lại bị bệnh.

NNếu Dương Minh không quay về đúng hướng, tức là mùa đông trong xanh, lạnh giá đảo ngược, mùa xuân thời tiết dễ thay đổi, phía trước sát hại sương giá, phía sau băng lạnh. nắng về chữa bệnh, trời lạnh không khỏi, bệnh của người dân là do nóng nực thiếu dinh dưỡng, cổ họng khô khốc, cáu kỉnh khát nước, thở khò khè, lại có tiếng động. Chờ khô hanh khi lạnh thay đổi vẫn khống chế được thời tiết, nếu mất trật tự sẽ gây tai họa cho người dân.

HHoàng đế nói: “Ta sớm muộn gì cũng sẽ lên ngôi để thực hiện mục đích của mình. Nghe nói ta sẽ thoái vị, rõ chưa?” Kỳ Bá nói: Cái gọi là không rút lui tức là số ngày chưa hết, tức là số ngày quá đủ, gọi là tái cai trị, cho nên gọi là tái cai trị. bầu trời. Tức là trời trật tự vẫn như cũ, hắn sẽ không thoái vị.

NNếu Tuyệt Âm không thoái vị, tức là gió mạnh nổi sớm, mưa không rơi, ẩm ướt không thay đổi, dân chúng sẽ mắc bệnh sốt rét, tật phù, gió, kể cả đau nhức tứ chi, đau nhức. ở đầu và đầu, âm nóng và nội bệnh, cổ họng khô dẫn đến uống rượu.

NNếu Thiếu Ấn không thoái vị, tức là cuộc sống ấm áp sẽ diễn ra vào mùa xuân và mùa đông, côn trùng đốt sẽ đến sớm, thảm thực vật sẽ phát triển và con người sẽ bị sốt cơ hoành, khô họng, xuất huyết, sợ hãi, nước tiểu đỏ và se, khối u hồng cầu , và các vết loét và vết loét giữ lại độc tố.

TThái Âm không thoái vị, nhưng lạnh nóng không có, ẩm thấp không tiêu trừ, con người tứ chi yếu ớt, ăn uống không được, no bụng, xuất huyết, chân lạnh, bất lực, tắc nghẽn, mất ngủ và đi tiểu thường xuyên.

NNếu Thiệu Dương không thoái vị, tức là mùa xuân sinh nhiệt, hạ xuống, mùa đông nhiệt độ không đóng băng, nước chảy không lạnh như băng, côn trùng đốt xuất hiện, bệnh tật trong người ít khí, hàn nóng thường xuyên hơn. , đại tiện ra máu, phần trên cơ thể nóng bừng, bụng dưới săn chắc và đầy đặn, nước tiểu màu đỏ, nếu có khả năng sinh sản sẽ tràn ra máu.

NNếu Dương Minh không thoái vị thì mùa xuân sẽ mát mẻ, thảm thực vật nở muộn, hàn nóng luân canh. Các triệu chứng thường gặp bao gồm nôn mửa, tiêm nhiều, không ăn uống được, phân khô, không thể nhấc chân tay và chóng mặt.

CKhỉ cần mặt trời không thoái vị, mùa xuân sẽ lạnh và mùa hè sẽ đến, mưa đá lạnh sẽ rơi, bóng tối sẽ buông xuống và cái lạnh sẽ không biến mất. Các bệnh của con người bao gồm tê liệt, bất lực, đuối nước, đau thắt lưng và đầu gối và sốt muộn.

HHoàng đế nói: Trẫm biết ngày sớm muộn thế nào, trẫm muốn nghe số đất, ngươi có nghe được không? Kỳ Bá nói: Phương pháp dời đất sang phải, lên trời, thoái vị là sự biến đổi của đất và vạn vật theo thời gian.

HHoàng đế nói: Ta nghe nói trời đất có hai nhánh, mười thân và mười hai nhánh, kinh độ trên dưới và vĩ độ của trời và đất không ngừng dịch chuyển, nếu mất vị trí, liệu chúng có thể được giác ngộ? Kỳ Bá nói: “Người mất ngôi là người tuy đạt được đúng năm nhưng chưa đạt được đúng vị trí. Tức là bốn mùa sẽ không đều đặn, sẽ có đại dịch”. xảy ra." Chú thích Huyền Trụ Bí Ngữ nói: Ba mươi năm Dương, ngoại trừ sáu năm thiên phạt, có hai mươi bốn năm quá độ, ngoại trừ sáu năm này, tất cả đều dùng cho sự quá đáng. Mục đích của mệnh lệnh không phải là để thực hiện, bây giờ lời nói đã được lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng đều có thể thất bại.

NNếu năm Gia Tử là dương thì vận mệnh đất quá uể oải, chẳng hạn như nếu ở Quy Hải có nhiều ngày hơn, dù năm đó là Gia Tử nhưng Tuyệt Âm vẫn cai quản trời, đất đã dịch về bên phải, Dương Minh đang ở mùa xuân, Thiếu Dương năm ngoái dùng làm bên phải phòng, tức là Tuyệt Âm đất là Dương Minh, cho nên không hợp với những người sùng bái. Khi Guisi gặp nhau, vận mệnh thổ quá nhiều, còn thiếu sót được khắc phục bằng chiến thắng của mộc nên cũng không quá nhiều, tại sao phải nói là vận mệnh thổ quá nhiều? Hơn nữa, Hoàng Trung cũng không nên quá ngột ngạt. Mộc sẽ thắng và kim sẽ được phục hồi. Kim loại sẽ được phục hồi và sẽ có ít Âm hơn. Nếu đến, mộc sẽ mạnh như lửa và kim loại sẽ yếu. Trong trường hợp này, áo giáp có Đã thất lạc, trong ba năm tới sẽ biến thành đại dịch địa cầu, muộn đến Đỉnh Mậu và sớm nhất là Băng Âm, đại dịch địa cầu đã đến, thiện ác lớn nhỏ đều đã lan tràn thiên địa .Chi tiết có trong Tài Thứ Hai. Tựa như năm Gia Tử, nếu Giả và nhi tử hợp nhất thì nên giao cho thừa tướng cai quản thiên đình, tức là Kỷ Mậu chưa được điều động đến đúng vị trí, Vũ Âm Thiếu Dương cũng chưa thoái vị. Cũng có trường hợp Giả đã thống nhất dưới tay Giả, tức là vận mệnh địa cầu không thừa, Mục Nai lợi dụng hư không đánh bại thổ địa, còn Cẩm Từ lại ra tay giành chiến thắng, tức là quay lưng lại độc ác. Âm và Dương, trời và đất khác nhau, nên lớn và nhỏ, thiện và ác, đều là quy luật và mục đích của trời và đất.

NNếu năm Bính Âm và Dương quá dài, chẳng hạn như có nhiều ngày hơn Dịch Châu, cho dù có bảng Bính âm thì Thái Âm vẫn cai trị ngày. Trái đất đã được chuyển về đúng vị trí, Tuyệt Âm cai trị trái đất, mặt trời năm ngoái đã chuyển sang bên phải, tức là bầu trời quá âm và trái đất là jueyin, do đó, trái đất không bị biến đổi bởi thiên đường. Khi Yi và Xin gặp nhau, thủy vận quá yếu, nhưng thổ lại thắng, cho nên cũng không quá nhiều, tức là Thái Cu khống chế, Thái Vũ hẳn là không đáp lại, thổ thắng, hóa thành mưa, gỗ trở lại gió, Bing xin này mất đi sự gặp gỡ, và sau đó Ba năm sau, nó biến thành một dịch bệnh nước, muộn như Jisi và sớm như Wuchen, nó rất nhanh, và nó chậm và chậm. Thủy dịch ập đến, lớn nhỏ, thiện ác đều tính trên thiên hạ, đều là Thái Nhất Hữu Cung. Một ví dụ khác là vào năm Bính Âm, Bính và Âm hợp lại, nên giao cho Bí thư cai quản bầu trời, tức là Tân Tứ chưa dời về bên phải, mặt trời cũng chưa thoái vị ở Cảnh Trần, thịnh hành, hoặc có thể tái diễn, ba năm tới sẽ biến thành nhọt, gọi là nước sôi, hình dáng giống như bệnh nước. Việc điều trị vẫn như trước. Nếu năm Geng Chen yang quá dài, chẳng hạn như khi có nhiều ngày hơn Ji Mao, cho dù được giao cho năm Zengchen, Yang ming vẫn cai quản bầu trời, trái đất đã được chuyển sang bên phải, Taiyin cai trị thổ, còn Thiếu Âm năm ngoái lấy làm trung tâm bên phải, tức là trời, mặt trời sáng mà đất quá âm nên đất không thờ trời. Khi Yi gặp nhau, tài lộc vàng quá yếu, nhưng lại bị lửa khắc chế nên cũng không quá nhiều, tức là Cố Hi nắm quyền, Thái Thượng không nên đáp lại, lửa chiếm ưu thế, nhiệt biến, nước trở về hình phạt lạnh lùng, Yigen thua, ba năm sau sẽ biến hình. Dịch bệnh vàng sẽ nhanh chóng đến Renwu, chậm rãi đến Guiwei. Dịch bệnh vàng sẽ đến cùng lúc, thiện ác sẽ được phán xét theo số ngày. trong năm nay và Taiyi. Hơn nữa, cũng giống như Cảnh Trần, Cảnh Chí Thần, nên giao cho Thư ký quản Thiên, tức là Hạ Dịch chưa được điều động về đúng vị trí, tức là Giả Ngũ Thiếu Nhân chưa thoái vị. Ngai vàng, Dịch Lương không phù hợp với đức hạnh, tức là Hạ Dịch không mềm yếu, kim vận cũng có một khuyết điểm nhỏ, có thắng lợi nhỏ hoặc không có khả năng hồi phục, liền biến thành một 3 năm sẽ ghẻ lở, gọi là vết vàng, hình dáng giống như bệnh dịch vàng. Việc điều trị vẫn như trước.

NNếu năm Nhâm Ngũ Dương quá muộn, chẳng hạn như có nhiều ngày hơn Tân Tứ, cho dù là năm Nhâm Võ, Tuyệt Âm vẫn cai trị bầu trời, đất dịch chuyển về bên phải, Dương Minh đang vào xuân, mà Bingshen Shaoyang sẽ được dùng làm phòng thích hợp vào năm ngoái, tức là trời âm đất dương nên đất không thờ trời. Khi Đinh và Xin gặp nhau, mộc chuyển động quá yếu, nhưng kim loại chuyển động mạnh nên không quá nhiều, tức là Thụy Bin chủ trì, quá sừng không nên phản ứng, kim loại chuyển động khô khan. và mạnh, nhiệt của lửa trở lại rất nhanh và yếu, từ từ. Dịch bệnh ảnh hưởng đến cả vĩ nhân và tà ác, số năm và ngày dịch bệnh lan đến đều do Thái Nhất quyết định. Một ví dụ khác là khi Nhậm đến vào buổi trưa, nên giao cho Thư ký quản lý, tức là người chưa được Dingyou chuyển lên ngai vàng, tức là người chưa được chuyển lên ngai vàng. bởi Bingshen và Shaoyang, có thể thấy rằng Dingren không phù hợp với đức tính, tức là Dingrouqian đã mất đi món quà của mình, và vận may gỗ cũng yếu, có một chiến thắng nhỏ và một sự phục hồi nhỏ. Ba năm tiếp theo, bệnh chuyển thành vảy, gọi là bệnh ghẻ gỗ, hình dáng giống như bệnh dịch gió. Việc điều trị vẫn như trước.

NNếu năm Ngũ Thần quá dài, giống như ngày Định Uy quá dài thì vẫn là năm Ngũ Thần. Thái Âm vẫn ở trong Tứ Thiên, đất đã dịch chuyển về bên phải, Tuyệt Âm đang ở mùa xuân, vào năm Nhân Phúc cuối cùng, mặt trời thoái vị, trở thành đúng phòng, tức là trời không phải Định, mà là đất là Quy Hải nên đất xưa không bị trời biến đổi. Khi Đinh và Gui gặp nhau, vận lửa quá yếu, nhưng nước sẽ thắng nên cũng không quá nhiều, tức là man rợ nắm quyền, Thái Tranh không nên đáp lại, Wu Gui thua cuộc, và trong ba năm tiếp theo nó trở thành một bệnh dịch, và nó nhanh chóng đến với Geng Xu, lớn và nhỏ, thiện và ác, đẩy số năm và ngày khi dịch bệnh ập đến, và cả Taiyi. Nó cũng giống như Wushen, Wuzhishan, và nó nên được giao cho Si Zhitian, tức là nếu Xia Guihai chưa được chuyển sang bên phải, tức là nếu mặt trời của Renxu chưa rời khỏi mặt đất, thì có thể thấy Ô Quy Hải không hòa hợp với đức hạnh, tức là Hạ Quy Nhu, khi thân mất đi sức mạnh, phong trào lửa coi như yếu đuối, thắng lợi nhỏ hoặc không thể hồi phục, trong ba năm tới sẽ biến thành một bệnh gọi là bệnh lửa. Phương pháp điều trị vẫn như trước, phương pháp điều trị có thể làm giảm cảm lạnh.

HHoàng Đế nói: Nhân khí không đủ, thời tiết như hư không, nhân khí thất lạc, thần quang không tụ lại, quỷ dữ tấn công người, dẫn đến chết yểu, ngươi có nghe được không? Qi Bo nói: Con người có năm báu vật, nếu thiếu một trong số đó, họ sẽ bị thiếu hụt trên trời và cảm thấy tà ác. Khi một người lo lắng lo lắng thì sẽ buồn phiền, hoặc khi Thiếu Âm ngự thiên, số ngày không đủ, Thái Âm gián tiếp đến, nghĩa là bầu trời trống rỗng, điều này có nghĩa là Khí của con người và thời tiết đều trống rỗng. Nếu sợ hãi mà lấy đi tinh dịch, mồ hôi từ trong lòng chảy ra, cho nên ba yếu đuối, mất tinh thần. Tâm là quan của người đứng đầu nhóm, khi hồn xuất ra và mất đi vị trí, linh hồn lang thang lên đan điền và ở trong cung điện Niwan của hoàng đế Taiyi. Vì thần đã thất lạc và ánh sáng thần thánh cũng không được hội tụ mà khi ngọn lửa không thể chạm tới được thì một con ma xác đen nhìn thấy khiến người ta chết thảm.

KKhi con người ăn uống, mệt mỏi thì tỳ hư, hoặc khi Thái Âm ngự thiên, số ngày không đủ, tức là Thiếu Dương sẽ gián tiếp đến, gọi là khuyết, nghĩa là rằng con người bị thiếu hụt Qi và thiếu hụt Qi. Ngoài ra, nếu ăn uống no quá thì mồ hôi sẽ ra khỏi bụng, nếu say rượu no mà quan hệ tình dục thì mồ hôi sẽ ra từ lá lách, do đó tam khuyết sẽ khiến lá lách bị suy nhược. mất kiểm soát thì lá lách sẽ làm quan chỉ huy, trí tuệ sẽ lộ ra. Vì thần đã mất vị trí nên thần quang cũng mất vị trí, không thể tụ họp lại được, tuy nhiên, vào năm mà trái đất không thể tới được thì có thể mất vị trí vào năm Đã hoặc Năm A, hoặc bầu trời âm lịch. trống rỗng, ma xác xanh nhìn thấy khiến người ta chết.

NNgười ngồi lâu ở vùng đất ngập nước sẽ bị tổn thương thận nếu xuống nước mạnh, thận là cơ quan tạo nên sức mạnh của con người nên có thể dùng thủ đoạn. Vì vậy, tam khuyết có nghĩa là thận linh thất lạc, thần thức mất vị trí, thần quang không tụ lại, nhưng vào năm không có nước, hoặc Tân không gặp bùa, hoặc là B năm thất lạc, hoặc là mặt trời trên bầu trời, còn có một cỗ thi thể màu vàng quỷ, nhìn lệnh người chết thảm.

MMột người có thể tức giận và khí của họ tăng lên thay vì giảm xuống, điều này làm tổn thương gan. Khi chạm trán Tuyệt Âm Tư Thiên, số ngày không đủ, tức là Thiếu Âm gián tiếp đến, gọi là Thiên Hư, đây gọi là Thiên Hư và nhân loại. Ngoài ra khi sợ chạy nhanh, gan đổ mồ hôi. Gan là quan của tướng quân, kế hoạch của ông xuất phát từ đâu. Nếu mất thần vị, thần quang không tụ lại, còn nếu mộc không năm, hoặc năm đinh không khớp, hoặc năm Nhâm mất, hoặc trời không, xác trắng. ma sẽ nhìn thấy và con người sẽ chết thảm.

NNếu mất đi vị trí ở tầng thứ năm thì trời trống người không, tâm trí lang thang mất vị trí sẽ có năm xác ma giết người, khiến người ta chết thảm, đây gọi là tang thi. Khi người ta hoán đổi ngũ thần thì có nghĩa là ánh sáng của thần linh không tròn. Không chỉ ma quỷ mà tất cả những kẻ phạm tội ác đều là kết quả của việc các vị thần mất đi vị trí của mình. Điều này có nghĩa là ai giữ được sẽ sống, ai mất nó sẽ chết. Người có được tinh thần sẽ thịnh vượng, còn người mất tinh thần sẽ bị diệt vong.

本病论篇第七十三

黄帝问曰:天元九窒,余已知之,愿闻气交,何名失守?岐伯曰:谓其上下升降,迁正退位,各有经论,上下各有不前,故名失守也。是故气交失易位,气交乃变,变易非常,即四失序,万化不安,变民病也。

帝曰:升降不前,愿闻其故,气交有变,何以明知?岐伯曰:昭乎哉问,明乎道矣?气交有变,是谓天地机,但欲降而不得降者,地窒刑之。又有五运太过,而先天而至者,即交不前,但欲升而不得其升,中运抑之,但欲降而不得其降,中运抑之。于是有升之不前,降之不下者,有降之不下,升而至天者,有升降俱不前,作如此之分别,即气交之变。变之有异,常各各不同,灾有微甚者也。

帝曰:愿闻气交遇会胜抑之由,变成民病,轻重何如?岐伯曰:胜相会,抑伏使然。是故辰戌之岁,木气升之,主逢天柱,胜而不前;又遇庚戌,金运先天,中运胜之忽然不前,木运升天,金乃抑之,升而不前,即清生风少,肃杀于春,露霜复降,草木乃萎。民病温疫早发,咽嗌乃干,四肢满,肢节皆痛;久而化郁,即大风摧拉,折陨鸣紊。民病卒中偏痹,手足不仁。
是故巳亥之岁,君火升天,主窒天蓬,胜之不前;又厥阴未迁正,则少阴未得升天,水运以至其中者,君火欲升,而中水运抑之,升之不前,即清寒复作,冷生旦暮。民病伏阳,而内生烦热,心神惊悸,寒热间作;日久成郁,即暴热乃至,赤风瞳翳,化疫,温疠暖作,赤气彰而化火疫,皆烦而燥渴,渴甚,治之以泄之可止。

是故子午之岁,太阴升天,主窒天冲,胜之不前;又或遇壬子,木运先天而至者,中木运抑之也,升天不前,即风埃四起,时举埃昏,雨湿不化。民病风厥涎潮,偏痹不随,胀满;久而伏郁,即黄埃化疫也。民病夭亡,脸肢府黄疸满闭。湿令弗布,雨化乃微。

是故丑未之年,少阳升天,主窒天蓬,胜之不前;又或遇太阴未迁正者,即少阴未升天也,水运以至者,升天不前,即寒冰反布,凛冽如冬,水复涸,冰再结,暄暖乍作,冷夏布之,寒暄不时。民病伏阳在内,烦热生中,心神惊骇,寒热间争;以久成郁,即暴热乃生,赤风气肿翳,化成疫疠,乃化作伏热内烦,痹而生厥,甚则血溢。是故寅申之年,阳明升天,主窒天英,胜之不前;又或遇戊申戊寅,火运先天而至;金欲升天,火运抑之,升之不前。即时雨不降,西风数举,咸卤燥生。民病上热喘嗽,血溢;久而化郁,即白埃翳雾,清生杀气,民病

胁满,悲伤,寒鼽嚏,嗌干,手坼皮肤燥。

是故卯酉之年,太阳升天,主窒天芮,胜之不前;又遇阳明未迁正者,即太阳未升天也,土运以至,水欲升天,土运抑之,升之不前,即湿而热蒸,寒生两间。民病注下,食不及化;久而成郁,冷来客热,冰雹卒至。民病厥逆而哕,热生于内,气痹于外,足胫酸疼,反生心悸,懊热,暴烦而复厥。

黄帝曰:升之不前,余已尽知其旨,愿闻降之不下,可得明乎?岐伯曰:悉乎哉问也!是之谓天地微旨,可以尽陈斯道。所谓升已必降也,至天三年,次岁必降,降而入地,始为左间也。如此升降往来,命之六纪也。

是故丑未之岁,厥阴降地,主窒地晶,胜而不前;又或遇少阴未退位,即厥阴未降下,金运以至中,金运承之,降之未下,抑之变郁,木欲降下,金运承之,降而不下,苍埃远见,白气承之,风举埃昏,清燥行杀,霜露复下,肃杀布令。久而不降,抑之化郁,即作风燥相伏,暄而反清,草木萌动,杀霜乃下,蛰虫未见,惧清伤藏。

是故寅申之岁,少阴降地,主窒地玄,胜之不入;又或遇丙申丙寅,水运太过,先天而至,君火欲降,水运承之,降而不下,即彤云才见,黑气反生,暄暖如舒,寒常布雪,凛冽复作,天云惨凄。久而不降,伏之化郁,寒胜复热,赤风化疫,民病面赤、心烦、头痛、目眩也,赤气彰而温病欲作也。

是故卯酉之岁,太阴降地,主窒地苍,胜之不入;又或少阳未退位者,即太阴未得降也;或木运以至,木运承之,降而不下,即黄云见而青霞彰,郁蒸作而大风,雾翳埃胜,折陨乃作。久而不降也,伏之化郁,天埃黄气,地布湿蒸。民病四肢不举、昏眩、肢节痛、腹满填臆。

是故辰戌之岁,少阳降地,主窒地玄,胜之不入;又或遇水运太过,先天而至也,水运承之,降而不下,即彤云才见,黑气反生,暄暖欲生,冷气卒至,甚则冰雹也。久而不降,伏之化郁,冰气复热,赤风化疫,民病面赤、心烦、头痛、目眩也,赤气彰而热病欲作也。

是故巳亥之岁,阳明降地,主窒地彤,用而不入;又或遇太阳未退位,即阳明未得降;即火运以至之,火运承之不下,即天清而肃,赤气乃彰,暄热反作。民皆错倦,夜卧不安,咽乾引饮,懊热内烦,天清朝暮,暄还复作;久而不降,伏之化郁,天清薄寒,远生白气。民病掉眩,手足直而不仁,两胁作痛,满目

然。

是故子午之年,太阳降地,主窒地阜胜之,降而不入;又或遇土运太过,先天而至,土运承之,降而不入,即天彰黑气,暝暗凄惨,才施黄埃而布湿,寒化令气,蒸湿复令。久而不降,伏之化郁,民病大厥,四肢重怠,阴痿少力,天布沉阴,蒸湿间作。

帝曰:升降不前,晰知其宗,愿闻迁正,可得明乎?岐伯曰:正司中位,是谓迁正位,司天不得其迁正者,即前司天,以过交司之日,即遇司天太过有余日也,即仍旧治天数,新司天未得迁正也。

厥阴不迁正,即风暄不时,花卉萎瘁。民病淋溲,目系转,转筋,喜怒,小便赤。风欲令而寒由不去,温暄不正,春正失时。

少阴不迁正,即冷气不退,春冷后寒,暄暖不时。民病寒热,四肢烦痛,腰脊强直。木气虽有余,而位不过君火也。

太阴不迁正,即云雨失令,万物枯焦,当生不发。民病手足肢节肿满,大腹水肿,填臆不食,飧泄胁满,四肢不举。雨化欲令,热犹治之,温煦于气,亢而不泽。

少阳不迁正,即炎灼弗令,苗莠不荣,酷暑于秋,肃杀晚至,霜露不时。民病痎疟,骨热,心悸,惊骇;甚时血溢。

阳明不迁正,则暑化于前,肃杀于后,草木反荣。民病寒热,鼽嚏,皮毛折,爪甲枯焦;甚则喘嗽息高,悲伤不乐。热化乃布,燥化未令,即清劲未行,肺金复病。

阳明不迁正,即冬清反寒,易令于春,杀霜在前,寒冰于后,阳光复治,凛冽不作,民病温疠至,喉闭嗌干,烦躁而渴,喘息而有音也。寒化待燥,犹治天气,过失序,与民作灾。

帝曰:迁正早晚,以命其旨,愿闻退位,可得明哉?岐伯曰:所谓不退者,即天数未终,即天数有余,名曰复布政,故名曰再治天也。即天令如故,而不退位也。

厥阴不退位,即大风早举,时雨不降,湿令不化,民病温疫,疵废,风生,皆肢节痛,头目痛,伏热内烦,咽喉干引饮。

少阴不退位,即温生春冬,蛰虫早至,草木发生,民病膈热,咽干,血溢,惊骇,小便赤涩,丹瘤,疮疡留毒。

太阴不退位,而取寒暑不时,埃昏布作,湿令不去,民病四肢少力,食饮不下,泄注淋满,足胫寒,阴痿,闭塞,失溺,小便数。

少阳不退位,即热生于春,暑乃后化,冬温不冻,流水不冰,蛰虫出见,民病少气,寒热更作,便血,上热,小腹坚满,小便赤沃,甚则血溢。

阳明不退位,即春生清冷,草木晚荣,寒热间作。民病呕吐,暴注,食饮不下,大便干燥,四肢不举,目瞑掉眩。

太阳不退位,即春寒夏作,冷雹乃降,沉阴昏翳,二之气寒犹不去。民病痹厥,阴痿,失溺,腰膝皆痛,温疠晚发。

帝曰:天岁早晚,余已知之,愿闻地数,可得闻乎?岐伯曰:地下迁正、升天及退位不前之法,即地土产化,万物失时之化也。

帝曰:余闻天地二甲子,十干十二支,上下经纬天地,数有迭移,失守其位,可得昭乎?岐伯曰:失之迭位者,谓虽得岁正,未得正位之司,即四时不节,即生大疫。注《玄珠密语》云:阳年三十年,除六年天刑,计有太过二十四年,除此六年,皆作太过之用。令不然之旨,今言迭支迭位,皆可作其不及也。

假令甲子阳年,土运太窒,如癸亥天数有余者,年虽交得甲子,厥阴犹尚治天,地已迁正,阳明在泉,去岁少阳以作右间,即厥阴之地阳明,故不相和奉者也。癸巳相会,土运太过,虚反受木胜,故非太过也,何以言土运太过,况黄钟不应太窒,木即胜而金还复,金既复而少阴如至,即木胜如火而金复微,如此则甲已失守,后三年化成土疫,晚至丁卯,早至丙寅,土疫至也,大小善恶,推其天地,详乎太乙。又只如甲子年,如甲至子而合,应交司而治天,即下己卯未迁正,而戊寅少阳未退位者,亦甲已下有合也,即土运非太过,而木乃乘虚而胜土也,金次又行复胜之,即反邪化也。阴阳天地殊异尔,故其大小善恶,一如天地之法旨也。

假令丙寅阳年太过,如乙丑天数有余者,虽交得丙寅,太阴尚治天也。地已迁正,厥阴司地,去岁太阳以作右间,即天太阴而地厥阴,故地不奉天化也。乙辛相会,水运太虚,反受土胜,故非太过,即太簇之管,太羽不应,土胜而雨化,木复即风,此者丙辛失守其会,后三年化成水疫,晚至己巳,早至戊辰,甚即速,微即徐,水疫至也,大小善恶,推其天地数乃太乙游宫。又只如丙寅年,丙至寅且合,应交司而治天,即辛巳未得迁正,而庚辰太阳未退位者,亦丙辛不合德也,即水运亦小虚而小胜,或有复,后三年化疠,名曰水疠,其状如水疫。治法如前。假令庚辰阳年太过,如己卯天数有余者,虽交得庚辰年也,阳明犹尚治天,地已迁正,太阴司地,去岁少阴以作右间,即天阳明而地太阴也,故地不奉天也。乙巳相会,金运太虚,反受火胜,故非太过也,即姑洗之管,太商不应,火胜热化,水复寒刑,此乙庚失守,其后三年化成金疫也,速至壬午,徐至癸未,金疫至也,大小善恶,推本年天数及太乙也。又只如庚辰,如庚至辰,且应交司而治天,即下乙未得迁正者,即地甲午少阴未退位者,且乙良不合德也,即下乙未柔干失刚,亦金运小虚也,有小胜或无复,且三年化疠,名曰金疠,其状如金疫也。治法如前。

假令壬午阳年太过,如辛巳天数有余者,虽交得壬午年也,厥阴犹尚治天,地已迁正,阳明在泉,去岁丙申少阳以作右间,即天厥阴而地阳明,故地不奉天者也。丁辛相合会,木运太虚,反受金胜,故非太过也,即蕤宾之管,太角不应,金行燥胜,火化热复,甚即速,微即徐。疫至大小善恶,推疫至之年天数及太乙。又只如壬至午,且应交司而治之,即下丁酉未得迁正者,即地下丙申少阳未得退位者,见丁壬不合德也,即丁柔干失赐,亦木运小虚也,有小胜小复。后三年化疠,名曰木疠,其状如风疫也。治法如前。

假令戊申阳年太过,如丁未天数太过者,虽交得戊申年也。太阴犹尚司天,地已迁正,厥阴在泉,去岁壬戌太阳以退位作右间,即天丁未,地癸亥,故地不奉天化也。丁癸相会,火运太虚,反受水胜,故非太过也,即夷则之管,上太徵不应,此戊癸失守其会,后三年化疫也,速至庚戌,大小善恶,推疫至之年天数及太乙。又只如戊申,如戊至申,且应交司治天,即下癸亥未得迁正者,即地下壬戌太阳未退者,见戊癸亥未合德也,即下癸柔干失刚,见火运小虚,有小胜或无复也,后三年化疠,名曰火疠也。治法如前;治之法,可寒之泄之。

黄帝曰:人气不足,天气如虚,人神失守,神光不聚,邪鬼干人,致有夭亡,可得闻乎?岐伯曰:人之五藏,一藏不足,又会天虚,感邪之至也。人忧愁思虑即伤心,又或遇少阴司天,天数不及,太阴作接间至,即谓天虚也,此即人气天气同虚也。又遇惊而夺精,汗出于心,因而三虚,神明失守。心为群主之官,神明出焉,神失守位,即神游上丹田,在帝太一帝群泥丸宫一下。神既失守,神光不聚,却遇火不及之岁,有黑尸鬼见之,令人暴亡。
人饮食、劳倦即伤脾,又或遇太阴司天,天数不及,即少阳作接间至,即谓之虚也,此即人气虚而天气虚也。又遇饮食饱甚,汗出于胃,醉饱行房,汗出于脾,因而三虚,脾神失守,脾为谏议之官,智周出焉。神既失守,神光失位而不聚也,却遇土不及之年,或已年或甲年失守,或太阴天虚,青尸鬼见之,令人卒亡。
人久坐湿地,强力入水即伤肾,肾为作强之官,伎巧出焉。因而三虚,肾神失守,神志失位,神光不聚,却遇水不及之年,或辛不会符,或丙年失守,或太阳司天虚,有黄尸鬼至,见之令人暴亡。
人或恚怒,气逆上而不下,即伤肝也。又遇厥阴司天,天数不及,即少阴作接间至,是谓天虚也,此谓天虚人虚也。又遇疾走恐惧,汗出于肝。肝为将军之官,谋虑出焉。神位失守,神光不聚,又遇木不及年,或丁年不符,或壬年失守,或厥阴司天虚也,有白尸鬼见之,令人暴亡也。
已上五失守者,天虚而人虚也,神游失守其位,即有五尸鬼干人,令人暴亡也,谓之曰尸厥。人犯五神易位,即神光不圆也。非但尸鬼,即一切邪犯者,皆是神失守位故也。此谓得守者生,失守者死。得神者昌,失神者亡。

THIÊN 74 : CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN

Hoàng Đế hỏi:
Năm khí giao hợp, doanh hư thay đổi... Lẽ đó, tôi được biết rồi. Còn sáu khí chia trị, Tư thiên, Tại toàn, khí đến như thế nào? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Quyết âm Tư thiên, hóa của nó là phong. Thiếu âm tư thiên, hóa của nó là nhiệt, Thái âm tư thiên, hóa của nó là thấp. Thiếu dương Tư thiên, hóa của là hỏa, Dương minh Tư thiên, hóa của nó là táo, Thái dương tư thiên, hóa của nó là hàn... Lấy cái Tàng vị sáu khí nó lâm, mà nhận định bệnh danh... (tức là thiên khí ở trên lâm xuống, mà dưới hợp với Tàng vị của con người, tùy theo 6 khí nó phạm vào tàng nào, để ấn định tên bệnh) [2].
Địa hóa (tức Tại toàn) như thế nào? [3]
Cùng “hậu” như tư thiên, gián khí cũng vậy [4].
Gián khí như thế nào? [5]
“Tư” ở tả, hữu gọi là gián khí [6].
Lấy gì để phân biệt là khác? [7].
Chủ tuế thời kỳ tuế, gián khí thời kỳ bộ (1) [8].
Hoàng Đế hỏi:
Tuế chủ như thế nào? [9]
Kỳ Bá thưa rằng:
Quyết âm Tư thiên là phong hóa, Tại toàn là toan hóa, tư khí là thương hóa (hóa màu xanh), gián khí là động hóa. Thiếu âm Tư thiên là Nhiệt hóa. Tại toàn là khổ hóa, không tư về khí hóa tư khí là chước hóa (hóa sự cháy nóng). Thái âm tư thiên là thấp hóa, Tại toàn là Cam hóa, tư khí là kiềm hòa, gián khí là Nhu hóa, Thiếu dương Tư thiên là hỏa hóa, Tại toàn là khổ hóa, tư khí là đan hoá (hóa sắc đỏ), gián khí là minh hóa (hóa sự sáng tỏ). Dương minh Tư thiên là táo hóa, Tại toàn là tân hóa, tư khí là tố hóa, gián khí là thanh hóa. Thái dương Tư thiên là hàn hóa, Tại toàn là hàn hóa, tư khí là huyền hóa, gián khí là Tàng hóa... Cho nên muốn trị bệnh phải biết rõ sáu khí, chia trị năm vị, năm sắc sinh ra thế nào, năm tàng nên như thế nào... Mới có thể nói được lẽ doanh, hư và cái nguyên nhân sinh ra bệnh hoạn (1) [10].
Hoàng Đế hỏi:
Quyết âm Tại toàn mà toan hóa, tôi đã hiểu rồi. Còn sự phát triển của phong hóa, như thế nào? [11].
Kỳ Bá thưa rằng:
Phong phát sinh ra ở đất, đó tức là “bản”. Các khí khác đều như vậy. Bản (gốc) ở trời, tức là thiên khí, bản ở đất, tức là địa khí. Trời với đất hợp khí, sáu tiết phân chia, muôn vật do đó mà hóa sinh. Cho nên nói: “Cẩn hậu khí nghi, vô thất bệnh kỳ”, tức là lẽ đó (1) [12].
Hoàng Đế hỏi:
Chủ bệnh như thế nào? [13].
Kỳ Bá thưa rằng:
Tư thế, bị vật (1), thời không sót nữa [14].
Trước tuế mà bị vật, như thế nào? [15].
Đó là chuyên tính của trời đất [16].
Tư tuế như thế nào? [17].
Tư khí để nhận chủ tuế, do đó lại xét cả hữu dư và bất túc [18].
Nếu không tư tuế, bị vận, thì sao? [19].
Vì khi nó tán, chất tuy đồng mà lực khác nhau. Khí vị có hậu bạc, tính dụng có táo tĩnh, trị, bảo có nhiều ít, lực hóa có thiển, thâm... Vì vậy nên phải tư tuế bị vật (2) [20].
Hoàng Đế hỏi:
Tuế chủ làm hại cho Tàng, như thế nào? [21].
Kỳ Bá thưa rằng:
Xét cái “sở bất thắng” của nó, thời rõ được yếu điểm như thế nào? (1) [22].
Trị liệu như thế nào? [23]
Ở trên mà “râm” xuống dưới thời lấy cái “sở thắng” để làm cho yên, do bên ngoài mà “râm” vào trong, thời lấy cái “sở thắng để điều trị (2).
Hoàng Đế hỏi:
Bình khí như thế nào? [25].
Kỳ Bá thưa rằng:
Nhận xét kỹ âm dương ở đâu để điều trị, lấy quân bình làm giới hạn, Chính thời chính trị, phản thời phản trị...(1) [26].
Hoàng Đế hỏi:
Phu tử nói xét về sự hỗ giao âm dương để điều trị. Luận nói: “Nhân nghinh với Thốn khẩu tương ứng, không sai như dây mặc, gọi là “bình”, vậy âm dương sở tại, và thốn khẩu như thế nào? [27].
Kỳ Bá thưa rằng:
Nhân năm thuộc về Nam chính hay Bắc chính, thời sẽ biết được (1) [28].
Về năm Bắc chính, Thiếu âm Tại toàn thốn khẩu không ứng, Quyết âm tại toàn, thời bên “hữu” không ứng, Thái âm Tại toàn thời bên “tả” không ứng. Về năm Nam chính, Thiếu âm tư thiên thời. Thốn khẩu không ứng. Quyết âm Tư thiên thời bên hữu không ứng Thái âm Tư thiên thời bên  tả không ứng. Phàm những “không ứng” “phản chấn” thời sẽ thấy (2) [29].
Hoàng Đế hỏi:
Xích hậu như thế nào? [30].
Kỳ Bá thưa rằng:
Về năm Bách chính, Tam âm ở dưới, thời Thốn không ứng, Tam âm ở trên, thời Xích không ứng. Về năm Nam chính. Tam âm Tư thiên, thời Thốn không ứng. Tam âm Tại toàn, thời xích không ứng. Tả, hữu đều như vậy. Cho nên nói: biết được  cốt yếu, chỉ một lời cũng đủ, không biết được cốt yếu, sẽ lưu tán vô cùng (1) [31].
Hoàng Đế hỏi:
Khí của trời đất, do nóäi tâm mà sinh ra bệnh như thế nào? [32]
Kỳ Bá thưa rằng:
Những năm Quyết âm Tại toàn, bị phong râm nó thắng, thời địa khí u ám, cỏ cây sớm tốt. Dân mắc bệnh ghê ghê sợ rét, hay vươn vai, Tâm thống, chi mãn, lưỡng hiếp lý cấp (đau rút hai bên sườn) uống ăn không chịu, cách yết không thông, ăn vào thời nóân, phúc trường hay ợ, được hậu (đại tiện) với khí (trung tiện), thời trong bụng nhẹ ngay như bớt. Thân thể đều nặng [33].
Những năm Thiếu âm Tại toàn, bị nhiệt râm nó thắng, nơi tối lại sáng. Dân mắc bệnh trong bụng thường sôi, (kêu réo), khí xông lên hung, thở suyễn, không thể đứng lâu, hàn, nhiệt, bì phu thống, mắt mờ,  răng đau, quai hàm sưng. Ố hàn, phát nhiệt, như Ngược, trong Thiếu phúc đau, bụng lớn (vì nhiệt ở Trung tiêu nên bụng lớn) [34].
Những năm Thái âm Tại toàn, bị thấp râm nó thắng, gần xa tăm tối, dân mắc bệnh ẩm, tích, tâm thống, tai điếc, bừng bừng nóng nẩy, ách thũng, hầu tý, âm bệnh, ra huyết, thiếu thống và thũng, không tiểu tiện được, khí bốc đầu nhức, mắt như mờ , cổ như gãy, lưng đau, đùi duỗi không thể co, bộng chân đau nhức như bị nứt [35].
Những năm Thiếu dương Tại toàn bị hỏa râm nó thắng, hàn nhiệt thay đổi đến... Dân mắc bệnh chú tiết xích hoặc bạch (tức kiết lỵ); Thiếu phúc thống, niệu xích, quá lắm thời tiện huyết. Thiếu âm cùng hậu (1) [36].
Những năm Dương minh tại toàn, bị táo râm nó thắng, dân mắc bệnh hay ẩn (ọe) ra vị đắng, hay thở dài, Tâm, Hiếp thống, không thể trở mình, quá lắm thời họng khô, mặt nhồm, da dẻ khô rộp, ngoài chân lại nhiệt.
Những năm Thái dương, Tại toàn, bị hàn râm nó thắng, dân mắc bệnh đau ở Thiếu dương, rút xuống Dịch hoàn, suốt ra yêu tích; xung lên thành Tâm thống, ra huyết, họng đau, quai hàm sưng [38].
Hoàng Đế hỏi:
Điều trị như thế nào? [39]
Cái khí trong thời kỳ Tại toàn, bị phong râm vào bên trong, nên trị bằng vị tân và lương, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị cam làm cho hoãn lại, dùng vị tân làm cho tán đi (1) [40].
Bị nhiệt râm vào bên trong, nên trị bằng vị hàm, và hàn, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị toan để thâu lại, dùng vị khổ đế phát đi (2) [41].
Bị thấp râm vào bên trong, nên trị bằng vị khổ và nhiệt, tá bằng vị toan và đạm, dùng vị khổ làm cho táo lại, dùng vị đạm làm cho tiết đi (3) [42].
Bị hỏa râm vào bên trong nên trị bằng khổ và ôn, tá bằng vị cam và tân, dùng vị toan để thâu lại, dùng vị khổ để phát đi (4) [43]
Bị táo râm vào bên trong, nên trị bằng khổ và ôn, tá bằng vị cam và tân, dùng vị khổ để hạ xuống (5) [44]
Bị hàn râm vào bên trong, nên trị bằng vị cam nhiệt, tá bằng vị khổ và tân, dùng vị hàm để tả đi, dùng vị tân để nhuận thêm, dùng vị khổ để làm cho kiên lại (6) [45]
Hoàng Đế hỏi:
Thiên khí biến như thế nào? [46]
Kỳ Bá thưa rằng:
Quyết âm Tư thiên, bị phong râm nó thắng... dân mắc bệnh Vị quản giữa tâm mà đau, rút lên hai hiếp, cách yết không thông, uống ăn không xuống, lưỡi cứng đờ, ăn vào thời ẩu, lãnh tiết, phúc trướng, đường tiết (đại tiện nát), giả (hòn nói lại tan), đường thủy vít. Bệnh vốn ở Tỳ Xung dương mạch tuyệt, chết không thể chữa [47].
Thiếu âm Tư thiên, bị nhiệt râm nó thắng. Dân mắc bệnh trong Hung phiền nhiệt, ách can, hữu hiếp mãn, bì phu thống, phát hàn nhiệt, khái và suyễn, thóa huyết (nhổ ra huyết), huyết tiết, cừu, nục, xị, ẩu, tiểu tiện, sắc biến. Quá lắm thời thương dương, phù thũng: Kiên (vai) bối (lưng), tý nhu (cánh tay), và trong khuyết bồn đều đau. Tâm thống, Phế trướng, bụng lớn và mãn hoặc, bụng trướng mà khái và suyễn. Gốc  bệnh ở phế, Mạch ở xích trạch tuyệt, chết, không thể chữa [48].
Thái âm Tư thiên, bị thấp râm nó thắng, dân mắc bệnh, phù thũng, cốt thống, âm tý, án tay vào không được, yêu, tích, đầu hạng thống, thỉnh thoảng hoa mắt; đại tiện khó, âm khí không phát triển, đói mà không muốn ăn; khái; thóa thời thấy có cả huyết, trong bụng nghe bào hao... Bệnh ở gốc Thận. Mạch ở Thái khê tuyệt, thời chết không thể chữa [49].
Thiếu dương Tư thiên, hỏa và thấp thắng... Dân mắc bệnh đầu thống, phát nhiệt, ố hàn mà ngược. Nhiệt phát ra bì phu, bì đau, sắc biến ra vàng hoặc đỏ, gây nên chứng thủy, mình, mặt phù, thũng, bụng đầy vượt, phải ngửa lên mà thở, kiết lỵ đỏ hoặc trắng, mụn lở, ho, nhổ ra huyết, phiền Tâm, trong Hung nhiệt, quá lắm thời cừu, nục. Bệnh gốc ở Phế. Mạch ở huyệt Thiên phủ tuyệt, sẽ chết, không chữa được [50].
Dương minh Tư thiên, bị Táo râm nó thắng... Dân mắc bệnh tả khư hiếp đau, khí hàn tràn lan, cảm thành bệnh ngược, khái, trong bụng sôi, tiết tả, như phân cò, Tâm huyết bạo thống, không thể trở mình, ách can, mặt nhờm, yêu thống. Đàn ông đồi sán, đàn bà Thiếu phúc đau, mắt mờ và toét, lở láy. Bệnh gốc ở Can mạch ở Thái sung tuyệt, sẽ chết không thể chữa [51].
Thái dương Tư thiên, bị hàn râm nó thắng. Dân mắc bệnh, huyết biến ở trong, phát thành ung dương (mụn, lở), quyết, tâm thống, ẩu huyết, huyết tiết, cừu, nục, hay bị (thương, cảm), thỉnh thoảng chóng mặt, ngã ngất, hung, phúc, mãn, lòng bàn tay nóng, khủyu tay co lại, nách sưng, trong lòng lạnh lẽo khó chịu, bụng hiếp, vị quản đều không yên, mặt đỏ, mắt vàng, hay ợ, họng khô. Quá lắm thời sắc mặt đen sạm, khát, muốn uống nước. Bệnh gốc  ở Tâm, mạch ở huyệt Thần môn tuyệt sẽ chết, không thể chữa [52].
Đó chính là: chỉ xét ở động khí, thời sẽ biết được năm Tàng ra sao.
Hoàng Đế hỏi:
Điều trị như thế nào? [54]
Kỳ Bá thưa rằng:
Về khí Tư thiên, bị phong râm nó thắng, bình bằng vị tân và lương, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị cam để làm cho hoãn, dùng vị toàn để làm cho tả (1) [55].
Bị nhiệt râm nó thắng, bình bằng vị hàm và hàn, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị cam để làm cho thâu lại (2) [56].
Bị thấp râm nó thắng, bình bằng vị khổ và nhiệt, tá bằng vị toan và tân, dùng vị khổ để làm cho táo, dùng vị đạm để làm cho tiết, thấp ở bộ phận trên, quá lắm mà nhiệt, trị bằng vị khổ và ôn, tá bằng vị cam và tân, để cho hãn ra, thời thôi (3) [57].
Bị hỏa râm nó thắng, bình bằng vị toan và lãnh, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị toan để thâu lại, dùng vị khổ để phát ra, lại dùng vị toan để cho phục lại. Cùng một phương pháp trị chứng nhiệtrâm (4) [58].
Bị táo râm nó thắng, bình bằng vị khổ và ôn, tá bằng vị toan và tân, dùng vị khổ để hạ xuống (5) [59]
Bị hàn râm nó thắng bình bằng vị tân và khíệt, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị hàm để tả (6) [60].
Hoàng Đế hỏi:
Tà khí phản thắng, điều trị như thế nào? [61].
Kỳ Bá thưa rằng:
Phong tư ở đất, thanh lại thắng nó, trị bằng toan và ôn, tá bằng khổ và cam, dùng vị tân để bình [62].
Nhiệt tư ở đáy, hàn lại thắng nó; trị bằng cam và nhiệt, tá bằng khổ và tân, dùng vị hàn để bình [63].
Thấp tư ở đất, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị khổ và lãnh, tá bằng vị hàm và cam, dùng vị khổ để bình [64].
Hỏa tư ở đất, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị cam và nhiệt, tà bằng vị khổ và tân, dùng vị hàm để bình [65].
Táo tư ở đất, nhiệt là thắng nó: trị bằng vị bình và hàn, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị tân để bình, lấy hòa làm lợi [66].
Hàn tử ở đất, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị hàm và lãnh, tá bằng vị cam tân, dùng vị khổ để bình (1) [67].
Hoàng Đế hỏi:
Tà khí lại thắng khí Tư thiên, thời trị liệu như thế nào? [68]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phong hóa ở trời, thanh lại thắng nó, trị bằng vị toan và ôn, tá bằng vị cam và khổ [69].
Thấp hóa ở trời, hàn lại thắng nó, trị bằng vị cam và ôn, tá bằng vị khổ, toan và tân [70].
Thấp hóa ở trời, hàn lại thắng nó, trị bằng vị khổ và hàm tá bằng vị khổ và toan [71].
Hỏa hóa ở trời, hàn lại thắng nó. Trị bằng vị cam và nhiệt tá bằng bị khổ và tân [72].
Táo hóa ở trời, nhiệt lại thắng nó. Trị bằng vị tân và hàn, tá bằng vị khổ và cam [73].
Hàn hóa ở trời, nhiệt lặi thắng nó. Trị bằng vị hàm và lãnh, tá bằng vị khổ, và tân (1) [74].
Hoàng Đế hỏi:
Sáu khí tương thắng như thế nào? [75]
Thắng của Quyết âm, sinh ra các chứng: tai ù, đầu váng: trong bụng rộn rực như muốn thổ. Vị cách như hàn, khí dồn vào khư và hiếp mà thành nhiệt, tiểu tiện vàng và đỏ, Vị quản thống, dồn lên hai hiếp, trường minh, xôn, tiết, kiết lỵ đỏ hoặc trắng, quá lắm thời ẩu thổ, cách yết không thông 91) [76].
Thắng của Thiếu âm, tâm hạ nhiệt, hay đói, dưới rốn rộn rực, khí dẫn lên Tam tiêu, ẩu nghịch, táo phiền, phúc mãn và thống, đường tiết, tiểu tiện đỏ [77].
Thắng của Thái âm, hỏa khí uất ở bên trong, mụn lở suốt từ trong ra ngoài. Bệnh ở khư hiếp, quá lắm thời tâm thống, nhiệt cách lên thành đầu thống, hầu tý, hạng cường. Nếu khí âm thấp lại thắng ở nửa năm về sau thời, thấp khí uất ở bên trong, hàn khí bách xuống hạ tiêu, đau suốt từ đỉnh đều đến khoảng lông mày, vị mãn, thiếu phúc mãn, sống lưng và ngang lưng đều cứng, bên trong khó chịu, hay kiết lỵ, dưới chân ấm, đầu nặng, ống chân và chân sưng thũng. Chứng ẩm phát ra ở bên trong, phù thũng từ dưới lên trên (1) [78].
Thắng của Thiếu dương, nhiệt “ khách ” ở Vị phiền tâm, tâm thống, mắt đỏ, muốn ẩu, ẩu ra nước chua, hay đói, tai đau, nước tiểu đỏ, hay sợ, thiềm ngữ, bao nhiệt, tiêu thước, thiếu phúc thống [79].
Thắng của Dương minh, khí lạnh phát ra ở trong tả khư  hiếp đau, đường tiết, trong là ách tắc (nghẽn ở cổ), ngoài là đồi sán. Trong bụng khó chịu, ách tắc mà khái [80].
Thắng của Thái dương, sinh ra chứng hài ngược, hàn quyết vào Vị, tâm thống, âm hành lở mụn, đau xuống bên háng, huyết mạch đọng rít, hoặc thành chứng huyết tiết (tả ra huyết), bì phu sưng đau, phúc mãn, ăn kém, nhiệt lại bốc lên, đầu, cổ, thông đính, não bộ đều đau, mắt như mờ đi, hàn vào hạ tiêu, gây nên chứng nhu tả (đại tiện nát) [81].
Hoàng Đế hỏi:
Điều trị như thế nào? [82]
Kỳ Bá thưa rằng:
Thắng của Quyết âm, trị bằng vị cam và thanh, tả bằng vị khổ và tân, dùng vị toan để tả [83].
Thắng của Thiếu âm, trị bằng vị cam và thanh, tả bằng vị khổ và tân, dùng vị toan để tả [84].
Thắng của Thái âm, trị bằng vị hàm và nhiệt, tá bằng vị tân và cam, dùng vị khổ để tả [85].
Thắng của Thiếu dương, trị bằng vị tân và hàn, tá bằng vị cam và hàm, dùng vị cam để tả [86].
Thắng của Dương minh, trị bằng vị toan và ôn, tá bằng vị tân và cam, dùng vị khổ để tiết [87].
Thắng của Thái dương, trị bằng vị cam và nhiệt, tá bằng vị tân và toan, dùng vị hàm để tả (1) [88].
Hoàng Đế hỏi:
Sáu kì phục lại, như thế nào? [89].
Kỳ Bá thưa rằng:
Sự “phục” của Quyết âm, sinh ra chứng thiếu phúc kiên và mãn, lý cấp bạo thống, quyết tâm thống, hãn phát, ẩu thổ, muốn ăn mà không nuốt vào được, nuốt vào lại thổ ra. Gân, xương choáng váng, thanh quyết, quá lắm thời vào Tỳ, thành chứng thực tý, mà thổ. Mạch ở Xung dương tuyệt, sẽ chết, không chữa được (1) [90].
Phục của Thiếu âm, nóng nảy phát sinh ở bên trong, phiền táo, cừu sị, thiếu phúc giảo thống (đau như thất), ách táo “phân chú” có lúc ngừng, khí động ở tả, dẫn lên bên hữu, khái, bì phu đau, uất mạo không biết, ghê ghê rét run, thiềm vọng, hàn rồi lại nhiệt, khát mà muốn uống, thiểu khí, cốt nuy, tiểu trường không thông, ngoài là phù thũng, nhiệt khi đại hành, sinh ra các chứng phất, chẩn, thương dương, ung thư, tỏa, trĩ v.v. quá lắm thời phạm vào Phế, khái mà tỵ uyên (trong mũi nước đặc chảy ra quanh năm, mùi hôi thối). Mạch ở Thiên phủ tuyệt, sẽ chết, không chữa được (1) [91].
Phục của Thái âm, sinh ra mình nặng, bụng đầu, uống ăn không tiêu, âm khí thượng quyết, trong bụng khó chịu, chứng ẩm phát sinh ở trong, thành chứng khái và suyễn có tiếng, đỉnh đầu đau và nặng, càng thêm chạo khiết (tay chân vật vã, co quắp) nóân ọe li bì, im lặng, thổ ra nước trong. Quá lắm thời vào Thận, khiến tả vô độ. Mạch Thái khê tuyệt, thời chết, không thể chữa (1) [92].
Phục của Thiếu dương, sinh ra các chứng kinh, khiết, khái, nục, tâm nhiệt, phiền táo, tiện xác, ghê gió, quyết khí dẫn lên, mặt nhồm như bắt bụi, mi mắt hay giật, hỏa khí phát ở bên trong dẫn lên thành chứng lở nát trong miệng, ẩu nghịch, huyết giật, huyết tiết, rồi phát ra chứng ngược, ố hàn run rẩy. Hàn cực lại nhiệt, gây nên ách lạc khô ráo, khát muốn uống nước lã, sắc mặt biến ra vàng và đỏ, thiếu khí, mạch nuy, hóa làm chứng thủy, gây thành thủy thủng. Quá lắm thời vào Phế, khái và đại tiện ra huyết. Xích trạch tuyệt thời chết không thể chữa được (1)[93] .
Phục của Dương minh, sẽ sinh ra các bệnh: đau ở khư hiếp khí về bên tả, hay thở dài, quá lắm thời Tâm thống, bĩ mãn, phúc trướng mà tiết tả, nôn ra nước đắng, khái uế, phiền tâm bệnh ở trong cách, đầu nhức, quá lắm thời vào can, sinh ra chứng kinh hãi, co gân, mạch ở Thái xung tuyệt, sẽ không chữa được (1) [94].
Phục của Thái dương, quyết khí dẫn lên, Tâm và Vị sinh hàn; Hung cách không lợi, tâm thống, bĩ, mãn, đầu thống, hay bị, có khi ngã ngất, ăn sút, yêu chùy đau, co duỗi không tiện, đau ở Thiếu phúc, rút xuống Dịch hoàn, lây lên cả yêu, tích, xung lên Tâm, nhổ ra nước trong, hay ọe hay ợ, quá lắm thời vào Tâm, hay quên, hay bi. Mạch ở Thầu môn tuyệt, sẽ chết, không thể chữa (1) [95].
Hoàng Đế hỏi:
Phương pháp điều trị như thế nào? [96]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phục của Quyết âm, trị bằng vị toan và hàn, tá bằng vị cam và tân, dùng vị toan để làm cho tả, dùng vị cam để làm cho hoãn [97].
Phục của Thiếu âm, trị bằng vị hàm và hàn, tá bằng vị khổ và tân: dùng vị Cam để làm cho tả, dùng vị toan để làm cho thâu; dùng vị khổ để làm cho phát, dùng vị hàm để làm cho nhuyễn [98].
Phục của Thái âm, trị bằng vị khổ và nhiệt, tá bằng vị toan và tân, dùng vị khổ để làm cho tả, làm cho táo, làm cho tiết [99].
Phục của Thiếu dương, trị bằng vị hàm và lãnh, tá bằng vị khổ và tân, dùng vị hàm để làm cho nhuyễn, dùng vị toan để làm cho thâu, dùng vị tân và khổ để làm cho phát. Phát không lánh xa nhiệt, không phạm ôn, lương... Phục ở Thiếu âm cũng một phương pháp điều trị [100].
Phục của Dương minh, trị bằng vị tân và ôn, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị khổ để làm cho tiết, làm cho hạ, dùng vị toan để bổ [101].
Phục của Thái dương, trị bằng vị hàm và nhiệt, tá bằng vị cam và tân, dùng vị khổ để làm cho kiên (1) [102].
Phàm trị về cái khí thắng và phục, hàn thời làm cho nhiệt, nhiệt thời làm cho hàn, ôn thời làm cho thanh, thanh thời làm cho ôn, tán thời thâu lại, uất thời tán đi, táo thời làm cho nhuận, cấp thời làm cho hoãn, kiên thời làm cho nhuyễn, nhuế (mềm) thời làm cho kiên, suy thời bổ thêm vào, cương thời tả bớt đi... Phải làm cho chính khí được yên, phải thanh, phải tĩnh... thời bệnh khí giảm đi, rút về bản vị, đó là đại thể của phương pháp điều trị [103].
Hoàng Đế hỏi:
Khí chia về trên, dưới như thế nào? [104]
Kỳ Bá thưa rằng:
Từ nửa mình trở lên, có ba khí, thuộc về bộ phận của trời, thiên khí làm chủ, từ nửa mình trở xuống, có ba khí thuộc về bộ phận của đất, địa khí làm chủ. Lấy danh để đặt tên cho khí, lấy khí để nhận biết thuộc xứ nào, rồi sẽ nói đến bệnh. “Bán” (nửa), tức là chỉ về Thiên khu (1) [105].
Cho nên ở trên thắng mà ở dưới cũng mắc bệnh, thời lấy thuộc về “địa” để đặt tên, ở dưới thắng mà ở trên cũng mắc bệnh, thời lấy thuộc về “thiên” để đặt tên (1) [106].
Như nói là “thắng” đến, tức là “báo khí” khuất phụ mà chửa phát, nói “phục” đến, thời không cần, vì trời đất mà khác danh, cũng đều coi như phục khí ở đâu để lập thành trị pháp (2) [107].
Hoàng Đế hỏi:
Sự động của thắng và phục, thời có thường chăng? Khí có nhất định chăng? [108] ?
Kỳ Bá thưa rằng:
Thời có thường vị mà khí không có nhất định. [109].
Xin cho biết rõ ngành ngọn ra làm sao? [110]
Sơ khí, cuối cùng về tam khí, thiên khí làm chủ đó là lẽ thường của thắng khí, tứ khí cuối cùng có chung khí, đó là lẽ thường của phục khí. Có thắng thời có phục, không thời không (1).
Hoàng Đế hỏi:
Phục rồi mà lại thắng, như thế nào? [112]
Kỳ Bá thưa rằng:
Thắng đến thời phục, không có số thường. Hễ suy thời ngừng lại thôi. Phục rồi mà thắng, không phục thời hại,  vì đó sẽ hại sự sống (1) [113].
Phục mà lại mắc bệnh như thế nào? [114].
Vì ở không phải vị, mà bất tương đắc nên sinh bệnh. Đại phục cái thắng, thời chủ lại thắng, cho nên mới lại phát bệnh. Đó tức là thuộc về những khí hỏa, táo và nhiệt(2) [115].
Hoàng Đế hỏi:
Điều trị như thế nào? [116].
Phàm khí nó thắng: vì thời theo, thậm thời chế.
Về khí nó phục: hòa thời bình, bạo thời đoạt. Đều theo thắng khí làm cho yên sự khuất phục. Không cần phải hỏi đến số, lấy “bình” làm giới hạn. Đó là đạo chính (2) [117]
Hoàng Đế hỏi:
Khí thắng và phục của chủ khác như thế nào? [118].
Kỳ Bá thưa rằng:
Khí của khách, chủ, chỉ có thắng mà không có phục (1) [119].
Nghịch, thuận như thế nào?
Chủ thắng là nghịch, khách thắng là thuận, đó là theo đạo trời (2) [120].
Hoàng Đế hỏi:
Sinh bệnh như thế nào? [121].
Kỳ Bá thưa rằng:
Quyết âm tư thiên, khách thắng thời tai ù, chóng mặt, quá lắm thời khái. Chủ thắng thời hung hiếp đau, lưỡi cứng khó nói.
Thiếu âm tư thiên, khách thời cửu, xị gáy và cổ cứng đời, kiên và bối nóng khó chịu, đầy nhức thiểu khi, phát nhiệt, tai điếc mắt mờ, quá lắm thời phù thũng, huyết giật, thương dương, khái và suyễn. Chủ thắng tâm nhiệt, phiền táo, quá lắm thời hiếp thống, chi mãn (1) [123].
Thái âm tư thiên, khách thắng thời đầu và mặt phù thũng thở hút khí suyễn, chủ thắng thời hung phúc mãn, ăn rồi thời trong bụng khó chịu [124].
Thiếu dương tư thiên, khách thắng thời đơn, chẩn phát ra bên ngoài, thương, dương ẩu nghịch, hầu tý, đầu nhức, ách thũng (cuống họng sưng), tai điếc, huyết ràn, hoặc sinh khiết, túng. Chủ thắng thời hung mãn, khát, khái ngửa lên mới thở được. Quá lắm thời xuất huyết, tay nóng (1) [125].
Dương minh Tư thiên, cái khí thanh túc có thừa ở bên trong, do đó sinh ra chứng khái và nục, họng nghẽn, trong Tâm Cách nhiệt, khái không dứt. Nếu tự xuất huyết, sẽ chết.
Thái dương tư thiên, khách thắng thời trong hung không lợi, mũi chảy trong, cảm hàn thời khái. Chủ thắng thời trong họng có tiếng khò khè.. [127].
Quyết âm Tại toàn, khách thắng thời các khớp xương lớn không lợi, hoặc thành các chứng kính cường, câu khiết, việc cử động khó khăn, Chủ thắng thời gân xương rã rời, yêu và phúc thỉnh thoảng đau [128].
Thiếu âm Tại toàn, khách thắng thời yêu thống, cấu, cổ, bễ, xuyền, hành đều nóng âm ỷ và đau, hoặc phù thũng không thể đứng lâu, nước tiểu sắc biến. Chủ thắng thời quyết khí dẫn lên, tâm thống, phát nhiệt, các chứng “tỳ” đều phát sinh, phát ra ở khư, hiếp, mồ hôi ra nhiều, tay chân quyết nghịch [129].
Thái âm Tại toàn, khách thắng thời túc nuy, hạ trọng, đại tiểu tiết ra luôn, thấp khách ở hạ tiêu, sinh ra chứng nhu tả, và sưng ở tiền âm. Chủ thắng thời hàn khí nghịch, mãn, uống ăn không được, quá lắm thành chứng Sán [130].
Thiếu dương Tại toàn, khách thắng thời yêu phúc thống mà lại ố hàn. Quá lắm, tiểu tiện ra nước trắng. Chủ thắng thời nhiệt lại bốc lên, mà khách vào Tâm, Tâm thống phát nhiệt, nghẽn tắc mà ẩu. Về Thiếu âm cũng một chứng hậu [131].
Dương minh Tại toàn, khách thắng thời thanh khí động ở dưới, Thiếu phục kiên mãn và tả luôn. Chủ thắng thời yêu nặng, bụng đau, Thiếu phúc sinh hàn, đại tiện nát và sống phân. Hàn quyết ở Trường, xung lên trong Hung, quá lắm thời suyễn, không thể đứng lâu [132].
Thái dương Tại toàn, ở trong hàn khí lại có thừa, thời yêu, cầu thống, co duỗi không lợi, đau nhức ở trong xương đùi, gối, ống chân, bàn chân v.v.. [133].
Hoàng Đế hỏi:
Điều trị như thế nào? [134].
Kỳ Bá thưa rằng: cao thời nén xuống, ở dưới thời nâng lên, hữu dư thời chiết đi, bất túc thời bổ thêm, tá bằng cái sở lợi, hòa bằng cái sở nghi. Phải làm cho yên chủ và khách, thích nghi hàn và ôn. Đồng thời dùng nghịch, dị thường dùng tùng (1).
Hoàng Đế hỏi:
Trị nhiệt bằng hàn, trị hàn bằng nhiệt. Khí tương đắc thời nghịch trị, bất tương đắc thời tùng trị... Lẽ đó tôi biết rồi. Còn về chính vị thời như sao?
Kỳ Bá thưa rằng:
Chủ của Mộc vị, dùng toan để tả, dùng tân để bổ (1).
Chủ của Hỏa vị, dùng cam để tả, dùng hàm để bổ (2).
Chủ của Thổ vị, dùng khổ để tả, dùng cam để bổ (3).
Chủ của Kim vị, dùng tân để tả, dùng toan để bổ (4) [134].
Khách của Quyết âm, dùng tân để bổ, dùng vị toan để tả, dùng vị cam để hoãn [138].
Khách của Thiếu âm dùng vị hàm để bổ, dùng vị cam để tả, dùng vị toan để thâu. Khách của Thái âm, dùng vị cam để bổ, dùng vị khổ để tả, dùng vị cam để hoãn [139].
Khách của Thiếu dương, dùng vị hàm để bổ, dùng vị cam để tả, dùng vị hàm để nhuyễn [140].
Khách của  Dương minh, dùng vị toan để bổ, dùng vị tân để tả, dùng vị để tiết [141].
Khách của Thái dương, dùng vị toan để bổ, dùng vị hàm để tả, dùng vị khổ để làm cho kiên, dùng vị tân để làm cho nhuận, và do đó để mở mang tấu lý, gây nên tân dịch và thông khi vậy [142].
Hoàng Đế hỏi:
Phân ra tam âm, tam dương, là vì cớ sao? [143]
Kỳ Bá thưa rằng:
Bởi vì khí có nhiều, ít, nên công dụng khác nhau (1) [144].
Sao lại gọi là Dương minh? [145]
Đó là vì lưỡng dương hợp minh (2) [146].
Sao lại gọi là Quyết âm? [147]
Đó là vì lưỡng âm giao tận (3) [148]
Hoàng Đế hỏi:
Khí có nhiều, ít, bệnh có thịnh, suy, trị có hoãn cấp, phương có đại, tiểu... Xin cho biết cái nguyên tắc như thế nào? [149].
Kỳ Bá thưa rằng:
Khí có cao cấp, bệnh có xa gần, chứng có trong ngoài, trị có nhẹ nặng... cho nên trị cần vừa đúng đến bệnh thì thôi [150].
Về đại yếu, quân một, thần ba, là cái chế của cơ phương, quân hai, thần bốn, là cái chế của ngẫu phương, quân hai, thần ba, là cái chế của cơ phương, quân hai, thần sáu, là cái chế của ngẫu phương. Cho nên nói: Trị bệnh gần thời dùng cơ phương, trị bệnh xa thời dùng ngẫu phương. Muốn hãn, không nên dùng ngẫu [151]. Bổ bộ phận trên, trị bộ phận trên, chế bằng hoãn phương, bổ bộ phận dưới, trị bộ phận dưới, chế bằng cấp phương. Cấp thời khí vị hậu, hoãn thời khí vị bạc. Cốt đứng đến bệnh thời thôi [152].
Bệnh ở xa, nên do khoảng giữa dùng các khí vị giúp thêm vào. Vừa uống, vừa ăn, nhưng đừng vượt ra ngoài chế độ [153]. Vậy nên, cái phương pháp  làm cho khí trở lại hòa bình, bệnh ở gần trời dùng ngẫu phương, nhưng chỉ dùng bằng phương nhỏ, bệnh ở xa thời dùng cơ phương, nhưng lại dùng bằng phương lớn (vị ít nhưng cân lạng nhiều). Phương “đại” thời số vị thuốc ít, phương “tiểu” thời số vị thuốc nhiều. Nhiều thời số vị thuốc dùng gấp chín, ít thời số vị thuốc dùng gấp hai (1) [154].
Dùng cơ phương mà không khỏi thời thêm. Ngẫu vào đó gọi là trùng phương; Dùng Ngẫu mà không khỏi thời phản tá để trị bệnh.... Tức là theo cái nguyên tắc dùng hàn, nhiệt, ôn, lương để lại theo với bệnh (1) [155].
1) Trùng phương tức là cơ, ngẫu đều dùng. “Phản tá để trị bệnh...” tức là xuân bệnh mà dùng ôn dược, hạ bệnh mà dùng nhiệt dược. Thu bệnh mà dùng lương dược. Đông bệnh mà dùng hàn dược... Thuận cái khí hàn, nhiệt, ôn, lương của bốn mùa, mà “lại theo” đó để trị bệnh.
Hoàng Đế hỏi:
Bệnh phát sinh ở Bản, tôi đã biết rồi. Còn phát sinh ở Tiêu (ngọn), thời trị liệu thế nào? [156].
Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh trái với Bản, nhận thấy là bệnh của Tiêu, trị trái với Bản, nhận thấy được phương thuốc để trị Tiêu (1) [157].
Hoàng Đế hỏi:
Thắng của sáu khí, lấy gì để nghe biết được? [158].
Kỳ Bá thưa rằng:
Nhận ở cái lúc khí nó mới đến. Thanh khí tới nhiều, biết được là táo sẽ thắng. Phong mộc bị tà, Can bệnh sẽ phát sinh [159].
Hàn khí tới nhiều, biết được là thủy sẽ thắng. Hỏa nhiệt bị tà. Tâm bệnh sẽ phát sinh [160].
Thấp khí tới nhiều, biết được là thổ sẽ thắng. Hàn thủy bị tà. Thân bệnh sẽ phát sinh [161].
Phong khí tới nhiều, biết được là mộc sẽ thắng. Thấp thổ bị tà. Tỳ bệnh sẽ phát sinh. Đó là do cảm nhiễm phải tà khí mà sinh ra tật bệnh (1) [162].
Gặp phải năm hư, thời tà “thậm”, trái mất sự hòa của mùa, thời tà cũng “thậm”, gặp phải “nguyệt không” tà cũng “thậm”, “trùng cảm” phải tà thời bệnh nguy. Nếu có thắng khí, thời tất phải “lai phục” (1) [163].
Hoàng Đế hỏi:
Mạch như thế nào? [164].
Kỳ Bá thưa rằng:
Quyết âm đến nơi, thời mạch huyền, Thiếu âm đến nơi thời mạch câu, Thái âm đến nơi, thời mạch trầm, Thiếu dương đến nơi, thời mạch phù, Dương minh đến nơi, thời mạch đoản mà sắc; Thái dương đến nơi, thời mạch đại mà trường (1).
Đến mà hòa thời bình, đến mà quá thời bệnh, đến mà “trái” cũng bệnh, đến mà không đến cũng bệnh, âm dương thay đổi thời nguy (2) [165].
Hoàng Đế hỏi:
Sáu khí tiêu bản, phát sinh không giống nhau, như thế nào? [167]
Khi có khí theo bản, có khi theo tiêu, cũng có khi không theo về tiêu và bản. Tỉ như: Thiếu dương, Thái âm theo bản, Thiếu âm, thái dương theo bản theo tiêu, Dương minh, Quyết âm không theo tiêu và bản, mà theo về trung. Cho nên theo bản thời hóa sinh ra tự bản, theo tiêu và bản có cái hóa của tiêu và bản, theo về trung thời lấy trung khí làm hóa (1) [168].
Hoàng Đế hỏi:
Mạch thuận mà bệnh trái, thời chẩn như thế nào? [169]
Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch đến mà thuận, án vào không cổ(bựt mạnh lên tay), các dương mạnh đều như vậy.
Hoàng Đế hỏi:
Các âm bệnh mà trái, thời mạch như thế nào? [171]
Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch đến mà thuận, án tay vào mà cổ, thế là quá mà thịnh (2) [172]
Nghĩ như cái đạo Tiêu và Bản, yếu mà bác, tiểu mà đại, có thể nói “một” mà biết được cái hạ của trăm bệnh. Nói Tiêu với Bản, dễ mà đừng làm tổn, xét Bản với Tiêu, khí có thể khiến cho quân điều, biết rõ thắng và phục, có thể làm khuôn phép cho muôn dân... Như vậy thời đạo trời sẽ suy biết hết được (1) [177].
Hoàng Đế hỏi:
Sự biến của thắng với phục, sớm muộn như thế nào? [178]
Kỳ Bá thưa rằng:
Như cái “sở thắng”, “thắng” đến thời khỏi bệnh, bệnh khỏi rồi mà còn khó chịu, tức là cái “phục” đã đương nảy mầm. Nghĩ như cái “sở phục” thắng hết thời phát sinh, được vị sẽ lại tăng. Thắng có vị với thậm, phúc có nhiều với ít. Thắng hòa thời hòa, thắng hư thời hư... Đó là lẽ thường của trời [179].
Hoàng Đế hỏi:
Thắng và phục phát sinh, động không đúng vị, hoặc sau thời mới đến, là cớ làm sao? [180].
Kỳ Bá thưa rằng:
Vì cái chủ khí, với thịnh suy của hóa, khác nhau Hàn, Thử, Oân, Lương, cái dụng của thịnh suy, gây nên ở bốn Duy. Cho nên Dương nó động, bắt đầu là ôn, mà thịnh về Thử, âm nó động, bắt đầu là thành, mà thịnh về hàn Xuân, Hạ, Thu, Đông, đều có sai lệch. Cho nên nói: khí noãn của mùa xuân, sẽ gây nên khí thử của mùa hạ; khí “phẫn” của mùa Thu kia, sẽ gây nên khí “nóä” của mùa Đông. Cẩn xét bốn Duy, xích hậu đều theo, “chung” có thể thấy “thủy” có thể hay...
Sai lệch có số nhất định không?
Trước sau, đều ba mươi độ (1).
Hoàng Đế hỏi:
Mạch ứng như thế nào? [182]
Kỳ Bá thưa rằng:
Sai cùng chính pháp, đợi thời mà đi (1). Mạch yếu nói: Xuân không Trầm, Hạ không Huyền. Đông không Sắc, thu không Sác... gọi là “tức tắc” (2). Trầm quá là bệnh. Huyền quá là bệnh, Sắc quá là bệnh,  Sác quá là bệnh, tham kiến là bệnh, phục kiến là bệnh, chửa nên đi mà đi là bệnh, đã nên đi mà chửa đi là bệnh... Nếu “phản” sẽ chết. Cho nên nói: khí nó cũng thủ tư (gìn giữ, trong coi) như “quyền, hành” không thể sai lầm. Phàm khí của âm Dương, thanh tĩnh thời việc sinh hóa phát triểu. Chính là nghĩa đó (3) [183].
Hoàng Đế hỏi:
Phân với chí như thế nào? [184].
Kỳ Bá thưa rằng:
Khí chí (đến” gọi là chí, khí phân (chia) gọi là phân. Chí thời khí “đồng”, phân thời khí “dị”. Đó là chính kỷ của trời đất (1) [185].
Hoàng Đế hỏi:
Phu tử nói: hai mùa Xuân Thu, khí bắt đầu từ trước, hai mùa Đông, Hạ, khí bắt đầu từ sau. Lẽ đó tôi đã biết rồi. Nhưng sáu khí vãng, phục, chủ tuế không thường. Vậy bổ, tả như thế nào? [186].
Kỳ Bá thưa rằng:
Trên dưới sở chủ, theo cái thuận lợi, dùng theo chính vị, đó là điều cốt yếu. Tả, hữu cùng một phương pháp. Chủ yếu là: chủ về Thiếu dương, trước dùng vị cam, sau dùng vị hàm, chủ về Dương minh, trước dùng vị tân, sau dùng vị toan, chủ về Thái dương, trước dùng vị toan, sau dùng tân, chủ về Thiếu âm, trước dùng vị cam, sau dùng vị hàm, chủ về Thái âm, trước dùng vị khổ, sau dùng vị cam... Tá bằng cái sở lợi, tư (giúp” bằng cái sở sinh, như thế gọi là đắc khi (1) [187].
Hoàng Đế hỏi:
Trăm bệnh sinh ra, đều bởi Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa, nó hóa ra biến. Kinh nói thịnh thời tả đi, hư thời bổ vào... Tôi muốn được giải thích rỏ rệt, truyền về đời sau... xin phu tử truyền cho [188].
Kỳ Bá thưa rằng:
Xét rõ bệnh cơ đừng lỡ khí nghi... Đó là một điều cốt yếu (1) [189].
Đại phàm: các chứng hàn thâu dẫn (co rút) đều thuộc về Thận; các chứng khi phẫn uất, đều thuộc về Phế [190]. Các chứng thấp sinh ra thũng mãn, đều thuộc về Tỳ [191]. Các chứng nhiệt sinh ra mâu muộn, nhiệt túng, đều thuộc về Hỏa [192]. Các chứng đau ngứa, lở láy, đều thuộc về Tâm [193]. Các chứng quyết gây nên cố, tiết đều thuộc về bộ phận dưới, các chứng nuy, và suyễn, ẩu, đều thuộc về bộ phận trên (2) [194]. Các chứng cấm khẩu, run rẩy, như mất tinh thần, đều thuộc về hỏa [195].  Các chứng kinh hạng cường, (cổ cứng đờ) thuộc về thấp [196]. Các chứng nghịch xung lên, đều thuộc về hỏa [197]. Các chứng trướng bụng to vượt, đều thuộc về nhiệt[198]. Các chứng táo cuồng dại đều thuộc về hỏa [199]. Các chứng bạo cường trực (người nằm ngay thẳng đờ” đều thuộc về phong [200]. Các chứng trong bụng réo thành tiếng, vỗ vào như trống, đều thuộc về nhiệt[201]. Các chứng xương đau, nhức nhối âm ỷ, kinh hãi, đều thuộc về hỏa [202]. Các chứng chuyển (bào) phản lệ (tức là chứng lệch bóng đái), nước tiểu đục, lầm, đều thuộc về nhiệt[203]. Các chứng thủy dịch, trong vắt, lạnh lẽo, đều thuộc về hàn [204]. Các chứng nóân ẹo, thổ ra nước chua, bạo chú, hạ bách (dồn gấp xuống, tức kiết lỵ) đều thuộc về nhiệt[205]. Cho nên nói: cần giữ bệnh cơ, đều “tư” về liên thuộc với nó, có, thời cầu ở có, không, thời cầu ở không, thịnh trách ở thịnh, hư trách ở hư [206]. Phải được ở thắng của năm Tàng, sơ không khí huyết cho được điều đạt, để đưa đến mực hòa bình... Đó là chính đạo (3) [207].
Hoàng Đế hỏi:
Cái công dụng về âm dương của năm vị như thế nào? [208]
Kỳ Bá thưa rằng:
Vị tân và cam, nó có cái năng lực phát tán, thuộc về Dương, vị toan và khổ, nó có cái năng lực dũng tiết (làm cho thổ vọt lên, hoặc hạ xuống), thuộc về âm, vị hàm, có cái năng lực dũng tiết, thuộc về âm; Vị Đạm, có cáo năng lực thấm tiết, thuộc về Dương [209]. Sáu vị đó, hoặc thâu, hoặc tán, hoặc hoãn, hoặc cấp, hoặc ttáo, hoặc nhuận, hoặc nhuyễn, hoặc kiên... Nhận thấy lợi về đâu thời theo đó mà thi hành, miễn cho khí được bình [210].
Hoàng Đế hỏi:
Không chuyên về một việc điều khí... Nhưng được vị có thứ có độc, có thứ không độc, nên dùng thứ nào trước, thứ nào sau... Xin cho biết rõ [211].
Kỳ Bá thưa rằng:
Dù có độc, dù không có độc, chỉ chú ý về cái năng lực trị bệnh làm chủ, do đó mà chế tễ cho lớn nhỏ vừa độ... [212].
Xin cho biết “chế” thế nào?
Quân một, thần hai, là chế nhỏ, quân một, thần ba, tá năm, là chế hạng trung, quân một, thần ba tá chín, là chế hạng Đại [213]. Bệnh hàn thời trị bằng nhiệt: bệnh nhiệt thời trị bằng hàn [214], bệnh vi thời dùng phép nghịch, bệnh thậm thời dùng phép tùng [215], bệnh kiên thời tước (như đẽo, xén) đi, là khách thời trừ đi. lao thời dùng phép để ôn, kết thời dùng phép để tán, lưu thời dùng phép để công, táo thời dùng phép để nhuận (như cũng thế), cấp thời làm cho hoãn, tán thời làm cho thâu, tổn thời làm cho ích, giật thời làm cho hành, kinh thời làm cho bình... hoặc làm cho thận (dẫn lên), hoặc làm cho hạ (dẫn xuống), hoặc ma (xoa bóp),  hoặc dục (tắm, ngâm), hoặc bách dồn vào), hoặc hiếp (cướp bỏ bệnh đi, một phương pháp mãnh liệt), hoặc khai, hoặc phát. Đều làm cho đúng “mực” thì thôi [216].
Hoàng Đế hỏi:
Thế nào là nghịch, tùng? [217]
Kỳ Bá thưa rằng:
Nghịch là chính trị, tùng là phản trị. Theo ít, theo nhiều, cốt xem có lúc làm việc ra làm sao? [218]
Hoàng Đế hỏi:
Phản trị là thế nào? [219].
Kỳ Bá thưa rằng:
Dùng nhiệt vi hàn, dùng hàn vi nhiệt, dùng tắc vi tắc, dùng thông vi thông. Phải phục cái sở chủ, mà trước cái sở nhân. Lúc bắt đầu thời đồng, khí về sau thời dị, có thể làm cho phá chứng tích, có thể làm cho vỡ chứng rắn, có thể khiến cho khí hòa, có thể khiến cho bệnh khỏi (1) [220].
Hoàng Đế hỏi:
Khí điều mà được, như thế nào? [221]
Kỳ Bá thưa rằng:
Hoặc nghịch, hoặc trùng, hoặc trùng mà nghịch, hoặc nghịch mà trùng... Sơ thông cho khi được điều hòa, đó là đạo chính (2) [222].
Hoàng Đế hỏi:
Bệnh phát sinh, trong ngoài như thế nào? [223]
Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh từ trong phát ra ngoài, thời phải điều trị ở bên trong, bệnh từ ngoài phạm vào trong, thời điều trị ở bên ngoài. Từ bên trong phát ra bên ngoài, mà thịnh ở bên ngoài, trước điều trị bên trong, rồi sau điều trị bên ngoài, từ bên ngoài, rồi sau điều trị bên trong. Nếu trong ngoài không liên lạc với nhau, thời trị chủ bệnh [224].
Hoàng Đế hỏi:
Về chứng hỏa nhiệt, lại ố hàn, phát nhiệt, có cái trạng thái như ngược. Hoặc mỗi ngày phát một lần, hoặc cách vài ngày lại phát, đó là cớ sao? [225]
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là do cái khí thắng phụ, cái thời hội ngộ, có nhiều ít khác nhau. âm khí nhiều mà Dương khí ít, thời cái ngày phát bệnh xa. Dương khí nhiều mà âm khí ít, thời cái ngày phát bệnh gần. Đó là do thắng với phục cùng xen nhau và cái tiết thứ của sự thịnh suy nó phát ra như vậy. Về chứng ngược cũng cùng một nguyên tắc (1) [226]
Hoàng Đế hỏi:
Luận nói: trị hàn bằng nhiệt, trị nhiệt bằng hàn... Vậy mà có khí chính là bệnh nhiệt, dùng hàn để trị mà vẫn nhiệt, có khí chính là bệnh hàn, dùng nhiệt để trị mà vẫn hàn... Hai trường hợp đó đều là tân bệnh mới phát, vậy điều trị thế nào [227].
Kỳ Bá thưa rằng:
Cách chứng dùng hàn để trị mà vẫn nhiệt, nên bổ ở phần âm, các chứng dùng nhiệt để trị mà vẫn hàn, nên bổ ở phần Dương... Đó tức là cầu với dùng loài để điều trọ (1) [228].
Hoàng Đế hỏi:
Uống thuốc hàn mà lại nhiệt, uống thuốc nhiệt mà lại hàn, là cớ sao? [229].
Kỳ Bá thưa rằng:
Vì trí cái vượng khí, nên mới “trái lại” như vậy [230].
Không trị vượng khí mà cũng thế, là vì sao? [231]
Đó là không xét ở sự liên thuộc của năm vị. Phàm năm vị vào Vị, no đều dẫn cái cơ quan mà no ưa thích (hỷ). Toan trước vào Can. Khổ trước vào Tâm, Cam trước vào Tỳ, Tân trước vào Phế, Hàm trước vào Thân. “Lâu mà tăng khí”, đó là lẽ thường của vật hóa. Khí tăng mà cứ để lâu mãi, đó là cái nguyên do ốm và chết...(2) [232] .
Hoàng Đế hỏi:
Phương chế có chia ra Quân và Thần là vì sao? [233]
Kỳ Ba thưa rằng:
Cái vị chủ trị vào bệnh, thì là Quân; vị nào tá quân thời là Thần; giúp việc với Thần gọi là Sứ. Chứ không phải theo cái nghĩa thượng, trung, hạ là ba phẩm đâu. [234]
Hoàng Đế hỏi:
Chia ra ba phẩm là thê nào? [235]
Kỳ Bá thưa rằng:
Chỉ là tỏ ra thiện ác khác nhau đấy thôi. (1) [236]
Hoàng Đế hỏi:
Bệnh chia trong ngoài, như thế nào? [237]
Kỳ Bá thưa rằng:
Về phương pháp điều khí, cần phải phân biệt Aâm, Dương. Định rõ bệnh do trong hay do ngoài, mà giữ cho đúng địa vị của nó. Bệnh vi thời dùng phép để điều hòa; bệnh hơn lên một chút thời dùng phép để bình trị; nêu thịnh thời phải đoạt nó đi, hoặc phát hãn, hoặc công hạ.v.v… Đến như các chứng hàn, nhiệt, ôn, lương thời dùng hàn trị nhiệt, dùng nhiệt trị hàn… Đều theo về liên loại của nó mà làm cho trừ giảm bệnh tà… Miễn sao giữ đúng nguyên tắc, vạn cử, vạn toàn, tự nhiên thọ mệnh được lâu dài, mà đối với Y đạo cũng không có gì khuyết hám nữa. [238] (Hết quyển chín)

至真要大论篇第七十四

黄帝问曰:五气交合,盈虚更作,余知之矣。六气分治,司天地者,其至何如?岐伯再拜对曰:明乎哉问也!天地之大纪,人神之通应也。帝曰:愿闻上合昭昭,下合冥冥奈何?岐伯曰:此道之所主,工之所疑也。

帝曰:愿闻其道也。岐伯曰:厥阴司天,其化以风;少阴司天,其化以热;太阴司天,其化以湿;少阳司天,其化以火;阳明司天,其化以燥;阳司天,其化以寒。以所临藏位,命其病者也。

帝曰:地化奈何?岐伯曰:司天同候,间气皆然。帝曰:间气何谓?岐伯曰:司左右者,是谓间气也。帝曰:何以异之?岐伯曰:主岁者纪岁,间气者纪步也。帝曰:善。岁主奈何?岐伯曰:厥阴司天为风化,在泉为酸化,司气为苍化,间气为动化。少阴司天为热化,在泉为苦化,不司气化,居气为灼化。太阴司天为湿化,在泉为甘化,司气为黅化,间气为柔化。少阳司天为火化,在泉苦化,司气为丹化,间气为明化。阳明司天为燥化,在泉为辛化,司气为素化,间气为清化。太阳司天为寒化,在泉为咸化,司气为玄化,间气为藏化。故治病者,必明六化分治,五味五色所生,五藏所宜,乃可以言盈虚病生之绪也。

帝曰:厥阴在泉而酸化先,余知之矣。风化之行也,何如?岐伯曰:风行于地,所谓本也,余气同法。本乎天者,天之气也,本乎地者,地之气也,天地合气,六节分而万物化生矣。故曰:谨候气宜,无失病机,此之谓也。

帝曰:其主病何如?岐伯曰:司岁备物,则无遗主矣。帝曰:先岁物何也?岐伯曰:天地之专精也。帝曰:司气者何如?岐伯曰:司气者主岁同,然有余不足也。帝曰:非司岁物何谓也?岐伯曰:散也,故质同而异等也,气味有薄厚,性用有躁静,治保有多少,力化有浅深,此之谓也。

帝曰:岁主藏害何谓?岐伯曰:以所不胜命之,则其要也。帝曰:治之奈何?岐伯曰:上淫于下,所胜平之,外淫于内,所胜治之。帝曰:善。平气何如?岐伯曰:谨察阴阳所在而调之,以平为期,正者正治,反者反治。

帝曰:夫子言察阴阳所在而调之,论言人迎与寸口相应,若引绳小大齐等,命曰平,阴之所在寸口何如?岐伯曰:视岁南北,可知之矣。帝曰:愿卒闻之。岐伯曰:北政之岁,少阴在泉,则寸口不应;厥阴在泉,则右不应;太阴在泉,则左不应。南政之岁,少阴司天,则寸口不应;厥阴司天,则右不应;太阴司天,则左不应。诸不应者,反其诊则见矣。帝曰:尺候何如?岐伯曰:北政之岁,三阴在下,则寸不应;三阴在上,则尺不应。南政之岁,三阴在天,则寸不应;三阴在泉,则尺不应,左右同。故曰:知其要者,一言而终,不知其要,流散无穷,此之谓也。

帝曰:善。天地之气,内淫而病何如?岐伯曰:岁厥阴在泉,风淫所胜,则地气不明,平野昧,草乃早秀。民病洒洒振寒,善伸数欠,心痛支满,两胁里急,饮食不下,鬲咽不通,食则呕,腹胀善噫,得后与气,则快然如衰,身体皆重。

岁少阴在泉,热淫所胜,则焰浮川泽,阴处反明。民病腹中常鸣,气上冲胸,喘不能久立,寒热皮肤痛,目瞑齿痛(出页)肿,恶寒发热如疟,少腹中痛,腹大,蛰虫不藏。

岁太阴在泉,草乃早荣,湿淫所胜,则埃昏岩谷,黄反见黑,至阴之交。民病饮积,心痛,耳聋,浑浑焞焞,嗌肿喉痹,阴病血见,少腹痛肿,不得小便,病冲头痛,目似脱,项似拔,腰似折,髀不可以回,膕如结,(月耑)如别。

岁少阳在泉,火淫所胜,则焰明郊野,寒热更至。民病注泄赤白,少腹痛溺赤,甚则血便,少阴同候。

岁阳明在泉,燥淫所胜,则霿雾清瞑。民病喜呕,呕有苦,善太息,心胁痛不能反侧,甚则嗌干面尘,身无膏泽,足外反热。

岁太阳在泉,寒淫所胜,则凝肃惨慄。民病少腹控睾,引腰脊,上冲心痛,血见,嗌痛颔肿。

帝曰:善。治之奈何?岐伯曰:诸气在泉,风淫于内,治以辛凉,佐以苦,以甘缓之,以辛散之。热淫于内,治以咸寒,佐以甘苦,以酸收之,以苦发之。湿淫于内,治以苦热,佐以酸淡,以苦燥之,以淡泄之。火淫于内,治以咸冷,佐以苦辛,以酸收之,以苦发之。燥淫于内,治以苦温,佐以甘辛,以苦下之。寒淫于内,治以甘热,佐以苦辛,以咸写之,以辛润之,以苦坚之。

帝曰:善。天气之变何如?岐伯曰:厥阴司天,风淫所胜,则太虚埃昏,云物以扰,寒生春气,流水不冰,民病胃脘当心而痛,上支两胁,鬲咽不通,饮食不下,舌本强,食则呕,冷泄腹胀,溏泄,瘕水闭,蛰虫不去,病本于脾。冲阳绝,死不治。

少阴司天,热淫所胜,怫热至,火行其政,民病胸中烦热,嗌干,右胠满,皮肤痛,寒热咳喘,大雨且至,唾血血泄,鼽衄嚏呕,溺色变,甚则疮疡胕肿,肩背臂臑及缺盆中痛,心痛肺(月真),腹大满,膨膨而喘咳,病本于肺。尺泽绝,死不治。

太阴司天,湿淫所胜,则沉阴且布,雨变枯槁,胕肿骨痛,阴痹,阴痹者,按之不得,腰脊头项痛,时眩,大便难,阴气不用,饥不欲食,咳唾则有血,心如悬,病本于肾。太谿绝,死不治。

少阳司天,火淫所胜,则温气流行,金政不平,民病头痛,发热恶寒而疟,热上皮肤痛,色变黄赤,传而为水,身面胕肿,腹满仰息,泄注赤白,疮疡咳唾血,烦心,胸中热,甚则鼽衄,病本于肺。天府绝,死不治。

阳明司天,燥淫所胜,则木乃晚荣,草乃晚生,筋骨内变,民病左胠胁痛,寒清于中,感而疟,大凉革候,咳,腹中鸣,注泄鶩溏,名木敛,生菀于下,草焦上首,心胁暴痛,不可反侧,嗌干面尘,腰痛,丈夫颓疝,妇人少腹痛,目昧眥,疡疮痤痈,蛰虫来见,病本于肝。太冲绝,死不治。

太阳司天,寒淫所胜,则寒气反至,水且冰,血变于中,发为痈疡,民病厥心痛,呕血血泄鼽衄,善悲,时眩仆,运火炎烈,雨暴乃雹,胸腹满,手热肘挛,掖肿,心澹澹大动,胸胁胃脘不安,面赤目黄,善噫嗌干,甚则色(火台),渴而欲饮,病本于心。神门绝,死不治。所谓动气知其藏也。

帝曰:善。治之奈何?岐伯曰:司天之气,风淫所胜,平以辛凉,佐以苦甘,以甘缓之,以酸写之。热淫所胜,平以咸寒,佐以苦甘,以酸收之。湿淫所胜,平以苦热,佐以酸辛,以苦燥之,以淡泄之。湿上甚而热,治以苦温,佐以甘辛,以汗为故而止。火淫所胜,平以酸冷,佐以苦甘,以酸收之,以苦发之,以酸复之,热淫同。燥淫所胜,平以苦湿,佐以酸辛,以苦下之。寒淫所胜,平以辛热,佐以甘苦,以咸写之。

帝曰:善。邪气反胜,治之奈何?岐伯曰:风司于地,清反胜之,治以酸温,佐以苦甘,以辛平之。热司于地,寒反胜之,治以甘热,佐以苦辛,以咸平之。湿司于地,热反胜之,治以苦冷,佐以咸甘,以苦平之。火司于地,寒反胜之,治以甘热,佐以苦辛,以咸平之。燥司于地,热反胜之,治以平寒,佐以苦甘,以酸平之,以和为利。寒司于地,热反胜之,治以咸冷,佐以甘辛,以苦平之。

帝曰:其司天邪胜何如?岐伯曰:风化于天,清反胜之,治以酸温,佐以甘苦。热化于天,寒反胜之,治以甘温,佐以苦酸辛。湿化于天,热反胜之,治以苦寒,佐以苦酸。火化于天,寒反胜之,治以甘热,佐以苦辛。燥火于天,热反胜之,治以辛寒,佐以苦甘。寒化于天,热反胜之,治以咸冷,佐以苦辛。

帝曰:六气相胜奈何?岐伯曰:厥阴之胜,耳鸣头眩,愦愦欲吐,胃鬲如寒,大风数举,倮虫不滋,胠胁气并,化而为热,小便黄赤,胃脘当心而痛,上支两胁,肠鸣飧泄,少腹痛,注下赤白,甚则呕吐,鬲咽不通。

少阴之胜,心下热,善饥,齐下反动,气游三焦,炎暑至,木乃津,草乃萎,呕逆躁烦,腹满痛,溏泄,传为赤沃。

太阴之胜,火气内郁,疮疡于中,流散于外,病在胠胁,甚则心痛,热格,头痛喉痹项强,独胜则湿气内郁,寒迫下焦,痛留顶,互引眉间,胃满,雨数至,燥化乃见,少腹满,腰(月隹)重强,内不便,善注泄,足下温,头重,足胫胕肿,饮发于中,胕肿于上。

少阳之胜,热客于胃,烦心心痛,目赤欲呕,呕酸善饥,耳痛溺赤,善惊谵妄,暴热消烁,草萎水涸,介虫乃屈,少腹痛,下沃赤白。

阳明之胜,清发于中,左胠胁痛,溏泄,内为嗌塞,外发颓疝,大凉肃杀,华英改容,毛虫乃殃,胸中不便,嗌塞而咳。

太阳之胜,凝凓且至,非时水冰,羽乃后化,痔疟发,寒厥入胃,则内生心痛,阴中乃疡,隐曲不利,互引阴股,筋肉拘苛,血脉凝泣,络满色变,或为血泄,皮肤否肿,腹满食减,热反上行,头项囟顶脑户中痛,目如脱,寒入下焦,传为濡写。

帝曰:治之奈何?岐伯曰:厥阴之胜,治以甘清,佐以苦辛,以酸写之。少阴之胜,治以辛寒,佐以苦咸,以甘写之。太阴之胜,治以咸热,佐以辛甘,以苦写之。少阳之胜,治以辛寒,佐以甘咸,以甘写之。阳明之胜,治以酸温,佐以辛甘,以苦泄之。太阳之胜,治以甘热,佐以辛酸,以咸写之。

帝曰:六气之复何如?岐伯曰:悉乎哉问也!厥阴之复,少腹坚满,里急暴痛,偃木飞沙,倮虫不荣,厥心痛,汗发呕吐,饮食不入,入而复出,筋骨掉眩,清厥,甚则入脾,食痹而吐。冲阳绝,死不治。

少阴之复,燠热内作,烦躁鼽嚏,少腹绞痛,火见燔(火芮),嗌燥,分注时止,气动于左,上行于右,咳,皮肤痛,暴瘖心痛,郁冒不知人,乃洒淅恶寒,振慄谵妄,寒已而热,渴而欲饮,少气骨痿,隔肠不便,外为浮肿,哕噫,赤气后化,流水不冰,热气大行,介虫不复,病疿胗疮疡,痈疽痤痔,甚则入肺,咳而鼻渊。天府绝,死不治。

太阴之复,湿变乃举,体重中满,食饮不化,阴气上厥,胸中不便,饮发于中,咳喘有声,大雨时行,鳞见于陆,头顶痛重,而掉瘛尤甚,呕而密默,唾吐清液,甚则入肾窍,写无度。太谿绝,死不治。

少阳之复,大热将至,枯燥燔(艹热),介虫乃耗,惊瘛咳衄,心热烦躁,便数憎风,厥气上行,面如浮埃,目乃(目閏)瘛,火气内发,上为口麋呕逆,血溢血泄,发而为疟,恶寒鼓慄,寒极反热,嗌络焦槁,渴引水浆,色变黄赤,少气脉萎,化而为水,传为胕肿,甚则入肺,咳而血泄。尺泽绝,死不治。

阳明之复,清气大举,森木苍干,毛虫乃厉,病生胠胁,气归于左,善太息,甚则心痛否满,腹胀而泄,呕苦咳哕,烦心,病在鬲中,头痛,甚则入肝,惊骇筋挛。太冲绝,死不治。

太阳之复,厥气上行,水凝雨冰,羽虫乃死。心胃生寒,胸膈不利,心痛否满,头痛善悲,时眩仆,食减,腰(月隹)反痛,屈伸不便,地裂冰坚,阳光不治,少腹控睾,引腰脊,上冲心,唾出清水,及为哕噫,甚则入心,善忘善悲。神门绝,死不治。

帝曰:善,治之奈何?岐伯曰:厥阴之复,治以酸寒,佐以甘辛,以酸写之,以甘缓之。少阴之复,治以咸寒,佐以苦辛,以甘写之,以酸收之,辛苦发之,以咸軟之。太阴之复,治以苦热,佐以酸辛,以苦写之,燥之,泄之。少阳之复,治以咸冷,佐以苦辛,以咸軟之,以酸收之,辛苦发之,发不远热,无犯温凉,少阴同法。阳明之复,治以辛温,佐以苦甘,以苦泄之,以苦下之,以酸补之。太阳之复,治以咸热,佐以甘辛,以苦坚之。治诸胜复,寒者热之,热者寒之,温者清之,清者温之,散者收之,抑者散之,燥者润之,急者缓之,坚者耎之,脆者坚之,衰者补之,强者写之,各安其气,必清必静,则病气衰去,归其所宗,此治之大体也。

帝曰:善。气之上下,何谓也?岐伯曰:身半以上,其气三矣,天之分也,天气主之。身半以下,其气三矣,地之分也,地气主之。以名命气,以气命处,而言其病。半,所谓天枢也。故上胜而下俱病者,以地名之,下胜而上俱病者,以天名之。所谓胜至,报气屈伏而未发也,复至则不以天地异名,皆如复气为法也。

帝曰:胜复之动,时有常乎?气有必乎?岐伯曰:时有常位,而气无必也。帝曰:愿闻其道也。岐伯曰:初气终三气,天气主之,胜之常也。四气尽终气,地气主之,复之常也。有胜则复,无胜则否。帝曰:善。复已而胜何如?岐伯曰:胜至则复,无常数也,衰乃止耳。复已而胜,不复则害,此伤生也。帝曰:复而反病何也?岐伯曰:居非其位,不相得也,大复其胜则主胜之,故反病也,所谓火燥热也。帝曰:治之何如?岐伯曰:夫气之胜也,微者随之,甚者制之。气之复也,和者平之,暴者夺之,皆随胜气,安其屈伏,无问其数,以平为期,此其道也。

帝曰:善。客主之胜复奈何?岐伯曰:客主之气,胜而无复也。帝曰:其逆从何如?岐伯曰:主胜逆,客胜从,天之道也。

帝曰:其生病何如?岐伯曰:厥阴司天,客胜则耳鸣掉眩,甚则咳;主胜则胸胁痛,舌难以言。少阴司天,客胜则鼽嚏颈项强,肩背瞀热,头痛少气,发热耳聋目暝,甚则胕肿血溢,疮疡咳喘;主胜则心热烦躁,甚则胁痛支满。太阴司天,客胜则首面胕肿,呼吸气喘;主胜则胸腹满,食已而瞀。少阳司天,客胜则丹胗外发,及为丹熛疮疡,呕逆喉痹,头痛嗌肿,耳聋血溢,内为瘛瘲;主胜则胸满咳仰息,甚而有血,手热。阳明司天,清复内余,则咳衄嗌塞,心鬲中热,咳不止而白血出者死。太阳司天,客胜则胸中不利,出清涕,感寒则咳;主胜则喉嗌中鸣。

厥阴在泉,客胜则大关节不利,内为痉强拘瘛,外为不便;主胜则筋骨繇并,腰腹时痛。少阴在泉,客胜则腰痛,尻股膝髀(月耑)(骨行)足病,瞀热以酸,胕肿不能久立,溲便变;主胜则厥气上行,心痛发热,鬲中,众痹皆作,发于胠胁,魄汗不藏,四逆而起。太阴在泉,客胜则足痿下重,便溲不时,湿客下焦,发而濡写,及为肿,隐曲之疾;主胜则寒气逆满,食饮不下,甚则为疝。少阳在泉,客胜则腰腹痛而反恶寒,甚则下白溺白;主胜则热反上行而客于心,心痛发热,格中而呕。少阴同候。阳明在泉,客胜则清气动下,少腹坚满而数便写;主胜则腰重腹痛,少腹生寒,下为鶩溏,则寒厥于肠,上冲胸中,甚则喘,不能久立。太阳在泉,寒复内余,则腰尻痛,屈伸不利,股胫足膝中痛。

帝曰:善,治之奈何?岐伯曰:高者抑之,下者举之,有余折之,不足补之,佐以所利,和以所宜,必安其主客,适其寒温,同者逆之,异者从之。

帝曰:治寒以热,治热以寒,气相得者逆之,不相得者从之,余己知之矣。其于正味何如?岐伯曰:木位之主,其写以酸,其补以辛。火位之主,其写以甘,其补以咸。土位之主,其写以苦,其补以甘。金位之主,其写以辛,其补以酸。水位之主,其写以咸,其补以苦。厥阴之客,以辛补之,以酸写之,以甘缓之。少阴之客,以咸补之,以甘写之,以咸收之。太阴之客,以甘补之,以苦写之,以甘缓之。少阳之客,以咸补之,以甘写之,以咸軟之。阳明之客,以酸补之。以辛写之,以苦泄之。太阳之客,以苦补之,以咸写之,以苦坚之,以辛润之。开发腠理,致津液通气也。

帝曰:善。愿闻阴阳之三也何谓?岐伯曰:气有多少,异用也。帝曰:阳明何谓也?岐伯曰:两阳合明也。帝曰:厥阴何也?岐伯曰:两阴交尽也。

帝曰:气有多少,病有盛衰,治有缓急,方有大小,愿闻约奈何?岐伯曰:气有高下,病有远近,证有中外,治有轻重,适其至所为故也。《大要》曰:君一臣二,奇之制也;君二臣四,偶之制也;君二臣三,奇之制也;君三臣六,偶之制也。故曰:近者奇之,远者偶之,汗者不以奇,下者不以偶,补上治上制以缓,补下治下制以急,急则气味厚,缓则气味薄,适其至所,此之谓也。病所远而中道气味之者,食而过之,无越其制度也。是故平气之道,近而奇偶,制小其服也。远而奇偶,制大其服也。大则数少,小则数多。多则九之,少则二之。奇之不去则偶之,是谓重方。偶之不去,则反佐以取之,所谓寒热温凉,反从其病也。

帝曰:善。病生于本,余知之矣。生于标者,治之奈何?岐伯曰:病反其本,得标之病,治反其本,得标之方。

帝曰:善。六气之胜,何以候之?岐伯曰:乘其至也。清气大来,燥之胜也,风木受邪,肝病生焉。热气大来,火之胜也,金燥受邪,肺病生焉。寒气大来,水之胜也,火热受邪,心病生焉。湿气大来,土之胜也,寒水受邪,肾病生焉。风气大来,木之胜也,土湿受邪,脾病生焉。所谓感邪而生病也。乘年之虚,则邪甚也。失时之和,亦邪甚也。遇月之空,亦邪甚也。重感于邪,则病危矣。有胜之气,其必来复也。

帝曰:其脉至何如?岐伯曰:厥阴之至,其脉弦,少阴之至,其脉钩,太阴之至,其脉沉,少阳之至,大而浮,阳明之至,短而濇,太阳之至,大而长。至而和则平,至而甚则病,至而反者病,至而不至者病,未至而至者病,阴阳易者危。

帝曰:六气标本,所从不同,奈何?岐伯曰:气有从本者,有从标本者,有不从标本者也。帝曰:愿卒闻之。岐伯曰:少阳太阴从本,少阴太阳从本从标,阳明厥阴,不从标本,从乎中也。故从本者,化生于本,从标本者,有标本之化,从中者,以中气为化也。帝曰:脉从而病反者,其诊何如?岐伯曰:脉至而从,按之不鼓,诸阳皆然。帝曰:诸阴之反,其脉何如?岐伯曰:脉至而从,按之鼓甚而盛也。

是故百病之起,有生于本者,有生于标者,有生于中气者,有取本而得者,有取标而得者,有取中气而得者,有取标本而得者,有逆取而得者,有从取而得者。逆,正顺也。若顺,逆也。故曰:知标与本,用之不殆,明知逆顺,正行无问。此之谓也。不知是者,不足以言诊,足以乱经。故《大要》曰:粗工嘻嘻,以为可知,言热未已,寒病复始,同气异形,迷诊乱经,此之谓也,夫标本之道,要而博,小而大,可以言一而知百病之害,言标与本,易而勿损,察本与标,气可令调,明知胜复,为万民式,天之道毕矣。

帝曰:胜复之变,早晏何如?岐伯曰:夫所胜者,胜至已病,病已愠愠,而复已萌也。夫所复者,胜尽而起,得位而甚,胜有微甚,复有少多,胜和而和,胜虚而虚,天之常也。帝曰:胜复之作,动不当位,或后时而至,其故何也?岐伯曰:夫气之生,与其化衰盛异也。寒暑温凉盛衰之用,其在四维。故阳之动,始于温,盛于暑;阴之动,始于清,盛于寒。春夏秋冬,各差其分。故《大要》曰:彼春之暖,为夏之暑,彼秋之忿,为冬之怒,谨按四维,斥候皆归,其终可见,其始可知。此之谓也。帝曰:差有数乎?岐伯曰:又凡三十度也。帝曰:其脉应皆何如?岐伯曰:差同正法,待时而去也。《脉要》曰:春不沉,夏不弦,冬不濇,秋不数,是谓四塞。沉甚曰病,弦甚曰病,涩甚曰病,数其曰病,参见曰病,复见曰病,未去而去曰病,去而不去曰病,反者死。故曰:气之相守司也,如权衡之不得相失也。夫阴阳之气,清静则生化治,动则苛疾起,此之谓也。

帝曰:幽明何如?岐伯曰:两阴交尽故曰幽,两阳合明故曰明,幽明之配,寒暑之异也。帝曰:分至何如?岐伯曰:气至之谓至,气分之谓分,至则气同,分则气异,所谓天地之正纪也。

帝曰:夫子言春秋气始于前,冬夏气始于后,余已知之矣。然六气往复,主岁不常也,其补写奈何?岐伯曰:上下所主,随其攸利,正其味,则其要也,左右同法。《大要》曰:少阳之主,先甘后咸;阳明之主,先辛后酸;太阳之主,先咸后苦;厥阴之主,先酸后辛;少阴之主,先甘后咸;太阴之主,先苦后甘。佐以所利,资以所生,是谓得气。

帝曰:善。夫百病之生也,皆生于风寒暑湿燥火,以之化之变也。经言盛者写之,虚者补之,余錫以方士,而方士用之,尚未能十全,余欲令要道必行,桴鼓相应,犹拔刺雪汙,工巧神圣,可得闻乎?岐伯曰:审察病机,无失气宜,此之谓也。帝曰:愿闻病机何如?岐伯曰:诸风掉眩,皆属于肝。诸寒收引,皆属于肾。诸气膹郁,皆属于肺。诸湿肿满,皆属于脾。诸热瞀瘈,皆属于火。诸痛痒疮,皆属于心。诸厥固泄,皆属于下。诸痿喘呕,皆属于上。诸禁鼓慄,如丧神守,皆属于火。诸痉项强,皆属于湿。诸逆冲上,皆属于火。诸胀腹大,皆属于热。诸躁狂越,皆属于火。诸暴强直,皆属于风。诸病有声,鼓之如鼓,皆属于热。诸病胕肿,痛酸惊骇,皆属于火。诸转反戾,水液浑浊,皆属于热。诸病水液,澄澈清冷,皆属于寒。诸呕吐酸,暴注下迫,皆属于热。故《大要》曰:谨守病机,各司其属,有者求之,无者求之,盛者责之,虚者责之,必先五胜,疏其血气,令其调达,而致和平,此之谓也。

帝曰:善,五味阴阳之用何如?岐伯曰:辛甘发散为阳,酸苦涌泄为阴,咸味涌泄为阴,淡味渗泄为阳。六者或收或散,或缓或急,或燥或润,或軟或坚,以所利而行之,调其气,使其平也。帝曰:非调气而得者,治之奈何?有毒无毒,何先何后?愿闻其道。岐伯曰:有毒无毒,所治为主,适大小为制也。帝曰:请言其制。岐伯曰:君一臣二,制之小也;君一臣三佐五,制之中也;君一臣三佐九,制之大也。寒者热之,热者寒之,微者逆之,甚者从之,坚者削之,客者除之,劳者温之,结者散之,留者政之,燥者濡之,急者缓之,散者收之,损者温之,逸者行之,惊者平之,上之下之,摩之浴之,薄之劫之,开之发之,适事为故。

帝曰:何谓逆从?岐伯曰:逆者正治,从者反治,从少从多,观其事也。帝曰:反治何谓?岐伯曰:热因寒用,寒因热用,塞因塞用,通因通用,必伏其所主,而先其所因,其始则同,其终则异,可使破积,可使溃坚,可使气和,可使必已。帝曰:善。气调而得者何如?岐伯曰:逆之从之,逆而从之,从而逆之,疏气令调,则其道也。

帝曰:善。病之中外何如?岐伯曰:从内之外者调其内;从外之内者治其外;从内之外而盛于外者,先调其内而后治其外;从外之内而盛于内者,先治其外,而后调其内;中外不相及,则治主病。

帝曰:善。火热复,恶寒发热,有如疟状,或一日发,或间数日发,其故何也?岐伯曰:胜复之气,会遇之时,有多少也。阴气多而阳气少,则其发日远;阳气多而阴气少,则其发日近。此胜复相薄,盛衰之节,疟亦同法。

帝曰:论言治寒以热,治热以寒,而方士不能废绳墨而更其道也。有病热者,寒之而热,有病寒者,热之而寒,二者皆在,新病复起,奈何治?岐伯曰:诸寒之而热者取之阴,热之而寒者取之阳,所谓求其属也。帝曰:善。服寒而反热,服热而反寒,其故何也?岐伯曰:治其王气,是以反也。帝曰:不治王而然者何也?岐伯曰:悉乎哉问也!不治五味属也。夫五味入胃,各归所喜,攻酸先入肝,苦先入心,甘先入脾,辛先入肺,咸先入肾,久而增气,物化之常也。气增而久,夭之由也。

帝曰:善。方制君臣何谓也?岐伯曰:主病之谓君,佐君之谓臣,应臣之谓使,非上下三品之谓也。帝曰:三品何谓/岐伯曰:所以明善恶之殊贯也。

帝曰:善。病之中外何如?岐伯曰:调气之方,必别阴阳,定其中外,各守其乡。内者内治,外者外治,微者调之,其次平之,盛者夺之,汗之下之,寒热温凉,衰之以属,随其攸利,谨道如法,万举万全,气血正平,长有天命。帝曰:善。

THIÊN 75 : TRỨ KHÍ GIÁO LUẬN
Hoàng Đế ngồi ở Minh Đường gọi Lôi công mà bảo rằng:
Phàm nói “Tam dương độc chí…” tức là cả Tam dương đến “dồn” làm một lúc. Nó đến dồn như mưa gió, nên ở trên trời sinh điên tật, ở dưới thời sinh lậu tiếc(1). [1]
Nó đến, bên ngoài không thể dự kỳ, bên trong không liên lạc, không đúng với điều lý của mạch, nên không thể bằng ở mạch kính để chẩn đoán. [2]
Vậy, Tam dương, nó là chí dương, nó đến dồn, sẽ phát chứng kinh; chín khiếu đều lắp. Dương khí tràn lan, cuống họng khô nghẽn; nó dồn vào âm, thời âm khí lên xuống không còn nhất định, sẽ gây nên chứng Trường tiết (2).

著至教论篇第七十五

黄帝坐明堂,召雷公而问之曰:子知医之道乎?雷公对曰:诵而颇能解,解而未能别,别而未能明,明而未能彰,足以治群僚,不足至侯王。愿得受树天之度,四时阴阳合之,别星辰与日月光,以彰经术,后世益明,上通神农,著至教,疑于二皇。帝曰:善!无失之,此皆阴阳表里上下雌雄相輸应也,而道上知天文,下知地理,中知人事,可以长久,以教众庶,亦不疑殆,医道论篇,可传后世,可以为宝。

雷公曰:请受道,讽诵用解。帝曰:子不闻《阴阳传》乎!曰:不知。曰:夫三阳天为业,上下无常,合而病至,偏害阴阳。雷公曰:三阳莫当,请闻其解。帝曰:三阳独至者,是三阳并至,并至如风雨,上为巅疾,下为漏病,外无期,内无正,不中经纪,诊无上下,以书别。雷公曰:臣治疏愈,说意而已。帝曰:三阳者,至阳也,积并则为惊,病起疾风,至如礔砺,九窍皆塞,阳气滂溢,干嗌喉塞,并于阴,则上下无常,薄为肠澼,此谓三阳直心,坐不得起,卧者便身全。三阳之病,且以知天下,何以别阴阳,应四时,合之五行。

雷公曰:阳言不别,阴言不理,请起受解,以为至道。帝曰:子若受传,不知合至道以惑师教,语子至道之要。病伤五藏,筋骨以消,子言不明不别,是世主学尽矣。肾且绝,惋惋日暮,从容不出,人事不殷。

THIÊN 76 : THỊ THUNG DUNG LUẬN

Lôi Công hỏi rằng:
Can hư, Thận hư, Tỳ hư… Đều khiến con người thân thể nặng nề khó chịu. Nên dùng độc dược, thích và cứu hoặc dùng biêm thách, hoặc dùng thanh dịch v.v… Vậy mà có khi khỏi, có khi không khỏi, là vì sao? [1]
Hoàng Đế dạy rằng:
Tỳ mạch hư mà phù, tựa phế; Thận mạch tiểu và phù tựa Tỳ; Can mạch cấp và trầm tựa Thận… Đó đều là những mạch chứng mà y giả dễ nhầm. Chỉ có “thung dung” nhận kỹ, mới có thể biết được. Đến như ba Tàng thổ, mộc, thủy cùng ở bộ phận dưới, có gì mà không phân biệt được. [2]
Lôi Công hỏi rằng:
Mạch phù mà Huyền, án vào rắn như thạch (đá) xin cho biết đó là bệnh gì? [3]
Hoàng Đế dạy rằng:
Mạch phù mà Huyền, đó là bởi Thận bất túc; Trầm mà thạch, là do Thận khí bị ngừng mắêc ở bên trong; bệnh nhân khiếp nhược, thiểu khí… là do thủy đạo không thông lợi, khiến cho hình khí bị tiêu thước; khái khấu và phiền oan, là do Thận khí nghịch lên. Đó là khí ở một người, và bệnh chỉ phạm vào một Tàng. [4]
Lôi Công hỏi rằng:
Giờ đây có người, tứ chi rã rời, khái huyết tiết… Ngu này nhận là thương Phế, thiết mạch thấy phù, đại mà khẩn… Ngu không dám chữa. Thô công dũng biêm thạch mà khỏi bớt; lại làm cho xuất huyết, huyết ra được mà mình thấy nhẹ nhàng… Vậy là bệnh gì? [5]
Hoàng Đế dạy rằng:
Mạch phù, đại và hư là do Tỳ khí tuyệt ở bên ngoài, bỏ Vị phủ, trở ra kinh của Dương minh. Vì hai hỏa không thể thắng được ba thủy, vì vậy nên mạch loạn mà không thường. Tứ chi rã rời là do tinh khí của Tỳ không đạt ra tới tứ chi; suyễn và khái, là do thủy khí dồn lên Dương minh; huyết tuyết, là do mạch cấp, huyết không dẫn hành được. Như đoán là thương Phế, thời nhằm lắm. [6]
Nếu là thủy tà dương Phế thời do Tỳ khí không giữ; Vị khí không thanh; Kinh khí không sai khiến được; chân tàng hoại quyết, kinh mạch bàng tuyệt, năm Tàng lậu  tiết, không nục thời ẩu. Vậy đối với chứng hậu trên kia, khác hẳn. [7]
 

示从容论篇第七十六

黄帝燕坐,召雷公而问之曰:汝受术诵书者,若能览观杂学,及于比类,通合道理,为余言子所长,五藏六府,胆胃大小肠,脾胞膀胱,脑髓涕唾,哭泣悲哀,水所从行,此皆人之所生,治之过失,子务明之,可以十全,即不能知,为世所怨。雷公曰:臣请诵《脉经上下篇》,甚众多矣,别异比类,犹未能以十全,又安足以明之

帝曰:子别试通五藏之过,六府之所不和,针石所败,毒药所宜,汤液滋味,具言其状,悉言以对,请问不知。雷公曰:肝虚肾虚脾虚,皆令人体重烦冤,当投毒药刺灸砭石汤液,或已,或不已,愿闻其解。帝曰:公何年之长而问之少,余真问以自谬也。吾问子窈冥,子言《上下篇》以对,何也?夫脾虚浮似肺,肾小浮似脾,肝急沉散似肾,此皆工之所时乱也,然从容得之。若夫三藏土木水参居,此童子之所知,问之何也?

雷公曰:于此有人,头痛,筋挛骨重,怯然少气,哕噫腹满,时惊,不嗜卧,此何藏之发也?脉浮而弦,切之石坚,不知其解,复问所以三藏者,以知其比类也。帝曰:夫从容之谓也。夫年长则求之于府,年少则求之于经,年壮则求之于藏。今子所言皆失,八风菀熟,五藏消烁,传邪相受。夫浮而弦者,是肾不足也。沉而石者,是肾气内着也。怯然少气者,是水道不行,形气消索也。咳嗽烦冤者,是肾气之逆也。一人之气,病在一藏也。若言三藏俱行,不在法也。

雷公曰:于此有人,四支解墯,咳喘血泄,而愚诊之,以为伤肺,切脉浮大而紧,愚不敢治,粗工下砭石,病愈多出血,血止身轻,此何物也?帝曰:子所能治,知亦众多,与此病失矣。譬以鸿飞,亦冲于天。夫圣人之治病,循法守度,援物比类,化之冥冥,循上及下,何必守经。今夫脉浮大虚者,是脾气之外绝,去胃外归阳明也。夫二火不胜三水,是以脉乱而无常也。四支解墯,此脾精之不行也。咳喘者,是水气并阳明也。血泄者,脉急血无所行也。若夫以为伤肺者,由失以狂也。不引比类,是知不明也。夫伤肺者,脾气不守,胃气不清,经气不为使,真藏坏决,经脉傍绝,五藏漏泄,不衄则呕,此二者不相类也。譬如天之无形,地之无理,白与黑相去远矣。是失,吾过矣。以子知之,故不告子,明引比类从容,是以名曰诊轻,是谓至道也。

THIÊN 77  : SƠ NGŨ QUÁ LUẬN

Hoàng Đế nói rằng:
Phàm trước khi chẩn mạch, nên hỏi có phải là trước quí mà sau hèn? Nếu vậy, thời dù không trúng tà, bệnh do trong sinh ra. Bệnh đó gọi là Thoát doanh. Nếu trước giàu mà sau nghèo… Bệnh đó gọi là Thất tinh. Năm khí lưu niên, bệnh nó dồn lại. Y công chẩn bệnh, không biết bệnh danh. Đó là một lỗi. [1]
Phàm muốn chẩn bệnh, phải hỏi sự uống, ăn, cư xử, bạo lạc hay bạo khổ, trước xướng sau khổ, những trường hợp đó đều làm thương tinh khí; tinh khí kiệt tuyệt, khiến cho hình thể rã rời. Bạo nộ thời dương âm, bạo hỷ thời thương Dương, quyết khí thượng hành, mạch mãn thời hình khứ. Ngự y chẩn bệnh, không biết như vậy. Đó là hai lỗi. [2]
Phàm chẩn bệnh, phải biết so sánh những bệnh Kỳ hằng, biết được là giỏi. Bệnh đó không biết, sao được là biết chẩn. Đó là ba lỗi. [3]
Chẩn bệnh phải chú ý vào “tam thường” (tức là tinh, khí, thần). Vậy phải hỏi trước quí sau tiện? Hoặc mới bị thất phế, bị nguy nan? Nếu bị những trường hợp như vậy, thời tinh thần sẽ bị thương; dù không phạm phải tà khí, cũng tất sinh ra bì tiêu, cân khuất, khó lòng sinh tồn. Y giả không xét ở chỗ đó mà chữa liều, đó là bốn lỗi. [4]
Phàm chẩn bệnh lại phải biết khí huyết suy vượng như thế nào. Như người đương giàu có mà bị sa sút, thời thần hồn bị thương. Vì đó, chủ của Tâm là Mạch, chủ của Can là Cân, như bị cắt đứt… Vậy phải tìm ở nguyên nhân chứng hậu để điều trị. Nếu bỏ lỡ, đó là năm lỗi. [5]
Cho nên nói rằng: thánh nhân trị bệnh, phải biết rõ lẽ âm Dương của trời đất, sự kinh hỷ của bốn mùa… Rồi do đó mà hoặc dùng châm, cứu, biêm thạch và độc dược; lại phải biết rõ bản thủy của bệnh mà tham xét với “bát chính, cửu hậu…” Thời bệnh không còn đâu xót được nữa(1). [6]

疏五过论篇第七十七

黄帝曰:呜呼远哉!闵闵乎若视深渊,若迎浮云,视深渊尚可测,迎浮云莫知其际。圣人之术,为万民式,论裁志意,必有法则,循经守数,接循医事,为万民副,故事有五过四德,汝知之乎?雷公避席再拜曰:臣年幼小,蒙愚以惑,不闻五过与四德,比类形名,虚引其经,心无所对。

帝曰:凡未诊病者,必问尝贵后贱,虽不中邪,病从内生,名曰脱营。尝富后贫,名曰失精,五气留连,病有所并。医工诊之,不在藏府,不变躯形,诊之而疑,不知病名。身体日减,气虚无精,病深无气,洒洒然时惊,病深者,以其外耗于卫,内夺于荣。良工所失,不知病情,此亦治之一过也。

凡欲诊病者,必问饮食居处,暴乐暴苦,始乐后苦,皆伤精气,精气竭绝,形体毁沮。暴怒伤阴,暴喜伤阳,厥气上行,满脉去形。愚医治之,不知补写,不知病情,精华日脱,邪气乃并,此治之二过也。

善为脉者,必以比类奇恒,从容知之,为工而不知道,此诊之不足贵,此治之三过也。

诊有三常,必问贵贱, 君败伤,及欲侯王。故贵脱势,虽不中邪,精神内伤,身必败亡。始富后贫,虽不伤邪,皮焦筋屈,痿躄为挛。医不能严,不能动神,外为柔弱,乱至失常,病不能移,则医事不行,此治之四过也。

凡诊者必知终始,有知余绪,切脉问名,当合男女。离绝菀结,忧恐喜怒,五藏空虚,血气离守,工不能知,何术之语。尝富大伤,斩筋绝脉,身体复行,令泽不息。故伤败结积,留薄归阳,脓积寒炅。粗工治之,亟刺阴阳,身体解散,四支转筋,死日有期,医不能明,不问所发,唯言死日,亦为粗工,此治之五过也。

凡此五者,皆受术不通,人事不明也。故曰:圣人之治病也,必知天地阴阳,四时经纪,五藏六府,雌雄表里,刺灸砭石,毒药所主,从容人事,以明经道,贵贱贫富,各异品理,问年少长,勇怯之理,审于分部,知病本始,八正九候,诊必副矣。

治病之道,气内为宝,循求其理,求之不得,过在表里。守数据治,无失俞理,能行此术,终身不殆。不知俞理,五藏菀熟,痈发六府,诊病不审,是谓失常。谨守此治,与经相明,《上经》《下经》,揆度阴阳,奇恒五中,决以明堂,审于终始,可以横行。


THIÊN 78  : CHƯNG TỨ THẤT LUẬN

Hoàng Đế dạy Lôi Công rằng:
Kinh mạch mười hai, Lạc mạch ba trăm sáu mươi lăm… Những cái đó, phần nhiều mọi người điều hiểu và các Y giả cũng đều biết tuân theo. Nhưng sở dĩ trị liệu vẫn không được mười vẹn mười, chỉ vì tinh thần không chuyên, chí ý không vững, khiến cho trong ngoài lẫn lộn, mới gây nên tai vạ. [1]
Vậy, nếu chẩn mà không biết cái lý nghịch thuận của Aâm Dương, đó là một điều lỗi. [2]
Chưa hiểu thấu những nghĩa sâu xa của thầy dạy, mà đã dùng liều biêm thạch, châm cứu… Khiến cho mang hận về sau. Đó là hai điều lỗi. [3]
Không xét rõ là sang hay hèn, giàu hay nghèo, thân thể ấm hay lạnh, uống ăn đủ hay thiếu, tính người dũng hay khiếp… Các điều đó đều có thể là nguyên nhân của bệnh cả. Thế mà Y giả lại không biết, đó là ba điều lỗi. [4]
Chẩn bệnh không biết hỏi đến các nguyên nhân như vừa thuật trên, chỉ nhắm mắt án tay ngay vào Thốn khẩu, rồi nói hươu, nói vượn, dối người, dối mình. Đó là bốn điều lỗi. [5]
Hỡi ơi! Đạo trời sâu xa, ngành ngọn bao la, gần như gan tấc, lớn lên hải hà, nếu không học hỏi, làm thầy được a? [6]
徵四失论篇第七十八
黄帝在明堂,雷公侍坐,黄帝曰:夫子所通书受事众多矣,试言得失之意,所以得之,所以失之。雷公对曰:循经受业,皆言十全,其时有过失者,请闻其事解也。
帝曰:子年少,智未及邪,将言以杂合耶?夫经脉十二,络脉三百六十五,此皆人之所明知,工之所循用也。所以不十全者,精神不专,志意不理,外内相失,故时疑殆。诊不知阴阳逆从之理,此治之一失矣。
受师不卒,妄作杂术,谬言为道,更名自功,妄用砭石,后遗身咎,此治之二失也。
不适贫富贵贱之居,坐之薄厚,形之寒温,不适饮食之宜,不别人之勇怯,不知比类,足以自乱,不足以自明,此治之三失也。
诊病不问其始,忧患饮食之失节,起居之过度,或伤于毒,不先言此,卒持寸口,何病能中,妄言作名,为所穷,此治之四失也。
是以世人之语者,驰千里之外,不明尺寸之论,诊无人事。治数之道,从容之葆,坐持寸口,诊不中五脉,百病所起,始以自怨,遗师其咎。是故治不能循理,弃术于市,妄治时愈,愚心自得。呜呼!窈窈冥冥,熟知其道?道之大者,拟于天地,配于四海,汝不知道之谕,受以明为晦。
L
THIÊN 79  : ÂM DƯƠNG LOẠI LUẬN

Hoàng Đế nói rằng:
Tam dương là “Kinh” Nhị dương là Duy, Nhất dương là du bộ. Nhân đó biêt chung thủy của năm Tàng (1). [1]
Tam dương là Biểu, Nhị âm là Lý, Nhất âm là chí tuyệt (cuối cùng), hợp với hối sóc, sẽ đầy đủ cái chính lý về sự sinh trưởng (1). [2]
Hoàng Đế hỏi:
Về Tam dương, Thái dương là Kinh. Tam dương mạch đến Thủ Thái âm, Huyền, Phù, mà không Trầm. [3]
Phàm gọi là Nhị dương, tức là Dương minh. Mạch đến Thủ Thái âm, Huyền mà Trầm, Cấp, không Cổ, vì nhiệt phát bệnh, sẽ chết (1). [4]
Nhất dương là Thiếu dương. Mạch đến Thủ Thái âm, trên liền với Nhân nghinh, Huyền, Cấp không dứt… Đó là bệnh ở Thiếu dương. Chuyển về âm thời chết (2). [5]
Tam âm là một cơ quan chủa của sáu Kinh. Nó giao với Thái dương, nếu mạch phụ, (Cổ),  không phù thế là không liên lạc được với Tâm và Thận. [6]
Nhị âm đến Phế, khí sẽ về Bàng quang, ngoài liền với Tỳ, Vị (1). [7]
Nhất âm đến một mình, kinh tuyệt, khí phù không “Cổ”, và Câu mà Hoạt (2). [8]
Sáu mạch đó, lúc là Aâm, lúc là Dương, thay đổi giao hỗ với nhau, thông với năm Tàng, hợp với Aâm Dương, đến trước là chủ, đến sau là khách. [9]
Nhị dương, Nhất âm, chủ bệnh, không thắng, Nhất âm, mạch nhuyễn mà động, chín khiếu đều trầm (3). [10]
Tam dương, Nhất âm; Thái dương mạch thắng, Nhất âm không thể ngăn, bên trong làm rối loạn năm Tàng, bên ngoài hiện ra chứng kinh, hãi (1). [11]
Nhị âm, Nhị dương, bệnh ở Phế. Thiếu âm mạch Trầm, thắng Phế, thương Tỳ, ngoài thương tứ chi. [12]
Nhị dương đều đến, bệnh ở Thận, chửi mắng đi liền, điên tật và cuồng (2). [13]
Nhị âm, Nhất dương; bệnh sinh ra bởi Thận. âm khí dẫn lên phía dưới Tâm Quản; Không khiếu vít lấp không thông, tứ chi rã rời (1). [14]
Nhất âm, Nhất dương mạch Đại, thế là âm khí đến Tâm, trên dưới không thường, ra vào không biết, cổ họng khô ráo. Bệnh tại Tỳ thổ (2).  [15]
Nhị dương, Tam âm, đều có cả chí âm. âm không tới được với Dương, Dương không tới được với âm. âm, Dương đều tuyệt, Phù là huyết giả, Trầm là ung nùng. [16]
Aâm Dương đều thịnh, dưới tới Aâm Dương, trên từ tỏ rõ, dưới tới tờ mờ, chẩn quyết sống chết, hợp với đầu năm (1). [17]

阴阳类论篇第七十九

孟春始至,黄帝燕坐,临观八极,正八风之气,而问雷公曰:阴阳之类,经脉之道,五中所主,何藏最贵?雷公对曰:春甲乙青,中主肝,治七十二日,是脉之主时,臣以其藏最贵。帝曰:却念上下经,阴阳从容,子所言最贵,其下也。

雷公致斋七日,旦复侍坐。帝曰:三阳为经,二阳为维,一阳为游部,此知五藏终始。三阳为表,二阴为里,一阴至绝,作朔晦,却具合以正其理。雷公曰:受业未能明。

帝曰:所谓三阳者,太阳为经,三阳脉,至手太阴,弦浮而不沉,决以度,察以心,合之阴阳之论。所谓二阳者,阳明也,至手太阴,弦而沉急不鼓,炅至以病皆死。一阳者,少阳也,至手太阴,上连人迎,弦急悬不绝,此少阳之病也,专阴则死。

三阴者,六经之所主也,交于太阴,伏鼓不浮,上空志心。二阴至肺,其气归膀胱,外连脾胃。一阴独至,经绝,气浮不鼓,钩而滑。此六脉者,乍阴乍阳,交属相并,缪通五藏,合于阴阳,先至为主,后至为客。

雷公曰:臣悉尽意,受传经脉,颂得从容之道,以合《从容》,不知阴阳,不知雌雄。帝曰:三阳为父,二阳为卫,一阳为纪。三阴为母,二阴为雌,一阴为独使。

二阳一阴,阳明主病,不胜一阴,软而动,九窍皆沉。三阳一阴,太阳脉胜,一阴不能止,内乱五藏,外为惊骇。二阴二阳,病在肺,少阴脉沉,胜肺伤脾,外伤四支。二阴二阳皆交至,病在肾,骂詈妄行,巅疾为狂。二阴一阳,病出于肾,阴气客游于心脘,下空窍堤,闭塞不通,四支别离。一阴一阳代绝,此阴气至心,上下无常,出入不知,喉咽干燥,病在土脾。二阳三阴,至阴皆在,阴不过阳,阳气不能止阴,阴阳并绝,浮为血瘕,沉为脓胕。阴阳皆壮,下至阴阳。上合昭昭,下合冥冥,诊决生死之期,遂合岁首。

雷公曰:请问短期。黄帝不应。雷公复问。黄帝曰:在经论中。雷公曰:请闻短期。黄帝曰:冬三月之病,病合于阳者,至春正月脉有死徵,皆归出春。冬三月之病,在理已尽,草与柳叶皆杀,春阴阳皆绝,期在孟春。春三月之病,曰阳杀,阴阳皆绝,期在草干。夏三月之病,至阴不过十日,阴阳交,期在溓水。秋三月之病,三阳俱起,不治自已。阴阳交合者,立不能坐,坐不能起。三阳独至,期在石水。二阴独至,期在盛水。

THIÊN 79  : ÂM DƯƠNG LOẠI LUẬN

Hoàng Đế nói rằng:
Tam dương là “Kinh” Nhị dương là Duy, Nhất dương là du bộ. Nhân đó biêt chung thủy của năm Tàng (1). [1]
Tam dương là Biểu, Nhị âm là Lý, Nhất âm là chí tuyệt (cuối cùng), hợp với hối sóc, sẽ đầy đủ cái chính lý về sự sinh trưởng (1). [2]
Hoàng Đế hỏi:
Về Tam dương, Thái dương là Kinh. Tam dương mạch đến Thủ Thái âm, Huyền, Phù, mà không Trầm. [3]
Phàm gọi là Nhị dương, tức là Dương minh. Mạch đến Thủ Thái âm, Huyền mà Trầm, Cấp, không Cổ, vì nhiệt phát bệnh, sẽ chết (1). [4]
Nhất dương là Thiếu dương. Mạch đến Thủ Thái âm, trên liền với Nhân nghinh, Huyền, Cấp không dứt… Đó là bệnh ở Thiếu dương. Chuyển về âm thời chết (2). [5]
Tam âm là một cơ quan chủ của sáu Kinh. Nó giao với Thái dương, nếu mạch phụ, (Cổ),  không phù thế là không liên lạc được với Tâm và Thận. [6]
Nhị âm đến Phế, khí sẽ về Bàng quang, ngoài liền với Tỳ, Vị (1). [7]
Nhất âm đến một mình, kinh tuyệt, khí phù không “Cổ”, và Câu mà Hoạt (2). [8]
Sáu mạch đó, lúc là âm, lúc là Dương, thay đổi giao hỗ với nhau, thông với năm Tàng, hợp với âm Dương, đến trước là chủ, đến sau là khách. [9]
Nhị dương, Nhất âm, chủ bệnh, không thắng, Nhất âm, mạch nhuyễn mà động, chín khiếu đều trầm (3). [10]
Tam dương, Nhất âm; Thái dương mạch thắng, Nhất âm không thể ngăn, bên trong làm rối loạn năm Tàng, bên ngoài hiện ra chứng kinh, hãi (1). [11]
Nhị âm, Nhị dương, bệnh ở Phế. Thiếu âm mạch Trầm, thắng Phế, thương Tỳ, ngoài thương tứ chi. [12]
Nhị dương đều đến, bệnh ở Thận, chửi mắng đi liền, điên tật và cuồng (2). [13]
Nhị âm, Nhất dương; bệnh sinh ra bởi Thận. Aâm khí dẫn lên phía dưới Tâm Quản; Không khiếu vít lấp không thông, tứ chi rã rời (1). [14]
Nhất âm, Nhất dương mạch Đại, thế là Aâm khí đến Tâm, trên dưới không thường, ra vào không biết, cổ họng khô ráo. Bệnh tại Tỳ thổ (2).  [15]
Nhị dương, Tam âm, đều có cả chí âm. Aâm không tới được với Dương, Dương không tới được với Aâm. Aâm, Dương đều tuyệt, Phù là huyết giả, Trầm là ung nùng. [16]
Aâm Dương đều thịnh, dưới tới Aâm Dương, trên từ tỏ rõ, dưới tới tờ mờ, chẩn quyết sống chết, hợp với đầu năm (1). [17]

阴阳类论篇第七十九

孟春始至,黄帝燕坐,临观八极,正八风之气,而问雷公曰:阴阳之类,经脉之道,五中所主,何藏最贵?雷公对曰:春甲乙青,中主肝,治七十二日,是脉之主时,臣以其藏最贵。帝曰:却念上下经,阴阳从容,子所言最贵,其下也。

雷公致斋七日,旦复侍坐。帝曰:三阳为经,二阳为维,一阳为游部,此知五藏终始。三阳为表,二阴为里,一阴至绝,作朔晦,却具合以正其理。雷公曰:受业未能明。

帝曰:所谓三阳者,太阳为经,三阳脉,至手太阴,弦浮而不沉,决以度,察以心,合之阴阳之论。所谓二阳者,阳明也,至手太阴,弦而沉急不鼓,炅至以病皆死。一阳者,少阳也,至手太阴,上连人迎,弦急悬不绝,此少阳之病也,专阴则死。

三阴者,六经之所主也,交于太阴,伏鼓不浮,上空志心。二阴至肺,其气归膀胱,外连脾胃。一阴独至,经绝,气浮不鼓,钩而滑。此六脉者,乍阴乍阳,交属相并,缪通五藏,合于阴阳,先至为主,后至为客。

雷公曰:臣悉尽意,受传经脉,颂得从容之道,以合《从容》,不知阴阳,不知雌雄。帝曰:三阳为父,二阳为卫,一阳为纪。三阴为母,二阴为雌,一阴为独使。

二阳一阴,阳明主病,不胜一阴,软而动,九窍皆沉。三阳一阴,太阳脉胜,一阴不能止,内乱五藏,外为惊骇。二阴二阳,病在肺,少阴脉沉,胜肺伤脾,外伤四支。二阴二阳皆交至,病在肾,骂詈妄行,巅疾为狂。二阴一阳,病出于肾,阴气客游于心脘,下空窍堤,闭塞不通,四支别离。一阴一阳代绝,此阴气至心,上下无常,出入不知,喉咽干燥,病在土脾。二阳三阴,至阴皆在,阴不过阳,阳气不能止阴,阴阳并绝,浮为血瘕,沉为脓胕。阴阳皆壮,下至阴阳。上合昭昭,下合冥冥,诊决生死之期,遂合岁首。

雷公曰:请问短期。黄帝不应。雷公复问。黄帝曰:在经论中。雷公曰:请闻短期。黄帝曰:冬三月之病,病合于阳者,至春正月脉有死徵,皆归出春。冬三月之病,在理已尽,草与柳叶皆杀,春阴阳皆绝,期在孟春。春三月之病,曰阳杀,阴阳皆绝,期在草干。夏三月之病,至阴不过十日,阴阳交,期在溓水。秋三月之病,三阳俱起,不治自已。阴阳交合者,立不能坐,坐不能起。三阳独至,期在石水。二阴独至,期在盛水。

THIÊN 80  : PHƯƠNG THỊNH SUY LUẬN


Lôi Công hỏi rằng:
Về khí nhiều ít, thế nào là nghịch? Thế nào là tùng? [1]
Hoàng Đế dạy rằng:
Dương theo tả, Aâm theo hữu lão theo trên, thiếu theo dưới. Vì vậy, Xuân hạ theo về Dương đời sống, theo về Thu Đông thời chết. Trái lại, thời nào theo về Thu Đông là sống. Vì vậy, khí dù nhiều ít mà nghịch, đều thành chứng quyết (1). [2]
Chứng quyết thuộc Thiếu âm, khiến người mộng càn quá lắm thời mê. [3]
Phế khí hư, thời khiến người mộng thấy bạch vật (các vật trắng, thuộc loài kim), thấy chém người máu chảy, nếu đắc thời, thời mộng thấy binh chiến (1). [4]
Thận khí hư thời khiến người mộng thấy thuyền và người bị đắm đuối; nếu đắc thời, thời mộng nằm trong nước, như bị sợ hãi. [5]
Can khí hư thời mộng thấy cỏ cây nảy nở; nếu đắc thời, thời mộng tựa dưới gốc cây không dám đứng dậy. [6]
Tâm khí hư mộng thấy đi cứu đám cháy; nếu đắc thời, thời mộng thấy lửa sáng rực trời. [7]
Tỳ khí hư thời mộng thấy uống ăn không đủ; nếu đắc thời, thời mộng đắp trường lợp nhà. [8]
Đó là thuộc về năm Tàng khí hư, Dương khí hưu dư, Aâm khí bất túc. Vậy hợp với năm chẩn, điều với âm Dương, để xét về Kinh mạch (1). [9]
Vì vậy, chẩn co đại phương (phép lớn). Ngồi đứng có thường, ra vào có lối, để giúp ích cho thần minh; phải rất thanh tĩnh, xem suốt trên dưới, coi ở bát chính, xét năm trung bộ, án mạch động tĩnh; theo riêt để nhân về Hoạt, Sắc, Hàn, ân ; đạo có xét rõ mới được dài lâu. Và tới được cõi mười vẹn cả mười (thập toàn) (1). [10]
方盛衰论篇第八十
雷公请问气之多少,何者为逆,何者为从。黄帝答曰:阳从左,阴从右,老从上,少从下。是以春夏归阳为生,归秋冬为死,反之则归秋冬为生,是以气多少,逆皆为厥。
问曰:有余者厥耶?答曰:一上不下,寒厥到膝,少者秋冬死,老者秋冬生。气上不下,头痛巅疾,求阳不得,求阴不审,五部隔无徵,若居旷野,若伏空室,绵绵乎属不满日。
是以少气之厥,令人妄梦,其极至迷。三阳绝,三阴微,是为少气。
是以肺气虚,则使人梦见白物,见人斩血藉藉,得其时,则梦见兵战。肾气虚,则使人梦见舟舩溺人,得其时,则梦伏水中,若有畏恐。肝气虚,则梦见菌香生草,得其时,则梦伏树下不敢起。心气虚,则梦救火阳物,得其时,则梦燔灼。脾气虚,则梦饮食不足,得其时,则梦筑垣盖屋。此皆五藏气虚,阳气有余,阴气不足。合之五诊,调之阴阳,以在经脉。
诊有十度度人:脉度,藏度,肉度,筋度,俞度。阴阳气尽,人病自具。脉动无常,散阴颇阳,脉脱不具,诊无常行,诊必上下,度民君卿。受师不卒,使术不明,不察逆从,是为妄行,持雌失雄,弃阴附阳,不知并合,诊故不明,传之后世,反论自章。
至阴虚,天气绝;至阳盛,地气不足。阴阳并交,至人之所行。阴阳交并者,阳气先至,阴气后至。是以圣人持诊之道,先后阴阳而持之,《奇恒之势》乃六十首,诊合微之事,追阴阳之变,章五中之情,其中之论,取虚实之要,定五度之事,知此乃足以诊。是以切阴不得阳,诊消亡,得阳不得阴,守学不湛,知左不知右,知右不知左,知上不知下,知先不知后,故治不久。知醜知善,知病知不病,知高知下,知坐知起,知行知止,用之有纪,诊道乃具,万世不殆。起所有余,知所不足。度事上下,脉事因格。是以形弱气虚,死;形气有余,脉气不足,死。脉气有余,形气不足,生。
是以诊有大方,坐起有常,出入有行,以转神明,必清必净,上观下观,司八正邪,别五中部,按脉动静,循尺滑濇,寒温之意,视其大小,合之病能,逆从以得,复知病名,诊可十全,不失人情。故诊之,或视息视意,故不失条理,道甚明察,故能长久。不知此道,失经绝理,亡言妄期,此谓失道。
公请问:哭泣而泪不出者,若出而少涕,其故何也?帝曰:在经有也。复问:不知水所从生,涕所出也。帝曰:若问此者,无益于治也,工之所知,道之所生也。
 
THIÊN 81 : GIẢI TINH VI LUẬN

Lôi Công hỏi rằng:
Khốc (khoc thành tiếng) khấp (khóc ngầm) mà lệ (nước mắt) không ra hoặc ra mà ít “thế” (nước mũi) là vì sao? [1]
Hoàng Đế dạy rằng:
Tâm là chuyên tinh của năm Tàng. Nó khai khiếu lên mắt, hiện ra săc là phần tươi tốt của Tâm. Vì vậy, phàm người có đức, thời khí hoà hiện ra mắt; có việc lo buồn thời rầu rĩ tỏ ra sắc. [2]
Vì vậy, bi ai thời “Khấp hạ” (khóc có lệ rơi). Khấp hạ là do Thủy sinh. Thủy do tông mạch; tích thủy tưc là chí âm. Chi âm là tinh của Thận. Sở dĩ lệ không rơi, là do tinh nó cũng giằng co, nên Thủy không xuất được. (1). [3]
Nghĩ như: tinh của Thủy là chí, tinh của Hỏa là thần; Thủy hỏa tương cảm, thần chí đều bi, do đó Thủy mới từ trong mắt chảy ra. Cho nên “ngạn” có nói “tâm bi”, gọi là “chí bi”. Vì chí với tâm tinh, đều dồn lên mắt. [4]
Vì vậy, đều bi, thời thần khí truyền vào Tâm tinh, nên không truyền lên chí, mà chí độc bi, cho nên khấp mà lệ ra (2). [5]
“Thế” phát sinh ra tự Não (óc). Não thuộc Aâm; Tủy, là một chất làm cho đầy ở trong xương. Não thấm (rích) ra thành Phế. Chí là chủ của xương. Vì vậy, Thủy chảy mà Thế theo, là nó theo về đồng loại. [6]
“Thế” với “khấp” (tức lệ) ví như anh với em, nếu mạch “Cấp” thời đều chết, nếu sống thời đều sống. Nếu chí mà sớm bi, thời “Thế” và “Khấp” sẽ đồng thời đằm đìa (1). [7]
Lôi Công hỏi rằng:
Có người khốc khấp mà “Lệ” không ra; có khi “Lệ” ra mà ít “Thế”, là vì sao? [8]
Hoàng Đế dạy rằng:
Khấp mà lệ không ra, là do khốc mà không thật bi. Không khấp là do thần không bi; thần không bi thời chí không bi. Aâm Dương cũng giằng co nhau, khấp (lệ) sao ra một mình được. Đại phàm, về chí mà bị, thời uất uất khí xung âm, xung âm thời chí rời khỏi mắt; chí đã rời thời thần không giữ tinh. Tinh thần rời khỏi mắt, thời “thế” và khấp” đồng thời ra (2). [9]
Lôi Công không nhớ ở Kinh (Linh Khu) dạy ư? Phàm chứng Quyết, thời mắt không còn trong thấy. Vì người mắt chứng Quyết, thời Dương khí dồn lên trên, Aâm khí dồn xuống dưới. Dương khí dồn lên trên thời hỏa sáng một mình; Aâm khí dồn xuống dưới thời chân lạnh và bụng trướng, xem đó thời biết “một thủy” không thắng được “năm hỏa”, cho nên thành mục manh (1). [10]
Vì vậy, ra gió thời lệ rơi. Bởi gió nó thổi vào mắt khiến cho Dương khí không giữ với tinh, một mình Dương hỏa thiêu vào mắt, nên mới lệ rơi (1). [11]
Muốn so sánh, thời như: hỏa mạnh sinh phong sẽ biến thành mưa… âu cùng một loài vậy (2).
解精微论篇第八十一
黄帝在明堂,雷公请曰:臣授业,传之行教以经论,从容形法,阴阳刺灸,汤药所滋,行治有贤不肖,未必能十全。若先言悲哀喜怒,燥湿寒暑,阴阳妇女,请问其所以然者,卑贱富贵,人之形体,所从群下,通使临事以适道术,谨闻命矣。请问有毚愚仆漏之问,不在经者,欲闻其状。帝曰:大矣。
夫心者,五藏之专精也,目者,其窍也,华色者,其荣也,是以人有德也,则气和于目,有亡,忧知于色。是以悲哀则泣下,泣下水所由生。水宗者,积水也,积水者,至阴也,至阴者,肾之精也。宗精之水所以不出者,是精持之也。辅者裹之,故水不行也。夫水之精为志,火之精为神,水火相感,神志俱悲,是以目之水生也。故谚言曰:心悲名曰志悲,志与心精共凑于目也。是以俱悲则神气传于心,精上不传于志,而志独悲,故泣出也。泣涕者,脑也,脑者,阴也,髓者,骨之充也,故脑渗为涕。志者骨之主也,是以水流而涕从之者,其行类也。夫涕之与泣者,譬如人之兄弟,急则俱死,生则俱生,其志以神悲,是以涕泣俱出而横行也。夫人涕泣俱出而相从者,所属之类也。
雷公曰:大矣。请问人哭泣而泪不出者,若出而少,涕不从之何也?帝曰:夫泣不出者,哭不悲也。不泣者,神不慈也。神不慈则志不悲,阴阳相持,泣安能独来。夫志悲者惋,惋则冲阴,冲阴则志去目,志去则神不守精,精神去目,涕泣出也。
且子独不诵不念夫经言乎,厥则目无所见。夫人厥则阳气并于上,阴气并于下。阳并于上,则火独光也;阴并于下则足寒,足寒则胀也。夫一水不胜五火,故目盲。是以冲风,泣下而不止。夫风之中目也,阳气内守于精,是火气燔目,故见风则泣下也。有以比之,夫火疾风生乃能雨,此之类也。
Sưu Tầm
NỘI KINH TỐ VẤN
Thứ bảy - 02/07/2011 09:46

Không có nhận xét nào:

ĐÔNG Y MINH PHÚ - Trang nghiên cứu - Trao đổi - Học tập Kinh nghiệm về Y học Cổ truyền - Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo - Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh

Cảm ơn các bạn đã xem

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Google search

Introducing Minh Phu Traditional Medicine clinic - 108 - 19/5 Street - Duyen Hai town - Tra Vinh province - Viet Nam - Mobile phone 84969985148 - Email . luongyhanhatkhanh@gmail.com

Google map - ĐT : 0969985148