chu

Đông y minh phú - niềm tin của mọi nhà

TIÊU HOÁ


Công năng của hệ tiêu hóa
Chức năng của hệ tiêu hóa và Điều trị

1 . Công năng

- Công năng là sự tiêu hóa tại vị trí mà một cơ quan của hệ tiêu hóa đảm nhận . Trong yhct răng là sự nối dài và biểu hiện của xương .. Nhìn răng biết xương . Răng chắc khoẻ thì xương chắc khoẻ .
Thí dụ ... Răng đảm nhận vai trò cắn , xé, nghiền . Bỗng nhiên Răng ê buốt hay là răng lung lay mặc dù tuổi còn rất nhỏ ... Thường là do chức tiêu hoá đang gặp vấn đề mất cân bằng ... Thừa toan , thiếu hụt dinh dưỡng , thiếu canxi ....viêm nhiễm tại chỗ .
- Lưỡi là công cụ cảm nhận vị giác là chính nhưng rồi đột nhiên lưỡi bị đóng dơ , rêu rưỡi dầy lên . Tưa lưỡi , đẹn lưỡi , viêm lưỡi ... vì vị nhiệt hay mất cân bằng  .
- Khi xuất hiện cảm giác nuốt không vào .. Nghẹn hoặc ợ ngược ... Thì chắc chăn Chức Năng Tiêu Hoá đang gặp vấn đề

2 . Chức năng của hệ tiêu hoá 
Công năng là một bộ phận của hệ tiêu hoá như răng - lưỡi - thực quản - tỳ - vị ...
Còn chức năng là toàn bộ hệ thống tiêu hoá từ đầu vào - đầu ra và chuyển hoá dưỡng chất 
- Gắn bó hữu cơ với nhau
- Liên hệ chặt chẽ và xuyên suốt với toàn thể ( thể - thân người )
 
ĐẠI DIỆN CỦA HỆ TIÊU HÓA LÀ .. MIỆNG - LƯỠI
Trong  MIỆNG  có gì ? 


- Trong khoang miệng có Niêm mạc . Răng . Nướu . Lưỡi . Tuyến dịch ... Hầu họng .
Có thể nói  MÔI  là biểu hiện của Tỳ .  
MIỆNG  là biểu hiện của Ngũ tạng .  
Nhìn môi biết tỳ  .  
Nhìn miệng biết  Tạng .
Tỳ  vinh nhuận ở  Môi  .  
Khai khiếu ra        Miệng  . 
- Môi là một bộ phận của miệng . Cũng được coi là biểu hiện bên ngoài của tỳ. Khi Tỳ khí vận hành bình thường . Khí huyết đầy đủ . Môi được đầy đủ dưỡng chất sẽ có màu hồng nhuận  .  Khi Tì khí không thông . Khí huyết suy nhược . Môi thiếu dưỡng chất sẽ có màu trắng . Nhợt . Hoặc vàng vọt . Không tươi hồng .
  Bỗng nhiên 
- Cắn vào môi đau điếng ...   Tỳ phong nhiệt
- Cắn vào má                   ...   Can phong nhiệt
- Cắn vào lưỡi                 ...   Tâm hỏa thịnh .

Vị giác là sự cảm nhận của cả  Miệng  và  lưỡi  .

Theo Triết lý Đông phương thì có 
                              Năm Vị Cơ Bản 
                                   ( ngũ vị ) 
                                   và sự pha trộn cảm giác giữa các vị với nhau .

Các biểu hiện có thể là

MIỆNG ĐẮNG . 
Miệng đắng là trong miệng có vị đắng . Thấy nhiều ở chứng viêm cấp tính như viêm gan . Viêm mật . Điều này quan hệ tới sự trao đổi chất của dịch mật .
Miệng đắng còn có thể thấy trong chứng bệnh ung thư . Người bệnh ung thư không chỉ mất cảm giác với đồ ngọt mà còn có cảm giác đắng ngày một tăng với mọi đồ ăn . Điều này có quan hệ tới việc thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi của bệnh nhân .
Theo Đông y . Người có cảm giác đắng trong miệng . Thường kèm cả chứng đau đầu . Chóng mặt . Mắt đỏ . Tính tình nóng nảy dễ cáu giận . Đại tiện táo bón . Chất lưỡi đỏ . Rêu lưỡi mỏng và vàng . Mạch huyền ... Phần nhiều do gan , mật nhiệt gây nên. Người thấy đắng miệng thường có các chứng hàn nhiệt trở đi trở lại
( vãng lai hàn nhiệt ) . Phiền muộn . Buồn nôn . Ngán ngẩm không thiết ăn uống . Nước tiểu đỏ vàng phần nhiều do nhiệt ở mật gây nên 
Phương pháp điều trị
Tiêu viêm . Thanh nhiệt .
Bài cơ bản thường dùng là Đan Chi Tiêu Dao Thang .
Đan bì 8g . Chi tử 6g . Sài hồ 6g . Đương qui 12g . Phục linh 12g . Bạch thược 10g . Bạch truật 8g . Đảng sâm 12g . Cam thảo 6g . bạc hà 8g .

MIỆNG NGỌT . 
Là trong miệng cảm thấy có vị ngọt . Còn gọi là “khẩu cam”, dù là nước sôi cũng cảm thấy ngọt hoặc ngọt có pha một chút chua chua . Thường thấy ở người có rối loạn tiêu hóa . Người bị đái tháo đường .
Đông y cho rằng . Ngọt miệng phần nhiều do công năng của tỳ vị không bình thường gây nên .
Có hai loại .
Một loại miệng ngọt do tỳ vị nhiệt bốc lên 
Phần nhiều do ăn các đồ ăn cay quá sinh ra nội nhiệt cao hoặc ngoại cảm , tà nhiệt tích đọng ở tỳ vị gây nên . Biểu hiện miệng ngọt mà khát thích uống nước . Hoặc môi lưỡi sinh mụn lở . Đại tiện táo bón . Lưỡi đỏ . Rêu lưỡi khô . Mạch nhanh .
Loại miệng ngọt do khí âm tỳ vị lưỡng hư 
phần lớn do tuổi già hoặc bị bệnh lâu ngày gây tổn thương đến tỳ vị . Làm cho hai khí âm của cả tỳ và vị đều hư . Biểu hiện là miệng ngọt khô . Uống nước không nhiều . Hơi thở ngắn . Người mệt mỏi . Không thiết ăn uống . Đầy bụng . Đại tiện lúc lỏng lúc táo.
Phương pháp điều trị
Kiện tỳ . Thanh hư nhiệt
Bài thuốc chung
Lục vị qui thược
Thục địa 16g . Hoài sơn 12g . Đơn bì 8 . Sơn thù nhục 12g . Phục linh 12g . Trạch tả 8g . Đương qui 12g . Bạch thược 12g .

MIỆNG MẶN . 
Thấy nhiều trong viêm họng hạt mạn . Viêm thận mạn tính . Bệnh về chức năng cơ quan thần kinh hoặc lở loét khoang miệng .
Theo Đông y . Miệng mặn phần nhiều do thận hư gây nên như kèm theo các chứng mỏi lưng mỏi gối . Váng đầu ù tai . Mồ hôi trộm . Di tinh . Rêu lưỡi ít . Mạch đập nhỏ gọi là miệng mặn do Thận âm hư . Khí âm hư
Phương pháp điều trị
Dưỡng âm . Bổ khí thang
Bài thuốc chung
Thục địa 16g . Hoài sơn 12g . Sơn thù 8g . Đan bì 6g . Trạch tả 6g . Phục linh 12g . Đương qui 12g . Bạch thược 6g . kỷ tử 12g .
Nếu có lạnh buốt chân tay . Thần sắc uể oải . Mỏi mệt rã rời . Đi giải đêm nhiều lần . Liệt dương . Lưỡi dày . mạch trầm tế ... Gọi là miệng mặn do
Thận dương hư.
Phương pháp điều trị Bổ Thận Tráng Dương
Bài thuốc chung
Thục địa 24g . Hoài sơn 12g . Ô dược 8g . Ích trí nhân 8g . Kỷ tử 12g . Ngũ vị tử 6g . Chế cố chỉ 8g . Thỏ ty tử 12g . Quế nhục 3g

MIỆNG CHUA. 
Là tự thấy trong miệng có vị chua . Gặp nhiều trong bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày .
Đông y cho rằng miệng chua phần nhiều do nhiệt gan mật ngấm vào tỳ gây nên ( Can mộc khắc tì thổ - Can tỳ bất hòa ) . Thường kèm theo tức ngực . Đau hông sườn . Buồn nôn . Sau khi ăn thì đầy bụng . Rêu lưỡi mỏng vàng . Mạch huyền .
Phương pháp điều trị
Sơ can . Lý khí . Hòa tỳ vị
Bài thuốc chung . Tiêu dao thang
Sài hồ 8g . Đương qui 12g . Bạch linh 12g . Bạch truật 12g . Bạch thược 8g . Đảng sâm 12g . Cam thảo 6g . Hương phụ chế 6g .. Bạc hà 6g .

MIỆNG CAY . 
Là trong miệng cảm thấy có vị cay hay đầu lưỡi có cảm giác tê cay . Hiện tượng này thường thấy ở những người cao huyết áp .
Đông y cho rằng miệng cay phần nhiều là phế nhiệt đầy ắp hoặc vị hỏa bốc lên gây ra . Thường kèm các triệu chứng như ho khạc ra đờm màu vàng đặc . Rêu lưỡi vàng mỏng .
Phương pháp điều trị
Thanh phế . Hòa vị .
Lục vị qui thược gia vị
Thục địa 16g . Hoài sơn 12g . Sơn thù 8g . Đan bì 6g . Trạch tả 6g . Phục linh 12g . Đương qui 12g . Bạch thược 6g . Cam thảo 6g .

MIỆNG NHẠT
Là chỉ vị giác trong miệng suy giảm . Tự cảm thấy trong miệng nhạt nhẽo . Thường gặp ở những người mới viêm nhiễm hoặc vào thời kỳ hết viêm như viêm ruột . Bị bệnh lỵ và các bệnh khác ở hệ thống tiêu hóa có sinh phát sốt kéo dài . Còn gặp sau ca đại phẫu thuật . Người thiếu dinh dưỡng .
Ngoài ra miệng nhạt nhẽo vô vị . Vị giác suy giảm thậm chí mất hẳn là một Đặc trưng của bệnh ung thư . Nhất là lại xuất hiện ở một người tuổi trung niên thì phải hết sức cảnh giác . Cần phân biệt với trường hợp người già . Đầu nhũ vị giác thoái hóa . Răng rụng . Không còn đầy đủ . Cũng do xương hàm bị teo với mức độ khác nhau làm cho việc nhai thức ăn không kỹ . Thậm chí phải nuốt chửng . Thức ăn không tiếp xúc đầy đủ với đầu nhũ vị giác dẫn tới tình trạng ăn không biết mùi vị .
Đông y cho rằng miệng nhạt phần nhiều do tỳ vị suy nhược sau khi ốm . Việc vận hóa suy yếu . Thường kèm các triệu chứng chán ăn . Chân tay mệt mỏi rã rời . Bụng đầy chướng . Lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng .
Phương pháp điều trị
Kiện tỳ . Lý khí
Bài thuốc chung . Qui tỳ gia vị
Đương qui 12g . Bạch linh 12g . Bạch truật 12g . Hoàng kỳ 12g . Đảng sâm 12g . Cam thảo 6g . Toan táo nhân 10g . Viễn chí chế 6g

MIỆNG CHÁT 
Hiện tượng này thường thấy ở những người có bệnh ở hệ thống thần kinh . Thức thâu đêm không ngủ . Chỉ cần điều chỉnh lại thời gian ngủ là có thể loại được chát miệng . Cần chú ý một số khối u ác tính vào thời kỳ cuối phần nhiều bệnh có vị chát đắng .

MIỆNG THƠM
Tự thấy trong miệng có mùi thơm hoa quả gặp trong bệnh đái đường (tiêu khát) nặng . Cần đưa đến bệnh viện ngay để kiểm tra . Điều trị .
Vị giác khác thường có quan hệ đến các yếu tố lứa tuổi . Giới tính . Tình cảm . Nhiệt độ . Chỉ sau khi loại trừ nó thì mới nghĩ đến bệnh tật . Mức độ vị giác nhạy cảm khác nhau tùy từng người . Trẻ em mạnh hơn người lớn . Thanh niên mạnh hơn người già . Tình cảm cũng có quan hệ đến vị giác, khi bực tức, lo sợ, lo nghĩ, đau buồn hay mệt mỏi ... Vị giác có thể giảm sút . Đói lâu ngày vị giác cũng tạm thời mất nhạy cảm .
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến vị giác . ở nhiệt độ 20 - 30o thì độ nhạy cảm của vị giác là cao nhất . Ngoài ra hút thuốc . Uống rượu nhiều . Thiếu ngủ cũng làm cho vị giác khác thường . Vị giác khác thường có khi còn được sinh ra do vệ sinh răng miệng kém hoặc đầu lưỡi chịu tác động của vật chất bên ngoài như kem đánh răng Thuốc uống .

Theo quan điểm của YHCT 
“ NHÂN THỂ LÀ MỘT CHỈNH THỂ ” Cơ thể người là một thể thống nhất . Do đó khi nói về Tiêu hóa thì người ta bắt đầu từ Miệng - Lưỡi - Họng - Thực quản - Gan - Mật - Dạ dày - Lá lách - Ruột - Trực tràng - Hậu môn . Khi một thành phần bị bất cập thì liền ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của cơ thể .
Ví dụ như “ Miệng đắng . Ăn uống kém . Bụng đầy tức . Ợ hơi . Nóng xót trong dạ dày . Bứt rứt . Khó ngủ . Đau lưng . Uể oải . Tiểu vàng . Phân khi táo khi nhão ....”
Vị được sách cổ mô tả là một cơ quan rỗng .
Trên tiếp với thực quản . Dưới thông với tiểu trường . Miệng trên gọi là "Bí môn". Miệng dưới gọi là  "u môn" . Bí môn còn gọi là "Thượng quản", u môn còn gọi là "Hạ quản" . Cả ba vùng gọi là "vị quản". Thức ăn từ miệng qua thực quản rồi vào vị , được vị làm chín nhừ và giữ lại ở vị chờ xử lý . Cho nên vị gọi là " Đại thương " . Là cái kho lớn . Cái "bể chứa đồ ăn".
Bệnh của vị phần nhiều thuộc nhiệt . Bệnh phần lớn là do ăn nhiều các loại thức ăn cay nóng . Uống thuốc tây kéo dài . Rượu bia , nước có ga . Chất ngọt công nghiệp ...
- Phủ Vị thuộc dương . Biểu lý với tỳ
- Vị ưa Thấp ghét táo ( Thích ẩm ướt trơn nhuận . Không thích khô ráo ) Nói riêng về bệnh của vị thì chỉ thấy có

- Hai chứng thực
- Một chứng hư  và  4 chứng đau  ...

Vị Chủ giáng  ...  Đẩy xuống . 
Tỳ chủ thăng  ...  Bốc lên

VỊ THỰC NHIỆT
Triệu chứng : Khát nước nhiều . Uống nước ngon hơn ăn không phải Tiêu khát nhé . Phần nhiều là do ăn hơi mặn và có nhiều gia vị cay nóng ...
Điều trị . Thanh vị nhiệt
Nguyên bản bài thuốc:
Cảnh nhạc toàn thư
Thanh vị thang
Thạch cao 20g . Thục địa 16g . Mạch môn 12g . Tri mẫu 8g
Ngưu tất 8g .
Cách dùng: Sắc nước uống
Tác dụng  : Thanh vị tư âm
Giải thích:
Thạch cao có tác dụng thanh vị nhiệt là chủ dược , Thục địa tư thận thủy, hai vị hợp lại có tác dụng thanh nhiệt tán thủy , Tri mẫu khổ nhuận hợp với Thạch cao để tả vị nhiệt , Mạch môn hợp với Thục địa có tác dụng dưỡng âm tăng tân dịch , Ngưu tất có tác dụng dẫn dược giáng hỏa xuống dưới ...

VỊ THỰC HÀN
Phần nhiều đột nhiên phát sinh đau . Thích xoa bóp vào bụng Thích chườm nóng . Uống nước nóng . Kiêm có nôn mửa ra nước trong hoặc đờm dãi . Sợ lạnh . Tay chân không ấm . Mạch tượng trầm trì hoặc trầm huyền . Rêu lưỡi thường trắng trơn nhầy .
Dạ dày lạnh thì khí phải trở trệ . Lạnh thì hợp với thấp . Thấp sẽ hoành hành trở trệ tức không thông . Không thông thì đau (thông tắc bất thống) . Vì vậy cách chữa cần ôn ấm trung tiêu làm tan giá lạnh . Trong đó giúp thêm cần lý khí hóa thấp .
Người xưa thường dùng “ Hậu phác ôn trung Thang ” hay “ Lương phụ hoàn ”.
Tùy bệnh chứng xuất hiện ra mà thêm bớt cho phù hợp bệnh tình hoặc “Thang Phòng cát nhị trần” cũng tốt .

Thang Hậu phác ôn trung

(Thẩm thị tôn sinh thư phương)
Dược phẩm : Hậu phác 6g . Trần bì đều 6g . Can khương (nướng) 8g . Thảo đậu khấu (nướng) 7 hột . Xích phục linh đều 4g . Mộc hương 4g . Cam thảo (nướng) 6g . Thêm Gừng tươi 3 lát . Táo 2 quả sắc uống .
Lương phụ hoàn ( Nghiệm phương )
Trị khí trệ , vùng cách mô ngực ( cơ hoành ) , dạ dày ấn có điểm đau , hoặc nhiều năm không khỏi .
Dược phẩm : Cao lương khương 4 đồng cân . Hương phụ chế 4 lạng . Can khương 2 lạng . Trầm hương 1 lạng . Thanh bì . Đương qui . Mộc hương đều 3 lạng.
Cùng nghiền nhỏ , dùng nước hoàn viên như hạt ngô đồng , mỗi lần uống 3 đồng cân với nước đun sôi .
Có bài Cao lương khương (sao rượu) . Hương phụ (sao rượu) nếu do lạnh mà đau thì Cao lương khương dùng bội lên . Nếu do khí mà đau thì Hương phụ dùng gấp lên . ( như thế nào là do khí mà đau ? Do khí mà đau tức là đầy hơi và uất hơi làm cho nứt kẽ các vết thương do trước đây bị loét ... Do lạnh mà đau thì không có đầy hơi . Có khi sôi lụp bụp khi không . Đặc điểm nhận biết là đau từng cơn và chảy nước dãi trong ... )

Thang Phòng cát nhị trần
(Chứng nhân mạch trị phương)
Trần bì 10g . Phục linh 12g . Cam thảo 4g . Phòng phong 12g
Cát căn 16g . Bán hạ chế 12g
Sắc uống .

VỊ HƯ NHIỆT  -  NHIỆT MIỆNG

Nhiệt miệng là bệnh thường gặp , hầu như trong đời ai cũng mắc phải tối thiểu một lần . Có nghiên cứu khoa học cho thấy đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên . Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ . Để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng . Hình tròn hoặc bầu dục , đường kính từ 2 - 10 mm . Bờ rõ rệt . Đáy màu vàng nhạt , xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi . Rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống .
Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má , ở môi - lợi , ở đầu lưỡi ( đẹn miệng ) … Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi . Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm . Sưng nóng đỏ , đau , lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt , ăn uống . Đặc biệt , khi không được chăm sóc đúng cách , vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau , thậm chí sốt cao , nổi hạch góc hàm , ăn uống cực kỳ “vất vả” .
Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “ Cay nóng” như các loại quả Xoài . Nhãn . Mít . Sầu riêng … Còn quan điểm của y học hiện đại thì chứng lở miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như gây nên .. Có thể do răng sâu . Viêm quanh răng . Viêm quanh chóp răng . Viêm tủy răng.. Do những sang chấn từ bên ngoài . Do nhiễm vi khuẩn ... Axit folic ở phụ nữ mang thai . Hiện nay người ta còn nhận thấy những người bị stress nặng và liên tục thì mức độ lở miệng cũng xảy ra nhiều hơn.
Nhiệt miệng là bệnh lành tính . 
Vết lở tự lành , không để lại sẹo. Vì đặc điểm lành tính này nên thông thường ít ai nghĩ đến chuyện “ phòng bệnh ”. Lúc nào mắc phải thì cố gắng … chịu đựng hoặc ra một tiệm thuốc tây nào đấy mua các loại thuốc bôi vào . Tuy nhiên , việc chịu đựng từ lúc miệng bắt đầu lở và đau đến lúc vết lở lành lại là cả một quá trình … không dễ vượt qua .
Điều trị chung
Âm hư thì dùng bài Tri Bá địa hoàng thang .
Viêm nhiễm do vi khuẩn thì dùng kháng sinh ...
Công việc căng thẳng thì dùng các vị thanh tâm , an thần như.
Bài Thanh Qui Tỳ gia hoàng liên 6g
Đương qui 12g . Bạch phục linh 12g . Bạch truật 12g . Hoàng kỳ 8g . Đảng sâm 12g . Cam thảo 6g . Hắc táo nhân 8g . Viễn chí chế 6g . Nhãn nhục 12g . Mộc hương 4g . Chi tử 6g . Hoàng liên 3g . Cương + Táo ...
Nguyên tắc chung là . Thanh hư nhiệt . Vệ sinh răng miệng . Súc miệng bằng các loại lá có vị đắng , chát như khổ qua rừng . Lá bàng non . Ngậm nước rau má ... Giá sống . Không ngậm quá lâu ..

4   CHỨNG ĐAU ĐIỂN HÌNH LÀ
A . Đau vùng thượng vị có nguyên nhân hoặc không
B . Đau vùng hạ vị bao gồm cả Hang vị và Tá tràng
C . Đau bờ cong của dạ dày .
D . Đau không rõ nguyên nhân do trầm cảm hoặc dị ứng ...
- Đau thượng vị phần nhiều do co thắt cơ . Do trào ngược . Do loét . Do lạnh .
- Đau hạ vị có nguyên nhân cơ bản là do Can khí phạm vị . Triệu chứng nóng xót , ợ chua . Kéo dài thường là viêm loét vùng hang vị và trợt hang vị . Nguyên nhân thứ hai theo YHHĐ là do khuẩn Helicobacter pylori ( H . pylori )
- Loét bờ cong lớn hay nhỏ Trước đây , nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày dựa theo giả thuyết do thần kinh . Nhưng ngày nay , bệnh viêm loét dạ dày , trong đó có bờ cong nhỏ có thể do dùng thuốc (thuốc corticoid dùng điều trị bệnh khớp, bệnh dị ứng… hoặc thuốc không steroid dùng điều trị giảm đau, hạ sốt, bệnh khớp hoặc dùng thuốc Tanganyl , Betasec … trong điều trị hội chứng rối loạn tiền đình , rối loạn tuần hoàn não ) hoặc do chế độ ăn , uống không hợp lý (ăn nhiều chất chua , cay , nhai không kỹ , ăn vội vàng hoặc uống nhiều rượu , bia nhất là uống rượu , bia lúc còn đói ) hoặc gặp ở người bị nhiều stress liên tục và một nguyên nhân chiếm đại đa số ( Rầu thúi ruột ) trong viêm loét dạ dày trong đó có bờ cong nhỏ là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) . Nguyên nhân sau cùng là no đói thất thường ....

TIÊU HÓA
Là một hệ thống rất phức tạp nhưng có thể hiểu khái quát Chức năng  và  Công năng  cơ bản của từng bộ phận .
**
HỆ THỐNG DỌC BẮT ĐẦU TỪ MIỆNG
- Vị giác cảm nhận và chọn lọc những gì mà cơ thể còn thiếu để bổ sung . Cái gì thừa thì cảm giác  Chán  và  Ngán  hoặc kinh sợ - Buồn nôn  xuất hiện . Thực quản được ví như một dây chuyền tự động (sóng nhu động) để chuyển thức ăn vào vị . Đến thượng vị ( bí môn ) Dạ dày mở ra ở phía dưới và bóp lại ở phần trên . Nhịp nhàng nối tiếp với thực quản . Khi không thể co bóp nhồi nhét thì dạ dầy xuất hiện hiện tượng đầy cứng và chúng ta gọi là No .
Khi các loại đồ ăn . Thức uống được đưa vào miệng thì quá trình

Tiêu Hóa bắt đầu .

Có thể mô tả ngắn gọn như sau : 
Miệng là một nhà máy chế biến thức ăn Dạng viên 
Miệng là đoạn đầu của ống tiêu hoá có chức năng tiếp nhận thức ăn , nghiền , xé , nhào , trộn thức ăn với nước bọt để biến thành  Viên nuốt . Trong quá trình đó một phần tinh bột chín được biến đổi bước đầu .
HIỆN TƯỢNG CÓ Ở MIỆNG GỒM
NHAI
Nhai là một phản xạ không điều kiện ( lúc còn bé ) , khi lớn lên người ta đã nhai theo ý muốn . Khi nhai hai hàm răng ép vào nhau nghiền nát thức ăn , làm tăng diện tiếp xúc của thức ăn với nước bọt . Lưỡi vận động trộn thức ăn với nước bọt và đẩy các mẩu thức ăn vào mặt nhai của răng.
NUỐT
Nuốt là một phản xạ gồm nhiều động tác để đẩy thức ăn từ miệng xuống dạ dày .
Khi bắt đầu ăn . Người ta chủ động ngậm miệng . Lưỡi nâng lên để đẩy viên thức ăn (viên nuốt) ra phía sau .
Giai đoạn tiếp theo là tự động . Lưỡi gà đóng đường lên mũi , tiểu thiệt đóng đường vào khí quản . Thanh môn khép , miệng thực quản nhô lên và mở ra , hầu khép lại đẩy viên nuốt vào thực quản . ở thực quản , thức ăn được sóng nhu động của thực quản đẩy qua tâm vị xuống dạ dày . Thời gian này chỉ mất hơn 10 giây , với nước chỉ trong 1 giây .
Vì phản xạ nuốt là tự động nên khi ăn phải nhai kỹ để khỏi bị nghẹn . Khi ăn mà nói nhiều sẽ bị nuốt khí và mau no ...
Trung khu nuốt và trung khu hô hấp ở hành não hoạt động ức chế lẫn nhau
Thở thì không nuốt và nuốt thì không thở . Do đó khi ăn không nên cười nói để tránh bị sặc , nghẹn . Trong lâm sàng khi bệnh nhân hôn mê, người ta dùng phản xạ nuốt để thăm dò chức năng của hành não .
Thành phần nước bọt
Nước bọt là một loại dịch lỏng . Không màu . Hơi nhầy . Có nhiều bọt . Ph = 6,0 - 7,4 . Chứa hơn 99% nước còn lại là một số chất hữu cơ và vô cơ.
- Chất hữu cơ chủ yếu của nước bọt là men amylase (còn gọi là ptyalin), chất nhầy (mucine) , men khử trùng lysozym và lượng rất ít men maltase . Nước bọt không có men tiêu hoá lipid và protid .
- Các chất vô cơ của nước bọt có các muối Na , K , Ca , photphat , bicacbonat ... Khi độ kiềm của nước bọt tăng thì muối bicacbonat canxi và photphat tủa lại tạo nên cao răng . Lượng nước bọt ở người trong 24 giờ khoảng 1,5 lít .

Tác dụng tiêu hoá của nước bọt

- Tẩm ướt và hoà tan một số chất thức ăn để dễ nhai, dễ nuốt.
- Nhào trộn và quyện các chất thức ăn thành viên nuốt .
- Men amylase nước bọt biến tinh bột chín thành đường dextrin, maltriose và maltose . Ơ nước bọt có ít men maltase biến maltose thành glucose.
- Vai trò bảo vệ của nước bọt
Tẩm ướt niêm mạc miệng , giúp cho khỏi khô miệng , làm dễ dàng cho động tác nuốt và phát âm .
Làm sạch và sát trùng miệng nhờ men lysozym . Trung hoà một số chất toan , kiềm và các chất có tác dụng kích thích mạnh như cay , chua , đắng .v.v... bảo vệ niêm mạc miệng.
Bài tiết một số chất độc nhập vào cơ thể , như chất kim loại nặng (Pb, Hg...) , vi rút dại .v.v..
- Điều hoà bài tiết nước bọt .
Nước bọt được bài tiết liên tục , nhưng tăng lên trong bữa ăn , nhờ được điều hoà bởi cơ chế thần kinh và thần kinh thể dịch.
- Cơ chế thần kinh theo phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Cơ chế  PXKĐK  là khi ta ăn , thức ăn kích thích vào các thụ cảm thể cơ học và hoá học ở niêm mạc lưỡi miệng . Các xung động đi trong các sợi cảm giác  trong thành phần của các dây thần kinh lưỡi , dây lưỡi hầu và dây thanh quản trên về trung khu nước bọt ở hành não và tuỷ sống .
Kết quả tiêu hoá ở miệng .
Tiêu hoá ở miệng là giai đoạn biến đổi sơ bộ ban đầu . Thức ăn bị nghiền xé , nhào trộn với nước bọt quyện thành viên nuốt . Trong đó các chất protid và lipid chưa được phân giải , riêng một phần nhỏ tinh bột chín được men amylaza phân giải thành maltoza. Song thời gian thức ăn lưu ở miệng rất ngắn . Nên sự phân giải đó không đáng kể và chưa có hiện tượng hấp thu . ***





TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY

Khi thức ăn xuống tới dạ dày
- Sự biến đổi thức ăn trong dạ dày gồm
+ Biến đổi lí học : Thức ăn được đảo trộn nhờ sự co bóp của dạ dày ( có các lớp cơ) và được hòa loãng nhờ tuyến vị tiết dịch vị
+ Biến đổi hóa học : Các enzim pepsin phân cắt proteinchuoosix dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 - 10 axit amin .
+ Biến đổi vi sinh vật . Các chủng vi sinh và cộng sinh
- Các loại thức ăn gluxit , lipit chỉ được biến đổi về mặt lí học
- Thời gian lưu lại thức ăn trong dạ dày từ 3 đến 6 giờ tuỳ vào loại thức ăn .
- Thức ăn được đẩy xuống ruột nhờ hoạt động của cơ vòng môn vị do sự chênh lệch độ pH ở dạ dày và ruột non .
Thức ăn vào đến đâu , thân dạ dày giãn ra đến đấy để chứa đựng thức ăn , do vậy áp suất trong dạ dày không tăng lên , không cản trở việc nuốt thức ăn . Khi thức ăn vào dạ dày , nó được xếp thành những vòng tròn đồng tâm . Thức ăn mới đến nằm ở giữa . Thức ăn đến trước nằm ở sát thành dạ dày . Phần thức ăn đến trước được ngấm dịch vị và được tiêu hóa một phần . Rồi được nhu động dạ dày đưa dần tới phần hang vị , phần thức ăn vào sau chưa ngấm dịch vị nên tinh bột vẫn tiếp tục được tiêu hoá bởi amylase của nước bọt .
Mở - Đóng tâm vị Khi viên thức ăn tới gần cơ thắt dạ dày
- Thực quản thì cơ này giãn ra , sóng nhu động đẩy viên thức ăn xuống dạ dày . Khi viên thức ăn vào dạ dày làm cho môi trường trong dạ dày bớt acid , tạo nên kích thích ở dạ dày làm cơ thắt co lại . Nhờ cơ chế này , tâm vị mở ra rồi đóng lại ngay ngăn cản thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản . Nếu như cơ thắt dạ dày thực quản không mở ra thì việc tống thức ăn từ thực quản xuống dạ dày bị cản trở , thức ăn ứ lại ở thực quản hàng giờ. Tình trạng này kéo dài thực quản bị giãn ra có thể chứa tới 1 lít thức ăn . Thức ăn bị giữ lại ở thực quản lâu sẽ bị thối rữa gây loét niêm mạc thực quản , có thể gây vỡ thực quản ( Gây tức ngực , đau thượng vị , ợ ra mùi hôi ) . Tăng độ acid của dạ dày ( gây , viêm , loét dạ dày) làm cơ thắt tâm vị dễ mở ra gây triệu chứng ợ hơi , ợ chua.
- Co bóp của dạ dày
- Khi dạ dày rỗng , thỉnh thoảng có một đợt co bóp yếu , các co bóp này ngày càng mạnh và sát lại nhau tạo thành những cơn co bóp khi đói . Co bóp đói thường mạnh nhất ở người trẻ tuổi , đặc biệt là khi hạ glucose trong máu ( hạ đường huyết ) . Khoảng 5 đến 10 phút sau khi thức ăn vào dạ dày , các nhu động của vùng thân và vùng hang xuất hiện . Lúc đầu , nhu động ở vùng thân rồi lan dần theo kiểu làn sóng tới môn vị , càng lan xa thì làn sóng co bóp càng mạnh . Làn sóng nhu động làm cho dịch vị ngấm sâu vào khối thức ăn , làm tan rã phần ngoại vi của khối thức ăn và kéo những mảnh thức ăn đưa xuống hang vị . ở vùng hang vị nhu động có tác dụng nghiền nát , nhào trộn thức ăn với dịch vị

Mở - Đóng môn vị 

- Lớp cơ vòng môn vị dày gấp đôi cơ vùng hang vị , cơ này luôn ở trạng thái co trương lực nhẹ , cơ này còn được gọi là cơ thắt môn vị . Cơ thắt môn vị thường hé mở đủ để nước và các chất bán lỏng đi qua , thức ăn có kích thước lớn hoặc ở thể rắn sẽ bị ngăn lại. Khi một phần lớn thức ăn đã được nhào trộn với dịch vị , nhu động ở phần hang vị trở nên rất mạnh tạo nên một áp suất 50 - 70 cm H2O để đẩy thức ăn xuống tá tràng . Mỗi co bóp đẩy được vài mililit thức ăn . Tốc độ của việc tống thức ăn từ dạ dày xuống ruột chịu sự điều hoà của các yếu tố thần kinh và thể dịch .
- Dạ dày : Thức ăn kích thích dây X bài tiết gastrin , làm tăng cường độ nhu động của vùng hang đồng thời làm co giãn cơ thắt môn vị .
***
- Trong ruột : Vị trấp có độ acid cao được đưa xuống tá tràng gây phản xạ ruột - dạ dày . Phản xạ này ức chế nhu động vùng Hang và làm co thắt môn vị. Môn vị được mở ra khi vị trấp được trung hoà bởi dịch tụy và dịch ruột . Như vậy , môn vị đóng từng đợt giúp cho sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non được dễ dàng và triệt để.


- Khi thức ăn . Đồ uống vào tới dạ dày thì bị giữ lại toàn bộ và bị các chất dịch tiêu hóa gọi chung là Men Tiêu Hóa sẽ tham gia vào quá trình Tiêu và Hóa . Tiêu là làm cho chín nhừ . Phân hủy và tan rã các cấu trúc phân tử có trong thức ăn , nước uống ... Hóa là chuyển các chất hấp thu được trong thức ăn , nước uống thành những chất cơ bản có lợi cho cơ thể hoặc đánh dấu những loại thức ăn LẠ & CÓ THỂ GÂY HẠI bằng các enzym để khi chuyển qua giai đoạn tiêu hóa toàn phần ở ruột non được dễ dàng hơn . Có thể thấy sự tiêu hóa ở người cũng có ba giai đoạn .

- Tiêu hóa sơ bộ ở Miệng    . Thời gian khoảng 1 phút
- Tiêu hóa cục bộ ở Dạ dày      . Thời gian khoảng 4 giờ
- Tiêu hóa toàn bộ ở Ruột non    . Thời gian khoảng 4 giờ
   
Thoái hóa chất cặn bã ở ruột già thông thường là 6 giờ nếu có bệnh thì có thể tăng lên tới 48 giờ hoặc hơn ...
Tại sao gọi tiêu hóa ở dạ dày là tiêu hóa cục bộ
1 . Nước uống tự nhiên được ưu tiên thẩm thấu vào máu .
2 . Các loại thức ăn và uống đã quen thuộc hàng ngày là nhóm được kiểm định đầu tiên .
3 . Nhóm thức ăn hoặc các chất lỏng Mới . Lạ sẽ bị kiểm soát nghiêm ngặt . Chúng bị giữ lại và phân tích bằng các men sau cùng sẽ bị phong tỏa bằng một lớp chất nhầy mà dịch axit rất cao .
Thông thường thì thức ăn sẽ được phân lập thành các nhóm cơ bản để khi tiêu hóa Toàn bộ được thuận lợi .
Chúng ta thấy có 3 nhóm là Glucid - Protid - Lipid
- Vitamine - Khoáng chất - Chất xơ ...
- Và một số hợp chất vi phân tử tùy theo cấu trúc di truyền của từng người mà có đôi chút khác biệt .
***


- Khi đã làm chín nhừ và phân lập xong trong khoảng từ vài phút đến vài giờ . Trung bình là 4 giờ thì thức ăn sẽ được chuyển xuống Ruột non để Tiêu hóa toàn bộ . Sau khi xuống tới ruột non thì lập tức một qui trình phức tạp giống như một đại công trường tham gia vào ..

SỰ TIÊU HÓA TOÀN BỘ BẮT ĐẦU

Nhóm ưu tiên số 1  được tiêu hóa trước vì đã có phản xạ có điều kiện tạm gọi là nhóm thân thiện do được sử dụng hàng ngày như cơm, canh, thịt , cá . các loại hoa quả ...
- Dịch mật . Dịch tụy . Chất xúc tác ... Men vi sinh ... Nhiệt độ ... Thần kinh thực vật . Sẽ được huy động để tách chất dinh dưỡng ra khỏi các hợp chất và chia chúng thành 2 nhóm .
- Nhóm dưỡng chất thẩm thấu qua các mao dẫn trong lông ruột vào máu và chuyển đến GAN để xử lý tiếp .
- Nhóm thứ 2 là  VỪA LẠ VỪA QUEN  nhóm này nói nôm na là nhóm xã giao . Từ từ làm quen , thăm dò tính chất , khám phá nội dung , xây dựng trạng thái ... nói thí dụ như chúng ta vừa mới ăn cơm xong thì được mời ăn một chén chè trái cây ... Toàn bộ đội quân tiêu hóa sẽ tạm ngừng hoạt động . Chờ cơ chế phân loại , đánh dấu từ dạ dày . Nên   ĐA SỐ NGƯỜI   cảm thây tức bụng , nặng bụng . Khó chịu ..
- Nhóm thứ 3 là các loại thức ăn  KHÓ TIÊU VÀ LẠ
Có nguy cơ gây hại cho cơ thể và để tiêu hóa được thuận lợi sẽ bị nhuộm màu , đánh dấu và bao bọc kỹ lưỡng bằng một lớp màng nhầy  . Sau cùng là chia nhỏ ra thành nhiều gói . Chuyển vào vùng Tiêu Hóa đặc biệt .
Khi chúng ta ăn uống phức tạp . Thí dụ như chuối chát chấm mắm ruốc hay là cà pháo chấm mắm tôm hoặc các loại rau củ quả có tính đối kháng với nhau ...
Vùng tiêu hóa đặc biệt nằm ngay nơi mà dịch mật và dịch tụy tiết ra nhiều nhất . *
TÁ TRÀNG VÙNG TIÊU HÓA ĐẶC BIỆT
Khi dung dịch axit kết hợp với chất dịch ruột mà nồng độ quá đậm đặc có thể làm thủng ruột . Cho nên màng nhầy ruột sẽ tiết ra một loại chất lỏng để hòa tan bớt dịch axit . Khi phát hiện các ký hiệu báo động được đánh dấu phân loại từ dạ dày . Nhu động ruột tăng lên dồn đẩy các loại thức ăn này tống xuống đại tràng . Như vậy Sôi ruột do lượng nước tiết ra nhiều . Đau bụng từng cơn do co thắt và tăng nhu động ruột . Nặng nhẹ còn tùy thuộc vào tính chất nguy hại của loại đồ ăn , thức uống ... Nếu là các loại thực phẩm bình thường thì màu sắc của phân tương đối đồng đều . Còn như phức tạp thì tùy theo sự phân loại , đánh dấu của sự tiêu hóa mà có màu sắc khác nhau ...
- Tiêu hóa toàn bộ ở ruột non diễn ra khoảng từ 15 phút đến xấp xỉ 4 giờ . Thí dụ ăn cháo lỏng và chỉ có thêm một ít đường cát thì tiêu hóa khoảng trên dưới 10 phút . Ăn một bữa tiệc thịnh soạn thì tiêu hóa toàn bộ là trên 4 giờ .
- Ăn một chén chè đậu trắng có nước cốt dừa và đá lạnh lúc buổi tối khoảng từ 7 đến 9 giờ  
THÌ TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY LÀ TRÊN 3 GIỜ    
TIÊU HÓA Ở RUỘT NON LÀ KHOẢNG 4 GIỜ  
 
Tổng thời gian là  7 tiếng đồng hồ  .  Như vậy đau bụng . Buồn nôn mắc ói xảy ra vào khoảng từ 3 giờ đến 5 giờ sáng . Điều này thường thấy ở những đứa trẻ có thể trạng yếu , gầy ốm . Nước cốt dừa khi gặp lạnh sẽ vón cục lại thành những tinh thể mà dịch ruột không thể phá vỡ và biến đổi một số thành phần làm cho sự Tiêu hóa bị rối loạn .

*** Một số người lớn mà  Tỳ vị bất túc hoặc Tạng hàn cũng bị trúng thực như vậy  ...
*** Xây xẩm , nhức đầu , hoa mắt , chóng mặt  , toát mồ hôi , ói mửa .. Huyết áp tăng cao

- Sau khi hấp thụ hết các chất dinh dưỡng đồng thời đẩy , đuổi các chất cặn bã nguy hại xuống ruột già thì quá trình tiêu hóa toàn bộ kết thúc ...
- Tiêu hóa ở ruột già ( Tiêu là làm cho mất đi  -  Hóa là biến đổi . Có nghĩa là Đào thải chất cặn bã và chỉ còn làm một việc là tái hấp thụ nước còn chứa một số hợp chất điện giải mới biến đổi nhờ vi khuẩn ) Khi lượng bã thải đã đầy thì gây ra phản xạ mắc đại tiện . Nếu lượng nước thải độc của ruột non tăng cao thì đại tràng không giữ lại mà sẽ đào thải ngay ...  Gọi là Tiêu chảy cấp



























Phần công năng tiêu hóa tạm ngưng ở đây ...
Chúng ta chuyển sang phần Chức năng tiêu hóa và điều trị ...

ĐÔNG Y MINH PHÚ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2017), Bệnh học Nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 215-217.
2. National Cholesterol Education Program (NCEP) Expert Panel (2002), “Third report of the National Cholesterol Education Program (NCEP) Expert Panel on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III) final report”, Circulation, 106(25):3143-3421.
3. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2013), Nội tiết học trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học. Tr 424 – 445.
4. Bệnh viện Bạch Mai (2017), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh Nội khoa” Cẩm nang nghiệp vụ của bác sĩ lâm sàng. Nhà xuất bản Y học năm 2017.
5. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh nội tiết chuyển hóa. Nhà xuất bản Y học.
6. Bob Flaws, Philippe Sionneau (2005). The treatment of modern Western medical diseases with Chinese medicine, Blue Poppy Press. 283-290.
7. Bộ Y tế (2011), Lão khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 98-116.


Không có nhận xét nào:

ĐÔNG Y MINH PHÚ - Trang nghiên cứu - Trao đổi - Học tập Kinh nghiệm về Y học Cổ truyền - Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo - Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh

Cảm ơn các bạn đã xem

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Google search

Introducing Minh Phu Traditional Medicine clinic - 108 - 19/5 Street - Duyen Hai town - Tra Vinh province - Viet Nam - Mobile phone 84969985148 - Email . luongyhanhatkhanh@gmail.com

Google map - ĐT : 0969985148